MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH 3
1. Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh 3
2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 3
2.1. Khi mới thành lập 3
2.2. Giai đoạn 1991 – 1996 4
2.3. Giai đoạn 1997 – 2002 6
2.4. Giai đoạn 2002 đến nay 8
3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 10
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc 10
3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc 11
3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng 11
3.3.1. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo 11
3.3.2. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh 12
3.3.3. Phòng Kinh doanh ngoại hối 12
3.3.4. Phòng Kế toán ngân quỹ 13
3.3.5. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 13
3.3.6. Phòng Hành chính – nhân sự 14
3.3.7. Phòng Điện toán 14
3.3.8. Phòng Dịch vụ và Marketing 15
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 15
4.1. Hoạt động huy động và sử dụng vốn 15
4.1.1. Về hoạt động huy động vốn 15
4.1.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư 19
4.2. Các hoạt động khác 21
4.2.1. Các dịch vụ của Ngân hàng 21
4.2.2. Công tác kế toán ngân quỹ 21
4.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát 22
4.3. Kết quả và hiệu quả các hoạt động kinh doanh 22
5. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay hộ sản xuất 24
5.1. Cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng 24
5.2. Đặc điểm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ 24
5.3. Các chính sách về cho vay hộ sản xuất 25
5.4. Đặc điểm tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 27
5.5. Chất lượng nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT HÀ TĨNH 31
1. Kết quả cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 31
1.1. Giai đoạn 1991 – 1998 32
1.2. Giai đoạn 1999 – 2004 33
1.3. Giai đoạn 2005 – 2008 36
2. Phân tích, đánh giá các giải pháp mà NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện trong công tác cho vay hộ sản xuất 45
2.1. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và đoàn thể 45
2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường: 46
2.3. Tích cực chủ động tham gia các chương trình của địa phương có liên quan 46
2.4. Thành lập mạng lưới tổ vay vốn 47
2.5. Thực hiện công tác cán bộ 48
2.6. Thường xuyên có sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ 49
2.6.1. Sự kết hợp giữa Hội Nông dân với NHNo&PTNT Hà Tĩnh 49
2.6.2. Sự kết hợp giữa Hội Phụ nữ và NHNo&PTNT Hà Tĩnh 50
3. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân 52
3.1. Ưu điểm 52
3.1.1. Cho vay kinh tế hộ góp phần giúp người dân mở rộng sản xuất 52
3.1.2. Cho vay kinh tế hộ góp phần vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo 53
3.1.3. Cho vay hộ đã tạo nên mối gắn kết giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các tổ chức Hội, giúp hoạt động của tổ chức Hội thêm phong phú và hữu ích 54
3.1.4. Do tác động cho vay hộ sản xuất đã buộc NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải nâng cao chiến lược cho vay hộ để mở rộng hoạt động, phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. 55
3.1.5. Cho vay hộ đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn 55
3.1.6. Tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của kinh tế hộ không ngừng được nâng cao 57
3.2. Nhược điểm 57
3.2.1. Định kỳ trả nợ vẫn còn cứng nhắc 57
3.2.2. Vốn tín dụng còn mang tính dàn trải đều trên diện rộng 58
3.2.3. Công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao. Rủi ro trong vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn luôn tiềm ẩn 58
3.2.4. Công tác kiện toàn tổ trưởng tổ vay vốn vẫn còn nhiều vấn đề 59
3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm 59
3.3.1.Công tác cán bộ còn nhiều bất cập 59
3.3.2. Thủ tục vay vốn còn rườm rà và cứng nhắc 60
3.3.3. Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ 62
3.3.4. Công tác thẩm định dự án cho vay chưa tốt 62
CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH VỀ VIỆC CHO VAY HỘ SẢN XUẤT 64
1. Định hướng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất 64
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất 67
2.1. Tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng 67
2.2. Tuyên truyền, đổi mới hình thức huy động vốn 68
2.3. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm 72
2.4. Phải có sư ràng buộc và kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh và các cấp chính quyền 73
2.5. Mở rộng đầu tư tín dụng có trọng điểm 74
2.6. Đổi mới và đơn giản thủ tục vay vốn 74
2.7. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ vay vốn 75
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn với doanh số cho vay 1.473 tỷ đồng. Doanh số thu nợ 1.247 tỷ đồng. Số hộ dư nợ đến ngày 31 – 12 – 1998 là 82 ngàn hộ, với dư nợ 228 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng dư nợ.
