Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv

Danh mục các biểu đồ v

Danh mục các bảng vi

Mục lục viii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Những đóng góp của luận văn .7

6. Kết cấu của luận văn .7

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU

QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT.8

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT .8

1.1.1. Quan niệm về rừng, phát triển rừng và trồng rừng sản xuất.8

1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của TRSX .9

1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội.9

1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật.11

1.1.3. Vai trò của trồng rừng sản xuất .15

1.1.4. Xu hướng và mô hình chủ yếu về TRSX .16

1.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT.18

1.2.1. Quan niệm và phân loại hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất .18

1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế TRSX .22

Trường Đại học Kinh tế Huếix

1.2.3. Hiệu quả trồng rừng sản xuất với phát triển bền vững trong thời đại ngày nay .25

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN HQKT TRSX.26

1.3.1. Các nhân tố tự nhiên, kinh tế- kỹ thuật.27

1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội .28

1.4. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HQKT TRSX CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở

VIỆT NAM .30

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số nước đang phát triển .30

1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước.32

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT .33

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HQKT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

TẠI HUYỆN LỆ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.35

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .35

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội.39

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn ảnh hưởng đến TRSX và nâng cao

HQKT TRSX .45

2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .48

2.2.1. Tổng quan về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn .48

2.2.2. Những kết quả đạt được về PTLN huyện trong thời gian qua .53

2.2.3. Đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện .61

2.2.4. Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản đến HQKT TRSX

huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .79

2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN THẢO LUẬN TRONG PHÁT TRIỂN

TRSX TRÊN ĐỊA BÀN.89

2.3.1. Các vấn đề đặt ra cần giải quyết .89

2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả tồng

rừng sản xuất trên địa bàn huyện Lệ Thủy .90

2.3.3. Mức độ tiếp cận của người dân về kỹ thuật, dịch vụ ( kể cả tín dụng) và

thị trường lâm sản .92

2.4. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ XU THẾ PHÁT TRIỂN NHU CẦU GỖ RỪNG

TRỒNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ .93

2.4.1. Dự báo xu thế phát triển ngành lâm nghiệp của nước ta trong thời gian tới .93

2.4.2. Một số dự báo về nhu cầu gỗ rừng trồng của thị trường trong nước và quốc tế 94

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở HUYỆN LỆ THUỶ TRONG THỜI

GIAN TỚI .96

3.1. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

CHỦ YẾU .96

3.1.1. Về quan điểm.96

3.1.2. Mục tiêu .97

3.1.3. Các định hướng phát triển .98

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HQKT TRSX TẠI HUYỆN LỆ

THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH.101

3.2.1. Tăng cường công tác qui hoạch.101

3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý.102

3.2.3. Đổi mới và tăng cường chính sách hỗ trợ TRSX .103

3.2.4. Ưu tiên về Kỹ thuật - Khoa học Công nghệ .105

3.2.5. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.109

3.2.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.110

3.2.7. Nâng cao công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng .111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .113

