Luận văn Nâng cao hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt . iv

Danh mục các bảng biểu .v

Danh mục sơ đồ, biểu đồ .vii

Mục lục. viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Kết cấu của luận văn .3

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM .4

1.1. Tổng quan về hiệu quả cho vay tạo việc làm.4

1.2.Lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm.6

1.2.1 Khái niệm về việc làm.6

1.2.2.Khái niệm tín dụng.7

1.2.3. Vai trò tín dụng .8

1.2.4. Mục đích, ý nghĩa tạo việc làm .8

1.2.5 Đặc điểm cơ bản của chương trình cho vay giải quyết việc làm (Chương trình120).9

1.2.6. Những kết quả đạt được từ chương trình cho vay GQVL .12

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả chương trình cho vay GQVL .14

1.2.8. Tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu trên thế giới, trong nước .19

1.2.9. Kinh nghiệm trên thế giới, trong nước về nâng cao hiệu quả chương trình chovay GQVL.23

1.3. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu .24

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu.24

1.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu .26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾTVIỆC LÀM

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.30

TỈNH QUẢNG TRỊ .30

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.30

2.1.1 Vị trí địa lý .30

2.1.2 Tình hình đất đai .30

2.1.3 Tình hình dân số- lao động.32

2.1.4 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng.34

2.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội.35

2.1.6 Thực trạng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị .37

2.2. Chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị.43

2.2.1 Mục đích cho vay, phương thức cho vay và quy trình thủ tục vay vốn.43

2.2.2 Tình hình cho vay vốn GQVL của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị trong

thời gian qua.47

2.2.3 Hiệu quả hoạt động chương trình cho vay vốn GQVL.54

2.3 Tình hình sử dụng vốn vay của các đối tượng điều tra.56

2.3.1 Tình hình sử dụng vốn vay của các cơ sở SXKD .56

2.3.2. Tình hình sử dụng vốn vay của nhóm đối tượng hộ gia đình .63

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình vay cho vay GQVL.70

2.4.1 Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong.70

2.4.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài. .73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH

CHO VAY GIẢI QUẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CSXH TỈNH QUẢNGTRỊ .76

3.1. Định hướng và quan điểm nâng cao hiệu quả chương trình cho vay giải quyết

việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng trị .76

3.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả chương trình cho vay Giải quyết việc làm tại

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.76

3.1.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả chương trình cho vay Giải quyết việc làm tại

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.77

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm

tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.78

3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng của NHCSXH tỉnh Quảng Trị .78

3.2.2. Phối hợp chặt chẻ với các tổ chức chính trị- xã hội làm công tác ủy thác.79

3.2.3 Tăng cường công tác định hướng và đào tạo nghề cho người lao động .80

3.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi đến với người

dân, đến với đối tượng cần vay vốn .81

3.2.5 Hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các ngành nghề .82

3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay .82

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra sau vay vốn.83

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.85

1. Kết luận .85

2. Kiến nghị.87

2.1. Đối với NHCSXH Việt Nam .87

2.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Trị .87

2.3. Đối với NHCSXH tỉnh Quảng Trị .88

2.4. Đối với khách hàng vay vốn .88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.89

