MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG .v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .vii
MỤC LỤC. viii
MỞ ĐẦU .1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH .6
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH .6
1.1.1. Khái niệm về du lịch .6
1.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch.6
1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch .7
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH.9
1.2.1. Khái niệm kinh doanh du lịch .9
1.2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch .9
1.2.3. Kinh doanh du lịch có nhiều đặc điểm và tính chất pha trộn lẫn nhau .10
1.3. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH KHÁCH SẠN .11
1.3.1. Khái niệm về khách sạn .11
1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn .12
1.4. CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .15
1.4.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.15
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .17
1.4.3. Các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh theo Micheal Porter .21
1.4.4. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .22
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN .26
1.6. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ
KHÁCH SẠN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.31
1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh các khách sạn trên thế giới .31
1.6.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số khách sạn tại Việt
Nam và Thừa Thiên Huế.34
1.6.3. Bài học kinh nghiệm và điều kiện vận dụng.37
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG .39
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG.39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .39
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn Hương Giang.41
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn .42
2.1.4. Tình hình lao động .47
2.1.5. Các dịch vụ kinh doanh của khách sạn Hương Giang .48
2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG .49
2.2.1. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Khách sạn
Hương Giang.49
2.2.1.1. Trình độ tổ chức và điều hành quản lý.49
2.2.1.2. Trình độ đội ngũ lãnh đạo .50
2.2.1.3. Nguồn lực của khách sạn .51
2.2.1.4. Hiệu quả kinh doanh kinh doanh của khách sạn Hương Giang.60
2.2.1.5. Thị phần của khách sạn Hương Giang.70
2.2.1.6. Danh tiếng, uy tín thương hiệu của khách sạn .71
2.2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của Khách
sạn Hương Giang.71
2.2.2.1. Môi trường pháp lý và hợp tác quốc tế .71
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch.72
2.2.2.3. Đường lối, chính sách phát triển du lịch của địa phương .74
2.2.2.4. Rủi ro.75
2.2.2.5. Sự cạnh tranh giữa các khách sạn trên địa bàn .76
2.2.2.6. Tính mùa vụ của du lịch.77
2.2.2.7. Hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết .77
2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH
SẠN HƯƠNG GIANG .78
2.3.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát.78
2.3.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .82
2.3.3. Đánh giá của khách lưu trú đối với chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của
khách sạn Hương Giang.83
2.3.3.1. Dịch vụ lưu trú .83
2.3.3.2. Dịch vụ ăn uống .85
2.3.3.3. Dịch vụ vận chuyển.87
2.3.3.4. Dịch vụ bổ sung .88
2.3.3.5. Đánh giá của khách về bộ phận lễ tân.91
2.3.3.6. Đánh giá của khách đối với quầy thông tin.93
2.3.3.7. Đánh giá môi trường xã hội, môi trường vệ sinh bên trong và bên ngoài của
khách sạn.95
2.3.3.8. Đánh giá tổng thể khách sạn .96
2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HƯƠNG
GIAN BẰNG PHÂN TÍCH SWOT.98
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.101
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG.102
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.102
3.1.1. Định hướng phát triển Khách sạn Hương Giang đến năm 2020.102
3.1.2. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn .103
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG.105
3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá.105
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.106
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực.110
3.2.4. Giải pháp về tiết kiệm chi phí .111
3.2.5. Giải pháp về chính sách giá các dịch vụ .113
3.2.6. Giải pháp tăng cường phối hợp giữa các bộ phận trong khách sạn .114
3.2.7. Giải pháp tăng cường liên doanh liên kết đối tác trong và ngoài nước.115
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .117
1. KẾT LUẬN.117
2. KIẾN NGHỊ .118
2.1. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và các ban ngành liên quan .118
2.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế .118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.120
168 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Hương Giang Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sạn Hương Giang đã xác định tầm quan trọng của việc khai thác và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
thu hút nguồn khách đến với khách sạn là nhiệm vụ hàng đầu, là yếu tố quyết định
sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Vì vậy, trong thời gian qua, ngoài những thị
trường truyền thống ở các nước Châu Âu, khách sạn đã khai thác thêm một số thị
trường mới như Mỹ, Canada, Úc, các nước ở khu vực Đông Âu và các nước trong
khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, đặc biệt là khách Thái Lan. Hoạt
động thị trường tốt đã đem lại một kết quả khả quan, lượt khách đến với khách sạn
không ngừng tăng lên qua các năm, trung bình có trên 45000 khách, tỷ lệ tăng hàng
năm từ 15% đến 20%.
