Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng 939

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.2

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .4

Chương 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẶC ĐIỂM CẠNH TRANH

CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG.6

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH.6

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh, các loại hình cạnh tranh .6

1 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh .6

1.1.1.2 Các loại hình cạnh tranh.7

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh.9

1.1.3 Năng lưc cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng.10

1.2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP.13

1.2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.13

1.2.1.1. Tự nhiên- Cơ sở hạ tầng .13

1.2.1.2. Kinh tế .13

1.2.1.3 Kỹ thuật-công nghệ .14

1.2.1.4 Văn hóa-Xã hội.14

1.2.1.5 Chính trị- Pháp luật .14

1.2.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ.15

1.2.2.1 Nhà cung cấp .15

1.2.2.2. Khách hàng.16

1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh .16

1.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn .16

1.2.2.5. Thị trường lao động.17

1.2.3 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.17

1.2.3.1 Nguồn nhân lực .17

1.2.3.2 Năng lực tài chính .19

1.2.3.3 Máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ.19

1.2.3.4. Hoạt động marketing của doanh nghiệp.20

1.2.3.5. Năng lực liên doanh, liên kết.21

1.2.3.6. Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu.21

1.2.3.7. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ đầu tư .22

1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.22

1.4 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

BẰNG MÔ HÌNH CẠNH TRANH CỦA MICHEL POTER.27

1.4.1 Sức mạnh nhà cung cấp .27

Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược Michel Poter 2008.28

1.4.2 Nguy cơ thay thế.28

1.4.3 Các rào cản gia nhập.28

1.4.4 Sức mạnh khách hàng.29

1.4.5 Mức độ cạnh tranh.29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

XÂY DỰNG CỔ PHẦN 939.30

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 93930

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .30

2.1.2. Ngành nghề hoạt động.30

2.2. MỘT SỐ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 939.32

2.2.1. Tổ chức xây dựng hồ sơ dự thầu .32

2.2.2. Tổ chức triển khai và quản lý thi công các CTGT thắng thầu .33

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG

XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 939 .33

2.3.1. Kết quả cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn (2008-2010) .33

2.3.2. Thực trạng cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng 939.36

2.3.2.1.Đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng

939 qua giai đoạn 2006-2010 .36

2.3.2.2 Đánh giá cụ thể về tình hình cạnh tranh xây dựng của Công ty

Cổ phần Xây dựng 939.39

2.4. PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 939.40

2.4.1. Các nhân tố chủ quan.40

2.4.1.1. Nguồn nhân lực .41

2.4.1.2. Năng lực thiết bị kỹ thuật và công nghệ.43

2.4.1.3. Năng lực tài chính .46

2.4.1.4. Hoạt động marketing .50

2.4.1.5 Khả năng liên danh, liên kết.50

2.4.1.6 Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu.51

2.4.2. Các yếu tố khách quan.52

2.4.2.1. Môi trường kinh tế, pháp lý.52

2.4.2.2. Chủ đầu tư .52

2.4.2.3. Cơ quan tư vấn, giám sát.53

2.4.2.4. Các đối thủ cạnh tranh.55

2.3.2.5. Các nhà cung cấp.55

2.5. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG 939 QUA ĐIỀU TRA.57

2.5.1. Thông tin chung về đối tượng được điều tra, phỏng vấn .57

2.5.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số

Cronbach’s Alpha .58

2.5.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá về tác động của các yếu tố bên ngoài .58

2.5.2.2 Các yếu tố bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh.59

2.5.3 Kết quả đánh giá các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh củaCông ty.62

2.5.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực canh tranh .62

2.5.3.3 Giá trị trung bình ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng

của các nhân tố bên trong và bên ngoài.64

2.5.4 Phân tích nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ

phần xây dựng 939.66

2.5.4.1 Phân tích các nhân tố bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh

của Công ty:.66

2.5.4.2 Phân tích hàm hồi quy.68

2.5.6 Phân tích nhân tố tác động bên ngoài tới năng lực cạnh tranh của

công ty cổ phần xây dựng 939.69

2.5.6.1 Phân tích nhân tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp. .69

2.4.6.2 Phân tích hàm hồi quy tuyến tính.71

2.5.7 Đánh giá vị trí cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng 939 thông

qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia.73

2.5.6 Phân tích các hình thức hổ trợ, các chính sách hổ trợ và hệ thống quy

định chọn lựa nhà thầu.75

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XÂY DỰNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 939.78

