PHẦN MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP XÃ. 9
1.1. Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 9
1.1.1. Khái niệm . 9
1.1.2. Đặc điểm cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 11
1.1.3. Vị trí, vai trò của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 13
1.1.4. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 14
1.2. Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 18
1.2.1. Khái niệm cơ bản . 18
1.2.2. Các năng lực cần thiết của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã . 22
1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã . 31
1.3.1. Trình độ của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã . 31
1.3.2. Bầu cử, sử dụng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã . 32
1.3.3. Quy hoạch tạo nguồn đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 32
1.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. 33
1.3.5. Công tác đánh giá cán bộ . 33
1.3.6. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ Ủy ban nhân
dân cấp xã. 34
1.3.7. Môi trường và điều kiện làm việc của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã34
1.3.8. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã . 35
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở một số
địa phương và bài học rút ra. 36
1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương. 36
1.4.2. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương. 39
TIỂU KẾT CHưƠNG 1. 41
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở, khi đủ thời gian cống hiến (thƣờng là 05 năm), sẽ
đƣợc luân chuyển, sắp xếp về những nơi có điều kiện hơn.
- Tăng cƣờng sự giám sát của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đối
với cán bộ: Phát huy dân chủ ở cơ sở, vai trò giám sát của hệ thống chính trị trong
công tác quản lý đội ngũ cán bộ, rèn luyên về phẩm chất đạo đức, kịp thời phát hiện
và kiến nghị xử lý những cán bộ không đủ năng lực, suy thoái về đạo đức, lối sống,
phẩm chất, tham nhũng, lãng phí, mất lòng tin với nhân dân.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh [3]:
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc, có 4 thành phố, 2 thị xã và
8 huyện. Trong đó có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 67 phƣờng, 8 thị trấn
và 111 xã. Đây là tỉnh có các đặc điểm từ miền núi, biên giới, hải đảo, đồng bằng và
trung du. Do đó, đội ngũ cán bộ UBND cấp xã cũng có những đặc điểm riêng biệt ở
mỗi vùng. Trong những năm qua, Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách nhằm
nâng cao năng lực cán bộ nói chung và cán bộ UBND cấp xã nói riêng, thể hiện:
- Chính sách đãi ngộ: tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích
38
đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn nhân lực về công tác tại tỉnh, cũng
nhƣ có chế độ chính sách đối với cán bộ tại địa phƣơng.
- Đào tạo, bồi dƣỡng: chủ động rà soát tiêu chuẩn, chức danh, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch và mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, trong đó tập trung công tác Đảng, chính
quyền, đoàn thể; những lĩnh vực chuyên môn gồm tƣ pháp, văn hóa, xã hội, nông -
lâm nghiệp, thủy lợi, xây dựng...; bồi dƣỡng kỹ năng cơ bản trong xử lý tình huống
giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin... Các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công
tác đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các
mặt của đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ UBND cấp xã từng
bƣớc đƣợc phát triển cả số lƣợng và chất lƣợng.
- Khuyến khích tinh thần tự học tập: Đề cao việc tự học tập, tự rèn luyện của
công chức xã; đề cao trách nhiệm cá nhân và tăng cƣờng sự giúp đỡ của cấp uỷ,
chính quyền, đoàn thể cấp trên trong xây dựng đội ngũ công chức xã.
- Luân chuyển, đề bạt: Trƣớc đây, việc luân chuyển cán bộ UBND cấp xã trên
địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Không ít trƣờng hợp cán bộ không muốn luân
chuyển, ngại luân chuyển hoặc nếu phải luân chuyển thì cũng làm việc cầm chừng,
“chờ thời” để trở lại nơi làm việc cũ. Để khắc phục tình trạng này, Tỉnh ủy yêu cầu
các cấp ủy cơ sở thực hiện việc luân chuyển cán bộ bài bản, xây dựng kế hoạch và
lộ trình rõ ràng. Trong đó nhấn mạnh việc đào tạo cán bộ trƣớc khi luân chuyển.
