MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ .vi
MỤC LỤC. vii
Phần I: MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
2.1 Mục tiêu chung.2
2.2. Mục tiêu cụ thể.3
3. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu.3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Đóng góp của đề tài.4
6. Hạn chế của đề tài .4
7. Kết cấu luận văn.5
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.6
1.1. Các khái niệm về năng lực sản xuất kinh doanh và các yếu tố cấu thành .6
1.1.1 Khái niệm về sản xuất kinh doanh .6
1.1.2 Khái niệm về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.7
1.1.3 Hệ thống yếu tố cấu thành năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .9
1.1.3.1. Nguồn lực vật chất .9
1.1.3.2. Nguồn nhân lực (lao động) .10
1.1.3.3. Yếu tố khoa học công nghệ.10
1.1.3.4. Yếu tố tổ chức quản lý .12
1.1.3.5. Các yếu tố khác .12
1.2 Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .13
1.2.1 Khái niệm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.13
1.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh .13
1.2.3. Những nhân tố tác động đến nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.15
1.2.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.15
1.2.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .20
1.3. Đặc điểm ngành kinh doanh nước và hệ thống chỉ tiêu phân tích .23
1.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành nước.23
1.3.1.1. Sản phẩm nước máy là hàng hóa thiết yếu cho xã hội.23
1.3.1.2. Ngành sản xuất kinh doanh nước là ngành đặc thù .24
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu .24
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu nguồn lực.24
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả sản xuất kinh doanh.25
1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả quản lý.25
1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thị trường .27
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh .27
1.4.1 Kinh nghiệm trong ngành cấp nước ở Việt Nam.27
1.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới .28
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV CẤP NƯỚC VÀ XÂY DỰNG QUẢNG TRỊ.30
2.1. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng
Quảng Trị (gọi tắt là Công ty cấp nước Quảng Trị) .30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .30
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cấp nước Quảng Trị.31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cấp nước Quảng Trị.32
2.1.4. Phạm vi hoạt động.33
2.1.5 Kết quả khảo sát năng lực Công ty cấp nước Quảng Trị của Hội cấp nước Việt Nam .34
2.1.6. Các chỉ số phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh chính.35
2.2. Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cấp nước và
Xây dựng Quảng Trị (gọi tắt là Công ty cấp nước Quảng Trị).37
2.2.1. Đánh giá cơ sở vật chất, nguồn lực của Công ty cấp nước Quảng Trị .37
2.2.1.1. Về cơ sở vật chất sản xuất sản phẩm nước máy .37
2.2.1.2. Hệ thống đường ống cấp nước .38
2.2.1.3. Nguồn nước cung cấp cho các nhà máy xử lý nước .41
2.2.1.4. Về nhân lực lao động .42
2.2.1.5. Quy mô cơ cấu, giá trị của tài sản cố định.49
2.2.1.6 Cơ cấu vốn và nguồn vốn.51
2.2.2. Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh qua kết quả và hiệu quả sản xuất.53
2.2.2.1. Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh theo kết quả doanh thu.53
2.2.2.2 Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh theo chi phí sản xuất.55
2.2.3. Trình độ khoa học công nghệ sản xuất của Công ty cấp nước Quảng Trị.58
2.2.3.1. Công nghệ xử lý nước.58
2.2.3.2. Về chất lượng sản phẩm dịch vụ.60
2.2.3.3. Mức độ áp dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.62
2.2.4. Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty theo yếu tố sản xuất,
trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả quản lý .63
2.2.4.1 Năng lực sản xuất sản phẩm nước máy hàng hóa .63
2.2.4.2 Năng lực quản lý mạng đường ống.64
2.2.4.3. Tỷ lệ bao phủ cấp nước .68
2.2.4.4. Năng lực quản lý tài sản cố định.71
2.2.4.5. Năng lực quản lý vốn sản xuất.75
2.2.4.6. Năng lực quản lý chi phí sản xuất.77
2.2.4.7 Khả năng cung cấp dịch vụ xây lắp và lắp đặt công nghiệp .79
2.2.4.8. Nhu cầu nước sạch và khả năng đáp ứng của Công ty đến năm 2020.82
