MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ . v
MỤC LỤC. vi
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA HỆ THỐNG NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI TRONG
XU THẾ HỘI NHẬP . 4
1.1. HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
THỜI KỲ HẬU WTO. 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về hội nhập quốc tế . 4
1.1.3. Các nội dung về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. 6
1.1.4. Những cơ hội và thách thức về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. 8
1.1.4.1.Những cơ hội của việc hội nhập quốc tế. 8
1.1.4.2. Những thách thức của việc hội nhập quốc tế. . 9
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. . 10
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh . 10
1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. 11
1.2.2.1. Khái niệm . 11
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 12
1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 13
1.3.1. Năng lực hoạt động
1.3.1.1.Khả năng huy động vốn
1.3.1.2. Hoạt động tín dụng đầu tư. 13
1.3.2. Khả năng ứng dụng công nghệ. 15
1.3.3. Nguồn nhân lực . 16
1.3.4. Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức. 17
1.3.5. Phát triển sản phẩm dịch vụ khác. 13
1.3.5.1 Khả năng cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán . 13
1.3.5.2 Khả năng đa dạng hoá sản phẩm trong từng dịch vụ ngân hàng và nhiều loại
dịch vụ ngân hàng . 14
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 20
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài. 20
1.4.1.1. Môi trường kinh tế . 20
1.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh. 21
1.4.1.3. Hệ thống luật pháp . 21
1.4.1.4. Đặc điểm văn hóa xã hội. 22
1.4.1.5. Vai trò của nhà nước và NHTW . 23
1.4.2. Các nhân tố bên trong . 24
Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUẾ . 26
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ. 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 26
2.1.2. Các mốc lịch sử chính và thành tựu được ghi nhận . 28
2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VCB CN HUẾ: . 29
2.2.1. Mô tả mẫu khảo sát . 29
2.2.2.Đánh giá chất lượng dịch vụ . 30
2.2.3. Năng lực hoạt động .
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn
2.2.3.2. Hoạt động tín dụng.
2.2.4. Khả năng ứng dụng công nghệ. 4
2.2.5. Nguồn nhân lực . 7
2.2.6. Tổ chức bộ máy quản lý tại VCB Huế. 10
2.2.7 Khả năng cung cấp các dịch vụ khác . 13
2.2.7.1. Hoạt động thanh toán quốc tế . 13
2.2.7.2. Hoạt động kinh doanh thẻ . 14
2.2.7.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ . 16
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . 16
2.3.1. Đánh giá điểm mạnh và cơ hội thành công. 16
2.3.2. Đánh giá mặt còn tồn tại và các thách thức . 20
2.3.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam . 22
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUẾ . 23
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của NHTMP NTVN - chi nhánh Huế. 24
3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam . 26
3.1.2.1. Định hướng chung. . 26
3.1.2.2 Các định hướng cụ thể . 28
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUẾ . 29
3.2.1. Tăng tiềm lực tài chính . 30
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động. 31
3.2.3. Nâng cao tính cạnh tranh của công cụ giá . Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Mở rông, phát triển mạng lưới cả về số lượng và chất lượng. 34
3.2.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình định hướng vào khách hàng . 36
3.2.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực . 37
3.2.7. Rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng. . 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 40
1.KẾT LUẬN. 40
2. KIẾN NGHỊ . 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 43
PHỤ LỤC. 45
96 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi
nhánh theo học các chương trình cao học kinh tế, tài chính ngân hàng, văn bằng 2...
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, VCB Huế luôn giữ vững vị thế là
nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc
tế, trong các hoạt động truyền thống như huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án...
cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ,
ngân hàng điện tử... VCB luôn là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công
nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các
sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “ đưa ngân hàng đến gần với khách hàng ” như:
Internet banking, VCB-Money, SMS banking, Phone banking...
Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào
tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về thị trường, có khả năng
thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, VCB Huế vẫn luôn là sự
lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như của hàng
trăm nghìn khách hàng cá nhân.