Thực hiện ý kiến của Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối
hợp với Trƣờng Chính trị Nguyễn Văn Cừ tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức, kỹ
năng quản lý xã hội; kỹ năng tiến hành công tác dân vận đối với số cán bộ thuộc
diện luân chuyển. Do vậy, việc lựa chọn địa bàn khó khăn, phức tạp để luân chuyển
cán bộ, đào tạo cán bộ trƣớc khi luân chuyển trở thành cách làm sáng tạo của Quảng
Ninh đƣợc Trung ƣơng ghi nhận. Đặc biệt là việc cấp ủy các cấp đã luân chuyển
một số cán bộ thuộc diện quy hoạch đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở những địa
bàn khó khăn nhƣ Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Cô Tô...
- Kết quả thực thi công vụ: địa phƣơng coi việc hoàn thành nhiệm vụ của cán
bộ luân chuyển là căn cứ đánh giá cán bộ. Cán bộ luân chuyển về cơ sở đều đƣợc
39
cấp ủy các cấp giao trọng trách đảm nhiệm chức vụ chủ trì, trong đó phần lớn là
đảm nhiệm chức vụ bí thƣ cấp ủy. Do vậy, khi đánh giá cán bộ, các Thị ủy, Huyện
ủy căn cứ vào những vấn đề đƣợc nêu ra ở từng địa phƣơng để xem xét mức độ
chuyển biến, khắc phục, sửa chữa sau thời gian cán bộ thuộc diện luân chuyển đảm
nhiệm nhiệm vụ. Đối với những trƣờng hợp cán bộ thuộc diện luân chuyển không
hoàn thành nhiệm vụ, không thể hiện năng lực của mình, cấp ủy từng cấp sẽ có
phƣơng án bố trí, sử dụng phù hợp, không để kéo dài, ảnh hƣởng đến sự phát triển
chung của cơ sở.
1.4.2. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của hai địa phƣơng, Thanh Hóa và Quảng Ninh,
có thể rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu bầu cử cán bộ: Cần thực hiện bầu
cử theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”. Chính sách thu hút nhân
tài đã và đang đƣợc áp dụng cũng là một giải pháp cho các xã thu hút đƣợc và ngày
càng nhiều cán bộ giỏi về làm việc trong cơ quan nhà nƣớc nói chung và UBND cấp
xã nói riêng.
Thứ hai, thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ có ý nghĩa quan trọng
trong việc bố trí, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn và chính xác; là căn cứ để xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển và thực hiện chính sách
đối với cán bộ; đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi ngƣời cán bộ phấn đấu, rèn luyện
và tự hoàn thiện bản thân.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ nhằm từng bƣớc khắc phục tình
trạng khép kín, cục bộ địa phƣơng. Việc thực hiện điều động, luân chuyển lãnh đạo
các phòng, ban của huyện về giữ các chức danh chủ chốt ở các xã có tình hình phức
tạp, yếu kém trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời luân chuyển
cán bộ từ xã lên huyện nhằm kết hợp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ xã dự nguồn các
chức danh chủ chốt ở cơ sở.
Thứ tƣ, tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Cần thƣờng xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về các hoạt động, các mặt công
tác của địa phƣơng và của từng đơn vị một cách nghiêm túc, toàn diện. Xử lý
40
nghiêm những trƣờng hợp vi phạm, lấy đó làm gƣơng răn đe; đồng thời cũng phải
đảm bảo việc xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất; nếu có vi phạm nghiêm trọng thì phải
xử lý ngay. Điều này sẽ tạo thêm hiệu lực cho việc chấp hành kỷ luật hành chính.
