Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải
tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp càng rõ nét.
Do vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các biện pháp phù hợp và
liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thế cạnh
tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững được. Việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp còn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành. Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn,
làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao và
đời sống của nhân dân được tốt đẹp hơn.
Vì thế, bên cạnh nổ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp,
trên tầm vĩ mô, Nhà nước cần phải nhanh chóng và đồng bộ hoàn thiện các cơ chế,
chính sách, hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành
mạnh cho các doanh nghiệp; Đồng thời, thông qua đàm phán, ký kết các cam kết
quốc tế về hội nhập, xúc tiến thương mại, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa
149 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần long thọ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động đã giảm đi đáng kể. Cụ thể số lao động chỉ còn
370 người, như vậy đã giảm 30 người so với năm 2012, tương đương với 7,5%.
Bảng 2.1: Qui mô và cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Người
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty)
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2011 2012 2013
12/11 13/12
SL (%) SL (%)
Tổng 396 400 370 4 1,1 -30 -7,5
1. Theo giới tính
- Nam 240 235 200 -5 -2,0 -35 -14,8
- Nữ 156 165 170 9 5,8 5 3,1
2. Theo trình độ
- Thạc sĩ 1 2 2 1 100,0 0 0
- Đại học 126 125 125 -1 -0,7 0 0
- Cao đẳng 20 20 14 0 0 -6 -30,0
- Trung cấp 80 80 80 0 0 0 0
- Sơ cấp 169 173 149 4 2,4 -24 -13,8
3. Theo tính chất công việc
- Lao động gián tiếp 146 147 141 1 0,7 -6 -4,0
- Lao động trực tiếp 250 253 229 3 1,2 24 -9,4
4. Theo độ tuổi
- Dưới 30 65 69 50 4 6,2 -19 -27,5
- Từ 30 – 45 301 296 290 -5 -1,6 -6 -2,0
- Trên 45 30 35 30 5 16,7 -5 -14,2
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Xét theo giới tính thì trong 3 năm số lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so
với nữ do Công ty Cổ phần Long Thọ là công ty sản xuất VLXD nên điều này hoàn
toàn phù hợp. Tuy vậy, trong giai đoạn này số lao động nam có xu hướng giảm, thay
vào đó số lao động nữ tăng lên. Đúng vậy, trong các công đoạn hoàn thiện sản phẩm
thì công ty tận dụng tối đa lao động nữ. Sở dĩ như vậy là do chi phí lương cho lao
động nữ ít hơn nhiều so với nam sẽ phần nào hạ được giá thành sản phẩm trước tình
hình cầu thị trường đang xuống. So với năm 2011 thì năm 2012 lao động nam giảm 5
người, tương đương 2% và nữ tăng 9 người với 5,8%. Trong năm 2013, số lao động
nam tiếp tục giảm nhiều hơn đến 35 người tương đương 14,8% và lao động nữ tăng 5
người tương đương 3,1% so với năm 2012.
Xét theo trình độ và tính chất công việc thì lao động có trình độ từ trung cấp trở
xuống chiếm tỷ lệ cao nhất, họ chính là những người lao động trực tiếp tạo ra sản
phẩm. Chính vì vậy, khi thị trường sản phẩm có biến động thì họ là những người chịu
ảnh hưởng trực tiếp. Trong giai đoạn khó khăn này, việc giảm 24 người lao động trực
tiếp năm 2013 tương đương 9,4% so với 2012 cũng là điều dễ hiểu. Nhưng công ty
cũng cố gắng tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ mà điển hình là số
lượng thạc sĩ tăng thêm 1 người trong năm 2012.
