Luận văn Năng lực giảng viên ở trường đại học y dược Hải Phòng

LỜICAMĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC BẢNG. vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.viii

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

3.1. Mục đích . 5

3.2. Nhiệm vụ . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 5

4.2. Khách thể nghiên cứu. 5

4.3. Phạm vi nghiên cứu . 5

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 6

5.1. Cơ sở lý luận . 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8

6.1. Ý nghĩa lý luận. 8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn . 8

7. Kết cấu của luận văn . 8

Chương 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊNTRƯỜNG

ĐẠI HỌC Y DƯỢC . 9

1.1. Trường Đại học và giảng viên trường đại học Y Dược . 9

1.1.1. Khái quát về trường Đại học. 9

1.1.2. Khái niệm giảng viên ở trường đại học Y Dược . 11

1.2. Năng lực giảng viên của trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 13

pdf98 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực giảng viên ở trường đại học y dược Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chí rõ sẽ khó có cơ sở để đánh giá năng lực giảng viên. 1.3.6. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố khá quan trọng để tạo ra môi trường làm việc cho giảng viên thể hiện năng lực, sức sáng tạo và tinh thần làm việc của mình. Cơ sở vật chất được đảm bảo sẽ tạo được tinh thần, động lực làm việc rất lớn cho công chức, giúp họ phát huy khả năng, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ...đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất không được đảm bảo sẽ tạo ra nhiều ức chế cho giảng viên, hạn chế khả năng và sức sáng tạo của công chức trong quá trình giảng dạy và khám chữa bệnh. Vì thế, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giảng viên trường đại học Y Dược hiệnnay./. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên cơ sở khái quát, đánh giá nghiên cứu trong và ngoài nước, đến thời điểm hiện nay, sự quan tâm của các tác giả đối với năng lực giảng viên còn bỏ trống. Vì vậy, việc đánh giá năng lực giảng viên một cách toàn diện và hệ thống trên cơ sở có những tác động, giải pháp về mặt quản lý nhằm nâng cao chất lượng, năng lực cũng như chuyên môn, kinh nghiệm của giảng viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trên cơ sở khái quát về hoạt động của giảng viên, luận văn xây dựng các nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giảng viêntrường đại học Y Dược qua các lập luận, dẫn chứng, phân tích cho thấy năng lực giảng viên không chỉ đơn thuần là quản lý về mặt đội ngũ (số lượng, cơ cấu, trình độ, chuyên môn) mà cần phải đặc biệt quan tâm đến phát triển cá nhân người giảng viên (các năng lực cá nhân), đồng thời tạo môi trường thuận lợi và thiết lập các chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tạo động cơ phấn đấu nâng cao năng lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất. Từ đó, luận văn phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giảng viên. Những nội dung trình bày trên đây là cơ sở lý luận giúp phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực giảng viên của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng hiện nay. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát chung về Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Y DượcHải Phòng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế, thuộc quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình xây dựng và phát triển đã trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Cơ sở II của Trường Đại học Y Hà Nội (từ 9/1979 đến 8/1985). Giai đoạn 2: Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội (từ 8/1985 đến 24/01/1999). Giai đoạn 3: Từ 25/01/1999, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Y Hải Phòng trực thuộc Bộ Y tế, trên cơ sở Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng Giai đoạn 4: Năm 2013, trường Đại học Y Hải Phòng được đổi tên thành Trường Đại học Y Dược Hải Phòng theo Quyết định số 2153/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ [14]. Sứ mạng của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng có bề dày lịch sử gần 40 năm, là cơ sở giáo dục đại học về y tế tại khu vực đồng bằng Duyên hải Bắc Bộ, là một trong những trường hàng đầu cả nước về đào tạo trong lĩnh vực y tế. Trường được hình thành với mục tiêu nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực y tế đặc biệt là Y Dược biển – đảo. Từ khi thành lập đến nay, Trường luôn xác định rõ sứ mạng và mục tiêu của mình và đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực y tế của Đồng bằng Duyên hải Bắc bộ và cả nước. Năm 2009, trên cơ sở Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Y Hải Phòng nhà trường đã ban hành sứ mạng: "Xây dựng và phát triển 34 Trường đại học Y Hải Phòng trở thành Trường Đại học Y – Dược đào tạo đa ngành, đa cấp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế góp phần bảo về và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là đào tạo chuyên ngành y học biển – đảo; Xây dựng Trường trở thành trung tâm y – dược có uy tín trong nước và quốc tế" Năm 2017 Nhà trường đã tuyên bố: “Đào tạo nguồn nhân lực y tế uy tín, chất lượng; là trung tâm NCKH, chuyển giao công nghệ; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chú trọng phát triển Y Dược biển đảo Việt Nam”. Nội dung sứ mạng của Nhà trường được xác định phù hợp với mục tiêu chung đó là “Xây dựng và phát triển trường Đại học Y Dược Hải Phòng trở thành Trường đào tạo đa ngành với đầy đủ các chuyên ngành về Y Dược, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế chất lượng cao góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; xây dựng Trường trở thành trung tâm khoa học Y - Dược học uy tín trong nước và quốc tế”. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Trường Đại học Y Dược Hải Phòng có chức năng nhiệm vụ Đào tạo cán bộ y tế có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, đáp ứng nhu cầu cán bộ y tế cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, có khả năng tự nghiên cứu và phát triển, hợp tác trong quan hệ quốc tế đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đào tạo liên tục đối với cán bộ ngành y tế. NCKH, phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với NCKH, sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y – dược học theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định của pháp luật. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người đi biển, của cộng đồng cư dân vùng biển, vùng ven biển, hải đảo. Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề, tuổi và giới . Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của giảng viên, cán bộ, nhân viên. 35 Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định hiện hành. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong người học, trong đội ngũ giảng viên. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành đào tạo và nhu cầu xã hội. Khám chữa bệnh góp phần phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện các chương trình, dự án về chăm sóc sức khỏe nhân dân theo sự phân công của Bộ Y tế hoặc các Bộ, Ngành khác ở Trung ương. Quản lý, sử dung đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng có quyền hạn và trách nhiệm Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển của Trường phù hợp với quy hoạch của ngành y tế, giáo dục và đào tạo theo từng giai đoạn. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành mà Trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành. Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Nhà nước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, NCKH trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bó kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Trường. 36 Trường được mời các giáo sư, các chuyên gia, các nhà khoa học và các giảng viên của Trường, các Viện nghiên cứu, các Bệnh viện trong và ngoài nước đến giảng dạy và NCKH theo quy định hiện hành của Nhà nước Xây dựng tổ chức bộ máy của Trường, thành lập, giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị sự nghiệp của Trường theo quy định của pháp luật Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học-công nghệ và hoạt động tài chính. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của nhà trường đã được thực hiện theo "Điều lệ trường đại học", các qui định của Nhà nước và pháp luật, phù hợp với điều kiện cụ thể của Trường. Hiện tạicơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo mô hình 3 cấp gồm: Ban Giám hiệu (gồm 4 người); các khoa, phòng, ban, trung tâm, bộ môn, và các đơn vị khác trực thuộc trường. Trong số các bộ môn, có 7 Khoa (gồm 43 bộ môn trực thuộc) và 34 Bộ môn trực trường, 11 phòng, 3 Trung tâm (Trung tâm Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục; Trung tâm thông tin thư viện, Trung tâm hợp tác đào tạo và phát triển), 1 Bệnh viện hạng 2, 3 Ban (Quản lý Ký túc xá, Quản lý Dự án và Đầu tư xây dựng, Thanh tra – Pháp chế). Ngoài ra nhà trường có 11 Bệnh viện và Viện Y học biển là cơ sở thực hành trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, trong hệ thống các Bệnh viện thực hành của nhà trường. Về đội ngũ giảng viên đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện có 409 người, trong đó có 02 Giáo sư - Tiến sĩ (0,48%); 29 Phó giáo sư – Tiến sĩ (7,09%); 25 Tiến sĩ (6,11%); 3 Bác sĩ chuyên khoa II (0,73%); 3 Bác sĩ chuyên khoa I (0,73%); 213 Thạc sĩ(52,07%) và 140 có trình độ Đại học (34,22%). đội ngũ giảng viên kiêm chức tại các bệnh viện, cơ sở thực hành của Trường là 301 người. 37 Hiện nay, độ tuổi trung bình của giảng viên có xu hướng trẻ hoá và giữ ở độ tuổi trung bình hợp lý (35-36 tuổi) cụ thể: giảng viên có độ tuổi dưới 30 là 132 người, trong đó: 40 Thạc sỹ, 92 Đại học; giảng viên có độ tuổi từ 30 đến 40 là 172 người, trong đó có 10 Tiến sĩ, 141 Thạc sĩ, 1 Bác sĩ chuyên khoa I, 8 Bác sỹ nội trú, 13 Đại học; giảng viên có độ tuổi từ 41 đến 50 là: 43 người, chiếm tỷ lệ 10,51%, trong đó: 3 Phó Giáo sư , 16 Tiến sĩ, 23 Thạc sĩ, 1 Bác sĩ chuyên khoa II. giảng viên có độ tuổi trên 50 là 42 người, chiếm tỷ lệ 10,36%,trong đó: 02 Giáo sư, 23 Phó Giáo sư, 1 Tiến sĩ, 12 Thạc sĩ, 02 Bác sĩ chuyên khoa II, 01 Bác sĩ chuyên khoa I, 01 Đại học. Số liệu trên cho thấy trình độ Thạc sĩ ở độ tuổi 30-40 là 132 người (chiếm 32,51%), số cán bộ này có vừa có kinh nghiệm được tích lũy, vừa có khả năng học NCS, sẽ có nhiều triển vọng nâng cao trình độ chuyên môn. Trình độ đại học không có ở tuổi 41-50 và chỉ tập trung nhiều nhất ở tuổi dưới 30 cũng thể hiện độ tuổi trung bình có xu hướng trẻ hoá và sẽ được đào tạo bồi dưỡng phù hợp với sự phát triển của Trường. 2.1.4. Kết quả hoạt động Đại học Y Dược Hải Phòng Về hoạt động đào tạo Trường đào tạo đa ngành, đa nghề trong lĩnh vực y học sức khỏe. Tính đến năm học 2018 - 2019 Trường đã tổ chức đào tạo cho nhiều bậc học với nhiều chương trình đào tạo (CTĐT) khác nhau.Ở trình độ đại học, trường hiện đang giảng dạy 12 CTĐT: Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Xét nghiệm y học, đào tạo liên thông chính quy (Y đa khoa, Dược học), liên thông vừa làm vừa học (Điều dưỡng, Xét nghiệm y học từ trung cấp lên đại học và từ cao đẳng lên đại học); ở trình độ sau đại học số CTĐT là 41: nội trú (04 CTĐT), bác sĩ chuyên khoa I (17 CTĐT), bác sĩ chuyên khoa II (11 CTĐT), thạc sĩ (05 CTĐT), tiến sĩ (04 CTĐT). Các CTĐT của Trường được xây dựng và hoàn thiệndựa trên những quy định của BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và có sự tham khảo từ các CTĐT của các trường uy tín trong nước và quốc tế, có sự góp ý từ các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành và sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Trường thường 38 xuyên, định kì rà soát, điều chỉnh và đổi mới CTĐT cho phù hợp với yêu cầu xã hội, nhằm nâng cao chất lượng sinh viên khi ra trường. Các CTĐT đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường. Không chỉ vậy, để phù hợp với đặc thù của ngành y tế, CTĐT của nhà trường còn được thiết kế theo hướng cộng đồng, giúp người học có những kiến thức phù hợp với đặc thù và nhu cầu của địa phương và khu vực. Năm 2015 nhà trường bắt đầu đào tạo theo tín chỉ cho tất cả các CTĐT. Trường áp dụng phương pháp dạy học tích cực, tăng thời gian thực hành và lâm sàng, lượng giá sinh viên bằng nhiều phương pháp, bảo đảm tính khách quan và yêu cầu chất lượng. Nội dung giảng dạy luôn được bổ sung, cập nhật, sửa đổi kịp thời phù hợp với mục tiêu