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2015.79

3.1.1. Xu hướng phát triển của cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng.79

3.1.2. Chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020

của Việt Nam .80

3.1.2.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020.80

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giao

thông đô thị và giao thông nông thôn của Việt Nam đến năm 2020.81

3.1.1.3. Định hướng phát triển cơ sõ hạ tầng và công trình giao thông

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015 .82

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng 939 giai

đoạn từ năm 2010-2015.85

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 939 .87

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực xây dựng của Công ty Cổ

phần Xây dựng 939.88

3.2.1.1. Tăng cường vốn đầu tư nhằm hiện đại hoá trang thiết bị máy

móc kỹ thuật và công nghệ thi công.88

3.2.1.2 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm xây

dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn.89

3.2.1.3. Tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có

kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ

quản lý .91

3.2.1.4. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng hiệu quả

các nguồn vốn.93

3.2.1.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các

sai phạm, đề xuất khen thưởng cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.94

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ

thuật đấu thầu của Công ty .96

3.2.2.1. Nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu .96

3.2.2.2. Hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các

phương án lựa chọn giá thầu hợp lý .98

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .101

I. KẾT LUẬN .101

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC

CẠNH TRANH XÂY DỰNG CƠ BẢN.103

1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu xây dựng.103

2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh công khai hóa các hiện tượng

