Luận văn Năng lực của công chức tỉnh Luang Prabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH

QUYỀN CẤP TỈNH, NƯỚC CHDCND LÀO .6

1. 1. CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH, NƯỚC CHDCND LÀO.6

1.1.1. Khái niệm công chức.6

1.1.2. Chính quyền cấp tỉnh.9

1.1.3. Khái niệm công chức của chính quyền cấp tỉnh.13

1.2. NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH .16

1.2.1. Khái niệm năng lực.16

1.2.2. Khái niệm năng lực của công chức chính quyền cấp tỉnh.20

1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực của công chức chính quyền cấp tỉnh.21

1.2.4. Những tiêu chí đánh giá về năng lực của công chức của chính quyền

cấp tỉnh.24

1.3. Sự cần thiết nâng cao năng lực của công chức chính quyền cấp tỉnh ở Lào

.30

1.3.1. Công cuộc đổi mới của CHDCND Lào và yêu cầu nâng cao năng lực

cán bộ, công chức .30

1.3.2. Tình hình thế giới đòi hỏi nâng cao năng lực cán bộ, công chức các

cấp ở Lào.32

1.3.3. Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước đòi

hỏi phải nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức các cấp .35

Tiểu kết chương 1 .38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CHÍNH

QUYỀN TỈNH LUANG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN

DÂN LÀO.39

2.1. Thực trạng đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, nước

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.39

2.1.1. Khái quát tỉnh Luang Phra Bang .39

2.1.2. Tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh Luang Pra Bang .42

2.1.3. Đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang.44

2.2. Khảo sát năng lực của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang,

nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.49

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực của công chức tỉnh Luang Prabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang có tiềm năng và điều kiện khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội như: diện tích nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp hai bên bờ sông Mê Công thuận lợi cho trồng trọt; có rất nhiều sông suối để làm thủy lợi, thủy điện. Đây là tiềm năng lớn của nước Lào nói chung, và tỉnh Luang Phra Bang nói riêng, đã đáp ứng điện năng cả nước Lào và bán ra nước ngoài như: Thái Lan,... 42 Tỉnh Luang Phra Bang có con đường quốc lộ 13 đi qua và nhiều đường giao thông khác tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại buôn bán và du lịch với các tỉnh trong cả nước. Tỉnh Luang Phra Bang còn có một số tuyến đường bộ và đường hang không đi nước ngoài như: Luang Phra Bang – Vinh (Việt Nam); Luang Phra Bang – Điện Biên Phủ (Việt Nam); Luang Phra Bang – Hà Nội (Việt Nam); Luang Phra Bang – Xiêng Hải (Trung Quốc); Luang Phra Bang – Khun Minh (Trung Quốc); Luang Phra Bang – Xiêng Mày (Thái lan); Luang Phra Bang – Lơi (Thái Lan).[1] 2.1.2. Tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh Luang Pra Bang Chính quyền tỉnh Luang Phra Bang là đơn vị hành chính địa phương; có chức năng quản lý hành chính nhà nước về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội; quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các tài nguyên khác; bảo vệ đất đai, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; thực hiện công việc ngoại giao do Chính phủ CHDCND Lào giao. Sự hình thành và phát triển chính quyền tỉnh Luang Phra Bang từ năm 1975 đến nay đã có sự biến chuyển và thay đổi. Trước năm 1991, chính quyền tỉnh Luang Phra Bang phân thành 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Mỗi cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Còn làng (bản) của chính quyền cấp xã chỉ bố trí một số cán bộ xã đảm nhiệm. