Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty cổ phần Lilama 69 - 3

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC HÌNH VẼ . viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. .1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. .2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.5

4. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. .5

5. PhƯơng pháp nghiên cứu.6

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu. .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM

CỦA DOANH NGHIỆP .7

1.1. Khái quát về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực

cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. .7

1.1.1. Khái niệm và các cấp độ cạnh tranh. .7

1.1.2. Khái niệm, phân định năng lực cạnh tranh sản phẩm và năng lực cạnh

tranh doanh nghiệp.10

1.2. Các yếu tố cấu thành và tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh sản phẩm

của doanh nghiệp.14

1.2.1. Các yếu tố cấu thành: .14

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm và phương pháp xác

định. .19

1.3. Các yếu tố ảnh hƯởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của

doanh nghiệp.21

pdf113 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty cổ phần Lilama 69 - 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được nhu cầu, mong muốn của người lao động, gắn việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với sự ổn định, nâng cao đời sống của người lao động, tạo sự ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. * Yếu tố về môi trƣờng kinh doanh quốc tế: 39 Hội nhập kinh tế sâu rộng trong các năm gần đây mang lại rất nhiều cơ hội cũng như các thách thức cho các doanh nghiệp nói chung và Lilama 69-3 nói riêng. Hiện nay Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, ASEM, APEC, ASEAN, tham gia các hiệp định về tự do thương mại như TPP, FTACó thể thấy rằng, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có thêm việc làm, có nhiều điều kiện để tiếp cận khoa học công nghệ từ các nước tiên tiến, có điều kiện để lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những lợi ích, cơ hội trên, các doanh nghiệp trong nước cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài với các lợi thế về vốn, trình độ sản xuất, lợi thế về việc chủ động nguồn nguyên vật liệu đầu vào Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực tối đa để tranh thủ được các cơ hội, tăng cường năng lực của mình để tồn tại và phát triển trong môi trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. 2.1.2.2. Các yếu tố môi trường cạnh tranh ngành công nghiệp chế tạo sản phẩm cơ khí. * Khách hàng: Khách hàng chủ yếu của Lilama 69-3 là các nhà đầu tư, tổng thầu EPC trong và ngoài nước, sản phẩm thực hiện và chuyển giao thường đặc thù, sản xuất đơn chiếc theo yêu cầu của khách hàng. Trong nước, Công ty có các khách hàng truyền thống: Tổng Công ty LILAMA - công ty mẹ, là đơn vị tổng thầu EPC các dự án; chủ đầu tư các nhà máy thuộc các lĩnh vực xi măng, nhiệt điện, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm,... cụ thể: Về lĩnh vực xi măng: Công ty tham gia chế tạo thiết bị, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các nhà máy xi măng lớn như xi măng Hoàng Thạch – Hải Dương, xi măng Nghi Sơn – Thanh Hóa, xi măng Chinfon – Hải Phòng, xi măng Hải Phòng – Hải Phòng, xi măng Sông Thao – Phú Thọ, xi măng Cẩm Phả, Hạ Long, Thăng Long – Quảng Ninh, xi măng Xuân Thành – Ninh Bình... 40 Về lĩnh vực điện: Nhiệt điện Phả Lại - Hải Dương, nhiệt điện Uông Bí, Na Dương, Mông Dương - Quảng Ninh, nhiệt điện Thái Bình - Thái Bình, nhiệt điện Vũng Áng - Hà Tĩnh... Về lĩnh vực khai thác khoáng sản, lọc hóa dầu và các lĩnh vực khác: Tuyển than Cửa Ông, than Hòn Gai, than Vàng Danh, than Núi Béo - Quảng Ninh, lọc hóa dầu Dung Quất - Quảng Ngãi, lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa, các dự án chế biến thức ăn gia súc... Với năng lực chế tạo thiết bị, trình độ quản lý và tay nghề của công nhân hiện nay, Công ty không những đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn có khách hàng là những tập toàn công nghiệp tên tuổi trên thế giới về sản xuất thiết bị công nghiệp, Công ty đã chế tạo thiết bị, xuất khẩu cho nhiều đối tác: tập đoàn Polysious AG, Loesche (Đức), FLSmidth (Đan Mạch), Dongyang (Hàn Quốc), Yamamoto Industries (Nhật Bản)... Sản phẩm của Công ty được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao, và Lilama 69-3 là thương hiệu được các chủ đầu tư, các đơn vị tổng thầu đưa vào danh sách nhà cung cấp uy tín, là sự lựa chọn tin cậy của khách hàng. Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các chủ đầu tư, tổng thầu trong nước, Công ty cũng đã thực hiện việc tham gia vào chuỗi sản phẩm toàn cầu của các tập toàn công nghiệp trên thế giới như đã nêu trên. Hợp tác với những khách hàng này một cách tích cực, khẳng định thương hiệu của mình bằng uy tín về chất lượng, tiến độ, giá cả đã mang lại cho công ty việc làm ổn định, giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn (2008 - 2014), từ đó có sự phát triển ổn định và vững chắc. Bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối diện và vượt qua các khó khăn: Ở trong nước, các khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn (Tập đoàn than, khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam...) bắt đầu hình thành các đơn vị trực thuộc, trực tiếp thực hiện các phần dịch vụ, chế tạo một số thiết bị mà Lilama 69-3 đang cung cấp, trở thành chính đối thủ cạnh tranh của Lilama nói chung và Lilama 69-3 nói riêng. 41 Các khách hàng nước ngoài cũng có nhiều sự lựa chọn khác khi chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hoặc thậm chí trong một số trường hợp khách hàng tự sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, do vậy Công ty chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. * Nhà cung cấp: Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, vai trò của các nhà cung cấp vật tư đầu vào là rất quan trọng, mang tính quyết định đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Hiện nay, các nguyên liệu đầu vào chính của công tác gia công chế tạo sản phẩm cơ khí là sắt thép công nghiệp, các loại động cơ, các loại que hàn đặc chủng, Việt Nam chưa sản xuất được, chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Do vậy, đầu vào phụ thuộc chính vào các nhà sản xuất nước ngoài, các nhà nhập khẩu. Hiện nay, Công ty có quan hệ tốt với các nhà sản xuất, nhập khẩu: Weiseng (Đài Loan), Công ty IPC (Việt Nam), Công ty Thép Ánh Ngọc, Công ty Thép hình Hà Nội, các nhà phân phối que hàn, sơn trong và ngoài nước do vậy việc cung cấp vật tư đầu vào của Công ty được ổn định, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu của sản xuất. Việc hợp tác tốt với các nhà cung ứng giúp Công ty kiểm soát được chi phí và tránh được rủi ro lớn trong kinh doanh. Việc các ngành bổ trợ cho sản xuất cơ khí còn yếu, nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu về lâu dài sẽ hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay Việt Nam mới chỉ sản xuất được những sản phẩm mang hàm lượng công nghệ thấp, giá trị gia tăng không cao. Việc nhập khẩu chịu chi phối của chính sách sản xuất của nhà cung cấp, chính sách xuất khẩu của nước xuất khẩu, do vậy tăng tính phụ thuộc và giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Để ngành cơ khí xây lắp nói chung và Lilama 69-3 nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong tình hình thị trường quốc tế có sự hội nhập sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi nhà nước, các bộ ngành, các doanh nghiệp phải chú trọng phát triển đồng bộ, đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, tăng tính chủ động, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh. 42 * Đe dọa gia nhập mới: Trong giai đoạn kinh tế có sự hội nhập ngày càng sâu, rộng như hiện nay, các đối thủ tiềm tàng xuất hiện là mối đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp. Ở trong nước, các doanh nghiệp trước đây là khách hàng của Lilama, nay cơ cấu lại tình hình hoạt động, mở thêm các lĩnh vực hoạt động, thành lập các đơn vị tự thực hiện các phần việc trước đây do Lilama 69-3 cung cấp, gia nhập thị trường và trở thành đối thủ của Lilama 69-3. Cụ thể như: các công ty con của Tổng công ty xây lắp dầu khí, Cơ khí mỏ của Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty xi măng có thể sẽ thành lập đơn vị bảo dưỡng, bảo trì công nghiệp Ở nước ngoài, các tập đoàn công nghiệp mạnh trên thế giới xâm nhập thị trường Việt Nam. Với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý, trình độ công nghệ cao họ sẵn sàng cạnh tranh với Lilama nói chung và Lilama 69-3 nói riêng. Có thể kể đến các thương hiệu mạnh như