tiêu cực trong hoạt động đấu thầu xây dựng đã bị xử lý trên các phương

tiện thông tin đại chúng .105

3. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý đấu

thầu xây dựng.106

TÀI LIỆU THAM KHẢO .109

pdf116 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng 939, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng giao thông, hạn chế những thất thoát, lãng phí, Nhà nước cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý ổn định và bảo đảm thực thi nghiêm túc Luật Đấu thầu, tạo dựng một sân chơi thực sự bình đẳng cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông. 2.4.2.2. Chủ đầu tư ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 53 Chủ đầu tư là cơ quan được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì tự thực hiện mời thầu, tổ chức đấu thầu, nếu không đủ năng lực thì sử dụng một tổ chức chuyên môn đủ tư cách và năng lực thay mình làm bên mời thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Với nhóm khách hàng là những nhà đầu tư trong nước tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc và Bắc Miền Trung và còn lại là địa bàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm qua Công ty Cổ phần xây dựng 939 luôn khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vai trò của chủ đầu tư có tác động rất lớn đến quá trình tuyển thầu của các Công ty xây dựng. Bởi lẽ, chỉ cần một cán bộ của chủ đầu tư không có đủ năng lực, tha hoá, nhận hối lộ, có đánh giá thiên lệch, hoặc tiết lộ thông tin của các nhà thầu thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Xu thế hiện nay, các chủ đầu tư, đặc biệt là các Chủ đầu tư dự án xây dựng CTGT tại Thừa Thiên Huế đang ngày càng chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, xây dựng và đổi mới phương thức làm việc khoa học và hiệu quả hơn, có những yêu cầu cao hơn về các tiêu chí đánh giá năng lực hồ sơ dự thầu. Đứng trước thực tiễn khách quan đó, Công ty phải xác định các yêu cầu cần đáp ứng là chất lượng, kỹ thuật, thời gian và giá cả hợp lý. Đòi hỏi cả 2 phía, nhất là các chủ đầu tư và Công ty phải có những quyết sách đúng đắn từ đó mới có thể tạo dựng cho nhau những lợi thế cạnh tranh cũng như cho ra đời những sản phẩm xây dựng đạt yêu cầu với nhu cầu đầu tư và của nền kinh tế. 2.4.2.3. Cơ quan tư vấn, giám sát Cơ quan tư vấn, giám sát có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh đấu thầu và tạo dựng uy thế trên thị trường của các doanh nghiệp xây dựng. Từ các khâu tư vấn, lập dự án, thiết kế, lập hồ sơ mời thầu, đến tư vấn giám sát chất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 lượng công trình đều là những bộ phận không thể tách rời để tạo ra những sản phẩm xây dựng có chất lượng cao. Đối với hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông thì công tác tư vấn lại tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất của các Công ty. Một thực tiển cho thấy, khi một công trình nào đó, với công tác tư vấn đầy đủ, đảm bảo vê: thiết kế dự toán chính xác, hồ sơ mời thầu chặt chẽ công bằng, công tác giám sát thi công được các đòi hỏi về chất lượng kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho các Công ty từ khâu dự thầu đến thi công công trình. Khi thực hiện tốt điều này chính là ngày một nâng cao được vị thế và uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường xây dựng. Tuy nhiên, nhiều dự án các chủ đầu tư và các bên tham gia tư vấn chưa ý thức được vai trò và trọng trách của mình nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về chất lượng. Nhiều cơ quan tư vấn hời hợt trong công tác xây dựng hồ sơ mời thầu, giám sát thiếu chặt chẽ các khâu của quá trình thực hiện đầu tư đã dẫn đến dung túng cho các doanh nghiệp xây dựng làm sai thiết kế kỹ thuật. Trong thời gian qua, đại đa số các dự án xây dựng công trình thắng thầu của Công ty đều do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông tỉnh Thừa Thiên Huếvà tổ tư vấn giám sát thuộc Ban quản lý dự án KVCN giao thông Thừa Thiên Huế thực hiện công tác tư vấn giám sát; chỉ có một số ít công trình ngoài tỉnh do các tổ tư vấn giám sát thuộc các chủ đầu tư công trình đó thực hiện. Trên thực tế các cơ quan, tổ chức tư vấn giám sát đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Công ty từ khâu dự thầu đến thi công hoàn thành công trình. