MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu .1
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh.5
1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh .5
1.2 Những nhân tố tácđộng đến năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp .10
1.3 Một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của hai hãng sản xuất sơn hàng đầu Việt Nam .13
Chương 2 : Phân tích môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty Jotun Việt Nam.18
2.1 Sơ lược về tập đoàn Jotun và công ty Jotun Việt Nam .18
2.2 Môi trường cạnh tranh của Jotun ViệtNam .24
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Jotun Việt Nam.32
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam.40
3.1 Đánh giá một số nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.40
3.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển của công ty sơn Jotun Việt Nam .42
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam .43
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với công ty .43
3.3.2 Nhóm giải pháp đốivới khách hàng .48
Kết luận . 58
Tài liệu tham thảo . 59
Phụ lục
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5222 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng cho các khoản vay để tài trợ việc đưa hệ thống máy pha màu
tự động xuống đại lý. Đây là lý do khiến tình hình tài chính của Jotun Việt Nam
lâm vào trình trạng nguy hiểm và tỉ suất lợi nhuận thực tế là rất thấp.
Bước vào năm 2005, tình hình kinh doanh của Công ty càng trở nên tồi tệ
hơn, đặc biệt là lĩnh vực sơn trang trí. Vào thời điểm hiện nay, nhiều công ty sơn
tại Việt Nam đã đưa hệ thống máy pha màu tự động bằng vi tính xuống hệ thống
đại lý của họ, điển hình là TOA, Seamaster và trước đó là ICI, 4 Orange. Lợi thế
23
ban đầu của Jotun Việt Nam trong lĩnh vực sơn trang trí có nguy cơ bị các đối thủ
cạnh tranh bắt kịp. Ngòai ra các đối thủ cạnh tranh này đang áp dụng phương
thức tặng máy pha màu hoặc cho đại lý mượn hệ thống này chứ không thu tiền
như phương pháp Jotun Việt Nam đang áp dụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cơ hội phát triển hệ thống đại lý của Jotun Việt Nam trong thời gian
tới. Tính từ đầu năm 2005 đến cuối tháng 7 năm 2005, Jotun chỉ phát triển thêm
được 08 đại lý trên phạm vi cả nước trong đó Thành phố Hồ Chí Minh không có
một đại lý mới nào. Thực trạng này cùng với việc hơn 30% hệ thống đại lý hiện
hữu hoạt động không hiệu quả đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu đặt ra
từ đầu năm của công ty. Theo mục tiêu này, trong năm 2005 doanh số từ lĩnh
vực sơn trang trí phải đạt 2,6 triệu USD với ít nhất là 70 trung tâm pha màu.
Theo số liệu của phòng Kế toán Công ty Jotun Việt Nam, doanh số cho lĩnh vực
này, tính đến cuối tháng 7 năm 2005 chỉ đạt 750 ngàn USD, xấp xỉ 28,8% chỉ
tiêu đề ra và tổng số trung tâm pha màu chỉ dừng lại ở con số 50.
Tình hình trên cho thấy triển vọng phát triển của Jotun Việt Nam thời
gian tới là vô cùng khó khăn. Nếu không có những đột phá về mặt chiến lược
cũng như đề ra được các giải pháp hiệu quả thì tham vọng trở thành một trong ba
hãng sơn dẫn đầu thị trường vào năm 2010 sẽ trở nên khó khả thi.
2.2. Môi trường cạnh tranh của Jotun Việt Nam
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Trong lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp, số lượng các hãng sơn tham
gia cạnh tranh là không nhiều vì đây là lĩnh vực đòi hỏi về kỹ thuật sản xuất và
thi công rất khắc khe. Hiện nay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Jotun Việt Nam
trong lĩnh vực này là công ty Akzo Nobel với thương hiệu International. Mặc dù
hãng sơn này không mạnh ở lĩnh vực sơn trang trí nhưng thương hiệu Internation
24
lại một là một nhãn hiệu uy tín trong lĩnh vực hàng hải và công nghiệp, không
chỉ tại Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu. Các sản phẩm của Akzo Nobel có
chất lượng tương đương với các sản phẩm của Jotun nhưng giá bán có phần cạnh
tranh hơn rất nhiều. Khả năng linh hoạt trong chính sách chiết khấu của Akzo
Nobel là rất cao, hơn hẳn chính sách cứng nhắc của Jotun, đặc biệt là với khách
hàng mới đến với thương hiệu International.
