Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm đào tạo nghề lái xe - Trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 5

1.1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh . 5

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh . 5

1.1.2. Phân loại cạnh tranh . 7

1.1.3. Các công cụ cạnh tranh cơ bản . 9

1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với DN . 12

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp . 13

1.3.1. Môi trường vĩ mô . 13

1.3.2. Môi trường ngành . 15

1.3.3. Môi trường nội bộ . 18

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp . 20

1.4.1. Các tiêu chí định tính . 20

1.4.2. Các tiêu chí định lượng . 21

pdf110 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm đào tạo nghề lái xe - Trường trung cấp nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hỏi chất lượng học viên ngày càng cao hơn vì vậy thời gian tới Trung tâm cần áp dụng các phương pháp đào tạo lái xe tiên tiến và chương trình đào tạo cần nghiên cứu điều chỉnh sát với yêu cầu thực tiễn hơn. Thế mạnh trong thời gian qua của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh đó là loại hình đào tạo lái xe hạng D và hạng E. Trung tâm lại là cơ sở đào tạo duy nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đào tạo hạng Fc vì vậy một trong chiến lược cạnh tranh của Trung tâm trong thời gian tới cần tập trung đầu tư hơn nữa vào các loại hình đào tạo này. 2.2.2. Nguồn nhân lực 2.2.2.1. Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên dạy lái xe Hiện tại Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh có tổng số cán bộ, nhân viên và giáo viên là 92 người trong đó số giáo viên tham gia giảng dạy lái xe là 83 người gồm 08 giáo viên dạy chuyên lý thuyết, 62 giáo viên chuyên dạy thực hành và 13 giáo viên vừa dạy lý thuyết và thực hành. Bảng 2.4. Cơ cấu trình độ nhân lực của Trung tâm năm 2011 STT Trình độ CBNV GV LT GV TH GVLT+TH Tổng 1 Thạc sỹ 2 2 2 Đại học 1 4 14 8 27 3 Cao đẳng 1 3 2 1 7 4 Trung cấp 1 1 8 4 14 5 Bậc thợ tay nghề cao 38 38 6 Lao động phổ thông 4 4 Tổng số 9 8 62 13 92 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ-Tổng hợp) Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 39 100% giáo viên đủ tiêu chuẩn theo qui định của Bộ GTVT như có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; có đủ sức khoẻ theo qui định; trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ đào tạo sư phạm. Trình độ giáo viên dạy lý thuyết: 57% đại học; 19% cao đẳng; 24% trung cấp và bậc thợ tay nghề cao; hiện tại có 3 giáo viên đang theo học thạc sỹ. 100% giáo viên dạy lý thuyết có trình độ A về tin học đáp ứng yêu cầu dạy môn Luật giao thông đường bộ trên máy vi tính. Tuy nhiên trong đó mới có 60% số giáo viên đáp ứng được yêu cầu soạn giáo án điện tử và 16% giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành lái xe. Trình độ giáo viên dạy thực hành: 22% đại học, 3% cao đẳng; 13% trung cấp; 61% bậc thợ tay nghề cao; hiện tại có 20 giáo viên đang theo học đại học các chuyên ngành. 100% giáo viên dạy thực hành đã được tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe. 100% giáo viên dạy thực hành đều có thời gian hành nghề lái xe và giấy phép lái xe tương ứng hoặc cao hơn hạng đào tạo. Đội ngũ giáo viên có trình độ trung cấp nghề và tay nghề bậc cao chiếm 2/3 tổng số giáo viên của Trung tâm đã qua lao động thực tế nên có kinh nghiệm trong việc dạy thực hành lái xe. Thâm niên công tác trên 10 năm của đội ngũ giáo viên là 29 người chiếm 30%. Đội ngũ giáo viên này hầu hết là những người đã được rèn luyện trong thực tế, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, có sự vững vàng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên có tư tưởng bảo thủ, trì trệ; một số không được đào tạo bài bản, chính qui nên việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. Số cán bộ giáo viên dưới 10 năm thâm niên chiếm tới 70%. Đây là đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, được đào tạo bài bản nên khả năng tiếp thu khoa học công nghệ là khá nhanh. Đội ngũ này được coi là lực lượng nòng cốt, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của Trung tâm. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên trẻ này cũng có một số nhược điểm như: còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, dễ nản chí khi gặp khó khăn, dễ mắc phải sai phạm trong quá trình giảng dạy và tổ chức quản lí học viên. Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 40 Đối chiếu các qui định của Bộ Giao thông Vận tải về tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe cho thấy đội ngũ giáo viên của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh đều đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên một số giáo viên chưa có trình độ cao về tin học và sư phạm, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm công tác nên đã hạn chế trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học viên. Bảng 2.5. Tổng hợp trình độ giáo viên của 3 cơ sở đào tạo lái xe STT CSĐTLX Trung tâm Hồng Cẩm Công nghệ Trình độ LT TH LT+TH LT TH LT+TH LT TH LT+TH 1 Thạc sỹ 6 2 Đại học 4 14 8 9 32 2 8 4 3 Cao đẳng 3 2 1 5 7 2 1 4 Trung cấp 1 8 4 3 17 1 3 5 Bậc thợ tay nghề cao 38 97 46 Tổng 8 62 13(16%) 17 159 5(3%) 9 53 0 Tổng số GV 83 181 62 (Nguồn:Phòng QL đào tạo&sát hạch-Sở GTVT Quảng Ninh) So sánh một số chỉ tiêu về trình độ, thâm niên công tác trong nghề dạy lái xe của đội ngũ giáo viên Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh với hai cơ sở đào tạo lái xe thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm và Trường TCN công nghệ Hạ Long cho thấy đội ngũ giáo viên của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh là đa dạng, số lượng số giáo viên có thể vừa dạy lý thuyết và thực hành nhiều nên đảm bảo tính kế thừa và bổ sung cho nhau, vừa phát huy kinh nghiệm giảng dạy của thế hệ trước vừa tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ mới của lớp trẻ hơn hẳn đội ngũ giáo viên của Trường TCN Công nghệ Hạ Long. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên của CSĐTLX thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm lại chủ yếu được điều động từ các mỏ than, các đơn vị Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 41 trong Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam hoặc giáo viên của các khoa dạy nghề khác trong trường về để tham gia giảng dạy nên có kinh nghiệm thực tế và trình độ tay nghề cao hơn rất thuận lợi cho việc đào tạo lực lượng lái xe mỏ than có kỹ năng sát với yêu cầu thực tiễn. Kết quả điều tra khảo sát 68/70 học viên và 9/10 chuyên gia quản lí trả lời đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh đạt mức độ trung bình khá chiếm khoảng 62% (xem phụ lục). 2.2.2.2. Đánh giá trình độ, năng lực của cán bộ quản lí Trình độ, năng lực của cán bộ quản lí là yếu tố vô cùng quan trọng làm gia tăng sức mạnh và nâng cao uy tín của Trung tâm. Trong những năm gần đây, tuy có nhiều yếu tố tác động không thuận lợi nhưng Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh đã luôn phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Kết quả này thể hiện phần nào năng lực quản lí điều hành của Ban Lãnh đạo Trung tâm và sự quyết tâm của tập thể cán bộ Trung tâm. Ban Lãnh đạo Trung tâm đã luôn bám sát với cơ sở, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của giáo viên. Các phòng chức năng đã làm tốt vai trò tham mưu, nhạy bén, linh hoạt trong công tác điều hành, quản lí. Trình độ cán bộ quản lí (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng) của Trung tâm đều có trình độ từ đại học trở lên ở những chuyên ngành có liên quan tới quản lí điều hành. Đa số đội ngũ quản lí đều có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong thời gian qua, đội ngũ này đã từng bước phát huy được vai trò, nhiệm vụ của mình, góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động đào tạo của Trung tâm và tạo được uy tín với học viên và các ban ngành liên quan. So sánh với đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh với hai CSĐTLX của Trường CĐN mỏ Hổng Cẩm và Trường TCN công nghệ Hạ Long cho thấy đội ngũ cán bộ quản lí của cơ sở đào tạo lái xe Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm có kinh nghiệm quản lí trong môi trường đào tạo nghề hơn do cán bộ quản lí được luân chuyển từ các khoa nghề khác nhau của Trường hoặc lãnh đạo từ các mỏ Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 42 than chuyển về. Đội ngũ cán bộ quản lí CSĐTLX của Trường TCN Công nghệ Hạ Long còn non trẻ cả về kinh nghiệm quản lí thực tiễn và tuổi đời do mới được thành lập. Tuy nhiên đội ngũ này lại có trình độ sư phạm hơn hẳn do được chuyển về từ Trường PTTH Dân lập Lê Thánh Tông. Trong khi đó số cán bộ quản lí của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh được điều chuyển và bổ nhiệm từ những vị trí quản lí nhà nước của Sở GTVT nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản trị ngành giáo dục. Đây cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm. Kết quả điều tra khảo sát 15/20 doanh nghiệp vận tải và 9/10 chuyên gia quản lý trả lời đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh đạt mức độ khá chiếm khoảng 69% (xem phụ lục). Trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh Trung tâm cần quan tâm trau dồi kiến thức quản lí trong môi trường sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lí. 2.2.2.3. Đánh giá công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hàng năm, Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và tiến hành tuyển dụng theo nhu cầu đào tạo. Lao động tuyển vào có thể dưới hình thức biên chế hoặc hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên hình thức tuyển dụng còn đánh giá dựa qua bằng cấp, nhận con em trong ngành giao thông vận tải vào làm việc sau đó mới hoàn thiện trình độ nên chất lượng một số lao động chưa cao. Trung tâm đã khuyến khích cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ, kế hoạch giai đoạn (2009-2014) sẽ có 18 giáo viên được nâng cao trình độ sau đại học. Hàng năm Trung tâm đều cử cán bộ quản lí, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do các Bộ, ngành và địa phương tổ chức để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên của Trung tâm. Tuy nhiên để có nguồn nhân lực đủ mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Trung tâm cần xây dựng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí và liên kết đào tạo tại chỗ tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên vừa học vừa làm. Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 43 2.2.2.4. Đánh giá về tình hình trả lương và chế độ đãi ngộ Trong các chế độ đãi ngộ với người lao động thì chế độ trả lương có vai trò quan trọng. Nếu Doanh nghiệp trả lương thích đáng, phù hợp với kết quả lao động sẽ giúp người lao động gắn bó và cống hiến hơn với Doanh nghiệp. Tình hình trả lương cũng phản ánh một phần kết quả hoạt động của doanh nghiệp nên cũng là một yếu tố cần xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranh. Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập có thu vì vậy vẫn sử dụng cách trả lương theo quy định của Bộ Tài chính đối với DN nhà nước. Vì vậy có thể nói mức lương về cơ bản là chưa cao. Tuy nhiên để động viên cán bộ, nhân viên, giáo viên làm việc Trung tâm có đề ra chế độ trích từ nguồn phí đào tạo để lại và nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ để chia thu nhập tăng thêm cho đội ngũ cán bộ giáo viên Trung tâm, giúp cho đời sống cán bộ giáo viên Trung tâm được ổn định, đảm bảo mức sống trung bình trong khu vực. Mức thu nhập bình quân người/tháng từ 5,2 đến 5,5 triệu đồng. Với thực tế hiện nay việc tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo lái xe ngày càng giảm vì vậy để tăng nguồn thu nhập cho giáo viên Trung tâm cần xây dựng cơ chế trích phần trăm trên số lượng học viên do giáo viên tự tuyển. Về chế độ đãi ngộ, người lao động của Trung tâm được hưởng đầy đủ các chế độ theo qui định của Bộ luật Lao động như chế độ BHXH, BHYT... Bên cạnh đời sống vật chất, Trung tâm cũng luôn chú ý tới việc nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động thông qua các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức cho người lao động đi tham quan du lịch; thăm hỏi gia đình những dịp lễ tết, ốm đau 2.2.3. Qui mô vốn Vốn là tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mỗi Doanh nghiệp. Để phục vụ nhu cầu mở rộng hoạt động đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì buộc Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh phải có một nguồn vốn lớn. Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 44 Bảng 2.6. Danh mục cơ sở vật chất hiện có của Trung tâm Hiện có TT Danh mục cơ sở vật chất Theo quy định Số phòng Diện tích Ghi chú 1 Phòng học Luật GTĐB 50 m2 101 96 m2 Đạt yêu cầu 2 Phòng học cấu tạo sửa chữa thông thường 50 m 2 102 52 m2 Đạt yêu cầu 3 Phòng học kỹ thuật lái xe 50 m 2 103 52 m2 Đạt yêu cầu 4 Phòng học Nghiệp vụ vận tải + đạo đức người lái xe 50 m2 301 48 m2 Đạt yêu cầu 5 Phòng máy tính 50 m2 302 48 m2 Đạt yêu cầu 6 Phòng thực tập bảo dưỡng sửa chữa 50 m 2 50 m2 Đạt yêu cầu 7 Phòng điều hành giảng dạy 01 phòng có Đạt yêu cầu 8 Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên 01 phòng có Đạt yêu cầu 9 Sân tập lái xe mô tô hạng A1, A2, A3, A4 1.000 m 2 2.000 m2 Đạt yêu cầu 10 Sân tập lái đào tạo đến các hạng D, E và F 16.000 m 2 30.000 m2 Đạt yêu cầu 11 Khu thể thao 300 m2 Đạt yêu cầu 12 Nhà ăn,căng tin 350m2 Đạt yêu cầu (nguồn: phòng Nghiệp vụ- Tổng hợp) Nguồn vốn huy động Nguồn vốn của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh được huy động chủ yếu từ nguồn vốn chương trình mục tiêu về đào tạo nghề của Bộ LĐTB&XH, vốn ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ninh cấp và các nguồn vốn huy động, xã hội hóa hợp pháp theo qui định của pháp luật. Tổng diện tích mặt bằng được giao quản lý và sử dụng là 44.668 m2 với tổng giá trị tài sản đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tính Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 45 đến năm 2012 khoảng trên 50 tỷ đồng trong đó sân tập lái đầu tư nâng cấp là 16 tỷ đồng, phương tiện tập lái xe khoảng 22 tỷ đồng. Bảng 2.7. Số lượng, giá trị phương tiện tập lái S T T Phương tiện tập lái Nhãn hiệu Đơn giá (triệu đồng) Số lượng Năm sản xuất Thành tiền YAZ 75.000.000 8 1990 600.000.000 MAZDA 110.000.000 5 1995 550.000.000 TOYOTA 130.000.000 2 1998 260.000.000 KIA 145.000.000 4 2000 580.000.000 DEAWOO 185.000.000 12 2005 2.220.000.000 ALTIS 520.000.000 3 2005 1.560.000.000 1 Xe hạng B VIOS 550.000.000 21 2010 11.550.000.000 ZIL 150.000.000 5 1989 450.000.000 HINO 210.000.000 1 2003 210.000.000 FAW 280.000.000 3 2006 840.000.0002 Xe hạng C ISUZU 455.000.000 3 2010 1.365.000.000 3 Xe hạng D MAZDA 120.000.000 1 1994 120.000.000 TRANSICO 380.000.000 1 2007 380.000.000 4 Xe hạng E TRANSICO 420.000.000 1 2005 420.000.000 5 Xe hạng Fc DOOSUNG 780.000.000 1 2010 780.000.000 Cộng 71 