Từ định hướng cốt lõi đã được Ban lãnh đạo đưa ra là mọi hoạt động đều
hướng tới khách hàng, VCB Huế đang xây dựng một phong cách làm việc năng
động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại, linh hoạt; đề cao tính
an toàn, hiệu quả, bền vững theo đúng chuẩn mực quốc tế. Với phương châm đó,
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên VCB Huế luôn nỗ lực không ngừng để
đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, hiệu quả kinh doanh cao nhất, vì lợi ích của
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
28
khách hàng - những người đã tin tưởng ở thương hiệu Vietcombank, và vì một
Ngân hàng Ngoại thương phát triển bền vững.
Những kết quả mà VCB Huế đạt được trong những năm qua, uy tín và vị thế
mà VCB Huế tạo dựng được như ngày nay là kết quả của từ trí tuệ, công sức của
đội ngũ cán bộ công nhân viên VCB, từ sự tin tưởng và thủy chung gắn bó của
khách hàng, đối tác, từ sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan quản lý Nhà
nước. VCB Huế luôn ghi nhớ và mong được gửi lời tri ân đến quý khách hàng, các
cơ quan quản lý và toàn thể cán bộ nhân viên VCB Huế.
2.1.2. Các mốc lịch sử chính và thành tựu được ghi nhận
Ngày 10 tháng 8 năm 1993, Ngân hàng Ngoại thương Huế được thành lập
theo Quyết định số 65/TCCB của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 02 tháng 11 năm 1993, chính thức khai trương đi vào hoạt động.
Từ năm 1994 đến 2000: Liên tục nhận được Bằng khen của Chủ tịch
UBND tỉnh TT Huế.
Năm 1998: Chuyển về trụ sở mới tại 78 Hùng Vương -TP Huế.
Năm 2000, khai trương phòng giao dịch số 1 tại đường Trần Hưng Đạo.
Năm 2001: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế.
Ngày 10 tháng 08 năm 2001, khai trương Chi nhánh cấp II Quảng Bình
trực thuộc VCB Huế.
Năm 2002: Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bằng khen
của Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế.
Năm 2003: VCB Huế vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 3.
Tháng 3/2006, thành lập phòng giao dịch số 2.
Tháng 11/2006, Chi nhánh cấp II Quảng Bình tách khỏi Chi nhánh Huế.
Ngày 14/6/2007, thành lập phòng giao dịch Quảng Trị, TX Đông Hà.
Ngày 30/4/2008, thành lập 2 phòng giao dịch Mai Thúc Loan và Phạm
Văn Đồng.
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
29
Ngày 05/6/2008 được chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Huế theo Quyết định số 421/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT của Hội
đồng Quản trị NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tháng 1 năm 2010, PGD Quảng Trị tách khỏi chi nhánh Huế, trở thành
Chi nhánh hoạt động độc lập.
Tháng 11 năm 2010, VCB Huế khai trương phòng giao dịch Bến Ngự,
PGD thứ 5 của chi nhánh.
2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VCB HUẾ.
2.2.1. Mô tả mẫu khảo sát.
Luận văn đã sử dụng phiếu điều tra các nhân viên ngân hàng để đánh giá
năng lực cạnh tranh của VCB Huế. Luận văn đã sử dụng câu hỏi chung cho nhân
viên ngân hàng VCB Huế và trưởng các phòng . Trong đó phần I có 4 câu hỏi để lấy
thông tin chung về khách hàng, phần II có 4 câu hỏi trong đó có 16 câu hỏi chi tiết.