Theo báo cáo của bộ phận bán hàng sơn hàng hải và công nghiệp công ty
Jotun Việt Nam, hiện tại doanh số của Internation tại Việt Nam trong lĩnh vực
hàng hải và công nghiệp vào khoảng 4,72 triệu USD, chiếm gần 39,5% thị phần
( năm 2004)
Bảng 2 : Doanh số qua các năm của các hãng trong lĩnh vực sơn hàng
hải và công nghiệp.
ĐVT : Triệu USD
Năm
Hãng
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
JOTUN 0.5 1.58 2 2.17 3.28 3.54 4.39 5.91 6.4
Akzo Nobel 0.9 2 2.3 1.9 2.75 2.5 3.85 4.72 5.8
KHÁC 0.1 0.25 0.28 0.4 0.8 0.85 1.2 1.32 1.5
TỔNG 1.5 3.83 4.58 4.47 6.83 6.89 9.44 11.95 13.7
(Nguồn :Báo cáo của bộ phận bán hàng sơn hàng hải và công nghiệp Jotun Việt
Nam)
Akzo Nobel là một tập đoàn rất lớn của Hà Lan cả về tài chính và uy tín
cũng như công nghệ sản xuất nên dự báo thời gian tới sẽ rất khó khăn cho Jotun
Việt Nam khi tập đoàn này quyết tâm lấy lại vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt
Nam. Tham vọng này đã được cụ thể hóa một bước khi Akzo Nobel quyết định
đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất tại Đồng Nai, nâng công suất lên đến gần 30
triệu lít/ năm. Dự án này nhằm 2 mục đích : giành lại vị trí dẫn đầu trong lĩnh
25
vực sơn hàng hải và công nghiệp và cạnh tranh quyết liệt hơn tại thị trường sơn
trang trí.
Đối với lĩnh vực sơn trang trí, là hãng đi sau nhưng Jotun Việt Nam lại là
hãng đầu tiên đưa công nghệ pha màu tự động bằng vi tính vào thị trường Việt
Nam. Chiến lược này của Jotun Việt Nam đã gây biến động lớn tại thị trường
sơn trang trí Việt Nam trong hơn 2 năm qua. Nhiều hãng sơn bắt buộc phải đưa
vào áp dụng công nghệ này dù sự chuẩn bị còn sơ sài và không đồng bộ.
Tính đến cuối tháng 8 năm 2005, đã có 6 hãng sơn tại Việt Nam triển
khai công nghệ này ra hệ thống đại lý gồm ICI, 4 Orange, Nippon, Seamaster,
Toa và Levis. Vì Jotun Việt Nam chủ lực phát triển hệ thống phân phối thông
qua đại lý pha màu tự động nên đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty chính là
các hãng đang áp dụng công nghệ này tại Việt Nam.
Trong số các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nêu trên, ICI, 4 Orange,
Seamaster và Toa là 4 hãng mà Jotun Việt Nam quan tâm nhiều nhất. Lý do vì
đây là các hãng sơn có hệ thống phân phối rộng khắp và phương thức tài trợ đại
lý khi thiết lập hệ thống pha màu rất linh hoạt nên khả năng bành trướng rất lớn.
Trong khi đó Levis vẫn đang áp dụng công nghệ bán tự động và Nippon chỉ vừa
khởi động việc quay lại Việt Nam sau một thời gian gián đọan do xung đột với
nhà cung cấp độc quyền cũ.
Trong thị trường sơn trang trí hiện nay, ICI và 4 Orange là 2 hãng dẫn đầu
thị trường và khoảng cách giữa 2 hãng này với các hãng sơn còn lại là khá lớn.
ICI Việt Nam là công ty liên doanh trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt
Nam và được thành lập vào năm 1992. Nhà máy ICI đặt tại Thủ Đức –TP.HCM
với công suất thiết kế 9 triệu lít / năm. Hệ thống phân phối của ICI rộng khắp
toàn quốc. Phương pháp phân phối của ICI là thông qua hệ thống đại lý cấp 1 và
26
cấp 2. Theo ước tính của Jotun Việt Nam, ICI Việt Nam chiếm khoảng 39% thị
phần với các chủng loại sơn từ thấp cấp đến cao cấp. Các nhãn hiệu nổi tiếng
của ICI gồm : Dulux Whethershield, Supreme 3 in 1, Maxilite.
