Luận văn Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm tắt luận văn. iii

Danh mục những chữ viết tắt .iv

Danh mục các sơ đồ .v

Danh mục các bảng .vi

Mục lục. viii

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 6

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ. 6

1.1.1 Khái niệm về thuế. 6

1.1.2 Đặc điểm của thuế . 7

1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường. 8

1.1.3.1 Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho Ngân sách Nhà Nước . 8

1.1.3.2 Thuế tham gia vào việc điều tiết kinh tế vĩ mô. 9

1.1.3.3 Thuế là công cụ để điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối9

1.1.3.4 Thuế còn là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.10

1.1.4 Bản chất, chức năng của thuế .10

1.1.4.1 Bản chất của thuế.10

1.1.4.2 Chức năng của thuế.11

1.1.5 Chính sách thuế và phân loại thuế.13

1.1.5.1 Khái niệm.13

1.1.5.2 Phân loại thuế.14

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.15

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng.15

1.2.2 Nội dung cơ bản Luật thuế giá trị gia tăng.17

1.3. QUẢN LÝ THUẾ.19

1.3.1. Khái niệm Quản lý thuế là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiện

những quy định trong Luật thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản tiền thuế vào ngân

sách nhà nước theo luật định [35].19

1.3.2.1 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế.21

1.3.2.2 Hoàn thuế giá trị gia tăng.24

1.3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế.26

1.4 CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ.26

1.5 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ.29

1.5.1 Hệ thống chính sách, pháp luật thuế.29

1.5.2 Tổ chức bộ máy quản lý thuế.29

1.5.3 Công tác tin học.29

1.5.4 Công tác tuyên truyền chính sách thuế.30

1.5.5 Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng .30

1.5.6 Sự tuân thủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, quan hệ thanh toán.31

1.5.7 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước .31

1.5.8 Qui trình quản lý thu thuế .31

1.6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH, DOANH NGHIỆP

NGOÀI QUỐC DOANH .32

1.6.1 Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.32

1.6.2 Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh .32

1.6.3 Thất thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh.33

1.7 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ GTGT CỦA THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.35

1.7.1 Trên Thế Giới.35

1.7.2 Ở Việt Nam.40

1.8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ

TRỊ GIA TĂNG.41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT CÁC

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ.43

2.1 MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ HUẾ.43

2.1.1 Điều kiện tự nhiên .43

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.43

2.2.1 Quá trình hình thành.47

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Thành phố Huế .47

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế.48

2.2.4 Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành phố Huế .50

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA

TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ . 52

2.3.1 Khái quát tình hình của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành

phố Huế .52

2.3.2 Vấn đề phân cấp quản lý doanh nghiệp .52

2.3.3 Quy trình quản lý thu thuế theo chức năng đối với các doanh nghiệp.54

2.3.4 Tình hình kê khai, nộp thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh.57

2.3.5 Tình hình thu Ngân sách của Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2005-2008.60

2.3.5.1. Thuế giá trị gia tăng nộp NSNN của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2008.61

2.3.5.2. Công tác quản lý nợ thuế cưỡng chế nợ thuế .62

2.3.5.3 Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng.64

2.3.5.4 Công tác thanh kiểm tra thuế giá trị gia tăng.67

2.4 .ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỀ CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ71

2.4.1 Đánh giá của các doanh nghiệp về việc đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế71

2.4.2 Đánh giá của các doanh nghiệp về công tác phổ biến và hướng dẫn chính sách, kê

khai thuế của cơ quan thuế .73

2.4.3 Đánh giá của các doanh nghiệp trong công tác hoàn thuế của cơ quan thuế.79

2.4.4 Đánh giá của doanh nghiệp trong việc thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế tại doanh

nghiệp của cơ quan thuế .81

2.5 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ THUẾ ĐỐI VỚI VIỆC KÊ KHAI, NỘP THUẾ CỦA

DOANH NGHIỆP.86

2.5.1 Đánh giá của cán bộ thuế về việc đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế của

doanh nghiệp .86

2.5.2 Đánh giá của cán bộ thuế về mức độ hành vi không tuân thủ pháp luật thuế .89

