Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà nội - Chi nhánh Hàn Thuyên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ . vii

DANH SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN . xi

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 3

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

3.1. Mục đích nghiên cứu . 6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 7

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu . 7

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài . 7

6. Kết cấu của luận văn . 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI . 9

1.1. Tổng quan về cạnh tranh của Ngân hàng thương mại . 9

1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 9

1.1.2. Các loại hình cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 9

1.1.3. Đặc điểm cạnh tranh ngân hàng thương mại . 11

1.1.4. Các phương thức cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng thương mại . 13

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà nội - Chi nhánh Hàn Thuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính tại chi nhánh đạt hiệu quả, duy trì sự hoạt động bình thường, liên tục của mạng vi tính. Khai thác tối đa năng suất phục vụ, 32 xử lý các sự cố về công nghệ thông tin. Tổng hợp đầy đủ, chính xác các thông tin để cung cấp cho các phòng ban phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động. * Phòng giao dịch Với 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, nhiệm vụ chủ yếu của phòng giao dịch là huy động vốn và cho vay, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn. Đồng thời, phòng giao dịch cũng tổ chức công tác quản lý hành chính, đảm bảo an toàn và quản lý nhân sự tại đơn vị. Chi nhánh SHB Chi nhánh Hàn Thuyên có chức năng, nhiệm vụ sau:Thực hiện các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo quy định của NHNN và của Ngân hàng TMCP SHB; Quản lý hoạt động của các Phòng giao dịch trực thuộc; Tìm kiếm và thu hút khách hàng; Quản lý tài sản (TSCĐ, kho quỹ,v.v) và bộ máy hoạt động tại chi nhánh; Phối hợp với các bộ phận khác trong việc triển khai các nghiệp vụ kinh; doanh và phát triển quy mô hoạt động của ngân hàng; Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt độngkinh doanh của chi nhánh. 2.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2017 - 2019 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn phân loại theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Tỷ đồng,% Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng vốn huy động 1.550 100% 1.790 100% 2.060 100% 240 15,5% 270 15,1% Ngắn hạn 1.409 90,9% 1.584,2 88,5% 1.781,9 86,5% 175,2 12,4% 197,75 12,5% Trung và dài hạn 141,05 9,1% 205,9 11,5% 278,1 13,5% 64,8 45,9% 72,25 35,1% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) 33 Theo dõi bảng 2.1 chúng ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên trong giai 2017-2019 tăng trưởng cao và đều. Năm 2017 tổng nguồn vốn huy động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 1.550 tỷ đồng. Năm 2018 tổng nguồn vốn huy động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 1.790 tỷ đồng tăng 240 tỷ đồng tương ứng 15,5% so với năm 2017. Đây là mức tăng trưởng cao. Năm 2019 tổng nguồn vốn huy động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 2.060 tỷ đồng tăng 270 tỷ đồng tương ứng 15,1% so với năm 2018. Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn giảm nhẹ so với năm 2018. Trong giai đoạn 2017-2019 mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn của các tổ chức tín dụng nhưng bằng lỗ lực của mình SHB Chi nhánh Hàn Thuyên trong hoạt động huy động vốn của mình vẫn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Nguồn vốn huy động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên trong giai đoạn 2017-2019 tuy có mức tăng trưởng cao và ổn định nhưng cơ cấu kỳ hạn vốn huy động không đều. Theo kỳ hạn, qua bảng số liệu 2.1 cho thấy năm 2017 huy động nguồn ngắn hạn của Chi nhánh đạt 1.409 tỷ đồng chiếm 90,9% tổng nguồn vốn huy động, huy động trung và dài hạn đạt 141,5 tỷ đồng chiếm 9,1% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018, nguồn ngắn hạn của Chi nhánh đạt 1.584,2 tỷ đồng chiếm 