Phải ngăn ngừa việc tiêu cực ngay trong bản thân những ngƣời thực hiện việc thanh
tra công vụ bằng cách lựa chọn những cán bộ trong sạch, hiểu biết pháp luật, ý thức
kỷ luật cao để làm công tác thanh tra công vụ. Trong quá trình hoạt động, các đoàn
thanh tra cần có sự kiểm tra chéo lẫn nhau và phát huy vai trò giám sát, phản biện
của nhân dân và của chính đối tƣợng thanh tra trong hoạt động công vụ. Đẩy mạnh
các cuộc sinh hoạt thƣờng kỳ, nhất là sinh hoạt chi bộ, qua đó chỉ ra đƣợc những
mặt ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân để đội ngũ cán bộ cấp xã phát huy mặt mạnh,
khắc phục mặt yếu kém.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp. Tiến hành
thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đối với cán bộ xã nhƣ: chính sách thu hút,
đãi ngộ nhân tài; chính sách bố trí, sử dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học
về công tác tại xã; chế độ phụ cấp đặc biệt đối với các xã vùng dân tộc thiểu số và
miền núi... Qua đây, động viên sự nhiệt tình hăng hái, củng cố sự đoàn kết, thống
nhất trong đội ngũ công chức cấp xã, ngăn chặn những tiêu cực của công chức và
thực hiện công bằng xã hội. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cần phải đƣợc quan
tâm thƣờng xuyên, đúng mực. Không chỉ ở trình độ chuyên môn, trình độ lý luận
chính trị mà cả những kỹ năng cần thiết của một cán bộ trong thực thi công vụ: kỹ
năng giao tiếp, tiếp đón nhân dân, sự tự tin, sự mạnh dạn trong các cuộc họp
Thứ sáu, thực hiện chính sách cán bộ không phải chỉ là công việc của riêng
Đảng hay chính quyền, mà rất cần sự chung tay giúp sức của toàn bộ hệ thống chính
trị, của bản thân những ngƣời cán bộ. Cán bộ làm việc trong hệ thống chính quyền
cấp xã nên coi trách nhiệm thực hiện chính sách cán bộ cũng là trách nhiệm của các
tổ chức đó. Mặt khác, cán bộ xã gắn bó trực tiếp, thƣờng xuyên với gia đình, họ
hàng, làng xóm, cùng sống và làm việc với dân làng, bởi vậy phải biết tuyên truyền,
động viên nhân dân trong xã ủng hộ, tham gia quá trình thực hiện chính sách đối với
cán bộ.
41
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, luận văn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về cán bộ
UBND cấp xã, đƣa ra khái niệm về năng lực cán bộ UBND cấp xã. Từ việc phân
tích các cơ sở xác định năng lực, luận văn đã luận giải các năng lực cần thiết,
phân tích bốn tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã, bao gồm trình độ,
kỹ năng, thái độ và kết quả thực hiện công việc. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng
lực cán bộ UBND cấp xã và các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nâng cao
năng lực của cán bộ UBND cấp xã cũng đã đƣợc chỉ ra và phân tích nhằm làm cơ
sở để nghiên cứu thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai ở chƣơng 2 và đƣa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ UBND
cấp xã ở chƣơng 3.
42
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ
UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
2.1. Khái quát về huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lào Cai, vùng đất
thƣợng nguồn - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, có vị thế quan trọng về kinh tế,
văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh của tỉnh Lào Cai. Huyện Bát Xát có tổng diện
tích tự nhiên 105.662,38 ha, có 87,3 km đƣờng biên giới, có 22 xã, 1 thị trấn (10 xã
biên giới, 17 xã đặc biệt khó khăn). Bao gồm thị trấn: Bát Xát và các Xã: Y Tý, Ngải
Thầu, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tƣờng, Dền Sáng, Dền Thàng,
Mƣờng Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tòng Sành, Sảng Ma
Sáo, Bản Vƣợc, Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Mƣờng Vi, Cốc Mỳ [27].
- Địa hình:
Toàn bộ nền địa hình Bát Xát đƣợc kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là
hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim.
Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m.
Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực
(vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc
điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng
thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình
tƣơng đối bằng phẳng.
- Khí hậu thời tiết: Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mƣa
nhiều. Do ảnh hƣởng của địa hình nên đƣợc chia thành hai khu vực khí hậu
C. khác nhau: thấp nhất 14,3 .
- Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tƣơng
đối đều.