Xét theo độ tuổi thì từ 30 tuổi trở lên có tỷ lệ cao, trong đó từ 30 – 45 tuổi gấp
gần 5 lần so với dưới 30 tuổi và gấp gần 10 lần so với trên 45 tuổi. Trong đó, số lượng
lao động dưới 30 tuổi năm 2013 lại giảm nhiều nhất 19 người tương đương 27,5% so
với năm 2012. Tiếp theo là giảm 5 người từ 45 tuổi trở lên tương đương với 14,2% so
với năm 2012. Những người trong độ tuổi 30 – 45 giảm 6 người là do sang năm 2013
họ trở thành nhóm thứ 3 là 45 tuổi trở lên. Đây là quyết định mang tính đúng đắn trong
quản lý nhân lực của công ty, vì những người từ 30 – 45 tuổi thường có nhiều kinh
nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, việc giữ lại họ là rất cần thiết.
2.2.2 Đánh giá về quy mô, cơ cấu vốn và tài sản
Cùng với nguồn lực con người thì vốn là một yếu tố cơ bản quyết định sự tồn
tại phát triển của doanh nghiệp. Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nên trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần
đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn để từ đó có các giải pháp
và sử dụng vốn kinh doanh tốt đạt hiệu quả kinh tế cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu vốn và nguồn vốn tại Công ty từ năm 2011 - 2013
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh (%)
Giá trị
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%) 12/11 13/12
A. TÀI SẢN 91.497 100,0 99.333 100,0 90.579 100,0 108,6 91,2
I. Tài sản ngắn hạn 79.628 87,0 79.660 80,2 59.450 65,6 100,0 74,6
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 39.205 42,8 28.759 29,0 4.941 5,5 73,4 17,2
2. Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 - -
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.234 6,8 5.675 5,7 5.790 6,4 91,0 102,0
4. Hàng tồn kho 33.984 37,1 44.756 45,1 47.932 52,9 131,7 107,1
5. Tài sản ngắn hạn khác 205 0,2 470 0,5 787 0,9 229,3 167,4
II. Tài sản dài hạn 11.869 13,0 19.673 19,8 31.129 34,4 165,8 158,2
1. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 - -
2. Tài sản cố định 6.869 7,5 14.677 14,6 24.820 27,4 213,7 169,1
3. Đầu tư dài hạn 4.971 5,4 4.971 5,0 6.271 6,9 100,0 126,2
4. Tài sản đầu tư dài hạn khác 29 0,1 25 0,2 38 0,1 86,2 152,0
B. NGUỒN VỐN 91.497 100,0 99.333 100,0 90.579 100,0 108,6 91,2
I. Nợ phải trả 28.825 31,5 33.344 33,6 21.656 23,9 115,7 64,9
1. Nợ ngắn hạn 28.208 30,8 33.344 33,6 21.656 23,9 118,2 64,9
2. Nợ dài hạn 617 0,7 0 0 0 0 0 -
II. Vốn chủ sở hữu 62.672 68,5 65.989 66,4 68.923 76,1 105,3 104,4ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty trong năm 2012 là cao
nhất, tăng từ 91.497 triệu đồng năm 2011 lên 99.333 triệu đồng năm 2012, tốc độ tăng
trưởng là 8,6%. Nhưng sang năm 2013 nguồn vốn chỉ còn 90.579 triệu đồng giảm
8,8% so với năm 2012 là do năm 2013 nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, Nhà
nước đã thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công nhằm ổn định
kinh tế vĩ mô... dẫn đến việc một loạt dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án bất
động sản bị đình trệ. Khối lượng xây dựng giảm, dẫn đến việc giảm nhu cầu sử dụng
các loại vật liệu xây dựng, trong đó xi măng là sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Cơ cấu tài sản qua 3 năm thì tài sản ngắn hạn giảm dần và tài sản dài hạn tăng
dần. Cụ thể, tài sản ngắn hạn năm 2012 là 79.660 triệu đồng (chiếm 80,2% tổng tài
sản) có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2011; và tài sản ngắn hạn trong năm
2013 chỉ còn 59.450 triệu đồng (chiếm 65,6% tổng tài sản), giảm 25,4% so với năm
2012. Trong khi đó, tài sản dài hạn năm 2012 là 19.673 triệu đồng (chiếm 19,8% tổng
tài sản) tăng 65,8% so với năm 2011 và đến năm 2013 lên đến 31.129 triệu đồng
(chiếm 34,4% tổng tài sản), tăng 58,2% so với năm 2012. Sở dĩ tài sản dài hạn tăng là
do nguyên giá tài sản cố định tăng dần qua các năm, từ 6.869 triệu đồng (tương ứng
7,5% trong tổng tài sản) năm 2011 và tăng lên 14.677 triệu đồng (tương ứng 14,6%
trong tổng tài sản) năm 2012 và đến năm 2013 đã là 24.820 triệu đồng (27,4% trong
tổng tài sản) tăng 69,1% so với năm 2012.
