MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 8
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 8
TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM 8
1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM 8
1.1.1. Khái niệm 8
1.1.2. Phân loại 8
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 8
1.1.2.2. Căn cứ vào hình thức tài trợ tín dụng 9
1.1.2.3. Căn cứ vào tài sản đảm bảo 10
1.1.2.4. Căn cứ vào mức độ rủi ro 11
1.1.2.5. Phân loại khác 11
1.2. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM 11
1.2.1. Khái niệm 11
1.2.2. Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ XNK 12
1.2.2.1. Đối với NHTM 12
1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp 13
1.2.2.3. Đối với nền kinh tế đất nước 14
1.2.3. Các hình thức tín dụng tài trợ XNK 15
1.2.3.1. Tín dụng tài trợ xuất khẩu 15
1.2.3.2. Tín dụng tài trợ nhập khẩu 18
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng tài trợ XNK 20
1.2.4.1. Doanh số cho vay tài trợ XNK 20
1.2.4.2. Doanh số thu nợ 20
1.2.4.3. Dư nợ 20
1.2.4.4. Nợ quá hạn 21
1.2.4.5. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tổng nguồn vốn 21
1.2.4.6. Hệ số thu nợ 22
1.2.4.7. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 22
1.2.4.8. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động TD XNK trên tổng lợi nhuận 22
CHƯƠNG 2 23
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 23
2.1. Tổng quan về NHTMCP XNK Eximbank chi nhánh Hà Nội 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.2. Các hoạt động cơ bản của Eximbank Hà Nội 24
2.1.3. Đánh giá về tình hình kinh doanh của NHTMCP xuất nhập khẩu Eximbank chi nhánh Hà Nội 26
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 26
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 27
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh 30
2.1.4. Nhận xét chung về Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Hà Nội 31
2.1.3.1. Điểm mạnh 31
2.1.3.2. Điểm yếu 32
2.1.3.3. Cơ hội – Thách thức 32
2.2. Phân tích hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội 33
2.2.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK 33
2.2.1.1. Tiếp nhận hồ sơ xin vay 33
2.2.1.2. Nghiên cứu và thẩm định hồ sơ xin vay 34
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Eximbank chi nhánh Hà Nội 36
2.2.2.1. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 36
2.2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội 38
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Eximbank chi nhánh Hà Nội 51
2.2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 51
2.2.3.2. Một số điểm hạn chế 52
2.2.2.3. Nguyên nhân của các điểm hạn chế 53
CHƯƠNG 3 57
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 57
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội 57
3.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng 57
3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ XNK 60
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ XNK 61
3.2.1. Biện pháp mở rộng và thu hút nguồn vốn huy động 61
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng tài trợ XNK 62
3.2.3. Mở rộng đối tượng cho vay tín dụng tài trợ XNK 64
3.2.4. Hạn chế rủi ro tín dụng tài trợ XNK 64
3.2.5. Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay 66
3.2.6. Nâng cao chất lượng phục vụ và trình độ cán bộ tín dụng 67
3.2.7. Đổi mới công nghệ 68
3.3. Một số kiến nghị 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày 31/12/2007 là 1.310,94 tỷ đồng, tăng 71,69% so với năm 2006. Trong đó, dư nợ tín dụng trong hạn là 1.302,61 tỷ đồng, chiếm 99,36% tổng dư nợ tín dụng.
Bảng 2.3: Báo cáo khách hàng có quan hệ tín dụng
(đơn vị: tỷ đồng)
Thành phần
khách hàng
Số dư 31/12/2006
Số dư 31/12/2007
Tăng/giảm (%)
Cá nhân
94, 36
275,29
191,74
Tổ chức kinh tế
669,18
1035,65
54,76
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Về cơ cấu dư nợ tín dụng: Năm 2007, Chi nhánh chú trọng phát triển mảng khách hàng cá nhân, do đó:
Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân là 275,29 tỷ đồng, chiếm 21%
Dư nợ tín dụng khách hàng tổ chức kinh tế là 1035,65 tỷ đồng, chiếm 79%
Ngoài ra, Chi nhánh còn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời, theo dõi sát các khoản nợ để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm hạn chế các khoản nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh. Do đó, năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm xuống còn 0,63%, trong khi năm 2006 con số này là 1,45%.
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ vừa là thế mạnh vừa là hoạt động truyền thống của Eximbank. So với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động thì Eximbank Hà Nội chiếm tỷ trọng về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ khá lớn.
Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn sâu, Eximbank Hà Nội đã nhận được sự tín nhiệm và đánh giá cao của các khách hàng cá nhân, cũng như khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ
(đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng giá trị mua – bán ngoại tệ
324,27
406,86
539,09
Tăng/giảm (%)
25,47%
32,5%
(nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp – Eximbank Hà Nội)
Sự đa dạng hoá và phát triển các sản phẩm phòng ngừa rủi ro mang lại hiệu quả cao cho khách hàng, như: Spot, Forward, Options... với giá phí cạnh tranh và chất lượng dịch vụ đạt chuẩn, năm 2007 vừa qua, doanh số mua – bán ngoại tệ của Eximbank Hà Nội đạt 539,09 triệu USD, tăng 32,5% so với năm 2006.
Hoạt động kinh doanh thẻ
Thời gian vừa qua, ngoài việc nâng cấp và tăng cường năng lực của hệ thống, trang bị thêm các máy rút tiền tự động ATM, mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, Eximbank còn hướng đến các sản phẩm công nghệ cao như phát hành thẻ trên nền công nghệ thẻ CHIP – tiêu chuẩn EMV, triển khai cổng thanh toán thẻ quốc tế và các công cụ thanh toán trên mạng Internet. Do đó, doanh số thanh toán thẻ của Eximbank Hà Nội cũng tăng từ 1,21 triệu USD (2005) lên 1,39 triệu USD (2006).
Kết quả kinh doanh
Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
% tăng giảm
Tổng thu nhập
108.861,63
134.956,44
181.198,60
+34,26
1. Thu lãi cho vay
52.450,06
58.868,82
104.986,65
+78,34
2. Thu lãi tiền gửi, đầu tư
38.454,65
62.463,91
55.761,53
-10,73
3. Thu phí DV ngân hàng
7.247,29
7.415,63
10.419,70
+40,51
4. Lãi gộp kinh doanh ngoại tệ và vàng
1.423,48
2.360,91
4.357,30
+84,56
5. Thu khác
9.286,15
3.847,17
5.673,42
-47,47
Tổng chi phí
143.694,76
111.761,88
153.494,16
+37,34
6. Chi trả lãi huy động
71.659,61
91.857,71
137.961,09
+50,19
7. Chi dịch vụ ngân hàng
1.086,15
1.002,45
941,80
-6,05
8. Chi phí quản lý chung
10.864,44
12.482,17
14.358,24
+15,03
9. Chi khác
60.084,56
6.419,55
233,03
-96,37
Lợi nhuận trước thuế
-34.833,13
23.194,56
27.704,44
+19,44
Thuế thu nhập DN
0
6.494,48
7.757,25
Lợi nhuận sau thuế
16.700,08
19.947,19
(Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp – Eximbak Hà Nội)
Báo cáo kết quả kinh doanh của Eximbank Hà Nội trong các năm 2005, 2006, 2007 cho thấy
Thu nhập của Chi nhánh tăng qua các năm:
Từ 134.956,44 triệu đồng (năm 2006) lên 181.198,60 triệu đồng (năm 2007), mức tăng đạt 46.242,16 triệu đồng (+34,26%).
Trong đó, thu nhập tăng chủ yếu cho tăng thu lãi cho vay, từ 58.868,82 triệu đồng (2006) lên 104.986,65 triệu đồng (2007) đạt +78,34%.
Chi phí của Chi nhánh có sự tăng giảm qua các năm:
Mức tăng tổng chi phí từ 111.761,88 triệu đồng (2006) lên 153.494,16 triệu đồng (2007) đạt +37,34% chủ yếu là do:
Tăng chi trả lãi huy động, từ 91.857,71 triệu đồng (2006) lên 137.961,09 triệu đồng (2007), +50,19%
Tăng chi phí quản lý chung, từ 12.482,17 triệu đồng (2006) lên 14.358,24 triệu đồng (2007), +15,03%
Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng qua các năm:
Năm 2006, lợi nhuận trước thuế đạt 23.194,56 triệu đồng
Năm 2007, đạt 27.704,44 triệu đồng tăng 4.509,88 triệu đồng (+19,44%) so với năm 2006
Nhận xét chung về Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Hà Nội
2.1.3.1. Điểm mạnh
- Eximbank được đánh giá là một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam, đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 720 ngân hàng ở 65 quốc gia trên Thế giới. Đây chính là một trong những lợi thế cho Eximbank Hà Nội trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
- Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của Eximbank Hà Nội không chỉ năng động, nhiệt tình với công việc, họ còn có bề dày kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ; nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính tiền tệ, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Chi nhánh.