2.2.4.9. Đánh giá năng lực quản tri tài chính .84
2.2.4.10 Đáng giá năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.89
2.2.5. Quy mô thị trường.91
2.2.5.1. Khách hàng.91
2.2.5.2. Vùng cấp nước .91
2.2.5.3. Nhà cung cấp.92
2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cấp nước của Công ty TNHH MTV Cấp
nước và Xây dựng Quảng Trị.93
2.2.6.1 Nhân tố bên ngoài .93
2.2.6.2 Nhân tố bên trong.96
2.3 Đánh giá chung năng lực sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cấp
nước và Xây dựng Quảng Trị.99
2.3.1 Những kết quả và hạn chế.99
2.3.1.1 Những kết quả đạt được .99
2.3.1.2 Những hạn chế .100
2.3.2 Cơ hội và thách thức đối với năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.101
2.3.2.1 Cơ hội.101
2.3.2.1 Thách thức.101
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC VÀ XÂY DỰNG QUẢNG TRỊ.103
3.1 Định hướng và mục tiêu trong việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của
công ty.103
3.1.1. Mục tiêu của công tác nâng cao năng lực .103
3.1.2. Định hướng của công tác nâng cao năng lực .103
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.104
3.2.1. Đối với các yếu tố vật chất kỹ thuật.104
3.2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, nhà xưởng.104
3.2.1.2. Lao động (nguồn nhân lực) .105
3.2.1.3. Vốn lưu động và tài sản cố định.105
3.2.1.4. Tài chính đơn vị .105
3.2.2. Đối với công tác tổ chức, quản lý, khoa học công nghệ .107
3.2.2.1. Đổi mới công tác tổ chức, quản lý .107
3.2.2.2. Nâng cao năng lực quản lý để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực .107
3.2.2.3. Nâng cao năng lực trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành .108
3.2.2.4. Thay đổi công nghệ, tiếp cận mới khoa học kỹ thuật .109
3.2.3. Các giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.109
3.2.3.1. Nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất .109
3.2.3.2. Nâng cao năng suất lao động .110
3.2.4. Các giải đối với việc sử dụng các nguồn nước .110
3.2.4.1. Chống thất thoát nước .110
3.2.4.2. Nâng cao năng lực cung cấp .111
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .112
1. KẾT LUẬN.112
2. KIẾN NGHỊ .112
2.1. Đối với các cơ quan quản lý trung ương về ngành cấp nước.112
2.2. Đối với các cơ quan tỉnh .113
2.3. Đối với Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị.113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.114
PHỤ LỤC
135 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đương 62,5%). Có 6/16 phiếu
(tương đương 37,5%) cho là đáp ứng. không có trường hợp nhận xét không đáp ứng.
+ Khả năng sáng tạo, sáng kiến nâng cao năng suất lao động của người lao
động chỉ ở mức bình thường (15/16 phiếu tương đương 93,75%). Có 1/16 phiếu
(tương đương 6,25%) cho là rất tốt ở phòng Kế hoạch, kỹ thuật.
+ Đánh giá chung chất lượng lao động của Công ty cho thấy là đáp ứng yêu
cầu (12/16 phiếu tương đương 75%). Có 4/16 phiếu (tương đương 25%) cho là chất
lượng tốt. Kết quả đánh giá chung chỉ đạt mức đáp ứng yêu cầu bởi yếu tố trình độ
đào tạo và khả năng sáng tạo người lao động chưa tốt. Điều đó người quản lý trực
tiếp rất mong có đội ngũ cán bộ lao động được đào tạo tốt hơn, có chất lượng hơn
và có khả năng tạo năng suất lao động cao hơn.
Khảo sát cho tại phòng Tổ chức-Hành chính-Tổng hợp cho thấy công tác đào
tạo, tuyển dụng nguồn lao động được Lãnh đạo Công ty hoạch định theo hai hướng
chủ yếu, đó là đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và tuyển mộ thu hút lao động bên
ngoài có trình độ cao (Ngành cơ khí động lực, ngành tự động –điều khiển, ngành tin
học, ..vv). Đào tạo nguồn lao động tại chỗ luôn là lực chọn ưu tiên. Công tác sắp
xếp, đào tạo bổ sung, đào tạo lại được chú trọng ở người lao động có triển vọng, đào
tạo ở chuyên ngành Công ty còn thiếu và cần. Công ty cũng khuyến khích người lao
động tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ và hiệu quả công tác bằng cách tạo điều
kiện sắp xếp công việc, bố trí lao động hợp lý.
Công tác tuyển dụng lao động có chất lượng cao từ bên ngoài (do Công ty
thiếu nhưng nguồn lao động tại chỗ không đáp ứng được) rất khó tìm kiếm do mức
thù lao lao động cũng như các điều kiện đãi ngộ của Công ty chưa đủ hấp dẫn ứng
viên tham gia.