Hyundai, Dongyang (Hàn Quốc), ABB (Thụy Sỹ), Siemen (Đức), đặc biệt là các đối tác đến từ Trung Quốc với lợi thế như giá nhân công rẻ, trình độ công nghệ cũng ở mức cao, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây là những mối đe dọa thực sự, đòi hỏi Công ty phải có chính sách ứng phó, định hướng chiến lược rõ ràng để đứng vững trước tình hình thị trường sẽ ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. * Cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành: Cạnh tranh trong ngành hiện nay diễn ra gay gắt. Có các lực lượng tham gia hoạt động và cạnh tranh lĩnh vực sản xuất kinh doanh về cơ khí xây lắp: Các doanh nghiệp trong nước: Các Công ty trực thuộc một số Tổng Công ty: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty cơ khí Coma, Tổng Công ty Sông Hồng, là những đơn vị hoạt động cùng ngành nghề và lâu năm, có kinh nghiệm và cạnh tranh gay gắt với Công ty. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân cũng rất mạnh trong lĩnh vực này như Công ty CP Chính Nam, Công ty CP Hồng Hà, Nam Thành, Vinashitech, Bên cạnh đó, trong xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận, một số ngành như dầu khí, xi măng, than, khoáng sản phát triển ngành 43 nghề cơ khí xây lắp để thực hiện các công việc của ngành mình đầu tư, tạo thành lực lượng cạnh tranh lớn đối với Doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp liên doanh, đầu tư trực tiếp FDI là đối thủ cạnh tranh mạnh như: Viet - Han industry, Các tập đoàn nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực tham gia vào thị trường Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Có thể kể đến: Polysious (Đức), Techniq (Ý), CTCI (Đài Loan), đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc như Dongfeng, Sinoma Ngoài ra, một số công ty trong Tổng Công ty Lilama trong một số trường hợp cũng là đối thủ cạnh tranh của Công ty. Các đối thủ cạnh tranh từ các thành phần kinh tế khác nhau, có một số lợi thế so với Lilama 69-3 tạo ra áp lực rất lớn cho Công ty. Điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải có đánh giá toàn diện, sâu sắc các điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ cạnh tranh, kết hợp với việc tận dụng thời cơ cũng như hạn chế các rủi ro đến từ môi trường kinh doanh, đưa ra chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. 2.1.2.3. Các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp: * Nguồn nhân lực: Con người luôn giữ vai trò trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội bộ, cải tiến hoạt động, nâng cao chất lượng của sản phẩm, đem lại niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Việc có nguồn nhân lực đủ lớn với chất lượng cao sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với ngành cơ khí xây lắp, khi mà tay nghề người thợ là yếu tố quan trọng nhất tạo lên sản phẩm có chất lượng. Việc đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu của nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng chiến lược nâng cao sức cạnh tranh. Về tình hình nguồn nhân lực của Lilama 69-3, ta có các nhận xét cơ bản như sau: 44 - Lilama 69-3 có lực lượng lao động đông đảo, được đào tạo bài bản và có số lượng tăng dần qua các năm: Bảng 2.2: Tổng số lao động các năm 2013, 2014, 2015 & tháng 06/2016 Năm 2013 2014 2015 T6/2016 Số lao động (người) 1.285 1.257 1.497 1.650 (Nguồn: Phòng TC - NS Công ty) Tại thời điểm 31/12/2015, số cán bộ nhân viên của Công ty là 1.497 người và đến 30/6/2016 là 1.650 người. Kết cấu lao động của Công ty được thể hiện qua Bảng 2.3 Bảng 2.3: Phân loại lao động năm 2015 và đến tháng 6/2016: STT Tiêu chí 31/12/2015 30/6/2016 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) A Theo trình độ lao động 1,497 100 1,650 100 1 Trên đại học 4 0.27 7 0.42 2 Trình độ đại học và tương đương 239 15.97 274 16.61 3 Trình độ cao đẳng, trung cấp 21 1.40 41 2.48 4 Công nhân kỹ thuật, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề 1,233 82.36 1,328 80.48 B Theo Hợp đồng lao động 1,497 100 1,650 100 1 Hợp đồng không xác định thời hạn 813 54.31 863 52.30 2 Hợp đồng thời hạn 1-3 năm 552 36.87 632 38.30 3 Hợp đồng thời vụ 132 8.82 155 9.39 C Theo giới tính 1,497 100 1,650 100 1 Nam 1,380 92.18 1,518 92.00 2 Nữ 117 7.82 132 8.00 (Nguồn: Phòng TC - NS Công ty) 45 Lực lượng lao động đông đảo, được đào tạo bài bản là yếu tố cơ bản để Công ty