MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các từ viết tắt.iv
Mục lục.iv
Danh mục các bảng .ix
Danh mục các hình.x
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .2
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Kết cấu của luận văn .4
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ CÔNG
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.5
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ .5
1.1.1.1 Đặc điểm của dịch vụ.6
1.1.1.2. Phân loại dịch vụ.7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về dịch vụ công.10
1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ công.10
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ công .12
1.1.2.3. Phân loại dịch vụ công .12
1.2. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC DỊCH VỤ .15
1.2.1. Sự khác biệt giữa dịch vụ công và dịch vụ .15
1.2.2. Sự khác biệt giữa dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính công .16
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾvi
1.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ CÔNG.17
1.3.1. Chất lượng dịch vụ.17
1.3.2. Chất lượng dịch vụ công .19
1.3.3. Chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông đường bộ.19
1.3.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự hài lòng.24
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG.25
1.4.1 Các yếu tố phản ánh chất lượng dịch vụ .25
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ công .26
1.4.3. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ công .27
1.5. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .30
1.5.1. Các mô hình nghiên cứu về đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng củakhách hàng.30
1.5.2. Các mô hình nghiên cứu trong nước liên quan .34
1.5.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI PHÒNG CẢNH SÁT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT CÔNG AN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ .38
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.38
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.39
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG CSGT ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT
CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .41
2.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển .41
2.2.2. Cơ cấu tổ chức.42
2.2.3. Tình hình nhân sự tại đơn vị .44
2.3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG, CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI
PHÒNG CSGT ĐƯỜNG BỘ CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .44
2.3.1. Tình hình và kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai đoạn2012 - 2014 .44
2.3.1.1. Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm .44
2.3.1.2. Kết quả công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, gian lậnthương mại .46
2.3.1.3. Công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.48
2.3.1.4. Công tác xử lý vi phạm hành chính và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .50
2.3.1.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến luật giao thông đường bộ.52
2.3.2. Các yếu tố đảm bảo chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công tại Phòng
CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế .52
2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng của đơn vị.52
2.3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ trong đơn vị .53
2.3.2.3. Chất lượng về giải quyết công việc cho người dân.53
2.4. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TẠI PHÒNG CSGT
ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỦA CÁC
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA.54
2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.54
2.4.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha .56
2.4.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .59
2.4.4. Điều chỉnh mô hình và giả thiết nghiên cứu .64
2.4.5. Mô hình hồi qui bội.64
2.4.6. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố đánh giá của công dân đối với
chất lượng dịch vụ lưu công tại phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh ThừaThiên Huế.67
2.3.6.1. Đánh giá của công dân về nhóm nhân tố Năng lực của cán bộ chiến sĩ.67
2.3.6.2. Đánh giá của công dân về nhóm nhân tố Thủ tục hành chính .69
2.3.6.3. Đánh giá của công dân về nhóm nhân tố “Thời gian làm việc” .70
2.3.6.4. Đánh giá của công dân về nhóm nhân tố “Cơ chế giám sát và góp ý” .71
2.3.6.5. Đánh giá của công dân về nhóm nhân tố “Phí và lệ phí” .71
2.3.6.6. Đánh giá của công dân về nhóm nhân tố “Cơ sở vật chất”.72
2.3.7. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau khi
đánh giá về chất lượng dịch vụ công tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an Tỉnh
Thừa Thiên Huế .73
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI
PHÒNG CSGT ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ .77
3.1 MỤC ĐÍCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TẠI PHÒNG
CSGT ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .77
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TẠI PHÒNG
CSGT ĐƯỜNG BỘ -ĐƯỜNG SẮT CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .78
3.2.1. Về Năng lực của cán bộ chiến sĩ.78
3.2.2. Về cơ chế giám sát và góp ý .79
3.2.3. Về thủ tục hành chính .80
3.2.4. Về cơ sở vật chất .81
3.2.5. Một số giải pháp khác .82
KẾT LUẬN .85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.87
PHỤ LỤC.89
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học Kinh Tế
Nhận xét luận văn thạc sĩ của Phản biện 1
Nhận xét luận văn thạc sĩ của Phản biện 2
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Xác nhận hoàn thiện luận văn
122 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại phòng cảnh sát giao thông đường bộ - Đường sắt công an tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược quan trọng trong khu vực Bắc
Trung Bộ, là một bộ phận của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời cũng
là địa phương có nền kinh tế đa dạng với tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực sản
xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, đặc biệt là ngành dịch vụ -
du lịch. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa du lịch lớn nhất
trong cả nước.