Bên cạnh đó, còn có hệ thống các hãng lữ hành trực thuộc Công ty tại Hà
Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng đại diện tại Anh,
Pháp, Đức, Mỹ và Nhật. Ngoài ra còn có mối quan hệ chặt chẽ với các hãng lữ hành
khác trong và ngoài nước, nhờ vậy nguồn khách của khách sạn khá phong phú, một
số đối tác trước đây đã bỏ đi nay đã quay trở lại như hãng Besstour, Vido Tour, Tầu
biển Tân Hồng, Ban đối ngoại Bộ Quốc Phòng, Ban Đối Ngoại Trung ương... Mặt
khác, còn tổ chức quảng bá sản phẩm du lịch bằng nhiều hình thức như thông qua
mạng internet, các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, các ấn phẩm, tập gấp,
tạp chí du lịch...để khách du lịch có được đầy đủ thông tin về khách sạn.
Nhìn chung, thị trường và mạng lưới kinh doanh của khách sạn là khá tốt,
nguồn khách ổn định, tuy nhiên lượt khách nhà hàng so với các năm trước đã giảm
đáng kể, nguyên nhân là các món ăn chưa được cải tiến, thực đơn còn nghèo, hay
lặp đi lặp lại, ít có những món ăn mới... vì vậy đã không đáp ứng được kỳ vọng của
khách, đây là một trong những điểm yếu cần quan tâm nâng cấp, củng cố của khách
sạn để các dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn, thu hút khách nhiều hơn.
f. Phát triển cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng
năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Trong thời gian qua, khách sạn Hương Giang đã nghiên cứu, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (buồng ngủ, nhà
hàng, các quầy uống, các cơ sở giải trí, cơ sở hội nghị, hội thảo...) ngày càng đạt
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
trình độ chuẩn đảm bảo tính hiện đại, tính đồng bộ, tính hợp lý là điều kiện thuận
lợi không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và
thông qua đó nâng cao danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động kinh doanh.
Điểm đặc biệt của khách sạn là từ phòng ngủ, nhà hàng, sãnh, phòng họp,
phòng hội nghị cho đến các vật dụng phục vụ đều được thiết kế trang trí bằng chất
liệu mây. Các hoa văn, họa tiết, bàn ghế, giường tủ, đèn trang trí, các bức tranh,
...được thiết kế theo phong cách Á Đông rất công phu, kết hợp hài hoà giữa tính cổ
điển và hiện đại đem lại nhiều ấn tượng cho du khách. Các sản phẩm dịch vụ mang
một tính cách riêng, được nghiên cứu lựa chọn để áp dụng vào hoạt động kinh
doanh, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm của các đơn vị cùng hoạt động trong
một lĩnh vực.
Hệ thống điện thoại thông tin liên lạc, mạng internet truy cập với tốc độ cao,
camera, âm thanh ánh sáng... đã được đầu tư nâng cấp rất hiện đại. Khoá phòng ngủ
của khách sạn trước đây được dùng bằng các loại khoá có chìa thông thường, bây
giờ thay bằng khoá điện tử, mỗi khách khi nhận phòng đều được lễ tân cài đặt một
mã số riêng biệt đảm bảo tuyệt đối bí mật, sau khi khách trả phòng mã số ấy lập tức
xoá ngay, mang lại cho khách cảm giác rất an toàn khi lưu trú tại khách sạn.