1. KẾT LUẬN.113

2. KIẾN NGHỊ .117

TÀI LIỆU THAM KHẢO .119

PHỤ LỤC

pdf134 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn khá dài. -Trồng thuần loài, -Gieo ươm bằng hạt, - Khó gảy đổ, -Tốc độ phát triển trung bình ở giai đoạn đầu; giai đoạn cuối có khả năng phát triển nhanh hơn so với 2 loại bên; -Chu kỳ sản xuất ngắn 5 HQKT - Tăng thu nhập, - Cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, -Tăng thu nhập, -Cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, -Đáp ứng nhu cầu gỗ XDCB, gỗ xẻ cho tiêu dùng -Tăng thu nhập, -Cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, -Đáp ứng nhu cầu gỗ XDCB, -Gỗ xẻ cho tiêu dùng 6 Hiệu quả xã hội - Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, - Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế rừng, - Làm giảm áp lực về nhu cầu gỗ, củi lên RTN -Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, -Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế rừng, -Làm giảm áp lực về nhu cầu gỗ, củi lên RTN -Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, -Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế rừng, -Làm giảm áp lực về nhu cầu gỗ, củi lên RTN 7 Hiệu quả môi trường - Nâng độ che phủ, - Cải thiện môi trường sinh thái, - Phòng hộ cho sản xuất và đời sống, tạo cảnh quan; - Cải tạo đất, chống xói mòn rữa trôi -Nâng độ che phủ, -Cải thiện môi trường sinh thái, -Phòng hộ cho sản xuất và đời sống, -Tạo cảnh quan; -Cải tạo đất, tăng độ phì, chống xói mòn rữa trôi -Nâng độ che phủ, -Cải thiện môi trường sinh thái, -Phòng hộ cho sản xuất và đời sống, -Tạo cảnh quan; -Cải tạo đất, chống xói mòn rữa trôi Nguồn: Kết quả khảo sát PLA/PRA của tác giả Qua điều tra, khảo sát chúng tôi thấy rằng các MH trồng rừng trên đã đứng vững và có khả năng phát triển tốt đưa lại HQKT thiết thực cho người trồng rừng và được người dân quan tâm. Tuy nhiên phần lớn các hộ gia đình đông nhân khẩu, diện tích rừng trồng quá ít từ 1-3 ha/hộ nên chưa đủ qui mô tạo việc làm thường xuyên đảm bảo ổn định cuộc sống của họ bằng nghề trồng rừng. Qua nghiên cứu chúng tôi Trư ờng Đạ i họ c K inh t H uế 61 thấy rằng: để đảm bảo ổn định cuộc sống thì mức thu nhập của hộ gia đình bình quân khoảng 40-50 triệu đồng/năm. Như vậy, qui mô trồng rừng tối thiểu phải từ 10-15 ha/hộ để trồng luân phiên và có diện tích khai thác bình quân khoảng từ 1,5-2 ha/hộ/năm mới có thể đảm bảo đáp ứng được ở mức độ ổn định cuộc sống, còn muốn làm giàu thì quy mô phải lớn hơn nhiều. Vấn đề này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm khi thực hiện chính sách giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình cá nhân để TRSX; phải xem xét đối tượng, cấp đủ hạn điền cho dân chứ không cào bằng cấp đều hoặc cấp không đúng đối tượng dẫn đến dân thiếu đất sản xuất. 2.2.3. Đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện 2.2.3.1. Tình hình TRSX của các hộ điều tra tại huyện Lệ Thủy a) Những thông tin cơ bản về hộ điều tra - Đặc điểm chung: Để đánh giá HQKT TRSX trên địa bàn huyện Lệ thủy chúng tôi chọn 3 xã có diện tích đất trồng rừng lớn, đại diện cho 3 vùng sinh thái (vùng cát: Xã Sen Thủy; vùng gò đồi: Xã Thái Thủy; vùng núi: Xã Kim Thủy) làm địa bàn nghiên cứu chủ yếu. Chọn mẫu điều tra chúng tôi chọn xã Kim Thủy: 25 hộ/tổng số 512 hộ trồng rừng của xã; xã Sen Thủy: 30 hộ/tổng số 681 hộ trồng rừng của xã và xã Thái Thủy: 30 hộ/ tổng số 647 hộ trồng rừng của xã để điều tra. Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ danh sách hộ có tham gia trồng rừng trên địa bàn từng xã. Bảng 2.14: Đặc điểm chung của các hộ điều tra TT Chỉ tiêu ĐVT Xã Sen Thủy Xã Thái Thủy Xã Kim Thủy BQ chung 1 Qui mô hộ BQ Người 5,0 6,4 8,0 6,5 2 Số lao động BQ/hộ LĐ 3,0 3,7 2,8 3,2 3 Diện tích TRSX BQ/hộ ha 5,0 7,3 5,5 5,9 4 Kinh nghiệm TRSX năm 7,0 6,2 8,0 7,1 5 Thu nhập BQ/hộ Tr.