Công ty 4 Orange là liên doanh giữa công ty Cao Sơn ( Việt Nam) và
công ty Essex với tên gọi ban đầu là Mee Kwaung. Mee Kncung chuyển thành
công ty 100% vốn Thái Lan vào năm 1992 và được đổi tên thành công ty 4
Orange vào năm 2004. Nhà máy 4 Orange tọa lạc tại Long An với công suất
thiết kế lên tới 30 triệu lít/ năm. Đây là hãng sơn lớn thứ hai tai Việt Nam với
các dòng sản phẩm đa dạng bậc nhất trong lĩnh vực sơn trang trí. Các nhãn hiệu
nổi tiếng của 4 Orange gồm Expo, Spec và Mykolor. Theo ước tính của Jotun
Việt Nam, công ty 4 Orange chiếm 37% thị phần, chỉ sau ICI.
Seamaster là hãng sơn 100% vốn của Singapore được thành lập năm 1994
với nhà máy đặt tại Bình Dương. Đây là hãng chuyên cung cấp sơn kinh tế giá
rẻ và dòng sơn trung cấp. Hệ thống phân phối chỉ mạnh tại các tỉnh miền Đông
Nam Bộ và miền Tây. Hiện Seamaster chiếm khoảng 2 – 2,5% thị phần.
Toa là hãng sơn 100% vốn của Thái Lan, được thành lập vào năm 1995
với nhà máy tại Đồng Nai. Đây cũng là hãng sơn chủ yếu cung cấp các dòng sản
phẩm trung cấp và kinh tế giá rẻ . Cũng giống Seamaster, hệ thống phân phối
của Toa chủ yếu phát triển mạnh tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Tây.
Hiện nay thị phần vào khoảng 2,3 – 3%. Đây cũng là hãng sơn rất có tham vọng
khi quyết định chuyển hướng lên sản xuất và cung cấp các sản phẩm cao cấp
trong thời gian vừa qua. Hệ thống phân phối của Toa khá trung thành và khả
năng triển khai công nghệ pha màu của hãng này là rất cao.
27
Bảng 3 : Doanh thu sơn trang trí của các hãng qua các năm.
ĐVT : Triệu USD
Năm
Hãng 2001 2002 2003 2004 2005
ICI 26.2 29.1 32.3 38 41.8
4 ORANGE 22.6 25.7 29.5 36 40
JOTUN 0 0 0.24 1.39 2.6
SEAMASTER 2 2.2 2.2 2.35 2.5
TOA 2.5 2.3 2 2.2 3
NIPPON 9.9 10.4 10.4 9 8.1
AKZONOBEL 4.5 4.9 4.9 4.6 4.8
KHÁC 3.5 3.8 3.8 4.45 4.2
TỔNG CỘNG 71.2 78.4 78.4 98 107
( Nguồn: Theo báo cáo của bộ phận Marketing Jotun, số 2005 là số dự báo)
Có thể nhận thấy sự áp đảo của 2 nhãn hiệu ICI và 4 Orange cũng như
Nippon thông qua bảng số liệu trên. Tuy nhiên do sự xung đột giữa Nippon và
nhà phân phối độc quyền của họ, công ty Thăng Long nên Nippon đang có chiều
hướng sa sút trong thời gian vừa qua. Toa và Seamaster không tiến bộ qua các
năm nhưng với sự đầu tư vào giữa năm 2005, khả năng đột phá của 2 hãng này
đang là một ẩn số.
Mỗi hãng sơn có những thế mạnh nhất định tại các thị trường đặc thù. ICI,
4 Orange và Nippon rất mạnh tại TP.Hồ Chí Minh nhưng tại Hà Nội chỉ ICI vầ
Nippon phát triển tốt. 4 Orange lại rất mạnh tại các tỉnh miền Bắc. Toa và
Seamaster không thực sự mạnh tại bất kỳ khu vực nào nhưng ở khu vực miền
Đông Nam bộ và miền Tây, ảnh hưởng của hai thương hiệu này đang là áp lực
cho các hãng còn lại.
