MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1.Ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại. 3
1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại. 4
1.1.3. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại. 7
1.1.4. Các loại hình tín dụng ngân hàng. 9
1.1.4.1. Tín dụng chia theo thời gian. 9
1.1.4.2. Tín dụng chia theo hình thức tài trợ. 10
1.1.4.3. Tín dụng chia theo hình thức đảm bảo. 10
1.1.4.4. Tín dụng phân loại theo rủi ro. 11
1.1.4.5. Phân loại khác. 11
1.1.5. Tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại. 11
1.1.5.1. Khái niệm. 11
1.1.5.2. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn. 12
1.1.5.2.1. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp. 12
1.1.5.2.2. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế. 13
1.1.5.2.3. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động của ngân hàng. 14
1.1.5.3. Nội dung nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn. 14
1.1.5.3.1. Mục đích cho vay. 14
1.1.5.3.2. Đối tượng cho vay. 15
1.1.5.3.3. Điều kiện cho vay 15
1.1.5.3.4. Nguồn vốn. 16
1.1.5.3.5. Thời hạn cho vay. 17
1.1.5.3.6. Lãi suất cho vay. 18
1.1.5.3.7. Hạn mức tín dụng. 18
1.1.5.3.8. Thẩm định dự án. 18
1.1.5.4. Các hình thức tín dụng trung và dài hạn. 19
1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng thương mại. 21
1.2.1. Quan điểm vể nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn. 21
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 22
1.2.2.1. Về phía khách hàng. 22
1.2.2.2. Về phía ngân hàng. 23
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 25
1.3.1. Các nhân tố khách quan. 25
1.3.1.1. Môi trường kinh tế. 25
1.3.1.2. Môi trường chính trị - xã hội. 26
1.3.1.3. Môi trường pháp lý. 26
1.3.1.4. Chính sách tín dụng. 27
1.3.1.5. Môi trường tự nhiên. 27
1.3.2. Những nhân tố chủ quan. 27
1.3.2.1. Về phía khách hàng. 28
1.3.2.2. Về phía ngân hàng. 29
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG. 32
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 32
2.1.1. Sự hình thành và phát triển. 32
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức. 33
2.1.3. Các phòng ban chức năng. 35
2.1.3.1.Phòng hành chính nhân sự. 35
2.1.3.2. Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ. 35
2.1.3.3. Phòng khách hàng. 36
2.1.3.4.Phòng ngân quỹ. 36
2.1.3.5. Tổ kiểm tra nội bộ. 37
2.1.4. Tình hình hoạt động của Chi nhánh. 37
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. 37
2.1.4.2. Hoạt động cho vay. 39
2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. 41
2.1.4.4. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ. 42
2.1.4.5. Công tác ngân quỹ. 43
2.1.4.6. Hoạt động đầu tư. 43
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 44
2.2.1. Một số quy định về cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 44
2.2.1.1. Các nguyên tắc chung. 44
2.2.1.2. Các quy định về vay vốn. 47
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long. 50
2.2.2.1. Tình hình huy động vốn trung và dài hạn. 50
2.2.2.2. Tình hình cho vay vốn trung và dài hạn. 51
2.2.2.2.1. Cho vay, dư nợ vốn trung và dài hạn. 51
2.2.2.2.2. Dư nợ theo nội tệ, ngoại tệ. 54
2.2.2.2.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế. 55
2.2.2.2.4. Dư nợ theo ngành kinh tế. 57
2.2.2.3. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn. 58
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn tai Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long. 59
2.3.1. Những kết quả đạt được. 59
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 60
2.3.2.1. Những hạn chế. 60
2.3.2.2. Nguyên nhân. 61
2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan. 61
2.3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan. 62
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THĂNG LONG. 63
3.1. Định hướng phát triển về tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 63
3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 63
3.1.2. Định hướng phát triển về tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 64
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 65
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng tín dụng trung, dài hạn. 65
3.2.1.1. Cải tiến và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. 65