Cho vay hộ sản xuất đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh và đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống cũng được chú trọng, nhất là các ngành nghề như: mộc Thái Yên (Đức Thọ). rèn Trung Lương (Hồng Lĩnh), sản xuất gạch ngói và vật liệu xây dựng…
Để có nguồn vốn đầu tư cho kinh tế hộ, NHNo Hà Tĩnh đã tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn trên địa bàn, ngoài ra còn khai thác tối đa các nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư.
Hiệu quả đồng vốn tín dụng Ngân hàng thể hiện trên các mặt kinh tế - xã hội:
- Vốn NHNo&PTNT đã khắc phục dần tình trạng vay nặng lãi, bán lúa non ở nông dân, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
- Thông qua sinh hoạt của các tổ vay vốn đã củng cố khối đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng, gắn bó hơn tình làng, nghĩa xóm, ổn định tình hình trật tự, trị an trong thôn xóm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai và lao động trên địa bàn. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vât nuôi. Từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa chuyển sang các cây có giá trị kinh tế cao như: lạc, đậu, mía, chè, cam, bưởi… hình thành nên những vùng trồng cây ăn quả tập trung như: cam bù Hương Sơn, Bưởi Phúc Trạch Hương Khê…
- Cho vay hộ sản xuất đã đầu tư đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp như: chương trình lai sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn… Sản phẩm nông nghiệp không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài và được khách hàng quốc tế ưa thích. Kinh tế trên địa bàn tăng trưởng nhanh, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống được cải thiện từng bước.
- Người dân đã quen với sản xuất hàng hoá, biết tính toán hiệu quả kinh tế, có ý thức tiết kiệm chi tiêu, tích luỹ cho mở rộng đầu tư sản xuất, làm giàu cho gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội.
1.2. Giai đoạn 1999 – 2004
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn cho các chương trình như cải tạo vườn tạp; trồng cây lâu năm, cây ăn quả, cây lấy gỗ; cho vay mua các máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất như: máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, công nông… tăng cao nên tỷ trọng dư nợ trung hạn giai đoạn này lớn hơn nợ ngắn hạn.
Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách tín dung Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng trong việc đi vay và cho vay hộ sản xuất. Để thực hiện hiệu quả QĐ, NHNo Việt Nam đã cùng Trung ương Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ ký kết các thông tư liên tịch số 2308, 02 cùng phối hợp để tạo mạng lưới chuyển tải vốn đến thị trường Nông nghiệp, nông thôn, từng bước xã hội hoá công tác Ngân hàng. Riêng trong năm 2000 đã thành lập, củng cố hơn 7000 tổ vay vốn thông qua các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân.
Từ năm 1999 đến năm 2004 đã cho vay 583.98 lượt hộ vay với doanh số cho vay 4.542 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70% doanh số cho vay của chi nhánh. Doanh số thu nợ 3.529 tỷ đồng, trong đó cho vay qua tổ 2.060 tỷ đồng với hơn 250 ngàn lượt hộ.