* Năng suất lao động
Năng suất lao động phản ánh chất lượng của lao động, đồng thời phản ánh
thái độ và động lực làm việc của người lao động trong một điều kiện cơ sở vật chất
nhất định. Năng suất lao động giai đoạn 2010-2013 được tổng hợp ở Bảng 2.10
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Bảng 2.10: Năng suất lao động của lao động Công ty giai đoạn 2010-2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị So năm2010 (%) Giá trị
So năm
2011(%) Giá trị
So năm
2012(%)
1 Tổng doanh thu Triệu đồng 48.853 61.057 124,98 73.503 120,38 71.930 97,86
1.1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Triệu đồng 47.163 59.066 125,24 71.743 121,46 71.108 99,12
1.2
+ Doanh thu sản phẩm
cung cấp nước máy
Triệu đồng 33.308 37.098 111,38 45.387 122,34 55.404 122,07
1.3
+Doanh thu lắp đặt công
nghiệp, xây dựng
Triệu đồng 13.855 21.968 158,56 26.002 118,36 15.487 59,56
1.4 +Doanh thu khác Triệu đồng - - 353 217 61,44
2 Số lượng nhân viên Người 296 301 101,69 311 103,32 319 102,57
3
Năng suất lao động hàng
hóa, dịch vụ
Triệu đồng/
người
159,33 196,23 123,16 230,68 117,56 222,91 96,63
4
Năng suất lao động tính
cho hàng hóa chính (Sản
phẩm nước máy hàng hóa)
Triệu đồng/
người
112,53 123,25 109,53 145,94 118,41 173,68 119,01
(Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010, 2011, 2012 và 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Qua Bảng 2.10 ta thấy năng suất lao động tăng dần qua các năm, tăng từ
159,33 triệu đồng/người/năm năm 2010 lên 223 triệu đồng/người/năm ở năm 2013,
mức tăng hằng năm trên 15% trong 2 năm 2011 và 2012 và giảm lại trong năm
2013. Mức tăng năng suất lao động tính cho hàng hóa, sản phẩm nước máy tăng đều
và có xu hướng tăng cao và tăng đến 18% năm 2012 và 19% năm 2013. Yếu tố làm
tăng năng suất lao động bao gồm: Sản lượng hàng hóa tiêu thụ sản phẩm nước máy
tăng khá; khả năng đảm nhận công việc (số đấu nối/người) tăng lên do bố trí lao
động hợp lý hơn. Yếu tố làm giảm mức tăng năng suất lao động chung năm 2013, là
do giảm sản lượng xây dựng, lắp đặt công nghiệp khác 40,44% so với năm 2012.
Nguyên nhân do chính sách thắt chặt đầu tư công theo Nghị quyết 11 của Quốc hội
13 làm giảm nguồn lực đầu tư nhà nước, cơ hội tạo ra việc làm và doanh thu toàn
ngành xây dựng thấp hơn năm trước (2012). Việc giảm sâu doanh thu xây dựng, lắp
đặt công nghiệp đã giảm nỗ lực sản xuất kinh doanh năm 2013 toàn Công ty và
Công ty chỉ đạt 97,86% doanh thu so với năm trước.
Qua các chỉ số phân tích cho thấy, Công ty có lực lượng lao động có tay
nghề khá tốt, trình độ và cơ cấu phù hợp đảm bảo ổn định cho công tác sản xuất
kinh doanh toàn công ty. Năng suất lao động tăng trưởng hằng năm cho thấy lao
động có động lực làm việc và ngày càng hoàn thiện. Chính sách tuyển dụng và thu
hút nguồn nhân lực hợp lý và có tính kế thừa, phát triển.
Với mặt bằng thu nhập chung, công ty chưa có ưu thế vượt trội để thu hút
nhân tài, đặc biệt là các ngành, các vị trí phục vụ cho quá trình hiện đại hóa sản xuất,
áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, công tác kiểm tra, đánh giá lao
động hằng năm tăng cường để khuyến khích tăng năng suất lao động.
2.2.1.5. Quy mô cơ cấu, giá trị của tài sản cố định
Tài sản của Công ty cấp nước Quảng Trị bao gồm 2 loại, mô tả Bảng 2.11
+ Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, các khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn
hạn và tài sản ngắn hạn khác.
+ Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản dài hạn và tài sản dài hạn khác (năm
2010 có khoản tiền dài hạn).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Bảng 2.11: Quy mô, cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2010-2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị
So năm
2010 (%) Giá trị
So năm
2011(%) Giá trị
So năm
2012(%)
I TỔNG TÀI SẢN (TS) Triệu đồng 219.108,32 213.520,37 97,45 224.466,00 105,13 222.771,43 99,25
A Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 47.676,72 48.014,96 100,71 44.422,98 92,52 49.418,52 111,25
Tỷ trọng TS dài hạn/Tổng TS % 21,76 22,49 19,79 22,18
1 Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 20.759,96 12.566,11 60,53 14.289,76 113,72 27.085,34 189,54
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Triệu đồng 0,00 0,00 0,00 0,00
3 Các khoản phải thu của khách hàng Triệu đồng 12.115,33 13.167,51 108,68 17.392,77 132,09 9.764,79 56,14
4 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Triệu đồng 14.034,27 21.313,50 151,87 12.169,50 57,10 12.013,30 98,72
5 Tài sản ngắn hạn khác Triệu đồng 767,15 967,85 126,16 570,95 58,99 555,09 97,22
B Tài sản dài hạn Triệu đồng 171.431,61 165.505,41 96,54 180.043,02 108,78 173.352,92 96,28
Tỷ trọng TS dài hạn/Tổng TS % 78,24 77,51 80,21 77,82
1 Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 10,77 0,00 0,00 0,00
2 Tài sản cố định Triệu đồng 171.383,12 165.412,85 96,52 179.887,12 108,75 172.796,05 96,06
3 Bất động sản đầu tư Triệu đồng 0,00 0,00 0,00 0,00
4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Triệu đồng 0,00 0,00 0,00 0,00
5 Tài sản dài hạn khác Triệu đồng 37,72 92,56 245,36 155,90 168,44 556,87 357,20
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2010, 2011, 2012 và 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Tổng tài sản của Công ty tăng lên (năm 2012) do Công ty ghi nhận tài sản
đầu tư xây dựng 02 nhà máy nước Gio Linh và Trạm bơm tăng áp Cửa Việt vào
hoạt động. Tài sản giảm dần hằng năm do trích lập khấu hao thu hồi vốn đầu tư.
