Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn . iii

Danh mục các chữ viết tắt .iv

Danh mục các bảng .v

Mục lục.vi

PHẦN I. MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Mục đích nghiên cứu.2

2.1. Mục đích chung.2

2.2. Mục đích cụ thể.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

3.1 Đối tượng nghiên cứu.2

3.2 Phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.3

4.1 Phương pháp chung.3

4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.3

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu và đóng góp của đề tài .4

6. Kết cấu đề tài.4

PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH.5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP .5

1.1 TỔNG QUAN VỀ HTX.5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các loại hình HTX.5

1.1.1.1 Khái niệm về HTX .5

1.1.1.2 Đặc điểm của HTX.7

1.1.1.3 Phân loại HTX.8

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾvii

1.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX .10

1.1.2.1 Tự nguyện .10

1.1.2.2 Dân chủ, bình đẳng và công khai.10

1.1.2.3 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi .11

1.1.2.4 Hợp tác và phát triển cộng đồng .11

1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của HTX trong nông nghiệp .12

1.1.3.1. Sự cần thiết của HTX trong nông nghiệp .12

1.1.3.2 Vai trò của HTX trong nông nghiệp .13

1.1.4. Mối quan hệ giữa kinh tế nông hộ với kinh tế HTX trong nông nghiệp, nôngthôn.15

1.1.5. Khái quát về phát triển các HTXNN ở tỉnh Quảng Ngãi .17

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA HTX NN .19

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả.19

1.2.2. Hiệu quả kinh tế .19

1.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp.22

1.2.4 Những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX

nông nghiệp.26

1.2.5 Hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ

của HTX nông nghiệp .28

1.2.5.1 Doanh thu .29

1.2.5.2 Lợi nhuận .29

1.2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận.29

1.3 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI .29

1.3.1 Hà Lan.29

1.3.2 Nhật Bản.30

1.3.3 Thái Lan .31

1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH HTX NN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ

ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN Ở VIỆT NAM.32

1.4.1. HTX NN thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.32

1.4.2. HTX dịch vụ sản xuất – kinh doanh tổng hợp Duy Sơn II, huyện Duy Xuyên,

tỉnh Quảng Nam .34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA HỢP

TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH SƠN.36

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.36

2.1.1.1. Vị trí địa lý .36

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên.36

2.1.2. Dân số và lao động.39

2.1.2.1. Dân số.39

2.1.2.2. Lao động.40

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Sơn .40

2.1.4. Thực trạng phát triển về cơ sở hạ tầng.41

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA HTX NÔNG

NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH SƠN.43

2.2.1. Tình hình phát triển các HTX nông nghiệp ở huyện Bình Sơn .43

2.2.1.1. Tình hình xã viên HTXNN .43

2.2.1.2. Tình hình vốn kinh doanh của HTXNN.46

2.2.1.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý của HTXNN.50

2.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN.53

2.2.2.1. Các loại hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN .53

2.2.2.2 Đánh giá của xã viên về chất lượng và giá cả dịch vụ của HTX .56

2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN .60

2.2.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN.63

2.2.4.1. Những kết quả đạt được .63

2.2.4.2. Những hạn chế .65

2.2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .67

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở

HUYỆN BÌNH SƠN .71

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA HTXNN .71

3.1.1. Quan điểm .71

3.1.2 Mục tiêu .73

3.1.3 Phương hướng .74

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA HTXNN Ở HUYỆN BÌNH SƠN.75

3.2.1. Phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hànghóa .75

3.2.2. Nâng cao nhận thức về phát triển HTXNN trong thời kỳ mới .76

3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX.77

3.2.4. Tập trung giải quyết những tồn tại của HTX sau chuyển đổi.78

3.2.5. Phát triển HTXNN theo hướng đa ngành, kinh doanh tổng hợp .80

3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác kế toán ở các HTXNN, đảm bảo đúng chế độ