PHỤ LỤC.91

BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1

BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

pdf117 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7) là 10,10%, thời kỳ (2008 – 2012) là 13.4%. Bên cạnh đó cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể theo xu hướng giảm tỷ lệ khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 33,5% năm 2008 xuống còn 26,3% năm 2012, đồng thời tăng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 31,4% năm 2008 lên 37,1% năm 2012. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 36 Bảng 2.4 Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng TỔNG SỐ Chia ra Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2008 7.088.268 2.374.476 2.225.481 2.445.030 2009 8.095.976 2.460.802 2.709.075 2.866.371 2010 9.821.416 2.841.668 3.486.413 3.425.264 2011 12.730.151 3.636.633 4.669.853 4.341.958 2012 14.438.964 3.796.415 5.359.012 5.185.489 Cơ cấu (tổng số =100%) 2008 100 33,5 31,4 34,5 2009 100 30,4 33,5 35,4 2010 100 28,9 35,5 34,9 2011 100 28,6 36,7 34,1 2012 100 26,3 37,1 35,9 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2012) Trong những thành quả đạt được về mặt kinh tế có thể đánh giá được tỉnh đã có những quyết sách đúng đắn, thể hiện ở chổ tạo ra cơ chế đầu tư thông thoáng, mở ra các khu, cụm công nghiệp ưu đãi đầu tư thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài, phải kể đến đó là Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn như Thái Lan, Lào, Trung Quốc và các tập đoàn lớn trong nước. Bên cạnh tạo ra chính sách thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư, tỉnh Quảng Trị còn huy động mọi nội lực tập trung phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, khuyến khích các tổ chức cá nhân trong tỉnh phát triển kinh tế tại các vùng miền, địa phương đang hoạt động. Chính vì thế số lượng các doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 37 Tỷ trọng các doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm dần từ 6,60% năm 2005 xuống còn 1,01% năm 2012, số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm dần từ 37 doanh nghiệp xuống còn 21 doanh nghiệp , bên cạnh đó tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng từ 92,87% năm 2005 lên 98,7% năm 2012, số lượng các doanh nghiệp tăng từ 521 lên 2.052 doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, hàng năm đã tạo ra một lượng lớn việc làm cho tỉnh. Việc gia tăng nhanh về số lượng cơ sở kinh doanh trên địa bàn, hiệu quả kinh tế của các cơ sở này cũng ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp không những dần tạo được vị thế chổ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. 2.1.6 Thực trạng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 2.1.6.1 Sự ra đời và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị Trong tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VIII) Đảng ta đã đề ra chủ trương: “... phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo”. Xuyên suốt mục tiêu trên, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra các mục tiêu chủ yếu sau: “ Đến năm 2010, cơ cấu ngành công nghiệp đạt 43- 44% GDP, ngành dịch vụ 40-41% GDP, nông nghiệp còn 15-16% GDP. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trên toàn quốc còn 10-11%. Đến năm 2020, về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa...” Để thực hiện mục tiêu trên, tháng 8/1995 Chính phủ đã thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động chung với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính cho các hoạt động tín dụng chính sách còn hạn chế, lại bị phân tán bởi nhiều tổ chức tài chính tiền tệ quản lý, năng lực quản lý yếu kém, mô hình tổ chức chưa thống nhất và thiếu hợp lý, dẫn đến thiếu sự minh bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại đã tác động tiêu cực tới hiệu quả của hoạt động tín dụng thương mại theo nguyên tắc thị trường và hiệu quả xã hội theo diện rộng. Trư ng Đ ại h ọc K inh tế H uế 38 Để khắc phục những mặt hạn chế trên đồng thời tách bạch tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 131/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận góp phần xóa đói giảm nghèo ổn định xã hội. Cùng với đó Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị. NHCSXH tỉnh Quảng Trị thực hiện cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với lãi suất ưu đãi, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhằm xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và từng bước đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Trải qua 10 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã không ngừng lớn mạnh, từ ba chương trình cho vay khi thành lập là cho vay Hộ nghèo, cho vay Giải quyết việc làm và cho vay Xuất khẩu lao động với tổng dư nợ là 159,2 tỷ đồng, đến nay NHCSXH tỉnh đã có 10 chương trình cho vay vốn với tổng dư nợ lên đến 971.679 triệu đồng ( số liệu đến 31/12/2012). 2.1.6.2 Cơ cấu tổ chức Có thể nói ngân hàng CSXH là một ngân hàng mang tính đặc thù, bởi các chương trình cho vay hầu hết được ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị- xã hội, điều đó thể hiện sự chung tay của toàn thể các tổ chức, cá nhân trong xã hội hướng đến công tác xóa đói giảm nghèo. Bộ máy quản trị NHCSXH cấp TW là Hội đồng quản trị gồm có 12 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị là Thống đốc NHNN, 02 thành viên chuyên trách là Tổng giám đốc và Trưởng Ban kiểm soát, 09 thành viên kiêm nhiệm là đại diện lãnh đạo của một số Bộ, ngành cấp TW. Về bộ máy hoạt động, NHCSXH tỉnh Quảng Trị hiện có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở tỉnh và 8 Phòng giao dịch cấp huyện, 141 điểm giao dịch tại các xã, phường. Hội sở tỉnh là đơn vị trung tâm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động nghiệp vụ toàn hệ thống NHCSXH tỉnh Quảng Trị, ngoài ra Hội sở tỉnh cũng đóng vai trò là một đơn vị cho vay trực tiếp tại địa bàn Thành phố Đông Hà. Ngoài Hội Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 39 sở tỉnh có 8 Phòng giao dịch trực thuộc đặt tại 8 huyện, thị xã trong tỉnh. Hiện nay, tại Hội sở tỉnh có 28 cán bộ gồm Ban giám đốc và 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ. - Ban giám đốc NHCSXH tỉnh có 3 người. Giám đốc là người điều hành chỉ đạo hoạt động của Hội sở tỉnh. Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó giám đốc, trong đó 1 Phó giám đốc phụ trách mảng kế hoạch, tín dụng, một Phó giám đốc phụ trách mảng kế toán, tài chính. - Phòng Hành chính- tổ chức có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc quyết định hai lĩnh vực chủ yếu đó là hành chính và tổ chức. Chức năng hành chính như lễ tân, khánh tiết, mua sắm công cụ lao động phục vụ hoạt động tại Hội sở tỉnh và tài sản cố định cho toàn hệ thống, tổ chức các cuộc hội nghị, tập huấn; chức năng tổ chức như tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, điều động và quản lý cán bộ trong toàn tỉnh. - Phòng Kiểm tra- kiểm toán nội bộ có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hệ thống NHCSXH tỉnh. Hàng năm, Phòng lập kế hoạch kiểm tra hoạt động tại các phòng ban tại Hội sở tỉnh và các phòng giao dịch tại 8 huyện, thị xã trình Giám đốc tỉnh phê duyệt. Sau đó thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi có sự việc bất thường. Kết quả kiểm tra báo cáo Ban