Giai đoạn 2012-2014, cùng chung sự phát triển của nền kinh tế nước nhà,
Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển mạnh về kinh tế. Kinh tế của tỉnh tăng
trưởng nhanh và khá toàn diện, tốc độ tăng tưởng kinh tế bình quân 8,6%/năm,
trong đó ngành Dịch vụ tăng bình quân 10,6%/năm; ngành Công nghiệp – Xây
dựng 7,5%/năm; Nông lâm Ngư nghiệp 2,4%/năm.
GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 1.490USD, năm 2013 đạt 1.700USD
và năm 2014 đạt 1.750USD.
Công tác quản lý thị trường, giá cả được triển khai tốt. Các doanh nghiệp đã
tổ chức nhiều hoạt động kinh doanh phong phú nhằm thu hút khách hàng, thu hút
vốn đầu tư trên địa bàn.
Trong khoa học công nghệ, Thừa Thiên Huế đã có những bước tiến trong áp
dụng công nghệ tiên tiến, tập huấn hướng dẫn xây dựng đề cương và lập dự toán các
nhiệm vụ khoa học công nghệ. Tổ chức hội nghị phát động phong trào sáng kiến kỹ
thuật, phát minh sáng chế cho các doanh nghiệp. Hoàn chỉnh các quy trình quản lý
nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
2.1.2.2. Dân số và lao động
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 55 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 16
xã thuộc Chương trình 135 và 39 xã thuộc Chương trình bãi ngang (Chương trình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
257). Tính đến năm 2013, Theo niên giám thống kê năm 2014, tính hết năm 2013,
dân số trung bình của Thừa Thiên Huế khoảng 1.127.905 người, trong đó nam:
557.026 người, nữ: 570.879 người. Về phân bố dân cư, có 545.429 người sinh sống
ở thành thị và 582.476 người sinh sống ở vùng nông thôn, lao động từ 15 tuổi trở
lên có 607.023 người. Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì
các dân tộc: Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía
Tây của tỉnh. Trãi qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình
bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một
tiểu vùng văn hoá ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế
Lĩnh vực giáo dục cũng được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng, tính riêng trên địa
bàn thành phố Huế tỉ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%, xét tốt nghiệp
trung học cơ sở đạt 98,18%. Đã có 6 trường mầm non, 13 trường tiểu học và 5
trường trung học cơ sở được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập bậc tiểu học,
trung học cơ sở tiếp tục được giữ vững.
2.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Địa bàn thành phố Huế và khu vực phụ cận có mạng lưới giao thông đầy đủ
mọi loại hình. Mạng lưới đường bộ nằm trong tuyến quan trọng của quốc gia, quốc
lộ 1A nối các tỉnh thành và nối cửa khẩu Lao Bảo - hành lang kinh tế Đông Tây và
quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh và đến cửa khẩu với nước bạn Lào, đường sắt
Bắc Nam xuyên Việt.
Sân bay Phú Bài đã được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế, một trong 10
sân bay quốc tế lớn của Việt Nam trong tương lai, hiện nay đang trong quá trình
đàm phán để liên kết với tập đoàn Changi Airports International (Singapore) mở các
chuyến bay quốc tế với các nước Campuchia, Nhật Bản và Áo, đây sẽ trở thành nơi
cung cấp nguồn khách quốc tế quan trọng cho du lịch thành phố Huế.
Cảng nước sâu Chân Mây hàng năm đã đón các chuyến tàu du lịch quốc tế
sang trọng 4 đến 5 sao với nguồn khách khách du lịch là tầng lớp trung lưu và
thượng lưu, cảng sẽ trở thành đầu mối quan trọng cho thành phố Huế về lượng
khách du lịch bằng đường biển.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Hệ thống thông tin liên lạc của Huế rất phát triển, hệ thống internet, điện
thoại, điện thoại di động đã về đến những vùng xa nhất của Huế, hệ thống cấp điện,
chiếu sáng, cấp thoát nước không ngừng được nâng cấp.