28
Bảng 4 : Doanh thu theo khu vực các hãng .
Khu vực
Hãng
Tp.
HCM
Hà
Nội
Các
tỉnh
M.Bắc
Các tỉnh
M.Trung
M. Đông
Nam Bộ
M.Tây
Tổng
cộng
ICI 14.820 9.500 4.180 2.280 2660 4560 38.000
4 ORANGE 12960 3600 7200 2520 4320 5400 36000
NIPPON 3600 1350 900 900 1170 1080 9.000
JOTUN 630 330 178 31 31 190 1390
AKZO NOBEL 920 460 1840 460 460 460 4600
SEAMASTER 320 180 180 150 520 300 1650
TOA 400 50 50 50 350 250 1150
KHÁC 1050 1120 1120 1150 480 1250 6200
(Nguồn: Báo cáo thị trường của bộ phận Marketing Jotun, số 2005 là số dự báo)
2.2.2. Khách hàng.
Khách hàng là một phần của các doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng khách hàng mà doanh
nghiệp đó tập trung phục vụ.
Trong lĩnh vực sơn trang trí hiện nay, việc chọn lựa nhà cung cấp của
khách hàng là khá dễ dàng vì có nhiều hãng sơn đang hoạt động, cùng với chi
phí để thay đổi nhà cung cấp là không lớn, nên đối tượng khách hàng đang có
một lợi thế khá lớn khi mặc cả về hợp tác với các hãng sơn.
Hiện tại khách hàng của các hãng sơn gồm nhóm khách hàng trực tiếp và
nhóm khách hàng gián tiếp. Nhóm khách hàng trực tiếp, tức là các đại lý có thể
mua hàng trực tiếp từ hãng sơn, là nhóm khách hàng có một vị trí rất quan trọng
đối với các nhà cung cấp. Nhóm khách hàng này chủ yếu hưởng hoa hồng từ
29
việc bán hàng cho các hãng sơn và phần chiết khấu này thường được thanh toán
vào mỗi cuối năm.
Vì tầm quan trọng của nhóm khách hàng trực tiếp nên đối tượng này
thường được các hãng sơn dành cho nhiều ưu đãi và đây cũng là nơi tranh đấu
nhiều nhất giữa các hãng sơn để giành thị trường.
Nhóm đối tượng khách hàng thứ hai của các hãng sơn là các khách hàng
gián tiếp. Đây là các đối tượng không mua hàng trực tiếp từ hãng sản xuất mà
mua từ các đại lý phân phối của hãng sơn, tức là các khách hàng trực tiếp của
các nhà phân phối. Các đối tượng này có thể là chủ nhà, đội ngũ thầu thợ, các
công ty xây dựng, các đại lý cấp hai,.. Hiện nay, tầm ảnh hưởng của đội ngũ này
ngày càng tăng và có một ảnh hưởng nhất định trong việc chỉ định chủng loại
sơn phục vụ các công trình xây dựng. Chính vì vậy, ngoài việc giành giật thiện
cảm và sự hợp tác của các đại lý trực tiếp, các hãng sơn cũng dành sự quan tâm
đáng kể cho nhóm đối tượng này với rất nhiều các ưu đãi khi sử dụng sơn của
họ.
Các hãng đi trước như ICI, Nippon, 4 Orange…có các chương trình săn sóc
khách hàng, cả trực tiếp và gián tiếp, một cách rất chu đáo nên sự trung thành
của các đối tượng này là rất cao. Đây là một trở ngại rất lớn đối với Jotun Việt
Nam khi thiết lập hệ thống phân phối và bành trướng thị phần.
Riêng đối với việc sơn hàng hải và công nghiệp, khách hàng không có
được khả năng mặc cả cao như lĩnh vực sơn trang trí do tính đặc thù của ngành
hàng này.
30
2.2.3. Đối thủ tiềm ẩn.
Đối thủ tiềm ẩn là các đối thủ có khả năng xâm nhập vào ngành và làm
giảm thị phần cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp đang hoạt động trong
ngành đó.