Có thể thấy rằng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động
kinh doanh đã làm thay đổi bộ mặt của khách sạn, nâng cao vị thế, uy tín đối với
khách, với các hãng lữ hành trong và ngoài nước khi đưa khách đến khách sạn, nâng
cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
2.2.1.4. Hiệu quả kinh doanh kinh doanh của khách sạn Hương Giang
a. Tình hình khách đến khách sạn Hương Giang
Nguồn khách là yếu tố đầu vào đối với doanh nghiệp dịch vụ du lịch, vì vậy
việc duy trì ổn định nguồn khách hàng truyền thống, nghiên cứu phát triển các thị
trường mục tiêu mang tính chiến lược lâu dài là công việc rất quan trọng đối với
khách sạn. Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn thì các chỉ tiêu về khách phản
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
ánh rõ nét kết quả kinh doanh. Tình hình thực hiện đón và phục vụ khách của
Khách sạn Hương Giang thể hiện ở Bảng 2.5:
Về cơ cấu khách lưu trú: khách sạn Hương Giang hàng năm đón một lượng
khách quốc tế rất lớn chiếm trên 90% trong tổng lượt khách, số còn lại là khách
trong nước. Trung bình qua 3 năm 2012 - 2014, tỷ lệ lượt khách tăng 20%, theo xu
hướng biến động thì năm 2014 tăng 76.196 lượt khách so với năm 2012 tương ứng
tăng là 89,1%, bên cạnh đó ngày khách lưu trú cũng tăng lên. Có sự tăng lên này, là
do Thừa Thiên Huế Huế là một trung tâm Văn hoá - Du lịch của miền trung và của
cả nước, nơi đây chứa đựng nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể qua 8 lần tổ
chức Festival với qui mô, hình thức, chất lượng nội dung từ năm 2000 đến nay cùng
với quyết tâm của tỉnh xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố Festival thì
lượng du khách đến với Huế và khách sạn ngày càng đông hơn.
Bảng 2.5: Tình hình khách đến khách sạn Hương Giang
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh
2014/2012
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
% ± %
KHÁCH LƯU TRÚ
I. Tổng số lượt khách
lượt
khách
85.540 100,0 146.045 100,0 161.736 100,0 76.196 189,1
1. Khách quốc tế 79.737 93,2 136.309 93,3 150.700 93,2 70.963 189,0
2. Khách trong nước 5.803 6,8 9.736 6,7 11.036 6,8 5.233 190,2
II. Tổng số ngày khách
ngày
khách
129.491 100,0 227.339 100,0 249.427 100,0 119.936 192,6
1. Ngày khách quốc tế 121.477 93,8 213.446 93,9 231.797 92,9 110.320 190,8
2. Ngày khách trong nước 8.013 6,2 13.893 6,1 17.629 7,1 9.616 220,0
KHÁCH NHÀ HÀNG lượt khách 95.863 100,0 162.275 100,0 169.167 100,0 73.304 176,5
1. Khách quốc tế 48.954 51,1 79.248 48,8 95.016 56,2 46.062 194,1
2. Khách nội địa 46.909 48,9 83.027 51,2 74.151 43,8 27.242 158,1
Thời gian lưu trú BQ Ngày/khách 1,51 1,56 1,54 0,03 101,9
Nguồn: Bộ phận Kế toán thu ngân Khách sạn Hương Giang
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Cùng với sự biến động của khách lưu trú thì lượt khách đến với nhà hàng
cũng có sự biến động tương tự. Theo xu hướng thì năm 2014 tăng 73.304 lượt
tương ứng tăng là 76,5% so với năm 2012. So với các năm trước đây, lượng khách
đến với nhà hàng giảm đáng kể, một phần là do khách sạn tập trung vào sửa chữa
nâng cấp tất cả hệ thống các nhà hàng, thay thế trang thiết bị, mở rộng diện tích sử
dụng, vì vậy lượng khách đến ít hơn, bên cạnh đó số lượng nhà hàng trên địa bàn
phát triển một cách rầm rộ tham gia vào khai thác với giá cả cạnh tranh thấp hơn rất
nhiều, món ăn đa dạng phong phú nên đã lôi kéo một lượng khách của khách sạn
đến với các nhà hàng khác. Trước tình hình trên khách sạn cần có những giải pháp
cụ thể để nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng để thoả mãn nhu cầu về ẩm
thực của khách, tăng lượng khách đến với nhà hàng ngày càng nhiều hơn, tăng
doanh thu cũng như năng lực cạnh tranh cho khách sạn.