đào tạo hướng cộng đồng, phù hợp với chuẩn đầu ra. Số lượng người học các hệ đào tạo qua các năm học đã tăng lên nhiều, hiện tại năm học 2018-2019 là 6612 sinh viên hệ chính quy, 601 học viên sau đại học (tính đến 31/12/2018). Sinh viên và học viên Nhà trường luôn được tạo điều kiện tối đa về mọi mặt. Số lượng sinh viên chính quy đã tốt nghiệp từ năm 2013 đến 2017 là 4141, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp là trên 97,5%. Về NCKH và hợp tác quốc tế Hoạt động NCKH cùng với đào tạo là hai nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường. Trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2012 đến 2017), Trường đã và đang thực hiện được 05 đề tài cấp Nhà nước, 07 đề tài cấp Bộ/Thành phố, 812 đề tài cấp cơ sở, nhiều sách chuyên khảo; giáo trình; bài giảng phục vụ công tác giảng dạy. Ngoài ra còn có 64 bài báo đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế (Journal of Vascular Medicine & Surgery, Journal of Epidemiology, AIDS Care, Scientific Reports. Cell Rep, Scientific Research publishing,...); và 944 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước. Nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo quốc gia, được Bộ Y tế phê duyệt đăng cai tổ chức thành công 10 hội thảo quốc tế, trong đó có những hội nghị với quy mô lớn. 39 Lĩnh vực nghiên cứu Nhà trường đang thực hiện: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai kỹ thuật mới, y tế công cộng, dược liệu biển, y học biển – đảo. Ở mảng hợp tác quốc tế, Nhà trường đã xây dựng mạng lưới hợp tác quốc tế gồm 21 thành viên là giảng viên, cán bộ Khoa, Bộ môn, giai đoạn 2013-2017 Trường đã ký 26 văn bản hợp tác, liên kết đào tạo và trao đổi học thuật với nước ngoài, thiết lập quan hệ với 75 trường đại học uy tín và tổ chức giáo dục quốc tế. Một số trường đại học hàng đầu có trao đổi giảng viên và sinh viên hàng năm với trường như: Đại học Y Brest (Pháp); Đại học Iowa, Đại học Samford (Mỹ); Đại học Kanazawa, Đại học Okayama (Nhật Bản), Đại học Răng Hàm Mặt Seoul, Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc); Bệnh viện Westmead-Đại học Sydney (Úc), Đại học Toronto, Đại học Laval (Canada), Đại học Chulalongkorn, Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Đại học Kristiaanstad (Thụy Điển), Đại học Y Kunming (Trung Quốc)..... Việc trao đổi hợp tác với các nước trên thế giới đã mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của nhà trường. Về cơ sở vật chất Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, NCKH của Nhà trường theo thời gian cũng được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ. Tổng diện tích đất sử dụnglà 52.115,90 m2 và 144.704 m2thuê mượn sử dụng dài hạn phục vụ đào tạo. Nhà trường có 43 phòng học tại trường, 23 phòng học tại các bệnh viện và 20 phòng học trong các khoa của các bệnh viện, 82 phòng thí nghiệm và 1361 phòng thực hành lâm sàng tại các bệnh viện, 1 phòng máy tính thi trắc nghiệm (100 máy tính). Các phòng học được trang bị đầy đủ từ ánh sáng, âm thanh, máy chiếu.... Hệ thống mạng Internet, mạng nội bộ, wifi được trang bị đầy đủ ở cả 3 tòa nhà. Hỗ trợ công tác quản lý đào tạo nhà trường sử dụng phần mềm IU (Intelligent University), phần mềm thi trắc nghiệm, tra cứu điểm của sinh viên. Thư viện của nhà trường tính đến tháng 12 năm 2017 có 5.160 đầu sách (với 39.405 cuốn) gồm: giáo trình chuyên ngành có 196 đầu sách (với 27.181 cuốn), tài liệu tham khảo 2.240 đầu sách (với 9.101 cuốn), tài liệu ngoại văn 926 40 đầu sách (với 1.311 cuốn), luận văn luận án 1.416 đầu (với 1.425 cuốn, tạp chí chuyên ngành đóng quyển 382 đầu (với 387 cuốn); 30 chủng loại báo và 25 đầu tạp chí chuyên ngành trong nước, thư viện điện tử được kết nối với mạng lưới của Sở Khoa học công nghệ Hải Phòng và được sử dụng thư viện ảo của 17 trường đại học Y Dược ở Việt Nam; cơ sở dữ liệu của WHO (Hinari, Pubmed). Ký túc xá gồm tòa nhà 15 tầng, 395phòng khép kín đáp ứng tốt nhu cầu ở của sinh viên. Về mặt tài chính Trường là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí và đang thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, nhà trường có hệ thống quản lý tài chính chặt chẽ, tuân thủ theo các quy định của