Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế - Xã hội của tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN. I

LỜI CẢM ƠN. II

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ.VI

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TIÊU

CHÍ GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .5

1.1 Tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới .5

1.1.1 Căn cứ pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia .5

1.1.2 Mục tiêu của chương trình .6

1.1.3 Các tiêu chí của của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới .7

1.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới.8

1.2.1 Giới thiệu về tiêu chí giao thông.8

1.2.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của giao thông nông thôn.14

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của chỉ tiêu giao

thông trong xây dựng nông thôn mới.16

1.3 Cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho chỉ tiêu giao thông

trong xây dựng nông thôn mới .17

1.3.1 Cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho chỉ tiêu giao

thông trong xây dựng nông thôn mới.17

Kết luận chương 1.19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TIÊU CHÍ

GIAO THÔNG TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN .20

2.1 Giới thiệu về huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn .20

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.20

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.22

2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng

Sơn .24

pdf85 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế - Xã hội của tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồng lúa, phấn đấu tăng thêm diện tích trồng ngô. Phát triển thêm các loại giống cây trồng có giá trị như đỗ tương, mía... Khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn để gắn sản xuất với tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết nhu cầu việc làm. Tiếp tục quan tâm đầu tư cho thuỷ lợi kết hợp với bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến 30 lâm, chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật chuyên canh, thâm canh các loại cây trồng đến tận hộ dân. +Phấn đấu thực hiện được mục tiêu về phát triển đàn gia súc vào năm 2015, tập trung đẩy mạnh phát triển đàn lợn nái có quy mô lớn tại các hộ gia đình, phấn đấu đến năm 2015 số lợn nái đạt trên 800 con, cung ứng 8.000 con lợn giống/năm (bằng gần 30% nhu cầu) cho nhu cầu lợn giống trên địa bàn. Tiếp tục phát triển đàn gia cầm (số lượng khoảng 400.000 con), diện tích nuôi cá nước ngọt (15 ha). Làm tốt công tác thú y, chủ động phòng chống các loại bệnh dịch. +Khuyến khích các thành phần kinh tế, nhân dân trên địa bàn tham gia phát triển kinh tế rừng. Phấn đấu trong 5 năm trồng mới được 400 ha rừng, bình quân hàng năm tăng 5%; định hướng trước mắt sản xuất lâm nghiệp vẫn tập trung vào các loại cây hồi, mác mật, sở, thông, keo và bạch đàn phân bố trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng xã. +Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, trước hết là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản... Hỗ trợ nghiên cứu nâng cao hiệu quả, giảm các tỷ lệ tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và sự ổn định của chất lượng sản phẩm. Tiếp tục khuyến khích mở rộng sản xuất phát triển các ngành nghề phục vụ đời sống sinh hoạt như sản xuất chế biến nông lâm sản, sản xuất gạch, đồ mộc, sửa chữa cơ khí, đồ điện tử nhằm thu hút nguồn nhân lực và tăng thu nhập cho người lao động. Tăng cường mở các lớp đào tạo nghề, các lớp hướng dẫn kỹ thuật tại các trung tâm học tập, trang bị những kỹ năng hiểu biết cho người lao động trong từng lĩnh vực. Có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư thực hiện các dự án, đề án về sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều lao động địa phương. * Phát triển văn hoá, xã hội và môi trường: - Giáo dục: Tăng cường phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí và góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tiếp tục phát triển bậc giáo dục mầm non, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trẻ 5 tuổi vào năm 2013, trẻ 3- 5 tuổi ra mẫu giáo đạt 95%, thiếu niên trong độ tuổi ra học tiểu học đạt 99% và THCS đạt 98%; các lớp tiểu học có điều kiện được học ngoại ngữ và tin 31 học; 100% trường THCS được học tin học; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập THCS đạt và duy trì bền vững; triển khai và thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông theo đúng tiến độ. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phấn đấu trên 80% giáo viên đạt trên chuẩn và 90% cán bộ quản lý các trường học có trình độ trung cấp lý luận chính trị và quản lý giáo dục. - Đào tạo: Thực hiện tốt chế độ ưu đãi về giáo dục đối với con em các dân tộc thiểu số. Tăng cường mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Thực hiện đào tạo nghề cho nông dân để đáp ứng được yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ngành nghề. Tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi được bồi dưỡng các kỹ năng lao động, đào tạo nghề. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức tổ chức sản xuất, kiến thức quản lý và kiến thức kinh tế thị trường cho cán bộ Hợp tác xã, các chủ trang trại. Đào tạo kiến thức quản lý, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn cho cán bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể từ xã đến các thôn Về nhu cầu kinh phí đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tổng vốn dự kiến là 87.519 triệu đồng. - Y tế: Tập trung huy động mọi nguồn lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở. Tiếp tục đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ, phấn đấu 100% trạm y tế có bác sĩ, trung tâm y tế huyện có thạc sĩ và có từ 4 chuyên khoa cấp 1 và 2 trở lên. Phấn đấu đến năm 2015, đưa số giường bệnh lên 198 giường, tăng 42 giường so với năm 2010, bình quan mỗi trạm y tế xã tăng thêm 02 giường. Nâng cao chất lượng y tế thôn, bản đáp ứng ngày càng tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Triển khai hiệu quả các chương trình y tế, tăng cường giám sát, xử lý kịp thời các bệnh dịch có nguy cơ lây lan và các dịch bệnh mới phát sinh, thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, duy trì vững chắc kết quả đã đạt được. Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân và cộng đồng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý chất thải hợp lý bảo đảm vệ sinh môi trường. Vận động hướng dẫn nhân dân, đặc biệt là vùng cao, vùng xa ăn ở hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 20 % vào năm 2015. 32 Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản. Từng bước nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu giảm tỷ suất sinh hàng năm từ 0,8 - 1,0%, đến năm 2015 tỷ suất sinh còn dưới 15 %, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 hàng năm 1,0 - 1,2 %. Trên 70% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện quy mô gia đình ít con, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Duy trì và phát huy hiệu quả đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã theo quy định. Chú trọng phát triển hoàn thiện mạng lưới y tế thôn bản nâng cao kết quả bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại cộng đồng. Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác y tế nhằm phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn cần đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị máy móc cho 21/21 Trạm y tế các xã. - Phát triển văn hoá: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” phấn đấu đến năm 2015 có 60% và năm 2020 có 100% số thôn, bản khu phố đạt danh hiệu thôn, bản văn hóa; từ 1-2 xã đạt danh hiệu văn hoá; 75% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Tiếp tục quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn. Khai thác, phát huy giá trị văn hoá, du lịch của các lễ hội, danh thắng, cảnh quan đẹp trên địa bàn. Phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển phong trào tập luyện thể dục, thể thao góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân; phát triển các môn thể thao dân tộc; duy trì, củng cố các môn thể thao có thế mạnh của huyện; giữ vững là địa phương có phong trào, thành tích thể thao khá trong tỉnh. Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn: Chú trọng giữ gìn và bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường, tích cực thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm hoặc huỷ hoại môi trường. Khuyến khích nhân dân trồng cây xanh, tổ chức vệ sinh thôn, xóm. Xây dựng các điểm thu gom rác thải, các cơ sở xử lý rác thải tại 21/21 xã. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức, 33 các hoạt động thu gom xử lý chất thải, tiêu thoát nước, quản lý, xây dựng mới nghĩa trang, trồng cây xanh, tổ chức vệ sinh thôn xóm... Chương trình nước sạch sinh hoạt: Lựa chọn các hình thức thích hợp để đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt nông thôn cho phù hợp như giếng khơi, giêng khoan, bể lọc, bể chứa nước tập trung quy mô 15- 20 hộ/công trình, phấn đấu đến năm 2012, có 95% số hộ nông dân ở khu vực nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn về môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện tốt nội quy, quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định hiện hành. * Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở: Về đội ngũ cán bộ xã: Phấn đấu đến năm 2015, 90% cán bộ, công chức xã đạt tiêu chuẩn chức danh. Thường xuyên rà soát, có kế hoạch đề cử cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn đi đào tạo nhằm chuẩn hoá chức danh; tham mưu cho cấp uỷ giới thiệu nhân sự ứng cử, bổ nhiệm các chức danh chủ chốt cấp xã, tuyển dụng các chức danh cán bộ, công chức phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức về công tác tại các xã. Về hệ thống chính trị và xây dựng Đảng bộ, chính quyền cơ sở: 100% thôn bản xây dựng đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức hoạt động hiệu quả. Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ chức đảng ở các thôn bản, phấn đấu đến năm 2015, 100% thôn bản, trường học đều có tổ chức đảng. Hàng năm, mỗi Đảng bộ có từ 80% trở lên chi bộ trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh, 80% trở lên đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ; các tổ chức đảng thường xuyên được kiện toàn, củng cố, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Thực hiện tốt cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều hành của chính quyền cơ sở trong tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn. 34 Về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội theo Kết luận số 62 - KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị. Cụ thể: + Mặt trận Tổ quốc: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban công tác mặt trận ở các khu dân cư; nâng cao chất lượng và hiệu quả các cuộc vận động, phong trào do MTTQ các cấp phát động. + Hội Nông dân: Đến năm 2015, số chi hội đạt 115 chi hội (tăng 15 chi hội so với năm 2010); năm 2020, nâng tổng số chi hội lên 126 (tăng 26 chi hội so với năm 2010); quan tâm phát triển hội viên năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ chi hội hoạt động có hiệu quả tăng qua các thời kỳ. + Hội Phụ nữ: Đến năm 2015 có 129 chi hội (tăng 16 chi hội so với năm 2010); năm 2020 nâng tổng số chi hội lên 130 chi hội (tăng 27 chi hội so với năm 2010). Quan tâm phát triển hội viên phụ nữ, đến năm 2015 đạt 5.025 hội viên (tăng 277 hội viên), năm 2020 là 5.299 (tăng 551 hội viên). Năm 2015, đạt 90,46% và năm 2020 đạt 94,98% số chi hội hoạt động hiệu quả. + Hội Cựu chiến binh: Đến năm 2015 đạt 102 chi hội (tăng 6 chi hội so với năm 2010), 98% số chi hội hoạt động có hiệu quả. Năm 2020 nâng số chi hội lên 104 chi hội (tăng 8 cho hội so với năm 2010), số chi hội hoạt động có hiệu quả là 100%. + Đoàn Thanh niên: Năm 2011, số lượng chi đoàn Thanh niên đạt 295 chi đoàn, số đoàn viên là 4996 đoàn viên; năm 2020 phấn đấu đạt 313 chi đoàn, 5104 đoàn viên. Tỷ lệ chi đoàn hoạt động có hiệu quả tăng lên qua các năm đạt 94%, năm 2020 đạt 98%. Về an ninh trật tự: Quan tâm việc xây dựng và thực hiện tốt các quy ước, hương ước ở thôn bản về trật tự an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu; phát huy và khuyến khích lực lượng an ninh thôn, xóm hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện tốt việc tiếp và trả lời đơn, thư của công dân; coi