Vậy tổng lượt khách đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn là một trong những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công suất sử dụng phòng của khách sạn. Số lượt
khách đến khách sạn chưa sử dụng khai thác hết công suất sử dụng phòng của khách
sạn, qua ba năm, thời gian lưu trú bình quân là 1,5 ngày, tốc độ tăng bình quân là rất
chậm, năm 2014 có chiều hướng giảm xuống so với năm 2013. Do vậy, khách sạn
cần có những giải pháp hữu hiệu để thu hút số lượt khách đến lưu trú tại khách sạn
ngày càng nhiều hơn.
Điều đánh nói, khách sạn Hương Giang còn tổ chức kết nối tour với rất nhiều
hãng lữ hành để thu hút lượng khách đến khách sạn như Công ty dịch vụ lữ hành
SaiGon Tourist, VietNam World Travel, Công ty dịch vụ du lịch và thương mại
quốc tế Hà Nội, Vido Tour... Mặt khác, để nâng cao chất lượng phục vụ và giới
thiệu thương hiệu với du khách trong nước và quốc tế, khách sạn đã tập trung chú
trọng đến thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên đồng thời tích cực tuyên
truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình,
các hội nghị, hội chợ du lịch trong và ngoài nước.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
b. Công suất sử dụng phòng
Công suất sử dụng phòng của khách sạn Hương Giangqua 3 năm 2012-2014
được thể hiện ở Bảng 2.6. Công suất sử dụng phòng bình quân của khách sạn dao
động từ 72,8% - 89,2% có xu hướng biến động tăng lên qua 3 năm. Công suất sử
dụng phòng ở năm 2012 là thấp vì đó là năm đầu tiên đưa khu đơn nguyên 80
phòng tiêu chuẩn chất lượng cao vào khai thác sau hơn 3 năm xây dựng. Nhưng
năm 2013, 2014 có chiều hướng tăng nhanh. Nguyên nhân là do năm 2014 khách
sạn đón rất nhiều các đoàn khách tham dự Festival 2014. Mặt khác, khách sạn đã
giới thiệu, chào mời đến các hãng lữ hành về cơ sở vật chất mới với giá cả hợp lý
nên đã có nhiều hãng ký hợp đồng đưa khách đến.
Công suất sử dụng phòng chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố: Tổng lượt khách,
thời gian lưu trú bình quân và tính thời vụ.
Trong thời gian tới, khách sạn cần tìm mọi biện pháp để tăng công suất sử
dụng phòng vì công suất sử dụng phòng càng cao chứng tỏ doanh thu tăng, tài sản
cố định trong khách sạn được sử dụng có hiệu quả, đồng thời mang lại lợi nhuận
nhiều hơn.
Bảng 2.6: Công suất sử dụng phòng của khách sạn Hương Giang
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số phòng phòng 165 165 165
Số ngày phòng theo thiết kế ngày phòng 60.225 60.225 60.225
Số ngày phòng thực tế sử dụng ngày phòng 43.843 51.587 53.731
Công suất sử dụng phòng % 72,8 85,7 89,2
Nguồn: Bộ phận Kế toán thu ngân Khách sạn Hương Giang
c. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2012 – 2014 được thể
hiện ở Bảng 2.7, cho thấy doanh thu năm 2013 tăng 24,9% so với năm 2012, nhưng
doanh thu năm 2014 tăng so với năm 2013 là 8,7%. So sánh 2014 với 2012, tăng
32.804 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 35,7%. Nguyên nhân là do khi đưa vào
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
khai thác khu nhà hàng, hội nghị và khu nhà mới thì số phòng của khách sạn đã tăng
lên đáng kể, cùng với trang thiết bị hiện đại đã phần nào đáp ứng nhu cầu của khách
cũng như các đối tác kinh doanh.
Bảng 2.7: Tổng doanh thu của khách sạn Hương Giang
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh
2014/2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± %
Tổng doanh thu 91.802 100,0 114.672 100,0 124.606 100,0 32.804 135,7
1. Doanh thu lưu trú 61.022 66,5 78.578 68,5 88.234 70,8 27.212 144,6
2. Doanh thu ăn uống 25.574 27,9 27.244 23,8 25.545 20,5 -29 99,9
3. Doanh thu vận chuyển 854 0,9 2.261 2,0 1.937 1,6 1.082 226,7
4. Doanh thu bổ sung 4.352 4,7 6.588 5,7 8.891 7,1 4.539 204,3
Nguồn: Bộ phận Kế toán thu ngân Khách sạn Hương Giang
Trong tổng doanh thu thì doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất so với
doanh thu của các dịch vụ khác dao động từ 66,5% đến 70,8%. Doanh thu lưu trú có
xu hướng tăng dần đều qua các năm, đây là tín hiệu tốt cho khách sạn. Như phân
tích ở trên về lượt khách, ngày khách, công suất sử dụng buồng phòng thì như vậy
là hợp lý.