Điều này phản ánh một phần về đầu tư của công ty nhằm mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013 mặc dù nền kinh tế đang khó
khăn. Đặc biệt, năm 2012 công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt các dây chuyền
sản xuất ngói màu có công suất 60.000 m2/năm; dây chuyền gạch Terrazzo có công suất
100.000 m2/năm. Đến giữa tháng 8 năm 2013, công ty tiếp tục khai trương thêm một nhà
máy tấm lợp Fibro xi măng đầu tư khoảng 9 tỷ đồng với công suất đạt trên 800 nghìn sản
phẩm mỗi năm, hoàn thành cụm nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
Về cơ cấu tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền giảm dần
qua 3 năm, từ 39.205 triệu đồng của năm 2011 sang năm 2012 giảm 26,6% chỉ còn
28.759 triệu đồng và giảm mạnh đến 82,8% vào năm 2013 chỉ còn 4.941 triệu đồng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Bên cạnh đó giá trị hàng tồn kho lại tăng lên, so với năm 2011 thì năm 2012 tăng
31,7% và năm 2013 tăng 7,1% so với năm 2012. Do trong giai đoạn này tình hình
kinh tế khó khăn và cung xi măng lại vượt cầu nên lượng tồn kho tăng là điều dễ hiểu.
Còn lại các khoản phải thu ngắn hạn không biến động gì nhiều.
Đối với cơ cấu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua
các năm. Vốn chủ sở hữu năm 2011 là 62.672 triệu đồng (chiếm 68,5% tổng nguồn
vốn), trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2012 là 65.989 triệu đồng (chiếm 66,4% tổng
nguồn vốn) tăng 5,3% so với năm 2011. Đến năm 2013 vốn chủ đã tăng lên là 68.923
triệu đồng (chiếm 76,1% tổng nguồn vốn) và tăng 4,4% so với năm 2012. Về nợ phải
trả của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và giảm mạnh trong năm
2013, chỉ còn 21.656 triệu đồng (chiếm 23,9% tổng nguồn vốn) giảm 35,1% so với
năm 2012. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 35% tổng nguồn
vốn qua 3 năm và nợ dài hạn đến năm 2013 thì công ty đã trả xong.
Qua việc phân tích bảng 2.2 ta thấy tình hình tài chính của công ty rất ổn định,
nguồn vốn hoàn toàn có thể chủ động được nhờ tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao. Không
những vậy, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty cũng đảm bảo được tính thanh khoản
nhanh. Đối với các khoản đầu tư dài hạn cũng như ngắn hạn và nợ phải trả đều chiếm
tỷ trọng nhỏ, vẫn đang trong tầm kiểm soát tài chính của công ty. Đây là một dấu hiệu
tốt rất hiếm gặp trong các doanh nghiệp hiện nay khi tình hình kinh tế đang trong tình
trạng khủng hoảng.
2.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Long Thọ (2011-2013)
Bảng 2.3 phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Long
Thọ qua 3 năm 2011-2013. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 là
lớn nhất đạt 164.976 tr.đồng, tăng 7,5% so với năm 2011; và năm 2013 là thấp nhất
với 139.253 tr.đồng giảm 15,5% so với năm 2012.
