MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các từ viết tắt. iv
Danh mục các hình, biểu đồ. vi
Danh mục các bảng . vii
Mục lục. viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .4
6. Kết quả dự kiến đạt được của đề tài.4
7. Kết cấu của đề tài .4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CẤP TỈNH .6
1.1 KHÁI NIỆM CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CẤP TỈNH .6
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại cạnh tranh .6
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh .6
1.1.1.2 Các loại cạnh tranh.7
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .9
1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh .9
1.1.2.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh .9
1.1.2.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.11
1.2. CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH, XẾP HẠNG NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CẤP TỈNH .12
1.2.1. Khái niệm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .12
1.2.2. Phương pháp xây dựng PCI .13
1.2.3. Các thành phần của PCI .14
1.2.4. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ( PCI).16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCẤP TỈNH .17
1.3.1. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý .17
1.3.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .18
1.3.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội .19
1.3.4. Môi trường chính trị.19
1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO
CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH
HÀ TĨNH.20
1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.20
1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng.20
1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai .23
1.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Long An.25
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh .26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
CỦA TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2006-2011.28
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNHHÀ TĨNH.28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.28
2.1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu.28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.32
2.1.2.1. Điều kiện về kinh tế .32
2.2 THỰC TRẠNG XẾP HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH CỦA TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2011.38
2.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp Hà Tĩnh qua khảo sát PCI .38
2.2.1.1. Tình hình khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh.38
2.2.2.2. Kết quả xếp hạng đánh giá PCI giai đoạn 2006 - 2011 .40
2.2.2. Phân tích các chỉ số thành phần qua các năm 2008 – 2011 .42
2.2.2.1. Chỉ số tiếp cận đất đai .42
2.2.2.2. Chi phí gia nhập thị trường .44
2.2.2.3. Chi phí thời gian.46
2.2.2.4. Chi phí không chính thức.48
2.2.2.5. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.50
2.2.2.6. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh .52
2.2.2.7. Thiết chế pháp lý.53
2.2.2.8. Đào tạo lao động .55
2.2.2.9. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.56
2.3. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỈNH HÀ TĨNH THÔNG
QUA CHỈ SỐ PCI.60
2.3.1. Những mặt tích cực.60
2.3.2. Những hạn chế .61
2.3.3. Nguyên nhân những thành công và hạn chế .65
2.3.3.1. Nguyên nhân những thành công .65
2.3.3.2. Nguyên nhân những hạn chế.66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHỈ
SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN
2012-2020.68
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG
CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 2012 – 2020.68
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾxi
giai đoạn 2010 – 2015 .68
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát .68
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể.69
3.1.2. Định hướng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Hà Tĩnh
trong giai đoạn 2012 - 2020 .69
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
CỦA TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 .71
3.2.1. Hoàn thiện luật pháp và cơ chế, chính sách kinh doanh tại địa phương.71
3.2.2. Hoàn thiện chiến lược xúc tiến đầu tư, tăng cường dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp .73
3.2.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính .75
3.2.4. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đảm bảo tính
minh bạch và công khai, giảm chi phí gia nhập thị trường .78
3.2.5. Phát huy mạnh mẽ tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các cấp,
các ngành .80
3.2.6. Tăng khả năng tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh và đảm bảo tính ổn
định trong sử dụng đất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư .81
3.2.7. Đảm bảo sự ổn định về chính trị - xã hội trên địa bàn.82
3.2.8. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật .83
3.2.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.90
1. KẾT LUẬN.90
2. Kiến nghị.92
2.1 Đối với Chính phủ.92
2.2 Đối với Chính quyền địa phương.92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.9
107 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chỉ số cạnh tranh câp tỉnh của tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp trong
tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư từ năm 2005 - 2008 đạt 11.500 tỷ
đồng, riêng năm 2010 đạt khoảng 6.044 tỷ đồng.
2.1.2.2. Điều kiện về văn hoá - xã hội
Về giáo dục - đào tạo Hà Tĩnh hàng năm đạt kết quả khá, Năm học 2009-
2011 xếp thứ 6 toàn quốc và nhất khu vực Bắc Miền trung về tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THPT (89,85%) và bổ túc THPT (63,2%), là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về
số học sinh thi đậu đại học, cao đẳng. Là một trong những tỉnh dẫn đầu và duy trì
chất lượng trong phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đúng độ tuổi.