ổn định tình hình sản xuất, sản phẩm dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng đảm bảo về chất lượng, tiến độ. Toàn bộ CBCNV đều được ký hợp đồng lao động, hưởng lương, tham gia và hưởng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tùy cương vị công tác mà CBCNV công ty còn nhận được phụ cấp liên quan. Công ty luôn phấn đấu đảm bảo trả lương thỏa đáng đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đóng góp nhiều cho đơn vị, nhằm tạo động lực khuyến khích, động viên CBCNV không ngừng phấn đấu tăng năng suất lao động, chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công ty tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và mở rộng kiến thức ở các lĩnh vực khác liên quan khác đáp ứng mục tiêu và yêu cầu phát triển của Công ty. Đầu tư có trọng điểm cho công tác đào tạo các kỹ sư, cán bộ quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ công nhân lành nghề. Hàng năm, tổ chức tuyển chọn cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị tốt cử đi đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành. Tổ chức các hoạt động đào tạo lại và tự đào tạo trong cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Hoàn thiện hệ thống chính sách về tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo hợp lý theo hướng tăng cường sự chủ động của Công ty trong tìm kiếm, thu hút các ứng viên có trình độ, có đạo đức, phẩm chất và các cán bộ quản lý giỏi đóng góp trí tuệ và công sức cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty nhất là ở các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao mà hiện tại Công ty còn thiếu. Giai đoạn vừa qua, Công ty thực hiện chính sách luân chuyển, bổ nhiệm và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kế cận. Đảm bảo cơ hội phát triển năng lực cá nhân cho CBCNV trong toàn Công ty. So với các Công ty con thuộc một số Tổng công ty trong lĩnh vực cơ khí xây lắp như Sông Đà, Licogi, Coma,... thì đội ngũ lao động của Lilama 69-3 được đánh giá cao. Với 135 kỹ sư kỹ thuật các ngành cơ khí, xây dựng, công nghệ hàn, điện,... và hơn 1.000 công nhân kỹ thuật có tay nghề (trong đó 455 thợ bậc 5/7 trở lên), đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật này có thể đảm nhiệm được việc gia công chế tạo, 46 lắp đặt, bảo dưỡng bảo trì tất cả các nhà máy công nghiệp hiện đại, theo tiêu chuẩn của các nước công nghiệp phát triển. Và đây chính là điểm mạnh để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình. - Do đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh phải di chuyển theo công trình thi công, tính lưu động cao, khó khăn vất vả cho CBCNV về sinh hoạt gia đình; người lao động có xu hướng tìm việc làm gần nhà, ổn định. Mặt khác, năm 2013, 2014 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và một số nguyên nhân chủ quan khác, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, lương trả người lao động thấp, chậm, chế độ chính sách cho người lao động chậm được giải quyết,... nên người lao động có tay nghề cũng chủ động tìm kiếm các công việc khác phù hợp hơn. Một nguyên nhân khác khiến tình hình lao động thiếu ổn định là tình hình cạnh tranh trên thị trường lao động rất gay gắt, các dự án, các khu công nghiệp lớn được xây dựng, nhu cầu lao động có tay nghề là rất lớn, người lao động dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Các nguyên nhân trên khiến tình hình nhân lực của Lilama 69-3 có sự biến động lớn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, cụ thể: năm 2013 tuyển dụng 201 người, thanh lý 499 người; năm 2014 tuyển dụng 326 người, thanh lý 316 người; năm 2015 tuyển dụng 426 người, thanh lý 267 người. Tình trạng này từ cuối năm 2015 đã được cải thiện, số lao động tuyển dụng thêm nhiều, số thanh lý ít đi do Công ty đã ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, đời sống người lao động được đảm bảo hơn, các chế độ về điều kiện làm việc, lương, thưởng của người lao động đã được nâng cao hơn trước, người lao động yên tâm công tác và cống hiến. Một hạn chế khác là cơ cấu lao động của Công ty còn chưa phù hợp, tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty còn cao (duy trì bình quân trên 20% tổng số lao động - so với đặc thù ngành thì đây là con số quá cao), đây là nguyên nhân phát sinh nhiều chi phí trung gian, bộ máy tổ chức cồng kềnh làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 