88,5% tổng nguồn vốn huy động, huy động trung và dài hạn đạt 205,9 tỷ đồng chiếm 11,5% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2019, nguồn ngắn hạn của Chi nhánh đạt 1.781,9 tỷ đồng chiếm 86,5% tổng nguồn vốn huy động, huy động trung và dài hạn đạt 278,1 tỷ đồng chiếm 13,5% tổng nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn 2017-2019 với chính sách lãi suất huy động của NHNN ổn định chúng ta thấy nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh tỷ lệ trong tổng nguồn vốn huy động tăng từ 9,1% lên 13,5% tổng nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn 2017-2019 hoạt động huy động vốn của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên tăng trưởng đều và bên vững. Nhưng cơ cấu nguồn vốn huy động theo các nguồn huy động không đồng đều được thể hiện ở bảng dưới đây: 34 Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo nguồn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng vốn huy động 1.550 100% 1.790 100% 2.060 100% 240 15,5% 270 15,1% Nguồn từ các TCKT 713 46,0% 751,8 42,0% 854,9 41,5% 38,8 5,4% 103,1 13,7% Nguồn dân cư 837 54,0% 1.038,2 58,0% 1.205,1 58,5% 201,2 24,0% 166,9 16,1% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Từ bảng 2.2 chúng ta có thể thấy, theo cơ cấu vốn huy động theo nguồn vốn huy động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 không đồng đều. Năm 2017 huy động nguồn TCKT của Chi nhánh đạt 713 tỷ đồng chiếm 46% tổng nguồn vốn huy động, huy động từ nguồn dân cư đạt 837 tỷ đồng chiếm 54% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018, nguồn TCKT của Chi nhánh đạt 751,8 tỷ đồng chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động, huy động từ nguồn dân cư đạt 1.038,2 tỷ đồng chiếm 58% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2019, nguồn ngắn TCKT của Chi nhánh đạt 854,9 tỷ đồng chiếm 41,5% tổng nguồn vốn huy động, huy động nguồn dân cư đạt 1.205 tỷ đồng chiếm 58,5% tổng nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn 2017-2019 tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân cư trên tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng từ 54% năm 2017 lên 58,5% năm 2019. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi, trong giai đoạn 2017-2019 không đồng đều được thể hiện ở bảng dưới đây: 35 Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Tỷ đồng ,% Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng vốn huy động 1.550 100% 1.790 100% 2.060 100% 240 15,5% 270 15,1% Tiền gửi VND 1.371,8 88,5% 1.641,4 91,7% 1.864 90,5% 269,68 19,7% 222,9 13,6% Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 178,25 11,5% 148,6 8,3% 195,7 9,5% -29,68 -16,7% 47,13 31,7% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Từ bảng 2.3 chúng ta có thể thấy, theo cơ cấu vốn huy động theo loại tiền huy động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 không đồng đều. Năm 2017 huy động tiền gửi VNĐ của Chi nhánh đạt 1.372 tỷ đồng chiếm 88,5% tổng nguồn vốn huy động, huy động ngoại tệ đạt 178,3 tỷ đồng chiếm 11,5% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018, nguồn tiền gửi VNĐ của Chi nhánh đạt 1641,4 tỷ đồng chiếm 91,7% tổng nguồn vốn huy động, huy động ngoại tệ đạt 148,6 tỷ đồng chiếm 8,3% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2019, nguồn huy động VNĐ của Chi nhánh đạt 1.864 tỷ đồng chiếm 90,5% tổng nguồn vốn huy động, huy động ngoại tệ đạt 195,7 tỷ đồng chiếm 9,5% tổng nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn 2017-2019 tỷ lệ nguồn vốn huy động VNĐ luôn chiếm tỷ lệ cao trên 88%. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, trong giai đoạn 2017-2019 hoạt động tín dụng của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên được thể hiện ở bảng dưới đây: 36 Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Hàn Thuyên, 2017-2019 Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng dư nợ tín dụng 1.085 100% 1.288 100% 1.545 100% 203 18,7% 257 20,0% Ngắn hạn 787,71 72,6% 946,7 73,5% 1.143,3 74,0% 158,97 20,2% 196.62 20,8% Trung và dài hạn 297,29 27,4% 341,3 26,5% 401,7 26,0% 44,03 14,8% 60.38 17,7% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Theo dõi bảng 2.4 chúng ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên trong giai 2017-2019 tăng trưởng cao và đều. Năm 2017 tổng dư nợ của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 1.085 tỷ đồng. Năm 2018 tổng dư nợ của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 1.288 tỷ đồng tăng 203 tỷ đồng tương ứng 18,7% so với năm 2017. Đây là mức tăng trưởng cao. Năm 2019 tổng dư nợ của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 1.545 tỷ đồng tăng 257 tỷ đồng tương ứng 20% so với năm 2018. Trong giai đoạn 2017-2019 mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội nhưng bằng lỗ lực của mình SHB Chi nhánh Hàn Thuyên trong hoạt động tín dụng của mình vẫn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh vẫn được duy trì và có kết quả tốt, tạo điều kiện thanh toán XNK tăng mạnh, doanh số ngoại tệ tăng cao trong giai đoạn 2017-2019. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên được thể hiện ở bảng dưới đây: 37 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: Triệu USD, Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 giá trị tỷ lệ giá trị tỷ lệ Doanh số mua ngoại tệ (Triệu USD) 19,6 22,3 24,4 2,7 13,8% 2,1 9,4% Doanh số bán ngoại tệ (Triệu USD) 20,1 22,6 27,9 2,5 12,4% 5,3 23,5% Tổng doanh số mua bán (Triệu USD) 39,7 44,9 52,3 5,2 13,1% 7,4 16,5% Lãi/Lỗ thuần từ kd ngoại tệ (Quy đổi VNĐ triệu đồng) 405 426 450 21 5,2% 24 5,6% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Nhìn vào 2.5 ta có thể thấy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 đã đạt được kết quả khả quan. Về doanh số mua ngoại tệ, năm 2017 doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh đạt 19,6 triệu USD, năm 2018 doanh số mua ngoại tệ đạt 22,3 triệu USD tăng 2,7 triệu USD tương ứng 13,8% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số mua USD của Chi nhánh đạt 24,4 triệu USD tăng 2,1 triệu USD tương ứng 9,4% so với năm 2018. Về doanh số bán ngoại tệ, năm 2017 doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 20,1 triệu USD, năm 2018 doanh số bán ngoại tệ đạt 22,6 triệu USD tăng 2,5 triệu USD tương ứng 12,4% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số bán USD của Chi nhánh đạt 27,9 triệu USD tăng 5,3 triệu USD tương ứng 23,5% so với năm 2018. Về tổng doanh thu mua bán ngoại tệ mang lại cho Chi nhánh, năm 2017 tổng doanh thu mua bán ngoại tệ mạng lại cho chi nhánh lợi nhuận là 405 triệu đồng. Năm 2018 tổng doanh thu mua bán ngoại tệ mạng lại cho chi nhánh lợi nhuận là 426 triệu đồng tăng 21 triệu đồng tương ứng 5,2% so với năm 2017. Năm 2019 tổng doanh thu mua bán ngoại tệ mạng lại cho chi nhánh lợi nhuận là 450 triệu đồng tăng 24 triệu đồng tương ứng 5,6% so với năm 2018. 38 Trong giai đoạn 2017-2019 hoạt động mua bán ngoại tệ đã mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh tăng trưởng từ 405 triệu đồng năm 2017 lên 450 triệu đồng năm 2019. 2.1.3.4. Hoạt động dịch vụ ngân hàng Dịch vụ thanh toán trongnước: Thanh toán trong nước là hoạt động dịch vụ chính của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên. Trong giai đoạn 2017-2019 Chi nhánh cũng đã rất chú trọng đến hoạt động này. Kết quả trong giai đoạn này Chi nhánh đã thu hút được lượng lớn khách hàng tới mở tài khoản thanh toán. Năm 2019, Chi nhánh ngân hàng đã thực hiện trên 140.000 giao dịch chuyển tiền thanh toán trong nước với tổng giá trị trên 1.500 tỷ đồng lớn hơn so với con số năm 2017 là 678 tỷ đồng. Dịch vụ thanh toán giữa các cá nhân, tổ chức trong nước đã mang lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng. Năm 2017 thu thuần từ dịch vụ thanh toán trong nước mới chỉ là 3,6 tỷ đồng thì tới 2018 là 5,8 tỷ đồng tăng 61,1% so với năm 2017. Sang năm 2019con số là 8,9 tỷ tăng 53,4% so với năm 2018. Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh SHB Chi nhánh Hàn Thuyên đã thiết lập quan hệ thanh toán trực tuyến với nhiều Ngân hàng lớn trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: Kết nối song phương với BIDV, Agribank, Vietcombank, các ngân hàng nước ngoài, các hệ thống thanh toán khác như Napas,v.v... Dịch vụ chi trả kiều hối năm 2019 đạt 40,5 triệu tăng 55% so với năm 2018. Số lượng tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh năm 2019 là 64646 tài khoản tăng 24 % so với năm 2018, góp phần vào thúc đẩy thanh toán bằng cách phương thức như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chuyển tiền, trả lương tự động, v.v Đã tạo thêm nhiều tiện ích thánh toán cho khách hàng, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, góp phần mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt Hệ thống Ngân hàng đại lý ở nước ngoài rộng khắp cùng với hệ thống tài khoản thanh toán của SHB không ngừng được mở rộng đã đảm bảo cho Chi nhánh cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại nhanh chóng, an toàn cho khối lượng lớn khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông thủy sản. Kết quả đạt được đáng khích lệ, tính đến cuối năm 2019 doanh số hoạt động thanh toán quốc tế là 145.6 triệu USD tăng 39% so với năm 2018 và 58% so với con số năm 2017. Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục là nơi mang lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh SHB Chi nhánh Hàn Thuyên. 39 2.1.3.5. Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 Trong giai đoạn 2017-2019 nền kinh tế trong nước nước hồi phục và phát triển ổn định. Hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên đạt được kết quả đáng khích lệ. Kết quả được được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại SHB Chi nhánh Hàn Thuyên giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 giá trị tỷ lệ giá trị tỷ lệ Nguồn vốn huy động 1.550 1.790 2.060 240 15,5% 270 15,1% Dư nợ tín dụng 1.085 1.288 1.545 203 18,7% 257 20,0% Dư nợ xấu 34,72 39,93 50,21 5,21 15,0% 10,29 25,8% Tỷ lệ nợ xấu 3,20% 3,10% 3,25% Doanh thu hàng năm 370 418 440 48 13,0% 22 5,3% Tổng chi hàng năm 325 356 365 31 9,5% 9 2,5% Lợi nhuận 45 62 75 17 37,8% 13 21,0% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Từ bảng 2.6 chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn 2017-2019 hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên đã đạt được kết quả khả quan, cụ thể như sau: Về nợ xấu, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 3,2% tương ứng 34,72 tỷ đồng. Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 3,1% tương ứng 39,93 tỷ đồng. Năm 2019 tỷ lệ nợ xấu của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 3,25% tương ứng 50,21 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2017-2019 ta thấy nợ xấu của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên có chiều hướng tăng trở lại, điều này có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới. Về doanh thu của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, năm 2017 doanh thu của Chi nhánh đạt 370 tỷ đồng. Năm 2018 doanh thu của SHB đạt 418 tỷ đồng, tăng 48 tỷ 40 đồng so với năm 2017 tương ứng tăng truổng 13%. Năm 2019 doanh thu của chi nhánh đạt 440 tỷ đồng tăng 22 tỷ đồng tương ứng 5,3% năm 2018, mức tăng này chậm lại so với năm 2018. Về tổng chi hàng năm của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, năm 2017 tổng chi của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên là 325 tỷ đồng. Năm 2018 tổng chi của Ngân hàng là 356 tỷ đồng tăng 31 tỷ tương ứng 9,5% so với năm 2017. Năm 2019 tổng chi của Chi nhánh là 365 tỷ đồng tăng 9 tỷ đồng tương ứng 2,5% so với năm 2018. Năm 2019 mức tổng chi của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên có tăng trưởng chậm lại. Về lợi nhuân của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, năm 2017 lợi nhuận của Chi nhánh là 45 tỷ đồng. Năm 2018 lợi nhuận của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên đạt 62 tỷ đồng tăng 17 tỷ đồng tương ứng 37,8% so với năm 2017 đây là mức tăng trưởng rất cao. Năm 2019 lợi nhuận của Chi nhánh đạt 75 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng tương ứng 21% so với năm 2018. Trong giai đoạn 2017-2019 lợi nhuận của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên luôn đạt mức tăng trường cao trên 20%. Để đạt được kết quả kinh doanh trên, trong giai đoạn 2017-2019 SHB Chi nhánh Hàn Thuyên luôn chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Hàn Thuyên 2.2.1. Thị phần của Ngân hàng Thị phần mà mỗi ngân hàng chia sẻ trên thị trường phần nào phản ánh kết quả trong cuộc chạy đua giữa các ngân