Doanh thu dịch vụ vận chuyển và dịch vụ bổ sung chiếm tỷ trọng thấp, tuy
nguồn thu thấp hơn nhưng đó là những dịch vụ không thể thiếu trong kinh doanh
khách sạn. Theo xu hướng biến động qua 3 năm thì doanh thu có phần tăng lên,
nhưng mức độ tăng còn chậm. Qua nhận xét đánh giá của khách ở phần trên cho
thấy một số dịch vụ bổ sung của khách sạn còn thiếu và yếu. Cần có những giải
pháp hợp lý hõn nâng cao chất lýợng phục vụ, thoả mãn nhu cầu của khách khi
khách đến lưu trú tại khách sạn.
Tốc độ tăng doanh thu của khách sạn qua các năm vẫn đang ở mức độ vừa
phải chứ chưa cao, vì vậy khách sạn không nên chủ quan mà còn phải tích cực trong
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
việc duy trì tốt chất lượng phục vụ, giữ vững khách hàng truyền thống, khai thác tốt
các thị trường mục tiêu, có mối quan hệ tốt với các đối tác, các hãng lữ hành trong
và ngoài nước, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tăng thị phần, phát huy tốt
thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
d. Hiệu quả kinh doanh của khách sạn Hương Giang
Từ số liệu ở Bảng 2.8, cho thấy tổng vốn của khách sạn tăng đều qua 3 năm,
đến năm 2014 đạt 217.890 triệu đồng, tăng 40,1% so với năm 2012. Đáng lưu ý là
trong sự tăng lên của tổng vốn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày một cao,
năm 2012 là 49,1%, năm 2013 là 57% và năm 2013 là 51,4%. Tỷ trọng vốn chủ sở
hữu lớn hơn 50% là thông tin cho thấy độ an toàn tài chính của khách sạn là tương
đối tốt, đặc biệt là trong năm 2013. Năm 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng
vốn tuy có giảm nhưng không đáng kể, nguyên nhân là thời gian này công ty đang
cần nguồn vốn dài hạn phục vụ cho việc đầu tư trang thiết bị và cải tạo, nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng nên phải huy động nguồn vốn vay dài hạn từ các ngân hàng.
Tổng doanh thu của khách sạn như phần trên đã phân tích là có sự tăng
trưởng đều đặn qua 3 năm, ở đây đề tài chỉ đi sâu vào phân tích mối quan hệ của nó
với chi phí và lợi nhuận nhằm làm rõ hiệu quả kinh doanh của khách sạn. So với
năm 2012, doanh thu năm 2014 đã tăng lên 35,7%, đây là kết quả của nỗ lực quảng
cáo, khuếch trương để du khách đến với khách sạn nhiều hơn, tuy tổng chi phí năm
2014 so với năm 2012 cũng đã tăng lên 34,1%, cao hơn tốc độ tăng doanh thu.
Nhưng do khách sạn đã quản lý tốt các khoản chi phí, nên tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu trong giai đoạn 2012-2014 đã tăng 11,3%.
Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn tăng 5%, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu tăng 5% so với 2012. Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù khả năng
sinh lời của mỗi đồng vốn không lớn, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay
thì khách sạn vẫn thành công trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Với
tình hình kinh tế hiện nay, lãi suất ngân hàng ngày một tăng lên, tỷ lệ vốn vay của
khách sạn tương đối cao mà hiệu quả sử dụng vốn như vậy là không đảm bảo bền
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
66
vững, cần thực hiện các biện pháp quản trị hợp lý để tiết kiệm chi phí, nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.8: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của khách sạn Hương Giang
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
2014/2012
± %
1 Tổng vốn Trđ 155.490 173.607 217.890 62.399 140,1
2 Vốn chủ sở hữu Trđ 76.411 98.948 111.924 35.513 146,5
3 Tổng doanh thu Trđ 91.802 114.672 124.606 32.804 135,7
4 Tổng chi phí Trđ 84.252 105.259 112.991 28.739 134,1
5 Lợi nhuận trước thuế Trđ 7.550 9.413 11.615 4.065 153,8
6 Lợi nhuận sau thuế Trđ 5.663 7.059 8.711 3.049 153,8
7 Tổng số lao động người 232 239 265 33 114,2
8 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 0,06 0,06 0,07 0 113,3
9 Tỷ suất lợi nhuận/chi phí % 0,07 0,07 0,08 0 114,7
10 Tỷ suất chi phí/doanh thu % 0,92 0,92 0,91 0 98,8
11 Tỷ suất lợi nhuận/VCSH % 0,07 0,07 0,08 0 105,0
12 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng vốn % 0,07 0,07 0,08 0 105,0
13 Thu nhập bình quân tr.đ/ng/
năm
48,00 52,80 57,60 10 120,0
14 Năng suất lao động tr.đ/ng/
năm
396 480 470 75 118,8
Nguồn: Bộ phận Kế toán thu ngân Khách sạn Hương Giang
Trong giai đoạn 2012-2014, nhờ vào việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ nghiệp vụ của nhân viên và bố trí công việc hợp lý, chỉ tiêu năng suất lao động
tăng lên đáng kể, năm 2014 so với năm 2012 đã tăng lên 18,8% trong khi tổng lao
động chỉ tăng 14,2%. Cán bộ nhân viên làm việc tốt, mang lại hiệu quả, năng suất
cao thì chế độ đãi ngộ cũng theo đó tăng lên, thể hiện ở mức thu nhập bình quân
một lao động/năm năm 2014 đạt 57,6 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2012. Có
được nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống là mục tiêu lớn của người lao
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
67
động, qua chỉ tiêu này ta thấy khách sạn Hương Giang hiện đang là một trong số ít
đơn vị có đạt mức thu nhập bình quân tốt như vậy.
e. Giá phòng bình quân
Qua số liệu thu thập cho thấy giá phòng bình quân giao động từ 1,39 đến
1,64 triệu đồng, giá bình quân một phòng ngủ của khách sạn có xu hướng tăng lên
qua 3 năm, tốc độ tăng bình quân qua các năm là khá chậm. Nguyên nhân của sự
biến động này là do vào năm 2012 và năm 2013 khách sạn đã thực hiện nâng cấp,
trang bị một số thiết bị mới, hiện đại, đồng bộ cho các phòng ngủ, bên cạnh đó giá
cả một số vật tư, công cụ dụng cụ lao động... trên thị trường tăng lên. Giá phòng
bình quân của khách sạn qua 3 năm được thể hiện ở Bảng 2.9.
Vào những tháng cuối năm 2014, trước sự biến động của nền kinh tế thế giới
đặc biệt là giá của nhiên liệu và giá vàng, cùng với thiên tai, dịch bệnh... đã ảnh
hưởng rất nhiều đến nền kinh tế nước ta. Tác động đó đã làm cho giá cả hàng hoá,
nguyên nhiên vật liệu và các mặt hàng khác tăng lên. Vì vậy chi phí của khách sạn
cũng tăng lên, Vì vậy năm 2014 khách sạn đã quyết định nâng mức giá lên cao so
với năm 2012 để tăng doanh thu lưu trú nhằm bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Tuy
nhiên, so với giá phòng ngủ của các khách sạn khác như Sài Gòn - Morin, Kinh
Thành thì giá của khách sạn thấp hơn nhiều.