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng khối phố văn hoá, xây dựng
cơ quan công sở văn minh được phát triển mạnh, hệ thống các thiết chế hoạt
động văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được duy trì và phát triển. Đến nay
có 250/275 xã, phường, thị trấn có bưu điện văn hoá xã, 100% xã, phường có
tủ sách pháp luật, 31% xã phường có nhà văn hoá, thư viện, 580 câu lạc bộ
văn hoá. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá được chú ý hơn, có 67 di
tích văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, 132 di tích cấp tỉnh. Các báo, tạp
chí, đài phát thanh truyền hình phát triển cả về số lượng và chất lượng, tăng
số, tăng kỳ; diện phủ sóng truyền hình đạt 90% lãnh thổ, tỷ lệ dân cư được
xem truyền hình đạt 86%, tỷ lệ nghe đài đạt 90%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
Chất lượng dân số được nâng cao, tỷ lệ trẻ em suy dưới 5 tuổi bị dinh
dưỡng giảm xuống còn 21,8%, quy mô dân số tương đối ổn định.
Các bệnh viện tuyến tỉnh được tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách,
nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn hỗ trợ ODA: Bệnh viên đa khoa tỉnh
đang được đầu tư nâng cấp; bệnh viện y học cổ truyền tỉnh được đầu tư xây
dựng tại địa điểm mới quy mô 200 giường sẽ đưa vào hoạt động cuối năm
2012; bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh 100 giường đã đưa vào hoạt động vào
năm 2010. Các bệnh viện đa khoa cấp huyện, thị, thành phố đang được đầu tư
xây dựng và nâng cấp theo tiêu chuẩn bệnh viện loại 1.
Hệ thống các cơ sở dạy nghề phát triển, đến nay đã có 33 cơ sở đào tạo
nghề, trong đó 1 trường cao đẳng nghề, 6 trường trung cấp nghề, 1 phân hiệu
của Trường cao đẳng nghề cơ điện - luyện kim Thái Nguyên, 3 trường cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo nghề và 22 trung tâm dạy nghề, xúc
tiến việc làm hoạt động trên dịa bàn, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy nghề
cho nhân dân, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 3 vạn lao động; đã
nâng cấp Trường trung học y tế thành Trường cao đẳng y tế, Trường CNKT
nghề Việt Đức thành Trường cao đẳng nghề, sẽ nâng cấp các trường công
nhân kỹ thuật thành trường trung cấp nghề, thành lập mới 5 cơ sở dạy nghề,
trong đó 2 trường dạy nghề tư thục, 1 trung tâm dạy nghề quốc lập và 3 trung
tâm dạy nghề tư nhân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 20,8% năm 2005 lên
26% năm 2008, trong đó đào tạo nghề tăng từ 11,4% năm 2005 lên 20,5%
năm 2008, năm 2011 là 35%, trong đó qua đào tạo nghề 23 -25%. Công tác
giải quyết việc làm được quan tâm, hỗ trợ bằng nhiều hình thức như cho vay
vốn theo dự án, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động; bình
quân mỗi năm có trên 3 vạn lao động có việc làm mới, xuất khẩu lao động
trên 6.000 người.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
- Cải cách hành chính có bước tiến bộ chuyển biến tích cực, từng bước
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước gắn liền với phát
huy dân chủ cơ sở. Đã tích cực triển khai chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết TW5( khoá X ) và Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"
đến cấp xã. Tiến hành thí điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong hoạt động quản lý nhà nước, rà soát và
đơn giản thủ tục hành chính tại các sở, ngành cấp tỉnh và huyện, tạo điều
kiện thuận lợi, công khai, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân đến giao
dịch. Kịp thời ban hành các quy định nhằm nâng cao kỷ cương, kỷ luật
hành chính, từng bước tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
như: quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử
dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; quy định về chế độ trách nhiệm đối
với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; chỉ thị về nâng
cao chất lượng tham mưu, hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước. Tổ chức sắp xếp bộ máy cơ quan chuyên
môn các cấp kịp thời ổn định.
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của tỉnh Hà Tĩnh
2.1.3.1. Những thuận lợi
- Vị trí địa lý khá thuận lợi, tài nguyên tương đối đa dạng và phong
phú. Hà Tĩnh có khả năng trở thành đầu mối giao thông quan trọng và trung
tâm thương mại của cả nước và khu vực.