47 * Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: Trải qua hơn 50 năm phát triển, Công ty đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế tạo thiết bị với diện tích trên 160.000m2, công suất thiết kế đạt trên 20.000 tấn sản phẩm/năm. Bao gồm nhà xưởng, bãi gia công và đầu tư đầy đủ trang thiết bị công nghệ phục vụ gia công, chế tạo thiết bị cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác than, khoáng sản, cảng, đóng tầu. Điển hình như dây chuyên đúc, hệ thống máy lốc 4 trục, 3 trục, máy doa, máy cắt CNC, khoan CNC, máy chấn, máy đột, dập, phay, khoan; xe nâng, xúc lật, cẩu, phương tiện vận tải hiện đại hàng đầu Việt Nam. Phụ lục 05: Bảng tổng hợp các khu đất đang sử dụng. Phụ lục 06: Bảng tổng hợp năng lực máy thi công. Với mặt bằng nhà xưởng, máy móc thiêt bị đã được trang bị, Công ty cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên các thiết bị cơ khí chính xác chưa được đầu tư đồng bộ, thiết bị CNC đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ các nhà máy và các loại máy theo dây truyền liên hoàn, đây là thiết bị hết sức quan trọng để phục vụ việc gia công thiết bị đòi hỏi độ chính xác cao và tăng năng suất lao động của công nhân. * Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực tài chính là cơ sở để đầu tư cơ sở vật chất, xe máy, thiết bị phục vụ thi công; là điều kiện để tăng lợi thế khi đàm phán lựa chọn nhà cung cấp, trong việc đấu thầu nhận thi công các công trình; trong việc đầu tư nâng cao chất lượng nhân sự,... Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty, ta cùng xem xét, phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty giai đoạn 2013-2015. 48 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản được thể hiện qua các năm như sau: Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản các năm 2013, 2014, 2015 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Doanh thu thuần 376 380 382 298 415 521 2 333 901 337 551 371 361 3 Lợi nhuận gộp 42 480 44 747 44 160 4 21 860 19 125 26 212 5 5 444 727 831 6 24 588 20 627 15 607 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 105 19 906 15 094 7 Lợi nhuận thuần 1 475 5 722 3 172 8 Tổng lợi nhuận trước thuế 1 857 2 591 3 176 9 Tổng tài sản 546 063 519 215 804 666 267 016 245 188 219 845 10 Tổng nợ phải trả 444 521 415 944 699 119 Trong đó: Vay ngắn hạn 186 548 187 966 191 353 Vay dài hạn Tri 74 313 67 178 48 295 11 Vốn chủ sở hữu 101 542 103 271 105 546 Trong đó: Vốn điều lệ 61 183 77 697 77 697 12 Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu % 1,83 2,51 3,01 13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu % 0,49 0,68 0,76 14 Tổng nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 0,814 0,801 0,869 15 Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 0,186 0,199 0,131 16 Khả năng thanh toán hiện hành 1,018 1 1,23 17 Khả năng thanh toán nhanh 0,850 0,851 1,12 (Nguồn: Phòng TC - KT Công ty) 49 - Tài sản: Tài sản của Công ty tăng, trong đó tăng đột biến năm 2015 do Công ty nhận được khoản tạm ứng hợp đồng lớn của khách hàng vào thời điểm cuối năm 2015. Trong tổng tài sản của Công ty, số nợ phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Dư nợ phải thu 31/12/2013 là 276,016 tỷ đồng, bằng 48,9% tổng tài sản; 31/12/2014 là 245,188 tỷ đồng, bằng 47,22% tổng tài sản; năm 2015 là 219,845 tỷ đồng, bằng 27,32% tổng tài sản. Số phải thu lớn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nợ phải thu phát sinh nhiều, Công ty phải tăng nợ vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuât kinh doanh. Điều này khiến chi phí tài chính tăng cao và tạo áp lực lớn về dòng tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất của Công ty. Giai đoạn năm 2013 - 2015, Công ty tập trung đầu tư hoàn thiện Nhà máy chế tạo thiết bị Tứ Kỳ với công suất chế tạo 15.000 tấn thiết bị, kết cấu thép/năm, đầu tư thiết bị, xe máy thi công để đảm bảo năng lực thi công, nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Tổng giá trị tài sản cố định của Công ty cuối năm 2015 là 179 tỷ đồng. Toàn bộ tài sản đầu tư Công ty sử dụng vốn vay trung hạn các tổ chức tín dụng và thuê mua tài chính (80% - 85%), số còn lại là vốn tự có của Công ty. - Nguồn vốn: Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao, trong đó chủ yếu là vốn vay và phải trả nhà cung cấp. Tỷ trọng nợ phải trả/tổng nguồn vốn các năm: 2013: 81,4%, năm 2014: 80,1% và năm 2015 là 86,9%. Nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng thấp gây khó khăn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khó khăn trong cân đối dòng tiền và tăng chi phí tài chính. Chi phí tài chính có giảm, năm 2015 đã giảm hẳn so với các năm 2013, 2014, tuy nhiên tỷ lệ chi phí tài chính/doanh thu vẫn còn ở mức cao: năm 2013 là 6,14%, năm 2014 là 5,39% và năm 2015 là 3,76%. - Khả năng thanh toán: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán như trên thể hiện khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đã được cải thiện. Tuy nhiên, 50 việc tồn tại số dư công nợ phải thu khách hàng lớn trong thời gian dài tiềm ẩn khả năng khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản trên, có thể thấy tình hình tài chính của Công ty đã cải thiện tốt dần qua các năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn. Việc này đòi hỏi Công ty phải có các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính, là điều kiện cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty, cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cơ khí của Công ty cổ phần Lilama 69-3. 2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cơ khí của Công ty qua các tiêu chí phản ánh kết quả SX-KD. 2.2.1.1. Doanh thu: Doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm. Năm 2013 đạt 376,380 tỷ đồng; năm 2014 đạt 382,398 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2013; năm 2015 đạt 415,521 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2014. Tình hình doanh thu theo lĩnh vực hoạt động cụ thể như sau: Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu các năm 2013, 2014, 2015 TT Hoạt động Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) 1 Thiết kế, gia công chế tạo 188,170 49.99 178,873 46.79 202,170 48.65 2 Lắp đặt 61,764 16.41 62,101 16.24 99,573 23.96 3 Sửa chữa, bảo dưỡng 125,786 33.42 141,324 36.97 107,726 25.93 4 Đóng mới, sửa chữa tàu thủy 660 0.18 0 0.00 6,052 1.46 Tổng cộng 376,380 100 382,298 100 415,521 100 (Nguồn: Phòng TC – KT Công ty) Qua bảng tổng hợp doanh thu trên, ta thấy, Công ty có 4 lĩnh vực hoạt động, trong đó 3 lĩnh vực gia công chế tạo thiết bị, lắp đặt và bảo dưỡng bảo trì là các hoạt động chính, có liên hệ mật thiết với nhau tạo nên thế chân kiềng, giúp Công ty phát triển ổn định. 51 - Doanh thu lĩnh vực gia công chế tạo: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty: Năm 2013 đạt 49,99%, năm 2014 đạt 46,79% và 2015 đạt 48,65. Đây cũng là lĩnh vực chính, cốt lõi mà các năm gần đây Công ty rất quan tâm đầu tư phát triển. Thiết kế, gia công, chế tạo thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng và doanh thu của công ty. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế cho các nhà máy xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác mỏ nên công ty đã có bề dầy kinh nghiệm, đây là lĩnh vực then chốt trong việc thực hiện tổng thầu EPC. Ngoài các dự án trong nước, công ty đã hợp tác cung cấp các sản phẩm thiết kế cho các hãng nổi tiếng trên thế giới như Polysius, Loesche, FLSmidth, Dongyang, Doosan... Về gia công, chế tạo thiết bị - đây là lĩnh vực thế mạnh của công ty. Với 3 nhà máy sau khi đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động, năng lực chế tạo thiết bị của công ty tăng rõ rệt, năm 2007 sản lượng đạt 5.600 tấn, năm 2009 đạt 8.000 tấn và năm 2012 đạt 10.500 tấn; năm 2015 đạt 12.000 tấn chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đã tạo được uy tín và niềm tin đối với các khách hàng trong và ngoài nước. Trong nước công ty đã tham gia chế tạo các thiết bị cho các dự án xi măng, nhiệt điện, than, chế biến lương thực, thực phẩm,... như: + Về lĩnh vực xi măng: Dự án xi măng Hoàng Thạch, xi măng Nghi Sơn, xi măng Chinfon, xi măng Phúc Sơn, xi măng Sông Thao, xi măng Cẩm Phả, xi măng Thăng Long, xi măng Hạ Long, xi măng Công Thanh, xi măng Xuân Thành,... + Về lĩnh vực điện: Nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Uông Bí, nhiệt điện Na Dương, Nhiệt điện Vũng Áng, nhiệt điện Mông Dương, nhiệt điện Thái Bình,... + Về lĩnh vực than, lọc hóa dầu và các dự án khác: Tuyển than Cửa Ông, than Hòn Gai, than Vang Danh, than Núi Béo; các dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfth_2179_2516_2035422.pdf
Tài liệu liên quan