Số phiếu phát ra 150 phiếu và thu về là 101 phiếu
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để cán bộ nhân viên ngân hàng đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VCB Huế theo mức độ: [ 1 ]
hoàn toàn không đồng ý , [ 2 ]: Không đồng ý , [ 3 ]: Tương đối đồng ý , [ 4 ]:
Đồng ý , [ 5 ]: Hoàn toàn đồng ý
Thông tin chung về mẫu khảo sát
- Về giới tính
Bảng 2.1. Giới tính của cán bộ nhân viên ngân hàng
Giới tính của nhân viên
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Nữ 54 53.5 53.5 53.5
nam 47 46.5 46.5 100.0
Total 101 100.0 100.0
( Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS)
Tác giả phát phiếu điều tra 150 phiếu nhưng thu lại chỉ được 101 phiếu,
trong đó về giới tính của nhân viên được điều tra như sau:
* Nữ: số lượng 54 người chiếm 53,5 %, nam 47 người chiếm 46,5%
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
30
- Trình độ của khách hàng
Bảng 2.2. Trình độ học vấn của cán bộ nhân viên ngân hàng
trình độ học vấn của cán bộ nhân viên
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
cao đẳng 17 16.8 16.8 16.8
Đại Học 80 79.2 79.2 96.0
Sau đại học 4 4.0 4.0 100.0
Total 101 100.0 100.0
( Nguồn:Xử lý số liệu bằng SPSS)
Về trình độ chuyên môn: Cao đẳng 17 người chiếm 16,8%, Đại học 80
người chiếm 79,2%, Sau Đại học 4 người chiếm 4%.
2.2.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ.
Để có cái nhìn toàn diện về thực trạng năng lực cạnh tranh của các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh VCB Huế, tôi tiến hành một cuộc khảo cán bộ ngân
hàng VCB Huế . Kết quả trình bày trong sơ đồ cho thấy phần lớn cán bộ nhân viên làm
việc tại VCB Huế đánh giá khá cao năng lực hiện tại của VCB Huế
Biểu đồ 2.1 Đánh giá của cán bộ nhân viên ngân hàng về năng lực của VCB Huế
.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
than
g đi
ểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
( Nguồn : Xử lý số liệu SPSS )
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
31
Giải thích:
1. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ
tầng rất tốt
9. Công tác tiếp thị và xúc tiến được thực
hiện bài bản và hoàn hảo.
2. Nguồn nhân lực được đào tạo
bài bản và chính quy
10. Nghiên cứu và phát triển các gói sản
phẩm mới rất được chú trọng, góp phần
làm thị phần khách hàng tăng lên.
3. Ban lãnh đạo năng động và có
tầm nhìn dài hạn.
11. Những lời than phiền của khách hàng
đối với dịch vụ hoặc thủ tục khi giao
dịch là hoàn toàn không có
4. Thiết bị công nghệ tiên tiến
luôn được cập nhật và phát
triển..
12. Các sản phẩm dịch vụ của VCB có tính
sáng tạo cao hơn hẳn các đối thủ cùng
ngành.
5. ATM .banking được sử dụng
khá thông rộng.
13. Qúa trình lập kế hoạch cũng như thực
hiện kế hoạch được thực hiện bài bản.
6. Tiếp nhận và xử lý thông tin
khách hàng khi đến giao dịch
được thực hiện nhanh chóng .
14. Nguồn lực tài chính rất mạnh và hơn
hẳn các đối thủ cạnh tranh.
7. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
đạt mức độ hoàn hảo.
15. Khách hàng và phòng giao dịch là rất
thông suốt.
8. Hình ảnh và thương hiệu ăn
sâu vào tiềm thức Khách hàng
truyền thống.
16. Thông tin phản hồi và sự chỉ đạo giữa
phòng giao dịch và chi nhánh cấp tỉnh
hoàn toàn không có trục trặc.
2.2.3. Năng lực hoạt động.
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Năm 2009 là một năm mà thị trường tiền tệ trải qua những biến động chưa
từng có về lãi suất, tỷ giá, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
1bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá diễn ra thất thường. Tuy vậy, Chi nhánh
cũng đã vượt qua được thời điểm khó khăn đó.
Tổng huy động vốn đến thời điểm 31/12/10 đạt 1.891tỷ đồng đạt 91,8% kế
hoạch , tăng 282 tỷ đồng ( tăng 17,5%) so với năm 2009, chiếm 14,3% huy động
vốn toàn tỉnh, cụ thể:
Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền
Huy động VND đến 31/12/09 đạt 1.212 tỷ đồng tăng 37.3% so với năm
2008, chiếm 71% tổng huy động, tỷ lệ này năm ngoái là 70%.
Tiền gửi ngoại tệ quy USD đạt 27.3 triệu USD, tăng 5 triệu USD tăng 22,4%
so với năm 2008.