Tổng giá trị tài sản năm 2013 là 222,77 tỷ đồng, gấp 4,46 lần vốn điều lệ của Công
ty (50 tỷ đồng).
Trên Bảng 2.11 ta thấy tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản dài hạn (tài sản
cố định và tài sản dài hạn trả trước) và chiếm 77,5% đến 80,2% qua các năm. Tài
sản còn lại là tài sản lưu động (vốn sản xuất chiếm khoảng 20%). Nguồn lực của
Công ty tập trung vào tài sản cố định cho thấy ngành sản xuất nước có tỷ trọng đầu
tư tài sản lớn, dẫn đến tỷ suất sinh lời tài sản sẽ thấp, ít hấp dẫn đầu tư.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) và tài sản dài hạn (tài sản cố định)
cho thấy, hoạt động của Công ty ổn định, cơ cấu tài sản ít biến động, khi không đầu
tư thêm tài sản mới, tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm
nhờ công tác trích lập khấu hao đều đặn. Giai đoạn 2010-2013, Công ty không có
tài sản bất động sản đầu tư, tài sản đầu tư tài chính dài hạn. Điều này cho thấy Công
ty tập trung đầu tư vào ngành nghề chính là sản xuất nước, không gặp rủi ro do đầu
tư trái ngành.
2.2.1.6 Cơ cấu vốn và nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cấp nước Quảng Trị mô tả Bảng 2.12. Tổng
giá trị nguồn vốn Công ty năm 2013 là 222,77 tỷ đồng được tài trợ bởi 2 nguồn
chính: Đó là vốn chủ sở hữu 142,6 tỷ đồng, chiếm 64% và nợ phải trả 80,2 tỷ đồng
chiếm 36%. Trong nợ phải trả bao gồm nợ dài hạn do vay Ngân hàng ADB đầu tư
xây dựng 60 tỷ đồng chiếm 27% nguồn vốn. Phần còn lại là khoản vốn nợ ngắn hạn
chưa đến kỳ thanh toán (chiếm 9%). Tỷ trọng nợ/nguồn vốn có xu hướng giảm từ
0,42(năm 2010) xuống 0,36 (năm 2013) nhờ nợ dài hạn được trả và giảm đều qua
các năm. Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2013 tăng lên là khoản tiền người mua trả
trước và khoản phải nộp tăng, khoản trả nợ dài hạn hằng năm chuyển sang ngắn hạn
nhưng chưa đến kỳ phải trả.
Nhìn chung, tỷ lệ và cơ cấu nguồn vốn của Công ty khá tốt, Công ty hoàn
toàn chủ động trong việc tổ chức sản xuất của mình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.12: Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010-2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Giá trị So năm2010 (%) Giá trị
So năm
2011(%) Giá trị
So năm
2012(%)
II NGUỒN VỐN Triệu đồng 219.108,3 213.520,3 97,45 224.466,0 105,13 222.771,4 99,25
A Nợ phải trả Triệu đồng 93.427,27 86.612,22 92,71 82.205,52 94,91 80.190,97 97,55
Tỷ trọng nợ/nguồn vốn % 42,64 40,56 36,62 36,00
1 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 20.251,86 16.363,96 80,80 15.665,92 95,73 19.926,01 127,19
2 Nợ dài hạn Triệu đồng 73.175,41 70.248,27 96,00 66.539,61 94,72 60.264,96 90,57
2.1 Vay và nợ dài hạn Triệu đồng 72.675,78 69.594,71 66.513,63 60.080,96
2.2 Dự phòng trợ cấp mất việc Triệu đồng 440,39 494,84
2.3 Quý phát triển KH-CN Triệu đồng 59,23 158,72 25,98 184,00
B Vốn chủ sở hữu (CSH) Triệu đồng 125.681,06 126.908,14 100,98 142.260,47 112,10 142.580,46 100,22
Tỷ trọng vốn CSH/nguồn vốn % 57,36 59,44 63,38 64,00
1 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 125.681,06 126.908,14 100,98 142.260,47 112,10 142.580,46 100,22
1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu Triệu đồng 125.154,97 126.220,11 50.000,00 50.000,00
1.2 Vốn khác của Chủ sở hữu Triệu đồng 0,00 91.359,69 91.359,69
1.3 Quỹ đầu tư phát triển Triệu đồng 30,83 30,83 30,83 683,17
1.4 Quỹ dự phòng tài chính Triệu đồng 193,85 221,99 332,35 0,00
1.5 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Triệu đồng 301,41 435,22 537,61 537,61
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2010, 2011, 2012 và 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
2.2.2. Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh qua kết quả và hiệu quả sản xuất
2.2.2.1. Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh theo kết quả doanh thu
Doanh thu trong 4 năm liền kề (2010, 2011, 2012, 2013) thể hiện trong báo
cáo tài chính, được mô tả tóm tắt ở Bảng 2.13. Kết cấu doanh thu cho thấy, Công ty
cấp nước Quảng Trị có nguồn thu chính và cơ bản là “Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ”, và luôn chiếm tỷ trọng >95% doanh thu toàn công ty. Doanh thu hoạt
động tài chính và doanh thu khác có tỷ trọng thành phần chiếm <3% nên mức ảnh
hưởng do biến động các loại doanh thu này không đáng kể.
Tổng doanh thu từ năm 2010 đến năm 2012 có tăng trưởng tốt ở mức trên
20%, trong đó năm 2011 là 24,98% (tương ứng tăng 12,20 tỷ đồng) và năm 2012 là
20,38% (tương ứng tăng 12,45 tỷ đồng). Tổng doanh thu giảm năm 2013 với mức
giảm 2,14% (tương ứng giảm 1,57 tỷ đồng).
Theo cơ cấu doanh thu, “Doanh thu cung cấp sản phẩm nước máy” có mức
tăng đều trên 10%, trong đó: năm 2011 là tăng 11,38% (tương ứng tăng 3,8 tỷ đồng),
năm 2012 là tăng 22,34% (tương ứng tăng 8,3 tỷ đồng) và năm 2013 là 22,07%
(tương ứng tăng 10,0 tỷ đồng). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng hóa nước máy của Công ty có tăng trưởng tốt, tỷ trọng đóng góp mặt hàng này
luôn ở mức cao trong doanh thu từ 60,76% đến 77,02%. Đây là thành quả đáng ghi
nhận của Công ty trong việc tập trung vào hoạt động ngành nghề chính và tạo được
tăng trưởng ổn định.
Doanh thu sản phẩm nước máy tăng do Công ty đẩy mạnh đầu tư xây dựng
mạng lưới, tuyến ống phân phối tăng khả năng tiếp cận nguồn nước cho người dân
làm tăng số hộ tiêu thụ, mặt khác, sản lượng nước máy tăng nhờ xu hướng dùng
nước tăng của khách hàng. Số đấu nối khách hàng tăng thêm của Công ty năm 2010,
2011, 2012 lần lượt là 3545 đấu nối (tăng 14,63%), 3768 đấu nối (tăng 9,77%) và
4834 đấu nối (tăng 11,42%) (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
năm 2010, 2011, 2012 và năm 2013).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
Bảng 2.13: Doanh thu và kết cấu doanh thu Công ty cấp nước Quảng Trị giai đoạn 2010-2013
SốTT Nội dung Đơn vị
Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị
So với năm 2010
Giá trị
So với năm 2011
Giá trị
So với năm 2012
± % ± % ± %
1 Tổng doanh thu Trđồng 48.852,75 61.057,36 12.204,61 124,98 73.503,01 12.445,65 120,38 71.930,03 -1.572,98 97,86
1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trđồng 47.162,96 59.066,20 11.903,24 125,24 71.742,60 12.676,40 121,46 71.108,16 -634,44 99,12
Tỷ trọng trong kết cấu doanh thu % 96,54 96,74 97,60 98,86
+ Doanh thu cung cấp sản phẩm nước máy Trđồng 33.308,3 37.097,9 3.789,57 111,38 45.387,4 8.289,51 122,34 55.403,9 10.016,55 122,07
Chiếm tỷ trọng trong kết cấu doanh thu % 68,18 60,76 61,75 77,02
+Doanh thu lắp đặt công nghiệp, xây dựng Trđồng 13.854,64 21.968,31 8.113,68 158,56 26.001,90 4.033,59 118,36 15.487,16 -10.514,75 59,56
Chiếm tỷ trọng trong kết cấu doanh thu % 28,36 35,98 35,38 21,53
+Doanh thu khác Trđồng 0,00 0,00 353,30 217,05 61,44
1.2 Doanh thu hoạt động tài chính Trđồng 986,36 1.814,02 827,67 183,91 901,83 -912,19 49,71 740,35 -161,48 82,09
Tỷ trọng trong kết cấu doanh thu % 2,02 2,97 1,23 1,03
1.3 Doanh thu khác Trđồng 703,43 177,13 -526,30 25,18 858,58 681,44 484,71 81,52 -777,06 9,50
Tỷ trọng trong kết cấu doanh thu % 1,44 0,29 1,17 0,11
(Nguồn Báo cáo tài chính 4 năm 2010, 2011, 2012 và 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Biến động tăng và giảm doanh thu hằng năm có nguyên nhân là do “Doanh thu
lắp đặt công nghiệp, xây dựng” không ổn định và có mức biến động lớn. Năm 2011,
doanh thu này tăng 58,56% (tương ứng tăng 8,1 tỷ đồng), năm 2012 là tăng 18,36%
(tương ứng tăng 4,03 tỷ đồng) nhưng sang năm 2013 doanh thu giảm 40,44% (tương
ứng giảm 10,5 tỷ đồng). Mức giảm sâu doanh thu trong hoạt động lắp đặt công nghiệp
kéo giảm tổng doanh thu chung của Công ty 2,14%. Điều này phản ánh năm 2013,
Công ty gặp khó khăn trong hoạt động lắp đặt công nghiệp, xây dựng.