- Nguồn nhân lực của Hà Tĩnh khá dồi dào, có truyền thống lao động
cần cù, sáng tạo, thời gian qua đã được quan tâm phát triển. Người lao động
ngày càng phát huy ý chí tự lực tự cường, sớm bắt nhịp được với cơ chế thị
trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhân tố quan trọng hàng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
đầu trong việc phát triển kinh tế địa phương và nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh của tỉnh nhà.
- Điều kiện kinh tế của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho
phép Hà Tĩnh ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn, khoa học công nghệ,
nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước để phát triển kinh tế.
- Nhiều cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương đã
tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài
nước yên tâm bỏ vốn đầu tư làm ăn tại Hà Tĩnh.
2.1.3.2. Khó khăn
- Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên, đặc biệt trong
những năm gần đây mức độ ảnh hưởng của thiên tai như bão lũ, xói lở bờ
sông, xâm thực mặn...ngày càng nghiêm trọng, trận lũ lịch sử vào tháng 10/
2010 đã làm toàn tỉnh bị ngập nặng, kết cấu hạ tầng bị tàn phá nặng nề, đời
sống và sinh hoạt của nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây bất ổn về an
sinh xã hội.
- Đại bộ phận dân cư còn nặng về tập quán tự cung tự cấp, một bộ
phận cán bộ và người lao động còn nặng tính bảo thủ trì trệ đã khiến một
nguồn lực lớn có năng lực đã tìm cách thoát ly quê hương để làm ăn ở các
tỉnh khác.
- Hà Tĩnh ở xa trung tâm kinh tế lớn của quốc gia, cơ sở vật chất và kết
cấu hạ tầng còn yếu, chưa đồng bộ, giao thông không thuận lợi, chưa có sân
bay, ga tàu thì ở xa trung tâmgây khó khăn cho việc thu hút sự quan tâm
của nhà đầu tư.
- Hà Tĩnh về cơ bản vẫn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát kinh tế của
tỉnh rất thấp, GDP bình quân đầu người thấp chỉ bằng ½ thu nhập bình quân
đầu người của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu ngân sách trên địa bàn
còn nhỏ bé, phần lớn còn phải dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
- Cơ chế quản lý chưa thích ứng với kinh tế thị trường, cải cách hành
chính chậm dẫn đến trì trệ trong đổi mới tư duy kinh tế. Trình độ đội ngũ cán
bộ chưa theo kịp yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Các
chính sách thu hút nhân tài, tạo lập môi trường thông thoáng cho nhà đầu tư
chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
2.2 THỰC TRẠNG XẾP HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH CỦA TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2011
2.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp Hà Tĩnh qua khảo sát PCI
2.2.1.1. Tình hình khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh
Liên tục trong năm năm điều tra của PCI, tỷ lệ phản hồi của Hà Tĩnh
luôn ổn định ở mức trên 20% đây là một tỷ lệ phản hồi cao so với mức trung
bình cả nước. Năm 2010, có 91 hộ doanh nghiệp Hà Tĩnh tham gia khảo sát
PCI chiếm hơn 27%. Trong đó, tỷ lệ phản hồi của các loại hình doanh nghiệp
khá đồng đều: công ty cổ phần chiếm 37,78%, doanh nghiệp trách nhiêm hữu
hạn chiếm 30%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 32,22% (1)
Bảng 2.1: Tỷ lệ phản hồi của doanh nghiệp Hà Tĩnh qua 5 năm khảo sát
PCI
Năm
Số lượng doanh
nghiệp điều tra
Số lượng doanh
nghiệp phản hồi
Tỷ lệ phản hồi
Năm 2010 331 91 27,49%
Năm 2009 500 150 30,00%
Năm 2007 500 150 30,00%
Năm 2006 400 96 24,00%
Năm 2005 400 128 32,00%
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
