PHẦN MỞ ĐẦU. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰCTHỰC THI
CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP
TỈNH. 9
1.1. Công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. 9
1.1.1. Khái niệm công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. 9
1.1.2. Đặc điểm của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh . 12
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh . 17
1.1.4. Tiêu chuẩn của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. 19
1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh . 25
1.2.1. Khái niệm năng lực thực thi công vụ . 25
1.2.2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực thực thi công vụ . 27
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức các
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. 32
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. 35
1.3.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa . 35
1.3.2. Do đòi hỏi của chính sách mở cửa hội nhập, xây dựng nền hành
chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả 36
1.3.3. Những hạn chế về năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh. 37
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. 39
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh u đôm xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh
doanh, sản xuất hàng hóa, trồng cây và dịnh vụ khác.
Đẩy mạnh sản xuất theo tự nhiên, nửa tự nhiên sang sản xuất hàng hóa
theo cơ chế thi trường chúng ta tập trung vào sản xuất chế biến thực phẩm
bằng cách mở rộng đất ruộng, giảm đất nương, xây-cải thiện thủy lợi, nâng
cao hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững. Sản xuất lúa được 84.739 tấn
Trồng cây làm hàng hóa cũng phát triển liên tục nổi bật nhất là cây cao
su có diện tích 29.19 ha, đến năm 2014 xuất khẩu nước cao su nguyên vật đạt
được 5.97 tấn, chuối thơm của các công ty trong nước và nước ngoài cũng
phát triển với diện tích 2.867 ha, thu hoạch năng xuất xuất khẩu 120.400 tấn.
Đồng thời cũng chú trọng đẩy mạnh sản xuất thực phẩm năm 2013-
2014 sản xuất được 90.737 tấn, nổi bật nhất là trông râu sạch tại huyện Xay
(bản Huổi Un và bản Viêng Sa) tổng hơn 300 hộ gia đình đáp ứng được nhu
cầu nội bộ 1.660 kg trên ngày và bán ra thị trường các tỉnh, về việc chăn nuôi
cũng đó chuyển từ nuụi bằng cách tự nhiên sang trang trại trồng cỏ để nuôi
con vật ở một số nơi có điều kiện, có thể đáp ứng nhu cầu thịt-cá trong thị
trường nội bộ tính trung bỡnh 1.300kg trên ngày, qua phong trào đó có nhiều
bản làng trở thành gia đình gương mẫu về chăn nuôi cũn ngành sản xuất hàng
hóa và dịch vụ cũng phát triển liên tục. Chính quyền địa phương đó thực
chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý chiếm 100% số làng, đẩy
mạnh trồng cây, bảo vệ và khôi phục rừng.
52
Quan tâm đến sức mạnh toàn diện kinh tế- xá hội trong sản xuất kinh
doanh gắn liên với đẩy mạnh thúc đẩy sản xuất hàng hóa-dịch vụ tăng thu
nhập cho nhân dân, thúc đẩy thủ công truyền thống của nhân dân các dân tộc
nhất là ngành dệt, thiêu, thủ công mỹ nghệ đồng thời thỳc đẩy hàng hóa đặc
thù của từng huyện theo hướng “Một huyện một sản phẩm” cải thiện và mở
rộng dịch vụ chợ lớn 3 chợ tại tỉnh, phát triển chợ trong từng huyện, mở hội
chợ ở miền núi và các nhóm bảng làng ngày càng thuạn lợi cho sự mua bán và
trao đổi hàng hóa của người dân.
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được tăng đáng kể; thuỷ lợi phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh, hệ thống điện năng cao 230 kw, tăng 45%
hộ gia đình đã được sử dụng điện thắp sáng 8.853 chiếm 84% tất cả các gia
đình, các bản làng có điện thắp sáng tăng 9,84%,chiếm 78,34%tất cả ban làng.