Trong lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp, do yếu tốá kỹ thuật cao nên
không dễ có các đối thủ mới. Tuy nhiên, một số các hãng sơn nước ngoài như:
Dupont ( Mỹ ) Kansai( Nhật) KCC ( Hàn Quốc) đang có ý định nhảy vào thị
trường Việt Nam trong thời gian tới. Đây chính là các đối thủ tiềm ẩn của ngành
hàng sơn hàng hải và công nghiệp của Jotun Việt Nam.
Đối với lĩnh vực sơn trang trí, chỉ các đối thủ nào có khả năng triển khai
trong thời gian tới công nghệ pha màu tự động bằng vi tính mới được xem là đối
thủ tiềm ẩn. Trước đây Nippon, Toa, Seamaster được xem là đối thủ tiềm ẩn của
Jotun Việt Nam, nhưng vào tháng 6/2005, ba hãng sơn trên đã triển khai công
nghệ mới này vào Việt Nam, trong đó Toa và Semaster triển khai ồ ạt hơn cả.
Lúc này Toa và Seamaster đã chuyển thành đối thủ trực tiếp của công ty. Dù
Nippon vừa triển khai công nghệ này tại miền Tây ( một đại lý) nhưng đây có
vẻ chỉ là bước khởi đầu thử nghiệm cho kế hoạch dài hơi trong năm 2006.
Nippon là tập đoàn lớn của Nhật Bản và có nguồn tài chính dồi dào cũng như
kinh nghiệm về sơn trang trí hơn 15 năm qua tại Việt Nam chính là đối thủ tiềm
ẩn nguy hiểm nhất đối với Jotun Việt Nam vào thời gian sắp tới.
Ngoài ra, theo thông tin mà Jotun có được, công ty gạch Đồng Tâm sẽ
tham gia vào thị trường sơn trang trí trong thời gian sắp tới. Liệu gạch Đồng Tâm
có triển khai hệ thống pha màu tự động hay không thì chưa thể chắc chắn nhưng
với hệ thống phân phối dày đặc các cửa hàng bán gạch Đồng Tâm như hiện nay,
cùng với tiềm lực tài chính khá mạnh, khả năng này là rất cao và đây cũng có
31
thể là một đối thủ tiềm ẩn đáng ngại khác của Jotun Việt Nam trong thời gian
tới.
2.2.4. Nhà cung cấp.
Nhà cung cấp của các hãng sơn là các doanh nghiệp cung ứng nguyên
liệu để sản xuất sơn thành phẩm. Với xu hướng áp dụng công nghệ pha màu tự
động bằng vi tính hiện nay, danh sách các nhà cung cấp còn bao gồm nhà cung
ứng hệ thống máy pha, trộn sơn, phần mềm phối và pha màu, máy quét quang
phổ, các quạt màu,…
Hiện nay các nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất sơn như nhựa Acrylic,
chất tạo màu đều phải nhập từ nước ngoài. Số lượng các nhà cung cấp này là
tương đối nhiều nên việc chọn lựa nhà cung cấp trong lĩnh vực này tương đối
thuận lợi.
Liên quan đến công nghệ pha màu tự động bằng vi tính, số lượng các nhà
cung cấp phần mềm phối và pha màu, các quạt màu là không nhiều nên khả
năng mặc cả của họ đối với các hãng sơn khá cao. Sự phụ thuộc này đôi khi gây
trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng sơn.
Jotun Việt Nam chủ yếu nhập nguyên vật liệu của nước ngoài nên sự lệ
thuộc là không tránh khỏi, đặc biệt trong lĩnh vực pha màu tự động bằng vi tính.
Dù vậy, do tập đoàn Jotun đang sở hữu phần mềm phối và pha sơn của hãng nên
các công ty con có phần thuận lợi hơn so với các hãng khác. Các hãng khác phải
mua các phần mềm này từ các công ty chuyên viết phần mềm nên độ linh hoạt
và khả năng cập nhật các tiện ích khác không cao.
2.2.5. Sản phẩm thay thế.
Đối với các sản phẩm sơn công nghiệp và hàng hải, hiện chưa có sản
phẩm nào khả dĩ thay thế được. Vì vậy, áp lực từ các sản phẩm mới trong lĩnh
vực hàng hải và công nghiệp là không đáng kể.