Bảng số 2.3. Cơ cấu huy động vốn của VCB Huế (ĐVT: Tỷ
đồng)
CHỈ TIÊU 31/12/08 31/12/09 31/12/2010 So sánh 2010/2009
+/- %
Tổng huy động 1.261 1.609 1.891 282 17,5
Phân theo loại tiền
Vốn huy động VNĐ 883 1.127 1.382 255 22,6
Vốn HĐ ngoại tệ 378 482 509 27 5,6
Phân theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 249 280 348 68 24,3
Có kỳ hạn 710 1.329 1.543 214 25,5
Phân theo Tổ chức,
cá nhân
Cá nhân 1.005 1.249 1.444 195 15,6
Tổ chức 256 360 447 87 24,1
Cơ cấu huy động theo kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn đạt 348 tỷ đồng tăng 24,3%. Tiền gửi có kỳ hạn dưới
12 tháng đạt 1.205 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,7%), tăng 19,2%). Tiền gửi
có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 338 tỷ đồng tăng 20 tỷ đồng ( tăng 6,3%)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
2Thông thường, vào thời điểm cuối năm lãi suất ngân hàng tăng cao nên
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chỉ muốn gửi ngắn hạn để chủ động trong việc
thay đổi kỳ hạn khi có biến động về lãi suất và chủ động nguồn vốn trong thanh
toán. Do đó, tiền gởi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm đến 63,7 % tiền gửi có kỳ hạn( đạt
1. 205 tỷ đồng), trong đó , kỳ hạn 3 tháng đạt 537,4 tỷ đồng (chiếm 28,4%) , kỳ hạn
6 tháng đạt 268,1 tỷ đồng ( chiếm 14,2%). Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên chỉ
chiếm 17,8%
Tuy vậy, chương trình tiết kiệm 15 tháng đã thu hút được khách hàng do lãi
suất huy động những tháng đầu năm 2011 có thể giảm nên nhiều khách hàng đã
chọn chương trình tiết kiệm này để hưởng lãi suất ổn định trong thời gian dài.
Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền.
Tiền gửi VNĐ đạt chiếm 73% tổng huy động, tăng 22,6% so với đầu năm.
tiền gởi ngoại tệ quy VNĐ đạt 509 tỷ đồng tăng 27 tỷ đồng so với đầu năm ( tăng
5,6%)
Tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ quy USD chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng huy động do
năm vừa qua giá vàng biến động mạnh nên người dân chuyển qua cất giữ vàng.
Phân theo khách hàng.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 447 tỷ đồng chiếm 23% tổng huy động, tăng
87 tỷ đồng ( tăng 24,1%). Trong thời gian tới VCB Huế sẽ tích cực mở rộng thị
phần thị trường này.
Tiền gửi của cá nhân đạt 1.444 tỷ đồng chiếm 77% tổng huy động, tăng 195
tỷ đồng ( tăng 15,6%) so với năm 2009.
.
2.2.3.2. Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng năm qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, nới lỏng vào những tháng đầu năm và thắt
chặt vào những tháng cuối năm. Hoạt động cho vay khởi sắc sau gói kích cầu hỗ
trợ lãi suất nhưng cuối năm do áp lực đảm bảo tính thanh khoản các ngân hàng phải
đối mặt với chính sách thắt chặt tín dụng.
Trước tình hình trên VCB Huế cũng đã tích cực thu hồi nợ, cho vay những
khách hàng có tình hình tài chính, kinh doanh tốt để giảm dư nợ và tăng huy động
tạo nguồn cho việc giải ngân đúng tiến độ các dự án đã ký.