3.2.1.2. Cải tiến và đa dạng hoá các hình thức cho vay trung, dài hạn. 68
3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác tư vấn đầu tư, thường xuyên gần gũi, hỗ trợ doanh nghiệp. 69
3.2.1.4. Tăng cường thực hiện công tác Marketing Ngân hàng. 70
3.2.1.5. Mở rộng đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế mức tập trung đầu tư vào một ngành. 71
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn. 72
3.2.2.1. Đổi mới chính sách tín dụng. 72
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. 74
3.2.2.3. Cho vay kịp thời, đầy đủ đối với các dự án có hiệu quả kinh tế. 75
3.2.2.4. Xử lý linh hoạt các tình huống trong quá trình cho vay. 75
3.2.2.5. Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. 76
3.2.2.6. Các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn. 77
3.2.2.7. Nâng cao công nghệ ngân hàng. 80
3.2.2.8. Phát triển các hình thức bảo hiểm. 81
3.3. Một số kiến nghị. 82
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 82
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 84
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 84
3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 85
3.3.5. Kiến nghị với các doanh nghiệp vay vốn. 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
725
325
3040
210
- Nội tệ
- Ngoại tệ
503
41
1230
54
2080
65
Nguồn : Báo cáo tài chính , NHNT Chi nhánh Thăng Long 2007-2009.
- Năm 2007, Chi nhánh được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi Nhánh, hoạt động kinh doanh trong năm 2007 đã đạt những kết quả khả quan, tổng nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này là 1165 tỷ đồng.
- Năm 2008, bất chấp sự đổ bộ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn vôn huy động được của chi nhánh vẫn tăng cao. Cụ thể là 2050 tỷ đồng, tăng 75,97% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng.
- Năm 2009, chịu ảnh hưởng từ vòng xoáy khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam tiềm ẩn nhiều bất ổn trong bối cảnh suy giảm của tất cả các nền kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, với những nỗ lực to lớn của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế, áp dụng linh hoạt các biện pháp quản lý vĩ mô với các chủ trương, chính sách đồng bộ và kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp (triển khai các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế, ổn định lãi suất, tỷ giá...), nền kinh tế đã và đang có những chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn huy động của chi nhánh là 3250 tỷ đồng, tăng 58,54% so với năm 2008 và tăng 178,97% so với năm 2007. Trong đó, huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 1150 tỷ VND tăng 95,93% so với năm 2008, huy động vốn từ dân cư đạt 2100 tỷ quy VND tăng 29,92% so với năm 2008. Để đạt được những kết quả trên, Chi nhánh đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm thu hút vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn như: phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ, tăng cường khuyến mãi cho khách hàng; tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng khách hàng, trả lương như Cục Hải quan Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam, Công ty Panasonic Việt Nam…;tăng cường công tác phát triển mạng lưới, mở phòng giao dịch tại các khu vực đông dân cư; bổ sung nhân sự tại quầy giao dịch nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn, nhanh hơn, giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng thiện cảm của khách hàng và nâng cao thươnghiệu Vietcombank.
Trong công tác huy động vốn, Chi nhánh có những thuận lợi nhất định khi đóng đô tại một địa bàn năng động, có nhiều công ty có lượng vốn lớn, tiềm năng phát triển như Cầu Giấy, các phòng giao dịch nằm tập trung tại các khu đô thị, đã dần dần mở rộng được quy mô của chi nhánh nhằm tăng cường cạnh tranh song cũng có những khó khăn nhất định như: biến động của thị trường, cạnh tranh lớn, các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng,... Thị phần huy động vốn năm 2009 của Chi nhánh giảm xuống, còn khoảng 0,44% tổng huy động vốn của toàn địa bàn Hà Nội. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên chính là do Chi nhánh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn tiêu biểu sự cạnh tranh từ các ngân hàng TMCP khác.
