Luận văn Nâng cao động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên chức tại trương trung cấp thể dục thể thao Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CÁM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU .v

DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ. vii

MỤC LỤC. viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1. Tính cần thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Tóm tắt nghiên cứu .10

6. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được .10

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC .11

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .11

1.1.1 Một số khái niệm.11

1.1.2 Các học thuyết cơ bản về động lực làm việc .14

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về động lực làm việc.23

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đế động lực làm việc.24

1.1.5 Hoạt động tạo động lực làm việc trong các tổ chức.28

1.1.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc .29

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC .31

1.2.1 Ảnh hưởng của động lực làm việc của CBCNVC đối với hiệu quả hoạt động

của tổ chức hành chính nhà nước.31

1.2.2. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc của Nhật Bản .33

1.2.3 Kinh nghiệm của Singapore .33

1.2.4 Kinh nghiệm của Việt Nam.35

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG CẤP

THỂ DỤC THỂ THAO HUẾ .36

2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ DỤC THỂ THAO HUẾ.36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường trung cấp thể dục thể thao Huế .36

2.1.2 Bộ máy tổ chức của Nhà trường .37

2.1.3 Tình hình CBCNVC tại trường trung cấp thể dục thể thao Huế.40

2.1.4. Các hệ đào tạo của trường trung cấp thể dục thể thao Huế.43

2.1.5. Những thành tích đạt được của trường qua ba năm 2011 - 2013.44

2.1.6. Đặc điểm về cơ sở vật chất của trường trung cấp thể dục thể thao Huế qua 3

năm 2011 - 2013.45

2.1.7. Đặc điểm về nguồn lực tài chính của trường trung cấp thể dục thể thao Huế

qua 3 năm 2011 – 2013 .46

2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ

DỤC THỂ THAO HUẾ .48

2.2.1. Thực trạng tạo động lực làm việc cho CBCNVC của trường trung cấp thể dục

thể thao Huế .48

2.2.2 Đánh giá của CBCNVC về các yếu tố tạo động lực làm việc của trường trung

cấp thể dục thể thao Huế .53

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CHO CBCNVC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ DỤC

THỂ THAO HUẾ.72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ DỤC THỂ THAO