2.5.3 Đánh giá của cán bộ thuế về việc kiểm tra thuế tại doanh nghiệp .92

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ.95

3.1 ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH .95

3.1.1 Định hướng chung.95

3.1.2. Định hướng cụ thể.95

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI

VỚI DN NQD TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ .97

3.2.1 Giải pháp mang tính vĩ mô.97

3.2.2 Giải pháp mang tính vi mô tại Chi cục thuế thành phố.100

3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý đăng ký, kê khai thuế .100

3.2.2.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, nhằm hạn chế tình trạng

thất thu .101

3.2.2.3 Tăng cường công tác quản lý hoá đơn, chứng từ.103

3.2.2.4 Đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật

thuế của đối tượng nộp thuế, trong đó đổi mới trong tác phong làm việc của cán bộ thuế.

Nâng cao hiểu biết pháp luật thuế , khơi dậy tính tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với

ngân sách nhà nước trong mọi tầng lớp nhân dân .104

3.2.2.5 Đẩy mạnh việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ

làm công tác thuế trên địa bàn.106

3.2.2.6 Phối hợp đồng bộ các giải pháp.107

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.110

1. KẾT LUẬN.110

2.KIẾN NGHỊ .111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf127 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ký thuế và cấp mã số thuế của người nộp thuế và sử dụng mã số thuế như sau: Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật. Tổng Cục Thuế là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về đăng ký thuế và cấp mã số thuế. Đối tượng đăng ký thuế là tất cả tổ chức, cá nhân có tổ chức kinh doanh và sản xuất hàng hoá. Mỗi một người nộp thuế đều được cấp một mã số thuế duy nhất để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Về thời điểm nộp đăng ký thuế được quy định như sau: Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 - Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; - Bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không kinh doanh; - Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay của các tổ chức cá nhân; - Bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; - Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (ngày cá nhân nhận thu nhập); - Phát sinh tiền thuế GTGT được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế đối với các chủ dự án (hoặc đại diện được uỷ quyền như ban quản lý công trình), nhà thầu chính nước ngoài. Bảng 2.6 Tình hình DN được phân cấp, kê khai nộp thuế giai đoạn 2006-2008 Năm Số lượng DN được phân cấp DN đã kê khai thuế DN chưa kê khai thuế +/- % 2006 693 656 37 5,4 2007 925 824 101 10,9 2008 1.122 975 147 13,1 ( Nguồn: Chi Cục Thuế thành phố Huế) Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy năm 2008 số lượng DN được Sở KH- ĐT cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và Chi cục thuế thành phố được phân cấp quản lý là 1.125 DN, số lượng DN đăng ký thuế, kê khai nộp thuế là 975 DN, còn 147 DN vẫn chưa kê khai thuế chiếm 13,1% trong tổng số DN đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Nguyên nhân của vấn đề trên là do việc định hướng kinh doanh ban đầu chưa được chuẩn bị kỹ nên sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp chưa thật sự tổ chức kinh doanh ngay, hoặc là hoạt động kém hiệu quả, xin bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mặt khác do chính sách của Nhà nước ta nên một số cá nhân đã thành lập Doanh nghiệp với mục đích làm hồ sơ cho con đi du học nước ngoài nhưng thực tế thì không kinh doanh. Đây là vấn đề mà Sở KH-ĐT cần nghiên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 cứu trong thời gian đến. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2007 Chi cục thuế quản lý trên 700 doanh nghiệp theo hình thức quản lý trực tiếp tức là kiểm tra, đôn đốc các DN nộp thuế khi đến kỳ hạn và công tác quản lý các DN trên địa bàn được phân công cho hai đội quản lý. Đội QLDN1: 242 DN, Đội QLDN 2: 497 DN. Trong đó, cán bộ thuế mỗi đội được phân công quản lý bình quân 40 DN/1cán bộ đối với ngành dịch vụ và ăn uống. Đối với ngành thương mại thì bình quân trên 60DN/cán bộ tuỳ theo ngành nghề kinh doanh cụ thể để công tác quản lý được chuyên sâu. Tuy nhiên, việc đó chỉ thực sự hiệu quả khi mà ý thức, trách nhiệm về nghĩa vụ nộp thuế của mỗi doanh nghiệp là cao, nếu không thì sẽ rất mất thời gian, công sức, tốn kém chi phí của các cán bộ thuế trong việc nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra việc kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp. Bảng 2.7 Số DN kê khai thuế, nộp thuế theo ngành nghề kinh doanh tại Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2005-2008 Ngành nghề 2005 2006 2007 2008 So sánh (08/05) (+/-) (%) Sản xuất 45 52 74 117 72 260 Ăn uống 92 132 156 175 83 190.2 Thương mại 265 327 380 423 158 59.6 Dịch vụ 45 58 90 110 65 244.4 Xây dựng 43 62 88 98 55 227.9 Vận tải 11 25 36 52 41 472.7 Tổng cộng: 501 656 824 975 474 194.6 (Nguồn: Đội KKKTT-TH Chi cục thuế thành phố Huế) Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 ra đời và áp dụng từ tháng 7 năm 2007 đã đối mới việc quản lý các doanh nghiệp. Thực hiện Luật quản lý thuế, Chi cục quản lý các DN theo hình thức giám sát, kiểm tra. Hai đội quản lý DN được sáp nhập thành một đội kiểm tra. Theo chức năng quản lý mới này, các DN sẽ tự kê khai, nộp thuế vào kho bạc Nhà nước theo thời gian quy định. Cán bộ thuế không còn phải đến tận cơ sở để đôn đốc, nhắc nhở. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 2.3.5 Tình hình thu Ngân sách của Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2005-2008 Được sự lãnh đạo của UBND Thành phố, Cục thuế Tỉnh cùng với sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành, với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức, công tác quản lý thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Huế trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng trân trọng. Tổng thu ngân sách của Thành phố nói chung và thu thuế ngoài quốc doanh nói riêng luôn hoàn thành dự toán thu được giao, số thuế thu năm sau cao hơn năm trước. Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2005-2008 được lập ở bảng 2.8 Bảng 2.8 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách thành phố 2005-2008 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU DỰ TOÁN SO SÁNH ( TH/PL) Pháp lệnh Thực hiện +/- % Năm 2005 Tổng thu: Trong đó: Thuế NQD 114.400 49.000 268.340 49.082 153.940 82 234,6 100,16 Năm 2006 Tổng thu: Trong đó: Thuế NQD 229.000 64.000 208.271 62.006 -20.729 -1.994 90,9 96,9 Năm 2007 Tổng thu: Trong đó: Thuế NQD 250.800 77.500 257.210 78.270 6.410 770 102,6 101 Năm 2008 Tổng thu: Trong đó: Thuế NQD 290.000 92.000 323.074 91.804 33.074 -196 111,4 99,8 (Nguồn: Đội KKKTT-TH Chi cục thuế thành phố Huế) Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy tình hình thực hiện thu ngân sách thành phố giai đoạn 2005-2008 ở Chi cục thuế thành phố có nhiều biến động về tổng số thu ngân sách. Năm 2005 tổng số thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 234,6% vượt so với dự toán pháp lệnh là 134,6 % tương ứng với số thuế vượt 153.940 triệu đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Trong đó số thu NQD (bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN, thuế Môn bài, thuế tài nguyên, thu khác) đạt 100,16% vượt 0,16% tương ứng với số thuế tăng 82 triệu đồng. Số thu tập trung chủ yếu ở thu cấp quyền sử dụng đất, tiền thuê đất và thu tại xã vượt khá cao. Năm 2006 tổng số thu ngân sách đạt 90,9% so với dự toán pháp lệnh dẫn đến số thuế chưa hoàn thành kế hoạch giao là 20.729 triệu đồng. Trong đó số thu NQD đạt 96,9 % so với dự toán pháp lệnh dẫn đến số thuế thu vào ngân sách đạt tỷ lệ thấp so với dự toán được giao là 1.994 triệu đồng. Năm 2007 tình hình thực hiện ngân sách đạt 102,6% tức là vượt 2,6% so với dự toán pháp lệnh tương ứng với số thuế vượt là 6.410 triệu đồng. Trong đó số thuế NQD vượt so với kế hoạch giao là 1% tương ứng với số thuế tăng là 770 triệu đồng. Năm 2008 tổng số thu ngân sách đạt 111,4% tức là