Tính tới thời điểm cuối năm 2009, doanh nghiệp Hà Tĩnh phần lớn có quy
mô vốn kinh doanh ở mức nhỏ và vừa. Tỷ lệ doanh nghiệp có vốn kinh doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
dưới 10 tỷ chiếm tới 77,27% trong đó dưới 1 tỷ chiếm tới 19,32%. Tuy nhiên, tỷ
lệ doanh nghiệp có quy mô vừa ở Hà Tĩnh lại cao hơn mức trung bình của cả
nước. Quy mô lớn trên 500 tỷ chỉ chiếm 2,27% doanh nghiệp số lượng doanh
nghiệp tham gia khảo nhưng đạt mức cao hơn cả nước là 0,40%. (15)
Bảng 2.2: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hà Tĩnh tại thời điểm cuối
năm 2009
Vốn kinh doanh Hà Tĩnh Cả nước
Dưới 0,5 tỷ đồng 11,36% 12,38%
Từ 0,5 – 1 tỷ đồng 7,95% 15,79%
Từ 1 – 5 tỷ đồng 43,18% 43,51%
Từ 5 – 10 tỷ đồng 14,77% 14,42%
Từ 10 – 50 tỷ đồng 19.32% 10,50%
Từ 50 – 200 tỷ đồng 1,14% 2,44%
Từ 200 – 500 tỷ 0,00% 0,56%
Trên 500 tỷ đồng 2,27% 0,40%
Tổng cộng 100,00% 100,00%
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh phần lớn hoạt động trong lĩnh vực
thương mại nên quy mô lao động các doanh nghiệp của Hà Tĩnh cũng ở mức
trung bình thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 200 chiếm
96,55% ( tỷ lệ này trung bình cả nước là 94,77%).(15)
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2010 rất khả
quan khi có 81,18% doanh nghiệp cho biết có lãi ở các mức độ khác nhau,
cao hơn mức độ trung bình của cả nước là 74,94%. Trong đó, 16,47% doanh
nghiệp cho biết đạt mức lãi như kỳ vọng, tỷ lệ này cũng cao hơn mức trung
bình cả nước là 12,56%. Chỉ có 9,41% doanh nghiệp cho biết thua lỗ chút ít
và không có doanh nghiệp nào thua lỗ lớn.(15)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Bảng 2.3: Số lượng lao động của doanh nghiệp Hà Tĩnh tại thời điểm cuối
năm 2010
Số lượng lao động Hà Tĩnh Cả nước
Dưới 5 lao động 6.90% 13.74%
Từ 5 – 9 lao động 25,29% 23,87%
Từ 10 – 49 lao động 41,38% 42,37%
Từ 50 – 199 lao động 22,99% 14,80%
Từ 200 – 299 lao động 2,30% 2,37%
Từ 300 – 499 lao động 1,15% 1,45%
Từ 500 –1000 lao động 0,00% 0,84%
Trên 1000 lao động 0,00% 0,56%
Tổng cộng 100% 100,00%
Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội Hà Tĩnh
Lãi như kì vọng,
016%
Thua lỗ lớn, 0
Thua lỗ chút ít,
009%
Lãi chút ít, 065%
Hòa vốn, 009%
Biểu đồ 2.1:Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2010
2.2.2.2. Kết quả xếp hạng đánh giá PCI giai đoạn 2006 - 2011
Điểm PCI của Hà Tĩnh có những chuyển biến rõ rệt qua 5 năm nghiên
cứu, sau 3 năm liên tục 2006 – 2007 - 2008 Hà Tĩnh nằm trong nhóm Thấp và
Tương đối thấp thì sang năm 2009 – 2010 Hà Tĩnh đã chuyển lên nhóm Khá.
Điểm số và thứ hạng của Hà Tĩnh cũng có dấu hiệu tăng đều qua các năm từ
mức 42,35 điểm đứng ở vị trí thứ 59/64 tỉnh thành năm 2006 lên mức 57,22
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
điểm đứng ở vị trí thứ 37/63 tỉnh thành năm 2010. Đặc biệt là trong năm
2011 chỉ số PCI của Hà Tĩnh có sự bứt phá vượt bậc, tăng hơn 30 bậc xếp thứ
7/63 tỉnh thành của cả nước. Điểm đáng nói là trong khi xu hướng chung của
các tỉnh thành là giảm điểm thì chỉ số PCI của Hà Tĩnh vẫn duy trì được mức
tăng điểm qua các năm. (5)
Bảng 2.4: Điểm PCI của Hà Tĩnh qua các năm 2006 - 2010
2006 2007 2008 2009 2010
Hà Tĩnh 42,35 45,56 47,48 55,26 57,22
Thứ hạng 59/64 57/64 49/64 47/63 37/63
Nhóm
điều hành
Thấp
Tương đối
thấp
Tương đối
thấp
Khá Khá
Cao nhất 76,23 77,20 72,18 75,96 69,77
Trung vị 52,21 55,56 53,52 58,31 58,02
Thấp nhất 36,76 37,96 39,39 45,43 48,91
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
Dù đã có sự cải thiện qua các năm nghiên cứu nhưng điểm PCI của Hà
Tĩnh trong suốt từ 2006 đến năm 2010 luôn thấp hơn mức trung vị của cả nước.