đồng 29,0 44,8 34,2 36,0 6 Thu nhập BQ/lao động/năm Tr.đồng 12,0 14,0 11,0 12,3 8 Thu nhập BQ đầu người/năm Tr.đồng 6,0 8,0 7,0 7,0 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 62 Từ kết quả điều tra ở trên cho thấy rằng: Quy mô hộ trồng rừng bình quân 6,5 người/hộ là khá lớn; trong đó vùng núi có qui mô này cao hơn (8 người/hộ); ngược lại số lao động bình quân ở vùng núi lại thấp hơn so với bình quân chung. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ sinh, tốc độ tăng dân số của vùng miền núi là rất cao, thực tế điều này đã gây áp lực khá lớn từ đời sống người dân lên rừng. Vì vậy, việc TRSX tạo việc làm, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng là một nhu cầu bức thiết đặt ra đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện phát triển theo hướng bền vững. Thu nhập bình quân/hộ là 36 triệu đồng; cao nhất là xã Thái Thủy bình quân 44,8 triệu đồng/hộ/năm, thấp nhấp là xã Sen Thủy bình quân 29 triệu đồng/hộ/năm. Thu nhập bình quân/lao động khoảng 12,3 triệu đồng/lao động/năm; trong đó cao nhất là xã Thái Thủy đạt bình quân 14 triệu đồng/năm và thấp nhất là xã Kim Thủy bình quân đạt 11 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7 triệu đồng/người/năm, khoảng cách thu nhập giữa lao động của các hộ có thu nhập cao và hộ có thu nhập thấp khá xa; thực ra đây là một vấn đề mang tính xã hội và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ điều tra trong cơ cấu thu nhập chiếm khá cao ( 36%); Đặc biệt đối với xã vùng núi ( Kim Thủy) tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp rất cao chiếm 40% thu nhập bình quân của hộ. Điều này cho thấy việc tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đối với vùng miền núi, gò đồi có thể làm thay đổi thu nhập và đời sống của người dân ở đây một cách đáng kể. Vì vậy, việc nâng cao HQKT TRSX là hết sức cần thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là đối với vùng miền núi, vùng sâu Biểu 2.6. Bình quân cơ cấu thu nhập của hộ điều tra 27 31 28 2121 21 20 22 36 31 35 43 16 17 17 14 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Bình quân chung Xã Sen Thủy Xã Thái Thủy Xã Kim Thủy T ỷ l ệ (% ) Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Các ngành nghề khác Nguồn: số liệu điều tra của tác giả Biểu đồ 2.6. Bình quân cơ cấu thu nhập của hộ điều tra Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 63 Biểu 2.7. Qui mô diện tích các loại cây trồng của hộ điều tra 516,5 430,1 66,2 20,2 157,9 130,7 7 20,2 226,5 197,5 29 132,1 101,9 30,2 0 100 200 300 400 500 600 Tổng số Keo Tai tượng Keo Lai Hom Keo Lá Tràm Loại cây trồng D iệ n t íc h (h a ) Tổng sô Xã Sen Thủy Xã Thái Thủy Xã Kim Thủy Nguồn: số liệu điều tra của tác giả Biểu đồ 2.7. Quy mô diện tích các loại cây trồng của hộ điều tra vùng xa. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra được thể hiện ở biểu đồ 2.6. trên. b) Về tình hình TRSX của các hộ điều tra Xuất phát từ nhu cầu thị trường về gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm giấy là rất lớn nên hầu hết các hộ gia đình chuyển hướng sang trồng Keo có thời gian sinh trưởng ngắn, đưa lại thu nhập cao cho kinh tế hộ. Trong tổng số diện tích rừng trồng của các hộ điều tra là 516,5 ha; diện tích trồng cây Keo TT có đến 430,1 ha chiếm 83,3%; Keo LH 66,2 ha chiếm 12,8% số còn lại là Keo LT chiếm tỷ lệ không đáng kể. Sở dĩ người dân ưa trồng cây Keo TT do một số ưu điểm về đặc tính sinh học của cây phù hợp với điều kiện lập địa và điều kiện tự nhiên của vùng như: Có bộ rể cọc, giữ thân chắc chắn, khỏe, ít bị đổ gảy khi có gió bão. Qui mô diện tích các loại cây trồng của hộ điều tra được thể hiện