trọng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; phấn đấu không để xảy ra các "điểm nóng", không có đơn thư kiến nghị vượt cấp, khiếu kiện đông người; giảm đến mức tối đa số lượng các vụ án dân sự và số lượng các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện, kiềm chế và giảm thiểu các tệ nạn xã hội, các bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm. 35 Phát động mọi tầng lớp nông dân tích cực tham gia cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" gắn với thực hiện cuộc vận động "Học tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở khu dân cư. Phân kỳ đầu tư * Giai đoạn 2010 - 2015: - Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới cho 4 xã điểm của huyện là xã Cao Lâu, Hải Yến, Gia Cát, Tân Thành đồng thời hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm 21/21xã. - Tập huấn đào tạo kiến thức thực hiện xây dựng nông thôn mới và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân 21/21 xã. - Năm 2012 hoàn thành quy hoạch và thực hiện quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới cho 21/21 xã, đến hết năm 2015 có 04 xã đạt xã nông thôn mới, đến năm 2020 hoàn thành xây dựng nông thôn mới cho 17 xã. * Giai đoạn 2016 - 2020: - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 17 xã và tiếp tục tập huấn, đào tạo cán bộ cho 17 xã. Đến năm 2020, phấn đấu toàn huyện có 21/21 xã = 100 % hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. - Trong mỗi giai đoạn, vốn đầu tư được phân kỳ cho các hạng mục đầu tư theo thứ tự ưu tiên và theo nguồn vốn kế hoạch được cấp. Cơ chế huy động vốn - Thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới. - Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ có mục tiêu đã được phê duyệt; huy động tối đa nguồn lực của địa phương; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Pháp luật; huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân cho thực hiện từng công trình và từng dự án cụ thể sau khi thông qua Hội đồng nhân dân. 36 Giải pháp thực hiện * Về chính sách: Cơ chế chính sách tài trợ vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước sẽ được ban hành sau khi chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt. Trước mắt địa phương chủ động huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện. Địa phương chủ động có những quy định riêng, đặc thù cho từng nội dung bao gồm cả hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường. đặc biệt lưu ý chủ động thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và sự đóng góp của nhân dân. * Về công tác tuyên truyền, vận động: Các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan chức năng, MTTQ và các đoàn thể tổ chức quán triệt và tuyên truyền để mọi cán bộ, người dân hiểu tầm quan trọng, nội dung, phương pháp, cách làm, tự tin, làm chủ, tự giác tham gia và sáng tạo trong tổ chức thực hiện chương trình nông thôn mới. Thực hiện cuộc vận động xã hội rộng lớn về xây dựng nông thôn mới: Phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ huyện đến cơ sở để cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến, kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, cơ sở. 2.3 Thực trạng triển khai tiêu chí giao thông trên địa bàn huyện Cao Lộc Mục tiêu của tiêu chí giao thông của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới huyện Cao Lộc giai đoạn 2015-2020: - Trên toàn huyện: Đầu tư xây dựng đường trục xã, liên xã: cần xây dựng, mở rộng cứng hoá 229,4 km, mở rộng mặt đường từ 3,5-5 m có kết cấu bê tông hoặc nhựa. Đường trục thôn (xóm): Cần xây mới và cứng hóa 490,82 km. Đường nội thôn ngõ xóm cần đầu tư cứng hóa 332,4 km. Đường trục chính nội đồng cần đầu tư cứng hóa 60,88 km. 37 - Đối với từng xã: Xã Xuất Lễ - Đường trục xã, liên xã: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường huyện ĐH.21 (Cao Lâu - Xuất Lễ) trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi (TCVN 4054 - 2005). Nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 3,5 m, có chiều dài 11.80 km: Cứng hóa đường liên xã: Nền đường 5,0m, mặt đường bê tông 3,5 m, toàn bộ dài 19.50 km. + Cứng hóa đường liên xã: Nền đường 5,0 m, mặt đường bê tông 3,5 m, toàn bộ dài 13.20 km - Đường trục thôn, liên thôn: Cứng hoá đường nội thôn, xóm: nền 4,0 m, mặt đường bê tông 3,0 m. Chiều dài toàn bộ 9.02 km. - Đường trục chính nội đồng: Bê tông hóa đường trục chính nội đồng, mặt đường 2,0 m. Tổng chiều dài 8.30 km. Gồm các tuyến trục chính nội đồ + Đường nội đồng thôn Tẩu Lìn dài 600 m. + Đường nội đồng thôn Bản Ranh dài 1100 m. + Đường nội đồng thôn Co Khuông dài 1100 m. + Đường nội đồng thôn Co Chí dài 400 m. + Đường nội đồng thôn Thạch Khuyên dài 1700 m. + Đường nội đồng thôn Ba Sơn dài 150 m. + Đường nội đồng thôn Nà Xia dài 950 m. + Đường nội đồng thôn Nà Rầm dài 1500 m. + Đường nội đồng thôn Bản Lầy dài 500 m. + Đường nội đồng thôn Xả Thướn dài 300 m. - Cứng hóa đường vào các nghĩa trang. 3.70 Km. Xã Thanh Lòa Cải tạo nâng cấp (cứng hoá): 78,62 km đường giao thông, trong đó: - Cứng hóa 100% đường tỉnh lộ 234: 11,0 km đạt 100%. - Đường trục xã, liên xã: 7,0 km (đạt tổng số 7,0/7,0 km = 100%). - Đường nội thôn: 25,77 km (đạt tổng số 12,9/25,77 km = 50%). - Đường trục chính nội đồng: 34,85km (đạt tổng số 17,42/34,85 km = 50%). - Xây dựng mới tuyến đường nội thị trung tầm xã: 0,25 km. 38 - Mở mới đường vào khu xử lý rác thải. Xã Bảo Lâm - Cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi (TCVN 4054 - 2005). Nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m. - Cải tạo, nâng cấp tuyến đường huyện trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi (TCVN 4054 - 2005). Nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m. Gồm các tuyến: + Đường tỉnh ĐT.235D (Hữu Nghị - Bảo Lâm): dài 8.45Km; + Đường huyện ĐH.20 (Bản mạc - Còn Kéo): 5.2Km. - Cứng hóa trục giao thông chính của xã, gồm các đường trung tâm xã đến các thôn: Nền đường 6,0m, mặt đường bê tông 3,5m. + Còn Háng - Già Mộc: Dài 2.3km. + Phạc Táng - Nà Ân: Dài 1.2km. + ĐH.20 - Cốc Tào: Dài 1.1km. + ĐT.235D - Phạc Táng: 0.6km. - Cứng hóa đường liên thôn trong xã: Nền đường 5,0m, mặt đường bê tông 3,5m, toàn bộ dài 5.2km. - Cứng hoá đường thôn, xóm: Nền 4,0m, mặt đường bê tông 3,0m. Chiều dài toàn bộ 11.43km. - Bê tông hóa đường trục chính nội đồng, mặt đường 2,0m. Tổng chiều dài 35km. Xã Công Sơn - Xây dựng đường trục xã: Từ thôn Cốc tranh đến Thôn Thán Dìu với chiều dài 35km, chiều rộng lòng đường 3m, hành lang mỗi bên 2m. Quy hoạch với kết cấu mặt đường bằng bê tông. - Đường trục thôn, liên thôn: + Tuyến đêng từ ngã ba đèo dừng chân xã đến Khuổi Tầm chiều dài 9km, chiều rộng lòng đường 3m, hành lang mỗi bên 2.0m. +Tuyến đường từ Ủy ban đến thôn Đông Chắn chiều dài 7km, chiều rộng 3m, hành lang mỗi bên 2.0m. + Mở tiếp tuyến đường từ Cốc tranh đến thôn Phiêng Luông chiều dài 7km chiều rộng mặt đường 3m, hàng lang mỗi bên 2m. 39 + Mở tuyến đường từ cây số 14 du lịch Mẫu Sơn đến nhà văn hóa thôn Thán Dìu. - Đường liên gia (trục thôn, ngõ xóm): Gồm 63 tuyến với tổng chiều 87,420km, cần mở mới, quy hoạch với kết cấu mặt đường rộng 3m, hành lang mỗi bên 1m. Xã Cao Lâu - Các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường TTBG kiến nghị các cấp đầu tư xây dựng mới đạt tiêu chuẩn cấp đường theo quy hoạch giao thông của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020 là: 65,05 Km; - Đoạn tuyến đường đi qua trung tâm xã Cao Lâu kiến nghị đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường nội thị với tiêu chuẩn 02 làn xe, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hè phố, điện chiếu sáng với chiều dài khoảng: 2,0 Km (Đoạn này nằm trong đoạn tuyến ĐT.235); - Đường trục thôn, liên thôn: 12,5km, (đạt tổng số 12,5/12,5 km = 100%). - Đường nội thôn; Tổng chiều dài đường nội thôn là 11,5Km; Trong giai đoạn 2010 - 2015 để đạt tiêu chí cần đầu tư xây dựng 7Km (đạt tổng số 7/11,5 km = 50%), đồng thời đầu tư đảm bảo 100% mặt đường không lầy lội vào mùa mưa. - Các tuyến đường nội thôn: Thôn Còn Nàn đầu tư 0,9 Km; Thôn Bản Vàng đầu tư: 0,5Km; Thôn Bản Đon đầu tư: 1,15 Km; Thôn Bản Rằn đầu tư 0,15 Km; Thôn Bản Xâm đầu tư 0,15 Km; Thôn Nà Thâm đầu tư 0,8 Km; Thôn Pò Phấy đầu tư 1,2 Km; Thôn Sông Danh đầu tư 1,0Km; Thôn Nà Va đầu tư 1,0Km. - Xây dựng mới 03 cầu bản tại thôn Nà Thâm Xã Tân Thành Cải tạo nâng cấp (cứng hoá): 66,83 km đường giao thông, trong