- Tài nguyên khoáng sản: Bát Xát có nhiều tài nguyên khoáng sản quý đã và
43
đang đƣợc đầu tƣ khai thác nhƣ: Mỏ đồng Sin Quyền có trữ lƣợng trên 50 triệu tấn,
mỏ sắt Bản Vƣợc, A Mú Sung, mỏ A Pa Tít, mỏ đá vôi, đất sét, cát, sỏi. Ngoài ra
còn có một số khoáng sản khác đang đƣợc thăm dò, khảo sát nhƣ mỏ: Đất Hiếm,
Cao Lanh, vàng Sa Khoáng, Pen Pát. Nguồn tài nguyên và khoáng sản đã và đang là
nội lực cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là mỏ đồng sẽ là nguồn
thu hút lao động lớn của huyện cũng nhƣ tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Bát Xát có dân số toàn huyện là 79.589 ngƣời, gồm 14 dân tộc anh em sinh
sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 17,02%, Giáy chiếm 19.07%, Hmông chiếm
29,9%, Dao chiếm 26,9%, Hà Nhì chiếm 5.71%, còn lại là các dân tộc khác chiếm
1,42%. Là huyện nghèo, trình độ dân trí thấp, tập tục lạc hậu tuy có chuyển biến
nhƣng vẫn tồn tại trong một số dân tộc. Cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng yêu cầu phát
triển; thƣờng bị ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn; tỷ lệ đói nghèo cao, đời
sống kinh tế của đồng bào còn nhiều khó khăn phần nào ảnh hƣởng đến thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng [27].
Về văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, huyện đã quán triệt quan điểm của
Đảng gắn phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, củng cố
quốc phòng an ninh, thực sự coi văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội. Đây chính là
động lực để Bát Xát phát triển bền vững. Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc mở rộng đến
các thôn bản. Tháng 5/2000, huyện đƣợc công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu
học - Chống mù chữ; hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng đội tuổi
vào năm 2005; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007 và phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2013. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có
nhiều tiến bộ, không để dịch bệnh lớn xảy ra, 23/23 xã, thị trấn đều có trạm y tế, trang
thiết bị y tế đƣợc nâng cấp phục vụ khám chữa bệnh cho Nhân dân. Hoạt động văn
hoá, thông tin, thể dục thể thao có bƣớc phát triển đáp ứng mức hƣởng thụ văn hoá và
nhu cầu thông tin ngày càng phong phú của Nhân dân, phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá đƣợc triển khai sâu rộng; tỷ lệ dân số đƣợc xem truyền
hình Việt Nam, nghe Đài tiếng nói Việt Nam tăng. Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, diện
mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Công tác quốc phòng, an ninh đƣợc quan tâm trong
44
đó kết hợp chặt chẽ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an
ninh, thực hiện tốt việc xây dựng khu vực phòng thủ phù hợp với địa bàn huyện,
trọng tâm là xây dựng cơ sở xã, thị trấn vững mạnh toàn diện góp phần bảo vệ vững
chắc độc lập chủ quyền, biên giới quốc gia; thực hiện đƣờng lối đối ngoại mở rộng,
xây dựng đƣờng biên giới hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển.
Nhìn chung, huyện Bát Xát là huyện biên giới của tỉnh Lào Cai với nhiều
thuận lợi, tiềm năng lợi thế. Kinh tế xã hội của địa phƣơng tiếp tục phát triển; cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tích cực đúng hƣớng, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng;
hệ thống kết cấu hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ; chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới đƣợc triển khai quyết liệt, đạt đƣợc những kết quả quan trọng; Văn hóa xã hội
đƣợc quan tâm đầu tƣ và có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
đƣợc nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo.
Tuy nhiên, địa phƣơng cũng tồn tại những khó khăn đó là có địa bàn rộng, dân
số đông, kinh tế chủ yếu thuần nông; cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội; thu nhập và đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Đội
ngũ ngƣời hoạt động không chuyên trách tại thôn, tổ dân phố vẫn còn một số ít hạn
chế về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực vận động quần chúng.
Chính những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đã góp phần
nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, hoạt động của chính quyền, Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể có nhiều đổi mới, trong đó có vai trò của UBND cấp xã và vai
trò lãnh đạo của cán bộ UBND cấp xã. Những thuận lợi và phát triển kinh tế xã hội
đã giúp cho đội ngũ cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
trau dồi thêm kinh nghiệm, có cơ hội đƣợc bồi dƣỡng học tập, nắm đƣợc các thông
tin chỉ đạo kịp thời của chính quyền các cấp để nâng cao năng lực của mình.