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đa số các cán bộ tư vấn giám sát đã tư vấn, đề xuất những phương án thi công khoa học, hợp lý, bảo đảm chất lượng thi công, chi phí công trình được tiết kiệm, rút ngắn được thời gian so với tiến độ đề ra; một số sai sót trong khâu thi công đã được phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó có những cán bộ giám sát thi công chưa thường xuyên sâu sát hiện trường thi công, chưa kiểm tra xử lý nghiêm túc dẫn đến sai sót trong thi công vẫn còn, việc sửa chữa, khắc phục tiêu tốn thêm vật tư, kéo dài thời gian thi công, tăng chí phí công trình làm ảnh hưởng đến kết quả SXKD và năng lực cạnh tranh đấu thầu XDGT của Công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 2.4.2.4. Các đối thủ cạnh tranh * Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những lĩnh vực rất năng động, ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông ở miền Bắc và miền Trung. Đặc biệt là Công ty Cổ phần Xây dựng 699, Công ty Cổ phần Xây dựng 525, Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí 1, Công ty TNHH Hùng Cường, Công ty TNHH Trường Thịnh và nhiều Công ty khác. Toàn bộ những đơn vị này đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường xây dựng giao thông ở Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh Miền Trung nói chung. Các phương thức cạnh tranh đó là lôi kéo nguồn nhân lực có trình độ cao của nhau bằng nhiều hình thức, tăng cường đầu tư đổi mới đồng bộ hóa xe, máy thiết bị, cạnh tranh về giá bỏ thầu hoặc tranh giành các nhà cung ứng vật tư nhiên liệu chính . Bên cạnh các công ty trong nước đang cạnh tranh thì đã xuất hiện không ít công ty xây dựng có vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài. Đây là thách thức không nhỏ đối với Công ty Cổ phần xây dựng 939 trong bối cảnh thị trường càng phức tạp. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp xây dựng trong nước. Đây thường thường là các Công ty hoạt động tại các địa phương nơi họ có trụ sỡ chính. Do đó, các Công ty này thường có quan hệ rất tốt với các địa phương. Hơn nữa, các công trình tại các địa phương thường có quy mô nhỏ nên các Công ty lớn thường ít quan tâm đến hoặc bỏ nhõ thị trường này. 2.4.2.5. Các nhà cung cấp Chi phí trực tiếp của các công trình thi công gồm chi phí vật liệu, máy móc và nhân công. Trong đó chi phí vật liệu và máy thi công chiếm tỷ lệ cao nhất. Do vậy, những nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh đấu thầu của Công ty. Nhà cung cấp chủ yếu gồm: các nhà cung cấp tài chính và các nhà cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp xe, máy, thiết bị thi công. Để khắc phục khó khăn và đáp ứng những yêu cầu của các dự án đầu tư do ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty đã phải ký kết với các nhà cung cấp tài chính tín dụng như các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Công ty hoàn thành các công trình đúng thời hạn. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều vấn đề về tài chính của một số dự án lớn, mà nguyên nhân là các nhà cung cấp không thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về tài chính của doanh nghiệp cho các dự án có vốn đầu tư lớn, kéo dài thời gian thi công, chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước. Chính điều này đã dẫn đến việc một số công trình bị đình trệ, không hoàn thành đúng tiến độ thi công. Cũng như các nhà cung cấp tài chính, việc thi công những công trình ở các vùng giao thông kém phát triển, vùng sâu, vùng xa thì việc tìm được một nhà cung ứng xi măng, sắt thép, cát đá có đủ năng lực cung ứng cho các công trình lớn là điều rất khó khăn. Không những thế, khả năng cung cấp nguyên vật liệu còn hạn chế của các doanh nghiệp tại nơi thực hiện dự án đã có tác động tiêu cực đến giá cả đầu vào của các doanh nghiệp xây dựng giao thông. Do đó, phương án sử dụng và giá cả nguyên vật liệu trong hồ sơ dự thầu sẽ khác xa so với thực tế triển khai trong quá trình thực thi dự án. Đây cũng chính là một yếu tố rủi ro đối với các doanh nghiệp mà trong những năm qua Công ty đã gặp phải. Những yếu tố này đã tác động rất lớn đến các nhà thầu khi xây dựng phương án thi công và giá dự thầu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với xe, máy, thiết bị thi công của Công ty, hầu hết là của nước ngoài sản xuất, các nhà cung ứng của Việt Nam nhập khẩu. Nguồn cung dồi dào nhưng chất lượng khó kiểm định chính xác. Các nhà cung ứng lại hay liên kết, tạo nên khan hiếm giả tạo và nâng giá bán cao hơn làm tăng chi phí khấu hao xe, máy, thiết bị phân bổ vào công trình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 2.5. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 939 QUA SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Số liệu được phân tích trên phân mềm SPSS for Windows. Sử dụng các công cụ phân tích được định dạng sẵn trong SPSS. Các công cụ phân tích này bao gồm các phép kiểm định thống kê, phân tích nhân tố, thống kê mô tả và kiểm định One – Sample - Test nhằm có được những kết luận chắc chắn có ý nghĩa về mặt thống kê những vấn đề về năng lực nhân sự và kinh nghiệm thi công, năng lực thiết bị kỹ thuật công nghệ, năng lực tài chính của Công ty; các tồn tại trong quá trình tham gia đấu thầu và xây dựng các công trình giao thông. Kết quả cụ thể được trình bày ở các phần sau đây. 2.5.1. Thông tin chung về đối tượng được điều tra, phỏng vấn Qua 300 phiếu điều tra khảo sát đánh giá tác động của các nhân tố tới năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng 939 có 100 phiếu điều tra đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của Công ty, có 100 phiếu điều tra đề cập tới tác động của môi trường bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty và 100 phiếu còn lại là ý kiến các chuyên gia trong lính vực xây dựng, đa số những người được điều tra là những người có thâm niên và hiểu biết về lĩnh vực xây dựng và năng lực cạnh tranh của các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, do vậy đây là đây là các dữ liệu đáng tin cậy để kiểm tra năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng 939. Từ số liệu các bảng ở phần phụ lục 07 có thể nhận xét: - Tỷ lệ giới tính của khách hàng được phỏng vấn chênh nhau nhiều nữ 37,6%, và nam là 63,4% ; độ tuổi dưới 25 là 8,8%, từ 25 đến 40 là 48%, từ 40 đến 55 là 31,2%, còn lại trên 55 là 12%, qua số liệu trên chúng ta thấy người trong độ tuổi từ 25-40 chiếm nhiều nhất bởi vì đây là nhóm người đang còn làm việc trong các nghành khác nhau có liên quan đến xây dựng và họ am hiểu về Công ty nhiều hơn, số lượng nam nhiều hơn là cũng do đặc thù của ngành xây dựng thích hợp với nam hơn là nữ. - Trình độ chuyên môn của người được phỏng vấn có 62,4% đại học và 2,4% trên đại học,% trung cấp là 7,2% và 28% là cao đẳng, nhìn vào cơ cấu trình độ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 học vấn chúng ta thấy số lượng người có trình độ đại học và trên đại học nhiều hơn so với cao đẳng và trung cấp. Như vậy rõ ràng đây là những người có năng lực, trình độ, am hiểu trong nghành xây dựng. Họ nắm bắt được tình hình chung và xu hướng phát triển của thị trường xây dựng. - Trong tổng số 300 đối tượng được phỏng vấn bao gồm đầy đủ các thành phần và vị trí công tác, từ lãnh đạo đến cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế hoạch – kế toán, công nhân lái xe – máy Trong số đó có tới 75 người (chiếm 75%) thường xuyên làm việc có liên quan đến công tác đấu thầu xây dựng giao thông. 2.5.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha Để kiểm định độ tin cậy của số liệu điều tra, chúng tôi tiến hành kiểm tra mức độ tin cậy của các thông tin từ những khách hàng bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Item – total correclation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6. Tiến hành kiểm định SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đối với khách hàng được phỏng vấn trình bày ở phần phụ lục 09 2.5.