Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU . v

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .2

4. Phương pháp nghiên cứu .3

5. Kết cấu của luận văn.5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN

NHÂN LỰC . 6

1.1. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC.6

1.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực .6

1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội .7

1.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.9

1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực cấp xã .9

1.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã.11

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã .12

1.2.4. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã.15

1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ .18

1.3.1. Cán bộ, công chức.18

1.3.2. Tổ chức bộ máy nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã .19

1.3.3. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã .20

Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP

XÃ HUYỆN VĨNH LINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY . 38

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĨNHLINH.38

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện VĩnhLinh.38

2.1.2. Mục tiêu phát triển của huyện Vĩnh Linh đến năm 2020 .43

2.1.3. Nguồn lực con người .44

2.2. THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH.45

2.2.1. Một số thông tin về nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện

Vĩnh Linh.45

2.2.2. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức .52

2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực .54

2.2.4. Điều kiện làm việc .56

2.2.5. Chế độ chính sách cán bộ, công chức.56

2.2.6. Công tác khen thưởng cán bộ, công chức xã .58

2.3. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CBCC XÃ NÓI CHUNG VÀ

TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG TRỊ NÓI RIÊNG CŨNG NHƯ NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA

CBCC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH .63

2.3.1. Những đặc thù của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.63

2.3.2. Quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách, chế độ về quản lý cán bộ, công chức cấp

xã giai đoạn 2003 - 2014.64

2.3.3. Quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công

chức cấp xã ở tỉnh Quảng Trị.66

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH .67

2.4.1. Ưu điểm .67

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế.68

2.4.3. Nguyên nhân của ưu điểm .70

2.4.4. Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.70

2.5. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐIỀU TRA VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN

NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .71

2.5.1. Tổng hợp thông tin điều tra về cán bộ, công chức cấp xã .72

2.5.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số .74

2.5.3. Phân tích nhân tố (Factor Analysis).79

pdf146 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người, chiếm 42,5%; từ 51 - 60 tuổi trở lên có 77 người, chiếm 17,8 %. Với tỷ lệ như trên thể hiện một cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý thể hiện cán bộ chủ chốt của địa phương phải trải qua nhiều kinh nghiệm thực tiễn có hiểu biết nhất định nhằm phát huy hiệu quả trong lãnh, chỉ đạo cơ quan, đơn vị và nguồn nhân lực giúp việc phải năng động nhiệt tình, không ngừng sáng tạo phù hợp với lớp trẻ ở độ tuổi dưới 40 cụ thể; ở độ tuổi từ 41 – 60 tuổi tỷ lệ cán bộ chuyên trách là 74,8 % trong khi công chức chỉ 45,05 %, độ tuổi dưới 40 tỷ lệ cán bộ chuyên trách là 25,2 % tập trung chủ yếu ở tổ chức đoàn, trong khi công chức là 54,05 %. Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, cán bộ trẻ còn ít, số cán bộ cơ sở có năng lực nổi trội, dám nghỉ, dám làm năng động chưa nhiều điều này thể hiện nguồn nhân lực cán bộ công chức theo quy định còn thiếu mặt khác cơ cấu chưa phù hợp. Trong những năm qua tuy đã có nhiều chính sách trong công tác xây dựng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã, nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn. Nhìn chung nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Vĩnh Linh hiện nay còn một số hạn chế tập trung ở các xã vùng núi, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Số cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ học vấn cấp 1 còn 0,9%, cấp 2 là 8,3%. Vấn đề nổi cộm và cũng là hạn chế lớn nhất của nguồn nhân lực này là sự hạn chế về tư duy lý luận và năng lực chuyên môn, đa số chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Với điều kiện thuận lợi về nhiều mặt nguồn nhân lực cán bộ, công chức các xã vùng trung du, đồng bằng và thị trấn được đào tạo bài bản hơn, tỷ lệ đạt chuẩn cao trên 80%. Điều này thể hiện ở nơi nào có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì ở đó dân trí càng văn minh. Qua điều tra về cán bộ, công chức theo Tôn giáo thì thấy số cán bộ cơ quan các xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh không theo các Tôn giáo. Trên địa bàn huyện không có chùa chiền, cơ sở hoạt động tôn giáo. Theo báo cáo số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức năm 2013 của huyện Vĩnh Linh thì số lượng CBCC được đào tạo các chứng chỉ như sau: ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 52 về Quản lý nhà nước có 96/222 đạt 43,2 % cán bộ và 52/211 đạt 24,6 % công chức được đào tạo; Có 145/222 đạt 65,3 % cán bộ và 156/211 đạt 73,9 % công chức được đào tạo tin học; Có 92/222 đạt 41,4 % cán bộ và 126/211 đạt 59,7 % công chức qua đào tạo ngoại ngữ. 2.2.2. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức * Đối với cán bộ chuyên trách Việc bầu cử của cán bộ chuyên trách được tiến hành theo nhiệm kỳ và qua nhiều lần hiệp thương theo đề án nhân sự đã được cấp ủy cấp trên phê duyệt (đối với bầu Ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó bí thư, UBKT Đảng ủy; đại biểu HĐND, Thường trực và chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên UBND cấp xã), Các cán bộ trưởng các ban ngành đoàn thể cấp xã gồm Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân thì đề án nhân sự được cấp ủy cùng cấp và các ban ngành cấp huyện trực tiếp chỉ đạo và phê duyệt. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, xã; Quyết định số 241/QĐ- TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, xã, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 12/3/2009 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, xã thuộc tỉnh Quảng Trị. Huyện Vĩnh Linh đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, xã trên 3 thị trấn Hồ Xá, Bến Quan và thị trấn Cửa Tùng, sau 3 năm áp dụng thí điển đã thấy được những ưu điểm của nó. Việc tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, xã là phù hợp, là bước đi thích hợp trong lộ trình cải cách hành chính, từng bước tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, linh hoạt và chủ động; bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo trong quản lý, điều hành của UBND, đồng thời phát huy chủ động, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính; rút ngắn được một số quy trình, thủ tục hành chính, thời gian giải quyết công việc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 53 Qua quá trình điều tra nhận thấy 19 xã tổ chức HĐND thì đa số chủ tịch HĐND là được kiêm nhiệm bởi Bí thư Đảng ủy xã. Về thực hiện nhất thể hoá, đồng chí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND được áp dụng thí điểm tại xã Vĩnh Kim trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, đã thấy được những mặt ưu điểm đó là giải quyết nhanh hơn các kiến nghị của nhân dân cũng như chính sách được triển khai nhanh và thống nhất cao, thể hiện đến thời điểm này Vĩnh Kim là xã đầu tiên của huyện Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị thực hiện 16/19 tiêu chí Nông thôn mới và phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí trong năm 2014. Mặt khác việc nhất thể hóa này củng đòi hỏi cán bộ lảnh đạo phải đối mặt với áp lực công việc rất lớn cùng lúc giải quyết công việc của Đảng cũng như UBND. Việc luân chuyển cán bộ huyện về làm cán bộ chủ chốt tại xã được áp dụng thí điểm lần đầu tiên với 5 xã gồm Vĩnh Kim, Vĩnh Thái, Vĩnh Lâm, Vĩnh Nam và Vĩnh Thạch điều này thể hiện một luồng gió mới về cách thức chỉ đạo lãnh đạo ở địa phương. Đây là bước tiền đề để cán bộ đó sau khi luân chuyển hiểu hơn về cơ sở nhằm đề ra những chính sách phù hợp hơn với nông thôn, đồng thời đây cũng là cơ hội học hỏi của các cán bộ xã về cách thức chỉ đạo khoa học và hiệu quả. Bên cạnh đó cần đòi hỏi các cán bộ luân chuyển phải có thực tâm, thực tài và giám đổi mới nếu không sẽ phản tác dụng khi luân chuyển. Tỷ lệ cán bộ đảm nhận các chức danh chủ chốt chưa đạt chuẩn còn cao chiếm 17,5 % chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hoặc chỉ qua đào tạo sơ cấp tập trung chủ yếu các xã vùng núi. Trình độ văn hóa của cán bộ chuyên trách vẫn còn thấp với 0,9% tiểu học và 12,6 % Trung học cơ sở, số cán bộ còn lại tuy đã có trình độ cao hơn nhưng phần lớn là được cử đi đào tạo sau khi trúng cử hoặc nhằm đạt chuẩn trong khi tuổi đời đã cao, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm và lối mòn mà ít có sự đổi mới. Điều đó cho thấy cần phải có nhiều chiến lược và quan tâm hơn đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách mà đặc biệt ở các xã vùng núi, vùng khó khăn. * Đối với công chức Việc tuyển dụng công chức được áp dụng theo luật công chức (2008) tiến hành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 theo hình thức thi tuyển. Các xã căn cứ tình hình thực tế của mình và có yêu cầu tuyển dụng gửi trình phòng nội vụ huyện để tham mưu UBND huyện có kế hoạch tuyển dụng; Khi UBND huyện có kế hoạch tuyển dụng và ra thông báo công khai về thông tin vị trí và điều kiện cần tuyển; thời gian nộp hồ sơ, sơ tuyển, thi tuyển đối với những ứng viên đạt yêu cầu sơ tuyển; xét đặc cách với những người có bằng giỏi và bằng thạc sĩ mà không qua thi tuyển; những ứng viên trúng tuyển sẽ được nhận quyết định trúng tuyển và có thời gian thử việc 1 năm kể từ ngày trúng tuyển. Theo bảng 2.4 trong 3 năm từ 2011 đến 2013 huyện Vĩnh Linh không tổ chức thi tuyển. Số lượng công chức tăng thêm 5 công chức so với năm 2011 là do số cán bộ chuyên trách chuyển sang ngạch công chức những trường hợp này không cần phải qua thi tuyển miễn là có bằng chuyên môn phù hợp với vị trí cần tuyển. 2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ, công chức cấp xã và thực trạng chất lượng về trình độ mọi mặt của nguồn nhân lực này, trong những năm qua Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh đã luôn quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã . Qua việc quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các cấp ủy đảng, đến nay nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng và Chính quyền. Bên cạnh đó là quan tâm của các ngành, các địa phương đã sắp xếp, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học. Bản thân cán bộ, công chức đã có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có nhiều chuyển biến, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Bảng 2.6: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2011 - 2013 TT Lớp đào tạo, bồi dưỡng Lượng người tham gia theo năm 2011 2012 2013 1 Lý luận chính trị 13 10 11 Cao cấp 2 3 2 Trung cấp 11 7 9 2 Chuyên môn, nghiệp vụ 42 33 40 Đại học 32 28 35 Trung cấp 10 5 5 3 Bồi dưỡng 21 26 19 Quản lý nhà nước 3 11 3 Tin học 13 9 16 Ngoại ngữ 5 6 0 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Linh) Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là: - Công tác quy hoạch đào tạo để xây dựng nguồn nhân lực cán bộ, công chức đảm bảo cơ cấu, chức danh đồng bộ, hợp lý chưa được định hướng rõ; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng. Số lượt cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy nhiều nhưng số nợ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn không ít. Vẫn còn tình trạng bố trí công việc sau khi đào tạo không đúng với ngành nghề mới được đào tạo, đào tạo lại. Điều này phản ánh một thực tế là việc sử dụng cán bộ, công chức đi học không theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng đôi lúc còn tràn lan, chạy theo số lượng, sở thích của cán bộ, công chức, chưa định hướng được cụ thể cán bộ nào cần đào tạo chuyên môn gì để phù hợp với cơ cấu, chức danh cán bộ đã được quy hoạch định hướng. Việc nhận xét, đánh giá kết quả đào tạo còn thiếu cụ thể. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 - Nhiều nơi còn mang tính hình thức, phiến diện, chưa gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sắp xếp dẫn đến tình trạng một số người được đào tạo nhưng không được bố trí sử dụng. Việc chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định, nhất là các chức danh chủ chốt yêu cầu phải có 2 bằng: trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị, tiến độ còn chậm. - Nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại cán bộ, công chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ. 2.2.4. Điều kiện làm việc Trên tổng số 22 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Linh thì đã có trụ sở làm việc và trung tâm học tập cộng đồng. Tuy nhiên số phòng làm việc còn thiếu, đa số xã ghép phòng để làm việc cho nhiều chức danh như phòng Địa chính – Tư pháp gồm 2 chức danh là một cán bộ tư pháp và 2 cán bộ địa chính, Phòng mặt trận hơn 10 chức danh cùng làm việc một phòng, phòng Công an – Xã đội, trang thiết bị phục vụ cho công việc tuy đã đã có nhiều đổi mới nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, trung bình mỗi xã khoảng 5 – 7 máy vi tính, 5 – 7 máy in để phục vụ công việc, không có máy scan, fax và photocopy, máy chiếu điều này thể hiện được những khó khăn mà cán bộ, công chức cấp xã phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt là những dịp sơ kết và tổng kết thì công việc dồn dập chồng chéo nên hiệu quả công việc chưa cao. 2.2.5. Chế độ chính sách cán bộ, công chức Hiện nay cán bộ, công chức được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 92/2009 và Nghị định 29/2013 và Nghị định 204/2004 của chính phủ, cụ thể cán bộ, công chức được hưởng lương theo bằng cấp theo phụ lục 2 Nghị định 204/2004 của chính phủ; Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu chung; nếu bằng cấp chuyên môn phù hợp vị trí công tác thì quy định như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.7: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức xã STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 1 Công chức loại A1 Hệ số lương 2,34 2,67 3,00 3,33 3,66 2 Công chức loại A0 Hệ số lương 2,10 2,41 2,72 3,03 3,34 3 Công chức loại B Hệ số lương 1,86 2,06 2,26 2,46 2,66 (Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) Phụ cấp chức vụ được quy định tại Nghị Định 32/2012 của Chính phủ cụ thể: Cán bộ, công chức cấp xã áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Qua điều tra tìm hiểu thấy nhiều cán bộ, công chức tâm tư, nghị định 92/2009 ra đời là bước đổi mới căn bản về chế độ chính sách đối với CBCC xã, là động lực thôi thúc sức lao động của mỗi CBCC, nhưng xét một cách khách quan thì lộ trình tăng lương còn chậm, việc quy định mức lương tối thiểu 1.150.000,0 đồng như hiện nay là quá thấp để trang trải cuộc sống cũng như những mối quan hệ như cưới hỏi, ma chay không những vậy mức phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách và cấp phó các tổ chức đoàn thể còn quá chênh lệch so với cấp trưởng, chỉ được hưởng 1,0 theo lương cơ bản như hiện tại là 1.150.000,0 đồng, trong khi khối lượng công việc họ phải làm cũng không hề nhỏ. Đây là một vấn đề mà các cấp các ngành Trung ương cần quan tâm đến nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã nhằm giúp lực lượng này toàn tâm toàn ý cho công việc, tạo động lực giúp họ không ngừng phấn đấu và sáng tạo để phục phụ tốt đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thực hiện theo Luật bảo hiểm, Tuy nhiên khi không may cán bộ, công chức ốm đau vào bệnh viện thì thủ tục chuyển viện còn phiền hà, nhiều nhiêu khê, còn tình trạng phân biệt trong điều trị với những người có bảo hiểm và không tham gia bảo hiểm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Các xã điều tra cho thấy không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, công chức nghỉ ngơi, giải trí, tham quan Những khoản kinh phí này đều do cán bộ, công chức trích hàng tháng. Đây cũng là một thiệt thòi lớn cho cán bộ, công chức cấp xã vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. 