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG CSGT ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT
CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1989, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thừa Thiên Huế được
tách từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Trị Thiên (thời điểm tách
tỉnh). Đến tháng 11/1999, Phòng Cảnh sát giao thông được chia tách thành Phòng
Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt và Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy.
Trong thời gian từ năm 1989 đến nay, đơn vị đã có nhiều nỗ lực cố gắng
trong công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh nhà và đã đạt được nhiều thành
tích đáng khích lệ. Đạt được những thành tích đó là cả một quá trình phấn đấu lâu
dài, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Thường vụ Đảng
ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh, sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo của Cục C67 và
với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn của toàn thể cán bộ chiến sỹ CSGT đã thực
hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh, góp phần làm cho tình hình
TTATGT trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực.
Thời gian qua, lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những
đóng góp to lớn vào thành công chung của các sự kiện văn hóa, chính trị mang tầm
quốc gia và quốc tế diễn ra trên địa bàn tỉnh nhà. Trong đó, nổi bật lên là công tác
đảm bảo TTATGT 8 kỳ lễ hội FESTIVAL tổ chức tại thành phố Huế thành công
rực rỡBên cạnh đó, còn tổ chức tốt lực lượng đón dẫn các đoàn địa biểu cấp cao
của các nước đến tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch các nước Đông Á - Thái
Bình Dương, Hội nghị đối tác Nghị viện Á -Âu.... được tổ chức tại Huế đảm bảo
tuyệt đối an toàn. Ngoài ra, còn tổ chức lực lượng đảm bảo tốt tình hình trật tự an
toàn giao thông phục vụ các sự kiện văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức trên địa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
bàn tỉnh.Trong công tác đón dẫn đoàn đã đón dẫn tuyệt đối an toàn hàng trăm đoàn
đại biểu cấp cao trong nước đoàn khách quốc đến tham quan và làm việc tại tỉnh.
Về thực hiện công tác chuyên môn : trong thời gian qua đã tăng cường công
tác tuần tra kiểm sóat trên các địa bàn trọng điểm, các điểm đen về tai nạn. Thường
xuyên bố trí lực lượng bám sát chương trình kế hoạch công tác, bám sát địa bàn
tuyến đường được phân công, kiên quyết phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm luật giao thông, tình hình tai nạn giao thông đường bộ về cơ bản được kiềm
chế trên cả 3 mặt, công tác đăng ký xe cũng đã dần đi vào nề nếp, ổn định.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, gian lận thương mại...đã
phát hiện hàng trăm vụ việc, bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp, cướp giật, thu giữ
nhiều tang vật, phương tiện được lãnh đạo các cấp khen thưởng, biểu dương.
Tập thể đơn vị luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện về mọi mặt. Cấp ủy, ban chỉ huy phòng thực sự là nhân tố đầu tàu gương
mẫu để cán bộ chiến sĩ trong đơn vị học tập noi theo. Đã phát huy được sức mạnh
tổng hợp của toàn thể đơn vị, kịp thời chỉ huy, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Quá trình phấn đấu rèn luyện, 100% cán bộ chiến sĩ đã có sự
nỗ lực, phấn đấu với quyết tâm cao thực hiện có hiệu quả các phong trào như:
Phong trào "Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân"; phong trào
"xây dựng đơn vị Công an văn hóa, kiểu mẫu về điều lệnh"; Cuộc vận động "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-Công an nhân dân vì nước quên
thân, vì dân phục vụ"; Cuộc vận động "Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều
lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ"....Công tác phát triển Đảng
viên mới luôn được Đảng ủy quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng
viên trẻ phấn đấu rèn luyện.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Để có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động và đảm bảo tính
thống nhất trong qui trình hoạt động của tất cả các bộ phận, Phòng CSGT đã tổ
chức xây dựng bộ máy quản lý theo những nguyên tắc nhất định, phù hợp với hoàn
cảnh thực tế của đơn vị được thể hiện ở sơ đồ 2.1.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Phòng CSGT Công An tỉnh Thừa Thiên Huế
Bộ máy tổ chức của Phòng CSGT theo sơ đồ 2.1 cho thấy ban chỉ huy phòng
bao gồm: 1 trưởng phòng và 5 phó phòng. Trưởng phòng là người quản lý toàn bộ
hoạt động của đơn vị, quản lý trực tiếp 5 phó phòng và 6 đội bao gồm: Đội tuần tra
kiểm soát số 1 gồm có 34 người; Đội tuần tra kiểm soát số 2 gồm có 34; Đội tuần
tra kiểm soát số 3 gồm có 7 người; Đội đăng ký và quản lý phương tiện gồm có 8
người; Đội tuyên truyền, xử lý vi phạm gồm có 10 người; Đội tham mưu, hậu cần
gồm có 9 người. Ngoài ra ở 3 đội tuần tra kiểm soát còn có các tổ, số lượng quân số
ở mỗi tổ được phân công biến động theo hàng tuần. Đứng đầu mỗi đội đều có đội
trưởng chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong đội.