Đến thời điểm 31/12/2010 dư nợ của Chi nhánh đạt 1.534 tỷ đồng tăng 6.4%
so với năm 2008, chiếm 18% tổng dư nợ trên địa bàn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
3Bảng số 2.4: Cơ cấu dư nợ của VCB Huế ( ĐVT: Tỷ đồng)
CHỈ TIÊU
31/12/08 31/12/09
31/12/10
So sánh
(+,-) %
Tổng dư nợ 1.441 1.473 1.714 241 15,4%
Phân theo loại tiền: VND 887 950 1.152 202 19,9%
USD(quy VNĐ) 554 523 562 39 7,1%
Phân theo kỳ hạn: Ngắn
hạn
531 423 594 171 35%
Trung dài hạn 910 1.050 1.120 70 6,5%
Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 9,7 19,1 9,4 97
Tổng dư nợ đến 31/12/2010 đạt 1.714 tỷ đồng tăng 241 tỷ đồng ( tăng 15,4
%) so với đầu năm, đạt 98,8% kế hoạch chiếm 14% tổng dư nợ trên địa bàn.
Dư nợ VNĐ đạt 1.152.tỷ đồng tưng 202 tỷ đồng ( tăng 19,9%).
Dư nợ USD đạt 562 tỷ quy VNĐ tăng 39 tỷ đồng so với đầu năm ( tăng 7,1
%).
Tỷ lệ giữa vốn huy động và sử dụng vốn cho thấy VCB Huế hoàn toàn chủ
động không phụ thuộc vốn vay của Trung ương.
Dư nợ ngắn hạn đạt 594 tỷ đồng , tăng 171 tỷ đồng ( tăng 35%)
Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.120 tỷ đồng chiếm 65,3% tổng dài hạn,
tăng 70 tỷ đồng ( tăng 6,5 %) so với đầu năm.
Tính đến 31/12/10, dư nợ cho vay hổ trợ lãi suất của VCB Huế đạt 99,6 tỷ
đồng, tập trung vào các đơn vị như : CTCP Thanh Tân, CTCP Dệt may Huế , EVN,
CTCP Thuỷ sản, CTCP Sợi Phú Nam, CTCP Sợi Phú Bài
Về chất lượng tín dụng:
Đến 31/12/10 , nợ xấu của VCB Huế là 329 tỷ đồng chiếm 19% tổng dư nợ.
Trong đó, Tổng công ty Miền Trung ( Xi măng Sông Gianh) chiếm 98% nợ xấu,
DNTN Khánh Hà và nhóm tư nhân cá thể chiếm 2% tổng nợ xấu.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
4Năm 2010 , thời tiết không thuận lợi , lũ lụt thường xuyên nên việc vận hành
nhà máy gặp khó khăn, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010 nhà máy tạp trung xử lý
một số dây chuyền sản xuất gặp sự cố làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ gốc và
lãi. Đây là dự án quy mô lớn có vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng trong đó đa số là vốn
vay ngân hàng, năm 2010 là năm dự án phải trả nợ
Kết luận
Về cơ cấu cho vay theo thời gian: Theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN thì
các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn ngắn hạn để cho vay
trung dài hạn. Hiện nay, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 31% tổng dư nợ, trong đó,
dư nợ có kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng chiếm 17% tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ trung dài
hạn là 69%.
Do đó, VCB Huế cần điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ trong năm tới để đảm bảo
an toàn thanh khoản, đặc biệt là trong điều kiện chịu tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế hiện nay. Chưa tính đến sự chênh lệch
lãi suất huy động và cho vay trung dài hạn khi NHNN quy định không được vượt
quá trần. Mặt khác dư nợ cho vay lãi suất thoả thuận chiếm tỷ trọng nhỏ không làm
tăng hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Về cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp: dư nợ các công ty CP chiếm
tỷ trọng lớn nhất, thứ hai DNNN, công ty TNHH, tư nhân cá thể, DNTN, DN có
vốn đầu tư nước ngoài. Số liệu qua các năm cho thấy rủi ro thường xảy ra đối với
các DN NN và một số công ty CP NN do nhiều nguyên nhân như: đầu tư vào các dự
án không khả thi, trình độ quản lý yếu kém, sử dụng vốn sai mục đích, thiếu trách
nhiệm Do đó, trong năm 2011 VCB Huế cần giảm mạnh dư nợ đối với một số
công ty có tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh như đã nêu trên và tích cực
tăng dư nợ đối với những thành phần kinh tế rủi ro thấp.