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban hành chính các cấp có Ban thường trực gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên là Chánh văn phòng. Ủy ban hành chính cấp tỉnh có 11 thành viên là lãnh đạo các sở, ban của tỉnh: Văn phòng hành chính tỉnh, Ban quản lý quân đội, Ban quản lý an ninh, Sở kinh tế, Sở tài chính, Sở tuyên huấn – tuyên truyền – văn hóa, Sở giáo dục – thể dục – thể thao, Sở công chính – giao thông vận tải, Sở bưu điện bưu thông, và Tòa án nhân dân tỉnh. 43 Ủy ban hành chính cấp huyện có 7 thành viên là lãnh đạo các phòng của huyện: Văn phòng hành chính huyện, Phòng quân sự an ninh, Phòng kế hoạch - tài chính, Phòng tuyên huấn – tuyên truyền – văn hóa, Phòng giáo dục, Phòng bưu điện bưu thông, và Tòa án nhân dân huyện. Ủy ban hành chính cấp xã bao gồm: Chủ tịch xã, phó chủ tịch xã và một số ủy viên. Sau năm 1991, thực hiện Hiến pháp 1991 và chủ trương của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V, chính quyền tỉnh Luang Phra Bang có bước thay đổi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Chính quyền tỉnh Luang Phra Bang đã được củng cố lại với 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp bản; thực hiện quản lý theo cơ chế thủ trưởng; sáp nhập vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Ở tỉnh có tỉnh trưởng (kiêm Đảng và Nhà nước), ở huyện có huyện trưởng, ở bản có trưởng bản đứng đầu. Tỉnh trưởng có một phó tỉnh trưởng, huyện trưởng có một phó huyện trưởng, trưởng bản có 1-2 phó trưởng bản giúp việc. [5] Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của tỉnh Luang Phra Bang gồm 1 cơ quan giúp việc trực tiếp là văn phòng chính quyền, 12 phòng trực thuộc tỉnh trưởng và 13 sở, ban tham mưu thuộc ngành dọc (bộ). Từ năm 1994 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 21/BCT ngày 8-5- 1993 của Bộ Chính trị trung ương Đảng và Thông tư số 29 ngày 9-10-1993 của Ban củng cố bộ máy cấp trung ương, chính quyền tỉnh Luang Phra Bang đã tiến hành củng cố lại bộ máy hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản. Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của tỉnh Luang Phra Bang gồm 13 cơ quan hành chính thuộc tỉnh trưởng và 22 Sở, ban chuyên môn theo ngành dọc. [4] 44 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của huyện gồm văn phòng huyện (giúp việc trực tiếp cho huyện trưởng và bí thư) và 16 phòng chuyên môn thuộc ngành dọc (tham mưu cho huyện trưởng, giám đốc sở). Một bản có trưởng bản, 1 hoặc 2 phó trưởng bản và một số ủy viên giúp việc như: ủy viên kinh tế, ủy viên văn hóa xã hội, ủy viên quốc phòng – an ninh. Đến nay, về mặt hành chính tỉnh Luang Phra Bang có 12 huyện, 425 bản. 2.1.3. Đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, suốt 38 năm (1975 đến nay), đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang ngày càng phát triển, tăng lên về số lượng và chất lượng, đã là nhân tố quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Luang Phra Bang. 2.1.3.1. Số lượng Số lượng công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang: - Tổng số công chức trong 13 cơ quan hành chính của tỉnh Luang Phra Bang là 593 người, nữ là 184 người. Tỷ lệ công chức nữ chiếm 31,02% số công chức.[3] 45 Bảng 2. Số lượng công chức trong 13 cơ quan hành chính tỉnh Luang Phra Bang STT Các cơ quan Công chức Tổng cộng Nữ 1 Văn phòng hành chính tỉnh 72 30 2 Ban tổ chức tỉnh 43 21 3 Ban tuyên huấn tỉnh 35 18 4 Ban thanh tra tỉnh 30 17 5 Đoàn thanh niên tỉnh 35 11 6 Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh 37 16 7 Công đoàn tỉnh 30 13 8 Mặt trận tổ quốc 25 16 9 Trường Chính trị - Hành chính tỉnh 35 19 10 Tổ chức chữ thập đỏ 24 10 11 Văn phòng liên minh cựu chiến binh 15 8 12 Văn phòng di tích 10 6 13 Tổ chức quản lý đô thị và phát triển nông thôn 18 5 Tổng cộng 409 184 Nguồn: Ban tổ chức tỉnh Luang Phra Bang ( 2018) - Tổng số công chức trong 22 sở của tỉnh Luang Phra Bang là 1.890 người, nữ là 593 người. Tỷ lệ công chức nữ chiếm 31,37% số công chức.