55.22
55.26
47.4845.5642.35
76.23 77.2 72.18 75.96 69.77
58.0258.31
53.5255.5652.21
48.91
36.76 37.96 39.39
45.43
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2006 2007 2008 2009 2010
Hà Tĩnh Cao nhất Trung vị Thấp nhất
Nguồn: Báo cáo môi trường kinh doanh tỉnh Hà Tĩnh( VCCI)
Biểu đồ 2.2: Điểm PCI của Hà Tĩnh qua 5 năm 2006 – 2010
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
2.2.2. Phân tích các chỉ số thành phần qua các năm 2008 – 2011
2.2.2.1. Chỉ số tiếp cận đất đai
Chỉ số tiếp cận đất đai bao gồm 4 chỉ tiêu thành phần 1) Tỉ lệ diện tích
đất trong tỉnh có GCNQSD đất chính thức, 2) DN đánh giá rủi ro bị thu hồi
đất ( 1: rất cao đến 5: rất thấp), 3) Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường
thõa đáng, 4) Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định khung giá đất của chính quyền
tỉnh đưa ra đúng với giá thực tế trên thị trường. Theo Luật đất đai năm 2006
thì khung giá đất cần phải thường xuyên cập nhật để phản ánh đúng sự biến
động trên thị trường bất động sản. Các chỉ tiêu về đất đai thể hiện các kết quả
khác nhau. Việc cấp GCNQSD đất nhanh hơn của cơ quan địa chính giúp tỷ
lệ các doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng từ 55% (
năm 2009) lên 77% ( năm 2011). Số liệu từ Bộ tài nguyên và Môi trường
cũng cho thấy sự cải thiện tương tự. Năm 2006 chỉ có 63% thửa đất hợp lệ
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, 80% đất ở tỉnh trung
vị có GCNQSD đất, tại Hà Tĩnh tỷ lệ này là 98%.
Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất là chỉ số có thứ hạng năm
2011 xếp thứ 3 toàn quốc, xếp thứ 3 trong 9 chỉ số thành phần của Hà Tĩnh,
đồng thời tăng 17 bậc về thứ hạng so với năm 2006. Chỉ số này tăng điểm liên
tiếp từ năm 2006 đến nay và là năm chứng kiến ngưỡng điểm cao nhất. Năm
2010 điểm chỉ số này có giảm đi một chút nhưng vẫn ở mức cao so với các
năm 2006 – 2008.
Chỉ số này năm 2011 của Hà Tĩnh đạt 7,89/ 10 điểm, xếp thứ 3 toàn
quốc, chỉ thấp hơn 0,48 điểm so với tỉnh cao nhất là Long An: 8,37 và tỉnh
xếp vị trí thấp nhất là Thừa Thiên Huế: 4,34. So với trong khu vực, Hà Tĩnh
cũng là tỉnh có mức chỉ số thành phần này khá cao, chỉ số thành phần này cao
hơn Đà Nẵng và nhiều tỉnh trong khu vực.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Tiếp cận đất đai là một trong những tiêu chí Hà Tĩnh được phòng
thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao ( 7,89/10 điểm).
Để đạt được kết quả trên, theo lời của ông Võ Tá Đinh – Giám đốc Sở TN và
MT là do “ Sở TN và MT đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tạo điều kiện
tối đa, hướng dẫn tận tình cụ thể cho các nhà đầu tư, DN khi họ muốn tìm
kiếm thông tin và làm hồ sơ thủ tục. Hàng tuần tổ chức giao ban các phòng để
giải quyết những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục” (24)
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu cụ thể của chỉ số tiếp cận đất đai của Hà Tĩnh
năm 2010
Các chỉ tiêu
Điểm
chỉ
tiêu
Thứ
hạng
Kém
nhất
Trung
vị
Tốt
nhất
Tỉ lệ diện tích đất trong tỉnh
có GCNQSD đất chính thức
91,47% 11 98,31% 80,71% 27,27%
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi
đất ( 1: rất cao đến 5:rất thấp)
3,09 5 1,91 2,56 3,30
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ
được bồi thường thõa đáng (%
luôn luôn hoặc thường xuyên)
41,79% 22 19,12% 39,19% 55,38%
Sự thay đổi khung giá đất
của chính phủ phản ánh sự
thay đổi mức giá thị trường
(% đồng ý)
77,11% 11 53,91% 72,00% 86,17%
Doanh nghiệp không đánh dấu
ô nào trong danh mục lựa chọn
cản trở về mặt bằng kinh doanh
16,48% 7 8,28% 23,89% 49,00%
% DN sở hữu GCNQSD đất 73,58% 29 26,67% 72,88% 95,89%
Nguồn: Báo cáo môi trường kinh doanh tỉnh Hà Tĩnh( VCCI)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mang tính kỷ lục về bàn giao mặt bằng
sạch cho nhà đầu tư mà chúng ta đã được đánh giá rất cao, thì kết quả khảo
sát của nhóm nghiên cứu PCI cũng khẳng định còn không ít doanh nghiệp
phàn nàn về các thủ tục hành chính phức tạp khiến họ gặp khó khăn về mặt
bằng kinh doanh.