Bảng 8: Kết quả cho vay môt số ngành nghề sản xuất
của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoan 1999 – 2004
Loại hình sản xuất
Số lượt hộ
Doanh số cho vay (tỷ đồng)
Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp
355.264
2.967
Thủ công nghiệp
25.406
568
Thuỷ hải sản
21.365
581
Thương mại, dịch vụ
49.851
823
Cho vay đời sống
39.368
962
Ngành nghề khác
92.244
1.359
Vốn của Ngân hàng đã góp phần cải tạo được hàng ngàn ha vườn tạp để trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ (Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ), cải tạo và xây dựng mới 7.500 ha ao hồ đầm để nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu (Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên), hình thành nên những vùng sản xuất tập trung, phát triển mạnh kinh tế hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, NHNo Hà Tĩnh còn tiến hành khảo sát, phân loại 1.200 trang trại, thiết lập quan hệ tín dụng với các trang trại nhằm khai khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế vườn; rừng.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, nhu cầu vay vốn để đầu tư ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Mức vay vốn tăng dần lên theo từng thời kỳ, phù hợp với nhu cầu về đầu tư sản xuất. Từ bình quân 0,4 triệu/lượt hộ năm 1991 tăng lên 4 triệu/lượt hộ năm 1995, năm 2000 bình quân 5 triệu/lượt hộ và năm 2004 lên tới 9 triệu/lượt hộ vay. Cho vay sản xuất nông nghiệp chủ yếu chủ yếu tập trung: cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao …Cho vay ngành thuỷ hải sản chủ yếu tập trung xây dựng , cải tạo các ao đầm nuôi thuỷ sản xuất khẩu. Chỉ tính riêng năm 2003, nhằm đổi mới công nghệ, kỹ thuật đối với đối với sản xuất nông nghiệp, NHNo Hà Tĩnh đã cho vay 308 dự án trung hạn; trong đó có 35 dự án đánh bắt, 41 dự án nuôi trồng thuỷ sản, 93 dự án nuôi hươu, 78 dự án nuôi trâu bò, 61 dự án khôi phục và phát triển làng nghề, cho 27 ngàn hộ vay nhập giống ngô lai mới năng suất cao…
Cùng với việc mở rộng cho vay hộ cả quy mô và chiều sâu NHNo Hà Tĩnh đã mở rộng cho vay nhu cầu đời sống đối với cá nhân, hộ gia đình, cho vay hợp tác lao động nước ngoài, nhất là các thị trường như: Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan… Tính đến cuối năm 2004, dư nợ cho vay đời sống lên tới 263 tỷ đồng với 18.935 khách hàng vay; dư nợ cho vay đi xuất khẩu lao động 36 tỷ, số khách hàng vay gồm 2.585 hộ.
Bên cạnh cho hộ sản xuất vay kinh doanh, tiêu dùng… NHNo đã thực hiện cho vay xoá đói giảm nghèo có hiệu quả. Tính đến cuối năm 2002 đã cho vay 266 tỷ đồng xoá đói giảm nghèo với hơn 145 ngàn lượt hộ, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
Cho vay hộ sản xuất kinh doanh đã thực sự góp phần đổi mới nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội trong toàn tỉnh:
- Sản lượng lương thực tăng nhanh. Bộ mặt nông thôn khang trang hơn, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao.
- Cải tạo, trồng mới được trên 3.000 ha cây ăn quả: Bưởi Phúc Trạch (Hương Khê), cam bù (Hương Sơn)…
- Phát triển mạnh chăn nuôi đàn hươu, trâu, bò, lợn. dê…
- Từng bước khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống; ngoài ra còn phát triển thêm các ngành nghề mới, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp.
- Thương mại dịch vụ phát triển, đặc biệt là du lịch biển tại các khu du lịch: Thiên Cầm, Thạch Hải, Xuân Thành…
1.3. Giai đoạn 2005 – 2008
Sau 15 năm thực hiện cho vay hộ sản xuất, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực. Vì vậy, công tác cho vay hộ giai đoạn này đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:
- NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã xác định đúng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, xây dựng chiến lược thị phần và thị trường thích hợp, với phương châm: lấy nông nghiệp, nông thôn làm thị trường chủ yếu với khách hàng tiềm năng, khách hàng chính là hộ sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở khai thác các thế mạnh về mạng lưới hoạt động, Ngân hàng đã bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh.
- Ngân hàng thường xuyên bám sát các chương trình kinh tế địa phương như: chương trình chăn nuôi bò, chương trình nuôi trồng thuỷ sản, chương trình phát triển doanh nghiệp, chương trình xuất khẩu lao động… để tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay thuận lợi, kịp thời, giúp các hộ thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
- Thường xuyên cải tiến biện pháp tổ chức cho vay, cải tiến thủ tục bộ hồ sơ cho vay đúng quy chế, đồng thời tạo thuận lợi cho các hộ vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách kịp thời nhất.
- Tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân và Hội Phu nữ để củng cố mạng lưới tổ vay vốn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ, lồng ghép ngày càng nhiều chương trình hoạt động của các tổ chức Hội với hoạt động của Ngân hàng, góp phần thực hiện xã hội hoá nhanh hoạt động Ngân hàng.
- Đặc biệt, thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ, NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tiến hành hỗ trợ lãi suất đối với các hộ vay vốn. Kết quả cụ thể tính đến ngày 30 tháng 2 năm 2009 như sau:
+Tổng số hộ được hỗ trợ lãi suất: 1840 hộ.
+ Doanh số cho vay hộ được hỗ trợ lãi suất: 1978.840,8 triệu đồng.
+ Dư nợ cho vay hộ được hỗ trợ lãi suất: 1978.840,8 triệu đồng.
+ Lãi suất được hỗ trợ: Chưa phát sinh.
+ Tổng số bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất đã nhận trong tháng: 1840 bộ.
+ Số hồ sơ đã được hỗ trợ lãi suất: Chưa phát sinh.
+ Số bộ hồ sơ đã được thẩm định nhưng không giải quyết: Không.
Chính sách hỗ trợ lãi suất là một chính sách rất thiết thực, nhằm giúp các hộ ổn định và mở rộng hoạt động SXKD trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng qua kết quả trong một tháng đầu thực hiện, đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như: Khách hàng đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất nhưng không tập hợp được đủ bộ chứng từ hóa đơn tài chính, hàng hoá mua bán trên thị trường thực tế phát sinh nhưng không có đủ chứng từ xuất nhập hàng hoá; Khách hàng chủ yếu là hộ nông dân vay món nhỏ, trong một món vay tồn tại cả đối tượng được hỗ trợ và không được hỗ trợ nên khó bóc tách; Nhiều khách hàng không nhận thức được cơ chế chính sách; Khối lượng công việc tăng lên rất nhiều, chi phí lớn…
Bảng 9: Tình hình dư nợ hộ SXKD qua các năm 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm
Dư nợ hộ SXKD (tỷ đồng)
Tổng dư nợ
(2) (tỷ đồng)
Tỷ trọng (3)(%)
(3)=(1)*100/(2)
2005
1241
1476
84,08
2006
1479
1790
82,63
2007
2174
2631
82,63
2008
2613
3074
85,00
Qua bảng 9 và biểu đồ 1 ta nhận thấy: Dư nợ hộ tăng đều qua các năm, năm 2006 tăng so với năm 2005 là:1479 – 1241 = 238 tỷ đồng, tương ứng 19,18%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 2174 - 1479 = 695 tỷ đồng, tương ứng 46,99%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 2613 - 2174 = 439 tỷ đồng, tương ứng 20,19 %. Và dư nợ hộ đều chiếm một tỷ trọng lớn (hơn 80%) trong tổng dư nợ. Điều đó chứng tỏ cho vay hộ sản xuất là một hoạt động khá quan trọng, đóng góp nhiều vào kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh.