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá về tác động của các yếu tố bên ngoài Chúng ta có thể thấy được qua bảng sau: Bảng 2.7: Hệ số tin cậycủa các yếu tố bên ngoài Các biến phân tích Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số tương quan Hệ số tin cậy Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 3.42 0.5891 0.627 0.9366 Mức lãi suất cho vay của thị trường 3.43 0.6237 0.6391 0.9365 Sự biến động tỷ giá 3.46 0.6578 0.6337 0.9364 Chính sách thuế quan 3.42 0.7272 0.6176 0.9222 Chính sách khuyến khích 3.5 0.772 0.6683 0.9221 Tình hình chính trị 3.41 0.8052 0.6871 0.9216 Hệ thống pháp luật 3.49 0.7849 0.6472 0.9223 Sự phát triển công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng 3.49 0.7177 0.6268 0.9214 Sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông 3.47 0.6584 0.5308 0.9215 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Tiềm năng thị trường xây dựng 3.41 0.712 0.6167 0.9217 Nhu cầu xây dựng cơ bản 3.43 0.7946 0.7025 0.9220 Giá cả nguyên vật liệu 4.52 0.7717 0.7408 0.9239 Đối thủ cạnh tranh 3.46 0.6578 0.6283 0.9224 Tốc độ tăng trưởng của ngành 3.47 0.7171 0.6168 0.9228 Số lượng doanh nghiệp trong ngành 3.5 0.7035 0.5578 0.9236 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ 3.52 0.7585 0.6622 0.9207 Trình độ tư vấn thiết kế 3.62 0.7886 0.7433 0.9188 Trình độ tư vấn giám sát 3.59 0.7398 0.7206 0.9196 Hạn mức cho vay của ngân hàng 3.64 0.7321 0.6611 0.9217 Alpha tổng thể 0.9263 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được hệ số Alpha của từng chỉ tiêu là rất cao đạt từ 0,9 trở lên và hệ số Alpha tổng thể là 0,9263. Có thể nói độ tin cậy của dữ liệu là rất cao đây là cơ sỡ để chúng ta có thể phân tích được qua các công cụ của SPSS. 2.5.2.2 Các yếu tố bên trong tác động tới năng lực cạnh tranh Dưới đây là bảng hệ số tin cậy của các chỉ tiêu môi trường bên trong ảnh hưởng tói năng lực cạnh tranh của Công ty Bảng 2.8 Hệ số tin cậy của các yếu tố bên trong Các biến phân tích Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số tương quan Hệ số tin cậy Số lượng và thời gian công tác của CBNV 3.81 0.6146 0.744 0.9027 Năng lực làm việc 3.78 0.6448 0.7880 0.9000 Năng lực quản lý và bố trí công việc 3.72 0.6679 0.7421 0.8988 Năng lực lập hồ sơ dự thầu 3.72 0.6679 0.6267 0.8993 Ý thức làm việc và tuân thủ pháp luật 3.06 0.5829 0.4673 0.9030 Số lượng và chủng loại xe, máy, thiết bị, phục vụ thi công 3.95 0.7311 0.7794 0.8982 Chất lượng thi công các công trình 3.98 0.5787 0.7807 0.8975 Khả năng đổi mới MMTB và áp dụng công nghệ mới 3.08 0.6664 0.7994 0.8925 Biện pháp bảo đảm chất lượng thi công 3.06 0.7342 0.7987 0.8945 Biện pháp bảo đảm giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ 3.04 0.7081 0.8322 0.8953 Mức độ mỹ quan các gói thầu 3.99 0.6805 0.7681 0.8945 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Doanh thu hoạt động XD trung bình hàng năm so với các doanh nghiệp xây dựng 3.93 0.6889 0.4770 0.8970 Lợi nhuận hàng năm của Công ty so với các nhà thầu trên địa bàn 3.82 0.6553 0.5827 0.9026 Khả năng huy động vốn và việc bố trí vốn kịp thời cho KD 3.89 0.6417 0.6384 0.9006 Chi phí kinh doanh trên cùng một mặt bằng so với các nhà thầu trên địa bàn 3.87 0.6178 0.6395 0.9018 Chất lượng và khả năng huy động của các loại xe, máy, thiết bị phục vụ thi công 3.78 0.5972 0.5781 0.8981 Alpha tổng thể 0.9043 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS 2.5.2.3Đánh giá các yếu tố bên ngoài của các chuyên gia Bảng 2.9 Hệ số tin cậy của các yếu tố bên ngoài Các biến phân tích Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số tương quan Hệ số tin cậy Lãi suất ngân hàng cao 3.5 0.6343 0.7244 0.9019 Tỷ giá tăng mạnh 3.78 0.6235 0.7867 0.9012 Hệ thống chính trị ổn định 3.72 0.6612 0.7234 0.8981 Pháp luật chưa hoàn thiện 3.72 0.6241 0.6235 0.8456 Chính sách khuyến khích phát triển ngành 3.06 0.5812 0.4532 0.9029 Công nghệ kỹ thuật trong ngành xây dựng thế giới ngày càng hiện đại 3.95 0.7844 0.7721 0.8736 Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển 3.98 0.6534 0.7865 0.8354 Tiềm năng thị trường xây dựng 3.08 0.7368 0.7845 0.8243 Nhu cầu xây dựng cơ bản 3.06 0.7243 0.7987 0.8982 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu 3.04 0.6876 0.8342 0.8465 Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều 3.99 0.5243 0.7843 0.8789 Chủ đầu tư ngày càng khắt khe với 3.93 0.6412 0.4231 0.8756 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 câc công trình Chịu áp lực từ nhà cung ứng 3.82 0.6577 0.5932 0.9025 Ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước kém phát triển 3.89 0.6349 0.6384 0.9001 Alpha tổng thể 0.9015 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS 2.5.2.4 Đánh giá các