21.885.000.000 (nguồn: phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp) So sánh các đối thủ cạnh tranh trên cùng một địa bàn hoạt động với Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh cho thấy các CSĐTLX có qui mô vốn đầu tư khác nhau. CSĐTLX thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo và cung cấp lực lượng lái xe cho các mỏ than nên hàng năm ngoài nguồn kinh phí tự đầu tư còn được Tập đoàn Than - Khoáng sản cũng như các mỏ than có liên quan đầu tư kinh phí, trang thiết bị dạy học với số lượng lớn. Tổng số kinh phí đầu tư cho việc mua sắm, trang thiết bị cho dạy học lái xe của CSĐTLX này tính đến thời điểm hiện tại đạt trên 150 tỷ đồng. Tuy Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh đã tích cực huy Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 46 động mọi nguồn lực để tăng qui mô vốn nhưng so sánh với CSĐTLX thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm thì thấp hơn hẳn. Vốn đầu tư của CSĐTLX thuộc Trường TCN Công nghệ Hạ Long khoảng trên 27 tỷ, trong đó đầu tư phương tiện tập lái và trang thiết bị dạy học là 11,6 tỷ, sân tập lái với tổng diện tích là 12.500 m2 được lắp đặt thiết bị chấm điểm tự động đầu tư trên 15 tỷ đồng. Là đơn vị đào tạo lái xe của tư nhân mới thành lập, một phần nguồn vốn đầu tư là vốn vay ngân hàng và của các cổ đông nên qui mô vốn đầu tư nhỏ hơn Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh. Sân tập lái xe Sân tập thực hành lái xe của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh có diện tích 16.000m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn ngành 22/TCN-286-01 của Bộ Giao thông Vận tải qui định với 10 bài tập liên hoàn và đầy đủ các tình huống giao thông cho các hạng xe đào tạo. Khu sân tập thực hành lái xe được đầu tư nâng cấp năm 2011 bao gồm cả lắp đặt hệ thống thiết bị chấm điểm tự động đạt tiêu chuẩn tương đương sân sát hạch loại 1. Hiện tại CSĐTLX thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm có 03 sân tập lái với tổng diện tích 35.000 m2 tại các huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả và huyện Tiên Yên tạo thuận lợi cho học viên luyện tập và CSĐTLX mở rộng địa bàn tuyển sinh. CSĐTLX thuộc Trường TCN Công nghệ Hạ Long hiện cũng chỉ có 01 sân tập lái được đầu tư lắp thiết bị chấm điểm tự động nhưng đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp phép đạt tiêu chuẩn sân sát hạch loại 2 (sát hạch các hạng từ A1 đến hạng C) phục vụ sát hạch trực tiếp cho học viên của cơ sở đào tạo mình. So sánh yếu tố sân tập lái của 03 CSĐTLX cho thấy lợi thế cạnh tranh của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh thấp hơn hẳn. Phương tiện tập lái xe Tổng số phương tiện tập lái của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh là 71 xe bao gồm: 55 xe hạng B, 12 xe hạng C, 02 xe hạng D, 01 xe hạng E, 01 xe hạng Fc. Trong Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 47 đó có 16 xe hợp đồng, số xe có niên hạn sử dụng dưới 10 năm là 47 chiếc (chiếm 66%). Các phương tiện tập lái xe của Trung tâm đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được cấp giấy kiểm định kỹ thuật và giấy phép xe tập lái, được đầu tư đảm bảo đúng qui chuẩn theo lộ trình đổi mới phương tiện, thiết bị tập lái do Bộ Giao thông Vận tải qui định. Niên hạn của các phương tiện đảm bảo theo tỷ lệ lộ trình đổi mới phương tiện đến năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải. Bảng 2.8. So sánh phương tiện tập lái của 3 cơ sở đào tạo lái xe STT CSĐT Trung tâm Hồng Cẩm Công nghệ Loại xe Số lượng <10năm Tỷ lệ Số lượng <10năm Tỷ lệ Số lượng <10năm Tỷ lệ 1 Hạng B 55 37 67% 104 60 58% 32 27 84% 2 Hạng C 12 7 58% 48 25 52% 10 10 100% 3 Hạng D 2 1 50% 1 0% 4 Hạng E 1 1 100% 2 0% 5 Hạng Fc 1 1 100% Cộng 71 