Luận văn Năng lực công chức văn phòng – thống kê phường thuộc quận thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài luận văn .1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.5

3.1. Mục đích nghiên cứu .5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.6

4.1. Đối tượng nghiên cứu .6

4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn .6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.6

5.1. Phương pháp luận .6

5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.8

7. Kết cấu của luận văn.8

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN

PHÒNG - THỐNG KÊ CẤP XÃ .9

1.1. Công chức cấp xã, công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã .9

1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã và công chức Văn phòng – Thống kê

cấp xã .9

1.1.2. Đặc điểm công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.11

1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.14

1.2. Năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã .18

1.2.1. Khái niệm năng lực công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã .19

1.2.2. Nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã theo quy

định của pháp luật .23

1.2.3. Tiêu chuẩn đối với công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã theo

quy định của pháp luật.28

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực công chức văn phòng – thống kê phường thuộc quận thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Thống kê cấp xã không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức công vụ và tích lũy kỹ năng giao tiếp hành chính. Ngoài quy định của Bộ Nội vụ gắn với tiêu chuẩn công chức cấp xã; hành vi, thái độ của công chức cấp xã còn được đánh giá theo quy định của Quy 36 chế văn hóa công sở. Tuy hàng năm, trong đánh giá cán bộ công chức, viên chức và đặc biệt công chức cấp xã, chưa thực sự coi đây là một tiêu chí cần quan tâm khi xem xét năng lực. Nhiều địa phương căn cứ vào quy định của Thủ tướng Chính phủ đã chi tiết và cụ thể hóa thành tiêu chí bắt buộc, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc cho cơ quan nhà nước phải cam kết thực hiện. Tuy nhiên, không phải tất cả quy định của Quy chế này đều thuộc về nhóm yếu tố năng lực. Thước đo yếu tố này thường không quy định. Có thể đánh giá có hay không có năng lực liên quan yếu tố này qua khảo sát ý kiến của công dân thường xuyên tiếp xúc với công chức cấp xã nói chung và công chức Văn phòng – Thống kê nói riêng. 1.2.5. Tiêu chí đánh giá năng lực công chức Văn phòng – Thống kê xã thông qua kết quả thực thi nhiệm vụ Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã sẽ phải dựa vào nhiệm vụ cụ thể được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã giao cho và những công việc, nhiệm vụ đã được quy định trong tiêu chuẩn chức danh của công chức cấp xã nói chung và công chức Văn phòng - Thống kê nói riêng. Trong điều kiện của Việt Nam, công chức cấp xã tách ra khỏi nhóm công chức từ huyện trở lên. Do đó, một mặt đánh giá công chức hàng năm dựa vào những tiêu chí/ tiêu chuẩn theo quy định chung của pháp luật. Đồng thời Phòng Nội vụ của huyện căn cứ vào đó để hướng dẫn đánh giá công chức cấp xã. Mức độ đánh giá và phân loại chia làm 4 cấp độ: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; - Không hoàn thành nhiệm vụ. 37 Theo quy định trên, nếu công chức cấp xã được xếp ở hai mức tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tức có đủ năng lực. Hai trường hợp sau là chưa đủ năng lực. Dựa vào đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao để kiểm tra năng lực, đòi hỏi phương pháp đánh giá phải hoàn thiện và tìm ra đúng “mức độ hoàn thành”. Nếu không có phương pháp đánh giá đúng, sẽ cho kết quả sai lệch. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã 1.3.1. Công tác tuyển dụng Tuyển dụng là quá trình bổ sung những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào đội ngũ công chức. Đây là một quá trình thường xuyên và cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức. Theo tinh thần đổi mới, từ nay trở đi việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. 