Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Than Khánh Hòa

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.5

1.1 Một số khái niệm liên quan .5

1.1.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực.5

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực .7

1.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực .8

1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.9

1.2 Các hoạt động quản lý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.10

1.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực.10

1.2.2 Hoạt động tuyển dụng .12

1.2.3 Hoạt động đào tạo.13

1.2.4 Hoạt động sắp xếp bố trí lao động.14

1.2.5 Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động .16

1.2.6 Hoạt động thúc đẩy về vật chất và tinh thần .17

1.2.7 Hoạt động xây dựng văn hóa lành mạnh trong doanh nghiệp.20

1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .21

1.3.1 Tiêu chí đánh giá về thể lực .21

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá về trí lực.22

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá về tâm lực .24

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.25

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.25

1.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .27

1.5 Kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số doanh

nghiệp.28

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Than Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn và phục vụ dân sinh. Tháng 7 năm 1980 Bộ Điện Than lại sát nhập mỏ than với công ty than III nay là công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Mỏ Việt Bắc. Công ty than hánh Hòa có lịch sử lâu đời nhưng trong thời gian dài công ty không được thiết kế quy hoạch tổng thể, công suất hoạt động thấp, do thiết bị đầu tư vào lẻ tẻ chắp vá. 37 Từ năm 1984 công ty mới được thiết kế quy hoạch lại theo QĐ: 622 MTXDCB ngày 6/11/1984 về việc duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật cải tạo mở rộng công ty than Khánh Hòa do Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than phê duyệt. Từ năm 1999 trở lại đây công ty được đầu tư và hoạt động tương đối căn bản. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký kết hợp đồng trong và ngoài ngành dưới sự giám sát của cơ quan quản lý cấp trên là Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc. Xí nghiệp than hánh Hòa chính thức được đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên than hánh Hòa theo quyết định số: 1371/QĐ-BCN ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (Nay là Bộ Công Thương). Trải qua hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, công ty than hánh Hòa đã tự khẳng định mình đứng vững trong cơ chế thị trường, dần dần sản xuất có lãi, ổn định công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên chức và doanh thu hàng năm gần đây đều đạt hơn 500 tỷ đồng. Trong những năm qua, do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu (hiện nay là - 180m) công ty đã đầu tư mới hàng loạt các thiết bị tiên tiến như máy xúc CAT 385, 365, 330B của Mỹ, máy khoan TITON-500 của Áo, Ô tô tải hạng nặng như xe CAT 769, 773E, xe HD omasu của Nhật Bản và một số máy móc thiết bị hiện đại của các nước phát triển khác. Ngoài sản phẩm chủ yếu là than, công ty còn tăng cường mở rộng các sản phẩm phụ như: Sản xuất vôi cục, sản xuất Clinke, tận dụng đất đá thải nhằm đa dạng hoá sản phẩm tăng thu nhập cho công nhân. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Than Khánh Hòa. 38 3 8 Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức (Nguồn: Phòng Tổ chức) Giám đốc P.Giám đốc chế độ đời sống P.Giám đốc cơ điện P.Giám đốc kinh tế P.Giám đốc kỹ thuật P.Giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng Vật tư Phòng Kỹ Thuật Phòng Điều Khiển SX Phòng XD Cơ bản Phòng Kế toán Phòng Kế Hoạch Phòng Cơ Điện Phòng Vận Tải Phòng Hành Chính Phòng Tổ Chức LĐ Phòng An Toàn Phân Xưởng Sàng Tuyển Phân Xưởng Khai Thác lộ thiên Phân Xưởng Vật Liệu XD Phân Xưởng Vận Tải Phân Xưởng Cơ Điện Phân Xưởng Hầm Lò 39 * Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty Giám đốc Công ty Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên về hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật, là người có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến người lao động, đến chiến lược, chiến thuật sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc kinh doanh Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định trong luật Doanh nghiệp. Phụ trách công tác bán hàng, vận chuyển hàng hóa, công tác nguyên nhiên liệu, công tác triển lãm, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất mỏ. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, theo dõi đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng. Chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong Công ty. Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc cụ thể tại phòng kỹ thuật, phòng điều khiển sản xuất và phòng xây dựng cơ bản. Phó giám đốc kinh tế Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch và thực hiện luật kế toán, thống kê, quản lý các hoạt động hạch toán, kế toán, các hoạt động tài chính thống kê. Phó giám đốc cơ điện Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quản lý vận hành, sửa chữa, gia công chế tạo an toàn hệ thống thiết bị điện lý, cơ khí vận tải, các sản phẩm cơ khí, chế tạo, sửa chữa máy mỏ, sửa chữa các thiết bị vận tải trong toàn Công ty. Phó Giám đốc Chế độ đời sống Quản lý điều hành lĩnh vực chế độ chính sách đời sống, triển khai điều lệ của công ty, các quy chế, quy định nội bộ công ty và các văn bản pháp chế khác trong lĩnh vực 40 quản trị hành chính, văn phòng, công tác ytế, văn thể và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Phòng kinh doanh Tổng hợp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ than, điều tra nắm bắt kịp thời nhu cầu, khả năng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời để duy trì và ổn định thị trường truyền thống, phát triển và mở rộng thị trường mới Phòng vật tư Tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch vật tư, nguyên nhiên liệu, thuốc nổ, vật liệu nổ và đăng ký chỉ tiêu kế hoạch sử dụng với tập đoàn. Tổ chức cung ứng vật tư đầy đủ kịp thời các loại vật tư kỹ thuật đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty hoạt động có hiệu quả. Phòng kỹ thuật Chỉ đạo quản lý công nghệ sản xuất, lập các quy trình, biện pháp kỹ thuật công nghệ khai thác hầm lò, lộ thiên, đào lò cho các Phân xưởng. iểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các quy trình và các quy phạm về công tác thông gió, kiểm soát khí, bụi mỏ và an toàn khác. Lập kế hoạch điều tra cơ bản, khảo sát thăm dò, chủ trì xét duyệt các các phương án báo cáo địa chất. Thực hiện, hướng dẫn công tác cập nhật Địa chất, Trắc địa, xây dựng cơ sở giữ kiện Địa chất, lập bản đồ nham thạch, bản đồ địa hình... Phòng điều khiển sản xuất iểm tra giám sát điều hành đôn đốc các phân xưởng thực hiện nghiêm túc hoàn thành kế hoạch sản xuất của từng ngày làm theo kế hoạch giao.Tổ chức thường trực 3 ca công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ, tiếp nhận, xử lý ban đầu các thông tin về sản xuất, về an toàn, có tính hợp lý chặt chẽ về bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản. Phòng xây dựng cơ bản Tổ chức lập các dự án quy hoạch xây dựng mặt bằng, vật kiến trúc, dự án cải tạo môi trường, các phương án sửa chữa tài sản. Tham gia lập các dự án thử nghiệm, áp dụng 41 công nghệ tiên tiến, thiết bị có công suất cao, đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động phù hợp với kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành than, của Công ty. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường, phòng chống sự cố môi trường hàng năm và dài hạn của Công ty. Xây dựng kế hoạch sửa chữa tài sản, các hạng mục công trình thuộc chuyên ngành kiến trúc, nhà xưởng, kho tàng dân dụng trên mặt bằng công nghiệp. Phòng kế toán Thu xếp huy động vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phối hợp hướng dẫn, huy động vốn ở Công ty tài chính. Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm soát công nợ, cho vay thanh toán, bảo lãnh thanh toán của Công ty. Lập các báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán đầu tư, báo cáo tài chính của Công ty Phòng hạch toán Lập, giao kế hoạch và thanh quyết toán tiền lương hàng tháng, quý và cả năm cho các đơn vị trực thuộc. Tổ chức công tác hạch toán kế toán ở Công ty và phối hợp hướng dẫn hạch toán các Phân xưởng. Tổ chức thanh toán nghiệp vụ mua, bán sản phẩm và dịch vụ kể cả thanh toán bù trừ trong nội bộ Công ty. Phòng cơ điện và phòng vận tải Tham gia công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức lập và thẩm định chiến lược, quy hoạch phát triển cơ khí, cơ điện, vận tải, các báo cáo nghiên cứu khả thi, dự toán tổng hợp, hồ sơ mời thầu, kết quả xét thầu các dự án phát triển cơ khí, cơ điện, vận tải. Tổ chức xây dựng quy trình vận hành hệ thống điện, hệ thống khí nén, các thiết bị cơ điện mỏ, vận tải nội bộ mỏ, quản lý các hệ thống và các thiết bị nói trên. Tổ chức lập, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn, phòng ngừa sự cố, kế hoạch bảo chì , bảo dưỡng, sửa chữa hiệu chỉnh, kiểm định các hệ thống và thiết bị nói trên. Phòng hành chính Quản lý nghiệp vụ công tác hành chính, công tác văn thư, lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu theo quy định. Quản lý theo dõi tình trạng sức khoẻ của toàn bộ CBCNV trong Công ty. Phòng tổ chức 42 Tổng hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong Công ty, đề xuất phương án đề bạt, sắp xếp, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương cán bộ, đề xuất việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ.Tổ chức xây dựng các quy chế, quy định về công tác cán bộ, công tác tổ chức quản lý. Hướng dẫn và tổ chức thi nâng ngạch, bậc chuyên môn, nghiệp vụ trong Công ty. Tuyển dụng dụng lao động theo đúng quy định của Công ty. Phòng an toàn Xây dựng kế hoạch AT&BHLĐ năm cùng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ an toàn, bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật, của Tập Đoàn, của Công ty.Trực tiếp quản lý công tác an toàn trong lĩnh vực khai thác, vận chuyển, sàng tuyển than và quản lý cấp cứu mỏ.Quản lý công tác môi trường trong toàn Công ty. 2.1.3 Kết quả hoạt động và định hướng phát triển 2.1.3.1 Kết quả hoạt động Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Mà một trong những yếu tố phụ thuộc quan trọng nhất là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu có một kết quả kinh doanh tốt sẽ là động lực giúp việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tốt hơn. Dưới đây là bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than hánh Hòa trong 3 năm 2016 đến 2018. Bảng 2.1 ết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2016-2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tổng Doanh thu Tr.đ 658.003,24 653.811,20 723.539,89 2 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 35.434,11 35.034,63 39.132,13 3 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 28.264,62 27.978,74 31.192,50 4 Số lượng CBCNV Người 698 642 609 5 Thu nhập bình quân Tr.đ 7.125 7.040 7.534 (Nguồn: Phòng kế toán) 43 Từ bảng kết quả trên có thể thấy doanh thu của Công ty biến đổi qua từng năm năm 2017 giảm so với năm 2016 là 4,192 tỷ đồng tức 0,63%. Tuy nhiên đến năm 2018 doanh thu tăng mạnh so với năm 2016 là 69,728 tỷ đồng tăng khoảng 10,67% so với năm 2017. Đi kèm với việc doanh thu năm 2018 tăng mạnh so với những trước, lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng tăng khoảng 11,5%. Doanh thu năm 2018 tăng mạnh có thể là do cuối năm 2017 Công ty Than hánh Hòa đã giải phóng mặt bằng thành công tại bãi thải phía Tây thuộc xóm Ngò, xã An hánh, huyện Đại Từ đã chậm chễ từ nhiều năm nay. 2.1.3.2 Định hướng phát triển Mục tiêu chung lâu dài hạn là nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Than hánh Hòa, nâng cao đời sống, văn hóa, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công bằng dân chủ, môi trường làm việc được cải thiện và bảo vệ. Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách nhà nước, ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn khâu tiếp thị marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới. 2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Than Khánh Hòa 2.2.1 Quy mô nhân lực của Công ty Quy mô của nhân lực là số lượng cán bộ công nhân viên làm viêc trong công ty. Quy mô muốn chỉ về mặt số lượng công nhân viên đang làm việc trong công ty nhiều hay ít, hay thể hiện nguồn lực của công ty. Quy mô nhân lực của Công ty trong 3 năm vừa qua được cho dưới bảng sau. 44 Bảng 2.2 Quy mô nhân lực của Công ty trong 3 năm 2016-2018 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL ( người) Tỷ lệ (%) SL ( người) Tỷ lệ (%) SL ( người) Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ 698 100 642 100 609 100 LĐ gián tiếp 154 22.06 147 22.90 127 20.85 LĐ trực tiếp 544 77.94 495 77.10 482 79.15 LĐ nam 475 68.05 443 69.00 417 68.47 LĐ nữ 223 31.95 199 31.00 192 31.53 (Nguồn: Phòng tổ chức) Từ bảng số liệu trên dễ thấy quy mô nhân lực của Công ty tương đối lớn. Số lao động chủ yếu là lao động trực tiếp chiếm trên 70% tổng lao động do Công ty là công ty khai thác và gom than cứng công việc chủ yếu phải thực hiện ngoài moong khai thác. Ngoài các công việc sử dụng máy móc cần có cả sức người. Số lao động còn lại chủ yếu là bộ phận văn phòng và quản lý. Tổng số lao động của Công ty giảm qua các năm từ 698 người năm 2016 đến năm 2017 là 642 người và đến năm 2018 chỉ còn 609 người. Nguyên nhân giảm được giải thích do đặc thù khách quan ngành than có môi trường làm việc độc hại nên việc tuyển và giữ lao động có tay nghề cao còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động trực tiếp cũng chiếm trên 70% tổng số lao động còn lại là khối lao động gián tiếp tai văn phòng Công ty. Do đặc thù của ngành than nên lao động chủ yếu là nam giới chiếm khoảng 68%, số ít còn lại là lao động nữ chủ yếu là nhân viên phục vụ và nữ nhân viên làm tại văn phòng công ty chỉ có 1 số ít nữ giới tham gia lao động sản xuất trực tiếp. Tuy lao động nữ trong Công ty ít hơn những cũng nên chú trọng đến các chế độ chính sách cho lao động nữ. 45 Hình 2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty trong năm 2016- 2018 Dựa vào hình 2.2 nhận thấy độ tuổi lao động của Công ty chủ yếu từ 30 tuổi đến 50 tuổi chiếm khoảng 70% tổng số lao động của Công ty. Số lượng lao động trong độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp và giảm dần qua các năm. Chứng tỏ NNL của Công ty Than Khánh Hòa tương đối trẻ, đây là lực lượng có sức khỏe, có sự sáng tạo, dễ dàng tiếp nhận cái mới mẻ. Tuy nhiên kinh nghiệm trong công việc lại chưa có nhiều. Đây cũng là lợi thế nhưng cũng là thách thức đối với Công ty. 2.2.2 Thực trạng về năng lực của người lao động Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá người lao động bởi đây là điều kiện giúp người lao động tiếp thu, vận dụng sáng tạo trong quá trình làm việc và lao động trong doanh nghiệp. Tại Công ty Than Khánh Hòa, sự thay đổi của trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng số liệu sau: 46 Bảng 2.3 Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động trong Công ty năm 2016-2018 Trình độ 2016 2017 2018 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Thạc sỹ 3 0.43 3 0.47 5 0.82 Đại học - Cao đẳng 93 13.32 89 13.86 88 14.45 Trung cấp 57 8.17 55 8.57 49 8.05 Công nhân kỹ thuật 456 65.33 412 64.17 388 63.71 Lao động phổ thông 89 12.75 83 12.93 79 12.97 Tổng lao động 698 100.00 642 100.00 609 100.00 (Nguồn: Phòng tổ chức) Từ bảng số liệu trên ta thấy số lao động có trình độ sau đại học của Công ty còn ít từ 3-5 người, số lao động có trình độ lao động phổ thông còn khá nhiều tính đến năm 2018 là 79 người chiếm 12,97%. Đây là một con số khá lớn một phần do đặc thù công việc công ty có phân xưởng sàng tuyển và khối phục vụ chủ yếu là lao động phổ thông. Ngoài ra, có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ trình độ đại học, cao đẳng và sau đại học có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ lao động phổ thông có xu hướng giảm. Đây là một tín hiệu tích cực chứng tỏ Công ty đã bắt đầu có những bước quan tâm đến trình độ của người lao động để bắt kịp xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội. Ngoài trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ các kỹ năng phụ trợ cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng góp phần hoàn thiện công việc cho người lao động một cách nhanh chóng, chính xác. Các kỹ năng mềm trong làm việc nhóm giúp xoa dịu những xung đột phát sinh trong quá trình làm việc; kỹ năng giao tiếp giúp người lao động truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu và chính xác; kỹ năng quản lý thời gian giúp người lao động sắp xếp bố trí công việc một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra với một số lao động đặc thù kỹ năng ngoại ngữ, tin học có thể không quan trọng 47 nhưng với một nhóm lao động khác thì đây lại là kỹ năng cần thiết không thể thiếu giúp người lao động hoàn thành công việc của mình. Bảng 2.4 Số lao động thành