LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC. 3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ. 7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . 8
DANH MỤC CÁC BẢNG. 9
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 . 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH . 3
CỦA DOANH NGHIỆP. 3
1.1. Khái quát về Công ty Tài chính . 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại Công ty Tài chính. 3
1.1.2. Đặc điểm của Công ty Tài chính . 9
1.1.3. Vai trò của Công ty Tài chính . 10
1.2. Năng lực cạnh tranh của Công ty Tài chính. 12
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. 12
1.2.2. Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh . 14
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh theo mô hình kim cương 14
1.2.2.2. Phương pháp phân tích theo chuỗi giá trị .16
1.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Tài chính. 16
1.3.1. Các chỉ tiêu về năng lực tài chính. 17
1.3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty tài chính. 21
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Tài chính. 25
115 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty tài chính Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do những nỗ
lực của Công ty trong các hoạt động kinh doanh ở những tháng đầu năm 2012, điều
này làm cho quy mô vốn tự có tăng mặc dù tài sản “Có” rủi ro vẫn còn khá cao do tỷ lệ
nợ xấu của một số khoản vay tăng lên.
Mặc dù hiện nay tỷ lệ này của PTF tương đối an toàn song Công ty cũng
không nên chủ quan vì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu biến động liên tục tùy theo tình
hình kinh doanh của Công ty. Trong thời gian tới Công ty cần có các biện pháp
nhằm giữ vững tỷ lệ này, từ đó đảm bảo an toàn trong kinh doanh và đối phó với
những rủi ro trên thị trường tài chính đầy biến động.
2.2.1.3. Mức sinh lời
Lợi nhuận của PTF trong những năm gần đây đều có sự tăng trưởng, điều đó
chứng tỏ hoạt động của Công ty đã có bước tiến triển rõ nét, cụ thể lợi nhuận trước
thuế năm 2011 tăng 25,80 tỷ đồng tương đương với 155.48% so với năm 2010.
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
43
Năm 2011 lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng vọt nguyên nhân chủ yếu là do
hoạt động kinh doanh của công ty được đẩy mạnh nhờ các chính sách tài chính –
tiền tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết
11/NQ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên sang đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm mạnh,
cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 45,49 tỷ đồng tương đương với -
107.06% so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng
chung của cuộc suy thoái tài chính toàn cầu và cùng với tình trạng nợ xấu tăng vọt
khiến cho lợi nhuận kinh doanh của hầu hết các tổ chức tín dụng năm 2012 đều bị
giảm mạnh. Công ty Tài chính Bưu Điện cũng không nằm ngoài xu thế đó, ảnh
hưởng xấu của kinh tế trong nước và quốc tế đến thị trường tài chính – chứng khoán
là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
công ty, nhất là hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Tuy nhiên mức lợi nhuận mà PTF đạt được trong những năm gần đây
cũng là một kết quả rất đáng khích lệ, phản ánh nỗ lực cạnh tranh của công ty đang
vươn lên trong môi trường cạnh tranh và hội nhập.
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của PTF từ năm 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán PTF từ năm 2010 – 2012)
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
44
Đồng thời để đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh doanh của Công ty chúng ta xét
chỉ tiêu cơ bản ROE
Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn tự có bình quân
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trên vốn tự có của PTF từ năm 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF từ năm 2010 – 2012)
Số liệu trên biểu đồ cho thấy ROE của PTF trong 2 năm 2010 và 2011 tăng
đều, điều này chứng tỏ lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ của Công ty ngày càng tăng và
việc sử dụng vốn chủ ngày càng có hiệu quả. Năm 2010 và 2011, do lợi nhuận tăng
và vốn tự có không thay đổi ở mức 500 tỷ đồng, chỉ tiêu ROE của công ty có xu
hướng tăng. Tuy nhiên sang đến năm 2012 như đã phân tích ở trên do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng xấu của thị trường tài chính
– tiền tệ trong nước nên lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh, điều này khiến
cho ROE của Công ty năm 2012 giảm xuống còn –0,52%. Đây là một trở ngại khá
lớn cho Công ty trong việc tạo niềm tin cho khách hàng trong thời gian tới, điều này
đòi hỏi Công ty cần có các biện pháp quản lý tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh
nhằm giữ cho chỉ tiêu ROE không biến động quá lớn trong điều kiện quy mô lợi
nhuận còn thấp như hiện nay.