Qua sơ đồ trên ta thấy, cơ cấu tổ chức của Phòng CSGT theo kiểu trực tuyến
nên giữa các khâu không có sự chồng chéo nhau. Nó phân định rõ ràng nhiệm vụ của
mỗi đội, mỗi cán bộ chiến sỹ trong đơn vị. Người có quyền quyết định cao nhất vẫn
là trưởng phòng.
Nhìn chung, bộ máy quản lý đang được tổ chức khá gọn nhẹ, hợp lý và khoa
học, thể hiện rõ ràng quyền lực và trách nhiệm của các cấp quản trị trong đơn vị.
Phó
trưởng
phòng
Đội
tuần tra
kiểm
soát số
1
TRƯỞNG PHÒNG
Đội
tuần tra
kiểm
soát số
2
Đội
tuần tra
kiểm
soát số
3
Đội
đăng ký
và quản
lý
phương
tiện
Đội
tuyên
truyền,
xử lý vi
phạm
Đội
tham
mưu,
hậu
cần
Phó
trưởng
phòng
Phó
trưởng
phòng
Phó
trưởng
phòng
Phó
trưởng
phòng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
2.2.3. Tình hình nhân sự tại đơn vị
Trong những năm qua tình hình quân số của đơn vị rất ít biến động. Tính đến
thời điểm hiện tại, đơn vị có 108 người trong đó có 95 nam chiếm 87,96% và 13 nữ
chiếm 12,04%, được biên chế thành 06 Đội công tác. Trình độ sau đại học có 4
người, trình độ Đại học, cao đẳng: 75 người; trình độ trung cấp: 27 người, trình độ
khác: 2 người. Theo tính chất công việc thì hầu hết cán bộ chiến sĩ làm việc trực
tiếp có đến 87 người chiếm 80,56%, làm việc gián tiếp có 21 người.
Bảng 2.1: Tình hình quân số của phòng CSGT giai đoạn 2012-1014
ĐVT: người
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
Số
lượng
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
Cơ
cấu
(%)
2013/
2012
2014/
2013
Tổng số 108 100,00 108 100,00 108 100,00 - -
1. Theo trình độ
- Sau đại học 2 1,85 3 2,78 4 3,70 50,00 33,33
- Đại học, cao đẳng 72 66,67 73 67,59 75 69,44 1,39 2,74
- Trung cấp 32 29,63 30 27,78 27 25,00 -6,25 -10,00
- Trình độ khác 2 1,85 2 1,85 2 1,85
2. Theo giới tính
- Nam 95 87,96 95 87,96 95 87,96 - -
- Nữ 13 12,04 13 12,04 13 12,04 - -
3. Theo tính chất công việc
- Trực tiếp 87 80,56 87 80,56 87 80,56 - -
- Gián tiếp 21 19,44 21 19,44 21 19,44 - -
(Nguồn: Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế)
2.3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG, CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI
PHÒNG CSGT ĐƯỜNG BỘ CÔNG AN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.3.1. Tình hình và kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai
đoạn 2012 - 2014
2.3.1.1. Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm
Trong những năm vừa qua, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực,
cố gắng trong thực hiện công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên lĩnh vực trật
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
tự an toàn giao thông. Đã chủ động xây dựng nhiều kế hoạch chuyên đề về tuần tra
kiểm soát, tăng cường huy động tối đa lực lượng, phương tiện bám sát địa bàn,
tuyến được phân công. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đo tốc độ các phương tiện, đo
nồng độ cồn đối với người điều khiển theo chỉ đạo của Cục và của Công an tỉnh đã
thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, do đặc điểm tình hình ùn tắc giao thông tại các đèo dốc qua
địa bàn tỉnh (nhất là tại đèo Phước Tượng - QL1A- Phú Lộc), Phòng PC67 đã bố trí
1 tổ từ 4-6 đồng chí ứng trực 24//24 tại đỉnh đèo để kịp thời giải quyết các tình
huống đột xuất xảy ra như xe hỏng, xe lật, tai nạn giao thông gây ùn tắc trên đèo).
Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh được thể hiện
qua bảng 2.2
Bảng 2.2. Tình hình vi phạm giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 So sánh
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
2013/
2012
(%)
2014/
2013
(%)
1. Vi phạm 98.654 100 106.972 100 70.656 100 8,43 -33,95
Trong đó
- Ô tô 40.957 41,57 42.248 39,49 30.621 43,34 3,15 -27,52
- Mô tô 57.747 58,53 64.724 60,51 40.044 56,67 12,08 -38,13
2. Tạm giữ phương tiện 2.446 100 6.231 100 2.522 100 154,74 -59,52
Trong đó
- Ô tô 151 6,17 146 2,34 39 1,55 -3,31 -73,29
- Mô tô 2.295 93,83 6.085 97,66 2.483 98,45 165,14 -59,19
(Nguồn: Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế)
Qua bảng 2.2 ta thấy rằng tình hình an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế diễn biến rất phức tạp, số lượng vi phạm rất lớn cụ thể trong năm 2012
có 98.654 trường hợp vi phạm an toàn giao thông và tạm giữ 2.446 phương tiện,
trong đó có 58,53% xe mô tô và 41,57% vi phạm an toàn giao thông. Đến năm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
2013 số trường hợp vi phạm an toàn giao thông tăng lên rõ rệt, cụ thể tăng 106.972
trường hợp tương ứng tăng 8,43%, tạm giữ 6.231 phương tiện, số trường hợp xe
môtô vi phạm tăng 12,08% và ôtô tăng 3,15% so với năm 2012. Các lỗi thường vi
phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là vi phạm tốc
độ: 21.501 trường hợp (30,42%); điều khiển xe môtô không đội mũ bảo hiểm: 6.665
trường hợp (9,43%); xe khách chở quá số người quy định: 1.227 trường hợp
(1,73%); Xe mô tô chở quá số người quy định: 426 trường hợp (0,60%); Uống rượu
bia quá nồng độ quy định: 1.352 trường hợp (1,91%), Không có GPLX: 1.514
trường hợp (2,56%), Đi không đúng phần đường: 1.810 trường hợp (2,56%), Xe
chở quá tải: 3.295 trường hợp (4,660%), tránh vượt xe sai quy định: 477 trường hợp
(0,67%), Thiết bị an toàn kỹ thuật không đảm bảo: 9.578 trường hợp (13,55%)...
Năm 2014, thực hiện chương trình công tác của năm, Phòng CSGT (phòng
PC67) và công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xây dựng nhiều kế
hoạch cao điểm TTKS, xử lý vi phạm theo chuyên đề và theo từng đợt thi đua để tổ
chức triển khai thực hiện với quyết tâm đảm bảo tốt tình hình TTATGT, kiềm chế
gia tăng, tiến tới giảm dân tai nạn giao thông theo tinh thần Nghị quyết 88/CP của
Chính phủ, tập trung làm tốt khâu tuyên phổ biến luật giao thông đường bộ, kiên
quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đẩy mạnh công tác đo tốc độ, kiểm tra
nồng độ cồn đối với xe ôtô và môtô, tăng cường kiểm tra xe ô tô vận chuyển khách,
chính nhờ đẩy mạnh các công tác trên nên tình hình vi phạm giao thông có chiều
hướng giảm xuống rất đáng kể, cụ thể số trường hợp vi phạm trong năm 2014 là
70.656 trường hợp giảm 33,95% so với năm 2013.