Tuy nhiên kinh tế còn nhiều khó khăn khiến cho việc đầu tƣ cho đào tạo bồi
dƣỡng cán bộ vì thế còn gặp không ít hạn chế; dẫn đến việc nâng cao năng lực cán
bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện còn chậm. Môi trƣờng làm việc ít đƣợc đầu tƣ,
trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu ảnh hƣởng đến kết quả làm việc.
Địa bàn khó khăn, chia cắt về mặt địa hình khiến cho việc đi lại, giao lƣu, học
tập bồi dƣỡng cũng khó khăn hơn. Địa bàn huyện nhiều đồng bào dân tộc thiểu số,
45
đòi hỏi cán bộ phải hiểu về tính đa dạng trong văn hoá, phong tục tập quán, cách
thức ứng xử phù hợp, hiểu tiếng dân tộc, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao khả
năng sử dụng tiếng dân tộc, am hiểu văn hoá địa phƣơng trên địa bàn mình quản lý.
Đây là một áp lực không nhỏ đến việc nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã
trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
2.2. Khái quát về cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai
Huyện Bát Xát hiện có 22 xã và 01 thị trấn, bao gồm: Thị trấn Bát Xát, Các
xã: Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tƣờng, Dền
Sáng, Dền Thàng, Mƣờng Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan,
Tòng Sành, Sảng Ma Sáo, Bản Vƣợc, Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Mƣờng Vi,
Cốc Mỳ [27].
- Về cán bộ, công chức cấp xã:
Cán bộ, công chức của 23 xã, thị trấn tính đến tháng 7/2017 so với năm 2016 có
521 ngƣời (tăng 22 ngƣời). Trong đó: cán bộ, công chức là nữ: 165 ngƣời (tăng 18
ngƣời), chiếm 31,67%; trẻ dƣới 30 tuổi: 122 ngƣời (giảm 42 ngƣời) chiếm 23,41%; 30-
40 tuổi: 357 ngƣời (tăng 73 ngƣời) chiếm 68,52%; 41-50 tuổi: 46 ngƣời (giảm 08 ngƣời)
chiếm 8,83%; 51-60 tuổi: 6 ngƣời (giảm 01 ngƣời) chiếm 1,15%.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bát
Xát đã có sự tăng lên đáng kể về tỷ lệ nữ, về độ tuổi 30-40.
- Về cán bộ UBND cấp xã:
+ Số lƣợng cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát năm 2017 là 53 ngƣời đƣợc
thể hiện qua bảng 2.1:
46
Bảng 2.1. Số lƣợng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai năm 2017
STT Tên đơn vị
Phân loại
đơn vị hành
chính
Số lƣợng
Chủ tịch
UBND cấp
xã (1)
Số lƣợng
Phó chủ
tịch UBND
xã tối đa (2)
Số lƣợng Phó
chủ tịch
UBND xã
hiện có (3)
1 Quang Kim Loại 1 1 2 1
2 Bản Qua Loại 1 1 2 2
3 Bản Vƣợc Loại 1 1 2 1
4 Cốc Mỳ Loại 1 1 2 1
5 Trịnh Tƣờng Loại 1 1 2 2
6 Nậm Chạc Loại 1 1 2 2
7 A Mú Sung Loại 1 1 2 2
8 A Lù Loại 1 1 2 2
9 Ngải Thầu Loại 1 1 2 2
10 Y Tý Loại 1 1 2 2
11 Tòng Sành Loại 2 1 1 1
12 Cốc San Loại 2 1 1 1
13 Phìn Ngan Loại 2 1 1 1
14 Thị trấn Bát Xát Loại 2 1 1 1
15 Mƣờng Vi Loại 2 1 1 1
16 Bản Xèo Loại 2 1 1 1
17 Pa Cheo Loại 2 1 1 1
18 Mƣờng Hum Loại 2 1 1 1
19 Nậm Pung Loại 2 1 1 1
20 Dền Thàng Loại 2 1 1 1
21 Trung Lèng Hồ Loại 2 1 1 1
22 Sàng Ma Sáo Loại 2 1 1 1
23 Dền Sáng Loại 2 1 1 1
23 xã, thị trấn
10 xã loại 1;
13 xã, thị
trấn loại 2 *
23
33 30
Tổng cộng (1) + (3) = 53
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bát Xát) [27]
( *: UBND xã loại 1 có không quá hai Phó Chủ tịch, xã loại 2 và loại 3 có một
Phó chủ tịch)
47
Nhƣ vậy qua bảng 2.1, tính đến tháng 7/2017, theo thống kê của phòng
Nội vụ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai số lƣợng chức danh cán bộ UBND cấp xã
là 53 ngƣời.