kế toán qui định.82

3.2.7. Tăng cường liên doanh, liên kết kinh tế giữa các HTX và giữa HTX với

doanh nghiệp, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. 82

3.2.8. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với HTXNN . 83

3.2.9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh

và các tổ chức, đoàn thể trong phát triển HTX .85

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.86

1. KẾT LUẬN.86

2. KIẾN NGHỊ .87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf114 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ vốn đăng ký của xã viên tối đa là 1 năm). Bình quân một suất vốn góp tối thiểu của các HTXNN của huyện có giá trị từ 85.000 đồng (HTX NN Bình Trị) đến 800.000 đồng (HTX NN 2 Bình Minh). Như vậy, ai cũng vào được HTX vì không phải nộp cổ phần, hoặc có nhưng không nhiều. Vào HTX mới, cũng giống như HTX trước đây, xã viên không nhận được lợi ích nhiều từ HTX. Nguyên nhân là do tình trạng đăng ký xã viên theo kiểu hình thức, phong trào hay xã viên không thật sự nên việc tham gia đóng góp của xã viên đối với sự phát triển của HTX còn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của xã viên. Các HTX không có vốn hoạt động, không mở rộng kinh doanh dịch vụ và nợ phải thu của HTX tăng lên cũng bắt nguồn từ việc ỷ lại, chây ỳ của những xã viên không thật sự này. 2.2.1.2. Tình hình vốn kinh doanh của HTXNN Vốn là một yếu tố rất quan trọng, phản ánh quy mô của HTX và có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các HTXNN. Phần lớn các HTX nông nghiệp của huyện có mức vốn trên 2.000 triệu đồng, chiếm 36% số HTX và chiếm 58,1% tổng vốn. HTXNN có mức vốn cao nhất là HTXNN 1 Bình Nguyên với 6.951 triệu đồng, HTXNN Bình Dương 4.955 triệu đồng. Thực tế cho thấy đây là nhóm HTX có năng lực tài chính mạnh, có nhiều hoạt động dịch vụ và kinh doanh có hiệu quả hơn. Số HTX có mức vốn từ 1.500 đến dưới 2.000 triệu đồng chiếm 24%; từ 1.000 đến dưới 1.500 triệu chiếm 28% và dưới 1.000 triệu đồng chiếm 12%. HTX có mức vốn thấp nhất là HTXNN Bình Hải (304 triệu đồng). Quy mô vốn của HTX có sự khác nhau giữa các vùng. Vốn bình quân năm 2008 của 1 HTX trong huyện là 2.021 triệu đồng. Trong đó, các HTX ở miền núi có mức vốn bình quân cao nhất 2.353,5 triệu đồng/HTX, tiếp đến là các HTX ở vùng đồng bằng 2.122,5 triệu đồng/HTX và thấp nhất là HTX ở vùng ven biển 1.126,6 triệu đồng/HTX. Do điều kiện tự nhiên, địa hình, các HTX ở miền núi có nhiều hệ thống đập thủy lợi, hồ chứa nước nên khi chuyển đổi, định giá lại tài sản, hình thành nên tài sản cố định của HTX với giá trị rất lớn trong tổng vốn của HTX. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.5. Phân tổ các HTXNN theo quy mô vốn (năm 2008) Số TT Khoảng cách tổ (triệu đồng) Toàn huyện Phân theo vùng Đồng bằng Ven biển Miền núi Vốn BQ (triệu đồng) Số HTX Tỷ lệ (%) Vốn BQ (triệu đồng) Số HTX Tỷ lệ (%) Vốn BQ (triệu đồng) Số HTX Tỷ lệ (%) Vốn BQ (triệu đồng) Số HTX Tỷ lệ (%) 1 Dưới 1000 513,2 03 12 615 02 10 309,4 01 33,33 - - - 2 Từ 1000 đến dưới 1500 1241,7 07 28 1238,3 06 30 1257,6 01 33,33 - - - 3 Từ 1500 đến dưới 2000 1820,9 06 24 1848,4 04 20 1812,9 01 33,33 1719 01 50 3 ≥ 2000 3264,9 09 36 3299,5 08 40 - - - 2988,1 01 50 Bình quân hoặc cộng 2021 25 100 2122,5 20 100 1126,6 03 100 2353,5 02 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính HTX) 47 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Vốn của HTXNN tăng lên trong 3 năm 2006 – 2008, từ 44.365 triệu đồng năm 2006, tăng lên 49.141 triệu đồng vào năm 2007 (tăng 10,76% so với năm 2006) và đạt 50.536 triệu đồng vào năm 2008 (tăng 2,84% so với năm 2007). Một trong những nguyên nhân giúp nguồn vốn của HTX tăng lên, đó là các HTX nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các hồ đập