- Ngoài những mảng hoạt động truyền thống, Eximbank Hà Nội còn quan tâm nghiên cứu thị trường nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu, xu hướng tiêu dùng hiện đại, như phát hành các loại thẻ ATM, Visa Debit, Visa Mastercard…
2.1.3.2. Điểm yếu
- So với nhiều ngân hàng thương mại khác thì mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Eximbank trên địa bàn Hà Nội còn mỏng, do đó gặp nhiều hạn chế trong việc thu hút khách hàng. Đồng thời, sự liên kết giữa các chi nhánh và phòng giao dịch cũng bị hạn chế.
- Nguồn vốn kinh doanh của Eximbank Hà Nội hiện nay còn thấp cũng cản trở việc phát triển kinh doanh của Chi nhánh, làm hạn chế nhiều hoạt động của chi nhánh như bảo lãnh, đầu tư,...
2.1.3.3. Cơ hội – Thách thức
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối năm 2006, không chỉ tạo ra cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội phát triển mạnh mẽ mà còn mang lại những thách thức to lớn.
Cơ hội được tham gia vào sân chơi chung với những quy định mang tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời lại đặt ra yêu cầu đối với các Ngân hàng Việt Nam trong việc minh bạch hoá, công bố thông tin, cũng như các yêu cầu về kiểm toán, thanh tra giám sát hoạt động kinh doanh...
Cơ hội được mở rộng phát triển kinh doanh cũng đi kèm với sự cạnh tranh gay gắt, do ngày càng có nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần, cũng như Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài... sẽ được cấp phép thành lập trong thời gian tới...
Những cơ hội – thách thức luôn đi liền với nhau càng khiến cho các Ngân hàng trong nước nói chung và Eximbank Hà Nội nói riêng phải hết sức thận trọng và tỉnh táo trong việc hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Phân tích hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội
Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK
Trên cơ sở các Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, 1325/2004/QĐ-NHNN, 26/2006/QĐ-NHNN…. về Quy chế cho vay, quy chế chiết khấu, tái chiết khấu và quy chế bảo lãnh…. do Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các Tổ chức tín dụng, Eximbank Hà Nội đã xây dựng quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK như sau:
Tiếp nhận hồ sơ xin vay
Hồ sơ xin vay của khách hàng gồm có:
Đơn xin vay, nội dung đầy đủ theo mẫu của Eximbank
Phương án sản xuất có hiệu quả (tức phương án sử dụng vốn vay)
Bảng tổng kết tài sản hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp cho đến thời điểm xin vay
Các hợp đồng mua nguyên, nhiên, vật liệu ký với nhà cung cấp (nếu có)
Các hợp đồng bán sản phẩm hàng hoá ký với người tiêu thụ trong nước hoặc nước ngoài (hoặt có L/C của người mua nước ngoài)
Hợp đồng mua hàng ký kết với nhà cung cấp nước ngoài (nếu không trực tiếp ký kết hợp đồng và trực tiếp nhập mà uỷ thác qua một doanh nghiệp đủ chức năng xuất nhập thì xuất trình hợp đồng uỷ thác nhập, đồng thời phải xuất trình hợp đồng mua hàng do doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập ký kết với nhà cung cấp nước ngoài)
Các giấy tờ nhận hàng và khai hải quan (nếu nhập hàng bằng TTR hoặc uỷ thác thu)
Các giấy tờ về thế chấp, cầm cố (nếu có)
Các giấy tờ chứng minh về tư cách pháp nhân, tư cách người đại diện đứng đơn xin vay.
Đơn xin mở L/C nhập khẩu (nếu hàng thanh toán theo phương thức L/C)
Nghiên cứu và thẩm định hồ sơ xin vay
Trên cơ sở hồ sơ xin vay, cán bộ TD nghiên cứu tính hợp pháp, tính chính xác, sự hoàn chỉnh đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thẩm định. Nếu thiếu, hoặc cần tu chỉnh, phải thông báo cho doanh nghiệp xin vay cung cấp đầy đủ.