Doanh thu được đánh giá chung là có xu hướng tăng trưởng tốt do sản phẩm
hàng hóa nước máy có mức tăng ổn định, có tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2010 đến
năm 2013. Bên cạnh đó, tổng doanh thu của công ty chịu tác động từ hoạt động xây
lắp và đặt công nghiệp có mức biến động lớn và phụ thuộc môi trường bên ngoài.
2.2.2.2 Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh theo chi phí sản xuất
Chi phí trong 4 năm liền kề (2010, 2011, 2012, 2013) thể hiện trong báo cáo
tài chính, được mô tả tóm tắt ở Bảng 2.14 như sau:
Kết cấu chi phí cho thấy, Công ty cấp nước Quảng Trị có 5 loại chi phí bao
gồm: Chi phí “giá vốn hàng bán”, “Chi phí tài chính”, “Chi phí bán hàng”, “ Chi phí
quản lý doanh nghiệp” và chí phí khác. Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán chiếm
xấp xỉ 75% tổng chi phí của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy
giá thành có ỹ nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất. Tỷ trọng giá vốn hàng
bán có giảm qua các năm cho thấy dấu hiệu Công ty đã tiết kiệm chi phí trong sản
xuất để chi phí cho các hoạt động khác.
Tổng chi phí từ năm 2010 đến năm 2012 có tăng theo nhịp tăng doanh thu
với mức tăng năm 2011 là 26,09% (tương ứng tăng 12,45 tỷ đồng) và năm 2012 là
19,07% (tương ứng tăng 11,85 tỷ đồng). Tổng chi phí năm 2013 giảm theo doanh
thu với mức giảm 2,09% (tương ứng giảm 1,51 tỷ đồng).
“Chi phí giá vốn hàng bán” có mức tăng theo nhịp tăng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ và có mức tăng cao hơn năm 2011. Cụ thể, năm 2011 là tăng
32,38% (tương ứng tăng 11,624 tỷ đồng), năm 2012 là tăng 13,78% (tương ứng
tăng 6,55 tỷ đồng), riêng năm 2013, chi phí giá vốn hàng bán giảm là 3,11% (tương
ứng giảm 1,68 tỷ đồng). .
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Bảng 2.14: Chi phí và kết cấu chi phí trong sản xuất của Công ty giai đoạn 2010-2013
SốTT Nội dung Đơn vị
Năm
2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị
So với năm 2010
Giá trị
So với năm 2011
Giá trị
So với năm 2012
± % ± % ± %
Tổng chi phí Triệu đồng 47.715,08 60.162,01 12.446,93 126,09 72.015,13 11.853,12 119,70 70.507,85 -1.507,28 97,91
1.1 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 35.898,52 47.522,90 11.624,38 132,38 54.069,28 6.546,38 113,78 52.388,50 -1.680,78 96,89
Tỷ trọng trong kết cấu chi phí % 75,24 78,99 75,08 74,30
1.2 Chi phí tài chính (lãi vay) Triệu đồng 3.700,00 3.255,98 -444,02 88,00 4.150,02 894,04 127,46 4.078,99 -71,03 98,29
Tỷ trọng trong kết cấu chi phí % 7,75 5,41 5,76 5,79
1.3 Chi phí bán hàng Triệu đồng 1.920,40 2.967,24 1.046,85 154,51 4.122,10 1.154,86 138,92 5.691,90 1.569,80 138,08
Tỷ trọng trong kết cấu chi phí % 4,02 4,93 5,72 8,07
1.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu đồng 5.707,13 6.408,60 701,47 112,29 8.553,24 2.144,64 133,46 8.310,50 -242,74 97,16
Tỷ trọng trong kết cấu chi phí % 11,96 10,65 11,88 11,79
1.5 Chi phí khác Triệu đồng 489,02 7,28 -481,74 1,49 1.120,49 1.113,21 15.393 37,96 -1.082,53 3,39
Tỷ trọng trong kết cấu chi phí % 1,02 0,01 1,56 0,05
(Nguồn Báo cáo tài chính 3 năm 2010, 2011, 2012 và 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Điều này cho thấy dòng chi phí giá vốn hàng bán có biến động và không ổn
định so với doanh thu. Nguyên nhân không ổn định của dòng chi phí liên quan đến
các yếu tố cấu thành trong dòng giá vốn hàng bán, đó là:
- Đối với sản phẩm nước máy: Chi phí giá vốn hàng bán bao gồm: (1) Chi
phí trả cho việc lấy nước thô; (2) Chi phí nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản
xuất; (3) Chi nhân công sản xuất sản phẩm nước máy; (4) Chi khấu hao thiết bị máy
móc, nhà xưởng; (5) Chi các hoạt động tái đầu tư, bảo dưỡng duy trì công suất thiết
bị; (6) Chi các hoạt động quản lý tại đơn vị, phân xưởng sản xuất.