1.3.2. Công tác bố trí, sử dụng công chức Bố trí, sử dụng công chức một cách khoa học và hợp lý phù hợp với trình độ chuyên môn sẽ giúp công chức đó phát huy được năng lực, sở trường của bản thân. Đồng thời dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.3.3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng Đây là một khâu quan trọng của công tác cán bộ, trong quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng, công chức sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng khác nhau để có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Qua thực tế, nếu các công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm sẽ làm cho hiệu quả công việc của công chức được nâng lên rõ rệt. 1.3.4. Công tác quy hoạch Công tác quy hoạch nhằm phát hiện công chức trẻ có khả năng, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác quy hoạch đã tạo động lực 38 cho các công chức làm việc tâm huyết, đánh thức các tiềm năng sẵn có của cá nhân, giúp họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. 1.3.5. Công tác đánh giá công chức Đây là khâu quan trọng của quá trình quản lý công chức, kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích công chức thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Công tác đánh giá công chức được thực hiện tốt, sẽ tạo niềm tin cho các công chức sẵn sàng cống hiến, có thái độ làm việc chuyên môn hơn cũng như nâng cao năng lực tham mưu. 1.3.6. Chính sách tiền lƣơng và đãi ngộ đối với công chức Đây là chính sách quan trọng, tác động đến việc nâng cao năng lực công chức. Chính sách tiền lương hợp lý và chế độ đãi ngộ phù hợp là điều kiện, yếu tố đảm bảo cho việc làm hiệu quả của cán bộ, công chức. 39 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Đội ngũ công chức Văn phòng Thống kê có vai trò, chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng trong bộ máy chính quyền cơ sở, góp phần xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở các mối quan hệ đã trực tiếp tham mưu giúp UBND cấp xã điều hành công việc. Là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân trong việc triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật vào thực tiễn đời sống xã hội. Chương 1 đã đề cập đến khung lý thuyết về công chức và năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã, làm rõ các khái niệm bao gồm: công chức, công chức Văn phòng - Thống kê xã, khái niệm năng lực và các tiêu chí đánh giá năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê xã, các nhân tố ảnh hưởng. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện ở chương 3. 40 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG - THỐNG KÊ CÁC PHƢỜNG THUỘC QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Thủ Đức tác động đến năng lực của công chức Văn phòng – Thống kê các phƣờng 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Theo nghị định 03/CP của Chính Phủ ngày 06/01/1997, huyện Thủ Đức được chia tách thành 3 quận bao gồm: quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức. Sau khi chia tách, quận Thủ Đức mới thành lập có diện tích 4.776ha, bao gồm diện tích và dân số của: Linh Tây, Linh Đông, Linh Trung, Linh Chiểu, Linh Xuân, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ; Theo tổng điều tra mới nhất năm 2019 thì dân số quận Thủ Đức có khoảng 590.000 người. Là một quận ven thành phố hình thành trên cơ sở chia tách từ huyện, do vậy quận Thủ Đức không có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội. Bốn tuyến đường lớn (xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13, quốc lộ 1K và quốc lộ 1 - xa lộ Đại Hàn cũ) chạy qua huyện Thủ Đức trước kia và quận Thủ Đức hiện nay đều được xây dựng từ giai đoạn trước 30/4/1974; đến năm 1998 thì tuyến xa lộ Hà Nội mới được cải tạo mở rộng như hiện tại, và mới đây nhất là tuyến đường Phạm Văn Đồng được xây dựng năm 2013. Song song với những công trình được đầu tư cấp quốc gia đó; Việc thành phố và quận đầu tư nâng cấp mở rộng đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, cơ cấu thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao; bộ mặt đô thị chuyển biến tích cực. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Về Kinh tế: 41 Sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Thủ Đức được cập nhật mới nhất trong báo cáo chính trị của quận (tính đến hết năm 2019 và có dự báo cho năm 2020). Bảng 2.1 Số liệu giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh CHỈ TIÊU ĐVT 06 THÁNG CUỐI NĂM 2015 2016 2017 2018 2019 ƢỚC THỰC HIỆN NĂM 2020 Giá trị sản xuất (giá thực tế) Tỷ đồng 18.905 20.637 22.752 25.318 27.8 20 29.936 - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng " 10.059 10.484 11.339 12.398 13.0 78 13.732 - Thương mại - Dịch vụ 8.750 10.037 11.318 12.838 14.6 65 16.132 - Nông nghiệp " 96 116 95 82 77 72 Cơ cấu giá trị sản xuất (giá thực tế) % 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng " 53,2 50,8 49,8 49,0 47,0 45,9 - Thương mại - Dịch vụ " 46,3 48,6 49,8 50,7 52,7 53,9 - Nông nghiệp " 0,5 0,6 0,4 0,3 0,3 0,2 Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) Tỷ đồng 6.534 14.090 15.457 16.921 18.3 43 19.641 - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng " 4.185 8.684 9.280 9.947 10.4 93 11.018 - Thương mại - Dịch vụ " 2.314 5.325 6.095 6.904 7.78 4 8.562 - Nông nghiệp " 35 81 82 70 66 61 Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất (giá so sánh ) % 13,8 7,8 9,7 9,5 8,4 7,1 42 CHỈ TIÊU ĐVT 06 THÁNG CUỐI NĂM 2015 2016 2017 2018 2019 ƢỚC THỰC HIỆN NĂM 2020 - Thương mại - Dịch vụ " 15,1 15,1 14,5 13,3 12,7 10 - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng " 13,1 3,7 6,9 7,2 5,5 5 - Nông nghiệp " 5,9 16,4 0,6 -13,8 -6,7 -6,7 Thu ngân sách Tỷ đồng Tổng thu ngân sách nhà nước " 897 2.055 2.286 2.013 2.25 0 2.362 Thu Thuế Công thương nghiệp “ 233 550 643 657 789 920 Thu trừ tiền sử dụng đất “ 506 1.302 1.560 1.621 1.81 8 2.112 Tổng chi ngân sách địa phương " 455 929 1.057 1.372 1.50 7 1.368 (Nguồn: báo cáo phát triển Kinh tế, Văn hóa Xã hội, Quốc phòng An ninh của quận Thủ Đức giai đoạn 2015 - 2020) Từ bảng trên có thể thấy: - Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bình quân đạt 8,5% (vượt 1,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết là 7% - 8%). Đến năm 2020 đạt 19.580 tỷ/ 17.100 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010). Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 5,6% (chỉ tiêu 5%), ngành dịch vụ - thương mại tăng 13,1% (chỉ tiêu 12%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đạt mục tiêu định hướng đề ra. Hoạt động thương mại, dịch vụ, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh tác động tích cực đến sản xuất, bình ổn thị trường, góp phần giảm dần các điểm kinh doanh tự phát. Các ngành 43 có mức tăng trưởng cao như buôn bán ô tô, xăng dầu, thực phẩm, các loại hình dịch vụ ngành logistics có sự phát triển mạnh so với đầu nhiệm kỳ đã đóng góp lớn vào giá trị tăng trưởng kinh tế Quận. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được phối hợp triển khai với nhiều hình thức đa dạng, kịp thời kết nối thông tin xúc tiến thương mại đầu tư trong và ngoài nước, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp ngày một sâu rộng, số doanh nghiệp tiếp cận kịp thời nguồn vốn và số vốn giải ngân đều tăng; qua đó, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các hoạt động ý nghĩa trên địa bàn. Thành phần kinh tế tư nhân có bước phát triển và mở rộng, quản lý tốt hoạt động hộ kinh doanh, kịp thời vận động hộ đủ điều kiện chuyển sang doanh nghiệp. Thành phần kinh tế hợp tác được quan tâm củng cố và đã có những chuyển biến nhất định. Các hợp tác xã đã chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012. - Tình hình thu, chi ngân sách Kinh tế tăng trưởng gắn với giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, kiểm soát chặt nợ đọng, góp phần tạo nguồn thu ngân sách trên địa bàn hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu pháp lệnh Thành phố giao, tốc độ thu tăng bình quân khoảng 7,3%/năm. Tính đến năm 2019, thu ngân sách Nhà nước theo phân cấp (không tính nguồn thu từ tiền sử dụng đất) đã đạt 1.972,2 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 2.112 tỷ đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh Thành phố giao, so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra vượt 62,46% (1.300 tỷ đồng). Chi ngân sách địa phương luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đảm bảo chính sách an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. 44 Về xã hội: Các hoạt động văn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội ở dân cư. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã thực sự tạo bước chuyển biến tích cực, tác động trên nhiều mặt của đời sống xã hội, các mô hình xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, khu phố văn hóa, phường văn minh đô thịđi vào thực chất và ngày càng được nhân rộng; các khu vui chơi giải trí phát triển nhanh, văn hóa đô thị, văn hóa giao tiếp ứng xử trong Nhân dân, nhất là cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật ngày càng phong phú, sôi động, có nhiều sáng tạo, các chương trình liên hoan, hội thi, hội diễn, biểu diễn nghệ thuật được chú trọng về chất lượng và hướng mạnh về cơ sở, góp phần phục vụ tốt hơn đời sống văn hóa tinh thần của đông đảo Nhân dân. Thiết chế văn hóa cơ sở được mở rộng, kịp thời đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, khôi phục để phục vụ tốt nhu cầu học tập, sinh hoạt, giải trí lành mạnh của Nhân dân; hầu hết các khu phố đều có tủ sách pháp luật, đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc của Nhân dân; các câu lạc bộ, đội nhóm trong hoạt động văn hóa - xã hội được hình thành, phát triển và duy trì hoạt động có hiệu quả. Công tác bảo tồn, quản lý di tích lịch sử, văn hóa được tập trung, đặc biệt là Nhà Truyền thống Thủ Đức được đầu tư xây dựng mới và đưa vào hoạt động. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được quan tâm, từ công tác tuyên truyền vận động đến công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm; hoạt động kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội được duy trì thường xuyên, có xác định trọng tâm, tập trung trong từng thời điểm, từng bước tạo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Hoạt động thể dục - thể thao, rèn luyện thân thể với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao thể chất cho 45 người dân, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; thể thao thành tích cao của Quận tiếp tục có nhiều bước tiến bộ, nâng cao theo từng năm và có nhiều đóng góp thành tích cho thể thao Thành phố và Quốc gia. Các thiết chế, công trình và cơ sở vật chất thể dục thể thao công lập hiện có trên địa bàn tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục - thể thao có định hướng, ngày càng đi vào nền nếp, tác dụng tích cực. Tỷ lệ người dân tự giác tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 32,3% dân số toàn Quận, tăng trên 5% so với năm 2015, đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân luôn được quan tâm, hệ thống y tế ở cơ sở được đầu tư và kịp thời nâng cấp, mở rộng; các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú trọng. Nhận thức về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của Nhân dân ngày càng tăng. Công tác phòng, chống dịch bệnh được tập trung, chủ động phòng ngừa ngăn chặn và khống chế kịp thời không để dịch bệnh lan rộng. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực y tế luôn được tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở y tế tư nhân đầu tư, phát triển, mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn. Công tác truyền thông, vận động và giáo dục về dân số được triển khai thực hiện đồng bộ với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, gắn với việc thực hiện các chương trình, đề án về nâng cao chất lượng dân số đạt được những kết quả khả quan. Công tác quản lý an toàn thực phẩm được đẩy mạnh, thường xuyên tổ chức tập huấn, truyền thông, giáo dục về an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh và Nhân dân. Chính sách an sinh xã hội luôn đảm bảo, quan tâm giải quyết kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi cho người có công, quan tâm chăm lo các đối tượng bảo trợ xã hội; kịp thời giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Tập 46 trung thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, phát huy tốt vai trò của cả hệ thống chính trị và các nguồn lực xã hội quan tâm chăm lo, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và giảm các chiều thiếu hụt hàng năm. Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho người lao động được tập trung, công tác đào tạo nghề được nâng cao và mở rộng, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là tạo được sự liên kết với các trường cao đẳng nghề, trường nghề trên địa bàn. Quận đã đầu tư nâng cấp trường Trung cấp nghề của quận thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn là trường có nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Ngoài ra, quận cũng đã đầu tư rất nhiều trường học từ mầm non đến trung học phổ thông để phục vụ nhu cầu học tập của thanh thiếu niên, đáp ứng kịp thời tình hình phát triển dân số và đô thị hóa; đây là một điểm nổi bật mà quận Thủ Đức và từng nhiệm kỳ đại hội Đảng thường xuyên quan tâm thực hiện. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có sự phối hợp thực hiện tốt, xây dựng nhiều mô hình phù hợp với trẻ em. Công tác bình đẳng giới được duy trì trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động việc làm, y tế, giáo dục và đào tạo. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai, phối hợp thực hiện khá đồng bộ, nhất là khâu tuyên truyền, vận động; phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm luôn nhận được sự đồng tình hưởng ứng của người dân; công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các đối tượng vi phạm, đồng thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ người nghiện, góp phần kiềm chế không để phát sinh tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn. 2.1.3. Tác động của tình hình kinh tế - xã hội đến năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê các phƣờng 47 Với điều kiện kinh tế - xã hội như vậy, việc tác động đến năng lực của công chức Văn phòng Thống kê phường có thể đánh giá trên các khía cạnh: Thứ nhất, đội ngũ công chức phường nói chung và công chức Văn phòng Thống kê phải chịu áp lực công việc cao hơn do quy mô/tỷ lệ dân cư và các hoạt động kinh tế ở đô thị lớn hơn ở nông thôn trong khi định biên/biên chế là tương đương nhau. Công chức phường thường xuyên tiếp xúc, trao đổi giải quyết công việc của công dân; đồng thời có trách nhiệm triển khai việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật để nhân dân thực hiện nhằm đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế - văn hóa xã hội. Đồng thời, họ là những người tham mưu cho lãnh đạo và Ủy ban nhân dân phường ban hành các kế hoạch, chương trình phù hợp với qui định pháp luật và thực tế cuộc sống. Vì thế, công chức phường là người phải hiểu rõ nhất về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời kịp thời nắm bắt thông tin, tham mưu điều chỉnh các chương trình, kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn phường, khu phố, tổ dân phố. Thứ hai, địa bàn quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, viện đào tạo, bồi dưỡng (của khu vực công và khu vực tư), khu công nghiệp của cả nước, do đó cũng là nơi tập trung nguồn nhân lực được đào tạo căn bản, có chất lượng cao. Bên cạnh đó, đời sống đô thị với sự phát triển của công nghiệp, thương mại, dịch vụ rất sôi động. Đời sống kinh tế - văn hóa, giáo dục, y tế ở đô thị tốt hơn nhiều so với nông thôn. Từ đó dẫn đến tính cạnh tranh trong tuyển dụng công chức cao hơn chính quyền địa phương, có thể lựa chọn được đội ngũ công chức phường có trình độ, năng lực và kinh nghiệm hơn. Thứ ba, tính phức tạp của hoạt động nghiệp vụ, công vụ của công chức phường cao, thể hiện ở một số khía cạnh như: số lượt thủ tục hành chính phải giải quyết hàng ngày lớn; mức độ phức tạp của các thủ tục hành chính cao do đối tượng phục vụ là nhiều tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh 48 tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính ở mức độ cao. Trên phương diện quản lý Nhà nước trên địa bàn quận, hoạt động của Công chức phường rất đa dạng và phức tạp; tất cả những hoạt động đơn giản nhất trong đời sống người dân như cấp giấy đăng ký kết hôn, đăng ký hộ tịch cho đến những việc quan trọng, phức tạp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ như quản lý thực hiện quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, hộ tịch, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị đều đòi hỏi đội ngũ công chức phường phải có trình độ, kỹ năng nhất định. Mặt khác, do các phường có mật độ dân số đông, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, nhiều biến động, trình độ dân trí cao nên đòi hỏi công chức phường có tính chuyên môn cao. Hơn nữa, do sự đa dạng và phát triển nhanh của quá trình đô thị hóa, nên công chức phường hầu hết đều kiêm nhiệm nhiều việc mặc dù được bố trí theo chức danh cụ thể. 2.2. Thực trạng năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các phƣờng trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1. Tổng quan về công chức Văn phòng – Thống kê phƣờng