2.3.1.2. Kết quả công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, gian lận
thương mại
Năm 2012 Phòng CSGT Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế (Phòng PC67) đã
kiểm tra, phát hiện 17 vụ việc liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc: 1 vụ bắt 03
đối tượng người nước ngoài cướp giật 30 triệu đồng ở Quảng Nam bỏ chạy ra Huế;
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
1 vụ bắt 02 đối tượng tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép; 2 vụ chở 2,83m3 gỗ quý
trị giá gần 500 triệu đồng; 4 vụ vận chuyển 3450 kg chân, đuôi nội tạng trâu bò
không rõ nguồn gốc; 02 vụ vận chuyển 15.000 quả trứng gia cầm chưa qua kiểm
dịch, không rõ nguồn gốc; 01 vụ vận chuyển tiền giả 9,5 triệu đồng; 01 vụ vận
chuyển 54 kg thuốc nổ TNT; 01 vụ vận chuyển 1699 cây thuốc lá Jet; 01 vụ trộm
cắp ti vi...
Năm 2013, thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính đã kiểm tra, phát
hiện 25 trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả, 01 giấy chứng nhận đăng ký xe
giả. Đề xuất hóa giá, tịch thu sung công quỹ 19 chiếc xe mô tô vi phạm quá thời hạn
không đến xử lý. Đang đề xuất hóa giá, tịch thu sung công quỹ 181 chiếc xe mô tô
vi phạm quá thời hạn không đến xử lý
Đặc biệt, thông qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm Luật giao
thông, cán bộ chiến sĩ Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế (phòng PC67) đã
nêu cao tinh thần trong đấu tranh phòng chống tội phạm, gian lận thương mại.
Trong năm 2013 vừa qua Phòng PC67 đã lập được nhiều thành tích đáng khích lệ:
Bắt 7 vụ, vận chuyển 4,8 tấn thịt heo, chân trâu bò, nội tạng động vật không có giấy
tờ, không đủ điều kiện làm thực phẩm. Bắt 01 vụ cướp giật, 01 đối tượng; 04 vụ
trộm xe máy, 05 đối tượng. Tổ công tác đặc biệt (liên quân PC67, PC45, PC65) phát
hiện bắt giữ 2 đối tượng, đã gây ra 05 vụ cướp giật trên địa bàn; 02 vụ vận chuyển
hàng hóa không có giấy tờ trị giá khoảng 340 triệu đồng ; 01 vụ tàng trữ trái phép
chất ma túy; 01 vụ vận chuyển động vật hoang dã (rùa, kỳ đà, rắn, cầy hương) có
trọng lượng khoảng 2,8 tấn) không phù hợp với giấy tờ thực tế. Tổ tuần tra kiểm
soát của Phòng PC67 phối hợp với Phòng phòng chống ma túy- Bộ đội Biên phòng
tỉnh bắt 01 đối tượng có hành vi đưa 02 phụ nữ quê ở A lưới, Thừa Thiên Huế lừa
bán qua Trung Quốc.
Trong năm 2014 vừa qua Phòng PC67 đã kiểm tra, phát hiện:
- 07 vụ vận chuyển gần 7,55 tấn gỗ hương và trắc, 3,016m3 gỗ quý không
có giấy tờ hợp lệ;
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H
Ế H
UÊ
́
48
- 05 vụ vận chuyển 3,2 tấn thịt heo, nội tạng động vật đã bốc mùi hôi thối,
không đủ điều kiện làm thực phẩm không có giấy tờ hợp lệ; 01 vụ vận chuyển 300
kg động vật hoang dã;
- Phối hợp PC52 bắt 01 đối tượng có lệnh truy nã;
- Phát hiện 01 vụ tàng trữ 01 roi điện ;1 vụ xe ô tô vận chuyển 98 cây thuốc
lá Zét;
- 01 vụ vận chuyển 15,7kg trầm hương không có giấy tờ hợp lệ, trị giá
khoảng 100 triệu đồng (phối hợp với Công an thị xã Hương Thủy);
- 2 vụ trộm cắp xe máy (bắt 4 đối tượng, thu giữ 3 xe môtô) góp phần cùng
các lực lượng Công an tỉnh phá thành công chuyên án trộm xe SH xảy ra trên địa
bàn tỉnh thời gian qua.
2.3.1.3. Công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông là một trong những dịch
vụ công mà Nhà nước giao cho lực lượng CSGT đảm nhiệm, được quy định tại
Điều 84 của Luật giao thông đường bộ.