Trong khi đó, các khoản giảm trừ năm 2013 lại cao nhất với 1.644 tr.đồng
tăng 70,1% so với năm 2012. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế nên nhu cầu mua VLXD giảm mạnh làm cho doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ giảm. Để khuyến khích khách hàng mua công ty phải trích nhiều hơn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
cho các khoản giảm trừ mà điển hình là chiết khấu thương mại. Từ đó, làm cho
doanh thu thuần năm 2012 đang tăng 7,3% so với 2011 nhưng sang năm 2013 lại
giảm xuống 16% so với năm 2012.
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Long Thọ từ
năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh (%)
(Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) 12/11 13/12
1. DT bán hàng, cung cấp dịch
vụ
153.607 164.976 139.253 107,5 84,5
2. Các khoản giảm trừ 684 967 1.644 141,4 170,1
3. Doanh thu thuần 152.923 164.009 137.609 107,3 84,0
4. Giá vốn hàng bán 118.681 139.679 117.133 117,7 83,9
5. Lợi nhuận gộp 34.242 24.330 20.476 71,1 84,2
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
5.072 4.167 1.190 82,2 28,6
7. Chi phí tài chính 782 79 57 10,2 72,2
8. Chi phí bán hàng 2.860 2.561 2.449 89,6 95,7
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.376 8.698 8.643 118,0 99,4
10. Lợi nhuận thuần 28.296 17.159 10.517 60,7 61,3
11. Thu nhập khác 400 744 91 186,0 12,3
12. Chi phí khác 162 118 100 72,9 84,8
13. Lợi nhuận khác 238 626 -9 263,1 -1,5
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 28.534 17.785 10.508 62,4 59,1
15. Thuế TNDN 5.700 3.298 2.619 57,9 79,5
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 22.834 14.487 7.889 63,5 54,5
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
Qua bảng trên ta còn nhận thấy được rằng mặc dù năm 2012 có doanh thu lớn
nhất trong 3 năm nhưng hầu hết các khoản chi phí trong năm này lại giảm nhiều so
với năm 2011. Cụ thể: chi phí tài chính chỉ còn 79 tr.đồng (giảm 89,8% so với 2011);
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
chi phí bán hàng là 2.561 tr.đồng (giảm 10,4% so với 2011) và chỉ có chi phí quản lý
là 8.698 tr.đồng (tăng 18% so với 2011). Sang năm 2013 do doanh thu giảm nên chi
phí tài chính tiếp tục giảm còn 57 tr.đồng (giảm 27,8% so với 2012); chi phí bán hàng
là 2.449 tr.đồng (giảm 4,3% so vơi 2012); chi phí quản lý là 8.643 tr.đồng (giảm 0,6%
so với 2012).
Từ đó, ta thấy khi doanh thu giảm thì chi phí tài chính và chi phí bán hàng có
xu hướng giảm. Nhưng riêng chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng cao
trong năm 2012 (tăng18%) và giảm không đáng kể so với năm 2013 (chỉ giảm 0,6%).
Chứng tỏ công ty vẫn chưa có những chính sách thích hợp trong công tác quản lý,
phản ứng chưa kịp thời trước tình hình doanh thu giảm.
Chính vì vậy, tuy có doanh thu cao nhất trong 3 năm nhưng năm 2012 vẫn có
lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 14.487 tr.đồng, giảm 36,5% so với năm 2011. Và lợi nhuận
sau thuế năm 2013 thấp nhất chỉ còn 7.889 tr.đồng, giảm 45,5% so với năm 2012.
Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận sau thuế. Cụ
thể giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 17,7% so với năm 2011 do giá nguyên liệu,
nhiên liệu đầu vào tăng; và năm 2013 giảm 16,1% so với năm 2012.
Qua đó, ta thấy trong 3 năm thì năm 2011 có kết quả kinh doanh tốt nhất. Mặc
dù năm 2011 có doanh thu không cao bằng năm 2012 nhưng lợi nhuận sau thuế lại
cao nhất (gấp 1,6 lần so với năm 2012 và gấp 2,9 lần so với năm 2013) chính là nhờ
trong năm này công ty đã kiểm soát tốt các khoản chi phí và giá nguyên nhiên liệu ở
mức bình thường.