Hiện đang xây thủy điện Năm Beng, Năm Nga 2, thủy điện Năm Khong ở
huyện Pác Beng, Năm Phạc ở huyện La và Năm Ngao. Ngoài ra ở các thị trấn
huyện và các bản làng có điều kiện cũng được sử dụng điện máy nổ, thuỷ điện
nhỏ ở miền núi đã có đường ô tô về đến trung tâm một số cụm bản làng so với
trước năm 2010, nhiều công trình giao thông thuỷ lợi và các công trình phúc
lợi công cộng đã được đưa vào sử dụng.
Quản lý và phát triển mỏ cũng được quan tâm tích cực thực hiện khám
phá thu thập dữ liệu các khoáng sản và được chính phủ chính phủ cho phép
tìm kiếm, khai thác cod 6 công ty như: công ty Nhuôn Xơn khai thác quặng
kẽm, công ty Bôn Xi khai thác quặng muối, quặng sắt tại huyện La có 3 công
ty (công ty CNP, công ty Xơn Xang và công ty Tun Huông) và công ty A
Pinh khai thác đất vào nhà máy si măng năm 2013-2014 được cho phép mạng
quặng sắt ra Trung Quốc 300.000 tấn và tìm kiếm quặng vàng tại Pỏc Beng.
Chính quyền đã xây và nâng cấp đườngsang miề núi, khôi phục lại các
đoạn đường trong thị trấn của tỉnh, xay con đường thoát thị trấn, đương quanh
53
sân vận động và giải thoát một số lối đi, hoàn thành cải thiện tiến đườngquốc
lộ số 13 Bắc ( huyện Xay- Na Tơi), xây dựng xong đoạn đường từ huyện Xay
đến Pác Mong và cây cầu qua Năm Khỏng huyện Pác Beng đường giao thông
nông thôn được nâng cấp.
Dịch vụ vận chuyển xe khách cũng được phát triển, dịch vụ hàng khách
tăng lên 41,8%mở rộng 1 bến xe, cải thiện sân bay, mở đường xe khách đi
Trung Quốc và Việt Nam.
Kinh tế vùng vườn đồi, trang trại, phong trào bảo vệ và trồng cây gây
rừng phát triển mạnh, đã đưa độ che phủ rừng đạt được 40%, hạn chế nạn
khai thác gỗ bừa bãi, giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý, vận động nhân
dân trồng cây phân tán, cây công nghiệp và các loại cây ăn quả như: cà phê,
cao su, sa nhân, bưởi, cam, nhãn, táo, xoài.
Đời sống vật chất của nhân dân các dân tộc trong tỉnh cơ bản được ổn
định, nhiều vùng đã được cải thiện đáng kể, diện trung bình và khá tăng lên,
hộ nghèo đói giảm, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã được
chính quyền quan tâm phát triển các trạm xá ở các vùng miền núi xa xôi, vùng
sâu, vùng xa, toàn tỉnh có 7 bệnh viện huyện, dịch vụ y tế chiếm 100%, bệnh
viện của tỉnh cú 162 giường, bệnh viện quân đội có 30 giường, bệnh viện
củahuyện 6 có 98 giường bệnh viện quân khu 3 có 35 giường, trung tâm dịch
vụ y tế huyện Xay và 51 trạm y tế có 102 giường, có 322 tủ thuốc, có 41
phòng khám tư nhân và 1 bệnh viện tư nhân. Vận động nhân dân làm vệ sinh
môi trường, y tế. Các địa phương đã phun thuốc diệt muỗi, pha thuốc nhuộm
màn chống muỗi, sức khoẻ của nhân dân đã được tăng lên, tuổi thọ bình quân
đạt63 tuổi (2017), tăng hơn 8 tuổi so với trước. Để đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế - chính trị, xã hội của địa phương, công tác tuyên truyền đã được
cải tiến, các chương trình phát thanh, truyền hình, thông tin báo chí đã đến
được với nhân dân nhiều hơn.