[2] 46 Bảng 3. Số lượng công chức trong 22 sở ở tỉnh Luang Phra bang TT Tên các sở Công chức Tổng cộng Nữ 1 Sở Kế hoạch và đầu tư 41 22 2 Sở Khoa học công nghệ 37 15 3 Trung tâm thống kê tỉnh 58 19 4 Sở Tài chính 64 30 5 Sở Công thương 59 21 6 Sở Điện lực và mỏ 30 11 7 Sở Nông – lâm nghiệp 95 32 8 Sở Giao thông vận tải và công cộng 72 20 9 Sở Quan hệ quốc tế 26 16 10 Sở Thông tin văn hóa và du lịch 52 19 11 Sở Giáo dục và thể thao 190 100 12 Sở Y tế 158 107 13 Sở Tư pháp 36 16 14 Sở Tòa án Nhân dân 35 12 15 Sở Kiểm sát nhân dân 29 13 16 Văn phòng quốc hội khu vực 06 45 15 17 Sở Lao động và phúc lợi xã hội 50 20 18 Thuế 70 27 19 Kho bạc Nhà nước 45 29 20 Sở tài nguyên và môi trường 65 30 21 Sở nội vụ 25 12 22 Sở bưu chính – viễn thông và truyền thông 15 7 Tổng cộng 1.297 593 Nguồn: Ban tổ chức tỉnh Luang Phra Bang (2018) - Tổng số công chức trong 12 huyện của tỉnh Luang Phra Bang là 11.014 người, nữ là 3.076 người. Tỷ lệ công chức nữ chiếm 27,92% số công chức. Hiện nay, số lượng công chức (trong biên chế Nhà nước) chưa đủ, vẫn phải hợp đồng thêm một số lượng đáng kể ở một số cơ quan, đơn vị của tỉnh. Những người làm theo chế độ hợp đồng đều rất trẻ, đã được đào tạo cơ bản nhưng vì chưa có chỉ tiêu biên chế bổ sung nên phải làm hợp đồng. 47 2.1.3.2. Độ tuổi Cơ cấu độ tuổi của công chức tỉnh Luang Phra Bang: Bảng 5. Cơ cấu độ tuổi công chức tỉnh Luang Phra Bang Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Nữ (người) Dưới 30 tuổi 3.499 39,99% 2.009 Từ 31 – 35 tuổi 3.115 35,8% 2,020 Từ 36 – 40 tuổi 1.454 14,9% 892 Từ 31 – 45 tuổi 549 5,83% 379 Từ 46 – 50 tuổi 384 3,72% 186 Từ 41 – 55 tuổi 294 2,94% 154 Từ 56 – 60 tuổi 199 1,99% 95 Từ 60 tuổi trở lên 150 1,05% 53 Nguồn: Ban tổ chức tỉnh Luang Phra Bang (2018) Số liệu trên cho thấy công chức tỉnh Luang Phra bang còn rất trẻ, số công chức từ 40 tuổi trở xuống chiếm tới gần 90%. Đây là một lợi thế cho việc nâng cao năng lực công chức, nhưng mặt khác, lại thể hiện sự non yếu về năng lực thực tiễn và kinh nghiệm thực thi công vụ. Độ tuổi của công chức ở tỉnh Luang Phra Bang rất là đa dạng, phần lớn là công chức trẻ tuổi, nhưng vẫn có một số công chức gần đến tuổi về hưu, nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong các cơ quan, đơn vị vì có nhiều cống hiến và có nhiều kinh nghiệm. Những công chức lớn tuổi, mà theo truyền thống Lào hay nói "Người già hay quên trước quen sau" có nghĩa là khi người già làm việc gì đó hôm nay, sang ngày mai là quên hết. Do vậy, đó là bất cập ở tỉnh Luang Phra Bang và cần quan tâm, có chiến lược hợp lý. 2.1.3.3. Giới tính Quan điểm bình đẳng toàn diện giữa nam và nữ là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 21 này, thế giới đã đạt được những bước tiến vượt bậc bề khoa học kỷ 48 thuật và kinh tế. Thế nhưng ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, cái hố ngăn cách về thân phận giữa phụ nữ và nam giới vẫn chưa được san bằng. Theo truyền thống Lào, thông thường hay nói là "con gái như là chân sau của con voi, con trai như là chân trước", ở đây có nghĩa là con trai lúc nào cũng là người lãnh đạo đi trước, kể cả ở gia đình và ở cơ quan, nhưng không phải là tất cả mọi thứ. Theo số liệu thống kê công chức của tỉnh Luang Phra Bang là 9.644người; trong đó nam là 5.791người, nữ là 3.853 người. Bảng 6. Cơ cấu giới tính của công chức tỉnh Luang Phra Bang Nguồn: Ban tổ chức tỉnh Luang Phra Bang (2018) Số liệu cho thấy số công chức của tỉnh Luang Phra Bang hiện nay chủ yếu là nam, số công chức nữ chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ nam bình quân chiếm 55,20%; nữ chỉ có 44,79%. Tuy