thủy lợi. Sau khi các công trình được nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, các HTX được giao quản lý và ghi tăng nguồn vốn theo qui định; việc thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng với cơ chế nhà nước hỗ trợ 60 - 70%, địa phương 30 - 40%, nhiều HTX đã tiến hành kiên cố hóa được nhiều tuyến kênh mương. Ngoài ra, quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ có lãi, cũng góp phần tăng vốn của HTX. Bảng 2.6. Tình hình vốn kinh doanh của các HTXNN từ năm 2006-2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 2007/ 2006 2008/ 2007 I. Tổng vốn 44.365 49.141 50.536 10,76 2,84 1. Phân theo đặc điểm - Tài sản lưu động 19.031 19.024 19.468 -0.04 2,33 Tr. đó: Nợ phải thu 14.179 14.858 15.864 4,78 6,77 - Tài sản cố định, đầu tư tài chính 25.334 30.117 31.068 18,88 3,16 Tr. đó: + Tài sản cố định 21.947 24.850 24.751 13,23 -0,4 + Đầu tư tài chính 3.021 4.872 6.079 61,27 24,77 2. Phân theo nguồn - Nợ phải trả 6.187 7.405 7.174 19,69 -3,12 - Nguồn vốn chủ sở hữu 38.178 41.736 43.362 9,32 3,89 Tr. đó: + Nguồn vốn kinh doanh 35.073 35.916 37.315 2,40 3,89 + Các quỹ HTX 3.074 5.767 6.045 87,61 4,82 II. Vốn bình quân của HTX 1.775 1.966 2.021 10,76 2,79 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các HTX NN qua 3 năm 2006-2008) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Nếu phân theo nguồn hình thành thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 85,8% tổng vốn HTX, nợ phải trả chiếm 15,2%. Trong năm 2008, nợ phải trả của HTX giảm 3,12% so với năm 2007, thể hiện các HTX có tiến bộ trong việc thanh toán các khoản nợ cho các đối tượng liên quan. Nếu phân chia theo tính chất chu chuyển, cơ cấu vốn của các HTX gồm 38,5% vốn lưu động và 61,5% vốn cố định. Trong cơ cấu vốn lưu động khoản phải thu chiếm tỷ lệ quá cao, đến 81,5% (năm 2008). Nợ phải thu đều tăng lên qua các năm, năm 2007 tăng 4,78% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 6,77% so với năm 2007. Đây là khó khăn lớn của các HTXNN về vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Các HTXNN có số nợ phải thu tăng lên qua các năm do xã viên tiếp tục nhận các hoạt động dịch vụ của HTX, nhưng đến khi thu hoạch do những điều kiện khác nhau mà xã viên chậm thanh toán. Nhiều xã viên chưa giải quyết xong nợ cũ thì nợ mới tiếp tục phát sinh. Cùng với chủ trương miễn, giảm thủy lợi phí của Chính phủ, một bộ phận hộ xã viên nhầm lẫn việc nhà nước miễn thu thu thủy lợi phí với việc miễn nợ thủy lợi phí trước đây nên càng chây ỳ, không thanh toán các khoản nợ cũ làm cho công tác thu hồi nợ của HTX càng khó khăn hơn, dẫn đến thiếu vốn hoạt động. Trong số nợ phải thu, các khoản nợ vốn góp (cổ phần), nợ các khoản nợ khác trước năm 1996 (thời điểm thực hiện chuyển đổi HTX) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm thì nay lại nợ thêm đã gây ảnh hưởng đến số vốn huy động của các HTXNN và vấn đề cung cấp vốn cho việc đầu tư, mở rộng kinh doanh các dịch vụ. Việc xã viên nợ dây dưa, chậm thanh toán cho HTX trở thành hiện tượng phổ biến, xã viên để nợ HTX nhưng ưu tiên thanh toán nợ cho các đối tượng khác đã làm suy yếu, cạn dần những đồng vốn ít ỏi của HTX, khiến cho nhiều HTX không còn vốn để hoạt động, phải dừng kinh doanh, thậm chí có đơn vị không dám mở rộng kinh doanh dịch vụ, nhất là dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón vì sợ không thu được nợ. Từ đó, HTX không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho xã viên ngày càng hạn chế. Hơn nữa, trong điều kiện mới khi HTX chuyển sang các hoạt động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác... rất khó khăn do thiếu vốn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Vốn cố định chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn của các HTX là do đa số các HTX đều sở hữu các công trình được chuyển giao từ trước. Tài sản cố định sau khi được đánh giá lại từ HTX cũ chuyển sang HTX mới, chủ yếu là công trình thuỷ nông, công trình điện, hệ thống máy móc cũ lạc hậu... đã xuống cấp nghiêm trọng; trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh đang còn nghèo nàn và thiếu thốn. Do vậy, mặc dù chiếm tỷ lệ lớn trong vốn nhưng khả năng sinh lời của chúng đang bị giảm sút. Gần đây, các HTXNN của huyện bắt đầu quan tâm đầu tư trang bị mua sắm máy vi tính, kết nối mạng internet, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc của HTX, mang lại hiệu quả thiết thực. HTXNN gặp khó khăn về vốn còn do sử dụng vốn không hiệu quả. Một số HTX không nghiên cứu cân nhắc kỹ phương án sử dụng vốn, đã dùng vốn lưu động (vốn bằng tiền) của mình đem ứng trước phần vốn huy động đóng góp hưởng lợi của dân để kiên cố nhanh nhiều tuyến kênh mương, sau đó sẽ thu hồi dần lại khoản vốn này trong một thời gian dài (có đơn vị phải đến 15 năm sau mới thu hồi lại đủ khoản tiền này), làm cho HTX thiếu vốn lưu động để kinh doanh, mở rộng hoạt động dịch vụ. Như vậy, mặc dù tổng vốn của HTX tăng lên qua các năm nhưng phần lớn đều bị chiếm dụng, nên khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, với tư cách là đơn vị kinh doanh dịch vụ, hầu hết các HTX đều thiếu vốn. Thực trạng khảo sát cho thấy vốn trong các HTX hiện nay đang là vấn đề bức xúc, thiếu vốn cho các hoạt động kinh doanh đang là tình trạng phổ biến trong các HTX hiện nay. Do thiếu vốn nên nhiều HTX chỉ hoạt động ở những khâu thiết yếu, cần ít vốn, tổ chức đơn giản và ít bị chi phối, tác động bởi các tổ chức kinh tế khác. 2.2.1.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý của HTXNN Thực tiễn cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển HTXNN. Vì vậy, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý HTX là cần thiết và cấp bách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX. Nhưng qua số liệu điều tra cho thấy trong tổng số 25 chủ nhiệm HTXNN, 60% có trình độ là sơ cấp, 40% trung cấp. Tương tự đối với chức danh trưởng ban kiểm soát là 36% có ĐA ̣I ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 trình độ sơ cấp, 8% trung cấp, đặc biệt có đến 56% chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; kế toán trưởng là 44% có trình độ sơ cấp, 40% có trình độ trung cấp, 4% có trình độ cao đẳng và 12% chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Như vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN của huyện còn thấp. Bảng 2.7. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý của HTXNN Chỉ tiêu Theo chức danh Chủ nhiệm Trưởng ban kiểm soát Kế toán trưởng SL % SL % SL % 1. Tổng số cán bộ 25 100 25 100 25 100 2. Trình độ học vấn - Tiểu học - - - - - - - Trung học cơ sở 8 32 13 52 1 4 - Trung học phổ thông 17 68 12 48 24 96 3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Sơ cấp 15 60 9 36 11 44 - Trung cấp 10 40 2 8 10 40 - Cao đẳng - - - - 1 4 - Chưa qua đào tạo - - 14 56 3 12 4. Lương bình quân (1000đ/người/tháng) 808 665 726 (Nguồn: Số liệu điều tra) Do hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, năng lực nắm bắt thông tin, khả năng dự báo thị trường kém linh hoạt nên nhiều HTX lúng túng trong lựa chọn, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thời gian làm việc của đội ngũ quản lý HTX thường được tổ chức theo giờ hành chính và chỉ làm một buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Nhiều xã viên, đơn vị muốn đến giao dịch với HTX buộc phải đến thời điểm đó, làm cho việc giao dịch giữa HTX với xã viên, HTX với các đơn vị khác còn nặng tính hành chính. Toàn huyện, chỉ có duy nhất HTXNN Bình Dương là hoạt động cả ngày, kể ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 cả thứ bảy và đây cũng là HTX kinh doanh có hiệu quả, là đơn vị dẫn đầu của huyện và của tỉnh Quảng Ngãi. Ban quản trị và Ban kiểm soát HTX được xã viên bầu thông qua đại hội. Chủ nhiệm các HTXNN của huyện do Ban quản trị cử và thường là thành viên của Ban quản trị. Đối với chức danh Kế toán trưởng do chủ nhiệm phân công. Đến nay, phần lớn, họ có tuổi đời khá lớn, mặc dù tham gia công tác HTX nhiều năm, rất tâm huyết, gắn bó với HTX nhưng do hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ quá thấp nên tiền lương, tiền công và những lợi ích mang lại cho bản thân không cao. Mức lương bình quân giảm dần theo các chức danh từ Chủ nhiệm, Kế toán trưởng và Trưởng ban kiểm soát. Chủ nhiệm là người có mức lương cao nhất với lương bình quân 808.000 đồng/tháng, Kế toán trưởng 726.000 đồng/tháng và thấp nhất là Trưởng ban kiểm soát, chỉ có 665.000 đồng/tháng. Như vậy, so với mức lương tối thiểu chung hiện nay do nhà nước qui định thì lương của cán bộ HTX cũng không cao hơn mấy. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như khả năng phát triển cán bộ của các HTX; một bộ phận cán bộ HTX có năng lực muốn chuyển sang hoạt động ở chính quyền hoặc đơn vị khác để có thù lao cao hơn hoặc phải lo làm kinh tế phụ hơn là đầu tư cho HTX. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được thực hiện từ năm 2003, nhưng số đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực HTX còn ít. Vướng mắc và cũng là bức xúc nhất hiện nay là, nhiều cán bộ chủ chốt HTX (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát HTX) đã gắn bó cả đời mình với HTX, tham gia quản lý HTX liên tục mấy chục năm, nay có nguyện vọng truy đóng bảo hiểm xã hội cho các năm trước tính từ thời điểm có Luật HTX 1996 để đảm bảo đủ thời gian khi nghỉ hưu, nhưng không được giải quyết. Phần lớn cán bộ HTXNN có tuổi đời khá cao, lương và các khoản đãi ngộ thấp nên nhiều cán bộ HTX muốn nghỉ, nhưng vì không ai muốn làm, không tìm được người thay thế, người trẻ thì không bao giờ nghĩ đến việc vào làm HTX, nên họ phải đảm đương chức danh đó hai ba nhiệm kỳ đại hội HTX, cá biệt có người đảm đương từ khi HTX mới thành lập. Vì vậy, đội ngũ quản lý HTX luôn ở trong tình trạng thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm quản lý. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 2.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN 2.2.2.1. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN Sau khi chuyển đổi các HTXNN không trực tiếp sản xuất mà chuyển sang các hoạt động dịch vụ cho các hộ gia đình xã viên. Các HTX nông nghiệp của huyện tham gia hoạt động dịch vụ trên 9 lĩnh vực, trong đó có 03 hoạt động dịch vụ được các HTX tham gia nhiều nhất. Đó là: dịch vụ thủy lợi 23 HTX, chiếm tỷ lệ 92%; dịch vụ điện 18 HTX, chiếm tỷ lệ 72% và dịch vụ tín dụng nội bộ 8 HTX, chiếm tỷ lệ 32%. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm chỉ có 01 HTX tham gia, chiếm 0,04%. * Dịch vụ thủy lợi: Đây là dịch vụ gắn liền với hầu hết các HTXNN sau chuyển đổi. Trong các năm 2006, 2007, HTX hợp đồng với công ty khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi cung cấp nước tưới cho HTX qua hệ thống kênh chính. HTX có trách nhiệm tổ chức đội thủy nông dẫn nước đến đồng ruộng cho các hộ xã viên và thu thủy lợi phí theo giá qui định của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Từ năm 2008, thực hiện chủ trương miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân, HTX được ngân sách nhà nước cấp bù 40% thủy lợi phí theo diện tích thực tế được duyệt để trả công thủy nông, nạo vét kênh mương và chi phí quản lý. Phần 60% còn lại, ngân sách nhà nước cấp cho công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh. * Dịch vụ điện: Từ nguồn vốn của HTX hoặc huy động từ nguồn vốn đóng góp của xã viên, nhiều HTX đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống đường dây điện để cung cấp cho xã viên phục vụ sinh hoạt, sản xuất. HTX mua điện của ngành điện lực, xây dựng giá bán điện trình UBND huyện phê duyệt để làm cơ sở tính thu tiền sử dụng điện của hộ xã viên. Tuy nhiên, cùng với chủ trương bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý, nhiều HTX đang mất dần dịch vụ này. * Các dịch vụ khác: Các HTX NN của huyện cũng tham gia một số khâu dịch vụ về cung ứng vật tư, tín dụng nội bộ, xay sát, lâm nghiệp, khai thác bến cá, nước sinh hoạt nông thôn nhưng ở quy mô nhỏ lẻ, rải rác ở một vài HTX. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.8 Tình hình hoạt động dịch vụ của các HTX nông nghiệp Chỉ tiêu Toàn huyện Phân ra Đồng bằng Ven biển Miền núi Số HTX Tỷ lệ (%) Số HTX Tỷ lệ (%) Số HTX Tỷ lệ (%) Số HTX Tỷ lệ (%) Tổng số HTX 25 100 20 100 3 100 2 100 I. Theo loại hình hoạt động dịch vụ 1. Thủy lợi 23 92,0 20 100 1 33,33 2 100 2. Cung ứng vật tư 7 28,0 5 25,0 - - 2 100 3. Điện 18 72,0 16 80,0 2 66,66 - - 4. Tín dụng nội bộ 8 32,0 7 35,0 1 33,33 - - 5. Xay sát 2 0,08 1 0,05 1 33,33 - - 6. Tiêu thụ s/phẩm 1 0,04 1 0,05 - - - - 7. Lâm nghiệp 3 0,12 3 0,15 - - - - 8. Khai thác bến cá 1 0,04 - - 1 33,33 - - 9. Nước sinh hoạt 1 0,04 1 0,05 - - - - II. Theo số lượng hoạt động dịch vụ 1. Dịch vụ 1 khâu 3 12 2 10 1 33,33 - - 2. Dịch vụ 2 khâu 12 48 9 45 1 33,33 2 100 3. Dịch vụ 3 khâu 5 20 4 20 1 33,33 - - 4. Dịch vụ ≥ 4 khâu 5 20 5 25 - - - - (Nguồn: Số liệu điều tra HTX) Theo số lượng khâu dịch vụ, có 48% số HTX tham gia dịch vụ 2 khâu, 20% số HTX tham gia dịch vụ 3 khâu và 20% số HTX tham gia dịch vụ 4 khâu trở lên, điển hình là các HTX nông nghiệp Bình Dương, Bình Long, Bình Nguyên 1, Bình Chương 1 và Bình Trung 1. Tuy nhiên, có đến 12% số HTX chỉ tham gia duy nhất 01 khâu dịch vụ như HTX nông nghiệp Bình Tân, Bình Hòa và Bình Hải. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 So sánh giữa các vùng, các HTX miền núi hoạt động ít dịch vụ hơn, chủ yếu tham gia 02 khâu là thủy lợi và cung ứng vật tư. Dịch vụ thủy lợi nhờ vào hệ thống hồ chứa nước, đập thủy lợi có sẵn của HTX. Về cung ứng vật tư chủ yếu là giống và phân bón cây trồng. Các HTX miền núi không hoạt động dịch vụ điện, nguyên nhân là do hệ thống điện ở đây được nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nên giao luôn cho công ty cổ phần điện Bình Sơn quản lý. Các HTX ven biển tham gia nhiều dịch vụ hơn nhưng không đều giữa các HTX. Có HTX chỉ tham gia duy nhất 01 dịch vụ điện (HTX Bình Hải). Ngoài dịch vụ điện, thủy lợi, một số HTX mở rộng, kinh doanh các dịch vụ khác như tín dụng nội bộ, quản lý khai thác bến cá (HTX Bình Thạnh) và xay sát (HTX Bình Trị). Các HTX ở đồng bằng có nhiều hoạt động dịch vụ nhất. 100% HTX ở đồng bằng đều tham gia dịch vụ thủy lợi; 80% HTX tham gia dịch vụ điện; 35% HTX tham gia dịch vụ tín dụng nội bộ. Một số HTX ở đồng bằng còn tham gia dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, quản lý và cung cấp nước sinh hoạt cho xã viên (HTX Bình Dương). Trong dịch vụ tín dụng nội bộ, HTX không chỉ là nơi cho xã viên vay, mà còn huy động tiền gửi của xã viên (HTX 1 Bình Nguyên). Với số lượng các khâu dịch vụ nêu trên, nhìn chung, hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX NN còn hạn chế, phần lớn là thực hiện các khâu dịch vụ đầu vào cho quá trình sản xuất của nông dân; đáng chú ý là các dịch vụ về làm đất, cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và tiêu thụ sản phẩm, hầu hết các HTX đều không đảm nhận được mà chủ yếu là do các hộ tư thương thực hiện; Nguyên nhân chính là do năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, thiếu