TRONG THỜI GIAN TỚI.72

3.2 CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.72

3.3 MỘT SÔ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CBCNVC

TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ DỤC THỂ THAO HUẾ .73

3.3.1 Xác định đúng nội dung công việc, phân chia công việc hợp lý .73

3.3.2. Nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNVC .74

3.3.3. Cải thiện môi trường làm việc, tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa các CBCNVC

trong nhà trường.75

3.3.4. Động viên, tạo điều kiện để CBCNVC được đào tạo cao hơn về trình độ

chuyên môn cũng như tạo cơ hội thăng tiến cho CBCNVC .75

3.3.5. Chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp phù hợp .76

3.3.6. Tăng cường hiệu quả quản lý của bộ máy lãnh đạo, quan tâm, lắng nghe

những ý kiến đóng góp của cán bộ công nhân viên .77

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .79

3.1 KẾT LUẬN.79

3.2. KIẾN NGHỊ .81

TÀI LIỆU THAM KHẢO.83

PHỤ LỤC.84

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHẤM LUẬN VĂN

pdf118 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên chức tại trương trung cấp thể dục thể thao Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận chi trả lương công chức cạnh tranh là một sự lựa chọn chiến lược của các nhà lãnh đạo cao nhất trong nhiều thập niên qua. Kết hợp với trả lương cao, Singapore xây dựng một hệ thống luật giám sát rõ ràng và một hệ thống đánh giá công chức hiệu quả, thực chất. Singapore cũng đã đổi mới cơ chế quản lý ngân sách bằng việc phân quyền tự chủ tài chính đến tận cấp vụ của các bộ. Tuy là một nước có hệ thống chính trị tập trung cao, nhưng Singapore lại nổi lên như một nền kinh tế mạnh với môi trường đầu tư hấp dẫn và nền hành chính trong sạch. Đây là hệ quả của một chính sách đãi ngộ công chức khôn ngoan và sáng suốt khi chọn vấn đề lương công chức là chìa khóa cho mọi cải cách.Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân “ngoại” này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ. Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Không phải ngẫu nhiên tạp chí Foreign Policy xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài bản và đúng đắn như vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi “Trung tâm thu hút nhân tài” của thế giới. 1.2.4 Kinh nghiệm của Việt Nam Tại việt Nam, việc đào tạo, thu hút và giữ nhân tài đang được xem là vấn đề cấp thiết và thách thức đối với hầu hết các tổ chức. Sự biến đổi mạnh mẽ, thường xuyên của môi trường, tính chất của sự cạnh tranh và hội nhập, yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động trong nền kinh tế thị trường đã và đang tạo sức ép lớn. Đòi hỏi các nhà quản trị phải có những thay đổi và đưa ra các chính sách thích hợp với môi trường hoạt động, đặc biệt là các chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ DỤC THỂ THAO HUẾ 2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ DỤC THỂ THAO HUẾ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường trung cấp thể dục thể thao Huế - Tên đầy đủ : Trường trung cấp thể dục thể thao Huế - Địa chỉ: Số 1 Tố Hữu – Thành phố Huế. - Điện thoại: 054. 