- Đối với sản phẩm lắp đặt công nghiệp, chi phí giá vốn hàng bán gồm: (1) Chi
mua nguyên liệu trực tiếp đến chân công trình; (3) Chi nhân công sản xuất lắp đặt; (4)
Chi khấu hao thiết bị máy móc, nhà xưởng đơn vị; (5) Chi các hoạt động thuê mướn,
thiết bị khác; (6) Chi các hoạt động quản lý tại đơn vị, phân xưởng sản xuất.
Năm 2013, chi phí giá vốn bán hàng giảm tương xứng với mức giảm doanh thu
từ cung cấp hàng hóa sản phẩm và dịch vụ phản ánh công tác quản trị ổn định của
Công ty. Chi phí bán hàng có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Với chi phí
bán hàng năm 2010 là 1,92 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 4,02% tổng chi phí) tăng lên 5,69
tỷ đồng năm 2013 (chiếm 8,07%) tăng 2,96 lần trong 3 năm. Đây là mức tăng cao dù
mức tăng này theo nhịp tăng doanh thu sản phẩm nước máy. Đặc biệt là năm 2013,
doanh thu bán hàng và dịch vụ giảm 0,82% nhưng chi phí bán hàng lại tăng 2,35%
trong tổng chi phí (tương ứng với tăng 1,57 tỷ đồng). Chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng theo doanh thu của toàn Công ty, mức tăng lần lượt qua các năm là 12,29% (tăng
0,7 tỷ đồng) năm 2011, 33,46% (tăng 2,14 tỷ đồng) năm 2012 và giảm 2,84% (giảm
0,24 tỷ đồng). Mức tăng giảm chi phí quản lý theo doanh thu là hợp lý. Tuy nhiên chi
phí quản lý doanh nghiệp lớn chiếm xấp xỉ 11% trong tổng chi phí toán Công ty, cụ thể
là 11,96% (5,7 tỷ đồng) năm 2010, 10,65% (6,4 tỷ đồng) năm 2011, 11,88% (8,55 tỷ
đồng) năm 2012 và 11,79% (8,31 tỷ đồng) năm 2013 cho thấy bộ máy quản lý khá lớn..
Chi phí tài chính của Công ty là khoản lãi vay phải trả hằng năm đến kỳ
thanh toán. Ngoài ra Công ty không có khoản vay phát sinh nào khác trong kỳ hoạt
động kinh doanh trong những năm gần đây. Điều này cho thấy việc Công ty chỉ tập
trung vào sản xuất ngành nghề chính và không có rủi ro đầu tư trên thị trường.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Chi phí giá vốn hàng bán tăng tương ứng với mức tăng sản lượng cho thấy
công tác quản lý chi phí giá vốn hàng bán có hợp lý, dù trên thị trường, nguyên
nhiên liệu luôn tăng. Chi phí bán hàng tăng nhanh và không tăng giảm theo doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy chi phí này chưa được quản lý tốt và
hiệu quả. Chi phí quản lý doanh nghiệp có tỷ trọng còn lớn ảnh hưởng tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2.2.3. Trình độ khoa học công nghệ sản xuất của Công ty cấp nước Quảng Trị
2.2.3.1. Công nghệ xử lý nước
* Công nghệ xử lý nước nước ngầm
(Nguồn: Thông tin điều tra tại Phòng Kế hoạch-kỹ thuật.)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm của Công ty
* Công nghệ xử lý nước ngầm: Nước thô thu từ giếng bơm →Dàm mưa,
xử lý sắt (Fe+) → Lọc trọng lực → Khử trùng bằng hóa chất → Bể chứa → Bơm
cấp ra mạng lưới tiêu thụ.
Áp dụng tại Nhà máy nước Gio Linh (công suất 15.000m3/ngày) và Nhà
máy nước Hồ Xá (công suất 2.000m3/ngày). Công nghệ xử lý nước ngầm là làm
trong nước bằng cách khử Oxit sắt (Fe2+ và Fe3+ ) thông qua quá trình Ôxy hóa khử
(sử dụng dàn mưa phơi nước).
CLO
GIẾNG BƠM + TRẠM
BƠM CẤP 1
DÀN MƯA
KHỬ SẮT BỂ LỌC NHANH
BỂ CHỨA NƯỚC
SẠCH
NHÀ HOÁ CHẤT
TRẠM BƠM CẤP 2 +
BƠM RỬA LỌC
MẠNG LƯỚI
PHÂN PHỐI
VÔI
BỂ CHỨA TRÊN ĐỒI
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Công nghệ có ưu điểm là xử lý đơn giản, chi phí thấp, cho sản phẩm giá rẻ,
cạnh tranh. Công nghệ chỉ được sử dụng với nguồn nước ngầm có chất lượng nước
thô tốt. Các vấn đề về chất lượng nước như mùi, vị, suy giảm chất lượng nước
không được giải quyết triệt để.