Bảng 2.3. Tình hình đăng ký phương tiện giao thông tại phòng CSGT Công
an tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 So sánh
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
2013/
2012
(%)
2014/
2013
(%)
1. Đăng ký mới 7.524 100,00 6.738 100,00 6.628 100,00 -10,45 -1,63
- Ô tô 1.468 19,51 1636 24,28 1.453 21,92 11,44 -11,19
- Mô tô 6.056 80,49 5.102 75,72 5.175 78,08 -15,75 1,43
2. Chuyển đi
212
100,00 242 100,00 373 100,00 14,15 54,13
- Ô tô 190 89,62 207 85,54 286 76,68 8,95 38,16
- Mô tô 22 10,38 35 14,46 87 23,32 59,09 148,57
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 So sánh
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
Số
tường
hợp
Cơ
cấu
(%)
2013/
2012
(%)
2014/
2013
(%)
3. Chuyển đến 546 100,00 381 100,00 195 100,00 -30,22 -48,82
- Ô tô 466 85,35 312 81,89 87 44,62 -33,05 -72,12
- Mô tô 80 14,65 69 18,11 108 55,38 -13,75 56,52
4. Đổi biển số 2.671 100,00 5.175 100,00 3.497 100,00 93,75 -32,43
- Ô tô 350 13,10 3.638 70,30 1.138 32,54 939,43 -68,72
- Mô tô 2.321 86,90 1.537 29,70 2.359 67,46 -33,78 53,48
5. Sang tên 176 100,00 1.783 100,00 910 100,00 913,07 -48,96
- Ô tô 176 100,00 853 47,84 407 44,73 384,66 -52,29
- Mô tô 0 930 52,16 503 55,27 - -45,91
6. Chứng nhận
đăng ký tạm thời
12 100,00 48 100,00 96 100,00 300,00 100,00
- Ô tô 12 100,00 48 100,00 96 100,00 300,00 100,00
- Mô tô 0 0 0 0 0 - -
6. Tổng số
phương tiện
đang quản lý
520.827 100,00 548.066 100,00 589.424 100,00 5,23 7,55
- Ô tô 19.858 3,81 20.175 3,68 22.033 3,74 1,60 9,21
- Mô tô- xe máy 500.969 96,19 527.891 96,32 567.391 96,26 5,37 7,48
(Nguồn: Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế)
Trong giai đoạn 2012 – 2014 số lượng phương tiện đăng ký mới tại phòng
CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng giảm dần, năm 2012 số phương
tiện đăng ký mới là 7.524 trường hợp đến 2013 giảm 10,45% so với năm 2013, năm
2014 giảm 1,63% so với năm 2013. Trong đó số lượng đăng ký mới xe ôtô chiếm
khoảng 19 đến 25%, xe mô tô chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 75 đến 80%.
Tổng số phương tiện mà đơn vị đang quản lý gia tăng dần qua các năm với
tốc độ tăng bình quân khoảng 6%/năm, cụ thể năm 2012 là 520.827 trường hợp,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
năm 2013 là 548.066 trường hợp, tương ứng tăng 5,23% so với năm 2012, đến năm
2014 tiếp tục tăng so với năm 2013 là 41.358 trường hợp hay tăng 7,55%. Trong đó
ôtô chiếm khoảng 4 đến 5%, mô tô – xe máy chiếm khoảng 96%. Trong giai đoạn
này tốc độ gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao, lưu lượng phương tiện tham gia
giao thông tăng nhanh, nhu cầu có phương tiện để đi lại của người dân rất cao, mà
đặc biệt là nhu cầu được sở hữu xe ôtô, vì thế hoạt động mua bán xe diễn ra rất sôi
nổi, việc lựa chọn mua xe mới hay xe cũ là tùy thuộc vào khả năng thanh toán của
họ nhưng xu hướng phổ biến là mua xe cũ rồi sang tên, đổi chủ, đổi biến số, chuyển
vùngCũng chính vì vậy số phương tiện tham gia giao thông mà đơn vị quản lý
tăng dần.