giám đốc để chỉ đạo, chấn chỉnh sai sót trong hoạt động nghiệp vụ. - Phòng Kế toán- ngân quỹ: tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo công tác kế toán, tài chính trong hệ thống NHCSXH tỉnh, hạch toán và quản lý các khoản chi phí hoạt động tại Hội sở tỉnh. Tham mưu cho Ban giám đốc khoán tài chính năm, quyết toán khoán tài chính cuối năm của 8 đơn vị trực thuộc và Hội sở tỉnh. Thực hiện hạch toán và lưu trữ chứng từ các khoản vay tại Hội sở tỉnh. - Phòng Kế hoạch – nghiệp vụ tín dụng: tham mưu cho Ban giám đốc công tác kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tín dụng toàn hệ thống NHCSXH tỉnh, làm báo cáo hoạt động kế hoạch, tín dụng gửi TW, ngoài tham mưu chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ cho vay, huy động toàn hệ thống, phòng còn thực hiện cho vay tại địa bàn thành phố Đông Hà. Trư ờ g Đạ i họ Kin h tế Hu ế 40 Sơ đồ 2.1 Tổ chức hệ thống NHCSXH Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 41 Sơ đồ 2.2 Tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị BAN GIÁM ĐỐC BĐD TỈNH PHÒNG GD HUYỆN PHÒNG GD HUYỆN PHÒNG GD HUYỆN PHÒNG GD HUYỆN PHÒNG GD HUYỆN PHÒNG KT-NQ PHÒNG KT-NB PHÒNG TIN HỌC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HC-TC BĐD HUYỆN PHÒNG GD HUYỆN PHÒNG GD HUYỆN Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 42 - Phòng Tin học: thực hiện nhiệm vụ tải các chương trình phần mềm giao dịch và quản lý nghiệp vụ ngân hàng từ Trung tâm tin học NHCSXH Việt Nam cài đặt cho các đơn vị trực thuộc trong tỉnh để hoạt động, xử lý các sự cố về chương trình, lỗi phần mềm cho các bộ phận tại tỉnh và các phòng giao dịch huyện. Tại các Phòng giao dịch có Ban giám đốc và hai tổ nghiệp vụ là Tổ Kế hoạch- tín dụng và tổ Kế toán- ngân quỹ, có con dấu riêng. Các phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ cho vay tại các địa phương theo kế hoạch cấp trên giao. Về chi phí, các đơn vị này hạch toán chi phí độc lập theo định mức khoán chỉ tiêu tài chính NHCSXH tỉnh giao hàng năm. 2.1.6.3 Tình hình lao động tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị Đến thời điểm năm 2012 số lao động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị hiện có là 104 người tăng 8 người so với năm 2010, trong đó lao động có trình độ Đại học là 69 cán bộ chiếm 66,3%; 24 cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ 22,1%, 11 lao động có thời hạn dưới 3 năm làm công tác bảo vệ, tạp vụ. Phân theo công việc chuyên môn số cán bộ làm công tác tín dụng có 39 cán bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất là 37,5%, 35 cán bộ làm công tác kế toán, ngân quỹ chiếm tỷ lệ 33,7%. Tại mỗi PGD huyện có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc như vậy toàn tỉnh có 16 cán bộ trong ban giám đốc Phòng giao dịch chiếm tỷ lệ 15,4%. Trong số 8 cán bộ được tuyển dụng mới từ năm 2010 đến năm 2012 có 6 cán bộ được bổ sung làm nghiệp vụ tín dụng. Sở dĩ như vậy vì theo quy định mỗi phòng giao dịch có dư nợ từ 150 tỷ đồng trở lên thì được biên chế 4 cán bộ tín dụng. Cán bộ NHCSXH chủ yếu là trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng được đào tạo tại các trường kinh tế, Học viện Ngân hàng qua quá trình rèn luyện và phấn đấu đến nay đã đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Hàng năm, NHCSXH tỉnh tổ chức các lớp tập huấn và gửi đi đào tạo tại Trung tâm đào tạo NHCSXH nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 Bảng 2.5 Tình hình lao động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị Nội dung 2010 2011 2012 2012 / 2010 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +,- % Tổng số lao động 96 100 101 100.0 104 100.0 8 8.3 Phân theo chuyên