thạo các kỹ năng phụ trợ năm 2016-2018 Các kỹ năng cần thiết 2016 2017 2018 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Có trình độ tiếng anh đáp ứng nhu cầu công việc 3 0.43 3 0.47 5 0.82 Có trình độ tin học đáp ứng được nhu cầu công việc 45 6.45 42 6.54 44 7.22 Đã qua lớp đào tạo về kỹ năng làm việc 230 32.95 234 36.45 245 40.23 Đã qua lớp đào tạo về kỹ năng quản lý, lãnh đạo 20 2.87 22 3.43 26 4.27 Tổng lao động 698 100 642 100 609 100 (Nguồn: Phòng tổ chức) Dễ dàng nhận thấy số lao động đã qua các lớp kỹ năng cần thiết chưa cao, tỷ lệ còn thấp, tuy nhiên số lượng lao động đã được đào tạo thêm các kỹ năng phụ trợ đều tăng qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của các kỹ năng phụ trợ trong thực hiện công việc của lao động. Các kỹ năng phụ trợ này đều cần thiết, tùy thuộc vào công việc chức năng mà kỹ năng nào đó đóng vai trò quan trọng hơn với người lao động. Do đó ngoài việc nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ Công ty cũng cần quan tâm hơn đến đào tạo những kỹ năng phụ trợ cho người lao động. 2.2.3 Thực trạng về sức khỏe của người lao động Sức khoẻ là tài sản quý của con người. Thể chất và tinh thần người lao động phát triển hài hoà sẽ tạo nên sức khoẻ tốt cho con người. Sức khoẻ thể chất là sự cường tráng, khả năng lao động chân tay; sức khoẻ tinh thần chỉ sự hoạt động của thần kinh, thể 48 hiện trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn, thể hiện tính tương thức với môi trường xã hội. Sức khỏe NNL có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân người lao động khi họ tham gia hoạt động kinh tế cũng như khi chưa tham gia hoạt động kinh tế, trong học tập cũng như trong các công việc nội trợ của bộ phận không tham gia hoạt động kinh tế, sức khỏe cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo trong công việc và học tập. Căn cứ vào các chỉ tiêu trên để phân loại sức khỏe thành 5 loại theo Quyết định số 1613/ QĐ-BYT ban hành ngày 15/8/1997 của Bộ Y Tế về tiêu chuẩn sức khỏe – phân loại để khám tuyển, khám định kỳ: Loại I: Rất khỏe; Loại II: Khỏe; Loại III: Trung bình; Loại IV: Yếu; Loại V: Rất yếu. Ngành than là ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ than đều có điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, người lao động phải làm việc dưới moong, hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than, đá, kim loại (cadimi, man gan...), phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại hơi khí độc CH4, CO, CO2, TNT. Người lao động khai thác luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí mêtan và mắc các bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic, amiăng nghề nghiệp, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc cadimi, man gan nghề nghiệp, bênh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ Lao động trong Công ty than Khánh Hòa cũng không thể tránh được tình trạng chung mắc các bệnh nghề nghiệp đặc thù của ngành than. Các bệnh nghề nghiệp mà người lao động tại công ty Than hành Hòa thường gặp đó là: - Nhóm I : Bệnh về phổi và viêm phế quản mãn tính gồm: Bệnh phổi silic nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi amiăng nghệ nghiệp; Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. 49 - Nhóm II : Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc man gan nghề nghiệp. - Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý: Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; Bệnh rung cục bộ tần số cao; Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân. - Nhóm IV: Các bệnh về da liễu nghề nghiệp: Bệnh nấm da. Bảng 2.5 Thống kê tình hình sức khỏe của người lao động tại Công ty năm 2016-2018 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số LĐ được khám 698 100 642 100 609 100 Xếp loại sức khỏe Loại I: Rất khỏe 90 12.89 94 14.64 92 15.11 Loại II: Khỏe 350 50.14 318 49.53 296 48.60 Loại III: Trung bình 257 36.82 229 35.67 221 36.29 Loại IV: Yếu 1 0.14 1 0.16 0 0 Loại V: Rất yếu 0 0 0 0 0 0 Các bệnh nghề nghiệp Nhóm I 25 3.58 27 4.21 26 4.27 Nhóm II 3 0.43 3 0.47 4 0.66 Nhóm III 18 2.58 22 3.43 24 3.94 Nhóm IV 2 0.29 3 0.47 3 0.49 ( Nguồn: Phòng hành chính) Từ số liệu trên cho thấy số lượng lao động có sức khỏe xếp loại I, loại II, loại III của Công ty chiếm đa số và có tỷ lệ tăng qua các năm. Trong Công ty không có lao động nào xếp loại rất yếu. Tuy nhiên vẫn có lao động xếp loại yếu nhưng đến năm 2018 đã không còn lao động xếp loại yếu và rất yếu nữa. Thực trạng nhóm bệnh nghề nghiệp tại Công ty cho thấy nhóm bệnh về phổi và viêm phế quản chiếm tỷ trọng người lao động mắc cao nhất, sau đó là nhóm bệnh do yếu tố vật lý. Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp đang có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do đặc thù công việc khai thác than phải làm việc trong môi trường 50 độc hại, nhiều bụi than và ô nhiễm tiếng ồn do khoan, nổ mìn, tiếng máy móc vận hành Công ty Than hánh Hòa cần kịp thời nhận diện những căn bệnh nghề nghiệp mà ngành than thường mắc phải từ đó đưa ra những giải pháp giúp chăm lo sức khỏe người lao động, giúp họ yên tâm công tác. 2.2.4 Thực trạng về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tăng hiệu suất công việc, người lao động ngoài trình độ chuyên môn, các kỹ năng mềm người lao động còn cần có ý thức, trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao, thái độ ứng xử với cấp trên, với đồng nghiệp; tinh thần làm việc nhóm, hợp tác với đồng nghiệp Thực trạng về ý thức làm việc và việc tuân thủ nội quy kỷ luật lao động của người lao động Công ty được thể hiện qua các bảng phân tích sau. Bảng 2.6 Thực trạng ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2016- 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tỷ lệ lao động đi muộn về sớm 9,3% 8,7% 8,4% Tỷ lệ vi phạm nội quy kỷ luật lao động 4,5% 3,9% 3,7% ( Nguồn: Phòng hành chính) Từ bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ lao động đi muộn của Công ty giảm dần theo các năm từ 2016 tỷ lệ là 9,3 % tới năm 2017 thì giảm xuống còn 8,7%. Sang năm 2018 thì giảm chỉ còn 8,4% điều này cho thấy tình trạng lao động đi muộn về sớm đã giảm dần tức ý thức của người lao động đã tốt hơn. Tuy nhiên, việc tuân thủ đúng thời gian làm việc là yêu cầu tiên quyết giúp đảm bảo năng suất lao động. Từ những số liệu trên ta cũng dễ dàng nhận thấy tỷ lệ lao động vi phạm nội quy kỷ luật đang giảm dần năm 2016 là 4,5%, sang năm 2017 giảm còn 3,9%, tới năm 2018 giảm còn 3,7%. Điều này cho thấy ý thức tuân thủ kỷ luật lao động đã tăng lên tuy nhiên mức vi phạm kỷ luật năm 2018 vẫn là 3,7% và chủ yếu mức vi phạm kỷ luật chủ yếu là: hông mang đồ bảo hộ như không đội mũ bảo hộ, không đeo khẩu trang; Nghỉ làm không xin phép. 51 Đối với ngành than việc tuân thủ kỷ luật lao động là tuyệt đối, quan trọng. Việc đảm bảo an toàn lao động trong khai thác than là yêu cầu trên hết, bởi không chỉ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo cho an toàn tính mạng con người. Chính bởi tầm quan trọng của việc tuân thủ an toàn lao động nên Công ty Than Khánh Hòa cần tuyên truyền, nâng cao tư tưởng của người lao động trong việc chấp hành nội quy kỷ luật lao động. 2.2.4 Thực trạng về kết quả thực hiện công việc của người lao động Có thể nói kết quả thực hiện công việc là căn cứ quan trọng nhất đánh giá chất lượng lao động cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua kết quả thực hiện công việc, người sử dụng lao động sẽ đánh giá được hiệu quả làm việc của người mình thuê, sự phù hợp của người lao động với công việc được giao. Tại Công Than Khánh Hòa kết quả thực hiện công việc được đánh giá thông qua 4 mức độ: Bảng 2.7 Bảng kết quả đánh giá thực hiện công việc của Công ty năm 2016- 2018 Tiêu chuẩn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Hoàn Thành xuất sắc nhiệm vụ 20 2.87 19 2.96 18 2.96 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 578 82.81 532 82.87 505 82.92 Hoàn thành nhiệm vụ 97 13.90 89 13.86 85 13.96 hông hoàn thành nhiệm vụ 3 0.43 2 0.31 1 0.16 Tổng 698 100 642 100 609 100 ( Nguồn: Phòng tổ chức) Dựa vào bảng số liệu trên nhận thấy kết quả đánh giá thực hiện công việc trong Công ty được chia làm 4 mức và mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần qua các năm. Mức “ hông hoàn thành nhiệm vụ” vẫn còn tồn tại song chỉ chiếm tỷ trọng ít và đang giảm dần qua các năm, năm 2016 là 0,43% đến năm 2017 giảm còn 0,31%, năm 2018 còn 0,16%. Mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tuy số 52 lượng giảm đi những tỷ lệ vẫn tăng qua các năm. Từ đây cho thấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_tai_cong_ty_than.pdf
Tài liệu liên quan