Trong đó:
+ Bao gồm 23 chủ tịch UBND cấp xã và 30 phó Chủ tịch UBND cấp xã.
+ Cơ cấu về giới tính:
Cơ cấu về giới tính khá chênh lệch, nam giới chiếm 48/53 ngƣời (90,6%), nữ
giới chiếm 5/53 ngƣời (9,4%), tuổi đa dạng nhƣng cơ cấu cơ bản bản từ 35-51 tuổi.
2.3. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa
bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay
2.3.1. Về trình độ
- Về trình độ văn hóa:
Theo thống kê của phòng Nội vụ huyện Bát Xát, 100% cán bộ UBND cấp xã
có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông (53/53), không có ai ở trình độ
học vấn dƣới trung học phổ thông, đáp ứng đúng tiêu chuẩn về trình độ văn hóa của
cán bộ UBND cấp cơ sở.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Trình độ chuyên môn cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát giai đoạn 2014-
2017 đƣợc thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2017
Trình độ
chuyên môn
2014 2015 2016 2017
Số
lƣợng
Tỷ lệ %
Số
lƣợng
Tỷ lệ %
Số
lƣợng
Tỷ lệ Số
lƣợng
Tỷ lệ %
%
Trên Đại học 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%
Đại học 11 20% 27 48% 27 51% 32 60%
Cao đẳng 0 0% 1 2% 1 2% 1 2%
Trung cấp 25 45% 22 39% 24 45% 19 36%
Sơ cấp và chƣa
qua đào tạo
20 35% 6 11% 1 2% 1 2%
Tổng 56 100% 56 100% 53 100% 53 100%
(Nguồn: Phòng Nội vụ Bát Xát) [27]
48
Từ Bảng 2.2 có thể thấy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chủ tịch và phó
chủ tịch UBND cấp xã giai đoạn 2014 - 2017 tăng đáng kể. Số cán bộ có trình độ có
trình độ Đại học tăng lên trong khi số cán bộ có trình độ Trung cấp và sơ cấp giảm
xuống. Cụ thể trình độ đại học tăng từ 20% lên 60%, trình độ cao đẳng tăng từ 0%
lên 2%, trình độ trung cấp giảm từ 45% xuống còn 36%, trình độ sơ cấp và chƣa
qua đào tạo giảm mạnh từ 35% xuống còn 2%. Có thể từ số liệu bảng 2.2 thể hiện
thành hình sau (xem hình 2.1):
Hình 2.1. Biều đồ cơ cấu trình độ chuyên môn cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai năm 2016
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bát Xát) [27]
Theo hình 2.1 và bảng 2.2, tính đến tháng 7/2017, đã có 98% cán bộ đạt chuẩn
về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó, cán bộ có trình độ trên đại học là 0/53
chiếm 0%, trình độ đại học là 32/53 ngƣời chiếm 60%, trình độ cao đẳng là 1/53
ngƣời chiếm 2%, trình độ trung cấp là 19/53 ngƣời chiếm 36%, trình độ sơ cấp và
chƣa qua đào tạo chiếm 1/53 ngƣời chiếm 2%.
Nhƣ vậy có thể thấy cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát có trình độ chuyên
môn tƣơng đối cao, phần lớn đều đã đƣợc đào tạo. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học,
cao đẳng đang tăng dần. Tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp, sơ cấp và chƣa qua đào
tạo đang có xu hƣớng giảm dần. Điều này cho thấy công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ đƣợc cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Bát Xát đặc biệt coi trọng. Đồng thời
49
phản ánh đúng xu hƣớng không ngừng học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc của đội
ngũ cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát.
