Luận văn Năng lực công chức tư pháp – Hộ tịch cấp xã ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC Tư

PHÁP – HỘ TỊCH . 9

1.1. Công chức cấp xã và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. 9

1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã và công chức Tư pháp – Hộ tịch

cấp xã. 9

1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. 11

1.1.3. Nhiệm vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. 13

1.1.4. Quy định về tiêu chuẩn của công chức Tư pháp – Hộ tịch. 22

1.2. Năng lực của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. 24

1.2.1. Quan niệm về năng lực . 24

1.2.2. Năng lực thực thi công vụ. 26

1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực của công chức Tư pháp – Hộ tịch

cấp xã. 27

1.3.1. Kiến thức của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. 27

1.3.2. Mức độ thành thạo các kỹ năng trong giải quyết công việc của

công chức Tư pháp – Hộ tịch. 29

1.3.3. Thái độ ứng xử, cách thức thực thi công việc của công chức Tư

pháp – Hộ tịch . 31

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của công chức Tư pháp – Hộ

tịch cấp xã . 33

1.4.1. Cơ chế hình thành công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. 33

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực công chức tư pháp – Hộ tịch cấp xã ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình tại 07 xã, thị trấn. Duy trì 100% các xã, thị trấn đạt chuân Quốc gia về y tế năm 2019, hướng dẫn các xã hoàn thiện hồ sơ công nhận lại xã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế. Với sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, công tác giảm nghèo được thực hiện hiệu quả, an sinh xã hội được thực hiện đảm bảo. Triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2019, đã thực hiện hỗ trợ 07 hộ thoát nghèo với kinh phí hỗ trợ là178 triệu đồng từ nguồn xã 48 hội hóa của huyện. Tính đến nay, toàn huyện đã giảm 144 hộ, còn 109 hộ, tỷ lệ 0,22% (kế hoạch giao duy trì 253 hộ, tỷ lệ 0,46%). Thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,5% so với kế hoạch vượt 2,5%. Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên, hoạt động xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em được triển khai tích cực, đối tượng trẻ em nghèo, tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường xuyên quan tâm, giúp đỡ. Nhìn chung, những điều kiện tự nhiên, dân số, sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã có một phần ảnh hưởng tới năng lực của đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã ở đây, cụ thể như sau: Những tác động tích cực Sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, những thay đổi, cải cách về chế độ chính sách đối với công chức cấp xã nói chung và công chức Tư pháp – Hộ tịch nói riêng đã và đang giúp cho đời sống vật chất của công chức dần ổn định và nâng cao, giúp công chức ngày càng yên tâm công tác và tập trung vào công tác chuyên môn của mình. Cùng với sự phát triển của kinh tế điều kiện cơ sở vật chất để công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã thực hiện công việc cũng được đảm bảo hơn như: máy móc, bàn ghế, trang thiết bị, phòng làm việc đều được cải thiện. Công chức cấp xã của huyện chủ yếu là người địa phương, có sự am hiểu về kinh tế, xã hội; phong tục tập quán, văn hóa ở địa phương; trực tiếp xây dựng và phát triển các phong trào tạo nên sự tin tưởng và ủng hộ nhân dân. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đội ngũ công chức cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội nói chung, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã của huyện nói riêng ngày càng được củng cố, hoàn thiện và nâng cao về cả số lượng và 49 chất lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận, quản lý nhà nước được quan tâm nhiều hơn. Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã có điều kiện tiếp cận, nắm bắt, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm của cấp trên và các địa phương khác, đây là thuận lợi cơ bản, là động lực để nâng cao năng lực của đội ngũ này. Bên cạnh đó, trước yêu cầu phát triển một cách nhanh chóng và phức tạp về mọi mặt nhất là các vấn đề liên quan đến kinh tế, đất đai, dân số, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội yêu cầu mỗi người công chức Tư pháp – Hộ tịch cần tự trang bị, cập nhật cho bản thân những kiến thức mới, luôn có thái độ tích cực trong học tập, bồi dưỡng kiến thức, tự hoàn thiện bản thân, các kỹ năng để xử lý trước mọi tình huốngnhằm đáp ứng được mọi yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Những tác động tiêu cực Huyện Quốc Oai có tổng số 20 xã và 01 thị trấn, chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp, đời sống nhân dân trong những năm gần đây dần được cải thiện tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nhất là trong nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên công việc của đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch còn gặp nhiều vướng mắc trở ngại. Phần lớn công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã của huyện Quốc Oai được luân chuyển từ vị trí cán bộ đoàn thể sang cho nên trình độ chuyên môn còn hạn chế, khả năng thích ứng và giải quyết công việc của họ còn gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu công việc mới. Thêm vào đó một số công chức lại là người ngoài địa phương được luân chuyển đến công tác tại các xã khác, điều đó khiến họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phân công nhiệm vụ và giải quyết công việc. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường còn kéo theo một bộ phận cán bộ, công chức nói riêng và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp 50 xã huyện Quốc Oai nói riêng có những biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyềnNhững điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 2.2. Thực trạng năng lực công chức Tƣ pháp – Hộ tịch cấp xã ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 2.2.1. Số lượng, cơ cấu, chất lượng của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Qua báo cáo tổng hợp, rà soát đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội tính đến tháng 12/2019, huyện Quốc Oai có 20 xã và 01 thị trấn với 41 công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. - Về thời gian làm công tác Tư pháp – Hộ tịch Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thời gian làm công tác Tư pháp – Hộ tịch của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Nguồn: Phòng Tư pháp huyện Quốc Oai năm 2019) + Dưới 5 năm: 11 người (chiếm 26,9%) + Từ 5 đến 10 năm: 25 người (chiếm 61%) + Trên 10 năm: 05 người (chiếm 12,1%) Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm 51 - Về độ tuổi Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Nguồn: Phòng Tư pháp huyện Quốc Oai năm 2019) + Dưới 30 tuổi: 06 người (chiếm 14,63%) + Từ 30 đến 40 tuổi: 11 người (chiếm 26,8%) + Từ 40 đến 50 tuổi: 12 người (chiếm 29,26%) + Trên 50 tuổi: 12 người (chiếm 29,26%) Nhìn vào thời gian công tác và độ tuổi của công chức Tư pháp – Hộ tịch có thể thấy đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai khá trẻ, số công chức lớn tuổi và có thời gian công tác lâu có nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ tích cực cho những cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong giải quyết công việc. Nhiều công chức trẻ tạo ra đội ngũ công chức nguồn kế cận đối với những công chức đã lớn tuổi, thêm vào đó sự đan xen về độ tuổi và kinh nghiệm công tác là điều kiện để Dưới 30 tuổi Từ 30 tuổi đến 40 tuổi Từ 40 tuổi đến 50 tuổi Trên 50 tuổi 52 phát huy, bổ sung cho nhau những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế góp phần thực hiện một cách hiệu quả của mỗi độ tuổi công tác, như nhanh nhạy trong việc năm bắt những kiến thức mới, cập nhật các văn bản mới, sự năng động và sức khỏe của lớp trẻ kết hợp với kinh nghiệm, sự thận trọng của những người nhiều tuổi. Do đặc thù riêng công việc của công chức Tư pháp – Hộ tịch là những người gần dân nhất, trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính của người dân, những phát sinh tại địa phương nên đòi hỏi công chức Tư pháp – Hộ tịch ngoài những kiến thức chuyên môn được đào tạo ở trường lớp còn cần phải có kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, thận trọng trong giải quyết công việc, bám sát các hoạt động tại địa phương để nắm bắt những tình huống phát sinh, những sự kiện liên quan đến tư pháp, hộ tịch, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân là yếu tố quan trọng. Yêu cầu đặt ra trong việc sắp xếp, luân chuyển, bổ nhiệm và sử dụng công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã cần được bố trí đan xen, hài hòa giữa độ tuổi và năm kinh nghiệm để phát huy được những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. - Về giới tính + Nữ: 11 người (chiếm 26,8%) + Nam: 30 người (chiếm 73,2%) - Về