yếu tố bên trong của các chuyên gia Bảng 2.10 Hệ số tin cậy của các yếu tố bên trong Các biến phân tích Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số tương quan Hệ số tin cậy Chiến lược phát triển 3.81 0.6125 0.7120 0.8976 Chất lượng nhân viên 3.78 0.6346 0.7828 0.9122 Trình độ quản lý 3.72 0.6623 0.7419 0.8763 Tài chính tự chủ 3.72 0.6679 0.6256 0.8928 Khả năng vay vốn 3.06 0.5846 0.4689 0.9018 Máy móc thiết bị 3.95 0.7372 0.7780 0.8910 Tổ chức đấu thầu xây dựng 3.98 0.6645 0.7129 0.8932 Thu nhập thông tin thị trường 3.08 0.7211 0.7874 0.8935 Chất lượng các công trình 3.06 0.7017 0.7873 0.8945 Quan hệ với các chủ đầu tư 3.04 0.6889 0.8243 0.9003 Mức độ bảo hành các công trình 3.99 0.6812 0.7612 0.8968 Trình độ thi công 3.93 0.6589 0.4777 0.8959 Alpha tổng thể 0.9017 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 2.5.3 Kết quả đánh giá các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của Công ty 2.5.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực canh tranh Qua ý kiến đánh giá của 100 khách hàng đã tiến hành điều tra phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu và kết quả đánh giá của khách hàng về tác động của các yếu tố bên ngoài, chúng ta phân tích được như bảng sau Bảng 2.11: Giá trị trung bình của các nhân tố bên ngoài Chỉ tiêu Tỷ lệ theo thang đánh giá( %) Giá trị trungbình1 2 3 4 5 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 3 54 41 2 3.42 Mức lãi suất cho vay của thị trường 5 49 44 2 3.43 Sự biến động tỷ giá 5 48 43 4 3.46 Chính sách thuế quan 9 45 41 5 3.42 Chính sách khuyến khích 10 37 46 7 4.5 Tình hình chính trị 12 43 37 8 3.41 Hệ thống pháp luật 8 45 37 10 3.49 Sự phát triển công nghệ kỹ thuật 5 49 38 8 3.49 Sự phát triển công nghệ thông tin 4 50 41 5 3.41 Tiềm năng thị trường xây dựng 6 54 33 7 3.43 Nhu cầu xây dựng cơ bản 11 43 38 8 3.52 Giá cả nguyên vật liệu 9 38 45 8 3.46 Đối thủ cạnh tranh 6 45 46 3 3.47 Tốc độ tăng trưởng của ngành 4 50 38 8 3.5 Số lượng doanh nghiệp trong ngành 9 37 47 7 3.52 Chính sách hỗ trợ của chính phủ 8 33 48 11 3.62 Trình độ tư vấn thiết kế 6 38 47 9 3.59 Trình độ tư vấn giám sát 3 42 45 10 3.45 Hạn mức cho vay của ngân hàng 5 36 49 10 3.64 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy: Mức đánh giá trung bình của người được phỏng vấn đều cao hơn 3 và mức ý nghĩa : sig=.000<0.05, điều đó có nghĩa là các nhân tố bên ngoài có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh của các công ty xây dựng. Trong đó nhân tố Hạn mức cho vay của ngân hàng được đánh giá là cao nhất với mức trung bình là 3,64 có 5% ý kiến tham gia đánh giá là thấp, 36% ý kiến đánh giá là trung bình, 49% ý kiến đánh giá là cao và 110% còn lại là rất cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Hai nhân tố là Sự phát triển công nghệ thông tin và Tình hình chính trị có mức trung bình thấp nhất với 3.41, còn các nhân tố còn lại đều ở mức 3,42 đến 3,62. Có thể thấy qua Kiểm định giá trị trung bình, chúng ta có nhận xét rằng các nhân tố bên ngoài có tác động tương đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Do vậy các doanh nghiệp xây dựng cần nên chú ý hơn đến các nhân tố này để lường trước được rủi ro trong quá trình kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. 2.5.3.2 Các nhân tố bên trong tác đông tới năng lực cạnh tranh của Công ty Bảng 2.12 Giá trị trung bình Chỉ tiêu Tỷ lệ theo thang đánh giá( %) Giá trị trungbình1 2 3 4 5 Số lượng và thời gian công tác của CBNV 30 59 11 3.81 Năng lực làm việc 34 54 12 3.78 Năng lực quản lý và bố trí công việc 40 48 12 3.72 Năng lực lập hồ sơ dự thầu 40 48 12 4.06 Ý thức làm việc và tuân thủ pháp luật 14 66 20 3.95 Số lượng và chủng loại xe máy 29 47 24 3.98 Chất lượng và khả năng huy động xe máy 23 56 21 4.08 Chất lượng thi công các công trình 20 49 30 4.06 Khả năng đổi mới MMTB và áp dụng công nghệ mới 22 50 28 4.04 Biện pháp bảo đảm chất lượng xây lắp 21 54 25 3.99 Biện pháp bảo đảm giao thông, an toàn vệ sinh môi trường 22 60 17 3.93 Mức độ mỹ quan các gói thầu đã thi công 22 60 17 3.82 Doanh thu hoạt động XD trung bình so với các công ty trên thị trường 28 59 12 3.89 Lợi nhuận hàng năm của công ty 25 61 14 3.87 Khả năng huy động vốn và bố trí vốn 22 66 11 3.78 Chi phí