Luận văn Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

MỤC LỤC ix

 

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.2.1 Phạm vi về không gian 3

1.3.2.2 Phạm vi về thời gian 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm 4

2.1.2 Vị trí của nghề trồng dâu nuôi tằm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 5

2.1.3. Đặc điểm của sản xuất dâu tằm 6

2.2 Cơ sở thực tiễn 9

2.2.1 Đôi nét về nghề trồng dâu nuôi tằm 9

2.2.2 Một số chủ trương, chính sách của nhà nước 10

2.2.3 Tình hình sản xuất dâu tằm ở Việt Nam 12

2.2.3.1. Về trồng dâu 13

2.2.3.2. Về nuôi tằm 14

2.2.3.3. Ươm tơ dệt lụa 15

2.2.3.4. Sản xuất và cung ứng trứng giống 15

2.2.3.5. Thị trường tiêu thụ tơ kén của Việt Nam 16

2.2.4 Tình hình sản xuất dâu tằm trên thế giới 17

2. 2.4.1 Tình hình chung 17

2.2.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất dâu tằm của các nước 19

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã 22

3.1.1.1 Vị trí địa lý 22

3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn 22

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã 23

3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã 23

3.1.2.2 Tình hình lao động và nhân khẩu của xã 26

3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã 28

3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 33

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 33

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 33

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 34

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 34

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 37

3.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất 37

3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả 38

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

4.1 Thực trạng nghề trồng dâu nuôi tằm của xã 39

4.1.1 Tình hình chung về các hộ trồng dâu nuôi tằm của xã 39

4.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra 41

4.1.2.1 Tình hình lao động trồng dâu nuôi tằm của nhóm hộ điều tra 41

4.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra 43

4.1.2.3 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra 46

4.1.3 Tình hình sản xuất dâu và nuôi tằm ở các nhóm hộ điều tra 49

4.1.3.1 Chi phí vật chất cho sản xuất lá dâu 49

4.1.3.2 Kết quả của giai đoạn trồng dâu 52

4.1.3.3 Chi phí vật chất cho giai đoạn nuôi tằm của nhóm hộ điều tra 54

4.1.3.4 Kết quả và hiệu quả của giai đoạn nuôi tằm 56

4.1.4 Tình hình tiêu thụ kén tằm của nhóm hộ điều tra 59

4.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra 61

4.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ từ TDNT 65

4.2.1 Những nhân tố định tính 65

4.2.1.1 Nhân tố lao động 65

4.2.1.2 Nhân tố đất đai 66

4.2.1.3 Nhân tố đầu tư và thâm canh 66

4.2.1.4 Nhân tố kỹ thuật 67

4.2.1.5 Nhân tố thị trường 68

4.2.1.6 Nhân tố tổ chức sản xuất nuôi tằm 69

4.2.2 Kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân từ TDNT 69

4.3 Đánh giá chung về nghề trồng dâu nuôi tằm 70

4.3.1 Thuận lợi 70

4.3.2 Khó khăn 72

4.4 Định hướng và giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ TDNT trên địa bàn xã 75

4.4.1 Định hướng 75

4.4.2 Giải pháp 77

4.5.4.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai 77

4.5.4.2 Giải pháp đào tạo tập huấn 78

4.5.4.3 Giải pháp đầu tư 78

4.5.4.4 Giải pháp khoa học kỹ thuật 80

4.5.4.5 Giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ 81

4.5.4.6 Đa dạng hóa sản phẩm từ cây dâu, con tằm 82

4.5.4.7 Phối hợp với các hoạt động nông nghiệp khác 83

PHẦN V: KẾT LUẬN 84

5.1 Kết luận 84

5.2 Khuyến nghị 85

5.2.1 Đối với Nhà nước 85

5.2.2 Đối với chính quyền cơ sở 85

5.2.3 Đối với hộ nông dân 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 89