trình độ văn hóa Trình độ văn hóa công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai là 41/41 công chức chiếm 100% số công chức tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, không có công chức nào còn ở trình độ tiểu học và trung học cơ sở. 53 2.2.2. Kiến thức chuyên môn của đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã - Về trình độ chuyên môn Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (Nguồn: Phòng Tư pháp huyện Quốc Oai năm 2019) + Đại học luật: 20 người (chiếm 48,78%) + Đại học khác: 15 người (chiếm 36,58%) + Trung cấp luật: 06 người (chiếm 14,62%) Qua đây có thể thấy trình độ chuyện môn của đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai khá cao, với 35/41 công chức có bằng tốt nghiệp đại học và trong đó có 20 công chức có bằng đại học luật. Có 06 công chức có trình độ trung cấp luật. Tuy nhiên, trong tổng số công chức Tư pháp – Hộ tịch có bằng đại học đa phần là được đào tạo tại chức và đào tạo từ xa, chỉ một số là được đào tạo hệ chính quy. Điều đó cho thấy đội ngũ này chỉ hoàn thiện chất lượng về mặt bằng cấp mà thiếu hoàn thiện, nâng cao về mặt chuyên môn. Việc học thật, Đại học luật Đại học khác Trung cấp luật 54 học giả, bằng thật, bằng giả hiện nay chỉ xuất phát từ thực tiễn xã hội đang quá chú trọng đến bằng cấp, sắp xếp công việc theo bằng cấp mà không phải theo năng lực. Có thể thấy, theo tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với công chức Tư pháp – Hộ tịch vẫn chưa được đảm bảo chặt chẽ. Trong 100% công chức thì có đến 85,36% có trình độ đại học, còn lại là trình độ trung cấp, tuy nhiên 85,36% trình độ đại học này lại chủ yếu là được đào tạo từ xa hoặc đào tạo tại chức vì phần lớn công chức cấp xã huyện Quốc Oai đều do các chức danh khác chuyển sang, không được đào tạo chính quy cũng như có những kiến thức mang tính nền tảng của công chức Tư pháp – Hộ tịch, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện công việc cũng như kết quả công việc mà công chức đó được giao. Qua đây cũng cho thấy việc tuyển dụng, sử dụng công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã của huyện Quốc Oai vẫn chưa bám vào thực tế quy định về tiêu chuẩn. Việc đa phần công chức chưa được đào tạo đại học bài bản, chính quy khiến số công chức này cùng công chức có trình độ trung cấp mất nhiều thời gian để học hỏi, nghiên cứu các văn bản luật và giải quyết các công việc hàng ngày. - Về lý luận chính trị 100% công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai đều có trình độ từ sơ cấp trở lên với 29 người có bằng trung cấp lý luận chính trị (chiếm 70,7%). Theo tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã sau khi được tuyển dụng, bổ nhiệm sẽ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị nhằm trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về lập trường tư tưởng, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để hỗ trợ kiến thức chuyên môn. Với 29 người có bằng trung cấp lý luận chính trị về cơ bản đã đáp ứng được tiêu chuẩn quy định về các nhiệm vụ hiện nay. Bởi vì, công chức Tư pháp – Hộ tịch là những người trực tiếp đưa các chủ trương, 55 đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống nên đòi hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững lập trường, kiên định trước mọi tình huống, hoàn cảnh. Trong bối cảnh hiện nay khi tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh, sự gia tăng dân số cơ học lớn, kinh tế thị trường phát triển mạnh, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nói chung và công chức Tư pháp – Hộ tịch nói riêng đã có những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, gây mất lòng tin với quần chúng nhân dân. Do đó, nâng cao trình độ chính trị là đòi hỏi mang tính bắt buộc đối với công chức và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện công việc được giao. Giúp họ thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, tự chỉnh đốn bản thân, tự tạo cho mình một phương pháp làm việc khoa học góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. - Về nghiệp vụ tư pháp, hộ tịch và kiến thức quản lý nhà nước Ngoài các tiêu chuẩn chung mà bất kỳ công chức nào cũng phải đảm bào theo quy định trong Nghị định số: 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn và tiêu chuẩn cụ thể được quy định trong Thông tư số: 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thì công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể là điều kiện gắn với vị trí việc làm cụ thể. Nó thể hiện tính chất, đặc điểm riêng của từng ngành mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. Hàng năm, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp cùng Học viện Tư pháp mở các lớp đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ tư pháp, hộ tịch cho đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã nhằm cập nhật, bổ sung những kiến thức mới, văn bản mới giúp đội ngũ này không bị động trước mọi tình huống. 