32
Đối với lĩnh vực sơn trang trí, gạch men ốp tường, giấy dán tường, kính
xây dựng, đá ốp tường thậm chí là vôi chính là các sản phẩm thay thế cho sơn
trang trí. Dù vậy, các sản phẩm thay thế này, trừ vôi, có hai nhược điểm cơ bản
là giá thành cao hơn sơn và không thể nhanh chóng thay đổi màu sắc cho các
công trình dân dụng nên đã hạn chế phần nào áp lực từ các sản phẩm này.
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Jotun Việt Nam
2.3.1 Sản phẩm
Quan điểm chiến lược của Jotun Việt Nam ngay ngày đầu thâm nhập thị
trường Việt Nam là xây dựng Jotun trở thành một nhãn hiệu cao cấp trong lĩnh
vực Công ty hoạt động. Quan điểm này là cơ sở để Công ty thiết kế và cung cấp
ra thị trường các dòng sản phẩm chất lượng cao phục vụ các lĩnh vực hàng hải,
công nghiệp và trang trí.
• Chất lượng
Jotun Việt Nam chỉ tập trung sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm
có chất lượng ngang bằng và cao hơn so với các sản phẩm trung cao cấp của các
hãng dẫn đầu thị trường. Hiện nay, chất lượng sơn của Jotun Việt Nam, đặt biệt
là sơn cao cấp trong lĩnh vực sơn trang trí đã được thị trường thừa nhận. Đối với
lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp, chất lượng sơn của Công ty đã được thị
trường biết đến từ năm 1992 như là một nhãn hiệu cao cấp bậc nhất trong lĩnh
vực này.
• Sự đa dạng hóa sản phẩm.
Do chiến lược tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp nên Jotun Việt
Nam trong cả ba lĩnh vực không có dòng sản phẩm kinh tế giá rẻ trong khi dòng
sản phẩm trung cấp có chính sách giá không phù hợp và màu sắc, chủng lọai
đơn điệu nên khó có thể xâm nhập thị trường nhanh. Dù biết rằng Công ty cần
hoạt động tập trung và có trọng điểm nhưng việc bỏ trống phân khúc thị trường
33
này luôn gây khó khăn cho Công ty trong việc xâm nhập sâu rộng vào thị
trường, đặc biệt là thị trường Việt Nam, nơi có đến 70% là thị trường sơn trung
cấp và sơn kinh tế giá rẻ. Ngay cả đối với các dòng sản phẩm cao cấp của Jotun
Việt Nam, sự đa dạng về chủng loại vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, sơn
ngoại thất cao cấp của Jotun Việt Nam chỉ có một chủng loại ( Jotashield) trong
khi đối thủ có từ hai đến ba chủng loại ( Dulux Whethershield, Dulux
Whethershicld Hi-Seen, Dulux Whethershield chống thấm, Dulux Whethershield
Ngói)…
2.3.2 Giá cả
Vì là các sản phẩm cao cấp nên giá cả các sản phẩm của Jotun Việt Nam
là khá cao. Đối với các sản phẩm phục vụ hai lĩnh vực hàng hải và công nghiệp,
đơn giá sơn Jotun dao động từ khoảng 8 -10 USD/ lít và hiện là hãng dẫn đầu về
giá trong lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực sơn trang trí, Jotun Việt Nam định giá bán các sản phẩm
cao cấp vào khoảng 60.000đ/lít trở lên. Mức giá này, tuỳ từng thời điểm là
ngang bằng hoặc cao hơn chút ít so với sản phẩm cùng cấp của các hãng dẫn
đầu thị trường.
2.3.3 Năng lực sản xuất.
Sau khi dự án mở rộng nhà máy tại Bình Dương hoàn tất vào năm 2004,
công suất thiết kế của nhà máy đạt mức 13 triệu lít / năm. Công suất này có thể
được nâng lên một cách dễ dàng nếu Công ty áp dụng chế độ làm việc 2 ca /
ngày. Với mức công suất này, Công ty có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và
đầy đủ nhu cầu thị trường về 3 chủng loại : sơn hàng hải, sơn công nghiệp và sơn
trang trí, ngay cả khi nhu cầu các lĩnh vực này tăng 4 hay 5 lần so với hiện tại.