2.2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh qua các chỉ số tài chính
Dựa vào bảng 2.4 ta thấy các hệ số khả năng thanh toán của công ty đa số
đều duy trì ở mức hợp lý, nhưng có xu hướng giảm dần. Trong đó, khả năng thanh
toán tức thời giảm mạnh nhất, đến năm 2013 chỉ còn 0,22 lần, giảm đến 73,6% so
với năm 2012. Nguyên nhân do công ty đã sử dụng một phần tài sản lưu động và
vay thêm ngân hàng để đầu tư vào tài sản cố định làm cho khả năng thanh khoản
của công ty yếu dần. Tuy nhiên, nếu công ty có thể thu được các khoản phải thu và
giải quyết được lượng hàng tồn kho thì công ty vẫn có khả năng chi trả nợ ngắn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
hạn. Điều này được thể hiện qua hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả
năng thanh toán nhanh.
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Long Thọ (2011 - 2013)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
So sánh (%)
12/11 13/12
I. Hệ số khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện hành (lần) 2,81 2,37 2,70 84,3 114,0
2. Khả năng thanh toán nhanh (lần) 1,61 1,03 0,49 64,1 47,9
3. Khả năng thanh toán tức thời (lần) 1,38 0,86 0,22 62,0 26,4
II. Chỉ số hiệu quả hoạt động
1. Vòng quay HTK (vòng) 4,49 3,66 2,87 81,4 78,3
2. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 14,87 12,62 15,35 84,8 121,6
3. Vòng quay TSCĐ (lần) 22,26 6,60 5,54 29,6 83,9
4. Vòng quay tổng tài sản (lần) 1,67 1,65 1,51 98,7 92,0
III. Tỷ số khả năng sinh lời
1. Tỷ suất LN trên doanh thu (%) 14,93 8,83 5,73 59,1 64,9
2. Tỷ suất LN trên tài sản (%) 24,95 14,58 8,70 58,4 59,7
3. Tỷ suất LN trên VCSH (%) 36,43 21,95 11,44 60,2 52,1
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
Đối với các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động vẫn có xu hướng giảm qua 3 năm,
riêng chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân lại tăng từ 13 ngày trong năm 2012 lên 16 ngày
trong năm 2013 với 21,6%. Mặc dù với 16 ngày (2013) kỳ thu tiền bình quân vẫn còn
thấp nhưng xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ công tác thu hồi nợ bị chững lại cho dù
công ty đã sử dụng chính sách giá mềm cho những khách hàng trả trước. Còn đối với
các tỷ số khả năng sinh lời của công ty là rất cao, nhưng cũng có xu hướng giảm dần
do lợi nhuận trước thuế của công ty giảm. Sở dĩ như vậy là do công ty chưa kiểm soát
tốt chi phí quản lý, mặc dù doanh thu giảm nhưng chi phí này vẫn giữ nguyên làm cho
lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán cũng tăng do giá
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
nguyên vật liệu đầu vào tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại không thể tăng vì đây là
sản phẩm rất nhạy cảm về giá.
2.2.5 Hệ thống phân phối và thị phần của công ty
2.2.5.1 Hệ thống phân phối của công ty
Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu
liên tục: Sản xuất – Phân phối – Trao đổi – Tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhận một chức
năng nhất định trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời có mối quan hệ
thống nhất chặt chẽ với nhau. Trong đó, phân phối là khâu giữ vai trò quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kênh phân phối tốt là
khi nó đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng một cách thuận lợi
nhất, giúp cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm dễ dàng hơn. Đối với sản phẩm
của Công ty Cổ phần Long Thọ đưa sản phẩm ra thị trường thông qua 2 kênh chính
như sơ đồ 2.3.