qua biểu đồ 2.7. Hầu hết cả 3 xã được điều tra đều có diện tích trồng cây Keo TT chiếm đa số; Sen thủy 130,7 ha chiếm gần 83%; Thái Thủy 197,5 ha chiếm 87,3 %; Kim thủy 101,9 ha chiếm 77,2% diện tích đất TRSX của các xã. Keo LH trồng rất hạn chế trồng ở vùng cát, ngược lại Keo LT hầu như không được trồng ở vùng đồi, vùng núi. 2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế TRSX ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến bột giấy phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm, bù đắp chi phí sản xuất người trồng rừng đã có một khoản lợi nhuận khá cao, đây thực sự là động lực khuyến Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 64 khích người dân hăng hái tham gia trồng rừng. Nhờ trồng rừng mà nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã xóa được đói, giảm được nghèo và đang tiến tới làm giàu chính trên mảnh đất quê hương của họ. Do đặc điểm TRSX có chu kỳ kinh doanh dài từ 6-7 năm, thời gian thu hồi vốn chậm nên có thể coi việc bỏ vốn đầu tư TRSX như là thực hiện 1 dự án đầu tư có thời gian sản xuất kinh doanh tương đương 1 chu kỳ trồng rừng. Để đánh giá HQKT từ các mô hình TRSX chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu: NPV, BCR, IRR với tỷ lệ chiết khấu được tính theo lãi suất vay ưu đãi theo chính sách TRSX của Chính Phủ ( 6,5%/năm). Các chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở tính các chỉ tiêu giá trị bình quân chung, chỉ tiêu giá trị theo mức độ đầu tư. Thời gian từ khi trồng đến lúc thuần thục công nghệ cho khai thác có thể kéo dài từ 5-7 năm. Hầu hết các MH trồng rừng đều cho thu hoạch 1 lần từ năm thứ 6 đến năm thứ 7; tuy nhiên cũng có một số hộ bán rừng non (rừng từ 1-5 tuổi) chưa đến tuổi khai thác. Vì vậy, từ việc điều tra thu thập số liệu, quá trình xử lý số liệu để thuận tiện cho việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu của đề tài này chúng tôi đã hiện tại hóa các dòng tiền chi phí đầu tư (dòng tiền ra) và dòng tiền vào (doanh thu từ việc bán rừng) đưa về mốc thời gian ban đầu (thời điểm trồng rừng) để tính toán, đánh giá và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả. Để có cơ sở đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các vùng sinh thái, chúng tôi đã sử dụng thực hiện phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt về chi phí đầu tư, kết quả sản xuất giữa các vùng nghiên cứu. Kết quả tổng hợp và tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TRSX giữa các vùng trên địa bàn huyện như sau ( Bảng 2.15). Về chi phí sản xuất: Nhìn chung, không có sự khác biệt về tổng chi phí đầu tư/ha giữa các vùng sinh thái. Tuy nhiên, trong cơ cấu chi phí, có sự khác biệt đáng kể về mức đầu tư phân bón của các hộ trồng rừng ở các vùng nghiên cứu (mức đầu tư phân bón của vùng núi, vùng đồi và vùng cát lần lượt là 277,31; 599,17 và 451,72 nghìn đồng). Nguyên nhân của sự khác biệt này là do đặc tính của đất đai ở các vùng khác nhau nên yêu cầu đầu tư phân bón khác nhau. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 Bảng 2.15. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất theo vùng sinh thái huyện Lệ thủy ( tính bình quân cho 1 ha) TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Mức đầu tư BQ Vùng núi (a) Vùng đồi (b) Vùng cát (c) KQ kiểm định ANOVA F Sig 1 Tổng chi phí (Ct) 1000 đồng 6526,87 6556,83 6681,52ns 6340,03ns 1,050 0.355ns a Chi phí trực tiếp 1000 đồng 5760,23 5811,37 5922,20 5546,83 - Chi phí lao động 1000 đồng 4737,49 4920,99ns 4784,38ns 4524,45* 2,758 0.069* - Chi phí giống 1000 đồng 572,33 613,07 538,65ns 570,65ns 1,398 0.253ns - Chi phí phân bón 1000 đồng 450,41 277,31 599,17*** 451,72* 9,650 0.000*** b Chi phí gián tiếp 1000 đồng 766,64 745,46 759,32 793,20 - Chi