Bảng 2.5. So sánh ROE của một số công ty tài chính 2010 - 2012
Năm Công ty TNHH Tổng công ty tài Công ty tài chính cổ
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
45
MTV Tài chính Bưu
điện
chính cổ phần Dầu
khí
phần Vinaconex-
Viettel
2010 2.10% 9.49% 11.74%
2011 5.24% 5.86% 16.38%
2012 -0.52% 0.81% 10.19%
(Nguồn: www.pvfc.vn/, www.vvf.com.vn, www.ptfinance.com.vn)
Qua bảng 2.5 cho thấy mức sinh lời của PTE khiêm tốn hơn so với 2 công ty
tài chính còn lại, khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của PTE kém hơn, do vậy
công ty chưa sử dụng tối đa hiệu quả đồng vốn của cổ đông, trong tương lai công ty
cần cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
2.2.2. Sản phẩm và dịch vụ cung ứng
Qua hơn 10 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, đến nay các sản phẩm và
dịch vụ của PTF cung cấp tới khách hàng đã tương đối đa dạng, cụ thể các sản
phẩm dịch vụ bao gồm
2.2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ
Hoạt động Huy động vốn
Sau khi Quyết định số 519/QĐ-NHNN ngày 26/05/2003 về việc bổ sung,
chỉnh sửa một số nội dung trong Giấy phép hoạt động của PTF được ban hành thì
Công ty Tài chính Bưu Điện mới được mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài
VNPT. Tuy nhiên, do Điều lệ tổ chức và hoạt động của PTF chưa được sửa đổi nên
từ năm 1999 đến hết năm 2003 hoạt động huy động vốn của PTF hầu hết là để tạo
nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư của VNPT. Theo quy định thì PTF được huy
động vốn bằng các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên; phát
hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài
chính và nhận vốn uỷ thác đầu tư. Tuy PTF được huy động vốn dưới nhiều hình
thức như trên nhưng thực tế từ năm 1999 đến năm 2003, do khó khăn về đầu ra của
PTF và một số vướng mắc khác khiến PTF đã không thực hiện huy động vốn thông
qua hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá. Bên cạnh nguồn
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
46
vốn tự có mà phần lớn là vốn điều lệ được cấp từ ban đầu, PTF hầu như chỉ huy
động vốn bằng hình thức nhận uỷ thác đầu tư từ các tổ chức tài chính.
Trong những năm gần đây, do sự phát triển của thị trường tài chính cũng như
sự nỗ lực từ phía công ty, hoạt động huy động vốn đã phát triển đa dạng hơn. Cụ thể
từ năm 2010 –2012, nguồn vốn huy động của Công ty đa dạng hơn thể hiện ở bảng
sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
% tăng, giảm
năm 2011 so
với 2010
% tăng, giảm
năm 2012 so
với 2011
I Tiền gửi và vay TCTD khác 1197.20 1769.75 1888.92 47.82% 6.73%
1 Tiền gửi của các TCTD khác 947.86 1480.96 1515.33 56.24% 2.32%
2 Vay TCTD trong nước 249.34 288.79 373.59 15.82% 29.36%
II Tiền gửi của TCKT, dân cư 9.79 27.69 31.48 182.87% 13.68%
III Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 1018.17 961.18 1024.06 -5.60% 6.54%
IV Tài sản nợ khác 56.81 69.20 57.58 21.81% -16.79%
1 Các khoản lãi phí phải trả 44.74 45.26 36.87 1.16% -18.54%
2 Tài sản nợ khác 12.07 23.94 20.71 98.35% -13.49%
V Vốn và các quỹ 572.79 579.12 565.17 1.10% -2.41%
1 Vốn của TCTD 519.80 509.80 503.80 -1.92% -1.18%
2 Quỹ của TCTD 44.94 40.71 40.98 -9.41% 0.66%
3
Lợi nhuận chưa phân phối/
Lỗ luỹ kế 8.05 27.79 -2.99 245.22% -110.76%
Tổng cộng 2854.77 3406.94 3567.21 19.34% 4.70%
Bảng 2.3. Tổng hợp nguồn vốn của PTF từ năm 2010 - 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF từ năm 2010 – 2012)
Quan sát số liệu tại bảng 2.3, ta có thể thấy vốn uỷ thác đầu tư là nguồn vốn
thực sự quan trọng, có vai trò quyết định đối với hoạt động tín dụng của PTF. Tuy
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
47
nhiên, để được các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và các cá nhân uỷ thác đầu
tư thì điều kiện tiên quyết là các dự án nhận vốn đầu tư phải thực sự có hiệu quả và
điều kiện thứ hai không kém phần quan trọng là PTF phải chứng minh được năng
lực và uy tín của mình.