Bảng 2.9: Giá phòng bình quân của khách sạn Hương giang
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
2014/2012
(%)
1. Doanh thu lưu trú 61.022 78.578 88.234 144,6
2. Ngày phòng sử dụng thực tế 43.843 51.587 53.731 122,6
3. Giá phòng bình quân (1/3) 1,39 1,52 1,64 118,0
Nguồn: Bộ phận Kế toán thu ngân Khách sạn Hương Giang
f. Tính thời vụ trong du lịch
Một đặc điểm quan trọng nhất của ngành du lịch là lượng khách du lịch
thường biến động không đều đặn trong năm, mà biến động theo mùa vụ. Lượng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
68
khách du lịch đến khách sạn không đều qua thời gian, có những lúc khách đến
khách sạn rất ít nhưng cũng có những lúc khách đến quá đông. Đặc điểm này tác
động đến số ngày phòng khách thực tế sử dụng trong năm tại khách sạn, từ đó ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh và gây khó khăn cho quá trình hoạt động của khách
sạn. Hiện tượng này lặp đi lặp lại khá đều đặn vào các tháng trong năm gọi là mùa
hay thời vụ du lịch. Biểu đồ 2.1 Tình hình khách đến khách sạn các tháng qua 3
năm 2012- 2014.
Biểu đồ 2.1: Tình hình khách đến khách sạn các tháng qua 3 năm 2012- 2014
Nguồn: Khách sạn Hương Giang
Lượng khách có xu hướng tăng ở các tháng 1, 2, 3, 10, 11 và tháng 12. Trong
đó khách quốc tế tập trung cao điểm từ tháng 10 năm này đến tháng 3 năm sau và ở
tháng 7, 8 đối với khách nội địa. Điều này đã làm cho công suất sử dụng phòng của
khách sạn tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do vào mùa đông
người dân ở các nước được nghỉ nên khách quốc tế rất thích đi du lịch đến Huế vào
các tháng 10, 11 và 12.
Mặt khác tình hình chính trị luôn luôn ổn định tại Việt Nam nói chung và
Thừa Thiên Huế nói riêng là một ưu thế mà du khách rất quan tâm. Ngoài ra, với
tiềm năng về tài nguyên du lịch nên vào các tháng 1, 2, 3 ở Huế thường tập trung
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
69
nhiều lễ hội và cũng là dịp Tết Nguyên đán nên khách du lịch quốc tế muốn tìm
hiểu phong tục tập quán ở đây. Riêng đối với khách nội địa thì số ngày phòng tăng
mạnh nhất ở tháng 7, 8 trong năm. Đây là tháng cao điểm của khách sạn vì thời gian
này học sinh, sinh viên, giáo viên được nghỉ hè và một số cán bộ công nhân viên
được nghỉ phép đã tổ chức đi du lịch để tận hưởng và nghỉ ngơi sau một thời gian
làm việc vất vả.
Tuy nhiên, tính thời vụ về ngày phòng của khách sạn đã có ảnh hưởng không
tốt đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Những ảnh hưởng đó để lại nhiều hậu
quả tai hại về kinh tế, tổ chức kỹ thuật cho khách sạn và tác động đến tâm lý du
khách. Thật vậy, thời vụ ngắn trong du lịch đã khiến cho việc sử dụng cơ sở vật chất
kỹ thuật của khách sạn không hết công suất gây lãng phí. Do cơ sở vật chất kỹ thuật
chỉ sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng các chi phí cố định quy định trong giá thành
của dịch vụ khách sạn tăng lên. Điều đó làm giảm khả năng áp dụng các chính sách
giá linh hoạt, gây khó khăn cho việc tổ chức kinh doanh trong Công ty. Ngoài ra,
lao động cũng không được sử dụng hết trong năm, gây trở ngại cho việc huy động
và bố trí nhân công nhằm phục vụ tốt cho khách thường xuyên. Vào mùa du lịch
cao điểm thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch thường dẫn đến sự
quá tải của khách sạn, nhân viên có quá nhiều việc làm không hết nên sinh ra làm
ẩu, làm cho có dẫn đến chất lượng dịch vụ không được đảm bảo. Ngược lại vào mùa
du lịch thấp điểm, khách sạn đón khách rất ít, đội ngũ lao động trở nên nhàn hạ, tính
chủ quan, coi thường nảy sinh trong quá trình phục vụ khách và kết quả là chất
lượng dịch vụ giảm sút.