trên địa bàn Quận Thủ Đức Theo điều 4 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thì số lượng công chức Văn phòng Thống kê phường trên địa bàn Quận Thủ Đức như sau: Bảng 2.1 Số lƣợng công chức Văn phòng Thống kê các phƣờng trên địa bàn Q.Thủ Đức giai đoạn 2016-2019 STT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Phường Hiệp Bình Chánh 2 3 4 4 3 2 Phường Hiệp Bình Phước 2 3 3 3 3 3 Phường Bình Chiểu 2 3 3 3 3 49 4 Phường Bình Thọ 2 2 2 2 2 5 Phường Linh Chiểu 2 2 3 3 2 6 Phường Linh Xuân 2 2 3 3 3 7 Phường Linh Trung 3 3 2 3 3 8 Phường Linh Tây 2 2 2 2 2 9 Phường Linh Đông 1 2 2 2 2 10 Phường Tam Bình 1 1 2 2 2 11 Phường Trường Thọ 2 2 3 3 3 12 Phường Tam Phú 2 2 2 2 2 Tổng cộng 23 27 31 32 30 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Qua bảng 2.1, cho thấy số lượng công chức, người lao động đảm nhiệm vị trí Văn phòng Thống kê qua từng năm từ giai đoạn 2015-2019, điều đó gắn với quy định hiện hành thì đã tương đối hợp lý so với chỉ tiêu, vị trí việc làm và yêu cầu công việc. Về cơ cấu, theo báo cáo của Phòng Nội vụ Quận Thủ Đức thì tính đến hết năm 2019, cơ cấu công chức Văn phòng Thống kê được thể hiện như sau: 50 Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính Năm Tổng số Trong đó Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ 2015 23 10 43,47% 13 56,53% 2016 27 10 37,04% 17 62,96% 2017 31 14 45,16% 17 54,84% 2018 32 15 46,88% 17 53,12% 2019 30 14 46,67% 16 53,33% (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Qua bảng 2.2 có thể nhận thấy số lượng công chức nam chiếm tỉ lệ cao hơn công chức nữ qua số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm. Độ tuổi của công chức Văn phòng Thống kê được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi STT Năm Tổng <=30 Từ 31 đến 35 tuổi Từ 36 đến 40 tuổi Từ 41 đến 45 tuổi Từ 46 đến 50 tuổi Từ 51 đến 55 tuổi >55 1 2015 23 10 2 4 2 2 2 1 2 2016 27 14 2 4 2 2 2 1 3 2017 31 16 4 4 2 2 1 2 4 2018 32 17 4 3 3 2 1 2 5 2019 30 16 4 3 2 3 1 1 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Từ bảng 2.3 thống kê về cơ cấu độ tuổi của công chức Văn phòng Thống kê phường trên địa bàn quận Thủ Đức được phân bố đều ở các độ tuổi, tuy nhiên độ tuổi dưới 40 đang chiếm tỉ lệ lớn. Đây là một thuận lợi trong quá trình trẻ hóa đội ngũ, thực hiện chuẩn hóa công chức Văn phòng Thống kê phường trên địa bàn quận Thủ Đức. 51 Đối với cơ cấu ngạch công chức, trên địa bàn các Phường thuộc Quận, cơ cấu ngạch công chức Văn phòng – Thống kê được thể hiện ở bản dưới đây: Bảng 2.5: Cơ cấu ngạch công chức phƣờng STT Thời gian SỐ lƣợng Đang giữ ngạch Chuyên viên Tỷ lệ (%) Cán sự Tỷ lệ (%) Nhân viên Tỷ lệ (%) 1 2015 23 10 43,48 0 0 13 56,52 2 2016 27 10 37,04 0 0 17 62,96 3 2017 31 10 32,26 2 6,45 21 61,29 4 2018 32 12 37,50 2 6,25 18 56,25 5 2019 30 11 36,67 2 6,67 17 56,66 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Từ bảng số liệu trên, tỷ lệ công chức Văn phòng - Thông kê có tỉ lệ chuyên viên và nhân viên chiếm tỉ lệ cao, trong khi đó tỉ lệ cán sự chiếm tỉ lệ thấp. Như vậy, công chức Văn phòng - Thống kê phường trên địa bàn quận Thủ Đức cơ bản đạt được yêu cầu đặt ra về ngạch công chức. 2.2.2. Thực trạng năng lực công chức Văn phòng - Thống kê các phƣờng trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2.1. Về kiến thức Kiến thức của công chức văn phòng thống kê trước hết thể hiện ở trình độ chuyên môn, bảng dưới đây mô tả trình độ chuyên môn của công chức Văn phòng - Thống kê phường. 52 Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn Tiêu chí Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thạc sỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Đại học 22 95,65 26 96,30 28 90,32 29 90,62 28 93,33 Cao Đẳng 0 0 0 0 2 6,45 2 6,25 2 6,67 Trung cấp 1 4,35 1 3,70 1 3,23 1 3,13 0 0 Sơ cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Thủ Đức) Trình độ chuyên môn của công chức Văn phòng - Thống kê qua bảng trên cho thấy, cơ bản đều có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó chiếm phần lớn là đã tốt nghiệp đại học. Qua đó, cho thấy trình độ chuyên môn của công chức Văn phòng Thống kê phường đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của vị t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_cong_chuc_van_phong_thong_ke_phuong_thuoc.pdf
Tài liệu liên quan