tăng 11,4% tương ứng với số thuế tăng 33.074 triệu đồng. Trong đó số thu thuế NQD đạt tỷ lệ là 99,8% dẫn đến số thuế NQD thu thấp so với kế hoạch giao là 196 triệu đồng. Theo ông Trần Văn Danh Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố cho biết: Nguyên nhân dẫn đến số thu năm 2005 vượt quá cao là do thành phố thu tiền chuyển quyền sử dụng đất lớn nhưng năm 2006, 2008 số thu từ chuyền quyền sử dụng đất ít do vậy đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch giao. Ngoài ra do nạn dịch H1N1, gia súc, gia cầm long móng lở mồm trên địa bàn thành phố làm cho khách du lịch đến Huế hạn chế dẫn đến thất thu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, ăn uống khá lớn. Tình hình lạm phát kinh tế toàn cầu nói chung trong năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của địa phương. 2.3.5.1. Thuế giá trị gia tăng nộp NSNN của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2008 Trong những năm qua, DN NQD đã có sự gia tăng về số lượng, sự phát triển của DN NQD đã khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, trí tuệ .. góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đã có sự đóng góp lớn vào sự tăng trưởng số thu Ngân sách của Thành phố. Qua số liệu phân tích ở bảng 2.9 cho thấy: Số thuế DN NQD nộp vào NSNN tăng qua các năm. Năm 2008 so với năm 2005 tăng 23.032 triệu đồng tức là tăng 367,8%, trong đó thuế GTGT tăng 15.293 triệu đồng tức là tăng 449,7%. Số thuế ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 62 GTGT phân theo ngành nghề kinh doanh cũng tăng khá mạnh. Điều này cho thấy tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn giai đoạn 2005 -2008 không ngừng phát triển. Số lượng DN trên địa bàn thành phố ngày một gia tăng. Bảng 2.9 Tình hình nộp thuế GTGT của các DN NQD tại Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2005-2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 So sánh 08/05 (+/-) (%) Tổng thu DN NQD 6.261 12.537 17.637 29.293 23.032 467.8 Tr.đó: Thuế GTGT 3.401 7.456 10.541 18.694 15.293 549.7 Sản xuất 313 619 896 1.626 1.313 519.5 Ăn uống 592 1.096 1.718 3.254 2.662 549.7 Thương mại 894 1.931 2.435 4.487 3.593 501.9 Dịch vụ 425 1.372 1.813 3.477 3.052 818.1 Xây dựng 667 1.230 1.908 2.841 2.174 425.9 Vận tải 510 1.208 1.771 3.009 2.499 590 ( Nguồn: Báo cáo thống kê của Đội KKKT-TH Chi cục thuế thành phố Huế) Đặc biệt, năm 2006 và năm 2008 là những năm thành phố Huế tổ chức sự kiện lễ hội Festival lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế tăng đáng kể làm cho các ngành dịch vụ, ăn uống, thương nghiệp cũng tăng theo. Song bên cạnh đó tình hình dịch cúm gia súc gia cầm ở Tỉnh Thừa Thiên Huế giảm đáng kể so với các địa phương trong nước, chính nhờ vậy lượng khách du lịch đến Huế trong những năm qua tăng mạnh dẫn đến tổng doanh thu của các ngành du lịch, dịch vụ tăng vượt mức. 2.3.5.2. Công tác quản lý nợ thuế cưỡng chế nợ thuế Từ tháng 5/2008, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế được thực hiện theo quy trình quản lý thu nợ thuế Ban hành kèm theo Quyết định số: 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Việc ban hành quy trình này nhằm mục đích và yêu cầu sau * Mục đích: - Xác định cụ thể nội dung, trình tự xử lý công việc quản lý thu nợ thuế được ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 quy định tại Luật quản lý thuế, các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế. - Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của cơ quan thuế trong công tác Quản lý, đôn đốc thu nợ tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. Quy định cụ thể nghiệp vụ, công việc, thời gian thực hiện và mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ quan thuế trong công tác quản lý thu nợ thuế. - Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế, các khoản thu khác vào Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. * Yêu cầu: - Tăng cường công tác phân tích thông tin, phân loại nợ thuế để kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thu nợ thuế. - Phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc kê khai nộp thuế và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thu nợ thuế. - Công chức thuế cần nắm vững chế độ, chính sách thuế, có ý thức trách nhiệm cao, tuân thủ đúng quy định nghiệp vụ và các bước công việc quy định trong quy trình. Sau khi thực hiện quy trình, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được triển khai tích cực. Chi cục đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời Chi cục cũng đã thực hiện quản lý nợ theo đúng quy trình và ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý, nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã đi vào nề nếp. Mặc dù tỷ lệ nợ thuế đã có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao tính đến ngày 31/12/2008 tổng số thuế nợ đọng của các DN NQD là 2.688 triệu đồng chiếm 12% trên tổng số thu các DN NQD. Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy mặc dù số thu thuế GTGT năm sau luôn cao hơn năm trước và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch giao, song tình trạng nợ thuế vẫn còn xảy ra. Năm 2005 tỷ lệ nợ trên số thuế phải thu là 16%, năm 2006 tỷ lệ nợ trên số thuế phải thu là 15%, năm 2007 tỷ lệ nợ trên số thuế phải thu là 14%. Năm 2008 tỷ lệ nợ trên số thuế phải thu là 12%. Tỷ lệ nợ qua các năm tuy đã giảm nhưng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 vẫn còn cao so với sự chỉ đạo của Cục thuế là phải giảm nợ thuế dưới 5% trên tổng số thuế phải thu của DN. Bảng 2.10 Tình hình nợ thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 06/05 07/06 08/07 1. Số DN kê khai thuế DN 501 656 824 975 130.9 125.6 118.3 2. Số DN nợ thuế DN 70 79 107 146 112.9 135.4 136.4 3. Thuế GTGT phải thu Trđ 4.048 8.794 12.231 21.382 217.2 139 174.8 4. Số thuế đã thu Trđ 3.401 7.456 10.541 18.694 219.2 141.4 177.3 5. Nợ thuế Trđ 679 1.338 1.690 2.688 197 126.3 159 6. Nợ/ thuế phải thu Lần 0,16 0,15 0,14 0,12 90.6 90.8 91 ( Nguồn: Đội KKKTT-TH Chi cục thuế thành phố Huế) 2.3.5.3 Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng Hoàn thuế giá trị gia tăng là khoản tiền Nhà nước hoàn trả lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thông qua cơ chế khấu trừ thuế các cơ sở kinh doanh (CSKD) có số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào đã nộp thì sẽ được hoàn lại phần chênh lệch, do CSKD đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát sinh theo quy định của từng trường hợp cụ thể. CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau: - CSKD trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Trường hợp này áp dụng cho cả CSKD có đầu tư mới, đầu tư chiều sâu. - CSKD trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Trường hợp trong tháng thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết bao gồm cả thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cũng được tính vào số thuế được hoàn trong tháng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Quy định này đã góp phần tích cực hơn trong việc khuyến khích các CSKD xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Giúp cho CSKD thu hồi được vốn một cách nhanh chóng để tái đầu tư phục vụ kịp thời cho lần xuất khẩu tiếp theo, đảm bảo uy tín cho CSKD. Đối với CSKD đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên trong từng quý thì được xét hoàn thuế theo quý. Đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý. CSKD phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng cho dự án đầu tư. Hoàn thuế cho một số trường hợp khác theo quy định. Để được giải quyết hoàn thuế CSKD phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Hồ sơ hoàn thuế gồm những biểu, mẫu sau: - Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT. - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại. - Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT được hoàn. - Biên bản thanh lý hợp đồng xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng xuất khẩu. - Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở. - Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. - Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền. - Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 