nhiên, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ban, ngành, cơ quan khác nhau, tỷ lệ nam - nữ cũng cao thấp khác nhau. Số lượng nữ tham gia công tác nhiều, nhưng giữ các cương vị lãnh đạo và quản lý thì ít hơn nam. Trước đây, nữ tham gia vào đội ngũ công chức quản lý kinh tế và quản lý nhà nước có xu hướng giảm. Tỷ lệ đảng viên nữ nhiều nơi có xu hướng giảm do chưa coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện cho chị em nữ phát triển. Việc phân bố công chức nữ cũng không đều trong cơ quan, các chị thường giữ chức vụ rất 55.20% 44.79% Theo giới tính Nam Nữ 49 ít, chỉ được đề bạt vào vị trí không thể bố trí công chức nam hoặc công chức nam không muốn tham gia. Sau khi Đảng và Nhà nước Lào có chính sách bình đẳng nam - nữ và tăng tỷ lệ cán bộ, công chức quản lý. Chính phủ đã thành lập Ủy ban vì sự tiến bộ phụ nữ quốc gia theo Nghị định số 37/TTg, ngày 01/04/2003. Hiện nay trong các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương tỷ lệ nữ giới làm người quản lý và lãnh đạo đã tăng lên rõ rệt, minh chứng cho thấy Chủ tịch Quốc hội Lào hiện nay cũng là phụ nữ.[11] 2.2. Khảo sát năng lực của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, công chức chính quyền cấp tỉnh nói riêng. Hàng năm, ngân sách nhà nước đã chi một khoản khá lớn cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, cũng như cho quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang. Năng lực của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang được thể hiện qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và trình độ lý luận chính trị. Trình độ là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực. Nó phản ánh rõ nhất năng lực của mỗi công chức, có tác dụng rất lớn đến hiệu quả công việc mà họ đảm nhận trong quá trình thực thi công vụ. Nâng cao năng lực của công chức chính quyền tỉnh là nhiệm vụ then chốt của Tỉnh ủy, Chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, thể hiện qua việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ học vấn, kiến thức thức chuyên môn, trình độ chính trị cho công chức. Tỉnh ủy, Chính quyền tỉnh Luang Phra Bang cũng chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho công chức người dân tộc, cũng như công chức nữ. 50 2.2.1. Trình độ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang 2.2.1.1. Trình độ lý luận chính trị Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu cầu về kiến thức rất quan trọng mà công chức cần phải có. Bởi vì, muốn cho hoạt động của mình có đi đúng hướng và có hiệu quả như mong muốn của Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào thì mỗi người công chức phải có kiến thức về lý luận chính trị, để hiểu được mình đang sống trong xã hội nào, hiểu được đường lối, chủ trương của Đảng NDCM Lào, để làm sao tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương này trong quần chúng nhân dân được thành công. Đa số công chức ở tỉnh Luang Phra Bang được rèn luyện, thử thách trong quá trình cách mạng lâu dài, gian khổ và thực tiễn xây dựng kinh tế, có bản lĩnh vững vàng, có ý thức độc lập tự chủ, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào và nhân dân Lào đã lựa chọn. Nhiều công chức hăng hái, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo cấp dưới, cơ sở thực hiện và góp phần hoạch định các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Phra Bang. Trong điều kiện tỉnh Luang Phra Bang còn nghèo, đời sống còn khó khăn và trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, phần lớn công chức vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, chăm lo đến sự nghiệp chung. Nhiều công chức có ý thức tự bồi dưỡng, rèn luyện, có ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, gìn giữ sự đoàn kết. Đây là truyền thống cực kỳ quý báu của cán