Thực tế những năm qua, với lượng vốn nhận uỷ thác đầu tư hàng năm tương
đối lớn chứng tỏ PTF là tổ chức tín dụng có uy tín, được các tổ chức và cá nhân tin
tưởng uỷ thác vốn.
Số dư vốn uỷ thác mà PTF huy động từ 31/12/2010 đến 31/12/2012 chiếm tỷ
trọng so với tổng nguồn vốn lần lượt là 25,94%; 9,77%; 30,17%
Biểu đồ 2.3 Tình hình huy động vốn uỷ thác đầu tư của PTF từ năm 2010 –2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF từ năm 2010 – 2012)
Các đơn vị có vốn uỷ thác đầu tư lớn tại PTF là Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh Bình Định, chiếm trên 60% tổng vốn uỷ thác do hạn
mức tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là rất lớn và đã được
Ngân hàng Nhà nước cho phép cho vay VNPT vượt hạn mức quy định. Đối với 3
NHTM Quốc doanh là Ngoại thương, Công thương, Nông nghiệp thì hạn mức tín
dụng đối với VNPT cũng không còn nhiều, mặt khác các Ngân hàng này vẫn cho
vay trực tiếp đối với các đơn vị của VNPT do vậy việc uỷ thác đầu tư qua PTF là
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
48
không đáng kể. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh
và Công ty Tài chính cũng thực hiện uỷ thác đầu tư cho PTF.
Thực tế từ các năm 1999 –2003, nguồn vốn huy động chủ yếu của PTF là
vốn nhận uỷ thác đầu tư, tuy nhiên từ năm 2004 trở lại đây thì nguồn huy động từ
tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu
nguồn vốn huy động.
Biểu đồ 2.4. Tình hình huy động vốn từ tiền gửi và vay của các TCTD khác
tại PTF từ năm 2010 –2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán PTF từ năm 2010 – 2012)
Số liệu bảng trên cho thấy từ 31/12/2010 đến 31/12/2012 số dư tiền gửi và vay
của các tổ chức tín dụng lần lượt là 1.197,2 – 1.769,75 – 1.888,92 tỷ đồng, trong đó
chủ yếu là tiền gửi của các TCTD khác. Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng
qua các năm một lần nữa khẳng định uy tín của PTF đối với khách hàng.
Hoạt động tín dụng
Nhìn chung, đối với các Công ty Tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam hiện nay thì ngoài việc gửi tiền tạm thời nhàn rỗi tại các tổ chức tín dụng, mua
sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Công ty thì các hoạt động sử dụng
vốn của Công ty Tài chính bao gồm hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư tài
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
49
chính, nhưng thực tế thì phần lớn nguồn vốn của các Công ty Tài chính đều được sử
dụng cho hoạt động tín dụng.
Công ty Tài chính Bưu Điện là một trong số các Công ty Tài chính thuộc các tập
đoàn kinh tế và cũng có những đặc điểm tương tự như đã nêu trên. Điều này được
thể hiện rất rõ qua các số liệu nêu tại bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình sử dụng vốn tại PTF từ năm 2010 –2012
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
% tăng,
giảm năm
2011 so với
2010
% tăng,
giảm năm
2012 so với
2011
1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1197.20 1769.75 1888.92 47.82% 6.73%
2 Tiền gửi NHNN 947.86 1480.96 1515.33 56.24% 2.32%
3
Tiền, vàng gửi tại các TCTD
khác và cho vay các TCTD 249.34 288.79 373.59 15.82% 29.36%
4 Chứng khoán kinh doanh 9.79 27.69 31.48 182.87% 13.68%
5 Cho vay khách hàng 1018.17 961.18 1024.06 -5.60% 6.54%
6 Chứng khoán đầu tư 56.81 69.20 57.58 21.81% -16.79%
7 Góp vốn đầu tư dài hạn 44.74 45.26 36.87 1.16% -18.54%
8 Tài sản cố định 12.07 23.94 20.71 98.35% -13.49%
9 Tài sản có khác 572.79 579.12 565.17 1.10% -2.41%
Tổng cộng 519.80 509.80 503.80 -1.92% -1.18%
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF các năm 2010–2012)
Các hoạt động cho vay của Công ty Tài chính Bưu Điện trong giai đoạn 2010 -
2012 như sau:
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
Đây là hoạt động được các cơ quan Nhà nước, VNPT coi là quan trọng và là
hoạt động “bề nổi” của Công ty. Theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của
PTF trước đây thì đối tượng cho vay của PTF là các đơn vị thành viên của VNPT,
các doanh nghiệp mà VNPT góp vốn và các doanh nghiệp khác, việc cho vay các
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
50
doanh nghiệp ngoài VNPT phải có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản trị VNPT.
Do vậy, hoạt động cho vay của PTF từ năm 1999 - 2003 chỉ gồm các đơn vị thành
viên trong VNPT, bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc (70 đơn vị) và các đơn
vị hạch toán độc lập (16 đơn vị).
Tới đầu năm 2004 với tác động của Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và
hoạt động của Công ty Tài chính và được sự chấp thuận của VNPT nên PTF đã bắt
đầu thực hiện cho vay các đơn vị ngoài VNPT nhưng số lượng không đáng kể. Mặt
khác, do bị hạn chế bởi hạn mức tín dụng là 15% vốn tự có (khoảng 75 tỷ đồng) đối
với một khách hàng - VNPT và 80 đơn vị hạch toán phụ thuộc của VNPT được coi là
một khách hàng. Do vậy, ngoài hình thức cho vay trực tiếp ngắn hạn - trung hạn - dài
hạn bằng nguồn vốn tự có, PTF đã thực hiện cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư là
chủ yếu và cho vay gián tiếp thông qua hình thức đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng
khác.
Tuy nhiên, một thuận lợi rất lớn của PTF trong hoạt động cho vay là sự hiểu biết
của PTF về các đơn vị trong ngành, do đó PTF nắm bắt rất rõ về các dự án vay vốn của
các đơn vị nên công việc thẩm định dự án khá thuận lợi, thời gian ngắn và PTF có thể
đưa ra các quyết định cho vay một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác và
an toàn. Ngoài ra, khi các đơn vị thành viên của VNPT vay vốn của PTF thì đều được
VNPT phát hành các chứng từ bảo lãnh vì thế đã giảm được nhiều thủ tục cho các đơn
vị. Đây chính là những lợi thế của PTF trong hoạt động cho vay so với các ngân hàng
thương mại đồng thời cũng là lợi thế của PTF trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
51
202.25
311.37
390.72
0
50
100
150
200
250
300
350
400
2010 2011 2012
Biểu đồ 2.5. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng tại PTF từ năm 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF các năm 2010–2012)
Dư nợ tín dụng của PTF có sự tăng trưởng đều qua các năm, tổng dư nợ cho
vay khách hàng của PTF các năm 2010 - 2012 tương ứng là 202,25 tỷ đồng –
311,37 tỷ đồng – 390,72 tỷ đồng. Năm 2011 tăng 53,95% so với năm 2010 và năm
2012 tăng 25,48% so với năm 2011. Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động thì
các dự án vay vốn của PTF hầu hết là các dự án đã được VNPT phân nguồn vay,
các năm sau đó các dự án mà đơn vị tự đăng ký vay qua PTF ngày càng tăng. Đây
được xem là một dấu hiệu tốt đối với hoạt động cho vay của PTF, thể hiện sự cố
gắng nỗ lực của Công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Từ khi mới thành lập cho đến năm 2003 trong dư nợ cho vay của PTF thì cho
vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể các năm 2000-
2003 tương ứng là 86,08% - 89,64% - 96,80% - 94,88%, do khách hàng vay chủ
yếu của PTF là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của VNPT, hạn mức tín
dụng giai đoạn đó của Công ty Tài chính Bưu Điện là 10,5 tỷ đồng là quá nhỏ bé so
với nhu cầu vốn đầu tư của các đơn vị. Với vai trò là tổ chức tài chính trung gian
trong VNPT, có chức năng huy động và cho vay phục vụ nhu cầu đầu tư của VNPT
và các đơn vị thành viên, PTF đã tìm cách tháo gỡ các khó khăn hạn chế bằng cách
thực hiện hình thức cho vay bằng nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư.
Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, tỷ trọng cho vay trực tiếp đến các đơn vị
trong VNPT của PTF tăng dần qua các năm thể hiện qua số liệu sau
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
52
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay các TCKT của PTF năm 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF các năm 2010 –2012)
Năm 2012 dư nợ cho vay trực tiếp của PTF đối với các tổ chức kinh tế trong
và ngoài VNPT là 125,7 tỷ đồng, chiếm 80,01% trong cơ cấu cho vay các tổ chức
kinh tế. Bên cạnh đó cho vay đồng tài trợ 20,6 tỷ đồng chiếm 13,11%, còn lại là cho
vay bằng vốn tài trợ uỷ thác.
Hoạt động Đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính được coi là hoạt động trọng tâm của PTF nhằm mục tiêu xây
dựng PTF trở thành công cụ đầu tư tài chính cho VNPT. Chính vì vậy, ngay từ
những ngày đầu mới thành lập, PTF đã thành lập Phòng Đầu tư - Chứng khoán để
xây dựng các quy trình đầu tư, nghiên cứu các văn bản pháp lý về đầu tư, nghiên
cứu và phân tích các cơ hội đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông
qua các khoá đào tạo cơ bản về chứng khoán, luật chứng khoán và phân tích đầu tư
chứng khoán.
Theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của PTF (ngày 25/09/1998)
thì PTF được góp vốn, mua cổ phần của các đơn vị thành viên VNPT bằng nguồn
vốn tự có của mình nhưng không được vượt quá 30% vốn tự có của PTF. Tuy
nhiên, theo Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Công ty Tài chính thì PTF được góp vốn, mua cổ phần của
80.10%
13.11%
6.88%
Cho vay trực tiếp Cho vay uỷ thác Cho vay đồng tài trợ
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
53
các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác, được đầu tư các dự án theo hợp
đồng, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh vàng.
Hoạt động đầu tư tài chính của PTF được hiểu bao gồm đầu tư trực tiếp và
đầu tư theo uỷ thác, đặc biệt là uỷ thác đầu tư của VNPT. Trong đó, bao gồm các
hoạt động đầu tư vào công trái, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng, trái
phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp; ngoài các hoạt đầu tư vào chứng khoán
vốn như cổ phiếu của các doanh nghiệp trong và ngoài VNPT, các tổ chức tín dụng,
đầu tư góp vốn vào các dự án, kinh doanh chứng khoán trên Trung tâm Giao dịch
chứng khoán và trên thị trường OTC.
Trong giai đoạn đầu thành lập, hoạt động chủ yếu của PTF trong lĩnh vực
này là mua gom công trái và mua cổ phần của một số doanh nghiệp cổ phần hoá
trong VNPT, những hoạt động này tuy lợi ích kinh tế mang lại chưa cao nhưng đánh
dấu một bước trưởng thành về mặt chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong
công ty.