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gia sản xuất dâu tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn. Đây là phương pháp phân tích hồi quy nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến và một hay nhiều biến độc lập. Trong đó, biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình đều là biến định lượng Chúng tôi sử dụng hàm hồi quy có dạng: Ln(Y) = α0 + α1 Ln(X1) + α2 Ln(X2) + α3 Ln(X3) + α4 Ln(X4) + α5 Ln(X5) + εi Có thể viết dưới dạng: Y = e α0 + α1 Ln(X1) + α2 Ln(X2) + α3 Ln(X3) + α4 Ln(X4) + α5 Ln(X5) + εi Trong đó : Y: Biến phụ thuộc là thu nhập của hộ từ TDNT α0 : Hệ số tự do đo lường tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ TDNT của hộ ngoài những yếu tố đã đưa vào trong mô hình. α1 – α5 : Hệ số tự do của các biến độc lập X1 – X5: Các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập của hộ TDNT X1: Tuổi chủ hộ X2: Trình độ học vấn X3: Diện tích dâu X4: Số lứa nuôi X5: Tổng chi phí εi : Là sai số Để lựa chọn biến chúng tôi dựa vào sự ảnh hưởng của biến độc lập X tới biến phụ thuộc Y dưới góc độ trực quan và từ đó kiểm định mức độ tương quan giữa các biến thông qua lệnh tools/data analysis/correlation kết quả ở phụ lục. Tuổi chủ hộ (X1): TDNT yêu cầu lao động không cao nên hầu hết mọi người có sức lao động là có thể tham gia vào nghề, tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng tới thu nhập từ dâu tăm. Bởi việc tuổi nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của hộ, do nhiều tuổi nên hộ có thể sản xuất dâu tằm nhiều hơn, với những hộ có tuổi đời trẻ sẽ tham gia vào ngành nghề khác sử dụng sức khỏe nhiều hơn nên quy mô nuôi tằm ít hơn để có thể tham gia ngành nghề khác. Trình độ học vấn (X2): Khi trình độ càng cao thì sự nhạy bén trong quá trình sản xuất, trồng dâu cũng như nuôi tằm và khả năng ứng biến trước hoàn cảnh sẽ cao hơn. Sự mạnh dạn đầu tư hơn sẽ đem lại thu nhập từ TDNT cao hơn. Thực vậy quá trình điều tra cho thấy những hộ có trình độ học vấn cao thường nằm ở nhóm hộ khá. Diện tích dâu (X3): Diện tích dâu quyết định đến sản lượng lá dâu, do đó các hộ sẽ tùy vào khả năng cung cấp là dâu của mình mà xác định quy mô nuôi. Quy mô nuôi tằm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập từ TDNT. Số lứa nuôi (X4): Số lứa nuôi ảnh hưởng tới sản lượng kén sản xuất ra, sản lượng và giá bán quyết định trực tiếp đến thu nhập từ TDNT. Do đó khi số lứa nuôi là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới thu nhập từ TDNT. Tổng chi phí (X5): Việc đầu tư chi phí cho trồng dâu nuôi tằm bao gồm chi phí cho là dâu và trứng tằm, dụng cụ nuôi ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng kén tằm và quy mô nuôi tằm của hộ. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu có thể tham khảo ý kiến của các cán bộ trung tâm khuyến nông, phòng kinh tế, lãnh đạo xã và các hộ nông dân tiên tiến làm ăn có hiệu quả trong sản xuất dâu tằm. 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 3.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất Diện tích, năng suất, sản lượng bình quân. Chi phí đầu tư cho sản xuất cho cây dâu con tằm 3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế từ nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại, tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hiệu quả sản xuất: Tổng giá trị sản xuất trồng trọt (GO): Là một bộ phận của GTSX nói chung bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ của ngành trồg trọt trong một vụ hoặc một năm. Nó bao gồm Giá trị sản phẩm trồng trọt (TR) = Đơn giá (P) x Số lượng sản phẩm (Q). Thu nhập hỗn hợp ngành trồng trọt (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích nào đó Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức: MI = VA-(A+T+L) Trong đó: VA là giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt ;A là khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ; T là thuế; L là lao động thuê tính bằng tiền * Một số chỉ tiêu bình quân: - Số vòng nuôi/lứa - Số lứa/năm - Năng suất kén/vòng - Năng suất dâu/sào PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng nghề trồng dâu nuôi tằm của xã 4.1.1 Tình hình chung về các hộ trồng dâu nuôi tằm của xã Xã Đặng Sơn là một trong những xã đi đầu Huyện Đô Lương trong ngành TDNT (cùng các xã Lưu Sơn, Đại Sơn…) về cả quy mô lẫn hiệu quả. Trong những năm 2001 - 2002, diện tích dâu của xã có lúc lên tới 60ha, phong trào sản xuất dâu tằm diễn ra với nhịp độ khẩn trương, sau đó do sự biến động giá kén trên thị trường vào năm 2003, có lúc xuống tới 10.000 – 15.000 đồng/kg nên tổng thu từ dâu tằm không đủ đảm bảo đời sống, người dân nhổ dâu và thay thế bằng cây trồng khác. Từ năm 2006, ngành dâu trong cả nước dần hồi phục hồi, theo đó diện tích dâu của xã được trồng lại một phần, nông dân không những không quay lưng lại với ngành mà còn chú ý đầu tư thâm canh cho cây dâu con tằm nâng cao kết quả TDNT. Vấn đề bất cập và tồn tại nhất trong sử dụng đất dâu của xã hiện nay là vấn đề quy hoạch đất nói chung và đất dâu nói riêng. Đất trồng dâu của xã thuộc vào quỹ đất II (đất khoán – đất 5%); Xã giao đất này cho các hộ dân có nhu cầu sử dụng, ngoài ra là đất 64 các hộ tận dụng trồng cùng cây hàng năm khác. Nhưng khi giao khoán thì không có giao ước gì về thời gian nhận khoán. Nghĩa là khi nào hộ không muốn sử dụng thì trả lại hoặc khi xã cần đất thì thu hồi lại của hộ. Điều này gây nên tâm lý không ổn định cho người trồng dâu và khó khăn cho sự quản lý, lãnh đạo của xã. Hơn nữa do chưa có chiến lược quy hoạch đất khoán lâu dài nên số ruộng dâu mà hộ trả lại xã lại đưa vào đấu thầu với mục đích sử dụng khác. Do đó mà phần đất dâu có thể xem lẫn với thửa nuôi trồng cây con khác gây ảnh hưởng phần nào đến chất lượng lá dâu (mà tằm thì rất nhạy cảm với nguồn thức ăn không sạch). Rõ ràng, chính sách quy hoach đất hiện tại của xã bộc lộ những yếu kém. Đây là một yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất dâu tằm. Một số quy hoạch có tính chiến lược và khoa học sẽ góp phần đẩy nhanh hiệu quả của ngành, tăng thu nhập cho người nông dân. Một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhất trong giai đoạn trồng dâu là năng suất lá dâu. Bởi lẽ, có dâu thì mới có công đoạn nuôi tằm. Sản lượng dâu của hộ sẽ quyết định số vòng trứng mà hộ có khả năng nuôi. Trước đây trên tổng diện tích dâu của xã chủ yếu là giống dâu cũ thường trồng bằng hom, khi trồng lại tận dụng cành dâu bố mẹ cũ nên cho năng suất và sản lượng thấp. Nhận thấy việc tăng năng suất dâu là giải pháp hết sức bức thiết để đưa ngành TDNT của xã thoát khỏi tình trạng sản xuất kém hiệu quả, năm 2005, HTX Xuân Như được sự chỉ đạo của chính quyền xã đã mạnh dạn đưa cán bộ đi thực tế ở Trung Quốc về giống dâu mới (dâu lai Sa Nhị Luân – Trung Quốc), kết hợp với những chuyến đi tới các vùng dâu tằm nổi tiếng khác như: Bảo Lộc, Vĩnh Phúc… để học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, diện tích dâu cũ hàng năm được thay thế dần bằng giống dâu mới do HTX cung cấp. Hiện nay, xã có khoảng 40% diện tích dâu cao sản này, số còn lại vẫn là dâu cũ – lượng dâu này rải rác ở các vườn, thửa đất nhỏ không tập trung. Thời gian qua diện tích trồng dâu giảm sút nguyên nhân là do thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu, con tằm, đồng thời kỹ thuật chăn nuôi của một bộ phận xã viên TDNT còn