3845138 - Đại diện: Ông Lê Thanh Hùng, Chức vụ: Hiệu trưởng trường trung cấp thể dục thể thao Huế. Tiền thân của trường trung cấp thể dục thể thao Huế là trường năng khiếu thể dục thể thao trực thuộc sở thể dục thể thao Huế. Trường năng khiếu thể dục thể thao Huế được thành lập với nhiệm vụ đào tạo vận động viên năng khiếu các môn thể thao của tỉnh để tham gia thi đấu các giải quốc gia và quốc tế. Qua quá trình hoạt động, ban giám hiệu nhà trường nhận thấy việc đào tạo vận động viên thành tích cao để tham dự các giải đấu trong nước và quốc tế vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu thực tế đang đặt ra đối với nhà trường và xã hội. Chính vì vậy, nhà trường đã xây dựng đề án nâng cấp trường năng khiếu thể dục thể thao thành trường trung cấp thể thao Huế để trình sở văn hóa thể dục thể thao và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và phê duyệt. Sau một thời gian thẩm định, ngày 20/11/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký quyết định 2565 cho nâng cấp trường năng khiếu thể dục thể thao Huế thành trường trung cấp thể dục thể thao Huế, với nhiệm vụ mới là đào tạo cán bộ hệ trung cấp chuyên ngành thể thao và đào tạo thể thao thành tích cao của tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 2.1.2 Bộ máy tổ chức của Nhà trường 2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của trường trung cấp thể dục thể thao (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) 2.1.2.2. Chức năng của các bộ phận  Hiệu Trưởng: Quản lý điều hành mọi hoạt động nhà trường - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trương;. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra công tác huấn luyện,thi đấu, tuyển chon, giảng dạy của giáo viên, huấn luyện viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên, huấn luyện viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; - Điều hành và quản lý nguồn ngân sách của đơn vị  Phó hiệu trưởng - Xây dựng kế hoạch chuyên môn theo lĩnh vực được phân công. PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH BAN GIÁM HIỆU PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG HUẤN LUYỆN VÀ QLHS KARA TEDO BM LÝ LUẬN BM THỰC HÀNH PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ NCKH TEAW ONDO JUDO VẬT ĐIỀN KINH ĐÁ CẦU CỜ VUA CẦU LÔNG ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch của lĩnh vực được phân công;  Phòng Tổ chức – Hành chính - Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức và cán bộ; - Lập chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của trường. Nghiên cứu tư vấn xây dựng, phát triển và sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động trong trường. - Lập kế hoạch về lao động và biên chế; đề xuất: sắp xếp, điều động, tuyển dụng lao động; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động trong toàn trường. - Quản lý và cập nhật hồ sơ nhân sự, phối hợp nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm. Cập nhật danh sách cán bộ, công chức chuyển công tác và nghỉ hưu hàng năm. -Tổng hợp chương trình công tác; lập các biểu và báo cáo thống kê; lên lịch công tác tuần; ghi chép các cuộc họp giao ban của Ban Giám hiệu và ghi biên bản các cuộc họp cấp trưởng; thông tin, theo dõi tiến độ hoạt động của các đơn vị trong trường. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho lãnh đạo cấp trưởng đi công tác.  Phòng Kế hoạch tài chính - Tham mưu và giúp Hiệu trưởng về công tác kế hoạch và quản lý hoạt động tài chính , tài sản, chế độ kế toán của đơn vị. - Thực hiện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường theo đúng qui định của nhà nước. - Nghiên cứu các chế độ chính sách tham mưu cho hiệu trưởng về công tác tài chính, kế toán của nhà trường. - Lập kế hoạch dự toán kinh phí tài chính của trường theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên. - Quản lý, tổ chức thực hiện sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng chế độ. -Thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên trong trường theo đúng chính sách. - Tham gia các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39  Phòng Huấn luyện và quản lý học sinh - Giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo năng khiếu và huấn luyện thể thao thành tích cao. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và huấn luyện VĐV ngắn hạn và dài hạn của trường. - Kiểm tra đôn đốc và giám sát việc tập luyện và thi đấu của các bộ môn thể thao thành tích cao; Thực hiện công tác lưu trữ thành tích thi đấu của các bộ môn. - Tổ chức thực hiện và quản lý giáo trình, giáo án huấn luyện của các bộ môn. - Quản lý hồ sơ, sinh hoạt của VĐV ở ký túc xá, tổ chức kiểm tra việc chấp hành nội quy quy định khu nội trú, ký túc xá của VĐV. - Phối hợp, chỉ đạo các bộ môn thực hiện tốt công tác tuyển chọn VĐV và tham mưu cho Hiệu trưởng hợp đồng VĐV thể thao thành tích cao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.  Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học - Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện công tác giảng dạy, học tập của nhà trường. - Tham mưu, nghiên cứu, xây dựng chiến lược đào tạo, đề xuất và tổ chức mở các ngành đào tạo và phương thức đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp. - Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch giảng dạy hàng năm đối với các bậc đào tạo và theo dõi thực hiện kế hoạch đã được Hiệu trưởng hoặc cấp trên phê duyệt. - Lập kế hoạch, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thi hết học phần, thi tốt nghiệp cho các hệ được giao quản lý. Đề xuất và tổ chức chương trình thực tập nghiệp vụ cho sinh viên khoá cuối. - Thực hiện các thủ tục để cấp bằng tốt nghiệp trung cấp hệ chính quy, đào tạo liên kết ... - Quản lý và theo dõi việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm tốt nghiệp của các hệ đào tạo này. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao  Các bộ môn Thể thao - Xây dựng kế hoạch phát triển bộ môn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và huấn luyện VĐV nghiệp dư, năng khiếu, đội tuyển ngắn hạn và dài hạn của bộ môn. - Tham mưu tuyển chọn và đào thải VĐV thể thao thành tích cao của bộ môn. - Quản lý huấn luyện viên, cán bộ, nhân viên, VĐV thuộc bộ môn mình theo phân cấp của Hiệu trưởng. - Tổ chức biên soạn chương trình, giáo án huấn luyện. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp huấn luyện; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì dụng cụ và cơ sở tập luyện. - Đề xuất thành lập đội tuyển đại diện cho Tỉnh để tham gia các giả Quốc gia, Quốc tế và khu vực. - Thực hiện báo cáo công tác tập huấn và thi đấu của bộ môn trước, sau các giải thi đấu. -Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao  Bộ môn Lý luận - Xây dựng kế hoạch phát triển bộ môn. - Xây dựng chương trình, tiến trình giảng dạy các môn Lý luận chuyên ngành. - Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao công tác giảng dạy. - Quản lý và phân công giáo viên của bộ môn giảng dạy các môn Lý luận theo sự bố trí của phòng Đào tạo.  Bộ môn Thực hành - Xây dựng kế hoạch phát triển bộ môn. - Xây dựng chương trình, tiến trình giảng dạy các môn thực hành. - Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao công tác giảng dạy. - Quản lý và phân công giáo viên của bộ môn giảng dạy các môn thực hành theo sự bố trí của phòng Đào tạo. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao. 2.1.3 Tình hình CBCNVC tại trường trung cấp thể dục thể thao Huế Dựa vào bảng 2.1, ta nhận thấy tình hình cán bộ công nhân viên chức của trường trung cấp thể dục thể thao Huế qua ba năm không thay đổi đáng kể. Năm 2011, do trường mới được nâng lên thành trung cấp và tuyển sinh được 2 lớp trung cấp nên trường đang thiếu lực lượng cán bộ công nhân viên chức. Vì vậy, năm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 2012, trường tuyển thên 6 cán bộ nâng tổng số cán bộ công nhân viên chức của trường từ 78 cán bộ lên 84 cán