Công tác giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc được phát
huy, tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc giao lưu biểu diễn văn hoá văn nghệ giữa
54
các dân tộc trong tỉnh như dân tộc Mông, KhơMú, Lư, tổ chức giao lưu văn
hoá văn nghệ với các tỉnh bạn và Trung ương, đội văn nghệ của tỉnh đã đạt
được nhiều giải cao, phục vụ cho nhân dân các dân tộc, những hoạt động
đó đã trở thành phong trào thúc đẩy nhân dân tinh thần lạc quan, yêu đời
phấn đấu vươn lên học tập và làm theo đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Các hoạt động thể dục thể thao cũng được tổ chức sôi nổi trong
các trường học, cơ quan.
* Về công tác giáo dục đào tạo
Tỉnh U Đôm Xay đã quan tâm củng cố chất lượng giáo dục, phát triển các
cấp học trong toàn tỉnh, mạng lưới giáo dục trong tỉnh đã xuống tận các cơ sở
bản làng, chương trình giáo dục tiểu học, xoá mù chữ được triển khai tích cực,
tăng cường cán bộ giáo dục là người các dân tộc tại địa phương bản làng, đưa
con em các dân tộc đi đào tạo tại các trường trong nước và nước ngoài, học xong
quay về phục vụ tại quê hương; toàn tỉnh có 650 trường học phổ thụng các loại
từ mầm non đến các trường chuyên nghiệp. Công tác xoá mù trong những năm
qua đã đạt được những tiến bộ đáng kể, hoạt động giáo dục tại các huyện vùng
núi, vùng sâu, vùng xa, cán bộ giáo dục được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện
thuận lợi cho cán bộ giáo viên yên tâm với công việc được giao.
Công tác xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái
ngày càng được xã hội hoá sâu rộng, đã trở thành nét đẹp mới trong cộng
đồng các dân tộc ở tỉnh U Đôm Xay, chính sách dân tộc và miền núi ngày
càng được quan tâm, nhất là các vùng căn cứ kháng chiến, vùng đồng bào dân
tộc ít người. Trong 5 năm qua từ (2011-2017) đã có 5,80 tỷ kíp chuyển đến
cho các vùng trong tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn. Phong trào xã
hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa trên tất cả các lĩnh vực ngày càng được mở
rộng và đi vào chiều sâu, khơi dậy phát huy truyền thống tương thân tương ái
của của nhân dân trong toàn tỉnh, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng
ổn định.
55
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, tỉnh U Đôm Xay cũng còn
những yếu kém, khuyết điểm cần được khắc phục; nền kinh tế của tỉnh vẫn
chủ yếu là nông nghiệp, tự cung, tự cấp là chủ yếu, nhân dân chưa chuyển kịp
với cơ chế làm ăn mới, chưa chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, nhất là vùng sâu,
vùng xa do điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ lợi chưa cung cấp đủ nước tưới
cho sản xuất. Tình trạng du canh du cư của đồng bào, phá đốt rừng làm nương
rẫy ở một số vùng chưa được giải quyết triệt để, chăn nuôi chưa trở thành một
ngành mũi nhọn của tỉnh, một số vùng trong tỉnh đồng bào vẫn còn trồng cây
thuốc phiện, do vậy việc vận động đồng bào phá bỏ cây thuốc phiện vẫn còn
gặp nhiều khó khăn, gây tình hình phức tạp trong địa bàn.
Nhìn chung đời sống nhân dân trong toàn tỉnh vẫn còn ở mức thấp, nhất
là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn, sự chênh lệch về mức sống,
nạn thiếu đói hàng năm vẫn còn, bệnh dịch, sốt xuất huyết hàng năm vẫn xảy
ra, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao, tỷ lệ chết khi sinh cũn xảy ra
nhiều trường hợp
2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
năng lực thực thi công vụ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộivề thực chất là
khác nhau trên nhiều phương diện các yếu tố địa lý - tự nhiên tính chất và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, dân cư, tâm lý xã hội và truyền thống văn
hóa. Sự khác nhau trên nhiều phương diện như vậy đòi hỏi các đơn vị hành
chính lãnh thổ phải được tổ chức quản lý phù hợp với các điều kiện đặc thù
của chúng. Có như vậy mới phát huy hết được thế mạnh của từng đơn vị lãnh
thổ, phát triển giải phóng các tiêm năng kinh tế - xã hội và văn hóa truyền
thống đồng thời khắc phục được các yếu điểm của từng vùng để thúc đẩy sự
phát triển của địa phương trong cả nước.