thấp… Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho tằm thường xuyên hỏng gây sự chán nản cho người dân đặc biệt đối với những hộ nuôi tằm kén, buộc hộ phải chuyển sang trồng cây trồng khác. Bởi nuôi tằm phải đầu tư rất nhiều công, đặc biệt trong thời gian rảnh rỗi nguồn lao động gia đình tập trung tất cả vào việc hái dâu và chăm sóc cho con tằm. Khi tằm hỏng thì ngoài việc mất công lao động ra thì hộ còn mất cả chi phí đầu tư cho cây dâu và con tằm. Có thể nói TDNT đây là nghề xuất hiện khá sớm ở xã và đã được khá đông người tham gia nhưng nghề này đang gặp rất nhiều khó khăn như về kỹ thuật, giá bán… 4.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra 4.1.2.1 Tình hình lao động trồng dâu nuôi tằm của nhóm hộ điều tra Lao động là yếu tố cần thiết và không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt đối với nghề trồng dâu nuôi tằm cần một lượng lao động nhiều hơn so với tất cả các ngành sản xuất khác trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, không phải hộ nào cũng có thể tham gia sản xuất dâu tằm được mà phải phụ thuộc vào số lao động hay số nhân khẩu trong gia đình. Tôi đã tìm hiểu tình hình sử dung lao động của các nhóm hộ, kết quả đạt được như sau: Bảng 4.1 : Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra (Tính bình quân cho mỗi hộ) Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Yếu P-value Số nhân khẩu BQ/Hộ Khẩu 5,50 4,81 5,24 0,163668* Số lao động BQ/Hộ LĐ 3,67 2,96 3,24 0,145392* Số lao động TDNT BQ/Hộ LĐ 2,25 2,00 1,96 0,024998* (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% Qua bảng có thể thấy được số lao động TDNT BQ/Hộ có sự khác biệt. Hộ khá có số lao động TDNT BQ/Hộ là 2,25 lao động cao hơn so với hộ TB là 2,00 lao động và 1,96 lao động so với hộ Yếu. Điều này cho thấy những hộ khá đã sử dụng lao động vào trồng dâu nuôi tằm nhiều hơn so với hộ TB, Yếu nên thu nhập trên mỗi lứa của họ cũng cao hơn. Với 2 chỉ tiếu số nhân khẩu/hộ và số lao động/hộ có ý nghĩa thống kê, với giá trị của p-value lớn hơn α điều này chứng tỏ số nhân khẩu và lao động của các hộ trồng dâu nuôi tằm là không khác nhau. Như vậy những hộ TDNT nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn có số khẩu và số lao động là không khác nhau mấy, mà sự khác nhau giữa họ là sự đầu tư lao động vào nghề này nhiều hay ít và nếu đầu tư nhiều sẽ cho thu nhập cao hơn. Để xét về chất lượng của lao động những hộ TDNT ta chú ý vào bảng sau: Bảng 4.2: Trình độ văn hóa và nghề nghiệp của lao động TDNT Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Yếu 1. Trình độ văn hóa % 100 100 100 - Cấp I % 0 0 10 - Cấp II % 33 59 71 - Cấp III % 58 37 14 - Trên cấp III % 8 4 5 2. Nghề Nghiệp % 100 100 100 - Thuần nông % 17 26 24 - Kiêm nghề khác % 83 74 76 (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.2 ta thấy, lao động có trình độ hết cấp III và sau nữa của hộ khá có tỷ lệ cao nhất lần lượt là 58% và 8%. Trong khi đó ở nhóm hộ TB và Yếu lần lượt là 37% và 4%; 14% và 5% điều này phải chăng quyết định không nhỏ đến kết quả TDNT của các hộ? Một đặc điểm nữa của lao động trồng dâu nuôi tàm nơi đây nói chung ở tất cả các nhóm hộ là nuôi tằm và trồng dâu của thế hệ trước truyền lại, rồi học hỏi lẫn nhau, khâu kỹ thuật vẫn còn rất khiêm tốn; chỉ mấy năm trở lại đây mới có tập huấn. Có thể vì vậy mà nhiều hộ bệnh tằm tái phát đi tái phát lại, các lứa tằm liên tục bị hỏng nhưng không tìm được biện pháp gốc gây tâm lý chán nản. Điều này xảy ra cả với những hộ có kinh nghiệm và cả những hộ mới bước vào nghề. Chứng tỏ trình độ kỹ thuật của lao động sản xuất dâu tằm trong các nông hộ vẫn còn nhiều hạn chế. Trong tất cả các hộ điều tra chúng tôi thấy đa phần các hộ kiêm sản xuất dâu tằm với các nghề khác: làm dịch vụ, đi chợ, đi xây dựng, xuất khẩu lao động… bởi vì nuôi tằm chỉ có 9 tháng trong một năm, thời gian còn lại lao động làm nghề khác để tăng thu nhập cho gia đình và những thành viên khác cũng tranh thủ làm nghề dịch vụ khác thêm thu nhập. Đa dạng hóa ngành nghề để tăng thêm thu nhập cho nông hộ là điều đáng khuyến khích nhưng để đạt được hiệu quả cao trong nghề thì lao động cần sự đầu tư công không nhỏ. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, lao động ở nhiều hộ còn chưa có độ chuyên sâu cần thiết, làm cùng một lúc nhiều việc bên cạnh dâu tằm không đủ thời gian để quan tâm đến những biến đổi bất thường của tằm hoặc là cho tằm ăn không đủ, không đều bữa… nên chất lượng sản phẩm kém cũng là khó tránh. 4.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Đối với xã Đặng Sơn, là một xã nằm giáp với sông Lam lại có diện tích đất bãi ven sông tương đối lớn thường xuyên được bồi đắp phù sa rất thuận lợi cho TDNT. Để thấy rõ quy mô sản xuất của các hộ TDNT trong xã, chúng tôi tiến hành điều tra về việc sử dụng đất đai của nhóm hộ sản xuất dâu tằm cho kết quả như sau: Bảng 4.3 : Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ Yếu P-value 1. Đất SX nông nghiệp (Sào) 7,04 5,41 4,71 1,14E-05* 2. Đất canh tác (Sào) 18,53 14,48 12,88 3,88E-05* - Lúa (Sào) 6,33 5,56 5,05 0,088302* - Ngô (Sào) 8,83 6,52 6,05 1,29E-05* - Dâu (Sào) 1,28 0,69 0,50 1,24E-11* - Khác (Sào) 2,08 1,72 1,29 0,05358* 3. Chỉ tiêu BQ - Diện tích SXNN/khẩu (Sào) 1,34 1,15 0,93 0,000359* - Diện tích trồng dâu/khẩu (Sào) 0,24 0,15 0,10 2,61E-08* - Diện tích SXNN/lao động (Sào) 2,09 1,96 1,61 0,064936* - Diện tích trồng dâu/LĐ TDNT (Sào) 0,57 0,35 0,25 4,53E-10* (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% Qua bảng cho ta thấy với đất sản xuất nông nghiệp có P-value = 1,14E-05 chứng tỏ đất sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ là khác nhau, hộ khá có diện tích nhiều nhất bình quân 7,04 sào cao hơn so với hộ TB, hộ yếu lần lượt là 5,41 và 4,71 điều đó một phần do sự khác nhau về số nhân khẩu. Phần khác do năng lực của các hộ về sản xuất nông nghiệp trong đó có dâu tằm khác nhau nên sẽ nhận đất khoán từ xã cũng là khác nhau và đất nhận thêm. Phần đất canh tác của các nhóm hộ có P-value = 3,88E-05 điều này cho thấy diện tích canh tác của các nhóm hộ khác nhau, hộ khá có diện tích canh tác là 18,53 sào cao nhất so với nhóm hộ TB và hộ yếu lần lượt là 14,48 sào và 12,88 sào; cũng dễ hiểu bởi khi đất sản xuất nông nghiệp lớn sẽ kéo theo diện tích đất canh tác nhiều tương ứng giữa các nhóm hộ. Trong đó, phần diện tích trồng dâu của nhóm hộ khá vượt trội cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ yếu, cụ thể hộ khá có diện tích trồng dâu bình quân là 1,28 sào cao hơn hẳn so với hộ trung bình là 0,69 sào, hộ yếu là 0,50 sào. Tương tự như vậy đất trồng lúa, trồng ngô giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau, nguyên nhân chính là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ khác nhau kéo theo sự khác nhau đó. Điều đáng chú ý ở đây là diện tích trồng dâu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của các hộ, cho thấy mức độ quan tâm với nghề TDNT giảm và các hộ chuyển sang trồng những lọai cây thay thế khác là ngô, lạc... Với một số chỉ tiêu bình quân trên khẩu và lao động, cho thấy diện tích đất SXNN/khẩu của các nhóm hộ khác nhau với P-value = 0,000359 đã chứng tỏ điều đó. Với các chỉ tiêu đất SXNN/lao động cũng có sự khác nhau giữa các nhóm hộ với P-value = 0,064936. Một chỉ tiêu đáng quan tâm đó là Diện tích trồng dâu/LĐ TDNT với P-value = 4,53E-10 