2.1.4.2. Hoạt động cho vay.
Cho vay là hoạt động đặc biệt của ngân hàng, là nhân tố tạo nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Cho vay có một số hình thức như: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho dự án,...
Bảng 2.3.Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2007 – 2009.
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1. Tổng dư nợ cho vay
- Trong hạn
- Nợ quá hạn.
574
533
41
1678
1628
50
2200
2145
55
2.Doanh số cho vay
896
2419
3910
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
Tại Chi nhánh Thăng Long, trong giai đoạn 2007-2009, tổng dư nợ cho vay và doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm. Dư nợ cho vay năm 2008 là 1678 tỷ đồng, tăng 192% so với năm 2007, năm 2009 là 2200 tỷ đồng, tăng 283% so với 2007 và tăng 31,1% so với năm 2008. Doanh số cho vay cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh số cho vay năm 2008 đạt 2419 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2007. Năm 2009 đạt 3910 tỷ đồng, tăng gấp 4,36 lần so với năm 2007 và tăng 1,62 lần so với năm 2008.
Năm 2008 là năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xuất hiện, tuy vậy dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng cao, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã tạo dựng được uy tín của mình với khách hàng và đồng thời cũng chứng tỏ các biện pháp, các công cụ cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đặt ra đem lại kêt quả tốt. Việc sử dụng lãi suất linh hoạt theo từng thời kỳ đã đóng vai trò không nhỏ trong thành công này. Năm 2009, ngân hàng tiếp tục tăng cường xây dựng mối quan hệ bền vững với các khách hàng truyền thống, nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới, phát triển các khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh để đầu tư trong đó có các khách hàng như CTCP Long Giang TSQ, CTCP Habeco-Hải Phòng, CT T.S.Q Việt Nam.
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đạt ở mức thấp. Chỉ có năm 2007, tỷ lệ này là 7%, còn lại các năm 2008, 2009, tỷ lệ đều dưới 3%, đảm bảo độ an toàn cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Trong nợ quá hạn,khoản mục nợ nhóm 4, nhóm 5 năm 2007 là 5,8 tỷ đồng ( chiếm 14,15% nợ quá hạn) là khá cao nhưng trong các năm 2008, 2009 thì con số này đã giảm xuống đáng kể chỉ còn lần lượt là 0,5 tỷ ( 1%) và 1,1 tỷ( 2%) chứng tỏ chi nhánh đã có những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
Bảng 2.4. Phân loại dư nợ theo nhóm nợ giai đoạn 2007-2009.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Nhóm 1
533
1628
2145
Nhóm 2
23,2
45,5
48,3
Nhóm 3
12
4
5,6
Nhóm 4
5
0,5
0,4
Nhóm 5
0,8
0
0,7
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của các ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và ngày càng đóng góp một phần lớn trong lợi nhuận ngân hàng thu được. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tổng tài khoản thanh toán của ngân hàng liên tục tăng mạnh qua các năm.
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giai đoạn 2007-2009.
Đơn vị tính: tài khoản, chiếc.
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Tài khoản thanh toán
16.835
30.000
53.900
- Tài khoản TT của tổ chức kinh tế
700
1.200
2.100
- Tài khoản TT của cá nhân
16.135
28.800
51.800
Thẻ ghi nợ trong nước (ATM, SG24)
8.950
17.000
35.100
Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế
1.860
2.200
3.150
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
- Năm 2008, cùng với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại với mức phí dịch vụ hợp lý, Chi nhánh Thăng Long đã thu hút được lượng lớn khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng. Số tài khoản thanh toán tại thời điểm đó là 30000 tài khoản, tăng gấp 1.78 lần so với năm 2007. Năm 2009, số tài khoản thanh toán là 53900 tài khoản tăng 220% so với năm 2007 và tăng 79,67% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng mở tài khoản tại ngân hàng và dùng ngân hàng làm trung gian cho việc thanh toán.