56
Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của chính quyền
tỉnh U Đôm Xay phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh ở địa phương bảo đảm sự tương thích thẩm quyền và năng lực thực hiện
của chính quyền tỉnh U Đôm Xay.
Do vậy phải đòi hỏi tìm tòi nghiên cứu để đổi mới nâng cao hiệu lực,
hiệu quả trong thưc thi công vụ, công chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở U
Đôm Xay, chứ không nên cứng nhắc và thống nhất một kiểu như hiện nay (
phân cấp nhiệm vụ thẩm quyền giống nhau, cơ cấu tổ chức bộ máy giống
nhau, bố trí cán bộ chính sách giống nhau giữa các địa phương và các vùng
miền, giữa các đô thị và nông thôn ở Lào hiện nay) quán triệt nguyên tắc này
trong thực tế sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý hành chính của cán bộ, công chức trong cả nước nói chung và tỉnh U
Đôm Xay nói riêng.
2.2. Thực trạng công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của
tỉnh U Đôm Xay
2.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
Xuất phát từ điều kiện lịch sử, chế độ chính trị và nền văn hóa khác
nhau, mỗi quốc gia có một quan điểm khác nhau về vấn đề công chức và đạo
đức của công chức. Ở Lào, đạo đức công chức được hình thành trên cơ sở kế
thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại,
đồng thời lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, chuẩn mực, phấn đấu vì
mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do đó, đạo đức công
chức không dừng lại ở ý thức đạo đức mà còn biểu hiện thông qua hành vi
đạo đức, nghĩa là được biểu hiện trong thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước.
Từ đó có thể thấy, đạo đức công chức Lào là hệ thống các quan điểm, quy tắc,
chuẩn mực được hình thành trong thực tiễn cách mạng và hoạt động quản lý
nhà nước, phản ánh không chỉ truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân
loại mà đồng thời phản ánh bản chất Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân
57
và vì dân. Vì thế, đạo đức công chức Lào là biểu hiện của đạo đức mới, đạo
đức cách mạng.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào và Nhà nước Nước CHDCND Lào nước Lào đã đạt được nhiều
thành tựu, bước đầu có những thay đổi căn bản, kinh tế - xã hội phát triển, đời
sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khẳng định: “diện mạo của
đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị
thế của Lào trên trường quốc tế được nâng lên” và phấn đấu đến năm 2030
nước Lào cơ bản trở thànhnước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, hoạt động thực thi nhiệm vụ công còn một số
yếu kém nhất định, trong đó có vấn đề suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
khẳng định: “thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức lối sống;
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn,
đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản,
quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm
giảm lòng tin của nhân dân”.
Việc nâng cao đạo đức công chức ở các cấp chính quyền là một trong
những nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Trong đó, phát huy giá trị đạo đức tích
cực phải đi liền với khắc phục sự tha hoá, suy thoái về phẩm chất đạo đức.
Trên cơ sở đó, phát huy năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức.
Về phẩm chất chính trị
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức cao, có kỷ luật kỷ
cương và giữ được bí mật
- Có tinh thần yêu nghề, phục vụ nhân dân và tổ quốc
58
- Có hồ sơ lý lịch trong hoạt động rõ ràng có đạo đức tốt, không tự cao tự
đại, chủ nghiã cá nhân, không lạm quyền (không lợi dụng chức quyền thực
hiện việc sai trái), không tham nhũng chống hiện tượng tiêu cực khác trong tổ
chức, xã hội thực hiện hteo hiến pháp và pháp luật
- Có trọng trách trong công việc được giao và làm việc có hiệu quả
Theo Báo cáo của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và của Sở Nội vụ, số công
chức các cơ quan chuyên môn tỉnh năm 2017 có 886 người. Số công chức
đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức là 777 người. Số công
chức vi phạm các chuẩn mực về phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật ở
các mức độ khác nhau, như bị đuổi việc có 35 người chiếm tỉ lệ 3,9%; bị kỷ luật
cảnh cáo có 109 người, chiếm tỉ lệ 12,3 % [39 Tr 2].