66 Theo quy trình trên, trong những năm qua Chi cục đã tiến hành kiểm tra hồ sơ hoàn thuế và đề nghị Cục thuế ra quyết định hoàn thuế cho các DN. Kết quả được thực hiện ở bảng 2.11. Bảng 2.11 Tình hình hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Số DN Số tiền đề nghị hoàn Kết quả kiểm tra trước hoàn sau Thuế GTGT được hoàn Thuế GTGT không được hoàn Năm 2005 3 380.675 380.675 - Năm 2006 5 510.487 502.648 7.839 Năm 2007 7 635.508 590.720 44.788 Năm 2008 8 13.954.765 11.987.630 1.967.135 Cộng: 23 15.481.435 13.461.673 2.019.762 (Nguồn: Đội KKKTT-TH Chi cục thuế thành phố Huế) Bảng 2.11 cho thấy số đơn vị đề nghị hoàn trong 4 năm ở Chi cục thuế thành phố là 23 DN với số thuế đề nghị hoàn 15.481.435 nghìn đồng. Thuế GTGT đã hoàn là 13.461.673 nghìn đồng. Thực hiện qui định về hoàn thuế GTGT, sau khi tiếp nhận hồ sơ Chi cục chỉ đạo các Đội thuế có liên quan đẩy nhanh thời gian kiểm tra hoàn thuế, chuyển hồ sơ về Cục Thuế kịp thời, tạo điều kiện giảm bớt khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo chặt chẽ hồ sơ và thực hiện đúng theo quy trình. Việc hoàn thuế tập trung chủ yếu ở các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ. Các DN đề nghị hoàn thuế lần đầu, theo qui định của Luật thuế GTGT thuộc đối tượng kiểm tra trước hoàn sau. Qua kiểm tra số thuế không được hoàn là 2.019.762 nghìn đồng do các DN vi phạm về khai thuế như kê khai hoá đơn đầu vào chứng từ không đảm bảo hợp lệ, kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào không phục vụ kinh doanh hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế không phân bổ theo qui định, doanh thu đầu ra kê khai thiếu so với thực tế kinh doanh... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 2.3.5.4 Công tác thanh kiểm tra thuế giá trị gia tăng - Công tác kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan thuế Công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay tại Chi cục thuế thành phố đang thực hiện theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế theo quy định tại Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Với nội dung quy trình, Chi cục thuế đã thực hiện công tác kiểm tra thuế theo hai hình thức: - Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế (kiểm tra tại bàn). Khi thực hiện công việc này, cán bộ kiểm tra sẽ tiến hành sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế. Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, bộ phận kiểm tra và cán bộ kiểm tra thuế còn phải tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, tài nguyên môi trường, sở kế hoạch và đầu tư, thanh tra, công an, toà án... Sau khi kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế, tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra dựa trên cơ sở lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế như: Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế. Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục. Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm. Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế. Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan Thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được. Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%. Theo qui định hàng tháng toàn bộ hồ sơ khai thuế phải được kiểm tra. Đội kiểm tra thuế phân công cán bộ chuyên trách kiểm tra hồ sơ khai thuế của DN. Mỗi cán bộ được phân công trực tiếp kiểm tra hồ sơ khai thuế bình quân khoảng 50 DN. Căn cứ hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, cán bộ kiểm tra tiến hành phân tích, trường hợp phát hiệu dấu hiệu nghi vấn yêu cầu doanh nghiệp giải trình bổ sung thông tin, trường hợp không chấp nhận giải trình bổ sung thì phải đưa vào danh sách để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Bảng 2.12 Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT qua các năm Năm Tổng số lượt DN đã nộp hồ sơ khai thuế Trong đó Tỷ lệ % hồ sơ chưa kiểm tra Hồ sơ được chấp nhận Không được chấp nhận Chưa kiểm tra Năm 2005 6.012 4.212 