(Nguồn: Phòng Thị trường công ty)
Sơ đồ 2.3: Kênh phân phối sản phẩm xi măng Long Thọ
Đầu tiên phải kể đến đó là phương thức bán lẻ (kênh phân phối 1), đối tượng
khách hàng của phương thức tiêu thụ này là người dân trong địa bàn tỉnh hoặc các cơ
quan, đơn vị có nhu cầu. Đây là những khách hàng mua không thường xuyên chỉ
chiếm 30% khối lượng sản phẩm của toàn hệ thống phân phối. Phương thức thứ hai là
bán buôn cho các công ty xây dựng như Công ty Xây Lắp, Công ty Kinh doanh
Nhà; công ty kinh doanh vật liệu xây dựng như Công ty Cổ phần Hương Thủy,
30%
SẢN PHẨM
CỦA CÔNG
TY CỔ
PHẦN
LONG THỌ
NGƯỜI
TIÊU
DÙNG
CUỐI
CÙNG
ĐẠI LÝ
70% 100%
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Công ty Cổ phần An Phú và hơn 400 đại lý trong và ngoài tỉnh. Đây là phương thức
tiêu thụ chủ yếu, chiếm khoảng 70% khối lượng sản phẩm của công ty. Khách hàng
trong kênh này là những đối tác lâu năm của công ty, thường xuyên mua với khối
lượng lớn và ổn định. Họ là những người nắm tình hình thị trường rất rõ. Chính vì vậy
công ty luôn có các chính sách hỗ trợ về giá cũng như chính sách chăm sóc khách
hàng tốt đối với những đối tượng khách hàng này.
Khách hàng khi có nhu cầu đến trực tiếp mua hàng tại trụ sở công ty, liên hệ
với bộ phận bán hàng thuộc Phòng Thị trường. Hoặc có thể điện thoại đến công ty
thông báo số lượng mua, địa chỉ của mình. Sản phẩm sẽ được giao tận nơi yêu cầu,
chi phí vận chuyển và tiền hàng được thu bởi nhân viên vận chuyển. Công ty thường
có các chính sách bán hàng có chiết khấu hoặc ưu đãi cho những khách hàng trả trước
nhằm tăng doanh số, hạn chế nợ và quay vòng vốn nhanh.
Ngoài ra, để kiểm soát tốt tình hình tiêu thụ và các khoản phải thu, công ty đã
tổ chức một đội bán hàng gồm 20 người, chia làm 5 tổ mỗi tổ chịu trách nhiệm kiểm
soát một nhóm khách hàng riêng. Khi một cơ sở nào đó có nhu cầu sản phẩm, tổ bán
hàng phụ trách khách hàng đó phải tiến hành các thủ tục để nhận hàng tại kho và vận
chuyển sản phẩm đến cơ sở hoặc một đối tượng thứ ba theo sự chỉ định của cơ sở đó.
Từ lúc này, tổ bán hàng phải thường xuyên theo dõi và trực tiếp thu tiền của khách
hàng để thanh toán cho công ty.
Tóm lại, đối với thị trường Thừa Thiên Huế, công ty có một hệ thống phân
phối khá lớn, mạnh nhất ở khu vực Thành phố Huế đến các vùng ven phía nam và yếu
nhất là vùng ven phía Bắc thành phố. Sở dĩ, kênh phân phối tại đó yếu là do khu vực
này gần nhà máy xi măng Luks, khách hàng sẽ giảm được chi phí vận chuyển nên xi
măng Kim Đỉnh chiếm gần như toàn bộ thị trường. Không những vậy, xi măng Kim
Đỉnh còn có một hệ thống phân phối mạnh không kém với 20 đại lý cấp 1 và trên 600
đại lý cấp 2 lớn nhỏ khác nhau kéo dài cả khu vực Miền Trung và là đối thủ cạnh tranh
chính với xi măng Long Thọ. Ngoài ra, còn có xi măng Bỉm Sơn, xi măng Sông
Gianh và xi măng Hải Vân với hệ thống phân phối tại Huế yếu hơn chỉ rải rác trên
một số đại lý với khối lượng ít nên sản phẩm đôi lúc cung cấp không kịp thời cho
khách hàng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
57
2.2.5.2 Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.5 Thị phần của các sản phẩm xi măng tại Thừa Thiên Huế