2.2.6. Công tác khen thưởng cán bộ, công chức xã Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hàng năm dựa vào kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức các xã theo các tiêu chí như: - Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ - Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ - Thái độ phục vụ nhân dân. Nếu là cán bộ chủ chốt có thêm các tiêu chí - Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý - Năng lực lãnh đạo, quản lý - Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức Sau đó cán bộ, công chức tự đánh giá theo các cấp độ sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực - Không hoàn thành nhiệm vụ. Tại buổi phân loại các thành viên tham gia góp ý kiến và tiến hành bỏ phiếu kín đánh giá theo một trong 4 mức trên sau đó làm căn cứ đề xuất hình thức khen ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 thưởng áp dụng theo Luật thi đua khen thưởng 2003 lên phòng nội vụ huyện tham mưu các cấp khen thưởng. Bảng 2.8: Tổng hợp tình hình khen thưởng cán bộ, công chức xã năm 2013 ĐVT: người TT Tên xã, thị trấn Hình thức khen thưởng CSTĐCS LĐTT Giấy khen Tổng 1 Thị trấn Hồ Xá 3 2 4 9 2 Thị trấn Bến Quan 3 3 3 9 3 Thị trấn Cửa Tùng 3 2 3 8 4 Xã Vĩnh Thái 2 4 2 8 5 Xã Vĩnh Tú 2 3 3 8 6 Xã Vĩnh Chấp 2 1 2 5 7 Xã Vĩnh Trung 1 3 3 7 8 Xã Vĩnh Kim 3 2 2 7 9 Xã Vĩnh Thạch 4 2 3 9 10 Xã Vĩnh Long 2 3 4 9 11 Xã Vĩnh Nam 3 2 5 10 12 Xã Vĩnh Khê 1 3 3 7 13 Xã Vĩnh Hòa 2 3 2 7 14 Xã Vĩnh Hiền 3 2 3 8 15 Xã Vĩnh Thủy 3 2 2 7 16 Xã Vĩnh Lâm 3 3 3 9 17 Xã Vĩnh Thành 3 2 5 10 18 Xã Vĩnh Tân 2 3 3 8 19 Xã Vĩnh Hà 2 3 2 7 20 Xã Vĩnh Sơn 3 2 4 9 21 Xã Vĩnh Giang 3 3 3 9 22 Xã Vĩnh Ô 2 2 5 9 Tổng số: 55 53 65 173 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Linh) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Qua bảng trên ta thấy 55 cán bộ, công chức (trong tổng 433 cán bộ, công chức xã trên toàn huyện) được UBND huyện tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở chiếm 12,7 %, khen lao động tiên tiến là 53 cán bộ, công chức chiếm 12,2 % và tawgj giấy khen là 65 CBCC chiếm 15 %. Tổng số cán bộ, công chức huyện khen thưởng là 173 CBCC đạt 39,9 %. Ngoài ra theo báo cáo tổng kết thi đua khen thưởng huyện Vĩnh Linh năm 2013 còn có UBND tỉnh khen tặng chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho 2 cán bộ, công chức ở Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim, Chính phủ tặng cờ thi đua cho nhân dân và cán bộ xã Vĩnh Thạch. Qua điều tra tìm hiểu thì hàng năm mỗi xã được quyền bầu khen thưởng không quá 30 % số cán bộ, công chức được tặng thưởng danh hiệu CSTĐCS và LĐTT. Số lượng mà mỗi đơn vị đề nghị khen thưởng thường là cán bộ chủ chốt ở xã, rất ít có hình thức khen thưởng như trên đối với cán bộ, công chức còn lại, điều này thể hiện công tác thi đua khen thưởng còn xem nhẹ và chưa đúng thực chất, nhiều cán bộ, công chức tận tụy lao động sang tạo nhưng ít quan tâm động viên khen thưởng. Do đó chưa khuyến khích và khích lệ cán bộ, công chức hăng say lao động, sáng tạo trong công việc, làm rạn nứt mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên đe dọa tính đoàn kết thống nhất trong mỗi địa phương. Tóm lại: Xét một cách tổng quát thì tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước được cũng cố, kiện toàn; các chức danh được sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng. Hoạt động quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã có tiến bộ, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã cải thiện từng bước theo hướng đổi mới. Tuy nhiên, qua chất lượng mọi mặt trên đây cho thấy nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, một số chưa đạt chuẩn về trình độ cán bộ, công chức, do đó đã ảnh hưởng đến trình độ, năng lực lãnh đạo, điều hành của không ít cán bộ, công chức cấp xã chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới. Ở các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã còn thấp hơn; trình độ chuyên môn đạt chuẩn quy định đạt thấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Đa số cán bộ cơ sở đều do dân bầu, xã cử theo nhiệm kỳ nên kinh nghiệm công tác, trình độ học vấn, chuyên môn không đồng đều. Nhiều người vừa phải lo công tác chuyên môn, vừa phải theo học bổ túc văn hóa và bồi dưỡng nghiệp vụ để đạt chuẩn cán bộ cấp cơ sở. Một số cán bộ, công chức cấp xã còn thiếu sáng tạo trong vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương, nên chưa có những giải pháp mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cán bộ thiếu kiến thức và sự hiểu biết cần thiết, nên một số cán bộ làm liều, làm ẩu, coi thường pháp luật, chưa đầu tư đúng mức thời gian và trí tuệ vào việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Mặc dù đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương nghị quyết về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng nguồn nhân lực cán bộ, nhất là chính sách cán bộ cơ sở từ nghị định số 130, 50, 09 và gần đây là Nghị định 114, 121/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định số: 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn. Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi NĐ 92/2009/NĐ-CP về chức danh số lượng, chế độ chính sách CBCC cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 92/2009/NĐ- CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nghị định 67/2010/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.Quyết định 567 / QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014 – 2020. Những văn bản nói trên đã góp phần nâng cao trách nhiệm và chuyển hóa nguồn nhân lực, cải thiện một phần về chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ. Nhưng các giải pháp đó chưa đồng bộ, chưa mang tầm chiến lược. Một số chính ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 sách chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, làm cho một bộ phận cán bộ chưa an tâm công tác, còn nhiều tâm tư. Có một số trường hợp làm bí thư đoàn ở tuổi trên dưới 40 vẫn chưa trưởng thành được vì không có chổ để bố trí. Cán bộ cấp phó không được đóng bảo hiểm xã hội nên không được nghỉ hưu, cho dù đã đủ tuổi 60 (nam), 55 (nữ). Một số chính sách đề ra không nhất quán. Khi bầu cử HĐND thì quy định không quá 2 nhiệm kỳ ở cương vị chủ trì, một số đồng chí phải thuyên chuyển, đến đại hội Đảng lại không đặt ra quy định 2 nhiệm kỳ. Ta đặt ra yêu cầu chuẩn hóa nguồn nhân lực. Trong khi chưa có sự chuẩn bị, bởi vì có một tấm bằng đại học hoặc trung cấp đâu phải một năm, hai năm? Một số cán bộ tuy chưa được đào tạo về chuyên môn nhưng có năng lực thực tiễn, có kinh nghiệm và uy tín, phần lớn đã được rèn luyện thử thách trong quân ngũ, nay vì hai nhiệm kỳ hoặc chưa qua đào tạo nên phải thuyên chuyển, có khi xuống làm cấp phó, không được đóng bảo hiểm. Số cán bộ này có rất nhiều tâm tư. Về chế độ tiền lương và phụ cấp giữa cán bộ chuyên trách và công chức với nguồn nhân lực cán bộ không chuyên trách quá chênh lệch. Sức lao động hao phí của cán bộ cấp phó bằng 70-80% của cấp trưởng nhưng phụ cấp thường bằng ¼ của cấp trưởng và không ổn định tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 thiên về nguyên tắc “đóng - hưởng”, chưa chú ý kết hợp với chính sách xã hội, tuổi về hưu và năm công tác của cán bộ, công chức cấp xã làm cho cán bộ, công chức cơ sở khó có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp cán bộ chuyên trách cấp xã không được tái cử, không liên tục đảm nhiệm công việc chuyên trách và không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục thì chưa có chế độ giải quyết hợp lý, hợp tình. Chế độ tiền lương theo hệ thống chức nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào bằng cấp chuyên môn nên chưa phản ánh được đầy đủ kết quả lao động cụ thể của mỗi cán bộ, công chức. Bởi vì, bằng cấp chuyên môn có thể giống nhau, nhưng con người cụ thể thì hoàn toàn khác nhau. Cùng một khoá đại học, nhưng có người đạt bằng xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, do đó, trên thực tế ở không ít địa phương, đơn vị (cả ở cơ quan trung ương và địa phương) đang diễn ra tình trạng: “chuyên viên làm việc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 chính, chuyên viên chính làm việc phụ”, nhưng hệ số mức lương thì đều được hưởng như nhau, điều đó đã triệt tiêu cạnh tranh và không tạo ra được một môi trường làm việc lành mạnh. Thực tiễn tình hình như đã đề cập đặt ra yêu cầu cấp bách là phải tăng cường đào tạo cán bộ cơ sở và phải điều chỉnh chính sách cán bộ hợp lý. Nguồn nhân lực cán bộ công chức cấp xã phải có kiến thức và năng lực toàn diện. Trong đó có 4 vấn đề cơ bản là trình độ văn hóa, chính trị, kiến thức kinh tế xã hội, am hiểu về pháp luật và quản lý Nhà nước. Không hội đủ 4 yếu tố đó thì cán bộ cơ sở khó hoàn thành nhiệm vụ, thiếu nhân quyền giữa chính trị và kinh tế, giữa tính cách mạng và khoa học, giữa kỷ cương pháp luật và vấn đề dân chủ. Phải kết hợp giữa đào tạo tại chức và chính quy, phân giao cho một số trường đại học khu vực xây dựng giáo trình đào tạo hợp lý, đúng đơn đặt hàng từ cơ sở như 4 vấn đề đã đề cập. 2.3. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CBCC XÃ NÓI CHUNG VÀ TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG TRỊ NÓI RIÊNG CŨNG NHƯ NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA CBCC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH 2.3.1. Những đặc thù của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh Đặc thù cán bộ, công chức xã, thị trấn, đặc biệt là xã cho thấy hầu hết nguồn nhân lực này đều là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng. Ngoài ra, cán bộ, công chức cấp xã còn có những đặc thù khác và khi đề cập tới những đặc thù này cũng chính là nói đến sự khác nhau giữa cán bộ, công chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_can_bo_cong_chuc_cap_xa_tren_dia_ban_huyen_vinh_linh_tinh_quang_t.pdf
Tài liệu liên quan