Thẩm định để xét duyệt cho vay là khâu đầu tiên quan trọng, nó quyết định đến kết quả của tín dụng. Do vậy, cán bộ tín dụng là người đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp xin vay, tiếp nhận hồ sơ xin vay đồng thời là người nghiên cứu hồ sơ xin vay cần phải quán triệt thể lệ tín dụng và các nguyên tắc, chế độ, quy định về nghiệp vụ tín dụng để xử lý:
Xem xét đối tượng khách hàng (doanh nghiệp xin vay)
Doanh nghiệp xin vay là pháp nhân phải đảm bảo năng lực pháp luật dân sự
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Mục đích sử dụng vốn vay là hợp pháp
Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả
Xem xét số tiền xin vay và thời hạn trả nợ
Số tiền xin vay
Phải phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng và khả năng trả nợ của họ, đồng thời phù hợp với khả năng cho vay của ngân hàng.
Thời hạn trả nợ
Thông thường, các khoản tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là những khoản tín dụng ngắn và trung hạn.
Ngắn hạn: tối đa không quá 12 tháng
Trung hạn: từ 12 tháng đến 36 tháng
Dài hạn: trên 36 tháng
Khi xem xét số tiền xin vay và thời hạn trả nợ phải kết hợp chặt chẽ năng lực sử dụng vốn vay với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để dễ dàng đến hạn thu hồi được vốn cho vay.
Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, phải chú ý phân tích tình hình biến động về ngoại tệ.
Chú ý giữ đúng mức quy định tỷ lệ cho vay (không quá 10% vốn tự có của ngân hàng, và trong hạn mức tín dụng Hội sở Trung ương phân bổ cho Chi nhánh)
Theo dõi vốn cho vay và thu hồi nợ cho vay
Khi ngân hàng cho vay, đã xem xét yêu cầu, mục đích, phương án sử dụng vốn vay và các điều kiện cho vay, đảm bảo vốn vay. Đồng thời theo hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp xin vay đã chấp nhận thực hiện thể lệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng tín dụng. Vì vậy, khi cho rút vốn vay ngân hàng phải bắt đầu theo dõi việc sử dụng vốn vay và thực hiện các điều kiện cho vay của doanh nghiệp vay vốn.
Thứ nhất, theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp sử dụng vốn vay. Chú ý kiểm tra việc thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, việc mua bán, xuất nhập kho hàng hoá, bảo quản hàng hoá…
Thứ hai, theo dõi đôn đốc khách hàng thực hiện việc trả lãi hàng tháng. Việc thu lãi hàng tháng có ý nghĩa 2 mặt: vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng, vừa phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu hàng tháng doanh nghiệp vay trả lãi đều đặn, đầy đủ thì phần nào biểu hiện sự hoạt động bình thường lành mạnh của doanh nghiệp.
Thứ ba, theo dõi thu hồi vốn cho vay. Đây là khâu cuối cùng của quá trình tín dụng ngân hàng. Việc thu hồi được vốn cho vay khi đến hạn không những phản ánh kết quả đồng vốn cho vay của ngân hàng mà còn phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, cũng như uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Trường hợp các doanh nghiệp không trả được nợ khi đến hạn, hoặc gia hạn nợ nhiều lần cũng không trả được nợ, buộc phải chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng phải kịp thời xử lý nợ quá hạn trong khuôn khổ nguyên tắc giải quyết nợ quá hạn theo quy định.
Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Eximbank chi nhánh Hà Nội
Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
Năm 2007, kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thoái kinh tế Hoa Kỳ, đồng đôla mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và lan toả tới nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chúng ta phải tuân thủ những quy tắc, luật lệ của WTO, những tập quán quốc tế, thực hiện mở cửa thị trường hàng hoá. Cụ thể là giảm mức thuế bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng từ 5-7 năm. Mức thuế hàng nông sản giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%; hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%.... Về tổng thể, chúng ta giảm thuế nhập khẩu, tức là giảm sự bảo hộ đối với một số mặt hàng, sẽ thúc đẩy việc cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển hiệu quả hơn, tăng chuyên môn hoá, tăng sản xuất quy mô lớn, phát huy tốt hơn lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước, vượt kế hoạch 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp 2lần tốc độ tăng xuất khẩu.
Những con số trên nói lên nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất lớn. Và việc mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động đó là rất cần thiết.