Loại
Xi măng
2011 2012 2013
BQ
tăng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ
trọng
(%)
1. Long Thọ 1.758.715 20,1 1.907.094 19,4 1.313.674 18,2 -11,4
2. Kim Đỉnh 1.956.423 22,3 2.378.599 24,1 1.644.622 22,8 -4,7
3. Bỉm Sơn 1.494.107 17,0 1.622.295 16,5 1.592.428 22,0 3,4
4. Sông Gianh 755.570 8,6 560.733 5,7 408.936 5,7 -26,5
5. Hải Vân 562.504 6,4 497.140 5,0 419.866 5,8 -13,6
6. DN khác 2.245.116 25,6 2.887.876 29,3 1.838.812 25,5 -3,9
Tổng 8.772.435 100,0 9.853.737 100,0 7.218.338 100,0
(Nguồn: Tổng hợp theo Tình hình thị trường xi măng của Hiệp hội xi măng Việt Nam)
Thị trường vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng là một thị trường
có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng lớn bởi tình hình của nền kinh tế. Trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại chỉ còn 2 doanh nghiệp sản xuất xi măng là Công ty Cổ
phần Long Thọ và Công ty Hữu hạn Xi măng Luks. Nhưng trong năm 2014, Công ty
Cổ phần Xi măng Đồng Lâm sẽ chính thức đi vào hoạt động với nhiều sản phẩm được
sản xuất bằng những công nghệ tiên tiến.
Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện thêm nhiều sản phẩm từ các tỉnh
khác được rải đều trong toàn tỉnh như xi măng Bỉm Sơn, xi măng Sông Gianh, xi
măng Hải Vân và một số loại xi măng khác. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều
đối thủ trên thị trường làm cho thị phần của công ty sẽ không ổn định và có thể bị
giảm xuống.
Dựa vào bảng 2.5 ta thấy, trong 3 năm qua xi măng Kim Đỉnh luôn chiếm thị
phần lớn nhất (luôn lớn hơn 22%). Và với ưu thế về thương hiệu, giá cả, chất lượng
đạt tiêu chuẩn Việt Nam sản lượng xi măng Long Thọ năm 2011 là 1.758.715 tấn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
chiếm 20,1%. Qua năm 2012 sản lượng của Long Thọ là 1.907.094 tấn, tuy cao hơn
so với năm 2011 nhưng thị phần của công ty trong năm này giảm xuống còn 19,4%.
Điều này chứng tỏ sản lượng của công ty tăng (năm 2012) là do cầu thị trường tăng,
không phải vì thị phần tăng mà ngược lại thị phần còn giảm và tỷ trọng này tiếp tục
giảm vào năm 2013 với 18,2%. Chính vì vậy, bình quân tăng của công ty qua 3 năm
rất thấp với - 11,4% đứng thứ 4/6 trong bảng 2.5.
Sở dĩ thị phần của công ty ngày càng giảm là do phải cạnh tranh gay gắt với 2
đối thủ chính là xi măng Kim Đỉnh và xi măng Bỉm Sơn. Đối với xi măng Kim Đỉnh,
thị phần của sản phẩm này khá ổn định qua 3 năm, với bình quân tăng là - 4,7% giảm
ít nhất trong các loại xi măng. Đặc biệt, xi măng Bỉm Sơn là sản phẩm có bình quân
tăng là + 3,4% cao nhất trong các sản phẩm. Đúng vậy, qua 3 năm thị phần của xi
măng Bỉm Sơn đã tăng từ 17% (năm 2011) lên đến 22% (năm 2013) vươn lên giành
vị trí thứ hai của xi măng Long Thọ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm
thị phần xi măng Long Thọ và một số loại khác như Sông Gianh và Hải Vân... Trong
đó, bình quân tăng thị phần xi măng Sông Gianh là thấp nhất với - 26,5% và xi măng
Hải Vân là - 13,6%, các loại xi măng khác (như: Nghi Sơn, Hoàng Mai, Hoàng
Thạch, Hà Tiên với tổng thị phần khoảng 25%) là - 3,9%.