- Năm 2008, Chi nhánh đã phát hành được 17.000 thẻ ghi nợ trong nước bao gồm thẻ ATM vá SG24, tăng 90% so với năm 2007, đạt 133% chỉ tiêu TW giao cho Chi nhánh . Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 2.200 thẻ, tăng 185% so với năm 2007, đạt 190% chỉ tiêu TW giao cho Chi nhánh. Năm 2009, chi nhánh đạt 35100 thẻ ghi nợ trong nước, gấp hơn 2 lần so với năm 2008 và 3150 thẻ ghi nợ quốc tế, gấp 1,43 lần năm 2008. Những con số này chứng tỏ hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng ngày càng phát triển, ngân hàng ngày càng có uy tín trên thương trường.
2.1.4.4. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ.
Bảng 2.6. Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ giai đoạn 2007 – 2009.
ĐV tính: triệu USD
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Doanh số xuất nhập khẩu
100
140
145
Doanh số mua bán ngoại tệ
55
120
160
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
- Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu mà ngân hàng đã thanh toán ngày càng tăng qua các năm.Giá trị này tăng cao chứng tỏ ngân hàng đã có tiến bộ vượt bậc trong công tac thanh toán xuất nhập khẩu Năm 2008, doanh số xuất nhập khẩu tại Chi nhánh đạt 140 triệu USD, đạt 140 % so với năm 2007, vượt 33% kế hoạch chỉ tiêu TW giao. Năm 2009, con số này là 145 triệu USD, đạt 104% so với năm 2008, 145% so với 2007.
- Doanh số mua bán ngoại tệ cũng liên tục tăng trong giai đoạn 2007-2009, đặc biệt là năm 2008. Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ là 120 triệu USD, gấp 2,2 lần năm 2007, chủ yếu phục vụ đối tượng thanh toán hàng nhập và trả nợ tiền vay.
2.1.4.5. Công tác ngân quỹ.
- Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu chi tiền mặt đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo đưa ra lưu thông các loại tiền đủ tiêu chuẩn, tuyển chọn và nộp các loại tiền kịp thời, tồn quỹ hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2008, thu VNĐ đạt 4.800 tỷ, tăng 113% so với cùng kỳ năm 2007, Chi VNĐ đạt 4.750 tỷ, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2007; thu ngoại tệ ( quy USD ) đạt 75 triệu USD, bằng 135% so với năm 2007; chi ngoại tệ ( quy USD ) đạt 75 triệu USD, bằng 137% so với năm 2007; lượng tiền giả thu được: 35.040.000VNĐ.
- Sự gia tăng tiền mặt qua các quỹ thể hiện sự lớn mạnh của quỹ, thể hiện hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Bảng 2.7. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2007- 2009.
Đv tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng thu nhập
154
250
260
Tổng chi phí
125,5
209,3
215
Lãi ròng
28,5
40,3
45
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
2.1.4.6. Hoạt động đầu tư.
Đầu tư cũng là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng như đông tài trợ cho vay, góp vốn liên doanh liên kết và đông tài trợ cho vay. Chi nhánh hiện đang đầu tư vào một số quỹ thành viên và công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank.
Bảng 2.8. Tình hình đầu tư của Chi nhánh.
Đơn vị : Triệu đồng.
Hình thức đầu tư
Năm 2008
Góp vốn liên doanh , liên kết :
- Quỹ thành viên
- Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank
25.000
15.000
10.000
Nguồn : Phòng kế toán , VCB Thăng Long.
Hoạt động đầu tư góp vốn của Chi nhánh Thăng Long nhìn chung đã đảm bảo danh mục đầu tư có chất lượng tốt, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN và đảm bảo tuân thủ về quản lý góp vốn đầu tư; danh mục đầu tư có chất lượng .
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long.