- Trình độ lý luận chính trị:
Trình độ lý luận chính trị cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát giai đoạn 2014-
2017 đƣợc thể hiện qua bảng 2.3:
Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2017
Trình độ 2014 2015 2016 2017
lý luận
chính trị Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Cao cấp 0 0% 0 0% 0 0% 1 2%
Trung
cấp
12 21% 15 27% 46 87% 52 98%
Sơ cấp 23 41% 28 50% 5 9% 0 0%
Chƣa qua 21 38% 13 23% 2 4% 0 0%
đào tạo
Tổng 56 100% 56 100% 53 100% 53 100%
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bát Xát)[27]
Bảng tổng hợp 2.3 trên cho thấy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ
UBND cấp xã, huyện Bát Xát đang ngày càng đƣợc nâng cao. Số cán bộ đã qua đào
tạo lý luận chính trị tăng lên trong khi số cán bộ chƣa qua đào tạo lý luận chính trị
giảm xuống. Cụ thể số cán bộ đã qua đào tạo lý luận chính trị tăng từ 62% năm
2014 lên 100% năm 2017, số cán bộ chƣa qua đào tạo lý luận chính trị giảm từ 38%
năm 2014 xuống còn 0% năm 2017. Tỷ lệ 100% số cán bộ đã qua đào tạo lý luận
chính trị cho thấy rằng năng lực của đội ngũ cán bộ đảm bảo việc thực hiện các
nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần vào hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa
phƣơng. Tính đến tháng 7/2017, có 1/53 cán bộ UBND cấp xã có trình độ cao cấp
50
lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 2%, 52/53 số cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính
trị chiếm tỷ lệ 98%. Đây là một kết quả nổi bật cho thấy đội ngũ cán bộ Chủ tịch và
Phó chủ tịch UBND cấp xã có trình độ lý luận chính trị cao.
Số lƣợng cán bộ UBND cấp xã đƣợc đào tạo về lý luận chính trị dần tăng lên
góp phần nâng cao nhận thức về chính trị của cán bộ. Điều này cho thấy đƣợc rằng
trong những năm gần đây, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt UBND cấp xã đã nhận
đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của Huyện ủy, UBND huyện Bát Xát đã cử đi đào
tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị các Học viện chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Trƣờng chính trị tỉnh và các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ theo chức năng,
nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Thông qua đó mà nâng cao cơ hội tiếp cận với các kiến
thức mới, khả năng tiếp thu và lĩnh hội tri thức sâu sắc, rộng mở. Từ đó, có thể giúp
họ củng cố và phát triển thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học về mặt lý luận
cũng nhƣ hoạt động thực tiễn, trau dồi thêm những kiến thức cần thiết cho hoạt
động lãnh đạo, quản lý của mình.
Vì vậy, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành ở địa
phƣơng, là một trong những tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức.
- Trình độ quản lý nhà nước:
Tính đến tháng 7/2017, tổng số cán bộ UBND cấp xã đã qua bồi dƣỡng kiến
thức quản lý hành chính nhà nƣớc là 52/53 ngƣời chiếm tỷ lệ 98%, trong đó đào tạo
sơ cấp là 20/53 ngƣời (chiếm 38%) và trung cấp là 32/53 ngƣời (chiếm 60%), số chƣa
đƣợc đào tạo bồi dƣỡng là 2/53 ngƣời (chiếm 2%). Nhƣ vậy, số cán bộ đƣợc bồi
dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc đã thay đổi theo chiều hƣớng tích cực trong giai
đoạn 2014-2017. Điều này cho thấy việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý hành
chính nhà nƣớc đã đƣợc quan tâm đúng mức. Kiến thức quản lý nhà nƣớc trang bị
cho đội ngũ cán bộ những hiểu biết cơ bản nhất về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy
nhà nƣớc, nguyên tắc tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, quyền và nghĩa
vụ của cán bộ, công chức, những điều cán bộ, công chức không đƣợc làm, những
phẩm chất cần thiết của cán bộ, công chức... Điều này rất quan trọng, hỗ trợ rất nhiều
cho họ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, mang lại hiệu quả trong
51
hoạt động quản lý, điều hành, uy tín của chính quyền địa phƣơng.
Trình độ quản lý nhà nƣớc của cán bộ UBND cấp xã, huyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_can_bo_uy_ban_nhan_dan_cap_xa_huyen_bat_xa.pdf