đó: - Cứng hóa 100% đường huyện: 1,5 km đạt 100%. - Đường trục xã, liên xã: 13,5 km (đạt tổng số 13,5/13,5 km = 100%). - Đường trục thôn, liên thôn: 21,65 km (đạt tổng số 21,65/43,27 km = 50%). - Đường nội thôn: 12,6 km (đạt tổng số 12,6/25,2 km = 50%). - Đường trục chính nội đồng: 5 km (đạt tổng số 5/10km = 50%). - Xây dựng mới tuyến đường nội thị trung tầm xã: 0,85 km. - Mở mới đường vào khu xử lý rác thải. Xã Hải Yến - Đường trục xã, liên xã: 40 Tuyến ĐT.235 đang được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ giao thông. Tuyến ĐH25 đầu tư xây dựng mới đạt tiêu chuẩn cấp đường theo quy hoạch giao thông của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2015 là: 2,5 Km. Đoạn tuyến đường đi qua trung tâm xã Hải Yến kiến nghị đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường nội thị với tiêu chuẩn 02 làn xe, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hè phố, điện chiếu sáng với chiều dài khoảng: 2,0 Km (Đoạn này nằm trong đoạn tuyến ĐT.235). - Đường trục thôn; liên thôn: Xây dựng cứng hóa theo tiêu chuẩn đường cấp B của Bộ giao thông vận tải với: Mặt đường rộng 3,0m, nền đường rộng 4m; Xây dựng: 4,2 km (đạt tổng số 4,2/8,4 km = 50%). - Đường ngõ: Cứng hóa theo tiêu chuẩn đường cấp C của Bộ giao thông vận tải với: Mặt đường rộng 2,0m, nền đường rộng 3,0m; Để đạt theo tiêu chí đường sạch và không lầy lội vào mùa mưa cần xây dựng: 10,9 km (đạt 11,4/11,4 km = 100%; xã đã đạt 0,5 km). - Cầu, ngầm tràn: + Cải tạo, nâng cấp: 0 + Xây dựng mới: Cầu tại thôn Khuổi Phầy; Ngầm tại thôn Pác Pó. - Cống: Cải tạo, nâng cấp: 15 cống; Xây dựng mới: 16 cống. Xã Gia Cát Cải tạo nâng cấp (cứng hoá): 38 km đường giao thông, trong đó: - Đường trục xã, liên xã: 8,8 km. - Đường trục thôn, liên thôn: 9 km (đạt tổng số 16/25 km = 64%). - Đường nội thôn: 8.9 km (đạt tổng số 10/18,9km = 52,91%). - Đường trục chính nội đồng: 5 km. - Đường nội thị trung tâm xã: 4.3 km. - Đường vào khu xử lý rác thải: 2 km. (Nguồn từ Đề án Xây dựng Nông thôn mới huyện Cao Lộc giai đoạn 2011 - 2020) 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới * Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới - Về Đề án xây dựng nông thôn mới: Đến tháng 3/2013 toàn tỉnh đã hoàn thành xây 41 dựng đề án xây dựng nông thôn mới của 207 xã và 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2013. - Về quy hoạch: Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 207/207 xã hoàn thành quy hoạch chung; 40 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm. Nhìn chung công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch được các xã thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều xã phải điều chỉnh quy hoạch, đề án chung cho phù hợp với điều kiện thực tế. * Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn - Hệ thống giao thông nông thôn (tiêu chí số 2): Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn được trên 736,34 tỷ đồng; ngân sách tỉnh hỗ trợ 159.315 tấn xi măng (bình quân 31.863 tấn/năm), huy động 2,1 triệu ngày công lao động, nhân dân khai thác đá sỏi tại chỗ được trên 299.346m3, hiến được trên 1.474.000m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Kết quả đã mở mới thêm được 404km đường giao thông nông thôn, xây dựng được 1.347,25km mặt đường bê tông xi măng. Hết năm 2015, đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 93,4%, đường ô tô đến thôn đạt 94,2%, tỷ lệ cứng hóa đường GTNT đạt. Đến nay toàn tỉnh có 24/207 xã đạt tiêu chí giao thông. - Thủy lợi (tiêu chí số 3): Trong 5 năm thực hiện với tổng nguồn vốn trên 155.610 triệu đồng để đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên toàn tỉnh; số công trình thủy lợi do xã quản lý được xây mới, cải tạo, nâng cấp là 309 công trình, đạt 23,9%. Số km kênh mương (hoặc bờ bao) nội đồng đã được kiên cố hóa: 914,4 km, đạt 29,81%. Diện tích trồng trọt được tưới tiêu đạt 34.759,9 ha, đạt 70%; diện tích nuôi trồng thủy sản đã được cấp thoát nước là 156,9 ha, đạt 11,56%. Công tác quản lý, khai thác các hồ chứa, công trình thủy lợi được đảm bảo. Hiện có 55/207 xã đạt tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_cua_tieu_chi_giao.pdf
Tài liệu liên quan