phí quản lý, bảo vệ 1000 đồng 632,26 613,04 654,22ns 626,77ns 0,565 0.571ns - Chi phí khác 1000 đồng 134,38 132,41 105,11** 166,42*** 20,147 0.000*** 2 Tổng thu nhập (Bt) 1000 đồng 21771,98 23141,93 21976,13ns 20332,56* 2,498 0.089* 3 TN hỗn hợp (MI) 1000 đồng 20614,86 22119,14 20733,21ns 19143,76** 3,100 0.050** 4 Lợi nhuận ròng ( NPV) 1000 đồng 15245,11 16585,10 15294,61ns 13992,54* 2,928 0.059* 5 Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) lần 3,34 3,53 3,29 3,21 6 Tỷ suất thu hồi nội bộ ( IRR) % 30,04 31,89 29,34 27,98 7 Tỷ suất LN thu nhập % 0,70 0,72 0,70 0,69 8 Tỷ suất LN chi phí lần 2,34 2,53 2,29 2,21 (Ghi chú: * ; ** ;*** Mức ý nghĩa của kiểm định tương ứng với 10%; 5% và 1%) Kiểm định PostHoc test: Cột (a)-so sánh vùng núi – đồi; (b) vùng đồi – vùng cát (c) vùng cát – vùng nú: . Nguồn số liệu điều tra của tác giả.65 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 66 Qua bảng 2.15 chúng ta thấy rằng: Bình quân chi phí trực tiếp/ha rừng trồng là 5.760.230 đồng chiếm 88,2% tổng mức đầu tư; trong đó chi phí công lao động là 4.737.490 đồng/ha, chiếm 82,2% chi phí trực tiếp. Kết quả điều tra cho thấy chi phí bình quân TRSX là 6.526.870 đồng/ha; trong đó vùng cát có chi phí đầu tư thấp nhất là 6.340.030 đồng/ha; vùng núi có chi phí đầu tư bình quân là 6.556.830 đồng/ha; cao nhất là vùng đồi có chi phí đầu tư là 6.681.520 đồng/ha. Sở dĩ như vậy là vì: Ở vùng cát thao tác đào và lấp hố thuận lợi hơn so với vùng khác nên chi phí lao động ít hơn; Ở vùng đồi đất cứng hơn khó khăn cho việc đào hố nên chi phí lao động nhiều hơn; ngược lại ở vùng núi đất dễ đào hố hơn thì thực bì dày, khó khăn trong việc phát dọn thực bì nên chi phí lao động cũng cao hơn. Thực tế TRSX trong thời gian qua ở huyện Lệ Thủy cho thấy việc đầu tư thâm canh còn ít, chỉ những vùng đất cát, đất xấu mới đầu tư thêm phân bón còn những nơi đất trung bình, đất tốt thì không có bón phân chỉ trừ cây Keo LH là giống mới nên có áp dụng kỹ thuật bón phân ở hầu hết các loại đất. Đối với các chỉ tiêu kết quả sản xuất, kết quả kiểm định cho thấy, có sự khác biệt đáng kể về mức thu nhập hỗn hợp, giá trị hiện tại ròng (NPV) giữa các vùng. Từ kết quả tính toán quy về giá trị hiện tại (tại thời điểm trồng rừng) cho thấy thu nhập bình quân trên ha đạt 21.771.980 đồng. Phải nói rằng đây là mức thu nhập khá cao so với các loại cây trồng khác trên cùng một vùng sinh thái của huyện, trong đó: vùng cát đạt thu nhập 20.332.560 đồng/ha; vùng đồi đạt 21.976.130 đồng/ha, cao nhất là vùng núi đạt 23.141.930 đồng/ha. Qua kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả TRSX ở bảng trên chúng ta thấy rằng: Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng (NPV) bình quân là khá cao 15.245.110 đồng/ha; trong đó vùng núi đạt cao nhất 16.585.100 đồng/ha, thấp nhất là vùng cát: 13.992.540 đồng/ha, như vậy việc trồng rừng ở vùng núi đưa lại lợi nhuận cao nhất. Để có cơ sở so sánh đánh giá một cách khách quan chúng ta cần xem xét phân tích thêm các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu thu nhập/chi phí (BCR) bình quân là 3,34 điều này cho thấy cứ bỏ vào 1đồng chi phí đầu tư TRSX thì thu lại được 3,34 đồng, trong đó đối với đầu tư vùng cát thu được 3,21 đồng, vùng đồi thu được 3,29 đồng, vùng núi là 3,53 đồng. Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn (IRR) cũng đạt khá cao hơn 30% trong đó ở vùng núi tỷ lệ thu hồi vốn cao nhất 31,89%. Tỷ lệ thu hồi vốn cao cũng là một chỉ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 67 tiêu hấp dẫn đối với các doanh nghiệp khi bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Chỉ tiêu lợi nhuận/thu nhập bình quân đạt 0,7 điều này nói lên rằng trong 100 đồng thu nhập thì có 70 đồng là lợi nhuận; chỉ tiêu này cũng phù hợp với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận /chi phí là 2,34 có nghĩa rằng nêu đầu tư 1 đồng chi phí cho TRSX, sau chu kỳ kinh doanh sẽ thu lại được 2,34 đồng lợi nhuận. Từ các chỉ tiêu tính toán ở trên có thể khẳng định rằng: TRSX trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong thời gian qua là có HQKT, thu nhập hỗn hợp bình quân từ 1 ha rừng trồng là 20.614.86 đồng, trong đó ở vùng cát là 19.143.860 đồng/ha; vùng đồi là 20.733.210 đồng và vùng núi là 22.119.140 đồng. Đây là khoản thu nhập đáng kể trong tổng thu nhập của các hộ gia đình vì hầu hết các hộ trồng rừng đều sử dụng lao động gia đình, rất ít trường hợp có thuê mướn lao động bên ngoài nên tiền công lao động ( chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất) các hộ được hưởng. Như vậy, xét về HQKT TRSX ở 3 vùng sinh thái khác nhau (vùng cát ven biển, vùng gò đồi và vùng núi) thì thấy rằng TRSX ở vùng núi có HQKT cao hơn so với các vùng khác. Sở dĩ như vậy là vì đất ở vùng núi tốt hơn, lập địa phù hợp với các loại cây rừng hơn so với các vùng khác. Để có cơ sở đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các mô hình, chúng tôi đã sử dụng kiểm định phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt về các chỉ tiêu nói trên. Kết quả tổng hợp và tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TRSX của các mô hình như sau ( Bảng 2.16). Hầu hết các chỉ tiêu đều có sự khác biệt với mức ý nghĩa 1%, riêng chỉ tiêu chi phí bảo vệ không có sự khác biệt là do thực tế bất kỳ loài cây trồng nào cũng phải bảo vệ như nhau. Từ kết quả tính toán ở bảng trên chúng ta thấy rằng: MH Keo LH với tổng chi phí đầu tư 8.208.470 đồng/ha cho thu nhập là 31.034.920 đồng; lợi nhuận ròng (NPV) là 22.826.460 đồng; Ở MH Keo TT với tổng chi phí đầu tư 6.191.610 đồng/ha cho thu nhập là 20.49.510 đồng; lợi nhuận ròng (NPV) là 14.299.900 đồng; và MH Keo LT với tổng chi phí đầu tư 5.811.860 đồng/ha cho thu nhập là 16.915.880 đồng; lợi nhuận ròng (NPV) là 11.104.020 đồng. Như vậy việc đầu tư trồng Keo LH có qui mô lợi nhuận là cao nhất. Để có cơ sở so sánh, đánh giá HQKT các MH chúng ta cần xem xét phân tích thêm các chỉ tiêu dưới đây: Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 68 Bảng 2.16. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng sản xuất huyện Lệ thủy ( tính bình quân cho 1 ha) TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Mức đầu tư BQ Keo Lai Hom (a) Keo Tai Tượng (b) Keo Lá Tràm (c) KQ kiểm định ANOVA F Sig 1 Tổng chi phí (Ct) 1000 đồng 6526,87 8208,47 6191,61*** 5811,86*** 163,780 0.000*** a Chi phí trực tiếp 1000 đồng 5760,23 7614,55 5400,51 4990,16 - Chi phí lao động 1000 đồng 4737,49 5951,60 4504,62*** 4184,28*** 159,095 0.000*** - Chi phí giống 1000 đồng 572,33 912,94 494,07*** 574,45*** 237,060 0.000*** - Chi phí phân bón 1000 đồng 450,41 750,00 401,83*** 231,43*** 13,646 0.000*** b Chi phí gián tiếp 1000 đồng 766,64 593,92 791,11 821,71 - Chi phí quản lý, bảo vệ 1000 đồng 632,26 433,04 660,57*** 674,62** 9,703 0.000*** - Chi phí khác 1000 đồng 134,38 160,88 130,54ns 147,09ns 0,898 0.411ns 2 Tổng thu nhập (Bt) 1000 đồng 21771,98 31034,92 20491,51*** 16915,88*** 60,708 0.000*** 3 TN hỗn hợp (MI) 1000 đồng 20749,21 27759,40 19595,59*** 16110,00*** 55,273 0.000*** 4 Lợi nhuận ròng ( NPV) 1000 đồng 15245,11 22826,46 14299,90*** 11104,02*** 41,805 0.000*** 5 Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) lần 3,34 3,78 3,31 2,91 6 Tỷ suất thu hồi nội bộ ( IRR) % 30,04 33,04 29,71 25,30 7 Tỷ suất LN thu nhập 0,70 0,74 0,70 0,66 8 Tỷ suất LN chi phí 2,34 2,78 2,31 1,91 (Ghi chú: * ; ** ;*** Mức ý nghĩa của kiểm định tương ứng với 10%; 5% và 1%) Kiểm định PostHoc test: Cột (a)-so sánh MH keo lai hom – keo tai tượng; (b) so sánh MH keo tai tượng – keo lá tràm (c) so sánh MH keo lá tràm – keo lai hom . Nguồn số liệu điều tra của tác giả 68 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 69 - Tỷ suất lợi nhuận chi phí: Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận/chi phí của MH Keo Lao Hom là 2,78 trong khi đó MH Keo TT là 2,31 và thấp nhất là MH Keo LT 1,91. Điều này nói lên rằng có một đồng chi phí nếu đầu tư vào MH Keo LH thì sẽ thu được 2,78 đồng lợi nhuận; nếu đầu tư vào MH Keo TT thì thu được 2,31 đồng lợi nhuận còn đầu tư vào MH Keo LT thì thu được 1,91 đồng lợi nhuận. - Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR): Đây là tỷ số sinh lãi thực tế, phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy rằng: Tỷ suất thu nhập và chi phí của các MH Keo LH, Keo TT, Keo LT theo thứ tự là 3,78; 3,31; 2,91 điều này có nghĩa là: Bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư vào MH Keo LH thì sau chu kỳ sản xuất (6-7 năm) thu lại được 3,78 đồng; Nếu cũng chi phí đó, thời gian đó mà đầu tư vào MH Keo TT thì thu lại được 3,31 đồng; còn đầu tư vào MH Keo LT thì thu được 2,91 đồng. - Tỷ suất lợi nhuận thu nhập: Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng kết quả đầu tư TRSX, chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng thu nhập thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy rằng: Tỷ suất lợi nhuận/thu nhập của các MH Keo LH, Keo TT, Keo LT theo thứ tự là 74%; 70% và 66%. Điều này nói lên rằng cứ trong 100 đồng thu nhập từ MH Keo LH thì có 74 đồng lợi nhuận; từ MH Keo TT thì có 70 đồng lợi nhuận còn từ MH Keo LT thì có 66 đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR): Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi vốn. Trong đánh giá hiệu quả đầu tư, MH, dự án nào có IRR càng hớn thì hiệu quả đầu tư càng cao. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng hầu hết các MH đều có tỷ suất thu hồi nội bộ cao, như vậy thời gian thu hồi vốn ngắn và sẽ có điều kiện tái đầu tư mở rộng sản xuất đem lại HQKT cao. TRSX với MH Keo LH có tỷ lệ thu hồi vốn cao nhất 33,04% tiếp theo là MH Keo TT 29,71% và tỷ lệ thu hồi vốn thấp nhất là MH Keo LT ở mức 25,3%. Từ các kết quả tính và các chỉ tiêu phân tích trên ta thấy rằng: Các MH TRSX trên đều mang lại HQKT cao, trong đó MH Keo LH đưa lại HQKT cao nhất. Tuy nhiên trong thực tế cũng như kết quả khảo sát tình hình TRSX trên địa bàn huyện cho thấy: Người dân thích trồng Keo TT hơn và kết quả là: Diện tích trồng Cây Keo TT chiếm hơn 83% diện tích TRSX của huyện. Đối với MH Keo LH, đây là MH mới được thử nghiệm trồng từ năm 2002 nên người dân chưa được tiếp cận Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 70 nhiều, chưa thấy hết được HQKT do MH đưa lại. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả TRSX trên địa bàn trong thời gian tới đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động, nhân rộng MH và khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng điều kiện lập địa nhằm đưa lại HQKT cao hơn. Tuy nhiên, ở mỗi vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên và lập địa khác nhau cơ bản, để có cơ sở đánh giá HQKT của từng MH trên mỗi vùng sinh thái khác nhau nhằm đưa ra khuyến cáo các MH trồng rừng hiệu quả phù hợp với từng vùng sinh thái chúng tôi tiếp tục đi vào phân tích đánh giá HQKT các MH trồng rừng theo vùng sinh thái trên cơ sở tính các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp như sau: - Đối với vùng gò đồi: + Các chỉ tiêu bộ phận và chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh HQKT của các MH trồng rừng chủ yếu ở vùng gò đồi huyện Lệ Thủy được thể hiện qua bảng 2.17: Bảng 2.17: Các chỉ tiêu phản ánh HQKT các