Bảng 10: Bình quân dư nợ một hộ thời kỳ 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm
Số hộ dư nợ (hộ)
Tổng dư nợ cho vay hộ (triệu đồng)
Bình quân dư nợ một hộ (triệu đồng/hộ)
2005
100930
1241000
12,30
2006
109499
1479000
13,51
2007
103727
2174000
20,96
2008
102016
2613000
25,61
Nhận xét: Với nhiều chính sách linh hoạt và phù hợp, giai đoạn này, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã mạnh dạn hơn trong công tác cho các hộ. Bình quân dư nợ của các hộ tăng đều qua các năm. Đặc biệt, năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số dư nợ bình quân vẫn lên tới trên 25 triệu đồng/hộ. Nhờ đó các hộ có thêm điều kiện đầu tư vào phát triển sản xuất, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá, làm ăn lớn,… Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 11: Dư nợ cho vay đối với một số chương trình kinh tế tại địa phương năm giai đoạn 2005 -2008
Chỉ tiêu
Số dư nợ
(triệu đồng)
Số hộ dư nợ
Nợ quá hạn
(triệu đồng)
Cho vay kinh tế trang trại
36889
534
92
Cho vay trồng chè
1314
917
53
Mua sắm nông cụ
69883
5129
1925
Thuỷ hải sản
233483
12154
3789
Cho vay xuất khẩu lao động
126569
8558
5745
Cho vay nhu cầu đời sống
1650382
69026
13664
Tổng
2118520
96368
25268
Từ bảng 11 có thể thấy: Công tác cho vay hộ sản xuất đã thực sự bám sát các chương trình kinh tế địa phương để cho vay nhiều loại đối tượng, đa dạng hoá cơ cấu đầu tư, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp các hộ tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả của công tác cho vay hộ đối với các chương trình kinh tế tại địa phương thể hiện trên các mặt cụ thể sau:
- Hoạt động cho vay kinh tế trang trại: Với các chính sách giao đất, khoán rừng, đấu thầu và khai hoang, phục hoá, phát triển kinh tế hộ, nhiều hộ đã có tích luỹ vốn, có lao động, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, hình thành các trang trại. Thực hiện nghị quyết số 03/2000/NP-CP ngày 02/2/2000 của chính phủ về đầu tư và phát triển kinh tế trang trại, quyết định 423/2000/QĐ-NHNN1 ngày 22/9/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại, giai đoạn này, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã cho vay hộ đối với 1235 trang trại. Ngân hàng đã cho các chủ trang trại vay vốn cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc…
Nhờ được vay vốn của Ngân hàng, giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại ngày một tăng cao. Năm 2008, giá trị hàng hoá, dịch vụ bình quân một trang trại ước đạt 119,2 triệu đồng. Loại hình trang trại có giá trị hàng hoá cao nhất là trang trại chăn nuôi, đạt bình quân 169,8 triệu đồng/trang trại; thấp nhất là trang trại trồng trọt đạt bình quân 83,1 triệu đồng. Tỉ suất hàng hoá dịch vụ bán ra bình quân một trang trại đạt trên 80%. Thu nhập bình quân đạt 43,6 triệu đồng/trang trại, cao gấp 3,2 lần so với các hộ dân khác trong tỉnh.
Hiện nay, các trang trại đã sử dụng 6793 lao động, bình quân 5,5 lao động/trang trại, trong đó lao động của chủ trang trại chiếm tỷ lệ khoảng 44%, còn lại là lao động thuê ngoài. Việc thu hút lao động, giải quyết việc làm của các trang trại đã làm giảm bớt áp lực do thiếu việc làm, góp phần tăng tích luỹ, xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn.
Đặc biệt, trong các năm 2005, 2006, 2007, không có chủ trang trại nào quá hạn nợ. Năm 2008, do điều kiện kinh tế khó khăn, có một số chủ đã nợ quá hạn, dù không đáng kể, tuy nhiên NHNo&PTNT Hà Tĩnh cũng nên có biện pháp quan tâm kịp thời để loại hình kinh tế này có điều kiện phát triển, tương xứng với tiềm năng của mình.
- Hoạt động cho vay trồng chè: Với chủ trương phát triển kinh tế, đặc biệt ở những vùng kinh tế mới, NHNo&PTNT đã mạnh dạn cho các hộ vay trồng chè, và bước đầu có nhiều kết quả khả quan. Trong giai đoạn này, Ngân hàng đã cho vay trồng chè trên 1500 lượt hộ, đầu tư cải tạo và trồng mới trên 5000 ha vườn chè, thu hút trên 1000 lao động. Thu nhập bình quân của lao động trồng chè trên 950 nghìn đồng/lao động.