Trong vài năm gần đây hoạt động đầu tư tài chính của PTF thực sự sôi động,
cụ thể tình hình đầu tư tài chính của PTF từ năm 2010 đến 2012 như sau:
Biểu đồ 2.7 Tình hình đầu tư tài chính của PTF từ năm 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF các năm 2010 –2012)
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
54
Một số hoạt động đầu tư của Công ty từ năm 2010 như đầu tư vào trái phiếu
đô thị Thành phố Hồ Chí Minh kỳ hạn 5 năm 1 tỷ đồng, đầu tư vào kỳ phiếu Ngân
hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long kỳ hạn 6 tháng 2 tỷ đồng; đầu tư
thêm vào cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá trong Ngành Bưu chính Viễn
thông với tổng mệnh giá là 1 tỷ đồng; đồng thời mở rộng kinh doanh và đầu tư các
loại cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, bao gồm cả các cổ
phiếu trong và ngoài Ngành. Ngoài ra, PTF đã xây dựng nhiều phương án đầu tư
góp vốn vào các dự án, bao gồm cả các dự án trong và ngoài Ngành, như dự án
Trung tâm Thương mại Cầu Giấy, dự án xây dựng Toà nhà Hội Tem Việt Nam, dự
án thành lập Trường Đại học dân lập Công nghệ Đông Á, dự án thành lập Trường
Đại học Dân lập Lương Thế Vinh, dự án thành lập Công ty Cổ phần chuyển phát
nhanh
Trong năm 2010, PTF tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán
trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và thu được kết quả đáng khích lệ, thực
hiện đầu tư vào các cổ phiếu trên thị trường OTC nhưng chỉ bao gồm cổ phiếu của
các công ty cổ phần trong Ngành, như Công ty cổ phần Thiết kế Đà Nẵng, Công ty
cổ phần Thiết kế Bưu điện Hà Nội, Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu
điện theo hình thức mua đấu giá và đã trúng thầu với mức giá thấp so với các mức
giá đồng trúng thầu; đầu tư góp vốn thành lập Trường Đại học Dân lập Lương Thế
Vinh với tư cách là thành viên sáng lập, tham gia Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó,
PTF vẫn thực hiện đầu tư vào các chứng từ có giá như kỳ phiếu Ngân hàng, trái
phiếu Chính phủ. Ngoài ra, PTF còn tiếp tục tham gia vào các dự án đầu tư trong và
ngoài Ngành, chuẩn bị sẵn sàng đầu tư khi dự án được phê duyệt.
Giai đoạn 2010 - 2012 là năm hoạt động đầu tư của PTF thực sự khởi sắc
trong đầu tư vào chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư. Đầu tư vào chứng
khoán kinh doanh tăng gần 200 tỷ đồng từ năm 2010 đến năm 2012, trong khi đó
đầu tư vào chứng khoán đầu tư vẫn giữ được mức cao ở khoảng 280 tỷ đồng.
Năm 2012, PTF có các khoản đầu tư tài chính vào 11 CTCP và Quỹ lớn là:
CTCP Thủy điện Quế Phong, CTCP Nước sạch - Môi trường VN, CTCP ĐT&PT
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
55
Năng lượng VN, Quỹ Đầu tư Tăng trưởng VN -VF2, CTCP Nhựa Sam Phú, Quỹ
Đầu tư CK Sài Gòn A2, CTCP Dịch vụ Số liệu Toàn cầu, CTCP Dịch vụ Hạ tầng
mạng, CTCP Công nghệ & Truyền thông, CTCP ĐT&PT Dịch vụ Hạ tầng VT,
CTCP Cáp và VLVT – SACOM.
Thực tế các năm qua cho thấy lượng vốn đầu tư tài chính của PTF là tương
đối lớn, tuy nhiên nếu công ty xác định đây là hoạt động chính và là lợi thế cạnh
tranh so với các tổ chức tín dụng khác thì mức đầu tư này cũng chưa tương xứng.
Nguyên nhân của sự hạn chế này là do bị hạn chế về nguồn vốn huy động, về đối
tượng và phạm vi đầu tư. PTF không thực hiện huy động vốn bằng hình thức nhận
tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, do vậy nguồn vốn để đầu tư cũng bị hạn chế, mặt
khác hiện nay Công ty hầu như chỉ đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các doanh
nghiệp trong Ngành, trong khi các doanh nghiệp này thường có vốn điều lệ thấp,
lượng cổ phiếu phát hành cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là không nhiều
và nhu cầu đầu tư của các tổ chức và cá nhân thì lớn gấp nhiều lần so với lượng cổ
phiếu phát hành.