môn 96 100 101 100.0 104 100.0 8 8.3 + Ban giám đốc tỉnh 2 2.1 3 3.0 3 2.9 1 50.0 +Ban giám đốc huyện 16 16.7 16 15.8 16 15.4 0 0.0 + Kế toán, ngân quỹ 34 35.4 34 33.7 35 33.7 1 2.9 + Tín dụng 33 34.4 37 36.6 39 37.5 6 18.2 + HC-TC 8 8.3 8 7.9 8 7.7 0 0.0 + Kiểm soát 3 3.1 3 3.0 3 2.9 0 0.0 Phân theo trình độ 96 100.0 101 100.0 104 100.0 8 8.3 + Đại học 61 63.5 66 65.3 69 66.3 8 13.1 + Cao đẳng, trung cấp 24 25.0 24 23.8 24 23.1 0 0.0 + PTTH 11 11.5 11 10.9 11 10.6 0 0.0 Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị năm 2010 - 2012 2.2. Chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị 2.2.1 Mục đích cho vay, phương thức cho vay và quy trình thủ tục vay vốn 2.2.1.1 Mục đích cho vay Để tạo nhiều việc làm, chương trình 120 nhằm vào các đối tượng sau để cho vay: - Cho vay để phát triển nông nghiệp Chủ yếu dùng nguồn vốn vay để mua con giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, máy tuốt lúa, máy cày, cải tạo vườn, trồng cây lâu năm ăn quả... các dự án này có món vay nhỏ, thời gian vay ngắn và vay được nhiều lần. - Cho vay phát triển lâm nghiệp Nguồn vốn vay được sử dụng để thuê máy ủi đất rừng, mua cây giống, trả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 công làm đất, trồng và chăm sóc cây. Các loại cây được trồng phổ biến mang lại hiệu quả cao như keo lai, bạch đàn, trầm gió, cao su có chu kỳ trồng và thu hoạch khoảng 5-7 năm. Các dự án này có thời gian vay từ 3-5 năm, số tiền vay lớn, hiệu d mang lại cao, giải quyết được nhiều lao động. - Cho vay đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản: Chủ dự án dùng tiền vay để mua ngư cụ như lưới, đóng thuyền, xây dựng ao hồ nuôi tôm, cá thường số vốn cho vay trong lĩnh vực này lớn, từ vài chục đến vài trăm triệu, thời hạn vay để nuôi trồng thủy hải sản chỉ dưới 24 tháng, tuy nhiên thời hạn cho vay mua ngư cụ, đóng thuyền đánh bắt từ 36 tháng trở lên - Cho vay phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp: Món vay lớn, thu hút được nhiều lao động trong cơ sở, tiền vay dùng để mở rộng nhà xưởng, mua thêm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn lưu động và trả lương cho công nhân. Các dự án như: sản xuất mộc, gia công cơ khí, thêu ren, làm bún, đúc chậu hoa, máy xay xát, dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ... các dự án phát triển ngành nghề chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ, trung bình chiếm khoảng 33,5%/ tổng dư nợ. Các dự án này tập trung ở thành thị, chính vì thế tạo việc làm cho lao động thất nghiệp ở thành thị, góp phần giảm các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc do nhàn rỗi. 2.2.1.2 Phương thức cho vay và quy trình thủ tục vay vốn Có hai phương thức cho vay là cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác. Tương ứng với hai phương thức cho vay là hai quy trình thủ tục vay vốn. a. Cho vay trực tiếp Đối với các dự án phát triển các ngành nghề như chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp... thuộc các cơ sở SXKD (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), NHCSXH thực hiện hướng dẫn làm hồ sơ và cho vay trực tiếp. Các dự án này có đặc điểm là nhu cầu món vay lớn, tạo ra nhiều chổ làm việc mới cho cơ sở. Theo quy định của chương trình, cứ tạo thêm một việc làm mới sẽ được vay tối đa 20 triệu đồng và mức vay không quá 500 triệu đồng/dự án. Đối với các dự án từ trên 30 triệu đồng phải có tài sản đảm bảo theo quy định. Hầu hết các dự án này tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Về trình độ, chủ dự án SXKD có trình độ học vấn cao Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 (1) (2) (3) (4) (5) (6) hơn các dự án hộ gia đình, hoặc