56 Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cũng vô cùng quan trọng, bởi việc cung cấp kiến thức quản lý nhà nước cung cấp cho công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động của hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của các cán bộ, công chức. - Về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học + Về trình độ ngoại ngữ: 25/41 người có chứng chỉ (chiếm 60,97%) + Về trình độ tin học: 29/41 người có chứng chỉ (chiếm 70,7%) Có thể nói, công nghệ thông tin và ngoại ngữ đang là công cụ thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của cả thế giới. Trong hoạt động quản lý nhà nước trình độ công nghệ thông tin là đòi hỏi bắt buộc đối với cán bộ, công chức nói chung và công chức Tư pháp – Hộ tịch nói riêng. Khi mà các thủ tục hành chính được thực hiện giải quyết thông qua môi trường mạng, cả nước và các tỉnh, thành phố ứng dụng cổng dịch vụ công trực tuyến để hạn chế giấy tờ, thời gian, tiết kiệm cho cá nhân, tổ chức thì trình độ công nghệ thông tin là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi cán bộ, công chức. Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai hiện có 29/41 người có chứng chỉ về trình độ tin học, có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học để áp dụng vào xử lý công việc chuyên môn cụ thể. Số còn lại tập trung vào các công chức có độ tuổi trên 50 tuổi nên hạn chế trong quá trình cập nhật, thu thập thông tin, soạn thảo văn bản, phải phụ thuộc vào người khác trong quá trình giải quyết các công việc liên quan đến công nghệ thông tin do đó ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc. Hiện nay, hầu hết các thủ tục hành chính, việc nhập, lưu trữ hồ sơ, số liệu tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện lưu trên sổ sách và lưu trên máy tính, do đó đều phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin mới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc, nhất là việc đăng ký các sự kiện hộ tịch ở cấp xã khi thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai dịch vụ công trực tuyến lĩnh 57 vực hộ tịch cấp xã bắt đầu từ ngày 18/12/2016 và ứng dụng phần mềm một cửa dùng chung 3 cấp từ ngày 01/01/2019. Về trình độ ngoại ngữ, số lượng công chức có chứng chỉ ngoại ngữ là 25/41 người. Tuy nhiên ,thực tế cho thấy công việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã không đòi hỏi quá nhiều về trình độ ngoại ngữ, công việc ở cấp xã ít phải tiếp xúc và sử dụng đến ngoại ngữ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trình độ ngoại ngữ không được chú trọng. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc bổ sung, trau dồi kiến thức ngoại ngữ là vô cùng quan trọng, và cũng là một lợi thế trong việc xử lý công việc. Như vậy, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học hiện nay là một đòi hỏi cấp bách và cần được quan tâm trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng công chức. 2.2.3. Kỹ năng giải quyết công việc Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị để hoàn thành tốt công việc đòi hỏi công chức Tư pháp – Hộ tịch phải có kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng đó là sự tổng tổng hợp các kỹ năng như: phân tích, tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng lắng nghe, thuyết trình, kỹ năng tiếp công dânKỹ năng giải quyết công việc là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của công chức, thể hiện sự chuyên nghiệp, hiệu quả trong thực thi công vụ. Năng lực công tác phải luôn gắn liền với kỹ năng giải quyết công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn mà công chức đảm nhận. Đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai hiện đang được trẻ hóa, được tuyển dụng thông qua kỳ thi Công chức cấp xã, phường thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014 với 10 người, số công chức được đào tạo thí điểm 1000 công chức nguồn nhằm đáp ứng nhu cấu về nhân sự chất lượng cao trên điạ bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số: 5485/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Đề án thí điểm Đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 – 2015 được phân công nhiệm vụ tại các xã huyện Quốc Oai là 09 người, đây là số công chức chất lượng, được đào tạo bài bản với trình độ lý 58 luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước với đầy lòng nhiệt huyết. Điều này giúp họ thuận lợi trong việc áp dụng công nghệ thông tin, cập nhật các văn bản mới trong giải quyết công việc nhanh và hiệu quả như: thời gian đăng ký các sự kiện hộ tịch nhanh hơn, công tác quản lý hộ tịch chặt chẽ và khoa học hơn, việc quản lý văn bản và xử lý văn bản đi, đến trên môi trường mạng hiệu quả, cập nhật số liệu và phối hợp về vấn đề chuyên môn với các xã, với Phòng Tư pháp nhanh, nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hạn chế của đội ngũ công chức trẻ này lại là có rất ít kinh nghiệm nhất là trong việc tiếp công dân, xử lý đơn tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh và thiếu linh hoạt trong giải quyết công việc, dập khuôn máy móc, cứng nhắc. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch trong những năm gần đây tại 21 xã, thị trấn đã cho thấy chất lượng của đội ngũ công chức trẻ nói chung và hiệu quả của Đề án 1000 công chức nguồn của thành phố Hà Nội nói riêng đã đem lại những kết quả tích cực. Theo số liệu báo cáo của Phòng Tư pháp huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, số vụ việc đăng ký sự kiện hộ tịch tại bộ phận tư pháp hộ tịch cấp xã trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, thời gian giải quyết nhanh, số vụ việc tồn đọng và quá hạn giải quyết giảm mạnh. Điểu này cho thấy công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai ngày càng được nâng cao về cả số lượng lẫn chất lượng. Bảng 2.1: Số liệu các việc đăng ký hộ tịch các năm Năm Số việc 2016 2017 2018 2019 Tổng số việc đăng ký hộ tịch tiếp nhận 5082 5743 7995 7341 Số việc giải quyết đúng hạn 4936 5695 7985 7335 Số việc giải quyết quá hạn 146 48 10 6 (Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác Tư pháp các năm của Phòng Tư pháp huyện Quốc Oai) 59 Thực tế cho thấy việc thực hiện đăng ký các sự kiện hộ tịch ngày càng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, công chức Tư pháp – Hộ tịch trẻ vẫn còn quá lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong giải quyết một số công việc như: kỹ năng tiếp công dân; kỹ năng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phán ánh của công dân; hiệu quả trong việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã và các ban ngành chưa cao; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, công tác hòa giải còn kém. Thông qua 210 phiếu khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ chủ chốt tại Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội của tác giả vào tháng 12/2019 cho thấy các kỹ năng cơ bản của đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã của huyện Quốc Oai được thể hiện thông qua bảng đánh giá sau: Bảng 2.2: Kết quả khảo sát cán bộ chủ chốt tại xã, thị trấn về kỹ năng giải quyết công việc của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Quốc Oai (đơn vị:%) Kỹ Năng Mức độ đánh giá % Tốt Khá Trung bình Kém Thu thập, phân tích và xử lý thông tin 22.7 50.4 19.0 8.6 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 14.4 40.8 30.2 14.6 Tiếp công dân 28.5 15.3 40.1 16.1 Soạn thảo văn bản 38.1 22.4 12.2 27.3 Ứng dụng công nghệ thông tin 40.6 12.3 18.6 28.5 Áp dụng pháp luật 12.5 51.2 25.6 10.7 (Theo điều tra của tác giả tháng 12/2019) Có thể thấy, để hoàn thiện các công việc được giao công chức Tư pháp – Hộ tịch cần thành thạo các kỹ năng bắt buộc. Do đó, cần không ngừng nâng 60 cao năng lực, hoàn thiện các kỹ năng, trau dồi kiến thức trong hoạt động thực tiễn, tích lũy các kinh nghiệm phục vụ cho nhu cầu công việc hàng ngày. Qua quan sát bảng đánh giá cho thấy kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin được đánh giá ở mức khá và tốt khá cao với 73,1%. Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không được đánh giá cao khi có số người đánh giá ở mức độ trung bình và kém là 44,8%. Điều này cho thấy hiệu quả của việc tuyên truyển, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các xã huyện Quốc Oai chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào đời sống. Kỹ năng tiếp công dân cũng không được đánh giá cao khi mức độ trung bình và kém là 56,2%, việc tiếp công dân không được đánh giá cao một phần do sự phân công của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khi sắp xếp công chức phụ trách tiếp công dân chưa phù hợp. Việc này đòi hỏi cần những công chức có thời gian công tác lâu, nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp công dân. Tuy nhiên, thực trạng lại cho thấy Ủy ban nhân dân các xã chưa thực sự quan tâm đến công việc này khi đa phần đều phân công những công chức trẻ phụ trách công việc này, lại không phải là người địa phương nên khó lòng nắm bắt hết được tâm tư, nguyện vọng và hiểu hết được tính chất phức tạp của từng sự việc. Kỹ năng soạn thảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin được đánh giá ở mức độ khá và tốt khá cao với mức đánh giá lần lượt cho 2 kỹ năng là 60,5% và 52,9%. Kết quả này xuất phát từ việc đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Quốc Oai gồm nhiều người trẻ, linh hoạt và nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nắm bắt những cái mới. Tuy nhiên, số công chức trên 50 tuổi cũng cho thấy sự yếu kém trong 2 kỹ năng này với 27,3% và 28,5%, đây cũng là điều dễ hiểu khi ở độ tuổi này nắm bắt công nghệ thông tin với họ khá chậm chạp và nặng nề. 61 Kỹ năng áp dụng pháp luật được đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch vận dụng khá tốt với 12,5% được đánh giá tốt và 51,2% ở mức khá. Có thể thấy trong tương lai để đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật hiểu quả hơn đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của Ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và bản thân công chức Tư pháp – Hộ tịch nói riêng. Nhìn chung, qua điều tra đánh giá cho thấy trong nhóm các kỹ năng giải quyết công việc, hầu hết các kỹ năng của công chức Tư pháp – Hộ tịch đều đảm bảo được khi đa số đều được đánh giá ở mức độ khá, tốt, mức kém chiếm tỷ lệ thấp. Duy chỉ có kỹ năng tiếp công dân không được đánh giá cao điều đó xuất phát từ việc bố trí, sắp xếp nhân sự và kinh nghiệm bản thân của công chức Tư pháp – Hộ tịch. Tuy nhiên, để kỹ năng này được đảm bảo trong thời gian tới đòi hỏi sự vào cuộc của Ủy ban nhân dân cấp xã và nỗ lực của mỗi công chức Tư pháp – Hộ tịch. 2.2.4 Thái độ, cách ứng xử của công chức Tư pháp – Hộ tịch trong thực thi công vụ Công việc hàng ngày của công chức Tư pháp – Hộ tịch thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, nhất là những công chức Tư pháp – Hộ tịch được phân công làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ & Trả kết quả. Có thể nói đây là nơi thực hiện các thủ tục hành chính chủ yếu của nhân dân, là nơi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, điều đó đòi hỏi công chức Tư pháp – Hộ tịch cần cư xử nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn với dân, tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Thực tế hiện nay, mặc dù năng lực, đạo đức của công chức đã được nâng lên nhiều, song so với thực tế của quá trình đổi mới và yêu cầu của người dân thì năng lực, đạo đức của đội ngũ này vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực thi công vụ. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã tiến hành điều tra 210 người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính chia đều cho 21 xã, thị trấn trên địa bàn 62 huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội khi làm việc với công chức Tư pháp – Hộ tịch. Kết quả đạt được thể hiện tại bảng 2.3. Bảng 2.3: Kết qua khảo sát đánh giá của người dân khi đến Ủy ban nhân dân xã giải quyết công việc đối với công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Quốc Oai (đơn vị: %) Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá% Thời gian giải quyết công việc Nhanh 76,3 Vừa 18,7 Chậm 5,0 Thái độ phục vụ Rất nhiệt tình 22,6 Nhiệt tình 70,1 Chưa nhiệt tình 7,3 Mức độ hài lòng khi làm việc Rất hài lòng 40,8 Hài lòng 45,3 Chưa hài lòng 13,9 (Theo điều tra của tác giả tháng 12/2019) Theo số liệu thống kê thông qua khảo sát người dân đến Ủy ban nhân dân xã làm việc đối với công chức Tư pháp – Hộ tịch có thể thấy thời gian giải quyết công việc khá là nhanh với 76,3%, kết quả này do việc thành phố Hà Nội triển khai ứng dụng phần mềm 1 cửa dùng chung 3 cấp, cùng bộ quy trình kèm theo buộc mọi công chức trong bước xử lý của mình phải thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_cong_chuc_tu_phap_ho_tich_cap_xa_o_huyen_q.pdf
Tài liệu liên quan