Đất đai, mặt bằng kinh doanh tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn một
số khó khăn như: thiếu mặt bằng để kinh doanh hay mặt bằng kinh doanh có
nhưng hẹp, thiếu đất để xây dựng nhà xưởng. Thiếu quỹ đất sạch. Giải phóng
mặt bằng còn vướng, tiến độ chậm. Thiếu thông tin về quy hoạch sử dụng đất
của tỉnh. Không tiếp cận được với bản đồ quy hoạch. Cấp GCNQSD đất còn
khó khăn. Giá đất chưa sát với thị trường.
Từ những khó khăn, hạn chế trên, theo như khảo sát của VCCI đối với
các doanh nghiệp, họ gợi ý những vấn đề sau:
- Tích cực hơn trong việc tạo quỹ đất sạch
- Tạo cơ chế giải phóng mặt bằng linh hoạt giữa chính quyền – doanh
nghiệp – người dân.
- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh. Tạo cơ chế để doanh
nghiệp và người dân tham gia vào xây dựng quy hoạch và có thể tiếp cận với
văn bản sau khi ban hành.
2.2.2.2. Chi phí gia nhập thị trường
Để tham gia thị trường các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhất định.
Chi phí ấy có thể ở dạng vật chất ( tiền bạc, của cải..) hoặc phi vật chất( sức
lực, thời gian..). Trong kinh doanh, thời gian có ý nghĩa sống còn, quyết định
cơ hội thành công của DN, nhà đầu tư. Điều đó cũng hàm nghĩa, chi phí thị
trường biểu hiện chủ yếu ở dạng hao phí thời gian để một DN cần để đăng ký
kinh doanh, xin cấp đất và nhận được mọi loại giấy phép, hoàn tất mọi thủ tục
cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh, gồm: Thời gian đăng ký kinh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
doanh ( ngày); Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung ( ngày); % DN phải chờ
hơn 1 tháng để hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để chính thức hoạt động; % DN
phải chờ hơn 3 tháng để hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để chính thức hoạt
động; Thời gian chờ đợi để được cấp GCNQSD đất; Số giấy đăng ký, giấy
phép kinh doanh cần thiết.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu cụ thể của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của
Hà Tĩnh năm 2010
Các chỉ tiêu
Điểm chỉ
tiêu
Thứ
hạng
Kém
nhất
Trung
vị
Tốt
nhất
Thời gian đăng ký kinh
doanh ( Giá trị trung vị)
12 46 15 10 7
Thời gian đăng ký kinh
doanh bổ sung – số ngày
7 19,53 12,50 7 2,5
% DN cần thêm giấy phép
kinh doanh khác
20,0% 52% 33% 15% 10%
Tổng số giấy đăng ký và
giấy phép cần thiết để chính
thức hoạt động
2 6,53 4 2 1
Thời gian chờ đợi để được
cấp GCNQSD đất
67,5 55 150 30 20
% DN phải chờ hơn một
tháng để hoàn tất tất cả các
thủ tục để bắt đầu họat động
32,56% 53 39,62% 24,39% 0,00%
% DN phải chờ hơn 3 tháng
để hoàn thành tất cả các thủ
tục để bắt đầu họat động
9,30% 53 18,87% 5,77% 0,00%
Nguồn: Báo cáo môi trường kinh doanh tỉnh Hà Tĩnh( VCCI)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Với tỉnh Hà Tĩnh, chỉ số này có sự tăng giảm, điểm không ổn định qua
các năm nghiên cứu. Trong đó, đã có lúc tăng liên tục trong các năm từ 2006 –
2008, nhưng sang năm 2009 – 2010 tốc độ giảm điểm còn nhanh hơn mức tăng
điểm trước đó. Năm 2010 là năm có thứ hạng thấp nhất với 5,82/10 điểm đứng
thứ 54/63, đồng thời có dấu hiệu giảm thứ hạng so với năm 2006. Nếu so sánh
với mức điểm cao nhất mà Hà Tĩnh đã đạt được trước năm 2010 là năm 2008
với 8,50 điểm thì chỉ số này đã giảm đi tới gần 3 điểm. Tuy nhiên, năm 2011 là
năm đánh dấu sự tăng điểm nhảy vọt của chỉ số này. Là chỉ số thành phần cao
nhất trong 9 chỉ số với 8,87 điểm, chỉ đứng sau Lào Cai ( 9,41).