47 66% 155 85 55% 42 37 88% (Nguồn: phòng QL Đào tạo & Sát hạch- Sở GTVT Quảng Ninh) Phương tiện tập lái của CSĐTLX thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm một số được trang bị mua mới, số còn lại chủ yếu là các phương tiện cũ được điều chuyển từ các mỏ than, các đơn vị trong Tập đoàn Than – Khoáng sản sau khi đã khai thác hết khấu hao nên tuổi thọ phương tiện cao, chất lượng phương tiện thấp, chi phí nhiên liệu và sửa chữa lớn. Hiện số phương tiện này chiếm khoảng 45% cần được thay thế trong thời gian tới để đảm bảo đúng lộ trình đổi mới phương tiện tập lái do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Trường TCN Công nghệ Hạ Long là trường dân lập mới được thành lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy lái xe của cơ sở đào tạo lái xe được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Phương tiện tập lái phần lớn được trang bị mua mới Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 48 nên tương đối đồng bộ và đảm bảo tỷ lệ mới hóa theo qui định của Bộ Giao thông Vận tải. Qua việc so sánh qui mô vốn để đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện dạy lái xe của 3 CSĐTLX cho thấy Trung tâm Đào tạo nghề lái xe Quảng Ninh chỉ là cơ sở đào tạo có qui mô vốn trung bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác như CSĐTLX thuộc Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng trực thuộc Bộ Công thương, Trường CĐN mỏ Hữu Nghị thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản tuy nhiên trong đó một số cơ sở đào tạo lái xe mới thành lập có qui mô vốn nhỏ nên sự cạnh tranh với các cơ sở đào tạo này không gay gắt như việc cạnh tranh với hai CSĐTLX thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm và Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng. Qui mô vốn có ảnh hưởng rất lớn tới việc mở rộng và tăng lưu lượng đào tạo của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh. Do đó, trong thời gian sắp tới Trung tâm cần phải có kế hoạch tăng vốn hợp lý, một trong những biện pháp tăng nguồn vốn đó là việc vận động giáo viên cùng tham gia góp vốn đầu tư phương tiện tập lái. Điều đó sẽ giúp Trung tâm tăng năng lực cạnh tranh nhằm đạt được kết quả cuối cùng là tăng thị phần, tăng hiệu quả hoạt động. 2.2.4. Thị phần Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 5 cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô với tổng lưu lượng đào tạo là 4.450 học viên. Hoạt động của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh chủ yếu là cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vận tải và đáp ứng nhu cầu lái xe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do đó thị trường hoạt động chủ yếu là thị trường trong tỉnh. Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 49 Hình 2.2. Thị phần của Trung tâm Đào tạo Lái xe Quảng Ninh (Nguồn:Phòng QL đào tạo&sát hạch-Sở GTVT Quảng Ninh) Với lưu lượng đào tạo lái xe ô tô được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp phép đào tạo là 790 học viên thì thị phần của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh hiện nay chiếm khoảng 18%, thấp hơn hẳn hai đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là cơ sở đào tạo lái xe thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm chiếm 38% và Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng chiếm 27%. Cơ sở đào tạo lái xe thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm và Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng đều có qui mô vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học lớn hơn hẳn Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh, do vậy việc cạnh tranh với hai đối thủ này sẽ ngày càng khó khăn. Trên thị trường đào tạo lái xe hiện nay có sự xuất hiện của rất