2.2.1. Một số quy định về cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
2.2.1.1. Các nguyên tắc chung.
Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương phê duyệt và ban hành là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng. Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở :
- Quy chế về đảm bảo tiền vay do chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương có thể sẽ được sửa đổi hoặc thay thế theo từng thời kỳ phù hợp với thực tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính sách này được đưa ra nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương cho khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây :
Tuân thủ pháp luật
Tất cả các cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam co trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định khác có liên quan. Một số văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp là :
- Luật tổ chức tín dụng
-Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay với khách hàng.
- Nghị định số 178/1999 NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay các tổ chức tín dụng.
- Nghị định số 85/2002/CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay các tổ chức tín dụng .
- Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng .
Quy định của Ngân hàng Ngoại thương :
- Quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồng quản trị NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng
- Quyết định số 133/QĐ-NHNT ngày 31/12/2001 của Tổng giám đốc quy định khu vức đầu tư của Chi nhánh NHNT
- Quyêt định số 19/QĐ NHNT ngày 05/02/2002 của Tổng giám đốc NHNT điều chỉnh khu vực đầu tư của Chi nhánh .
- Quyết định số 30/QĐ –NHNT- QLTD ngày 21/02/2002 của Tổng giám đốc quy định mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với Chi nhánh NHNT .
- Quyết định số 408/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng .
- Quyết định 100/QĐ-NHNT ngày 12/06/2002 của Tổng giám đốc về diều chỉnh thẩm quyền duyệt giới hạn tín dụng .
- Công văn số 1418/NHNT –QLTD ngày 22/11/2002 của Tổng Giám đốc về việc thực hiện một số điểm tại quyết định 408/QĐ-NHNT về xác định GHTD.
- Quyết định số 49/QĐ-NHNT ngày 12/04/2002 của Tổng giám đốc về hạn mức phán quyết trong một lần cho vay dự án đầu tư cấp bảo lãnh và mở L/C miễn ký quỹ.
- Công văn số 1180/NHNH-QLTD ngày 12/09/2002 về mức phán quyết bảo lãnh , mở L/C miễn ký quỹ .
Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của NHNT Việt Nam, không được phép lợi dụng tài sản và uy tín của NHNT vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng .
Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ.
Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và được kết hợp hài hòa trong chiến lược kinh doanh chung của NHNT Việt Nam, vì thế việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tùng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống NHNT Việt Nam đặc biệt là các bộ phận nguồn vốn, thanh toán, khách hàng.
Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng.
Chính sách tín dụng của NHNT Việt Nam vừa chú trọng tính an toàn tín dụng song cũng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.
Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng.
Trong cấp tín dụng, NHNT Việt Nam thực hành thống nhất khách hàng , không phân biệt thành phần kinh tế , hình thức sở hữu ( ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ , Ngân hàng Nhà nước ) phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Các ưu đãi trong tín dụng, nếu có chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.
Việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch tín dụng của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ.
Đề cao trách nhiệm cá nhân.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình
2.2.1.2. Các quy định về vay vốn.
Hoạt động cho vay trung và dài hạn vừa phải tuân thủ những quy định của Nhà nước, vừa phải phù hợp với đặc thù của Ngân hàng. Ngân hàng chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay và tự chịu trách nhiệm về các quyết định cho vay của mình.
* Điều kiện đối với khách hàng: ngân hàng Ngoại Thương xem xét và quyết định cho vay đối với các khách hàng thỏa mãn các điều kiện sau:
- Pháp nhân phải có đầy đủ trách nhiệm dân sự, năng lực hành vi dân sự. Các khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương nơi vay vốn (không bắt buộc với các cá nhân, hộ gia đình hoặc trường hợp cho vay hợp vốn mà ngân hàng Ngoại Thương không phải là đầu mối).
- Pháp nhân phải có khả năng tài chính trong thời hạn cam kết tức là tình hình tài chính phải lành mạnh, hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả, các báo cáo tài chính phải chính xác và tuân thủ đúng theo những quy định của luật pháp.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Đưa ra được những phương án kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay.