780 1.020 16.9 Năm 2006 7.872 5.472 660 1.740 44.2 Năm 2007 9.888 6.888 576 2.424 24.5 Năm 2008 11.700 8.184 1.116 2.400 20.5 Tổng cộng 35.472 24.756 3.132 7.584 21.4 (Nguồn: Đội kiểm tra 1- Chi cục thuế thành phố) Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy trong tổng số 35.472 lượt DN đã nộp hồ sơ khai thuế qua 4 năm: Có 24.756 hồ sơ được chấp nhận sau kiểm tra, 3.132 hồ sơ không được chấp nhận sau kiểm tra và 7.584 hồ sơ chưa được kiểm tra chiếm tỷ lệ 21,4% trên tổng số hồ sơ khai thuế. Nguyên nhân của việc không chấp nhận hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp sau kiểm tra là do nhiều doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu hết các chính sách thuế cũng như chế độ kế toán. Mặt khác các doanh nghiệp này không mấy quan tâm đến người ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 làm công tác kế toán, thuê kế toán với mức lương thấp làm việc bán thời gian. Một kế toán viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán nhưng cũng có thể nhận một lúc 4 đến 5 doanh nghiệp để làm kế toán, dẫn đến nhầm lẫn số liệu giữa công ty này và công ty kia. Ngoài ra việc kê khai thuế theo phần mềm KKHT người nộp thuế cũng có nhiều bất cập dẫn đến sai số học trong việc lập tờ khai thuế. Nguyên nhân của việc chưa kiểm tra 7.584 hồ sơ khai thuế là do nguồn lực của cán bộ kiểm tra có hạn, không đáp ứng nổi với tốc độ tăng của Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố quản lý. - Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của người nộp thuế Như trên đã trình bày, nếu công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế có nhiều điều nghi vấn thì cơ quan thuế sẽ phải thực hiện việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Ngoài ra, để đánh giá mức độ chính xác của công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, Chi cục cũng thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên một vài DN để kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Bảng 2.13 Tình hình thanh, kiểm tra thuế tại trụ sở DN Đơn vị tính: triệu đồng Năm Số DN thanh, kiểm tra Kết quả xử lý Thuế xử lý bình quân KH TH TH/KH (%) Truy thu Phạt Tổng 2005 80 62 77,5 285 70,6 355,6 5,7 2006 90 72 80 397 224,4 621,4 8,6 2007 100 91 91 1.460 695,7 2.155,7 23,7 2008 120 93 77,5 2.735 630 3.365 36,18 (Nguồn: Đội kiểm tra 1- Chi cục thuế thành phố) Khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, cơ quan thuế phải gửi Quyết định kiểm tra thuế cho người nộp thuế chậm nhất là 3 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định kiểm tra được Thủ trưởng cơ quan Thuế ký. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế. Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung kiểm tra theo quyết định. Khi kết thúc công bố quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra thuế và người nộp thuế phải có biên bản xác định thời gian và nội dung công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 05/KTTT. Số liệu ở Bảng 2.13 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra: Từ năm 2005 đến nay hầu như không có năm nào Chi cục hoàn thành được kế hoạch thanh kiểm tra các DN tại trụ sở DN. Năm thực hiện tốt nhất (năm 2007) cũng chỉ đạt 91%. Nguyên nhân của vấn đề này là: - Chức năng nhiệm vụ của Đội kiểm tra thuế chưa được độc lập theo Luật quản lý thuế mà còn gắn với việc đôn đốc thực hiện dự toán thu, do đó có sự chi phối và ảnh hưởng lớn đến tính độc lập trong công tác kiểm tra. - Số lượng DN phân cấp quản lý cho Chi cục quá lớn, năm 2005 là 501DN, năm 2006 là 656 DN, năm 2007 là 824 DN, năm 2008 là 975 DN trong khi đó cán bộ kiểm tra thuế chưa được tăng cường để đáp ứng nhiệm vụ (tỷ lệ cán bộ kiểm tra thuế DN NQD chỉ chiếm 7,6% trên tổng số cán bộ). Năm 2008 mỗi cán bộ kiểm tra được phân công đảm nhiệm phân tích hồ sơ khai thuế bình quân khoảng 60 DN (chưa kể các loại hồ sơ khác như hồ sơ khai thuế TNDN, TTĐB...). Ngoài nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_quan_ly_thu_thue_gtgt_cac_doanh_nghiep_ngoai_quoc_doanh_tren_dia_ban_thanh_pho_hue.pdf
Tài liệu liên quan