2.2.2. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Trình độ chuyên môn:
Trình độ chuyên môn của công chức trong 16 cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của công chức tại 16 cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay
Trình độ chuyên môn
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Thạc sĩ 59 3,8
Đại học 395 46
Cao đẳng 323 41
Trung cấp 97 8,6
Sơ cấp 12 1,1
Tổng số 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay
Qua bảng biểu 2.1 cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức
chủ yếu có trình độ đại học trở lên gồm 454 người (chiếm hơn 54%) trong
59
tổng số công chức hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh U
Đôm Xay không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Số công chức có trình độ cao
đẳng, trung cấp và sơ cấp là 432 người (chiếm46%) trong tổng số trong tổng
số công chức hành chính các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay không giữ
chức vụ lãnh đạo quản lý. Có thể thấy rằng, đội ngũ công chức phần lớn đạt
chuẩn về trình độ chuyên môn từ khi tuyển dụng, đồng thời không ngừng học
hỏi nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ.
- Trình độ lý luận chính trị:
Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức không giữ chức vụ lãnh
đạo quản lý của các cơ quan HCNN cấp tỉnh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh U Đôm Xay
Trình độ lý luận chính trị
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
Cao cấp, cử nhân 23 6,05
Trung cấp 31 14,3
Còn lại 832 80,65
Tổng số 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay
Qua bảng biểu 2.2 cho thấy số lượng công chức các cơ quan chuyên môn
cấp của tỉnh U Đôm Xay có trình độ cao cấp cử nhân chiếm tỷ lệ thấp, 3 người
(chiếm tỷ lệ 6,05 %) trong tổng số công chức hành chính các cơ quan chuyên
môn thuộc tỉnh U Đôm Xay không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Số lượng công
chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị là 31 người (chiếm tỷ lệ 14,3%) trong
tổng số công chức hành chính các cơ quan chuyên môn cấp của tỉnh U Đôm
Xay. Như vậy có thể nhận thấy rằng số lượng công chức chuyên môn và thừa
hành phục vụ được đào tạo về trình độ lý luận chính trị vẫn còn hạn chế, số
lượng công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị (hoặc đào tạo ở mức độ sơ
cấp) chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy trong thời gian tới cần phải tiếp tục đào tạo bồi
60
dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ không giữ chức vụ lãnh
đạo tại các cơ quan chuyên môn cấp của tỉnh U Đôm Xay.
- Thực trạng về trình độ, kiến thức quản lý nhà nước:
Bảng 2.3. Trình độ kiến thức quản lý nhà nƣớccủa công chức các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay
Trình độ quản lý nhà nƣớc
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
QLNN chương trình chuyên viên chính 233 11
QLNN chương trình chuyên viên 631 81,3
Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng QLNN 22 7,7
Tổng số 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay
Qua bảng biểu 2.3 cho thấy tổng số công chức các cơ quan chuyên môn
của tỉnh đã qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước chiếm 92,3%
trong tổng số công chức của tỉnh. Số lượng công chức chưa qua đào tạo, bồi
dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ thấp, chiếm 7,7% trong tổng số công chức hành
chính nhà nước. Như vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý
nhà nước tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đã được tỉnh U Đôm Xayquan
tâm và tổ chức thường xuyên, có kết quả cao, trang bị công chức có kiến thức
quản lý nhà nước cơ bản và đầy đủ đáp ứng yêu cầu thực tế công tác.