kinh doanh trên cùng một mặt bằng so với các nhà thầu 30 62 8 3.83 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS Qua bảng kết quả kiểm định trên, chúng ta thấy tất cả các nhân tố đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 nên có ý nghĩa về mặt kiểm định. Từ số liệu chúng ta có thể thấy được các nhân tố bên trong của Công ty có tác động rất cao đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân tố có giá trị trung bình được đánh giá cao nhất là Chất lượng thi công các công trình với giá trị trung bình là 4,08 trong đó 30% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 đánh giá là có tác động rất cao, 49% đánh giá là có tác động cao, 21% đánh giá là thấp và trung bình. Hai nhân tố có giá trị trung bình thấp nhất là Năng lực lập hồ sơ dự thầu và Năng lực quản lý và bố trí công việc với giá trị bình quân là 3,72. Bảng kết quả trên có thể rút ra nhận xét như sau: Ngoài các nhân tố bên ngoài có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì các nhân tố bên trong lại càng có tác động mạnh mẽ hơn đến năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy năng lực nội tại của Công ty có tầm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư mạnh mẽ hơn đến các nhân tố bên trong này, chỉ có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được trong một thị trường xây dựng ngày càng khốc liệt 2.5.3.3 Giá trị trung bình ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố bên trong và bên ngoài + Giá trị trung bình mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài Bảng 2. 13 Giá trị trung bình mức độ quan trọng yếu tố bên ngoài Chỉ tiêu Tỷ lệ theo thang đánh giá( %) Giá trị trungbình1 2 3 4 5 Lãi suất ngân hàng cao 2 60 38 3.36 Tỷ giá tăng mạnh 49 51 3.51 Hệ thống chính trị ổn định 5 48 43 3 3.45 Pháp luật chưa hoàn thiện 4 55 37 4 3.41 Chính sách khuyến khích phát triển ngành 10 44 34 12 3.48 Công nghệ kỹ thuật trong ngành xây dựng thế giới ngày càng hiện đại 8 64 25 3 3.23 Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển 7 53 33 7 3.4 Tiềm năng thị trường xây dựng 7 53 33 7 3.43 Nhu cầu xây dựng cơ bản 13 55 27 5 3.24 Nguồn cung cấp nguyên vật liêu 11 60 29 3.18 Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều 19 67 14 2.95 Chủ đầu tư ngày càng khắt khe với các công trình 7 58 31 4 3.32 Chịu áp lực từ nhà cung ứng 10 60 30 3.2 Ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước kém phát triển 5 53 39 3 3.4 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý SPSS Qua bảng số liệu đánh giá của các chuyên gia chúng ta đều nhận thấy mức độ quan trọng của các nhân tố bên ngoài là tương đối cao. Nhân tố bên ngoài được các chuyên gia đánh giá cao nhất là Tỷ giá tăng mạnh với giá trị trung bình là 3,51 trong đó có 49% đánh giá trung bình còn lại 51% là đánh giá cao. Điều này cho thấy trên thực tế ty giá tăng mạnh có tác động rất lớn đến khả năng phản ứng của các doanh nghiêp. Trong tình hình kinh tế hiện nay, đối với các daonh nghiệp khi tỷ giá tăng mạnh làm cho các chi phí trở nên vượt trên ngưỡng bình thường vì vậy sẽ có sự lúng tung và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cắt giảm chi phí không cần thiết. Đây là một bài toán khó với các doanh nghiệp trong khi hợp đồng xây lắp đã ký kết với các chủ đầu tư. Nhân tố được các chuyên gia cho là có mức độ quan trọng đối với khả năng phản ứng của các doanh nghiệp là đối thủ ngày càng nhiều. Trên thực tế thị trường xây dựng có đặc biệt hơn so với các thị trường khác đó là chỉ có một người bán và nhiều người mua. Do đó các doanh nghiệp xây dựng có quan hệ tốt với các chủ đầu tư thì sẽ được ưu ái hơn trong khâu chỉ định nhà thầu. Đây là một vấn đề bất cập trên thị trường Việt nam ngày nay, không tạo ra tính cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp để phát triển. + Giá trị trung bình mức độ quan trọng bên trong: Bảng 2.14 Giá trị trung bình ý kiến chuyên gia về các nhân tố bên trong Chỉ tiêu Tỷ lệ theo đánh giá( %) Giá trị trungbình1 2 3 4 5 Chiến lược phát triển 51 45 4 3.53 Chất lượng nhân viên 39 61 3.39 Trình độ quản lý 8 51 33 8 3.41 Tài chính tự chủ 63 37 3.37 Khả năng vay vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_co_phan_xay_dung_939_5517_1912198.pdf
Tài liệu liên quan