* Thời hạn cho vay:
- Thời hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định là từ 12 tháng (1 năm) đến 60 tháng (5 năm) nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân ( Đối với cho vay dài hạn từ trên 60 tháng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không vượt quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống).
* Lãi suất cho vay:
- Mức lãi suất cho vay được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng nhưng phải đảm bảo phù hợp với những quy định của Ngân hàng Nhà Nước tại thời điểm hiện hành và phù hợp với biểu lãi suất công bố của Ngân hàng do Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương quy định trong từng thời kỳ.
* Đối tượng cho vay trung dài hạn:
- Cho vay để thanh toán tiền nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ,..
- Cho vay bắt buộc thanh toán nợ nước ngoài do Ngân hàng Ngoại Thương bảo lãnh.
- Cho vay đối với các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
* Mức cho vay:
Mức cho vay được xác định dựa vào
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng luật.
- Vốn tự có của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng.
- Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại Thương.
Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án – Vốn tự có của các bên tham gia – Nguồn vốn huy động khác (trong đó có vay của các tổ chức tín dụng khác).
* Trả gốc và lãi:
Hình thức trả gốc và lãi theo một kỳ hạn hay nhiều kỳ hạn được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng phải chủ động chuyển tiền trả nợ. Nếu không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng phải xin gia hạn nợ, nếu không Ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. Nếu không đủ, số nợ này sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và Ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ đó.
* Phương thức cho vay:
Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà Ngân hàng Ngoại Thương có thể áp dụng các phương thức cho vay khác nhau:
- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, thì ngân hàng áp dụng hình thức cho vay từng lần. Khách hàng có thể rút vốn nhiều lần hoặc một lần nhưng tổng số tiền rút ra không vượt quá số tiền vay. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải nhận giấy tờ nhận nợ theo mẫu quy định của ngân hàng ngoại thương cùng các giấy tờ cần thiết khác
- Cho vay ngoại tệ mở LC thanh toán hàng nhập khẩu: khách hàng làm thủ tục ký nhận trên giấy nhận khi mở LC; ngân hàng ghi nợ khách hàng từ ngày chính thức thanh toán cho ngân hàng nước ngoài hoặc từ ngày ngân hàng nước ngoài ghi nợ ngân hàng Ngoại Thương.
- Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Ngân hàng ngoại thương có thể cho vay theo hạn mức khi giữa ngân hàng và khách hàng có một thoả thuận về một hạn mức cho vay trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng. Và các cán bộ ngân hàng luôn phải thực hiện kiểm tra đảm bảo nợ vay bằng phương pháp tính toán cân đối vật tư đảm bảo nợ vay.
- Cho vay theo dự án đầu tư để phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng, kinh doanh, phục vụ và các sự án phục vụ đời sống. Đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất phải có vốn tự có tối thiểu tham dự dự án bằng 15% tổng mức vốn đầu tư. Đối với dự án mới khách hàng phải có tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư .
* Giới hạn cho vay:
- Theo quy định: tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Ngoại Thương tại thời điểm xét cho vay, trừ những trường hợp đặc biệt có chỉ thị của Chính phủ.
Ngoài ra còn một số các quy định khác như nguồn vốn, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và quyết định cho vay, gia hạn nợ, xử lý nợ,...
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long.
2.2.2.1. Tình hình huy động vốn trung và dài hạn.
Trong những năm qua, nguồn vốn huy động nói chung và nguồn vốn huy động trung dài hạn nói riêng của Ngân hàng Ngoại Thương liên tục tăng.
Bảng 2.9. Tình hình huy động vốn trung, dài hạn giai đoạn 2007-2009.
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.