- Thực trạng về trình độ ngoại ngữ:
Bảng 2.4. Trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh U Đôm Xay
Trình độ ngoại ngữ
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Đại học 73 5,7
Chứng chỉ 813 94,3
Tổng số 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay
61
- Trình độ tin học:
Bảng 2.5. Trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh U Đôm Xay
Trình độ tin học
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Trung cấp trở lên 76 6
Chứng chỉ 810 94
Tổng số 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay
Qua bảng biểu 2.4, 2.5 cho thấy số lượng công chức tại các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay có trình độ đại học về tin học, ngoại
ngữ chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn công chức có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Trên
thực tế, khi tuyển dụng vào cơ quan nhà nước và bổ nhiệm ngạch công chức,
mỗi công chức đều có văn bằng chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ nhưng khi mức
độ áp dụng và hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế. Hiện nay đứng trước yêu cầu
hội nhập quốc tế, số lượng công chức hành chính nâng cao trình độ tin học và
ngoại ngữ ngày càng tăng và tỉnh U Đôm Xay đã và đang có nhiều chính sách,
chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho
công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay [38 Tr 3-7].
2.2.3. Về kỹ năng làm việc
Để đánh giá thực trạng về kỹ năng của công chức các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, tác giả đã tiến hành khảo sát công chức
không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại 10 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
của tỉnh U Đôm Xay.
62
Bảng 2.6. Mức độ đáp ứng các kỹ năng cần thiết của công chức
Kỹ năng
Mức độ và tỷ lệ lựa chọn
Rất thành
thạo
Thành
thạo
Chưa
thành thạo
Chưa biết
làm
SN % SN % SN % SN %
Soạn thảo văn bản 81 40,5 69 34,5 40 20 10 5
Giao tiếp hành chính 83 41,5 80 40 31 15,5 6 3
Tiếp nhận và xử lý
thông tin
75 37,5 76 38 35 17,5 14 7
Viết báo cáo 80 40 58 29 42 21 20 10
Phân tích và giải quyết
công việc
79 39,5 66 33 36 18 19 9,5
Làm việc nhóm 62 31 79 39,5 43 21,5 16 8
Lập kế hoạch công tác
cá nhân
82 41 65 32,5 36 18 17 8,5
Sử dụng máy tính 74 37 76 38 43 21,5 7 3,5
Tiếp công dân 101 50,5 56 28 30 15 13 6,5
Nguồn: tác giả điều tra tháng 12/2017
Qua bảng 2.6 cho thấy các kỹ năng công chức ở mức độ chưa thành
thành thạo và chưa biết làm việc vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đa phần
các kỹ năng soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, sử dụng máy tính của đội ngũ
công chức trẻ làm công tác chuyên môn sử dụng ở mức độ thành thạo. Vì đây
là đội ngũ trẻ, được đào tạo bài bản, khả năng tiếp thu nhanh nên các kỹ năng
tương đối thành thạo, nhưng một số kỹ năng về phân tích và giải quyết công
việc, tiếp nhận và xử lý thông tin hạn chế cần phải được đào tạo, bồi dưỡng
thêm. Đối với các đội ngũ công chức có kinh nghiệm và độ tuổi lớn (trên 45
tuổi) thì kỹ năng sử dụng máy tính, soạn thảo văn bản còn hạn chế nhưng các
63
kỹ năng viết báo cáo, phân tích và giải quyết công việc, tiếp nhận và xử lý
thông tin khá thành thạo.
2.3. Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công
chứccác cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay
2.3.1. Chất lượng thực thi công vụ
Thời gian qua, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức các cơ
quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay còn bộc lộ những yếu kém phần nào làm
giảm hiệu quả cải cách hành chính, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Một yếu kém rõ nhất là năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay còn thấp, chưa đáp ứng yêu
cầu của nền hành chính nhà nước. Những bất cập về năng lực của năng lực
thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay thể
hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, mặc dù đội ngũ CC các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm
Xay được tuyển dụng trong những năm gần đây đã được nâng cao về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết đều có bằng cử nhân chuyên ngành, có trình
độ ngoại ngữ, tin học... hơn nữa, trong quá trình công tác còn được tham gia
các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhưng mặt bằng tri thức của
CC còn thấp so với yêu cầu của công việc, năng lực thực thi công vụ chưa đáp
ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Thứ hai, kỹ năng làm việc chưa thành thạo, tính chuyên nghiệp chưa
cao. Một bộ phận CC các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay chưa
có thói quen xây dựng kế hoạch làm việc nên việc triển khai thực hiện chưa
khoa học, lúng túng, nhiều khi không đúng quy trình, quy định. Kỹ năng
vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những công việc cụ thể còn
gặp nhiều lúng túng.