bộ tương ứng 7,7%. Năm 2013, số cán bộ công nhân viên chức không thay đổi so với năm 2012. Tuy nhiên, để đáp ứng kịp thời các hoạt động đào tạo và huấn luyện của nhà trường trong thời gian tới, trường trung cấp thể dục thể thao Huế nên phải tuyển dụng một số cán bộ công chức đảm nhận thêm các công việc mà các cán bộ trong trường đang kiêm nhiệm và đang còn bỏ trống. Thực tế năm 2013 trường trung cấp thể dục thể thao Huế đã xây dựng đề án việc làm của trường và đang chờ được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Số cán bộ công nhân viên chức qua các năm được cụ thể hóa theo các tiêu chí như sau: - Xét về giới tính: Vì do công việc chủ yếu là huấn luyện các môn thể thao nên CBCNVC là nam chiếm đa số. Năm 2012, nhà trường bổ sung vào nguồn nhân lực của trường thêm 6 cán bộ trong đó 4 cán bộ là nam nâng tổng số cán bộ nam lên 65 người tương ứng với 6,6% và 2 cán bộ nữ nâng tổng số cán bộ nữ của trường lên 19 người tương ứng với 11,8%. Nữ chủ yếu làm công tác văn phòng, điều dưỡng và tạp vụ nên chiếm một tỷ lệ thấp hơn so với nam. - Xét về trình độ: Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên được Nhà trường đặc biệt quan tâm và khuyến khích. Hằng năm, nhà trường động viên CBCNVC học lên cao hơn. Kết quả đến năm 2013 toàn trường có 15 thạc sĩ chiếm 17,9%; năm 2012, nhà trường tuyển dụng thêm 6 cán bộ trình độ đại học nâng tổng số cán bộ trình độ đại học lên 56 người tương ứng với tỷ lệ 66,7%, con số này không thay đổi qua năm 2013. Nhà trường cũng đang tạo mọi điều kiện để số cán bộ này đi học cao hơn bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu. - Xét về thâm niên công tác: 42,9% tương ứng với 36 người làm việc dưới 5 năm. Đây là số CBCNVC trẻ được nhận vào trường để bổ sung cho các bộ môn đào tạo vận động viên và số giáo viên giảng dạy hệ trung cấp của trường. 30 người chiếm tỷ lệ 37,5% có thâm niên công tác từ 5 năm đến 10 năm và 18 người ứng với tỷ lệ 21,4% có thâm niên công tác trên 10 năm. - Xét về cơ cấu độ tuổi: độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 72,6% tức là 61 người. Điều này cho thấy lực lượng CBCNVC ở trường còn rất trẻ. 16 người có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ 21,4%. Còn lại là 6% ứng với 5 người có độ tuổi trên 55 tuổi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Bảng 2.1 Tình hình cán bộ công nhân viên chức tại trường trung cấp thể dục thể thao Huế (2011 – 2013) (ĐVT: người) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2011/20 12 2012/20 13 +/- % +/- % Tổng số lao động 78 100 84 100 84 100 6 7,7 - - 1. Phân theo giới tính Nam 61 78,2 65 77,4 65 77,4 4 6,6 - - Nữ 17 21,8 19 22,6 19 22,6 2 11,8 - - 2. Phân theo trình độ Thạc sỹ 15 19,2 15 19.2 15 19,2 - - - - Đại học 50 64,1 56 66,7 56 66,7 6 12 - Cao đẳng 8 10,3 8 9,5 8 9,5 - - - - Trung cấp 3 3,8 3 3,6 3 3,6 - - - - Sơ cấp 2 2,6 2 2,3 2 2,3 - - 3. Phân theo thâm niên công tác Dưới 5 năm 30 38,5 36 42,9 36 42,9 6 20 - - Từ 5 đến 10 năm 30 38,5 30 37,5 30 37,5 - - - - Trên 10 năm 18 23 18 21,4 18 21,4 - - - - 4. Cơ cấu độ tuổi Từ 25 đến 40 tuổi 55 70,5 61 72,6 61 72,6 6 11 - - Từ 41 đến 55 tuổi 18 23,1 18 21,4 18 21,4 - - - - Trên 55 tuổi 5 6,4 5 6 5 6 - - - - (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.1.4. Các hệ đào tạo của trường trung cấp thể dục thể thao Huế Đào tạo hệ trung cấp chuyên ngành Thể dục Thể thao: Có hai hệ đào tạo chính quy. + Hệ 24 tháng: dành cho các học sinh đã tốt nghiệp THPT + Hệ 36 tháng: dành cho các học sinh đã tốt nghiệp THCS Đào tạo vận động viên và huấn luyện nâng cao thành tích Thể thao. + Đào tạo các tuyến vận động viên: Đào tạo các lớp nghiệp dư, các CLB, đào tạo Năng khiếu cho các môn Thể thao. + Huấn luyện nâng cao thành tích cao cho các đội tuyển tỉnh. Bảng 2.2 Tình hình đào tạo học sinh, vận động viên của trường qua ba năm 2011 - 2013 ĐVT: Người STT Hệ đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 12/11 So sánh 13/12 + / - % + / - % 1 Hệ trung câp 145 250 350 105 72,4 100 40 Hệ 24 tháng 55 100 150 45 81,8 50 50 Hệ 36 tháng 90 150 200 60 66,7 50 33,3 2 Vận động viên 195 200 210 5 2,56 5 2,5 Karatedo 35 40 40 5 14,3 - - Teawondo 25 25 25 - - - - Cầu lông 15 15 15 - - - - Đá cầu 10 10 10 - - - - Cờ vua 35 35 40 - - 5 14,3 Điền kinh 30 30 30 - - - - Judo 10 10 10 - - - - Vật 35 35 40 - - 5 14,3 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Qua bảng kết quả đào tạo học sinh, vận động viên của trường trong 3 năm 2011 – 2013 ta rút ra một số nhận xét như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 - Hệ trung cấp: năm 2012, trường trung cấp thể dục thể thao Huế tuyển được 45 học sinh hệ 24 tháng và 60 học sinh hệ 36 tháng nâng số học sinh hệ trung cấp 105 học sinh tương ứng với 72,4%. Năm 2013, hệ 24 tháng và hệ 36 tháng đều tuyển sinh được 50 học sinh đưa tổng số học sinh của năm học 2013 lên 350 học sinh tương ứng với 40%. Như vậy, cả năm 2012 và 2013 số học sinh nộp đơn vào học có phần giảm đi so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 số học sinh có tăng nhẹ trở lại so với năm 2012. Điều này là nhờ những nổ lực để thu hút học sinh từ phía nhà trường như tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá về trường qua băng rôn, đài truyền hình bên cạnh đó trường còn mở rộng quy mô tuyển sinh đặc biệt là cử các cán bộ lên các huyện miền núi hay về địa bàn nông thôn để tuyên truyền về hoạt động đào tạo của nhà trường. Vì vậy lượng học sinh nộp đơn vào học ở trường năm có giảm nhưng tỷ lệ giảm ít so với năm trước. - Vận động viên: qua các năm số vận động viên có tăng lên nhưng lượng tăng không nhiều và cũng chỉ tăng ở ba bộ môn karatedo, vật và cờ vua, các bộ môn khác số vận động viên qua các năm không thay đổi. Điều này là bởi vì thành tích của bộ môn karatedo và vật mang về cho trường và tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm trở lại đây khá xuất sắc nên nhà trường luôn tìm kiếm lực lượng vận động viên và đầu tư kinh phí để phát triển các bộ môn này. Còn lại các bộ môn khác vẫn duy trì lực lượng vận động viên để tham gia các giải trong và ngoài nước để duy trì thành tích. 2.1.5. Những thành tích đạt được của trường qua ba năm 2011 - 2013 Trong những năm qua, trường trung cấp thể dục thể thao Huế tích cực cử các vận động viên tham gia các giải thi đấu trong nước và quốc tế chẳng hạn như giải Cờ Vua lứa tuổi ĐNA, giải Cờ Vua thanh niên Châu Á, giải Cờ Vua trẻ Châu Á, giải Điền kinh Thái Lan mở rộng, giải Vật vòng loại thế giới, giải Vật vòng loại Olimpic... Và nhìn vào bảng 2.3, ta có thể thấy được những thành tích mà các vận động viên mang về cho tỉnh nhà qua các năm đều có sự tăng lên rõ rệt, trong đó cờ vua và vật là hai trong số các bộ môn có tổng số huy chương vàng, bạc và đồng cao nhất, kế đến là karatedo và cuối cùng là điền kinh và cầu lông. Có thể nói đây là sự nổ lực rất lớn của cả thầy và trò trong điều kiện cơ sở vật chất, chế độ ăn uống và tiền công so với các tỉnh thành khác có phần hạn chế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Bảng 2.3 Thành tích đạt được của trường trung cấp thể dục thể thao Huế STT Bộ môn Thành tích 2011 2012 2013 HCV HCB HCĐ HCV HCB HCĐ HCV HCB HCĐ 1 Cờ vua 14 16 14 16 17 11 18 20 6 2 Karatedo 6 1 5 8 3 3 11 6 - 3 Điền kinh 1 2 2 2 2 1 2 2 1 4 Cầu lông 1 - 1 1 1 2 2 2 1 5 Vật 12 7 29 15 10 25 15 14 26 Tổng 34 26 51 42 33 42 48 44 34 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Bên