có nghề nghiệp ổn định điều này có thể khẳng định những dự án này sẽ được tính toán kỷ, tính hiệu quả sẽ cao hơn. Quy trình, thủ tục vay vốn từ NHCSXH được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: NHCSXH trực tiếp hướng dẫn và phát hồ sơ cho Chủ dự án Bước 2: Chủ dự án lập dự án xin vay (theo mẫu có sẵn) và nộp ngân hàng. Bước 3: NHCSXH tiếp nhận dự án, tổ chức đi thẩm định tại nơi thực hiện dự án. Bước 4: NHCSXH tham mưu cho Phó chủ tịch UBND tỉnh (đối với các dự án có mức vay từ 100 triệu đồng trở lên) hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố (đối với các dự án có mức vay đến 100 triệu đồng) ra quyết định phê duyệt cho vay. Sơ đồ 2.3: Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay trực tiếp Bước 5: NHCSXH và chủ dự án tiến hành làm thủ tục thế chấp tài sản đảm bảo món vay. Bước 6: Giải ngân tiền vay tại NHCSXH nơi cho vay. Đối với phương thức cho vay trực tiếp, chủ dự án được hướng dẫn làm thủ tục trực tiếp và thẩm định từ cán bộ tín dụng ngân hàng chính vì thế mức độ tin cậy có thể vay được thường lớn hơn cho vay ủy thác. Các dự án cơ sở SXKD tạo ra nhiều chổ làm việc mới hơn dự án hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị là chính vì vậy làm giảm thất nghiệp khu vực NHCSXH nơi cho vay UBND cấp huyện, tỉnh Khách hàng vay vốn 120 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 thành thị. Bên cạnh đó các dự án này hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiểu thủ công nghiệp do vậy góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp tại địa phương đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước. Mặt khác, dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ cho chủ dự án, trả lương cho người lao động mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương. b. Cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội Đối với các dự án hộ gia đình, mức vay tối đa 20 triệu đồng/dự án được ủy thác bán phần qua các tổ chức hội đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân. Đặc điểm, các dự án này chủ yếu sử dụng vốn trong lĩnh vực nông nghiệp: chăn nuôi lợn, bò sinh sản, trồng cây ăn quả, cao su, tiêu hoặc trong thủy sản như mua lưới, ngư cụ đánh bắt hải sản... phân bố ở các vùng nông thôn, ven biển. Chủ dự án có trình độ thấp, không có nghề nghiệp ổn định, các dự án chủ yếu mang tính tự phát, không có định hướng về nghề nghiệp, thường chỉ giải quyết cho một lao động nhàn rỗi. Sơ đồ 2.4 : Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay ủy thác Khách hàng vay vốn 120 NHCSXH nơi cho vay Tổ TK&VV (1) (2) (3) (4) UBND cấp huyện (5) (6) Trư ờng Đạ i họ c K inh t H uế 47 Bước 1. Chủ dự án gia nhập các Tổ TK&VV ở thôn, khóm nơi sinh sống (trường hợp nếu chưa gia nhập Tổ). Bước 2. Chủ dự án lập dự án xin vay vốn theo mẫu có sẵn của NHCSXH và nộp cho Tổ trưởng (Tổ trưởng tổ TK&VV hướng dẫn và phát hồ sơ được nhận từ NHCSXH). Bước 3. Tổ trưởng kết hợp với Chủ tịch Hội nhận ủy thác thực hiện công tác thẩm định và ghi vào Phiếu thẩm định dự án (theo mẫu có sẵn). Bước 4. Tổ trưởng TK&VV nộp toàn bộ hồ sơ vay vốn cho NHCSXH. Bước 5. NHCSXH xử lý hồ sơ, tham mưu trình UBND cấp huyện ra quyết định cho vay. Bước 6. Giải ngân vốn vay trực tiếp tại trụ sở NHCSXH hoặc tại các điểm giao dịch lưu động tại địa bàn chủ dự án sinh sống. 2.2.2 Tình hình cho vay vốn GQVL của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua 2.2.2.