ngân sách nhà nước và các văn bản quản lý tài chính hiện hành. Nhà trường luôn bám sát nhiệm vụ đào tạo, thực hiện lập kế hoạch tài chính, phân bổ và sử dụng tài chính hợp lý, công khai, minh bạch, hiệu quả và đúng quy định của nhà nước. Trường đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy chế thu chi nội bộ phù hợp với các quy định hiện hành. Quản lý tài chính Trường theo nguyên tắc minh bạch, công khai, hiệu quả. 2.1.5. Mức độ hoàn thành công việc. Mức độ hoàn thành công việc của giảng viên trường đại học Y Dược Hải Phòng được xem xét thông qua đánh giá giảng viênhàng năm. Việc đánh giá được thực hiện theo định kỳ năm họcgiảng viên được đánh giá theo các loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Công tác đánh giá giảng viên tại nhà trường đã phần nào đáp ứng mục tiêu làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, làm căn cứ để các cấp quản lý bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên. Đồng thời, trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá, giảng viên sẽ khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. Tuy nhiên, công tác này ở Trường Đại học Y Dược Hải Phòng còn tồn tại một nhược điểm, đó là: Việc đánh giá còn 41 mang tính thủ tục hành chính; không có hiệu quả trong việc đánh giá thực chất về chuyên môn, năng lực của giảng viên do vậy mặc dù nhà trường đã thực hiện đầy đủ các quy trình trong công tác đánh giá giảng viên nhưng các giảng viên trong trường đánh giá các hoạt động này chưa được thường xuyên duy trì trong trường mà chỉ thực hiện duy nhất vào cuối năm hoc. Việc đánh giá giảng viên chưa trở thành động lực trong công việc và nâng cao năng lực giảng viên. 2.2. Thực trạng năng lực giảng viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòngđánh giá phiếu khảosát. 2.2.1. Thực trạng kiến thức của giảng viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Bảng 2. 1: Thực trạng kiến thức của giảng viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng TT Tiêu chí Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa đạt Trung bình Khá Tốt 1 Kiến thức chuyên môn 24 12 60 44 2.89 2 2 Kiến thức về nghiệp vụ sư phạm 5 30 50 55 3.11 1 3 Kiến thức về ngoại ngữ 28 47 50 15 2.37 5 4 Kiến thức về công nghệ thông tin 28 50 40 32 2.69 4 5 Kiến thức tâm lý học giáo dục và tâm lý học lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành; 15 38 41 46 2.84 3 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát) Việc đánh giá kiến thức chuyên môn của giảng viên là vô cùng quan trọng. Đây sẽ là một trong những cơ sở để đánh giá năng lực của giảng viên bởi 42 lẽ kiến thức chuyên môn là một trong những năng lực cốt lõi, năng lực cần thiết ở một giảng viên. Đối với giảng viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, bảng khảo sát kiến thức chuyên môn được thực hiện bao gồm 5 nội dung. Nhìn chung, kết quả khảo sát thu lại cho thấy kiến thức chuyên môn của giảng viên Nhà trường nằm trong khoảng trung bình khá. Có giá trị trung bình cao nhất trong bảng đó là “Kiến thức nghiệp vụ sư phạm” có giá trị trung bình 3.11và “Kiến thức chuyên môn” có giá trị trung bình 2.89. Hai nội dung này đều nằm trong mức khá, qua đó có thể thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đều có bằng cấp chuyên môn đáp ứng yêu cầu đối với giảng viên đại học, và đội ngũ này có kiến thức sư phạm đáp ứng được yêu cầu đứng lớp giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Công tác tuyển dụng và quản lý nhìn chung đã được Nhà trường quan tâm, chú ý đến để đảm bảo chất lượng giảng viên cũng như toàn bộ hoạt động của Nhà trường. Ngoài ra, giảng viên nhà trường cũng rất tích cực nâng cao“Kiến thức tâm lý học giáo dục và tâm lý học lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành” với điểm trung bình2.84, điều này cho thấy giảng viên nhà trường có tinh thần cập nhật tin tức, sẵn sàng học hỏi, phát triển năng lực chuyên môn, phát triển bản thân. Xếp cuối cùng trong bảng khảo sát đó là “ Kiến thức về công nghệ thông tin”điểm trung bình2.69, “Kiến thức về ngoại ngữ” với điểm trung bình 2.37. Thực trạng trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ chưa cao cũng như năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào công việc còn thấp sẽ làm giảm chất lượng giảng viên về lâu về dài. Không những vậy, đối với giảng viênĐH, những người có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu của xã hội do vậy khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và ngoài ngữ là yêu cầu bắt buộc. Trước bối cảnh thông tin, kiến thức phát triển như vũ bão, đòi hỏi giảng viên Nhà trường phải cải thiện năng lực công nghệ thông tin, ngoại ngữ, từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc. 2.2.2. Thực trạng kỹ năng của giảng viên tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 43 Bảng 2. 2: Thực trạng kỹ năng của giảng viên tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng TT Tiêu chí Mức độ đáp ứng X Thứ bậc Chưa đạt Trung bình Khá Tốt 1 Kỹ năngdạy học 30 24 56 30 2.61 5 2 Kỹ năng soạn giáo án, xây dựng đề cương chuẩn bị giảng dạy 22 32 15 71 2.96 2 3 Kỹ năngbiên soạn giáo trình,sách chuyên khảo 21 57 29 33 2.53 7 4 Kỹ năng tổ chức lớp học, quản lý sinh viên 22 14 70 32 2.77 3 5 Kỹ năng thực hành khám chữa bệnh chuyên nghiệp 25 30 55 30 2.64 4 6 Kỹ năng sử dụng công nghệ, phương tiện dạy học 29 58 27 26 2.36 8 7 Kỹ năng xử lý sự cố y khoa 27 30 57 26 2.58 6 8 Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên 11 25 60 44 2.98 1 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2019) Kỹ năng và kiến thức chuyên môn là hai yếu tố cơ bản của năng lực cốt lõi của giảng viên. Có kiến thức mà không có kỹ năng thì sẽ không có hiệu quả trong công việc, ngược lại có kỹ năng mà hạn chế kiến thức thì sẽ không thể thành công. Kỹ năng và kiến thức có liên hệ mật thiết vơi nhau, bổ trợ cho nhau. Qua bảng khảo sát kỹ năng của giảng viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, có thể thấy, cả 8 nội dung khảo sát chỉ nằm trong mức trung bình khá, không có mức tốt. Như vậy, có thể nói kỹ năng của giảng viên Nhà trường chưa thực sự chất lượng. 44 Những kỹ năng khá của giảng viên bao gồm “Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên” điểm trung bình 2.98, “Kỹ năng soạn giáo án, xây dựng đề cương chuẩn bị giảng dạy” điểm trung bình 2.96 Ngược lại, những kỹ năng như “Kỹ năng sử dụng công nghệ, phương tiện dạy học” điểm trung bình 2.36, “Kỹ năng biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo” điểm trung bình 2.53 . Hiện nay, Kỹ năng sử dụng công nghệ, phương tiện dạy họccủa giảng viên Nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học giúp cho sinh viên có nhìn trực quan sinh động hơn trong giờ học. Bên cạnh đó, Một hạn chế nữa của giảng viên nhà trường đó là Kỹ năng biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo. Hiện nay, giáo trình giảng dạy của nhà trường vẫn sử dụng từ nhiều năm trước trong khi, thế giới có nhiều biến động, khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Việc cải thiện kỹ năng biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo là bắt buộc bởi lẽ giảng viên không chỉ là người đưa kiến thức mà còn phải có nhiệm vụ chắt lọc, cập nhật, bổ sung kiến thức cho sinh viên phù hợp với bối cảnh của vùng ven biển duyen hải Bắc bộ. Ngoài phần nội dung kiến thức cần phải thay đổi là sử dụng công nghệ, phương tiện giảng dạy cũng cần phải đa dạng linh hoạt, giúp cho những buổi học của sinh viên y trở nên thú vị, hiệu quả hơn. 2.2.3. Thực trạng thái độ của giảng viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Bảng 2. 3: Thái độ của giảng viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng TT Tiêu chí Mức độ đáp ứng X Thứ bậc Chưa đạt Trung bình Khá Tốt 1 Phẩm chất chính trị 10 22 40 68 3.19 1 2 Đạo đức nghề nghiệp 9 38 43 50 2.96 3 3 Lối sống, tác phong 8 38 55 39 2.89 5 4 Ứng xử với sinh viên, học viên 11 35 50 44 2.91 4 5 Ứng xử với đồng nghiệp 12 32 41 55 2.99 2 45 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2019) Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống của giảng viên được đánh giá qua ý kiến 10 CBQL và 130 giảng viên. Kết quả được đánh giá với ĐTB từ 2.89 đến 3.19 (Min=1, Max=4) Yếu tố phẩm chất chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_giang_vien_o_truong_dai_hoc_y_duoc_hai_pho.pdf
Tài liệu liên quan