cạnh đó, năm 2013 cũng là năm đầu tiên nhà trường phát bằng tốt nghiệp và làm lễ ra trường cho học sinh trung cấp hệ 2 năm. Kết quả 100% học sinh được tốt nghiệp trong đó - Học sinh đạt loại giỏi: 5 học sinh tương ứng với tỷ lệ 9,1% - Học sinh đạt loại khá: 40 học sinh tương ứng với tỷ lệ 72,8% - Học sinh đạt loại trung bình: 10 học sinh tương ứng với tỷ lệ 18,1 Đây là khóa học đầu tiên của trường nhưng với kết quả như trên cho thấy một sự nổi lực không nhỏ của cả thầy và trò trường trung cấp thể thao Huế. Những kết quả đó sẽ là động lực và là nền tảng để trường tiếp tục gặt hái nhiều thành công cũng như đúc rút thật nhiều kinh nghiệp cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường trong tương lai. 2.1.6. Đặc điểm về cơ sở vật chất của trường trung cấp thể dục thể thao Huế qua 3 năm 2011 - 2013 ▪ Về phòng học Qua bảng 2.4 có thể thấy được trong vòng 3 năm qua từ 2011 đến 2013, lượng phòng học và tập luyện của trường không hầu như không có sự phát triển mặc dù lượng học sinh trung cấp và vận động viên qua các năm đều có sự tăng lên đặc biệt là học sinh trung cấp cụ thể: trường trung cấp thể dục thể thao Huế có 06 lớp trung cấp và 08 bộ môn nhưng lượng phòng học và phòng tập thì còn khá khiêm tốn, nó chỉ mới chỉ đáp ứng việc học cho các lớp hệ trung cấp và tập luyện của bốn ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 46 bộ môn như karatedo, teawondo, vật và cờ vua. Những bộ môn còn lại tập luyện rải rác ở một số địa điểm như bộ môn cầu lông mượn sân tập của Liên đoàn lao động tại quốc lô 49, bộ môn đá cầu mượn sân tập tại nhà thi đấu Bà Triệu cùng với giờ lên lớp học thực hành của hai lớp trung cấp đều mượn sân nhà thi đấu Bà Briệu. ▪ Ngoài ra trường trung cấp thể dục thể thao Huế còn có một khu kí túc xá gồm 31 phòng và một nhà ăn phục vụ cho việc ăn ở của các vận động viên thuộc các bộ môn như vật, karatedo, teawondo và judo. Bảng 2.4 Tình hình phòng học của trường trung cấp TDTT STT Phòng học Số lượng (phòng) Tổng diện tích (m2) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 1 Phòng học lý thuyết 1 2 2 70 150 150 3 Phòng tập bộ môn karatedo 1 1 1 200 200 200 4 Phòng tập bộ môn teawondo 1 1 1 200 200 200 5 Phòng tập bộ môn vật 1 1 1 250 250 250 6 Phòng học bộ môn cờ vua 1 1 1 60 60 60 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) 2.1.7. Đặc điểm về nguồn lực tài chính của trường trung cấp thể dục thể thao Huế qua 3 năm 2011 – 2013 Trường trung cấp thể dục thể thao Huế là đơn vị cấp 2 của sở văn hóa thể thao và du lịch Huế nên ngân sách để trường hoạt động hằng năm là nguồn kinh phí do tỉnh cấp căn cứ vào bảng kế hoạch của nhà trường đưa ra và hoạt động thu chi của năm trước. Vì vậy nhìn vào bảng 2.4, ta có thể thấy rằng ngân sách của trường năm sau đều cao hơn năm trước. Nếu năm 2011, trường được cấp 14.079 triệu đồng thì năm 15.503 triệu đồng, tăng 1.424 triệu đồng (10,11%) và năm 2013 tăng 115 triệu đồng (0,74%). Năm 2011 cũng là năm đầu tiên trường trung cấp thể dục thể thao Huế được phép tuyển sinh hệ trung cấp, do vậy, ngoài nguồn kinh phí được nhà nước cấp, trường còn có khoản thu từ học phí, lệ phí và các khoản thu khác. Số tiền thu được từ nguồn này là 298 triệu đồng. Qua năm 2012, khoản thu này lại tiếp tục tăng lên 472 triệu đồng, so với 2011 tăng 174 triệu đồng (58,39%). Năm 2013, trường tuyển sinh thêm 2 lớp trung cấp nên số tiền thu được từ học phí và lệ phí tăng 640 triệu đồng tức là tăng 168 triệu đồng (35,59%). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Các khoản chi qua từng năm cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tăng tương ứng với sự tăng lên của các khoản thu.Cụ thể: năm 2012, chi 15.385 triệu đồng so với năm 2011 tăng 1.454 triệu đồng (10,17%). Năm 2013, chi có tăng so với năm 2012 là 16.133 tăng 380 triệu đồng (2,41%), tuy nhiên tốc độ tăng có phần chậm hơn so với các năm trước. Đây là một dấu hiệu tích cực chứng tỏ nhà trường đã có sự tiết kiệm các khoản chi hơn so với năm trước cụ thể là sự chi tiết kiệm khoản kinh phí không thường xuyên từ ngân sách của nhà nước. Nếu năm 2012, chi nhiều hơn so với năm 2011 từ khoản kinh phí không thường xuyên 1.296 triệu đồng (9,21%), thì năm 2013 chi cũng có phẩn tăng nhưng lượng tăng lên rất ít chỉ 233 triệu đồng (1,45%). Bảng 2.5 Tình hình nguồn tài chính của trường 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2013 (triệu đồng) So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng thu 14.377 15.975 16.258 1.598 11 283 1,77 1.1. Nguồn kinh phí NSNN cấp 14.079 15.503 15.618 1.424 10,11 115 0,74 - Kinh phí thường xuyên 0 0 0 0 0 0 0 - Kinh phí không thường xuyên 14.079 15.503 15.618 1.424 10,11 115 0,74 1.2. Nguồn kinh phí ngoài NSNN cấp 298 472 640 174 58,39 168 35,59 - Thu phí, lệ phí 242 400 560 158 65,29 160 40 - Thu Khác 56 72 80 16 28,57 8 11,11 2. Tổng chi 14.299 15.763 16.133 1.454 10,17 380 2,41 2.1. Nguồn kinh phí NSNN cấp - Kinh phí thường xuyên 0 0 0 0 0 0 0 - Kinh phí không thường xuyên 14.079 15.385 15.598 1.296 9,21 223 1,45 2.2. Nguồn kinh phí ngoài NSNN cấp - Thu phí, lệ phí 220 378 535 158 71,82 157 41,53 3. Chênh lệch (Tổng thu – Tổng chi) 78 212 125 134 171 -87 -41,04 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP THỂ DỤC THỂ THAO HUẾ 2.2.1. Thực trạng tạo động lực làm việc cho CBCNVC của trường trung cấp thể dục thể thao Huế 2.2.1.1 Phân công, bố trí công việc Trong bất kỳ tổ chức nào dù là doanh nghiệp hay là cơ quan đoàn thể, trường học, việc phân công và bố trí công việc cho người lao động nói chung là việc làm hết sức quan trọng. Phân công, bố trí nhân lực một cách khoa học sẽ là động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say và nhiệt tình từ đó sẽ giúp cho tổ chức hoạt động có hiệu quả. Bảng 2.6 mô tả khái quát việc phân công, bố trí công việc cho các CBCNVC của trường trung cấp thể dục thể thao Huế. Nhìn vào bảng 2.6, ta nhận vị trí làm việc với số lượng cán bộ đảm nhận tương đối phù hợp với tình hình hiện nay của nhà trường. Tuy nhiên để đạt được nhiệm vụ đề ra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là huấn luyện vận động viên thành tích cao để tham gia nhiều hơn nữa các giải đấu trong nước và quốc tế cũng như mục tiêu của trường đặt ra xây dựng thương hiệu trường trở thành cái nôi về thể thao của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới thì trường cấp thể dục thể thao Huế cần bổ sung thêm nguồn nhân lực ở tất cả các bộ phận trong đó đặc biệt chú ý đến bộ phận huấn luyện viên và giáo viên. Bởi lẽ, hiện nay một số cán bộ trong trường đang kiêm nhiệm các công việc như vừa làm hành chính vừa tham gia giảng dạy các môn thực hành cho các lớp trung cấp trường hay các cán bộ của phòng huấn luyện và quản lý học sinh kiêm thêm nhiệm vụ lưu trữ, nhân đề thi...cho các lớp hệ trung cấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Bảng 2.6: Bố trí nguồn nhân lực của trường năm 2013 ĐVT: Người TT Danh mục vị trí việc làm Số lượng người làm việc I Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành 1 Hiệu trưởng 1 2 Phó hiệu trưởng 3 II Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn nghề nghiệp 1. Vị trí việc làm trưởng các phòng ban: Phòng TC-HC, phòng HL&QLHS, phòng Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_dong_luc_lam_viec_cho_can_bo_cong_nhan_vien_chuc_tai_truo_ng_trung_cap_the_duc_the_thao_hue.pdf
Tài liệu liên quan