mô hình TRSX vùng đồi TT Các chỉ tiêu Đơn vịtính Mô hình tối ưu Keo LH Keo TT 1 Tổng chi phí (Ct)/ha 1000 đồng 6.250,63 8.405,08 6.250,63 2 Chi phí vật chất/ha 1000 đồng 5.137,41 6.643,37 5.137,41 3 Công lao động/ha Công 113,00 140,00 113,00 4 Tổng thu nhập (Bt)/ha 1000 đồng 27.870,41 27.870,41 21.502,56 5 LN ròng ( NPV)/ha 1000 đồng 19.465,33 19.465,33 15.251,93 6 Tỷ suất thu nhập và chi phí(BCR) lần 3,44 3,32 3,44 7 Tỷ suất thu hồi nội bộ(IRR) % 29,64 28,48 29,64 8 Tỷ suất LN/thu nhập % 0,71 0,70 0,71 9 Tỷ suất LN/chi phí lần 2,44 2,32 2,44 10 Thu nhập hỗn hợp ( MI) 1000 đồng 26.108,7 26.108,7 20.389,3 * Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 10,00 9,18 9,34 Chi tiết về tính hiệu quả tổng hợp xem ở phụ lục 4 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy rằng: Đối với các chỉ tiêu nghịch liên quan đến chi phí đầu tư thì MH Keo TT có chi phí đầu tư thấp hơn cả về lao động lẫn chi phí vật chất, MH này chiếm hơn 87% diện tích TRSX của vùng gò đồi. Trong điều kiện các hộ trồng rừng kinh tế còn khó khăn thì việc tiết kiệm chi phí Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 71 đầu tư là một lợi thế của MH. Đối với các chỉ tiêu thuận liên quan đến thu nhập, lợi nhuận thì MH Keo LH có hiệu quả hơn. Trong khi đó các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, HQKT đầu tư như: tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR), tỷ suất lợi nhuận/chi phí, tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR), tỷ suất lợi nhuận/thu nhập của MH Keo TT lại cao hơn so với MH Keo LH. Để khẳng định MH nào có HQKT nhất ta căn cứ vào chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp, MH nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn nhất thì MH đó có hiệu quả nhất. Căn cứ kết quả tính toán chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ở bảng 2.17. trên ta thấy rằng: MH Keo TT có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là 9,34 lớn hơn chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của MH Keo LH (9,18). Như vậy, đối với vùng gò đồi huyện Lệ Thủy thì MH trồng Keo TT có HQKT cao nhất. Điều này cũng phù hợp với điều kiện lập địa và đặc điểm kỹ thuật của cây Keo TT là bộ rễ cọc phát triển mạnh, phù hợp với điều kiện lập địa vùng gò đồi, đất xấu có nơi đất cằn trơ sỏi đá. Vì vậy đối với vùng gò đồi của huyện nên khuyến cáo trồng cây Keo TT. - Đối với vùng đồi núi: + Các chỉ tiêu bộ phận và chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh HQKT của các MH trồng rừng chủ yếu ở vùng đồi núi huyện Lệ Thủy được thể hiện qua bảng 2.18: Bảng 2.18: Các chỉ tiêu phản ánh HQKT các MH TRSX vùng núi TT Các chỉ tiêu Đơn vịtính Mô hình tối ưu Keo LH Keo TT 1 Tổng chi phí (Ct)/ha 1000 đồng 5.822,77 8.208,47 5.822,77 2 Chi phí vật chất/ha 1000 đồng 547,02 1.662,94 547,02 3 Công lao động/ha Công 118 141 118 4 Tổng thu nhập (Bt)/ha 1000 đồng 31.034,92 31.034,92 19.633,94 5 LN ròng ( NPV)/ha 1000 đồng 22.826,46 22.826,46 13.811,17 6 Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) lần 3,78 3,78 3,37 7 Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) % 33,04 33,04 31,12 8 Tỷ suất LN/thu nhập % 0,74 0,74 0,70 9 Tỷ suất LN/chi phí lần 2,78 2,78 2,37 10 Thu nhập hỗn hợp ( MI) 1000 đồng 29211,1 29211,1 18967,2 * Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 10,00 8,88 8,53 Chi tiết về tính hiệu quả tổng hợp xem ở phụ lục 5 Nguồn số liệu điều tra của tác giả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 72 Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy rằng: Đối với các chỉ tiêu nghịch liên quan đế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_kinh_te_trong_rung_san_xuat_huyen_le_thuy_tinh_quang_binh_751_1912166.pdf
Tài liệu liên quan