nhiều cơ sở đào tạo lái xe qui mô lớn nhỏ khác nhau, hơn nữa nhu cầu học lái xe lại có xu hướng giảm do ảnh hưởng khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu. Điều đó sẽ gây ra sức ép làm giảm thị phần, buộc Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh phải có những biện pháp cạnh Trường CĐ CN & XD Trường CĐNM Hồng Cẩm Trường TCN CN Hạ Long TT ĐTNLX Quảng Ninh Trường CĐNM Hữu Nghị 27% 38% 18% 11% 6% Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 50 tranh về giá (mức thu học phí) để tìm kiếm, thu hút học viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể ổn định hoặc tăng thị phần trong thời gian tới. 2.2.5. Mức học phí Giá cả là một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi Doanh nghiệp mà đối với các cơ sở đào tạo nghề là mức thu học phí. Bộ Giao thông Vận tải qui định mức học phí đào tạo lái xe do các Trung tâm đào tạo lái xe tự chủ xây dựng mức thu dựa trên cơ sở mức giá trần và giá sàn hợp lí. Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các CSĐTLX trong tỉnh, Sở GTVT Quảng Ninh đã chỉ đạo các CSĐTLX thống nhất chung mức thu học phí đào tạo các hạng xe trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy các CSĐTLX nâng cao chất lượng đào tạo. Với tình hình hiện nay giá xăng dầu liên tục tăng, tiền thuê các địa điểm để dạy lái xe cũng thay đổi, mỗi cơ sở đào tạo lại có một cách trả lương khác nhau cho giáo viên. Bên cạnh đó thế mạnh của hai đối thủ cạnh tranh đó là CSĐTLX thuộc Trường TCN Công nghệ Hạ Long có sân sát hạch nên có lợi thế ngoài mức học phí đóng theo qui định học viên còn được hỗ trợ thêm giờ tập xe thiết bị chấm điểm tại sân sát hạch. CSĐTLX thuộc Trường CĐN mỏ Hồng Cẩm có số lượng học viên duy trì tương đối ổn định đó là đối tượng công nhân của các Công ty than cử đi học và họ được hỗ trợ một phần kinh phí. Chính vì vậy bài toán đối với Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh là với mức học phí chung như vậy cần giảm tối đa những phụ phí, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút được nhiều học viên để cạnh tranh với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn. 2.2.6. Doanh thu và lợi nhuận Nguồn thu chủ yếu của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh được hình thành từ các nguồn cấp của Ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ học phí đào tạo được giữ lại theo qui định, các khoản thu hợp pháp khác để tự chủ một phần trong việc trang trải các khoản chi mà Ngân sách cấp không đủ, đồng thời tích luỹ để tái đầu tư phát triển Trung tâm. Viện Kinh tế và Quản lý – ĐHBK Hà Nội Khóa 2011A Học viên: Trần Hoài Yên Lớp Cao học QTKD 11AQTKD-HL Trang 51 Bảng 2.9. Tổng hợp các nguồn thu năm 2011 STT Nội dung Số tiền (đồng) Ghi chú I Nguồn ngân sách cấp 9.376.000.000 1 Cấp chi thường xuyên 1.376.000.000 16 biên chế 2 Cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia (Bộ LĐTB&XH) 4.500.000.000 hàng năm 3 Cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất (UBND tỉnh Quảng Ninh) 3.500.000.000 II Nguồn đào tạo 28.979.506.000 1 Thu học phí hệ sơ cấp nghề 23.389.300.000 2 Thu học phí hệ đào tạo dưới 3 tháng 5.590.206.000 III Thu từ nguồn dịch vụ 1.750.000.000 IV Thu khác 125.000.000 Cộng 40.230.000.000 (nguồn: Phòng Nghiệp vụ – Tổng hợp) Nguồn kinh phí Ngân sách cấp chủ yếu là cấp chi thường xuyên cho biên chế sự nghiệp, cấp theo mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, cấp xây dựng cơ sở vật chất. Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh đã khai thác nguồn thu này để đầu tư trang thiết thị dạy nghề nhằm phát huy hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao năng lực cũng như chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272165_0605_1951706.pdf
Tài liệu liên quan