Ngoài ra, trong năm 2014 đơn vị tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cho 51
cán bộ chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân. Kiểm định: 174 lượt xe ô tô
trong ngành, kiểm tra 68 lượt phương tiện phục vụ công tác đón dẫn đoàn; Trả lời
xác minh phục vụ công tác nghiệp vụ: 5.805 lượt, phong tỏa 1.234 trường hợp theo
Thông tư liên tịch 15/2013/TTLT; Làm thủ tục sang tên di chuyển theo Thông tư
12: 204 trường hợp. Rà soát, thông báo 189 trường hợp xe hết hiên hạn sử dụng; Đề
xuất ban chỉ huy phòng duyệt đăng ký, cấp biển số cho 48 biển số xe phục vụ công
tác nghiệp vụ của Công an, Quân đội; tham mưu thành lập Hội đồng hủy 19.226
phôi giấy chứng nhận kiểm định, giấy đăng ký xe bị hỏng, cũ, 6500 biểu mẫu cũ,
409 hồ sơ đăng ký tạm thời, huỷ 2.96 biển số ôtô, 4.827 môtô thu hồi do chuyển
vùng, sang tên, đổi biển.
Nhìn chung công tác đăng ký xe ở các đơn vị đã đi vào nề nếp, chưa để xảy
ra những thiếu sót trong việc đăng ký xe, Cán bộ chiến sĩ làm công tác đăng ký xe
được tổ chức tập huấn kỹ càng, cụ thể để tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho người
dân đến đăng ký xe.
2.3.1.4. Công tác xử lý vi phạm hành chính và điều tra, giải quyết tai nạn giao
thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong năm 2014 lực lượng CSGT toàn tỉnh đã ra quyết định xử phạt 49.481
trường hợp (21.865 ôtô, 27.986 môtô) chuyển Kho bạc nhà nước thu 31.489 triệu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
đồng. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 27.537 trường hợp, giảm 10.960 triệu đồng.
Tước giấy phép lái xe: 3.732 trường hợp (2.028 ôtô, 1.704 môtô). Khởi tố 99 vụ tai
nạn giao thông, với 101 bị can.
Thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính, Phòng PC67 đã kiểm tra, phát
hiện 44 trường hợp sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp
hoặc bị tẩy xóa, 03 trường hợp sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe và 01 sổ kiểm
định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đề xuất hóa giá, tịch thu sung công quỹ 377 chiếc xe mô tô vi phạm quá thời hạn
không đến xử lý. Phát hiện 2 trường hợp đục lại số khung, số máy để trục lợi trong
mua bán xe. Thông báo vi phạm theo thông tư số 38: 3.909 trường hợp, gửi 3.279
thông báo tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tới các Sở giao thông vận tải trên
toàn quốc để theo dõi, phối hợp xử lý.Tổ chức học lại Luật giao thông 183 trường
hợp. Cấp 1026 giấy phép vào đường cấm. Tổ chức hoàn thiện và cài đặt phần mềm
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho Công an các đơn vị, địa phương.
Bảng 2.4. Tình hình xử lý vi phạm hành chính của các đơn vị
STT Đơn vị
Năm 2013 Năm 2014 So sánh với năm 2013
Trường
hợp
Số tiền
(tr.đ)
Trường
hợp
Số tiền
(tr.đ)
Trường
hợp
Số tiền
(tr.đ)
1. PC67 44.840 29.670 27.146 22.542 -17694 -7128
2. Thành phố Huế 14.216 3.556 11.254 2.572 -2962 -984
3. Phú Lộc 2.458 846 2.243 2.037 -215 1191
4. Hương Thủy 3.252 3.659 1.852 1.312 -1400 -2347
5. Phú Vang 2.366 1.721 1.482 566 -884 -1155
6. Phong Điền 1.472 848 1.449 650 -23 -198
7. Hương Trà 803 294 1.374 641 571 347
8. A Lưới 1.317 704 1.434 614 117 -90
9. Quảng Điền 1.116 405 1.015 564 -101 159
10. Nam Đông 1.202 597 597 252 -605 -345
(Nguồn: Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
2.3.1.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến luật giao thông đường bộ
Trong những năm vừa qua tình hình vi phạm Luật giao thông đường bộ
ngày càng gia tăng, nguyên nhân chính là sự thiếu ý thức chấp hành Luật giao
thông, sự chủ quan trong lúc tham gia giao thông của người dân, sự hiểu biết về
Luật giao thông còn hạn chếDưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Công anh Thừa
Thiên Huế, Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế (Phòng PC67) đã tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dich_vu_cong_trong_linh_vuc_giao_thong_duong_bo_tai_phong_canh_sat_giao_thong_du.pdf