Chỉ tiêu
2007
%
2008
%
2009
%
2008/2007
2009/2008
- Vốn HĐ
1165
100
2050
100
3250
100
76%
58,54%
Vốn NH
975
83,7
1725
84,1
3040
93,5
76,92%
76,23%
VốnTDH
190
16,3
325
15,9
210
6.5
71,05%
- 35,38%
Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục trong những năm gần đây.
Năm 2007, Chi nhánh huy động được 1165 tỷ đồng, năm 2008 là 2050 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2007, năm 2009 là 3250 tỷ đồng tăng 58,54% so với năm 2008. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng huy động vốn tế tăng cao như trên là do Chi nhánh huy động được nguồn tiền ứng chờ giải ngân cho các công trình xây dựng và tiền thu từ bán nhà dự án của một số dự án đầu tư bất động sản.
Nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng nguồn vốn này là 83,7%, 2008 là 84,1% và năm 2009 là 93,6% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 76,92% so với năm 2007, năm 2009 nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 76,23% so với năm 2008. Nhưng ngược lại với nguồn huy động ngắn hạn, nguồn huy động trung dài hạn của chi nhánh ngày càng có tỷ trọng giảm so với tổng nguồn vốn( năm 2007 chiếm 16,3%, năm 2008 giảm xuống còn 15,9% và đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 6,5%). Nguồn vốn huy động trung dài hạn năm 2008 tăng 71,05% so với năm 2007 nhưng năm 2009 lại giảm 35,38% so với năm 2008. Đây cũng là yếu tố khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn.
Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng cao trong những năm gần đây do một số yếu tố:
- Chi nhánh đã nâng cao hoạt động huy động vốn bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động, bổ sung các kỳ hạn lãi suất khác nhau, linh hoạt điều chỉnh lãi suất, áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất đối với những khách hàng đặc biệt.
- Lãi suất USD trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo lãi suất trong thị trường trong nước cũng tăng. Điều đó đã khuyến khích người dân tăng cường gửi bằng đồng USD trong khi Ngân hàng Ngoại Thương là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này.
- Nguồn kiều hối qua các năm cũng liên tục tăng mạnh qua các năm, nhất là trong những tháng cuối năm.
2.2.2.2. Tình hình cho vay vốn trung và dài hạn.
2.2.2.2.1. Cho vay, dư nợ vốn trung và dài hạn.
Bảng 2.10. Tình hình cho vay, dư nợ vốn trung, dài hạn
giai đoạn 2007- 2009.
Đv: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
2008/2007
tăng/giảm
2009/2008
tăng/giảm
Cho vay
127
421
1500
231,5%
256,29%
Dư nợ
112
383
1144
241,96%
198,69%
Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.
Doanh số cho vay trung dài hạn liên tục tăng rất cao trong giai đoạn 2007-2009. Năm 2008 tăng 294 tỷ đồng, tương ứng 231,5% so với năm 2007. Năm 2009 tăng lên 1079 tỷ đồng, tương ứng 256,29% so với năm 2008. Mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế có nhiều biến động, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng doanh số cho vay trung dài hạn của Chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng rất cao. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã có những biện pháp đúng đắn để phát triển lĩnh vực này như nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới, phát triển các khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh để đầu tư như CTCP Long Giang TSQ, CTCP Habeco-Hải Phòng, CT T.S.Q Việt Nam.
Do doanh số cho vay tăng nên dư nợ cho vay trung dài hạn cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao. Năm 2008, dư nợ cho vay đạt 383 tỷ đồng, tăng 271 tỷ tương đương 241,96% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 1144 tỷ đồng, tăng 761 tỷ đồng tương ứng 198,69% so với năm 2008.
Bảng 2.11. Cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ giai đoạn 2007-2009.
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
574
100%
1678
100%
2200
100%
- Ngắn hạn
462
80,5%
1295
77,2%
1056
48%
-Trung dài hạn
112
19,5%
383
22,8%
1144
52%
Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.
Bên cạnh việc tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng cao trong giai đoạn 2007-2009, dư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3900.doc