2.2.4. Khả năng ứng dụng công nghệ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của VCB
đã hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh của ngân hàng đồng thời
đưa ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ cũng như nâng
cao chất lượng của các sản phẩm hiện có nhằm tiếp tục duy trì sự khác biệt cho
VCB
Năm 1999, VCB Huế đưa vào sử dụng hệ thống ngân hàng bán lẻ theo tiêu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
5chuẩn quốc tế (Vietcombank Vision 2010) với nhiều dịch vụ chính xác tiện lợi an
toàn và hiệu quả. Các khách hàng tới ngân hàng được máy xếp hàng điện tử hướng
dẫn điền giao dịch với một quầy, tại đây, khách hàng được cung cấp cùng lúc nhiều
dịch vụ như: gửi tiền, trả nợ lãi và gốc vay, chuyển tiền từ tài khoản, mua bán ngoại
tệ, nộp hay rút tiền mặt, đối chiếu kiểm tra doanh số hoạt động và số dư tài khoản
tiền gửi. Năm 2001, hệ thống ngân hàng lõi “ Core banking ” được đưa vào sử dụng
cho phép tập trung hóa và vi tính hóa tất cả các thông tin và xử lý giao dịch cho
khách hàng đồng thời thay đổi tập quán giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng
theo hướng: “ giao dịch một cửa ”, tạo bước ngoặt về ứng dụng công nghệ thông tin
vào phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hệ thống này là sự tích hợp của 6
Module (CIF, DD, FD, LN, RM, GL) với mức độ sử dụng và đáp ứng yêu cầu khác
nhau:
- Module quản lý hồ sơ khách hàng (CIF):
CIF là hạt nhân trong hệ thống ngân hàng bán lẻ, quản lý tập trung mọi thông
tin về một khách hàng thông qua việc kết nối đồng bộ với các Module nghiệp vụ
khách trong toàn hệ thống. Mỗi khách hàng đến giao dịch được tạo một hồ sơ khách
hàng duy nhất và được sử dụng trên toàn hệ thống. Do đó, người quản lý và chăm
sóc khách hàng có thể khai thác triệt để các thông tin từ tổng quát đến chi tiết nhất
về khách hàng và hoạt động giao dịch của khách hàng trên hệ thống.
- Module quản lý tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (FD): Áp dụng cho các nghiệp
vụ mở và tất toán các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ
phiếu, trái phiếu.
- Module quản lý tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (DD): Áp dụng cho 2
mảng nghiệp vụ tiền gửi thanh toán của các đối tượng khách hàng và tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn. Đây là những nghiệp vụ cơ bản trong giao dịch ngân hàng,
được sử dụng thường xuyên và được ứng dụng trên phạm vi rộng tại hầu hết các
phòng ban trong toàn hệ thống. Một số tiện ích mới đã được ứng dụng trên Module
này để cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng: chuyển tiền tự động, đầu tư tự
độngtạo ra tính tiện lợi, ưu việt và hiệu quả, đặc biệt tại các chi nhánh có quy mô
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
6hoạt động trung bình và lớn.
- Module quản lý tiền vay (LN): Nhằm quản lý các khoản tiền vay của khách
hàng, thực hiện các nghiệp vụ thu nợ gốc và lãi, đảm bảo đúng các quy định của
pháp luật.
- Module quản lý nghiệp vụ chuyển tiền (RM): Sử dụng cho các nghiệp vụ
chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán séc nhờ thu, chuyển đổi ngoại tệ
- Module quản lý tài khoản nội bộ (GL): Quản lý các tài khoản nội bộ của
VCB Huế, qua đó hoàn thiện việc theo dõi, giám sát hiệu quả các hoạt động của
ngân hàng.