2.2.2.3. Chi phí thời gian
Là chỉ tiêu đo lường thời gian mà DN phải bỏ ra khi chấp hành các
thủ tục hành chính, mức độ thường xuyên và thời gian DN phải tạm ngừng
công việc kinh doanh để thực hiện thanh tra, kiểm tra và cảm nhận về kết
quả CCHC, gồm các chỉ số thành phần sau: % DN sử dụng hơn 10% quỹ
thời gian để thực hiện quy định nhà nước; Số lần thanh tra trung bình (giờ);
Số giờ làm việc với thanh tra thuế ( giờ); % DN tin Cán bộ nhà nước làm
việc hiệu quả hơn; % DN cho rằng số lần đi lại lấy con dấu và chữ ký
giảm; % DN cho rằng thủ tục giấy tờ giảm; % DN cho rằng các loại phí, lệ
phí của nhiều thủ tục giảm.
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước của Hà Tĩnh
hiện nay đứng ở vị trí thứ 5/63 tỉnh thành với điểm số là 7,99/10 điểm, đây
cũng là chỉ số thành phần cao của Hà Tĩnh, tăng 26 bậc so với năm 2010.
Điều này cho thấy tỉnh đã có những nổ lực trong việc cải thiện chỉ số gia nhập
thị trường và đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn chưa giữ được
mức tăng điểm đồng đều qua các năm. Chỉ số này đã có lúc đứng thứ 31/63
tỉnh thành, giảm một lúc 14 bậc. Điều đó cho thấy để duy trì mức tăng điểm
qua các năm vẫn còn là một thách thức lớn đối với tỉnh nhà.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu của chỉ số chi phí thời gian của Hà Tĩnh năm 2010
Các chỉ tiêu Điểmchỉ tiêu
Thứ
Hạng
Kém
nhất
Trung
vị
Tôt
nhất
% DN sử dụng hơn 10%
quỹ thời gian để thực hiện
các quy định của nhà nước
10,70% 6 35,37% 19,00% 8,14%
Số cuộc thanh tra trung vị
(tất cả các cơ quan)
2 48 – 63 2 1 1
Số giờ trung vị làm việc với
cơ quan thuế
5 33 – 34 28 4 1
Cán bộ nhà nước làm việc
hiệu quả hơn sau khi thực
hiện CCHC công(% có)
47,25% 20 26,00% 44,83% 61,11%
Số lần đi xin dấu và chữ ký
của doanh nghiệp giảm sau
khi thực hiện CCHC (% có)
43,96% 2 17.78% 29,07% 53,16%
Thủ tục giấy tờ giảm sau
khi thực hiện CCHC(% có)
45,05% 35 30,09% 45,60% 68,75%
Các loại phí, lệ phí của
nhiều thủ tục giảm sau khi
thực hiện CCHC(% có)
25,27% 17 9,80% 21,21% 32,22%
Không có bất kỳ sự thay đổi
nào sau khi thực hiện
CCHC (% có)
20,88% 41 30,00% 17,50% 4,69%
Nguồn: Báo cáo môi trường kinh doanh tỉnh Hà Tĩnh( VCCI)
Mặc dù trong những năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã có những cải cách mạnh
mẽ về thủ tục hành chính nhưng hiện nay gánh nặng về thủ tục hành chính
vẫn là một trong 3 khó khăn hàng đầu đối với các DN Hà Tĩnh. Nhiều doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
nghiệp cho rằng sự phối hợp, hợp tác giữa các sở, ngành, tỉnh và huyện xã
chưa tốt, cán bộ Nhà nước ở nhiều nơi còn quan liêu, sách nhiễu, chưa đáp
ứng được yêu cầu gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệpTheo khảo
sát của VCCI tại Hà Tĩnh, nhóm thủ tục phiền hà nhất đối với DN là thuế. Số
giờ trung bình làm việc với thanh tra thuế là 5 giờ, 44,59% doanh nghiệp
trong diện khảo sát hiện vẫn phải thương lượng với cán bộ thuế trong kinh
doanh. Thủ tục thứ hai là về đất đai, xây dựng: DN Hà tĩnh cho rằng khó khăn
lớn nhất về mặt bằng kinh doanh là thủ tục hành chính thuê mua đất đai phức
tạp. Thứ ba là đăng ký kinh doanh: trên 30% doanh nghiệp phải chi trả chi phí
không chính thức khi đăng ký kinh doanh.