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay phản ảnh số tiền được giải ngân đến tay người vay vốn. Doanh số cho vay của NHCSXH Quảng Trị từ 2008-2012 được phản ảnh ở bảng 2.8. - Tổng doanh số cho vay GQVL tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2008 tổng doanh số cho vay GQVL chỉ là 12.462 triệu đồng thì đến năm 2012 đã là 21.343 triệu đồng, tăng 8.881 triệu đồng tương đương 71,26%. Tuy nhiên xem xét cụ thể số liệu ở bảng 2.6 cho thấy năm 2011 doanh số cho vay là 16.253 triệu đồng thấp hơn doanh số cho vay của năm 2010 là do năm 2011 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền tài chính tín dụng trong nước, lãi suất huy động tăng cao và nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Theo phương thức cho vay: cho vay trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 36- 38% còn lại cho vay ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể. Sở dĩ cho vay qua ủy thác nhiều vì đa số các dự án xin vay vốn có món vay nhỏ từ 20 triệu trở xuống để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là chính. - Theo mục đích sử dụng vốn năm 2012 ta thấy doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 49%), tiếp đến là cho vay phát triển Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 ngành nghề chiếm 32,18% . Từ số liệu trên cho thấy, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm tập trung cho vay vùng nông thôn và phục vụ trong ngành nông nghiệp là chính. Vốn vay dùng để mua giống cây trồng vật nuôi, thuốc trừ sâu bệnh, cải tạo vườn... Đối với mục đích phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, gia công sản xuất công nghiệp thường tập trung ở khu vực thành thị có tỷ trọng tương đối lớn so với tổng doanh số cho vay. Đối với cho vay nuôi trồng thủy sản thường là nuôi tôm có tính rủi ro cao, nhiều vụ mất trắng do chưa có nhiều kinh nghiệm khi tôm bị bệnh, lũ lụt bất thường, chính vì thế NHCSXH chưa chú trọng cho vay trong lĩnh vực này. Đối với cho vay lâm nghiệp địa điểm thực hiện dự án xa, khó khăn trong công tác thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau vay do đó NHCSXH tỉnh Quảng Trị cũng chưa tập trung cho vay lĩnh vực này. - Theo thời hạn sử dụng vốn: hầu hết doanh số cho vay có thời hạn là trung hạn. Vì các dự án phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, chu kì sinh trưởng và thu hoạch của các loại cây, con thường từ 3 đến 5 năm. 2.2.2.2 Dư nợ cho vay Hiện tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị thực hiện cho vay 10 chương trình với tổng dư nợ đến 31/12/2012 là 971.679 triệu đồng. Trong đó, dư nợ cho vay Giải quyết việc làm là 54.627 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,62% với 3.368 khách hàng còn dư nợ. Nhờ nguồn vốn này, hàng năm ngân hàng đã giải quyết cho khoảng 900 lao động có việc làm. Qua số liệu báo cáo ta thấy dư nợ cho vay chương trình Giải quyết việc làm tăng qua các năm. Năm 2011 là 51.261 triệu tăng 4.505 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tốc độ tăng 9,64%. Năm 2012 đạt 54.627 triệu đồng, tăng 3.366 triệu đồng so với 2011 , tương đương tăng 6,57%. Trong đó dư nợ cho vay ủy thác qua các tổ chức là 34.339 triệu đồng, chiếm 62,86% tổng dư nợ của năm 2012. Theo mục đích sử dụng vốn, ta thấy dư nợ trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 trọng lớn nhất, năm 2012 là 24.887 triệu đồng, chiếm 45,56%. Tiếp đến là dư nợ cho vay phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp là 18.443 triệu đồng, chiếm 33,76%. Còn lại các lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 20,77%. Chính vì thế để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có những tác động hỗ trợ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển ngành nghề. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 Bảng 2.6 Doanh số cho vay GQVL của NHCSXH tỉnh Quảng Trị Đvt: triệu đồng 2008 2010 2011 2012 2012/2008 D.số % D.số % D.số % +,- % THEO PHƯƠNG THỨC CHO VAY 12.462 17.90 100,00 16.253 100,00 21.343 100,00 8.881 171,26 - Cho vay trực tiếp 12.462 6.519 36.42 6.013 37,00 8.017 37,56 -4.445 35,67 - Cho vay ủy thác 0 11.381 63,58 10.240 63,00 13.326 62,44 13.326 100 THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 12.462 17.90 100,00 16.253 100,00 21.343 100,00 8.881 171,26 - Nông nghiệp 6.168 8.431 47,10 7.732 47,57 10.458 49,00 4.29 169,55 - Lâm nghiệp 1.607 2.202 12,30 1.881 11,57 2.396 11,23 789 149,10 - Thủy sản 1.122 1.557 8,70 1.299 7,99 1.62 7,59 498 144,39 - Cho vay phát triển ngành nghề, SX, TTCN 3.565 5.71 31,90 5.341 32,87 6.869 32,18 3.304 192,68 THEO THỜI HẠN VAY 12.462 17.90 100,00 16.253 100,00 21.343 100,00 8.881 171,26 - Ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Trung hạn 12.462 17.90 100,00 16.253 100,00 21.343 100,00 8.881 171,26 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2012.) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 51 Bảng 2.7 Dư nợ cho vay giải quyết việc làm qua các năm Đvt: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2010 2011 2012 2012/2010 +,- % THEO P.THỨCCHO VAY 46.756 51.261 54.627 7.871 116.8 - Cho vay trực tiếp 16.551 19.052 20.228 3.677 122.2 - Cho vay ủy thác 30.205 32.209 34.399 4.194 113.9 THEO M.ĐÍCH S.DỤNG VỐN 46.756 51.261 54.627 7.871 116.8 - Nông nghiệp 21.588 23.425 24.887 3.299 115.3 - Lâm nghiệp 5.517 5.931 6.557 1.04 118.9 - Thủy sản 4.021 4.511 4.74 0.719 117.9 - Cho vay phát triển ngành nghề, SX, TTCN 15.63 17.394 18.443 2.813 118.0 THEO THỜI HẠN VAY 46.756 51.261 54.627 7.871 116.8 - Ngắn hạn 0 0 0 0 0.0 - Trung hạn 46.756 51.261 54.627 7.871 116.8 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị năm 2010-2012) Theo thời hạn vay vốn, số liệu tại bảng 2.7 cho thấy hầu hết các dự án vay vốn GQVL đều có thời hạn cho vay là trung hạn từ 24 tháng đến 60 tháng. 2.2.2.3 Số khách hàng vay vốn và mức vốn bình quân/ khách hàng Số khách hàng vay vốn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ tiếp cận của người dân với NHCSXH. Số khách hàng vay vốn càng nhiều, mức vốn vay bình quân càng lớn chứng tỏ sự phát triển của chương trình ngày càng cao. - Đối với cho vay trực tiếp: hiện NHCSXH tỉnh Quảng Trị cho vay các cơ sở SXKD có giấy phép kinh doanh hoặc trang trại được chứng nhận tiêu chí trang trại. Loại hình sở hữu các cơ sở SXKD đa dạng như hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, các công ty tư nhân. Về địa bàn hoạt động, khách hàng chủ yếu đóng tại địa bàn thị trấn, thị xã, thành phố với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng. Tại địa bàn các huyện, khách hàng vay vốn là cơ sở xay xát, làm nước đá, xưởng cưa xẻ gỗ, trang trại, các hợp tác Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 xã sản xuất cây giống, con giống phục vụ nông nghiệp.Tại địa bàn thành phố Đông Hà, các dự án vay vốn là cơ sở quảng cáo, in ấn, cơ sở mộc, gia công cơ khí, đúc chậu hoa, sản xuất hàng nhựa, may, thêu ren... Số khách hàng vay vốn tăng qua các năm, nếu như năm 2010 có 66 cơ sở thì năm 2012 số cơ sở được vay vốn là 73, mức tăng này còn thấp, do nguồn vốn cho vay tăng hạn chế nhưng mức vay bình quân được tăng lên rõ rệt. Mức vay bình quân năm 2010 là 99 triệu đồng/ khách hàng thì năm 2012 tăng lên 110 triệu đồng/khách hàng. Điều này cho thấy trong công tác cho vay được nhìn nhận và nâng mức cho vay để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.8 Số khách hàng vay vốn và mức vay bìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_chuong_trinh_cho_vay_giai_quyet_viec_lam_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_tinh_quan.pdf
Tài liệu liên quan