hàng, thể hiện vị thế và sự ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh. Đến hết năm 2019, trên địa bàn hoạt động của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên có 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 ngân hàng phát triển, 04 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, 08 ngân hàng thương mại cổ phần. Số lượng các Chi nhánh của các ngân hàng thương mại tương đối nhiều đang cùng nhau hoạt động đã tạo nên một bức tranh Ngân hàng đa dạng và có sự cạnh tranh rất quyết liệt theo biểu đồ dưới đây. 41 Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động và thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn SHB Hàn Thuyên hoạt động năm 2019 (Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Hà Nội, năm 2019) Năm 2019, thị phần HĐV của SHB Hàn Thuyên chiếm 19,6%, thị phần cho vay chiếm 17,4%, thuộc nhóm 03 ngân hàng hàng dẫn đầu trong toàn hệ thống các NHTM trên địa bàn SHB Chi nhánh Hàn Thuyên hoạt động,v.v.. Kết quả này được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm lực của SHB Hàn Thuyên hiện nay. Thực tế cho thấy tuy phạm vị chiếm lĩnh thị trường của SHB Hàn Thuyên có tăng lên và khoảng cách thị phần dần được thu hẹp với 02 chi nhánh ngân hàng là Agribank Chi nhánh Hà Nội và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội, nhưng SHB Hàn Thuyên vẫn chỉ xếp thứ ba về thị phần trong nhiều năm nay. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Đông Hà Nội tuy mới thành lập cuối năm 2007 nhưng tốc độ gia tăng chiếm lĩnh thị phần rất nhanh. Cùng với đó, các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn cũng đã xây dựng được nền tảng khách hàng ổn định sau 07 đến 10 năm thành lập, vì thế áp lực cạnh tranh đối với SHB Hàn Thuyên trong việc mở rộng thị phần là tương đối lớn. 2.2.2. Năng lực phát triển sản phẩm, dịch vụ 2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn Quy mô HĐV: Công tác tiếp cận, tiếp thị khách hàng được SHB Hàn Thuyên đẩy mạnh triển khai trong đó gồm các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu và mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng như phát hành giấy tờ Thị phần HĐV Khác SHB 20.651 19.603 VCB 6.758% CTG 22.665 VBARD 30.324 Thị phần dư nợ tín dụng Khác SHB 21.321 17.440 VCB 7.818% CTG 21.450 VBARD 31.970 42 có giá, triển khai sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang lãi suất luỹ tiến, tiền gửi kết hợp, tiền gửi thặng dư, tiền gửi kinh doanh chứng khoán... dành cho cả khách hàng tổ chức và cá nhân. Quy mô và cơ cấu HĐV của SHB Hàn Thuyên được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu huy động của SHB Hàn Thuyên giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng bình quân 2017-2019 1 HĐV bình quân 1.765 1.964 1.996 6,5% 2 HĐV cuối kỳ 2.009 2.077 2.132 3% 3 Cơ cấu HĐV Theo kỳ hạn -Ngắn hạn 1.657 1.200 1.554 1% -Trung và dài hạn 352 877 578 58% Theo đối tượng khách hàng -HĐV từ khách hàng ĐCTC 669 652 344 -24,9% -HĐV từ khách hàng doanh nghiệp 360 340 380 3,1% -HĐV từ khách hàng cá nhân 980 1085 1408 20,2% 4 Thị phần HĐV trên địa bàn 24,3 21,8 19,6 -10,2% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Quy mô HĐV của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3%/năm. Nguồn vốn huy động của SHB Hàn Thuyên giai đoạn 2017-2019 có tăng trưởng tuy nhiên thị phần trên địa bàn lại giảm đáng kể với mức giảm bình quân của giai đoạn này là 10,2%. Nguyên nhân là do trên địa bàn SHB Chi nhánh Hàn Thuyên hoạt động. Hàn Thuyên hiện nay số lượng các TCTD không ngừng gia tăng, mặt khác công tác phát triển mở rộng mạng lưới của các TCTD cũng phát triển nhanh trong khi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các đối tượng khác không tăng trưởng nhiều từ đó dẫn đến nguồn vốn bị san sẻ giữa các TCTD. Hiện nay, hệ thống mạng lưới của Agribank Chi nhánh Hà Nội và Ngân hàng TMCP Công thương Đông Hà Nội đang chiếm lĩnh trên địa bàn. Thị phần HĐV và dư nợ của 02 ngân hàng này cao nhất trên địa bàn trong khi mạng lưới của SHB Hàn Thuyên còn 43 khá mỏng (với 1 trụ sở Chi nhánh và 08 Phòng Giao dịch) nên chưa tiếp cận được đa dạng các đối tượng khách hàng tại các quận trên địa bàn Hà Nội. Chính sách lãi suất: Nhìn