* Công nghệ xử lý nước nước mặt
(Nguồn: Thông tin điều tra tại Phòng Kế hoạch-kỹ thuật.)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt của Công ty.
* Công nghệ xử lý nước mặt: Nước thô thu từ trạm bơm bờ sông, hồ, đập
→Qua keo tụ, xử lý cặn → Lọc trong lực → Khử trùng bằng hóa chất → Bể
chứa → Bơm cấp ra mạng lưới tiêu thụ.
Công nghệ áp dụng cho tất cả các nhà máy nước còn lại. Công nghệ xử lý
nước mặt là làm trong nước bằng cách lắng cặn từ hạt thô (rác, xác thực động vật)
đến các hạt cặn có kích thước bé qua quá trình keo tụ (sử dụng Phèn nhôm -
AL2(SO4)3 hoặc Poly Alumium Clorua (PAC). Ưu điểm của công nghệ là xử lý đơn
giản, chi phí thấp giúp cho việc vận hành và thu hồi vốn nhanh, cho sản phẩm giá rẻ,
cạnh tranh. Tuy nhiên, công nghệ chỉ được sử dụng với nguồn nước sông có chất
lượng nước thô tốt. Một số vấn đề về chất lượng nước phát sinh không giải quyết
CLO
HỌNG THU + TRẠM
BƠM CẤP 1
BỂ LẮNG KEO TỤ
(NƯỚC MẶT) BỂ LỌC NHANH BỂ CHỨA NƯỚC
SẠCH
NHÀ HOÁ CHẤT
TRẠM BƠM CẤP 2 +
BƠM RỬA LỌC
MẠNG LƯỚI
PHÂN PHỐI
PAC
AL2(SO4)3
BỂ CHỨA TRÊN ĐỒI
ĐA
̣I H
ỌC
KI
N
TÊ
́ HU
Ế
60
triệt để như mùi, vị. So với công nghệ hiện đại còn thiếu công đoạn lọc than hoạt
tính (khử mùi) hoặc lọc tinh (sử dụng màng lọc). Công nghệ xử lý nước mặt chịu rủi
ro do biến đổi khí hậu, biến đổi dòng chảy và các hoạt động kinh tế làm ô nhiễm
chất lượng nguồn nước mặt.
Nguyên liệu cho quá trình xử lý nước bao gồm: Nước thô, điện cấp cho máy bơm
và hóa chất xử lý. Nước thô thường được lựa chọn nguồn nước và đánh giá kỹ lưỡng
trước khi quyết định xây dựng nhà máy. Điện cấp cho máy bơm được mua từ đơn vị cấp
điện. Hóa chất phải mua trên thị trường cạnh tranh, tuy nhiên số lượng nhà cung cấp
không nhiều cho nên việc giảm giá thành nguyên liệu hóa chất gần như không cho Công
ty lợi thế khi đàm phám giá mua và phương thức mua. Nguồn mua hóa chất chủ yếu từ
nhà máy hóa chất Việt Trì (Clo) và qua đại lý trung gian mua AL2(SO4)3 và PAC.
Phương thức mua Clo là do Công ty tự chuẩn bị phương tiện và mua trực tiếp tại nhà
máy hóa chất Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Phương thức mua AL2(SO4)3 và PAC qua đại lý
trung gian khá linh hoạt, dễ thực hiện theo từng đơn đặt hàng.
*Nhận xét về công nghệ sản xuất nước: Công nghệ sản xuất của Công ty
TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng Trị là công nghệ cổ điển, phổ biến hiện
nay đơn giản và có chi phí sản xuất thấp. Chất lượng sản phẩm nước sau sản xuất
đạt các tiêu chuẩn bắt buộc và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Do thị trường
hàng hóa nước máy không có cạnh tranh (sản xuất độc quyền thị trường) nên với
chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu cho Công ty lợi thế trong việc giảm giá thành và
xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn trong tương lai.
2.2.3.2. Về chất lượng sản phẩm dịch vụ
*Sản phẩm hàng hóa nước máy: Sản phẩm nước máy hàng hóa đạt Quy chuẩn
Việt Nam số 01 2009/BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 17/06/2009 về “Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”. Dịch vụ đấu nối đến đồng hồ tiêu thụ hộ
gia đình theo Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 về sản xuất và cung cấp,
tiêu thụ nước sạch. Kết quả đánh giá của người nghiên cứu về sự tuân thủ chất lượng
sản phẩm của Công ty đối với Quy chuẩn số 01: 2009/BYT thể hiện Bảng 2.15.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Bảng 2.15. Bảng đánh giá tuân thủ Quy chuẩn QCVN 01 2009/BYT về chất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_san_xuat_kinh_doanh_cua_cong_ty_tnhh_mtv_cap_nuoc_va_xay_dung_quang_tri_2398_19122.pdf