bộ, công chức của tỉnh Luang Phra Bang, là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm và giữ gìn sự ổn định chính trị tỉnh Luang Phra Bang trong những năm qua. 51 Qua số liệu điều tra, thống kê về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang năm 2018 cho thấy: Bảng 8: Trình độ chính trị công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang Nội dung Công chức Tổng số Nam Nữ Trình độ lý luận 9.644 5.791 3.853 Tiến sĩ 12 12 0 Thạc sĩ 29 26 3 Đại học 151 127 24 Cao cấp 129 88 41 Trung cấp 3.604 2.106 1.498 Cấp cơ sở 4.106 2.493 1.613 Bồi dưỡng ngắn hạn 1.613 879 628 Nguồn: Ban Tổ chức tỉnh Luang Phra Bang Qua số liệu điều tra cho thấy, tất cả công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang đều được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Đây là một điểm mạnh của đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, đảm bảo cho việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng NDCM Lào thắng lợi. 2.2.1.2. Trình độ văn hóa Trước hết, phải khẳng định trình độ văn hóa là là một trong những yếu tố quyết định và có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang trong giai đoạn hiện nay. Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào, kéo theo đó là sự hạn chế về khả năng phổ biến những chủ trương, đường lối cho quần chúng nhân dân và việc tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện. [5] 52 Bảng 9. Trình độ văn hóa công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang Trình độ học vấn Số người Nữ Tỷ lệ% Tiến sỹ 18 5 0,1% Thạc sỹ 185 20 1,9% Đại học 1.834 876 19,01% Cao đẳng 2.989 1.367 30,99% Trung học 3.886 1.151 40,29% Cơ sở 580 243 6,01% Không bằng cấp 152 91 1,57% Tổng cộng 9.644 3.853 100% Nguồn: Ban Tổ chức tỉnh Luang Phra Bang (2018) Nhìn chung, trình độ học vấn của đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang phra Bang còn thấp. Phần lớn công chức tỉnh Luang Phra Bang có trình độ cao đẳng, trung học. Số lượng công chức có trình độ đại học, sau đại học không nhiều. Số lượng công chức có trình độ sau đại học có rất ít (18 tiến sỹ, 185 thạc sỹ). Trình độ học vấn của đội ngũ công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang thấp có nguyên nhân do có một số công chức chuyển từ vùng giải phóng sang công tác ở tỉnh chỉ được đào tạo cơ bản qua các lớp cấp tốc theo yêu cần nhiệm vụ mà mình đảm nhiệm. Do khoảng cách giữa thành thị và nông thôn còn lớn, các công chức vùng sâu, vùng xa hầu như ít có cơ hội nâng cao trình độ của bản thân. Những công chức của tỉnh Luang Phra Bang là những người đã có những thành tích lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tuổi cao rồi mới nhận chức vụ, những trình độ học vấn còn thấp, chưa đạt yêu cầu, tỉnh Luang 53 Phra Bang tạo điều kiện cho học các lớp đào tạo cơ bản để đảm bảo yêu cầu công việc. Những công chức trẻ, có năng lực, có triển vọng phát triển, trình độ văn hóa còn yếu, tỉnh Luang Phra Bang cần gửi họ đi đào tạo dài hạn để nâng cao trình độ học vấn. Năm 2018, ngân sách Nhà nước Lào dành cho ngành giáo dục đến 505,697,88 tỷ kíp, chiếm 10,76% của ngân sách nhà nước. Từ ngân sách nhà nước, tỉnh Luang Phra Bang đã gửi công chức đi đào tạo trong nước và một số gửi đi học ở nước ngoài (nhất là ở Việt Nam). [26] 2.2.1.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang được biểu hiện qua nhiều cấp độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Ở mỗi cấp độ đào tạo thể hiện yêu cầu kiến thức, trình độ chuyên môn của người công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang. Chính vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một tiêu chuẩn không thể thiếu được đối với công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang. Qua số liệu điều tra, thống kê về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang năm 2018 cho thấy: Bảng 10. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang Cấp đào tạo Số lượng Tỷ lệ% Sau đại học 203 2,1% Đại học 1.834 19,01% Cao đẳng 2.989 30,99% Trung cấp 2.965 30,74% Sơ cấp 1.386 14,37% Chưa đào tạo 267 2,76% 54 Tổng cộng 9.644 100% Nguồn: Ban Tổ chức tỉnh Luang Phra Bang (2018) Hiện nay, phần lớn công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang đều được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhưng vẫn còn một số ít công chức chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài việc nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ công chức trong những năm gần đây, tỉnh Luang Phra Bang cử nhiều công chức đi học nâng cao kiến thức về pháp luật, về quản lý kinh tế, về kinh tế thị trường, cũng như học tập chính trị nhằm nâng cao năng lực công tác của công chức. Nhìn chung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang bước đầu đáp ứng yêu cầu về năng lực, chuyên môn hiện nay. Để xây dựng và phát triển tỉnh Luang Phra Bang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang hơn nữa. 2.2.1.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học - Trình độ tin học Những năm cuối của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Chính vì vậy, công chức tỉnh Luang Pra Bang càng đòi hỏi phải có trình độ tin học. Hiện nay công chức tỉnh Luang Phra Bang đã và đang được nâng cao trình độ tin học. Việc công chức sử dụng máy vi tính ở tỉnh Luang Phra bang không phải là việc mới. Có rất nhiều máy vi tính đã được đưa vào hoạt động quản lý trong những năm gần đây, phần lớn sử dụng máy vi tính để làm báo 55 cáo, giữ tài liệu, thông tin, thống kê,... Nhưng tỉnh Luang Phra Bang vẫn chưa thực hiện việc việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý ngay cả quản lý cán bộ, công chức, tình trạng trên là do thiếu người trình độ về tin học. Hiện nay, đã có một số cơ quan của tỉnh Luang Phra Bang đã đầu tư không nhỏ để gửi công chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài về trình độ tin học. Mặt khác Tỉnh Luang Phra Bang cũng đặt ra yêu cầu công chức phải đáp ứng tiêu chuẩn về tin học và chính quyền tỉnh Luang Phra Bang cũng đã có những kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học cho công chức. Mặc dù nhiều cơ quan của tỉnh Luang Phra Bang được trang bị máy vi tính cho công chức. Nhưng nâng cao trình độ tin học cho công chức vẫn còn là một vấn đề đặt ra cho tỉnh Luang Phra Bang. Công chức là trung tâm của hoạt động quản lý, vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động quản lý. Việc nâng cao trình độ về tin học của công chức mới có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở tỉnh Luang Phra Bang, cũng như nâng cao năng suất, chất lượng thực thi công vụ của công chức. - Trình độ ngoại ngữ: Ở tỉnh Luang Phra Bang, ngoại ngữ trước đây được dùng nhiều là tiếng Pháp. Tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi trong trường học, ở các cơ quan nhà nước, trong các văn bản hành chính (như tên một số Sở, cơ quan, công ty, nhà hàng, trong các văn bằng, văn bản khác,. ). Hiện nay ở tỉnh Luang Phra Bang, tiếng Anh được dùng phổ biến nhất trong các thứ tiếng nước ngoài. Tỷ lệ công chức thông thạo một ngoại ngữ rất cao. Có một số ít người biết được 2 hoặc 3 thứ tiếng (đa số là giám đốc và phó giám đốc). Số công chức biết tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là các tiếng Anh, Nga và Pháp; số tiếng Đức, Trung Quốc, Bồ Đào Nha chiếm 56 tỷ lệ nhỏ; nhưng vẫn còn khoảng từ 40-50% công chức vẫn không biết một ngoại ngữ nào. Số công chức biết ngoại ngữ phân bố không đều giữa các cơ quan. Số công chức có chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C tuy nhiều nhưng cũng chưa phản