Ngoài ra, VCB Huế đã triển khai áp dụng công nghệ Gigabit Ethernet của hệ
thống mạng mới có ưu điểm nổi bật là tính sẵn sàng cao với khả năng khắc phục sự
cố 24/24h, luôn đảm bảo cho các giao dịch được tiến hành thông suốt. Nhờ các thiết
bị chuyển mạch Cisco Catalyst 6500 với tốc độ chuyển mạch mở rộng lên đến 256
Gbps và tốc độ chuyển mạch đa lớp lên tới 210 Mbps, hệ thống mạng cục bộ mới
phục vụ kết nối với toàn hệ thống máy chủ của ngân hàng. Dòng thiết bị này đáp
ứng được những yêu cầu ngày càng cao về khả năng hội tụ giữa thoại và dữ liệu
(VOIP)- một xu hướng phát triển của ngành viễn thông và công nghệ thông tin trên
toàn thế giới. Tại các phòng giao dịch của VCB Huế được trang bị một loạt các thiết
bị chuyển mạch như Cisco catalyst 3600, 2600, 1700 phục vụ cho việc kết nối mạng
cho người tiêu dùng cuối.
Hệ thống công nghệ hiện đã góp phần thúc đẩy triển khai và phát triển các
dịch vụ ngân hàng tại VCB Huế: Ngân hàng có cơ hội phát triển nhiều loại sản
phẩm dịch vụ khác nhau với nhiều tiện ích, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Ngân hàng quản lý hiệu quả hơn, tổ chức và thực hiện quy
trình cho vay khoa học, theo dõi được nợ vay, nắm bắt kịp thời tình hình nợ.
Ngoài ra, tăng cường khả năng bảo mật, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh do hệ thống được quản lý phân cấp và phân quyền chặt chẽ. Tiêu chuẩn
hóa dữ liệu, sẽ góp phần tạo điều kiện cho hội nhập thị trường tài chính thế giới
sau này.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
72.2.5. Nguồn nhân lực.
Ban lãnh đạo của VCB Huế hiện nay đều là những chuyên gia hoạt động lâu
năm trong ngành ngân hàng, luôn thích ứng tốt và đề ra các chính sách phù hợp với
những thay đổi của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, do tốc độ mở rộng quy mô
hoạt động cao nên VCB Huế đang thiếu nguồn nhân sự chủ chốt có chất lượng. Vì
vậy ban lãnh đạo cần có những chế độ thật tốt để thu hút nhân tài phục vụ cho đơn
vị.
Bảng 2.5. Số liệu về tình hình lao động VCB Huế ( 2005 – 2010) ĐVT: người
( Nguồn: Phòng tổng hợp VCB Huế)
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực:
Tính đến thời điểm năm 2010, VCB Huế đã có 158 người. Trong đó; trình độ
sau ĐH chiếm 4%, ĐH và CĐ chiếm 93%, trung cấp 3%; tỷ lệ cán bộ nữ là 67.5%,
đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ từ cấp phòng trở lên là 61.3%.
Tuy nhiên, VCB Huế cần phải có cơ cấu phù hợp với từng vị trí chức danh
của nhân viên để đảm bảo cho VCB Huế cung cấp những dịch vụ với chất lượng
cao cho khách hàng với chi phí nhân sự tốt nhất và phải đảm bảo sự hài, đồng thuận
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Phân theo giới tính
Nam 48 41 50 54 59 51
Nữ 72 66 87 98 113 107
2. Phân theo trình độ
Đại học và trên Đại học 111 101 129 144 165 149
Cao đẳng và trung cấp 3 2 2 2 2 4
Lao động phổ thông 6 4 6 6 5 5
3. Phân theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp 97 81 109 123 142 128
Lao động gián tiếp 23 26 28 29 30 30
Tổng số lao động 120 107 137 152 172 158
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
8cao nhất của nhân viên. Ví dụ như: đối với vị trí chức danh là một giao dịch viên ta
không nên nhất thiết phải bố trí một nhân viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi
trong lúc phải làm các công việc đơn giản như vậy. Nếu chúng ta bố trí trình độ học
vấn và vị trí chức danh làm việc không phù hợp sẽ dấn đến phản tác dụng không
những không tận dụng được hết khả năng và trình độ của nhân viên mà còn làm cho
nhân viên đó cảm thấy chán với công việc được bố trí.