2.3.4 Công nghệ sản xuất.
34
Dây chuyền sản xuất sơn hiện nay tại nhà máy sơn Bình Dương là hệ
thống sản xuất hiện đại nhất trong ngành sản xuất với hầu hết các công đoạn
được tự động hoá. Tại đây, các qui định về kiểm tra chất lượng sản phẩm, qui
định về an toàn sức khoẻ và môi trường được tuân thủ một cách nghiêm ngặt
theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế. Các hệ thống chống cháy tự động vào loại tối
tân nhất đã được lắp đặt tại đây.
Trong lĩnh vực sơn trang trí, Jotun Việt Nam đang áp dụng một công nghệ
hiện đại – công nghệ pha màu tự động bằng máy vi tính tại hệ thống phân phối
của Công ty. Với hệ thống này, các đại lý sơn của Jotun Việt Nam có thể pha
màu trực tiếp tại cửa hàng với sự không giới hạn về màu sắc, chỉ trong thời gian
vài phút. Công nghệ mới này cho phép pha được tất cả các loại sơn thông dụng
và các loại sơn đặc biệt như sơn tạo hiệu ứng, sơn tạo ánh kim, sơn men, sơn tạo
vân gỗ,…
Ngoài ra, ưu điểm của công nghệ mới này còn thể hiện ở chỗ có thể giúp
đại lý sơn giảm tối đa lượng hàng tồn kho tại mỗi cửa hàng sơn. Với công nghệ
này, đại lý chỉ cần tồn kho một lượng nhỏ sơn gốc của Công ty là có thể đáp ứng
tất cả nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bên cạnh đó, Jotun Việt Nam còn cung cấp một tiện ích đặc biệt khác
cho người tiêu dùng là phần mềm phối màu tại cửa hàng. Với phần mềm này
khách hàng có thể chọn một tông màu chủ đạo nào đó cho căn nhà của mình và
phần mềm sẽ tư vấn cho khách hàng các tông màu phù hợp để tạo ra sự hài hòa
về màu sắc cho ngôi nhà của bạn. Hơn thế nữa, với máy quét màu quang phổ
hiện đại bậc nhất hiện nay, Jotun Việt Nam có thể nhanh chóng tìm ra các công
thức màu cho bất kỳ màu sắc nào khách hàng mong muốn. Đây là một trong
những điểm khác biệt cơ bản giữa Jotun và các nhà cung cấp khác.
2.3.5 Tình hình tài chính
35
Trước năm 2003, tình hình tài chính của Jotun Việt Nam là tương đối khả
quan, tỷ suất lợi nhuận khá cao và ít rủi ro. Vào thời điểm đó công ty chủ yếu
sản xuất và kinh doanh sơn hàng hải và sơn công nghiệp với phương thức bán
trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đối tượng khách hàng lúc bấy giờ của
Jotun Việt Nam là các hãøng tàu, các công ty xây dựng lớn và các công ty đóng
tàu. Đây là các doanh nghiệp có qui mô lớn, lâu đời và có uy tín trên thị trường
nên khả năng xảy ra rủi ro là không cao.
Khi Jotun Việt Nam mở rộng sang lĩnh vực sơn trang trí vào năm 2003 thì
vấn đề tài chính của Công ty rơi vào tình trạng nguy hiểm và chưa thể vãn hồi
trong một thời gian ngắn. Lúc này, Công ty đang thực hiện chính sách vay tiền
ngân hàng để tài trợ chiến lược đưa hệ thống máy pha màu bằng vi tính xuống
đại lý. Đối tượng khách hàng lúc này của Công ty là các đại lý sơn qui mô vừa
và nhỏ, cộng với sự nóng vội khi thiết lập hệ thống phân phối nên số lượng các
đại lý không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng mua bán hệ thống pha
màu gia tăng nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài
chính của Công ty trong năm 2003 và 2004.
Bảng 5 . Một số chỉ tiêu tài chính từ năm 2002 – 2004
ĐVT : USD
Năm
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Tiền mặt 1.120.864 643.255 505.56
Phải thu 985.027 1.539.881 2.626.976
Phải trả 1.002.855 1.826.702 6.551.153
Tồn kho 628.422 1.286.875 2.558.305
Vốn chủ sở hữu 2.851.211 3.118.606 3.008.943
Doanh thu 3.546.474 4.673.871 7.348.816
Lãi sau thuế 554.868 267.395 157.732
( Nguồn : báo cáo kiểm toán cu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam.pdf