Theo khảo sát của VCCI thì các doanh nghiệp Hà Tĩnh có những gợi ý
cải cách như sau:
- Chuẩn hóa hệ thống văn bản cấp huyện/ giữa các huyện
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa: Nhận hồ sơ một lần; Kiểm tra
và trả kết quả kiểm tra một lần ( tránh tình trạng đi lại nhiều lần).
- Nâng cao trình độ cán bộ các cấp: Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật
cho cán bộ thực hiện các thủ tục hành chính. Đào tạo đội ngũ cán bộ thật “ hồng
và chuyên”. Đồng thời chấn chỉnh và kỷ luật nghiêm những hành vi nhũng nhiễu.
- Thực hiện tốt chủ trương của tỉnh “Thay đổi nhân sự đào thải những
thành phần tha hóa biến chất. Thực hiện triệt để chủ trương chống tham ô,
tiêu cực của Nhà nước, của Đảng để tạo môi trường lành mạnh cho các DN và
các thành phần kinh tế khác”.
2.2.2.4. Chi phí không chính thức
Chi phí không chính thức đo lường các chi phí không chính thức DN
phải trả và trở ngại do những chi phí này gây nên đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp gồm: % DN phải trả chi phí không chính thức; %
DN chi hơn 10% thu nhập cho các loại chi phí không chính thức; % DN cho
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
rằng cán bộ tỉnh sử dụng quy định riêng để trục lợi; % DN cho rằng công việc
được giải quyết khi chi trả chi phí không chính thức; % DN trả hoa hồng để
có được hợp đồng từ cơ quan nhà nước; % Dn phải trả chi phí không chính
thức khi đăng ký kinh doanh.
Với Hà Tĩnh chỉ số thành phần này có sự tăng, giảm điểm không đồng
đều qua các năm. Năm 2011 đánh dấu sự tăng điểm nhảy vọt của chỉ số này,
với 7,01/10 điểm xếp thứ 28/63, tăng 33 bậc so với năm 2010 ( 61/63).
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu của chỉ số chi phí không chính thức của Hà Tĩnh
năm 2010
Các chỉ tiêu
Điểm
chỉ tiêu
Thứ
hạng
Kém
nhất
Trung
vị
Tốt
Nhất
% DN phải trả chi phí
không chính thức
59,04% 34 70,11% 58% 20,78%
% DN chi hơn 10% thu
nhập cho các loại chi
phí không chính thức
16,67% 62 16,92% 6,78% 0,00%
% Dn cho rằng cán bộ
tỉnh sử dụng quy định
riêng để trục lợi
53,95% 42 73,11% 50,00% 22,00%
% DN cho rằng công
việc được giải quyết khi
chi trả chi phí không
chính thức
42,47% 60 36,47% 56,32% 71,64%
% DN trả hoa hồng để
có được hợp đồng từ cơ
quan nhà nước
48,15% 49 63,33% 41,43% 21,74%
% Dn phải trả chi phí
không chính thức khi
đăng ký kinh doanh.
30,86% 50 49,44% 22,63% 2,04%
Nguồn: Báo cáo môi trường kinh doanh Hà Tĩnh ( VCCI)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
2.2.2.5. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Chỉ số này đánh giá khả năng DN có thể tiếp cận được tài liệu kế hoạch
của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho công việc kinh doanh của mình, sự
bình đẳng trong tiếp cận thông tin của các tài liệu này và mức độ phổ biến của
trang web tỉnh. Sự minh bạch trong thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu
đối với sự quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Khi được tiếp cận đầy đủ
thông tin về những thay đổi chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch
đất đai của tỉnh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chi_so_nang_luc_canh_tranh_cap_tinh_cua_tinh_ha_tinh_0965_1912147.pdf