Tóm lại, đối thủ chính của xi măng Long Thọ ngoài xi măng Kim Đỉnh đứng
đầu thị phần, còn có xi măng Bỉm Sơn là một sản phẩm đang chiếm dần thị phần của
các sản phẩm khác trong đó có sản phẩm của công ty. Vì vậy, công ty cần có những
giải pháp cần thiết và phù hợp về sản phẩm cũng như chiến lược phân phối để giữ
vững được thị phần của mình đã xây dựng từ lâu nay trên điạ bàn Thừa Thiên Huế. Từ
đó mới có thể nghĩ đến việc vươn lên tiến xa hơn các thị trường khác ngoài tỉnh của
miền Trung và Tây Nguyên.
2.3 Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty
2.3.1 Thông tin chung về đối tượng khách hàng
Trong 110 phiếu điều tra được phát ra, có 100 phiếu thu về và hợp lệ, tỷ lệ
phản hồi khá cao đạt 90,9%. Cỡ mẫu này phù hợp với yêu cầu của phân tích nhân
tố và được thể hiện qua bảng 2.6. Qua tổng hợp số liệu ở bảng 2.6 ta có thể đưa ra
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
nhận xét về thông tin chung của các đối tượng khách hàng được điều tra, phỏng
vấn như sau:
Bảng 2.6 Thông tin chung về đối tượng khách hàng được điều tra
TT Chỉ tiêu Số quan sát
Tỷ lệ cơ cấu
(%)
1 Giới tính 100 100
- Nam 57 57
- Nữ 43 43
2 Độ tuổi 100 100
- Dưới 35 tuổi 36 36
- Từ 35 đến 50 tuổi 59 59
- Trên 50 tuổi 5 5
3 Thời gian hoạt động kinh doanh 100 100
- Dưới 5 năm 20 20
- Từ 5 năm đến 10 năm 40 40
- Từ 10 năm đến 15 năm 35 35
- Trên 15 năm 5 5
4 Trình độ học vấn 100 100
- Đại học, trên đại học 39 39
- Trung cấp, cao đẳng 22 22
- Trung học 39 39
(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)
Về giới tính của khách hàng được phỏng vấn: nam chiếm tỷ lệ 57%, nữ chiếm
43%. Độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 36%, độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi chiếm 59%, trên 50
tuổi chiếm 5%. Thời gian hoạt động kinh doanh dưới 5 năm chiếm 20%, từ 5 năm đến
10 năm chiếm 40%, từ 10 năm đến 15 năm chiếm 35% và trên 15 năm chiếm 5%. Về
trình độ học vấn của người được phỏng vấn, điều tra: người có trình độ Đại học và
trên đại học chiếm 39%; trung cấp, cao đẳng chiếm 22%; trung học chiếm 39%. Với
các thông tin trên, người được phỏng vấn, điều tra có thể đưa ra ý kiến đánh giá sát
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
đúng với thực tế trong việc trả lời các câu hỏi điều tra. Trong 100 khách hàng được
hỏi thì có 50 khách hàng đại lý xi măng, còn lại 50 khách hàng là khách hàng tiêu thụ
trực tiếp sản phẩm, doanh nghiệp xây dựng cơ bản.
2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra
Bảng 2.7 Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra
Item-Total Statistics
Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Chất lượng sản phẩm 0,343 0,848
Sự phong phú đa dạng của chủng loại sản phẩm 0,310 0,845
Hình thức mẫu mã và chất lượng bao bì 0,343 0,849
Nguồn nguyên liệu đầu vào 0,379 0,841
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm 0,492 0,835
Chính sách khuyến mãi 0,581 0,830
Chính sách tài trợ, quảng cáo, tiếp thị 0,743 0,820
Chính sách hỗ trợ, CSKH 0,701 0,819
Chính sách giả cả và thanh toán 0,590 0,828
Thương hiệu của Công ty 0,339 0,844
Năng lực bán hàng và tiếp thị của Công ty 0,489 0,835
Năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_co_phan_long_tho_tren_dia_ban_tinh_thua_thien_hue_4514_1912.pdf