Hiện nay, Việt Nam đã có hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với quy mô và tốc độ XNK hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng như thời gian vừa qua thì nhu cầu tài trợ cho hoạt động XNK là rất lớn. Đó là cơ hội không chỉ cho Eximbank Hà Nội, mà là cơ hội cho các ngân hàng nói chung. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì Eximbank Hà Nội không thể chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay, tăng quy mô hoạt động mà còn phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, cũng như hiệu quả hoạt động tài trợ.
Và phần tiếp theo đây sẽ là thực trạng của hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội.
Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội
Để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Eximbank Hà Nội trong thời gian vừa qua, đề tài sẽ đi vào phân tích các số liệu thu thập được, dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đã được nêu trong chương 1:
- Doanh số cho vay tài trợ XNK
- Doanh số thu nợ tín dụng tài trợ XNK
- Hệ số thu nợ TD XNK
- Dư nợ tín dụng tài trợ XNK
- Tỷ lệ dư nợ TD XNK/ tổng nguồn vốn (vốn huy động)
- Nợ quá hạn tín dụng tài trợ XNK
- Tỷ lệ nợ quá hạn TD XNK/ tổng dư nợ
- Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động TD XNK/tổng lợi nhuận
1. Phân tích doanh số cho vay tài trợ XNK
Bảng 2.6: Doanh số cho vay tài trợ XNK theo thời hạn tín dụng
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
DSCV
Tỷ trọng
(%)
DSCV
Tỷ trọng
(%)
DSCV
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Ngắn hạn
152,21
97,16
163,71
97,84
182,17
98,55
11,5
+7,55
18,46
+11,28
Xuất khẩu
29,74
19,54
36,77
22,46
36,44
20,00
7,03
+23,64
-0,33
-0,90
Nhập khẩu
122,47
80,46
126,94
77,54
145,73
80,00
4,47
+3,65
18,79
+14,80
Trung - dài hạn
4,45
2,84
3,61
2,16
2,68
1,45
-0,84
-18,88
-0,93
-25,76
Xuất khẩu
1,77
39,87
0,88
26,48
0,60
22,39
-0,89
-50,28
-0,28
-31,88
Nhập khẩu
2,67
60,13
2,73
75,52
2,08
77,61
0,06
+2,25
-0,65
-23,81
Tổng
156,66
100,00
167,32
100,00
184,85
100,00
10,66
+6,80
17,53
+10,48
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay tài trợ XNK
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ Doanh số tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội trong 3 năm 2005, 2006 và 2007, có thể dễ dàng nhận thấy:
- Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Eximbank Hà Nội tăng dần qua các năm:
Từ 156,66 tỷ đồng (2005) lên 167,32 tỷ đồng (2006), tăng 10,66 tỷ đồng, đạt mức tăng +6,8%
Đặc biệt năm 2007, con số này là 184,85 tỷ đồng, tăng 17,53 tỷ đồng (tức +10,48%) so với năm 2006
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo thời hạn
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
- Trong đó:
Tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao gấp nhiều lần so với tín dụng trung – dài hạn và có xu hướng tăng dần qua các năm
Năm 2005, tín dụng ngắn hạn chiếm 97,16%, năm 2006 là 97,84% và năm 2007 là 98,55%.
Tín dụng trung – dài hạn có xu hướng giảm
Từ 4,45 tỷ đồng (2005) xuống còn 3,61 tỷ đồng (2006), giảm 0,84 tỷ đồng (-18,88%)
Tiếp theo, năm 2007 giảm 25,76%, còn 2,68 tỷ đồng
Mặc dù, tỷ trọng tín dụng trung – dài hạn trong tổng doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh có xu hướng giảm, nhưng tỷ trọng tín dụng tài trợ nhập khẩu trong tín dụng trung – dài hạn lại tăng đều qua các năm và doanh số cũng đạt mức tương đối ổn định.