Trong các năm 2005, 2006, 2007 hoàn toàn không có nợ quá hạn. Tuy nhiên, năm 2008, tất cả các hộ vay đều quá hạn, đây là một biểu hiện đáng lo ngại, Ngân hàng cần có biện pháp kịp thời khắc phục, để có thể thu hồi nguồn vốn của mình, mà vẫn đảm bảo phát triển vùng kinh tế mới.
- Về cho vay mua sắm nông cụ: Ngân hàng đã đầu tư vốn, giúp các hộ có điều kiện cải tạo, mua sắm nông cụ, máy móc, phương tiện. Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng, các hộ đã mua mới được hơn 1000 chiếc máy cày, 380 máy bừa, trên 400 công nông…
- Cho vay ngành thuỷ hải sản chủ yếu tập trung vào cải tạo ao đầm nuôi trồng thuỷ hải sản. Trong năm 2008, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã đầu tư cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản là 11.458 triệu đồng để đóng mới, mua sắm và sữa chứa 127 tàu đánh cá, phục vụ cho 158 hộ dân có phương tiện khai thác thuỷ sản. Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản là 90.325 triệu đồng để san ủi và cải tạo 408 ha đìa tôm. Trong giai đoạn này, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 11.350 tấn/năm; đạt 124% kế hoạch. Thu nhập của lao động trong ngành thuỷ hải sản ước đạt trên 1,2 triệu đồng/lao động/tháng.
Các chỉ tiêu về số dư nợ, số hộ dư nợ và số nợ quá hạn đều tăng lên tương xứng, chứng tỏ việc cho vay này đang đi đúng hướng.
- Cho vay đời sống: Với chủ trương mở rộng cho vay hộ cả chiều rộng và chiều sâu, nên Ngân hàng đã mở rộng hơn hoạt động cho vay nhu cầu đời sống. Trong giai đoạn này, Ngân hàng đã cho trên 95.268 lượt hộ vay vốn, với số vốn hơn 2.578.896 triệu đồng
- Cho vay xuất khẩu lao động: Kết hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm dạy nghề… Ngân hàng đã giúp nhiều hộ có điều kiện xuất khẩu lao động. Từ năm 2005 đến năm 2008, Ngân hàng đã giới thiệu và cho 156.569 lượt hộ vay vốn, với số tiền trên 186.597 triệu đồng. Thu nhập trung bình của một lao động đi xuất khẩu lao động khoảng 300 USD/tháng. Nhờ đó, không ít gia đình đã thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống sung túc, hàng ngàn ngôi nhà khang trang được mọc lên, thay thế những ngôi nhà tranh, mái lá trước đây.
Như vậy, trong các hoạt động cho vay hộ nhằm phát triển kinh tế tại địa phương, mô hình cho vay trang trại là mô hình đem lại thu nhập bình quân cao nhất cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, số trang trại được vay vẫn chưa nhiều; Ngân hàng nên chú ý hơn đến đối tượng này để nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư.
Bảng 12: Tổng hợp dư nợ một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm
Chỉ tiêu
Năm
Số dư nợ (triệu đồng)
2005
381045
2006
433251
2007
572808
2008
731416
Nhận xét: Qua bảng 12 và biểu đồ 2 ta nhận thấy: Trong giai đoạn này, tình hình dư nợ tăng đều và khá ổn định qua các năm. Năm 2008, số dư nợ của một số chương trình kinh tế tại địa phương đạt 731.416 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 158.608 triệu đồng, tương ứng 27,69%. Trong một năm có nhiều khó khăn, tỷ lệ dư nợ vẫn có mức độ tăng khá như vậy, đó là một nỗ lực lơn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong việc bám sát các chương trình kinh tế tại địa phương, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số nợ quá hạn
(triệu đồng)
5020
5204
6033
9011
Tăng trưởng tuyệt đối so với năm 2005 (triệu đồng)
184
1013
3991
Tăng trưởng tương đối so với năm 2005 (%)
3,67
20,18
79,50
Nhận xét: Qua bảng 13 và biểu đồ 3 ta nhận thấy: tình hình nợ quá hạn của một số chương trình kinh tế tại địa phương cũng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, năm 2008, tỷ lệ tăng này là khá cao, so với năm 2007 tăng 2.978 triệu đồng, tương ứng 49,36%. Mặc dù, dư nợ tăng, thì nợ quá hạn tăng lên cũng là một điều dễ hiểu, nhưng tốc độ tăng nợ quá hạn cao hơn tốc độ tăng dư nợ lại là một vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù có nhiều lý do khách quan do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng Ngân hàng cũng nên sớm tìm ra cách giải quyết, nhằm sớm thu hồi lại vốn, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