Hoạt động tư vấn
Song song với các hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư tài chính thì hoạt
động tư vấn cũng là một trong những hoạt động trọng tâm của PTF, mang lại nguồn
doanh thu lớn cho PTF và là môi trường đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên sâu cho
các cán bộ nhân viên của PTF. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, lãnh đạo
PTF đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn,
bao gồm tư vấn đổi mới doanh nghiệp, tư vấn quản lý doanh nghiệp, tư vấn thẩm tra
quyết toán xây dựng cơ bản, tư vấn đầu tư, tư vấn lập dự án, tư vấn về kế toán và tài
chính doanh nghiệp, tư vấn huy động và sử dụng vốn, gọi chung là các dịch vụ tư
vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ và đầu tư.
Hiện nay, với đội ngũ cán bộ chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn là 35
người, không kể các chuyên viên đầu tư cũng đảm nhận chức năng tư vấn về đầu tư,
PTF đã ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng trong
những năm vừa qua. Cụ thể là, đến nay PTF đã và đang tư vấn cổ phần hoá cho
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
56
khoảng 50 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài Ngành, trong đó
Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp ngoài ngành, có giá trị
tổng tài sản lớn vài trăm tỷ đồng. Trong số các công ty được tư vấn có một số công
ty thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và một số công
ty thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền,
đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ít được sử dụng tại Việt Nam, khó
xác định một cách chuẩn xác, do vậy đòi hỏi cán bộ tư vấn phải đáp ứng về kiến
thức và khả năng phân tích mới có thể thực hiện được. Hoạt động này đã góp phần
thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp trong VNPT, đồng thời việc đẩy
mạnh cổ phần hoá cũng có tác động tích cực ngược lại đối với PTF, tạo cho Công ty
có thêm cơ hội để thực hiện đầu tư tài chính, cụ thể là đầu tư vào cổ phiếu của các
doanh nghiệp cổ phần hoá.
Bên cạnh đó, PTF cũng đã ký kết được 16 hợp đồng tư vấn quản lý với các
doanh nghiệp trong và ngoài Ngành, trong mỗi hợp đồng ký kết bao gồm nhiều sản
phẩm tư vấn như tư vấn xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động, tư vấn xây dựng
quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, quy chế điều hành của
Tổng giám đốc, quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế lương, quy chế
tuyển dụng, quy chế thi đua-khen thưởng; 02 hợp đồng soát xét báo cáo tài chính;
01 hợp đồng về tư vấn lập quy trình đầu tư xây dựng cơ bản, 03 hợp đồng tư vấn lập
dự án thành lập Công ty, 01 hợp đồng về tư vấn quản lý cổ đông trong công ty cổ
phần; 03 hợp đồng tư vấn phát hành cổ phiếu, chứng chỉ nhận nợ CBCNV... Đồng
thời, PTF đã ký hợp đồng thẩm tra quyết toán các công trình xây dựng cơ bản với
VNPT, nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý vốn của VNPT tại các công ty liên
doanh và cổ phần, xây dựng phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của
VNPT, xây dựng các phương án đầu tư góp vốn, mua cổ phần cho VNPT, cùng
tham gia các tổ đàm phán của VNPT trong các dự án đầu tư ra nước ngoài.
Các hoạt động kinh doanh khác
Theo quy định thì PTF được thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khác như
bảo lãnh hoặc đại lý phát hành giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp, thực hiện dịch
Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2011A QTKD
57
vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng, kinh doanh trên thị trường tiền tệ, cung cấp
các dịch vụ tài chính khác Tuy nhiên, thực tế thì các hoạt động kinh doanh khác
của PTF chủ yếu vẫn chỉ là hoạt động bảo lãnh, hoạt động bảo lãnh là một hoạt
động tương đối an toàn và mang lại doanh thu cao (phí dịch vụ khoảng 3 tỷ đồng –
4tỷ đồng/năm). Song một thực tế là các sản phẩm dịch vụ bảo lãnh còn quá đơn
điệu do đó khách hàng hiện nay phần lớn vẫn chỉ là các đơn vị thành viên của
VNPT.
Ngoài ra là hoạt động ngân quỹ, PTF thực hiện gửi tiền tại 08 ngân hàng và
đến nay, tiền gửi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272799_175_1951769.pdf