2. Phân tích doanh số thu nợ tín dụng tài trợ XNK
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ tín dụng tài trợ XNK
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
DSTN
Tỷ trọng
(%)
DSTN
Tỷ trọng
(%)
DSTN
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Ngắn hạn
150,07
97,49
159,74
98,07
181,01
98,55
9,67
+6,43
21,27
+13,32
Xuất khẩu
26,98
17,98
34,22
21,42
36,44
20,13
7,33
+27,17
2,22
+6,49
Nhập khẩu
123,09
82,02
125,52
78,58
144,57
79,87
2,43
+1,97
19,05
+15,20
Trung - dài hạn
3,86
2,51
3,15
1,93
2,05
1,45
-0,71
-18,39
-1,10
-34,92
Xuất khẩu
1,02
26,42
0,72
22,86
0,39
22,39
-0,30
-29,41
-0,33
-45,83
Nhập khẩu
2,84
73,58
2,43
77,14
1,66
80,98
-0,41
-14,44
-0,77
-31,69
Tổng
153,93
100,00
162,89
100,00
183,06
100,00
+8,96
+5,82
20,17
+12,38
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Biểu đồ 2.3: Doanh số thu nợ tín dụng tài trợ XNK
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, có thể nhận thấy:
- Doanh số thu nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007, từ 162,89 tỷ đồng năm 2006 lên 183,06 tỷ đồng, mức tăng đạt +12,38%, tương ứng với 20,17 tỷ đồng.
Năm 2006, doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng tăng +5,82%, tương ứng với 8,96 tỷ đồng so với năm 2005.
- Tốc độ tăng doanh số thu nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu năm 2007 cao hơn nhiều so với năm 2006 cho thấy công tác thu nợ của Chi nhánh đã được quan tâm và đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng.
3. Phân tích hệ số thu nợ tín dụng tài trợ XNK
Hệ số thu nợ nói lên hiệu quả công tác quản lý và thu hồi nợ của cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng, đồng thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng.
Hệ số thu nợ càng gần 1 càng tốt. Tuy nhiên, với mỗi thời điểm khác nhau, mỗi ngân hàng lại có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau, do đó không thể đơn giản dựa vào sự tăng giảm của hệ số này mà kết luận công tác thu nợ của ngân hàng đó là hiệu quả hay không, mà cần phải liên hệ với tình hình thực tế để có được đánh giá mang tính khách quan hơn.
Bảng 2.8: Hệ số thu nợ tín dụng tài trợ XNK
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số cho vay
156,66
167,32
184,85
Doanh số thu nợ
153,93
162,89
183,06
Hệ số thu nợ (lần)
0,98
0,97
0,99
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Nếu chỉ dựa vào bảng số liệu về hệ số thu nợ với con số xấp xỉ 1 như trên mà đưa ra nhận xét rằng công tác thu nợ của Eximbank Hà Nội những năm qua là rất tốt, thì có lẽ không sai, nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng. Sự đánh giá này có phần còn mang tính chủ quan. Vì nếu để ý kỹ, thì chũng ta có thể nhận thấy hệ số thu nợ cao chủ yếu là do doanh số cho vay không cao hơn doanh số thu nợ nhiều. Chứng tỏ, công tác mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Chi nhánh đạt kết quả chưa cao.
4. Phân tích dư nợ tín dụng tài trợ XNK
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng tài trợ XNK theo thời hạn tín dụng
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Ngắn hạn
150,81
97,01
153,88
97,02
166,97
96,81
+3,07
+2,04
+3,09
+2,01
Xuất khẩu
27,15
18,00
29,28
19,03
31,61
20,14
+2,13
+7,85
+2,33
+7,96
Nhập khẩu
123,66
82,00
124,60
80,97
125,36
79,86
+0,94
+0,76
+0,76
+0,61
Trung - dài hạn
4,65
2,99
4,73
2,98
5,17
3,19
+0,08
+1,72
+0,44
+9,30
Xuất khẩu
1,53
32,90
0,91
19,24
1,12
21,66
-0,62
-40,52
+0,21
+22,08
Nhập khẩu
3,12
67,10
3,82
80,76
4,05
78,34
+0,70
+22,43
+0,23
+6,02
Tổng
155,46
100,00
158,61
100,00
162,14
100,00
+3,15
+2,03
+3,53
+2,23
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng tài trợ XNK
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ về dư nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Eximbank Hà Nội trong 3 năm liên tiếp từ 2005 đến 2007, có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng khá đều, +2,03% năm 2006 và +2,23% năm 2007.
Như vậy, mặc dù dư nợ năm sau có tăng so với năm trước, nhưng mức tăng còn thấp.
Năm 2005, dư nợ tín dụng tài trợ XNK đạt 155,46 tỷ đồng
Năm 2006, đạt 158,61 tỷ đồng, tăng +3,15 tỷ đồng so với năm 2005
Năm 2007, đạt 162,14 tỷ đồng, tăng +3,15 tỷ đồng so với năm 2006
Đặc biệt, dư nợ tín dụng trung – dài hạn tài trợ xuất khẩu còn tương đối thấp, Chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh tốc độ phát triển của mảng hoạt động này để đạt được kết quả khả quan hơn trong thời gian tới.
Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng tài trợ XNK theo thành phần khách hàng
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
%tăng/giảm (2007/2006)
Công ty CP TN
30,08
30,10
32,16
+6,84
Công ty CP NN
7,05
7,44
7,57
+1,75
Công ty TNHH
110,24
113,8
114,89
+0,96
DNNN
6,54
6,16
5,89
-4,38
DNTN
1,55
1,11
1,63
+0,47
Tổng
155,46
158,61
162,14
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Từ bảng số liệu có thể rút ra nhận xét dư nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Eximbank Hà Nội tập trung phần lớn vào nhóm khách hàng là các Công ty TNHH, chiếm khoảng trên 70% dư nợ tín dụng tài trợ XNK của Chi nhánh.
Trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 thì dư nợ tín dụng tài trợ XNK liên tục tăng. Tuy nhiên, dư nợ đối với nhóm khách hàng DNNN có xu hướng giảm. Từ 6,54 tỷ đồng (năm 2005) xuống còn 6,16 tỷ đồng (năm 2006) và tiếp tục giảm 4,38% trong năm 2007, còn 5,89 tỷ đồng.
5. Phân tích dư nợ TD XNK/tổng nguồn vốn (vốn huy động)
Bảng 2.11: Dư nợ TD XNK trên tổng nguồn vốn và vốn huy động
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Dư nợ TD XNK
155,46
158,61
162,14
Tổng nguồn vốn
1.501,26
1.730,29
2.129,31
Vốn huy động
1.421,78
1.663,01
2.038,75
Dư nợ TD XNK/ Tổng nguồn vốn (%)
10,36
9,17
7,61
Dư nợ TD XNK/ Vốn huy động (%)
10,93
9,54
7,95
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy một điều là:
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và vốn huy động của Eximbank là khá cao, vào khoảng 15-23% trong các năm 2006, 2007.
Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ TD tài trợ XNK/ tổng nguồn vốn (vốn huy động) của Chi nhánh lại liên tục giảm. Đồng thời tỷ trọng của dư nợ TD tài trợ XNK trong tổng dư nợ của toàn Chi nhánh cũng có xu hướng giảm.
Điều này cho thấy, nguồn vốn của Chi nhánh nói chung và vốn huy động nói riêng sử dụng cho các hợp đồng tín dụng tài trợ XNK trong 3 năm vừa qua đã giảm dần: từ khoảng 11% năm 2005 xuống còn khoảng 8% năm 2007.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tài trợ XNK thời gian vừa qua thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn và vốn huy động của Chi nhánh. Trong 3 năm vừa qua, Eximbank Hà Nội tập trung khá nhiều cho việc phát triển mảng hoạt động tín dụng cá nhân, có thể vì lý do này mà tỷ lệ dư nợ TD tài trợ XNK/ tổng nguồn vốn (vốn huy động) cũng có phần giảm sút.
6. Phân tích nợ quá hạn tín dụng tài trợ XNK
Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn tín dụng tài trợ XNK
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Từ biểu đồ Nợ quá hạn TD tài trợ XNK, có thể dễ dàng nhận xét rằng: nợ quá hạn TD tài trợ XNK có xu hướng giảm dần qua các năm.
Từ 4,06 tỷ đồng (năm 2005), giảm 22,66% xuống còn 3,14 tỷ đồng (năm 2006)
Năm 2007, tiếp tục giảm 26,75% xuống còn 2,3 tỷ đồng
7. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn TD XNK/
Bảng 2.12: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng tài trợ XNK
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Nợ quá hạn TD XNK
4,06
3,14
2,30
Dư nợ TD XNK
155,46
158,61
162,14
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ TD XNK (%)
2,61
1,98
1,42
(nguồn: Phòng Tín dụng – Eximbank Hà Nội)
Mặc dù, dư nợ TD XNK của Chi nhánh tăng đều qua các năm, từ 155,46 tỷ đồng (năm 2005) lên 162,14 tỷ đồng (năm 2007). Tuy nhiên, nợ quá hạn TD tài trợ XNK lại có xu hướng giảm rõ rệt. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn TD tài trợ XNK/dư nợ TD tài trợ XNK cũng giảm theo:
Năm 2006, tỷ lệ này giảm từ 2,61% (năm 2005) xuống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NganHang 36.doc