2. Phân tích, đánh giá các giải pháp mà NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện trong công tác cho vay hộ sản xuất
Nhằm thực hiện tốt chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, góp phần đổi mới đời sống kinh tế xã hội của địa phương, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp tích cực để mở rộng cho vay hộ, chuyển hướng đầu tư: lấy nông nghiệp, nông thôn làm thị trường chủ yếu với khách hàng tiềm năng, khách hàng chính là hộ sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt công tác cho vay trực tiếp hộ, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp thiết thực:
2.1. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và đoàn thể
NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, triển khai kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước, các biện pháp nghiệp vụ của ngành nhằm xã hội hóa hoạt động của Ngân hàng dưới các hình thức:
- Tổ chức họp dân (tất cả các phường, xã, thôn, xóm) phổ biến chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Nhà nước, cơ chế, biện pháp nghiệp vụ của ngành đến tận từng hộ gia đình, từng người dân,… trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh truyền hình địa phương, in ấn, phát các tờ quảng cáo…
2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường:
Ngân hàng đã tổ chức các cuộc điểu tra nắm chắc nhu cầu về vốn trong từng địa phương, từng thời kỳ, từng ngành nghề kinh tế… Gắn hoạt động của Ngân hàng với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương từng thời kỳ, từng khu vực nhằm phát huy thế mạnh kinh tế của từng vùng, từng ngành nghề, góp phần phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả.
Trong giai đoạn này, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tổ chức được 4 cuộc điều tra về nhu cầu sử dụng vốn vay của các hộ trên quy mô toàn Tỉnh, với kinh phí trên 20 tỷ đồng. Thông qua các cuộc điều tra này, Ngân hàng đã xây dựng được các dự án đầu tư cụ thể hằng năm cho từng phường, xã…và có biện pháp cân đối lại nguồn vốn đầu tư cho từng địa phương.
Đặc biệt, trên cơ sở khảo sát nhu cầu vốn của giới tiểu thương và hình thức cho vay trả góp, vay nóng của tư nhân trên thị trường, chủ yếu tại các chợ, Ngân hàng đã mạnh dạn mở điểm cho vay dịch vụ mà phương thức thực hiện như của tư nhân nhưng lãi suất theo quy định của Ngân hàng, thấp hơn nhiều so với tư nhân. Thủ tục đơn giản chỉ cần hộ vay vốn có giấy phép kinh doanh, được ban quản lý chợ xác nhận là có thể vay góp tại cửa hàng đến 5.000.000 đồng không phải thế chấp, và có thể góp theo ngày, tuần, tháng hoặc vay nóng làm thương vụ từ 1 đến 10 ngày.
2.3. Tích cực chủ động tham gia các chương trình của địa phương có liên quan
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc, giúp đỡ, cho vay và thu hồi nợ, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tích cực tham gia các chương trình, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo do cấp uỷ, chính quyền các cấp đề ra. Kết hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm tổ chức các hội nghị phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người sản xuất.
Cụ thể trong giai đoạn từ 2005 đến 2008, Ngân hàng đã cho 1235 trang trại vay vốn; cho vay trồng chè trên 1500 lượt hộ, đầu tư cải tạo và trồng mới trên 5000 ha vườn chè; giúp các hộ mua mới được hơn 1000 chiếc máy cày, 380 máy bừa, trên 400 công nông; đã cho vay đời sống trên 95.268 lượt hộ, với số vốn hơn 2.578.896 triệu đồng; đã giới thiệu và cho vay xuất khẩu lao động đối với 156.569 lượt hộ, với số vốn trên 186.597 triệu đồng; và trong năm 2008, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã đầu tư cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản là 11.458 triệu đồng để đóng mới, mua sắm và sữa chứa 127 tàu đánh cá, phục vụ cho 158 hộ dân có phương tiện khai thác thuỷ sản. Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản là 90.325 triệu đồng để san ủi và cải tạo 408 ha đìa tôm.