Thứ ba, nhiều CC các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay tuy có
bằng cấp nhưng năng lực thực thi công vụ còn hạn chế, đặc biệt là năng lực,
64
kỹ năng hành chính (thể hiện qua năng lực soạn thảo, ban hành các văn bản
hành chính, kỹ năng tham mưu...). Một số CC còn làm việc cầm chừng, thiếu
trách nhiệm dẫn tới công việc tồn đọng, chậm tiến độ, chất lượng, hiệu quả
không cao. Còn thiếu những CC có khả năng làm việc độc lập, có tính sáng
tạo, đột phá trong cách thức giải quyết công việc. Hơn nữa, lao động của đội
ngũ CC là loại lao động đặc biệt có chất lượng cao. Họ chính là những người
tham mưu, xây dựng và ban hành chính sách để áp dụng vào đời sống thực tế.
Tuy nhiên, không ít chính sách vừa được ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung vì
chưa phù hợp, nhiều văn bản ban hành nhưng hiệu lực thực thi thấp vì không
thể áp dụng vào cuộc sống.
Thứ tư, năng lực thực thi công vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
U Đôm Xay chưa cao, một bộ phận không nhỏ công chức làm việc đạt kết quả
thấp. Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh cho thấy: “Trong các cơ quan chuyên
môn của tỉnh U Đôm Xay chỉ có khoảng 30% công chức làm việc có hiệu quả
cao, khoảng 35% kết quả có mức độ, còn lại là không có sản phẩm gì cả” [38
tr 10]. Đối với công chức các cơ quan chuyên môncủa tỉnh U Đôm Xay, số
liệu thống kế cho thấy gần 40% công chức các cơ quan chuyên môntỉnh U
Đôm Xay chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quy định, thiếu các tiêu chuẩn theo
yêu cầu của vị trí việc làm, chức danh, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Công chức các cơ quan chuyên môncủa tỉnh tuy được đào tạo, bồi
dưỡng nhiều, nhưng chưa chú trọng tới hiệu quả. Các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng còn mang nặng tính hàn lâm,thiên về lý luận chung chung. Với
lượng kiến thức học được cùng với cách đào tạo, bồi dưỡng “bắt buộc” để
hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn đã khiến nhiều người trở nên “nói thì giỏi”, phát
biểu thì hay, nhưng cách thức làm việc không đạt được kết quả cao.
Thứ năm, kỹ năng làm việc chưa thành thạo, tính chuyên nghiệp chưa
cao. Một điều rất dễ nhận thấy, được nhiều người đánh giá là công chức các
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay còn thiếu kỹ năng làm việc, không
65
hiểu quy trình làm việc, nếu hiểu quy trình làm việc thì hay cắt xén quy trình
vì vậy mà tính hiệu quả không cao. Đặc biệt tính chuyên nghiệp rất thấp. Một
bộ phận công chức không chú trọng cách triển khai công việc đúng quy trình,
nghiêm túc, tận tụy, làm việc khách quan không chịu bất cứ sức ép nào từ bên
ngoài, mà thông thường họ nhìn trước ngó sau, đoán ý thủ trưởng để làm, liên
kết thành “nhóm lợi ích” mang danh tập thể để làm, hoặc gây khó dễ, làm
chậm lại quá trình thực hiện công việc mong kiếm lợi cho bản thân.
Theo khảo sát, với câu hỏi: “Nếu là công chức, điều gì đang giữ chân
bạn ở lại với bộ máy nhà nước?”. Các câu trả lời của3.530 lượt trả lời cho kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_cao_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_ca.pdf