chứng tỏ có sự sai khác nhau rõ rệt giữa các nhóm hộ, cụ thể hộ khá có bình quân 0,57 sào/lao động TDNT nhiều hơn so với hộ khá là 0,35 sào/lao động và hộ yếu là 0,25 sào/lao động chính chỉ tiêu này khác nhau cũng góp phần ảnh hưởng tới khả năng sản xuất dâu tằm của hộ. Có thể nói tùy thuộc vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ mà họ có sự đầu tư khác nhau về diện tích đất trồng dâu, do vậy mà kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ TDNT cũng sẽ khác nhau. Đây là sự điều chỉnh của các nhóm hộ sao cho phù hợp với mô hình sản xuất của gia đình của mình. 4.1.2.3 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra Do đặc điểm của nghề TDNT là kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, với đặc thù riêng của nghề này đòi hỏi phải có những tư liệu sản xuất riêng không giống với ngành nghề khác. Do vậy, khi tham gia TDNT các hộ phải mua sắm thêm một số tư liệu sản xuất được thể hiện dưới bảng biểu như sau: - Nong nuôi tằm: là dụng cụ chính để nuôi tằm. Dựa vào số vòng trứng nuôi/lứa mà hộ trang bị nong tằm cho phù hợp. Thông thường mỗi vòng trứng cần 6 – 7 nong to. Nếu nuôi với mật độ quá dày (số nong ít), sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động ăn dâu của tằm, tằm an không no. Mặt khác, sự lên men của phân tằm làm nhiệt độ trên nong tằm tăng cao, vi sinh vật gây bệnh phát triển, tằm dễ bị bệnh. Nếu nuôi tằm với mật độ quá thưa thì gây lãng phí nguồn lực. Trong điều kiện bình thường, diện tích chỗ nằm của tằm bằng 1,2 lần diện tích tằm chiếm chỗ là thích hợp. - Đũi: là dụng cụ để đặt nong, số tầng của đũi phụ thuộc vào số nong nhiều hay ít của hộ nhưng thường được đóng một khung chung như nhau giữa các hộ. Đũi nhiều tầng sẽ tận dụng được không gian của phòng nuôi tằm. Khoảng cách giữa các tầng từ 25 – 30 cm, nếu để thưa gây lãng phí còng để dầy gây ảnh hưởng đến hô hấp của tằm đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. - Né: là nơi để tằm nhả tơ, kết kén. Một né tằm tốt đảm bảo những yêu cầu sau: Thuận tiện cho quá trình nhả tơ kết kén của tằm, hạn chế lãng phí tơ, có nhiều điểm bám để cho tằm nhả tơ. - Phòng nuôi tằm: là không gian sống của tằm. Phòng nuôi tằm phải thoáng mát, vệ sinh, xa các nhà máy, lò gạch, lò vôi để tằm sinh trưởng và phát triển tốt. - Lưới hớt tằm: là dụng cụ để hớt tằm từ nong tằm đang sống sang nong tằm mới vừa để dọn vệ sinh cho nong cũ, vừa để điều chỉnh số tằm sống trong các nong cho phù hợp (tránh tằm qúa dày trong nong cũ). - Lò sưởi: là dụng cụ để trở lửa, biện pháp điều tiết nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho tằm nhả tơ kết kén đồng thời sưởi ấm trong những ngày giá lạnh. Bảng 4.4: Tình hình sử dụng TLSX cho chăn nuôi tằm nhóm hộ điều tra (Tính bình quân cho 1 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ Yếu So Sánh (%) HK/TB HK/HY TB/HY 1. Nong Cái 12,25 9,81 9,24 1,25 1,33 1,06 2. Đũi Cái 1,67 1,05 1,00 1,59 1,67 1,05 3. Né Cái 5,42 2,93 2,71 1,85 2,00 1,08 4. Quạt điện Cái 0,50 0,22 0,19 2,25 2,63 1,17 5. Lò sưởi Cái 0,75 0,41 0,14 1,84 5,25 2,85 6. Lưới thay phân Cái 0,00 0,00 0,00 - - - (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng ta thấy: Mức độ đầu tư tư liệu sản xuất giữa các nhóm hộ là khác nhau. Nhóm hộ khá có mức đầu tư bình quân mỗi hộ lớn hơn so với nhóm hộ TB và HY. Những vật dụng thiết yếu như nong, đũi, né nhóm hộ khá trung bình lần lượt là 12,25 cái, 1,67 cái, 5,42 cái nhiều hơn so với hộ TB và HY lần lượt là 9,81 cái, 1,05 cái, 2,93 cái; 9,24 cái, 1,00 cái, 2,71 cái. Với lò sưởi và quạt điện thì nhóm hộ khá cũng trang bị nhiều hơn, giảm dần tương ứng so với hộ trung bình và hộ yếu. Giá trị của