chung lãi suất huy động của SHB Hàn Thuyên khá tương đồng so với các NHTM nhà nước khác. Trong giai đoạn 2017-2019, lãi suất huy động của Chi nhánh so với các NHTM ngoài cũng không có sự chênh lệch đáng kể do thị trường nguồn vốn huy động thời gian qua tương đối dồi dào trong khi thị trường tín dụng tăng trưởng chậm nên các ngân hàng tích cực tăng cường các gói tín dụng cạnh tranh và lãi suất huy động. Hiện nay, áp lực HĐV vẫn ngày một gia tăng trước sức hút của các kênh đầu tư khác và mục tiêu kiểm soát lạm phát. Không thể tránh khỏi bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng SHB Hàn Thuyên dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng vì đây vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả trong bối cảnh lạm phát thấp (lạm phát năm 2019 gần như không tăng so với cùng kỳ năm 2018). Nguồn vốn từ khách hàng tổ chức chưa có sự tăng trưởng tốt, chỉ tăng trưởng tại một số thời điểm nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền vốn của Chi nhánh, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính do số dư bình quân không được duy trì thường xuyên. 2.2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng Quy mô tín dụng: SHB Hàn Thuyên lựa chọn theo đuổi chiến lược phát triển cả bán buôn và bán lẻ, một mặt hướng tới khách hàng lớn có biên lợi nhuận cao, đem lại tổng hòa lợi ích lớn cho Chi nhánh, đồng thời mở rộng các đối tượng khách hàng nhỏ lẻ để khai thác tối đa từng phân khúc khách hàng. 44 Bảng 2.8. Quy mô và cơ cấu tín dụng của SHB Hàn Thuyên giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng bình quân 2017-2019 1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.834 2.007 2.175 8,9% 2 Cơ cấu tín dụng Theo kỳ hạn - Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.252 1.395 1.379 5,2% - Dư nợ cho vay trung và dài hạn 582 612 796 17,7 % Theo đối tượng khách hàng - Dư nợ của khách hàng ĐCTC 0 0 0 - Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp 1292 1409 1621 12,1 % - Dư nợ của khách hàng cá nhân 542 598 554 1,5% 3 Dư nợ tín dụng bình quân 1729 1917 2072 9,5% 4 Thị phần tín dụng trên địa bàn 20,9% 19,7% 17,4% -8,7 % 5 Tỷ lệ nợ nhóm II 6,27% 6,13% 1,13% 39,7 % 6 Tỷ lệ nợ xấu 1,55% 1,67% 1,5% -2,5 % (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Theo Bảng 2.8, quy mô dư nợ của SHB Hàn Thuyên liên tục tăng qua các năm. Năm 2019, dư nợ đạt 2175 tỷ đồng, tăng 341 tỷ đồng so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2017-2019 là 8,9%. Dư nợ bình quân trong năm 45 2019 đạt 2072 tỷ đồng, cao hơn 343 tỷ đồng so với năm 2017. Tuy nhiên về thị phần tín dụng trên địa bàn lại giảm đi 8,7%, đây là mức giảm tương đối lớn. Nguyên nhân chính là do trong 03 năm từ 2017- 2019, có nhiều Chi nhánh ngân hàng được thành lập mới trên địa bàn với sức cạnh tranh lớn thông qua các chính sách tín dụng hết sức ưu đãi, các gói sản phẩm đặc thù với cơ chế lãi suất thấp đã lôi kéo nhiều khách hàng tiềm năng và một phần khác hàng hiện hữu của SHB Hàn Thuyên. 2.2.2.3. Hoạt động dịch vụ Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ và nâng tỷ trọng thu dịch vụ được xem là một xu thế tất yếu trong quá trình phấn đấu trở thành một ngân hàng hoạt động theo mô hình hiện đại. Trong thời gian qua, hoạt động dịch vụ được Chi nhánh chú trọng và có các biện pháp triển khai tương đối quyết liệt với nỗ lực đẩy mạnh tối đa kết quả thu dịch vụ. Kết quả thu dịch vụ của SHB Hàn Thuyên được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.9: Thu dịch vụ của SHB Hàn Thuyên giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng bình quân 2017-2019 1 Thu dịch vụ ròng 9,31 10,06 11,57 11,6% Trong đó: Thu dịch vụ bảo lãnh 1,1 1,4 2,8 63,7% 2 Thu nợ HTNB 2,82 5,03 5,32 42,1% 3 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh 1,7 1,1 0,6 -40,4% 4 LNTT 61,9 67,8 78,3 12,5% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hàn Thuyên, giai đoạn 2017-2019) Hiện tại, SHB Hàn Thuyên đang cung cấp đa dạng các dịch vụ gồm: bảo lãnh, thanh toán, tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ và phái sinh, kinh doanh thẻ... Trong đó, dịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_tai_ngan_hang_thuong_m.pdf
Tài liệu liên quan