ánh đúng năng lực ngoại ngữ của công chức. Nhìn chung, một số công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang thành thạo tiếng Anh và tiếng Việt. Đó là một phần do bản thân công chức đã học qua trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học hoặc tự học thêm ngoài giờ. Mặt khác, hàng năm tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Luang Phra Bang đã cử một số công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ở tỉnh hoặc trung ương về ngoại ngữ và vi tính; và một số công chức được cử đi học ở Việt Nam hay nước ngoài. 2.2.2. Kỹ năng của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang Kỹ năng trong hoạt động thực thi công vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một lĩnh vực nào đó vào thực tế công tác. Trong hoạt động thực thi công vụ của chính quyền tỉnh Luang Phra Bang đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Mỗi công việc, mỗi chức trách đòi hỏi có những kỹ năng khác nhau, ở những mức độ khác nhau. Để khảo sát kỹ năng của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang, tổng số có 150 lượt công chức được khảo sát (30 công chức Văn phòng hành chính tỉnh, 30 công chức Ban Tổ chức tỉnh, 30 công chức Sở Công thương, 30 công chức TP Luang Pra bang, 30 công chức huyện Xiêng Ngân. Đồng thời, cũng đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 20 Trưởng/Phó Ban, Giám đốc/Phó Giám đốc Sở, Trưởng/Phó huyện ở 5 Ban,Sở và 5 huyện để đánh giá về mức độ thành thạo các kỹ năng trong thực thi công vụ của công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang. Kết quả khảo sát được được thể hiện trong Bảng 2.9. 57 Bảng 11: Khảo sát các kỹ năng cơ bản do công chức chính quyền tỉnh Luang Phra Bang tự đánh giá Stt Kỹ năng thực thi công vụ Thành thạo Chưa thành thạo Không thể thực hiện 1 Kỹ năng tư duy 136 14 0 2 Kỹ năng giao tiếp 142 8 0 3 Kỹ năng lập kế hoạch 96 36 18 4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất 92 45 13 5 Kỹ năng soạn thảo văn bản 129 21 0 6 Kỹ năng phối hợp 104 40 6 7 Kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống 106 44 0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2018 Bảng 12: Khảo sát các kỹ năng cơ bản do Trưởng/Phó Ban, Giám/Phó Giám đốc, Trưởng/Phó huyện đánh giá Stt Kỹ năng thực thi công vụ Thành thạo Chưa thành thạo Không thể thực hiện 1 Kỹ năng tư duy 96 54 0 2 Kỹ năng giao tiếp 134 16 0 3 Kỹ năng lập kế hoạch 84 66 18 4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất 91 48 11 5 Kỹ năng soạn thảo văn bản 118 32 0 6 Kỹ năng phối hợp 94 48 8 7 Kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống 98 42 0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2018 Đối chiếu cả hai kết quả khảo sát, có thể nhận thấy rằng: Kết quả công chức chính quyền tỉnh Luang Pra Bang tự đánh giá ở các kỹ năng đều cao hơn kết quả của Trưởng/Phó Ban, Giám/Phó Giám đốc, Trưởng/Phó huyện đánh giá, kết quả này phản ánh mức độ thành thạo các kỹ năng của công chức chính quyền tỉnh Luang Pra Bang vẫn còn có vấn đề. Việc tự đánh giá của công chức chính quyền tỉnh Luang Pra Bang ở đây chỉ có tính chất tham 58 khảo, kết quả đánh giá của những Trưởng/Phó Ban, Giám/Phó Giám đốc, Trưởng/Phó huyện mới thực sự khách quan, vì công chức chính quyền tỉnh Luang Pra Bang thành thạo và thuần thục các kỹ năng thì mới thực thi công việc hiệu quả được. Chất lượng, hiệu quả công việc đều thông qua Trưởng/Phó Ban, Giám/Phó Giám đốc, Trưởng/Phó huyện xem xét và đánh giá. Từ kết quả khảo sát của Trưởng/Phó Ban, Giám/Phó Giám đốc, Trưởng/Phó huyện cũng như kết quả tự đánh giá của công chức có thể đánh giá những kỹ năng của công chức chính quyền tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_cua_cong_chuc_tinh_luang_prabang_nuoc_cong.pdf
Tài liệu liên quan