2.4. Thành lập mạng lưới tổ vay vốn
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội Nông dân, Hội Phu nữ,… thành lập mạng lưới tổ rộng khắp:
- Nội dung quy trình các bước họp dân, họp tổ, giao ban Tổ trưởng tổ vay
vốn được NHNo&PTNT Hà Tĩnh soạn thảo, hướng dẫn thực hiện đồng thời tổ chức ký kết thoả thuận với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ Tỉnh, chỉ đạo xuống tận các xã mở rộng tuyên truyền, vận động, xây dựng quy trình thành lập Tổ vay vốn.
- Ngân hàng đã tổ chức mở sổ đăng ký nhu cầu vay vốn của các hộ tại nhà
các Tổ trưởng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhờ hoạt động có nề nếp Tổ vay vốn ngày càng kết nạp nhiều thành viên tham gia, được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh… làm cho sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
Kết quả xây dựng mô hình cho vay thông qua Tổ vay vốn đã thay đổi cung cách làm việc quan liêu, trì trệ của Ngân hàng trước đây; hồ sơ, thủ tục vay vốn được đơn giản; mức cho vay, định kỳ hạn nợ được xác định phù hợp; phương pháp chi hoa hồng được cải tiến, tăng hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn.
- Đồng thời, Ngân hàng cũng rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót, những vấn đề không phù hơp như: cho vay, thu nợ thông qua tổ liên doanh, thu lãi trước… Chấn chỉnh lại quy trình thành lập, sinh hoạt tổ làm tăng thêm tính hỗ trợ trong cộng đồng.
Kết quả tính đến cuối năm 2008, đã thành lập 3404 tổ vay vốn ở 100% thôn xóm trong toàn tỉnh, với 405.852 hộ thành viên đủ điều kiện vay vốn.
Hàng năm, các Ngân hàng huyện, thành phố phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại và đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị thành phố cấp giấy chứng nhận cho 100% Tổ vay vốn. Trong số 3404 Tổ vay vốn có có 35 – 37 % số tổ đạt loại giỏi; 52 – 55 đạt loại khá, 8 – 10% đạt trung bình và chỉ có 0,3 loại yếu kém nhưng được chấn chỉnh kịp thời ngay trong năm.
2.5. Thực hiện công tác cán bộ
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, Ngân hàng đã thực hiện:
- Đổi mới phong cách phục vụ, thực hiện văn hoá trong giao tiếp; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm của cấp uỷ chính quyền đối với cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn; hiện đại hoá công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ. Tổ chức thu nợ tại địa điểm tập trung theo ngày cố định từng xã, tiết kiệm thời gian đi lại trả nợ của người vay vốn.
- Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ thu nợ nhằm tăng năng suất lao động bằng các phần mềm hỗ trợ hạch toán thu nợ tại điểm cố định, sao kê đối chiếu nợ, phần mềm tự động so dữ liệu và thư viện tra cứu lỗi giao dịch, chương trình tự động kết chuyển ngoại tệ cuối tháng, kiểm tra từ xa các nghiệp vụ thu nợ, thu lãi, chi tiêu, phí dịch vụ… Nhờ vậy, việc theo dõi và thu lãi, nợ trở nên đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn.
- Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ tới từng cán bộ tín dụng nhằm tăng dư nợ cho vay hộ, thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng lựa chọn khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh.
- Xử lý dứt điểm các trường hợp cán bộ vi phạm quy chế; nghiêm cấm cán bô không được thu nợ, thu lãi trực tiếp từ khách hàng.
Tính từ năm 2005 đến năm 2008, Ngân hàng đã tiến hành xử lý chuyển công tác khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh.doc