nhạy cảm với thông tin thị trường, vốn kinh doanh ít ỏi, và khả năng cạnh tranh của các HTX với tư nhân trong việc thực hiện các dịch vụ này còn yếu. Cơ chế điều hành của HTX tỏ ra kém linh hoạt hơn tư thương trong vấn đề quyết định về giá bán, tiếp thị và phương thức thanh toán. Trong khi các hộ tư thương điều hành theo cơ chế linh hoạt phù hợp với biến động giá cả thị trường thì các HTX nặng tính hành chính, mỗi khi quyết định ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 vấn đề gì cũng cần đưa ra bàn bạc tập thể. Các hộ tư thương sẵn sàng vận chuyển, bán hàng hóa đến đồng ruộng bất cứ khoảng thời gian nào hộ nông dân có nhu cầu và với phương thức bán chịu vào đầu vụ, cuối vụ thanh toán, còn HTX chỉ hoạt động theo giờ hành chính, vốn bị hạn chế nên khi cho các hộ dân để chịu thì không có vốn tiếp tục hoạt động. Đối với dịch vụ tiêu thụ nông sản phẩm thì một phần nguyên nhân là do điều kiện ruộng đất canh tác của các hộ nông dân trong huyện còn manh mún, mang đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, chưa hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, quy mô lớn mang tính hàng hóa cao nên có thể nhận định nhu cầu hợp tác trong việc tiêu thụ nông sản phẩm của các hộ nông dân ở địa phương chưa nhiều, chưa thật sự bức xúc. Nhiều HTX chỉ bó hẹp hoạt động dịch vụ như điện và thủy lợi, chưa mạnh dạn đầu tư mở mang ngành nghề và dịch vụ mới để giải quyết lao động, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu của xã viên; vai trò hỗ trợ của HTX trong việc giúp kinh tế hộ phát triển còn mờ nhạt. Ngoài ra, các HTX còn đảm nhận công việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, bảo vệ thực vật và công tác phòng chống hạn, phòng chống bão, lũ, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của địa phương. Đây là những hoạt động mang tính hỗ trợ cho kinh tế hộ, nhưng nhiều nơi, chính quyền địa phương thường giao luôn lĩnh vực này cho HTX, nhưng lại không hỗ trợ kinh phí hoạt động. 2.2.2.2 Đánh giá của xã viên về chất lượng và giá cả dịch vụ của HTX * Đánh giá của xã viên về chất lượng dịch vụ Để đánh giá chất lượng các dịch vụ của các HTX, chúng tôi đã điều tra lấy ý kiến đánh giá của 90 hộ nông dân, xã viên trên địa bàn huyện theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Qua đó, chúng tôi chọn được 3 HTX là: Bình Dương, Bình Long và Bình Thới. Trên cơ sở 3 đơn vị được chọn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ nông dân, xã viên về chất lượng và giá cả của 2 khâu dịch vụ chủ yếu là thủy lợi và điện. ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 57 Kết quả đánh giá của xã viên về chất lượng từng khâu dịch vụ của các HTX thể hiện ở bảng 2.9. Bảng 2.9 Ý kiến đánh giá của xã viên về chất lượng các khâu dịch vụ Khâu dịch vụ Tốt Trung bình Kém SL % SL % SL % Thủy lợi 51 56,7 34 37,8 5 5,6 Điện 39 43,3 48 53,3 3 3,3 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy, có 56,7% ý kiến của xã viên cho rằng chất lượng dịch vụ thủy lợi tốt, đạt yêu cầu. Để tổ chức tốt dịch vụ thủy lợi, HTX thường tổ chức các đội thuỷ nông phân theo khu vực sản xuất. Ngoài công tác điều tiết nước tưới, tiêu, đội thuỷ nông còn có trách nhiệm bảo quản tu sửa các công trình giao thông thuỷ lợi nội đồng, bảo quản hoa màu và phát hiện tình hình sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Do có sự phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên, nên việc điều hành tưới tiêu nước được chủ động, các công trình giao thông thuỷ lợi nội đồng được bảo quản tốt, tình hình sâu bệnh được phát hiện kịp thời, đã tác động tốt đến tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, được xã viên đánh giá cao. Tuy nhiên, với tỷ lệ nêu trên, đòi hỏi các HTX phải nỗ lực hơn nữa trong khâu dịch vụ này. Đối với dịch vụ điện các HTX thường xuyên tu sửa, cung cấp an toàn nguồn điện cho xã viên sản xuất và sinh hoạt, khắc phục các sự cố kịp thời. Mức thu tiền điện thực hiện đúng giá được UBND huyện phê duyệt. Tuy nhiên, hệ thống đường dây sau công tơ đến hộ xã viên nhiều chỗ còn chưa an toàn đặc biệt trong mùa mưa bão, hao tải điện năng còn ở mức cao. Vì vậy, phần lớn xã viên đánh giá chất lượng dịch vụ điện ở mức trung bình 53,3%, 43,3% tốt và 3,3% kém. Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận đối với HTX, bằng nguồn vốn và huy động vốn góp của xã viên đã đầu tư hệ thống điện phục vụ nhu cầu của xã viên. Để kiểm định đánh giá của xã viên về chất lượng dịch vụ thủy lợi và điện, chúng tôi thực hiện phương pháp kiểm định One-Sample Test. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Bảng 2.10 Kiểm định đánh giá chất lượng dịch vụ của HTXNN One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Đánh giá của xv về chất lượng điện 90 1.6000 .5569 5.870E-02 Đánh giá của xv về chất lượng thủy lợi 90 1.4889 .6042 6.369E-02 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Trung bình, các xã viên cho rằng chất lượng dịch vụ thủy lợi và điện của HTX là ở mức tốt hơn trung bình. One-Sample Test Test Value = 2 t df Sig. (2-tailed) Mean Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Đánh giá của xv về chất lượng điện -6.814 89 .000 -.4000 -.5166 -.2834 Đánh giá của xv về chất lượng thủy lợi -8.025 89 .000 -.5111 -.6377 -.3846 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Với cách mã hóa số liệu 1 cho đánh giá tốt, 2 cho đánh giá trung bình, 3 cho đánh giá kém về chất lượng các dịch vụ (cách thức đánh giá được nêu tại phụ lục), chúng tôi tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng dịch vụ của HTX đối với xã viên. Giá trị kiểm định bằng 2, có nghĩa là chất lượng các dịch vụ điện và thủy lợi của HTX được các xã viên cho là ở mức trung bình. Kết quả kiểm định cho thấy, các thước đo chất lượng dịch vụ của xã viên đều nhỏ hơn 2 ở mức ý nghĩa 5%. Điều đó có nghĩa là, với độ tin cậy 95%, chúng ta có thể kết luận rằng, đa số các xã viên hợp tác xã đều cho rằng chất lượng các dịch vụ điện và thủy lợi của các HTX điều tra đều tốt hơn mức trung bình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 * Đánh giá của các xã viên về giá cả các dịch vụ Tương tự, qua điều tra đánh giá của hộ xã viên, nông dân về giá cả dịch vụ, chúng tôi có được bảng số liệu sau: Bảng 2.11 Ý kiến đánh giá của xã viên về giá cả dịch vụ Khâu dịch vụ Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % Thủy lợi 16 17,8 55 61,1 19 21,1 Điện 36 40 48 53,3 6 6,7 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng số liệu trên cho thấy, có 61,1% ý kiến đánh giá giá cả dịch vụ thủy lợi là trung bình, chấp nhận được, 21,1% thấp và chỉ có 17,8% cao; Tương tự có 53,3% ý kiến cho rằng giá cả dịch vụ điện trung bình và 6,7% là thấp, tuy nhiên có đến 40% đánh giá giá điện của HTX còn cao. Để kiểm định đánh giá của xã viên về giá cả dịch vụ thủy lợi và điện, tương tự như trên, chúng tôi thực hiện phương pháp kiểm định One-Sample Test. Bảng 2.12 Kiểm định đánh giá giá cả dịch vụ của HTXNN One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Đánh giá của xv về giá cả dv điện 90 2.0333 .6262 6.601E-02 Đánh giá của xv về giá cả dv thủy lợi 90 1.6667 .5996 6.321E-02 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Trung bình, các xã viên cho rằng giá cả dịch vụ thủy lợi của HTX là ở mức trung bình và giá cả dịch vụ điện là tương đối cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 One-Sample Test Test Value = 2 t df Sig.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_dich_vu_cua_hop_tac_xa_nong_nghiep_o_huyen_binh_son_tinh_quan.pdf
Tài liệu liên quan