Do vậy, việc nghiên cứu kỹ và nắm rõ quy luật thời vụ sẽ giúp cho khách sạn
có thể đề ra những phương án, những giải pháp có hiệu quả nhằm khai thác tối đa
công suất sử dụng phòng và sử dụng công suất sử dụng phòng thì nhà quản lý khách
sạn còn phải quan tâm đến chỉ tiêu giá phòng bình quân của khách sạn. Nếu giá
phòng bình quân càng cao thì doanh thu lưu trú càng cao, tuy nhiên mức giá phải
phù hợp với khả năng chi trả của khách và mặt bằng giá cả trên thị trường du lịch.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
70
2.2.1.5. Thị phần của khách sạn Hương Giang
Thị phần là phần thị trường mà khách sạn bán được các sản phẩm dịch vụ
của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn
chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của khách sạn được khách hàng ưu chuộng. Số liệu
thống kê Bảng 2.10, thì năm 2013 có 5 khách sạn hạng 4 sao với tổng doanh thu là
540.103 triệu đồng. Khách sạn Morin chiếm tỷ trọng cao nhất 31,4% tương ứng
169.713 triệu đồng, thứ hai là khách sạn Hương Giang 21,2%, tương ứng 114.672
triệu đồng, thứ ba là khách sạn Kinh Thành 19,1%, tương ứng 103.345 triệu đồng.
Bảng 2.10: Thị phần của khách sạn Hương Giang
so với các khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh
2014/2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± %
1. Khách sạn Kinh Thành 80.735 19,9 103.345 19,1 117.330 20,6 36.595 145,3
2. Khách sạn Hương Giang 91.802 22,7 114.672 21,2 124.606 21,8 32.804 135,7
3. Khách sạn Morin 110.566 27,3 169.713 31,4 173.999 30,5 63.433 157,4
4. Khách sạn Century 72.658 17,9 90.590 16,8 100.761 17,7 28.103 138,7
5. Khách sạn Xanh 49.349 12,2 61.783 11,4 54.063 9,5 4.714 109,6
Tổng doanh thu 405.110 100,0 540.103 100,0 570.759 100,0 165.649 140,9
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế
Năm 2014 thì đã có sự biến động lớn, trật tự đã có thay đổi, chiếm thị phần
cao nhất vẫn là khách sạn Morin chiếm 30,5%, trong khi đó khách sạn Kinh Thành
đã có một sự tăng trưởng vượt bậc nhảy lên đứng vị trí thứ ba chiếm 20,6%, khách
sạn Hương Giang xếp vị trí thứ hai chiếm 21,8%. Như vậy đối với khách sạn
Hương Giang cần nghiên cứu kỹ vấn đề này để thấy được mình đang đứng ở vị trí
nào, trong tương lai nhiều khách sạn đồng hạng sao tham gia khai thác, đó là thách
thức lớn cho khách sạn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
71
2.2.1.6. Danh tiếng, uy tín thương hiệu của khách sạn
Qua đánh giá của du khách, các chuyên gia trong ngành du lịch và thực tế
hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua, khách sạn Hương Giang đã đạt
được một số thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong
những khách sạn được Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh đánh giá cao, luôn là đơn vị
kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đảm bảo công ăn việc làm
cho người lao động...
Hình ảnh, uy tín thương hiệu của khách sạn Hương Giang được nhiều du
khách trong và ngoài nước biết đến, trong thời gian qua, công tác xây dựng và củng
cố thương hiệu đã được lãnh đạo công ty, lãnh đạo khách sạn đặc biệt quan tâm.
Đây là giá trị vô hình rất lớn mà khách sạn có được trong một quá trình phấn đấu
bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, hợp đạo lý của khách
sạn. Thương hiệu khách sạn Hương Giang đã được khẳng định trên thị trường và có
uy tín cao, vì vậy muốn có được giá trị thương hiệu cao, tạo lợi thế cạnh tranh thì
khách sạn phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ,
luôn sáng tạo đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và sản phẩm.
2.2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của
Khách sạn Hương Giang
2.2.2.1. Môi trường pháp lý và hợp tác quốc tế
Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2006 và đang được triển khai thực hiện
trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động
du lịch. Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, gắn với
công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, kiện toàn hệ thống
kinh doanh thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Hoạt động du lịch hiện thu hút
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Về phương diện hợp tác quốc tế du lịch nước ta đã th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_khach_san_huong_giang_hue_5148_1912207.pdf