Cơ cấu tuổi của nguồn nhân lực hiện tại của VCB Huế như sau:
Cơ cấu tuổi của VCB Huế hiện tại: Trên 45 tuổi: 2%; từ 36 - 45 tuổi: 9%; từ
27 - 35 tuổi: 55% và từ dưới 26 tuổi: 34%. Cơ cấu tuổi của nguồn nhân lực cho thấy
VCB Huế có một nguồn nhân lực trẻ năng động sáng tạo, đầy nhiệt huyết, dễ tiếp
thu, hội nhập trong môi trường mới hiện nay đây là điểm mạnh đối với nhân sự của
VCB Huế, rất hữu dụng cho tốc độ phát triển nhanh chóng của VCB trong giai đoạn
hiện nay. Tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ như VCB Huế cần phải tăng
cường đào tạo nhiều hơn các kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc, chức danh đảm
nhận thì mới đáp ứng được công việc như kỳ vọng. Với cơ cấu này, VCB Huế có
các điểm thuận lợi:
Dễ dàng tiếp thu các kiến thức tiên tiến và nhanh chóng đưa ra những giải
pháp mới trong lĩnh vực ngân hàng.
Ít gặp trở ngại khi cơ cấu lại tổ chức theo mô hình quản lý hiện đại.
Có một lực lượng nhân sự kế thừa hùng hậu.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, cơ cấu này cũng có bất lợi:
Tỷ lệ biến động nhân sự khá cao.
Tuổi trẻ thích học hỏi và thử thách nên có xu hướng chuyển sang các
ngân hàng nước ngoài với môi trường làm việc hiện đại và lương cao.
Chính sách cân nhắc thăng tiến. Lương và thưởng là điều kiện cần nhưng
chưa đủ đối với việc thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực. Để kích thích sự nỗ lực
phấn đấu của nhân viên, ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích sự thăng
tiến hiệu quả. Chỉ có như vậy, nhân viên mới thấy được mục tiêu để phấn đấu, tránh
nhàm chán trong công việc. Chính sách khuyến khích thăng tiến đang được triển
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
9khai thông qua hình thức tuyển dụng nội bộ, các nhân viên có đủ điều kiện theo yêu
cầu có thể tự tham gia xét tuyển vào các chức danh đang thiếu trong các đợt tuyển
dụng của hệ thống (có thể là các chức danh cao hơn, có mức lương tốt hơn hiện tại).
Đây là cách làm khá mới vì việc thăng chức hay điều chuyển công tác trước đây đều
thông qua lãnh đạo trực tiếp nên chưa phát huy tính tự chủ của nhân viên. Tuy
nhiên, chính sách khuyến khích thăng tiến sẽ phát huy hơn nếu ngân hàng tiến hành
các biện pháp giúp nhân viên nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đồng thời
định hướng cho sự nghiệp tương lai trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của VCB Huế trong thời gian qua đã và đang không ngừng
được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân
sự của ngân hàng VCB và tiến tới thành lập một tập đoàn đầu tư tài chính ngân
hàng đa năng. Hàng năm, VCB Huế đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học
và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho giai đoạn
hội nhập sắp tới, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại
ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài
nước. Do đó, ngân hàng TMCP Ngoại thương đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có
tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến
thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng
thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
10
2.2.6. Tổ chức bộ máy quản lý tại VCB CN Huế
Bảng 2.10 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Vietcombank chi nhánh Huế
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Giám đốc
Phòng phó Giám đốc
Phòng phó Giám đốc
Phòng phó Giám đốc
Phòng KH
Phòng Hành chính-Nhân sự
Tổ xử lý nợ xấu
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng Kế toán
Phòng tổng hợp
Phòng Ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng Kinh doanh dịch vụ
Phòng Thanh toán thẻ
Tổ Vi tính
Nhóm tín dụng doanh nghiệp
Nhóm tín dụng thể nhân
Nhóm thị trường & KH
P. quản lý nợ
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
Phòng Giao dịch Số 2
Phòng GD Phạm Văn Đồng
Phòng Giao dịch Số 1
Phòng GD Mai Thúc Loan
Phòng giao dịch Bến Ngự
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
11
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
13
2.2.7. Khả năng cung cấp các dịch vụ khác.
2.2.7.1. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà ngân
hàng Ngoại thương luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành.
Trong những năm qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_ngoai_thuong_viet_nam_chi_nhanh_hue_tr.pdf