lò sưởi cũng không lớn nhưng từ đó có thể thấy hộ trung bình và hộ yếu chưa nhậ thấy tầm quan trọng của việc tạo ra một điều kiện sinh thái tốt nhất cho dời sống của tằm như: để kén chín tự nhiên mà không trở lửa, trời nóng không giảm nhiệt độ trong phòng …Thực tế điều tra cho thấy nhiều hộ vì không có biện pháp kỹ thuật mà thời tiết rét đã phải đổ cả lứa tằm. Những kỹ thuật này hộ khá đã biết lợi dụng, đầu tư ít cộng thêm với một chút kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều. Đặc biệt đối với cả 3 loại hộ đều không sử dụng lưới thay phân trong quá trình nuôi tằm, nguyên nhân của nó là do số lượng nuôi ít các hộ chủ động hớt bằng tay cho nhanh. Cho thấy sự áp dụng kỹ thuật của các hộ vẫn còn thấp, việc hớt bằng tay vừa lâu mà ảnh hưởng tới tằm vì khi hớt bằng tay sẽ làm se con tằm bị tổn thương nhiều hơn so với hớt bằng lưới. Về điều kiện phòng nuôi, theo điều tra chúng tôi thấy gần 100% số hộ đều sử dụng diện tích có sẵn của gia đình để nuôi tằm. Ngay cả nhóm hộ khá chỉ có từ 2 – 3 hộ trong mẫu có phòng nuôi tằm tách riêng khỏi nhà ở. Điều này một phần cũng ảnh hưởng đến kết quả nuôi tằm làm tăng khả năng rủi ro lên. Vì nuôi tằm chung với sinh hoạt của gia đình thì không khí phòng tằm sẽ thêm ngột ngạt… làm tằm dễ sinh bệnh và cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. ngoài ra phòng nuôi riêng tạo không gian sống tốt hơn cho tằm, người nuôi dễ dàng hơn trong việc điều tiết các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng... cho thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát dụng của con tằm, nó sẽ giảm sự ảnh hưởng của bên ngoài, hạn chế khả năng gặp rủi ro. Việc đầu tư vào các TLSX cho chăn nuôi tằm tuy giá trị nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Nhất là việc vệ sinh các TLSX, phòng tằm tạo một môi trường sạch cho tằm phát triển. Con tằm vốn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nên trang bị TLSX tốt góp phần đáng kể cho hộ giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất sản lượng kén, để đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập cho các hộ gia đình. 4.1.3 Tình hình sản xuất dâu và nuôi tằm ở các nhóm hộ điều tra 4.1.3.1 Chi phí vật chất cho sản xuất lá dâu Để có lá dâu có chất lượng, nuôi được nhiều vòng tằm tên lứa cũng như năng suất kén cao thì tất cả các hộ khi tham gia TDNT đều phải đầu tư một lượng chi phí nhất định như giống, phân bón… Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy hầu như 100% các hộ trồng dâu là mua giống bằng hom trồng một lần từ lâu, rồi qua các năm thì đốn trồng thêm từ những gốc cũ nếu có nhu cầu mở rông. Giống được tận dụng trồng vụ trước sang dùng vụ sau nếu thiếu lại đi mua của những hộ khác trong xã nhưng không nhiều lắm. Khác với các cây trồng khác, mục đích của cây dâu là lấy lá để nuôi tằm, trong quá trình sinh trưởng câu dâu hút rất nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Vì vậy, nếu không bón bổ sung chất dinh dưỡng cho cây dâu sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lá dâu. Đối với giống dâu có p-value = 0,095266 > α điều này chứng tỏ rằng mức đầu tư giống bình quân/sào giữa các nhóm hộ khá, trung bình và nhóm hộ yếu có thể bằng nhau. Bởi việc sử dụng giống của bất cứ loại cây trồng nói chung và cây dâu cũng vậy, đều phải tuân theo định mức kỹ thuật. Nếu giống quá dày thì sẽ không đủ ánh sáng và dinh dưỡng cho cây dâu phát triển tốt được, nếu trồng quá thưa thì rất lãng phí đất. Do vậy, mà việc đầu tư giống/sào của các nhóm hộ gần như là giống nhau. Qua biểu ta thấy đầu tư chi phí giống giữa các nhóm hộ xấp xỉ bằng nhau với nhóm hộ khá đầu tư hết 85,71 nghìn đồng tiền giống, hộ TB đầu tư hết 75,90 nghìn đồng và hộ yếu đầu tư hết 73,08 nghìn đồng. Bảng 4.5: Tình hình đầu tư chi phí cho cây dâu nhóm hộ điều tra (Tính bình quân cho 1 sào dâu/năm) Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ Yếu P-value 1. Giống 1.000đ 85,71 75,90 73,08 0,095266* 2. Phân bón lót 1.000đ 186,01 262,15 297,54 0,041537* - Phân chuồng 1.000đ 184,85 262,15 295,87 0,002061* - Lân 1.000đ 1,17 0,00 1,67 0,417022* 3. Phân bón thúc 1.000đ 526,38 444,50 300,49 0,001337* - Đạm 1.000đ 344,48 272,73 144,78 0,000459* - NPK 1.000đ 181,90 171,77 155,71 0,090218* 4. Thuế đất trồng dâu 1.000đ 283,33 205,93 148,81 1,24E-11* Tổng chi phí 1.000đ 1081,44 988,47 819,92 3,88E-08* (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% Giai đoạn bón lót: Trong giai đoạn này, tất cả các hộ đều phải đầu tư 1 lượng chi phí như phân chuồng, phân lân cho cây dâu. Phân bón lót có P-value = 0,041537 cho thấy sự đầu tư chi phí giai đoạn đầu là bón lót giữa các nhóm hộ có sự khác biệt. Trong đó chi phí phần chuồng giữa các nhóm hộ có P-value = 0,002061 α điều này chứng tỏ rằng sự đầu tư phân lân giữa các nhóm hộ có thể bằng nhau, với các giá trị trung bình cho thấy hộ TB thậm chí không bón phân lân; qua giá trị bón các nhóm hộ có thể thấy các hộ hầu như không bón phân lân trong giai đoạn bón lót bởi trong giai đoạn này các hộ thường học hỏi theo nhau nên việc đồng loạt không bón phân lân là giống nhau. Giai đoạn bón thúc: Chuyển sang giai đoạn bón thúc đây là giai đoạn sau khi dâu cho thu hoạch lá. Lá dâu là sản phẩm chính thu hoạch để nuôi tằm (có dâu mới có tằm), một năm cho thu hoạch nhiều lần tùy thuộc vào số lứa nuôi của từng hộ. Vì vậy, bón phân vô cơ nhiều lần sẽ làm tăng hiệu quả phân bón và tăng chất lượng lá dâu cho nuôi tằm. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy: mỗi năm trung bình các hộ nuôi từ 7 – 9 lứa tằm, tương đương với 7 – 9 lần thu hoạch lá và một lần đốn dâu, để cung cấp dinh dưỡng cho cây dâu sinh trưởng và phát triển tốt các hộ phải bón phân làm cỏ cho dâu. Sau mỗi lần đốn như vậy các hộ thường phải tiến hành xới đất bỏ phân, thường là NPK trong giai đoạn này. Và sau mỗi lần thu hoạch lá dâu như vậy hộ đều bổ sung thêm 1 lượng phân dinh dưỡng cho cây; đó là bón thêm phân đạm hoặc phân NPK cho dâu, tùy vào kết quả nuôi tằm cao hay thấp mà mỗi hộ có mức bón khác nhau cho phù hợp. việc bón phân vô cơ là hết sức cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu, nó còn có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng với sâu bệnh cho cây dâu và con tằm, nâng cao chất lượng tơ kén. Qua bảng ta thấy phân bón thúc của các hộ là có sự sai khác nhau đã làm ảnh hưởng tới năng suất lá dâu và góp phần ảnh hưởng tới thu nhập của hộ TDNT, Với P-value = 0,001337 chứng tỏ sự khác nhau trong việc bón thúc của các nhóm hộ. Trong đó, phân đạm có P-value = 0,000459 < α chứng tỏ các nhóm hộ bón phân đạm cho dâu/sào ở thời kỳ bón thúc là khác nhau rõ rệt, nhóm hộ khá bón tới 344,48 nghìn đồng nhiều hơn so với nhóm hộ trung bình là 272,73 nghìn đồng và nhóm hộ yếu chỉ 144,78 nghìn đồng. Với phân NPK cơ P-value = 0,090218 cho thấy loại phân này giữa các nhóm hộ được bón có thể giống nhau, cho thấy giai đoạn bón thúc các hộ lựa chọn bón phân đạm là chính và phân NPK có cách bón là giống nhau. Tuy nhiên, để cây dâu cho năng suất lá cao và chất lượng lá dâu tốt các hộ không chỉ cần bón đầy đủ đạm, phân NPK mà còn phải biết cách bón vào những thời điểm thích hợp. Đây là kỹ thuật chăm sóc cây dâu riêng của từng hộ. Chi phí thuê đất với P-value = 1,24E-11 có mức ý ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO TOT NGHIEP DONG.doc
Tài liệu liên quan