Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh đông đô

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CÁM ƠN

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN

HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI .7

1.1 Hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại.7

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại .7

1.1.2 Các hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại .13

1.1.3. Vai trò hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại .21

1.2. Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại.23

1.2.1 Khái niệm về phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của NHTM.23

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ.24

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại .27

1.2.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng

đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam .30

CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN ĐÔNG

ĐÔ.35

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi

nhánh Đông Đô.35

2.1.1 Quá trình hình hành, phát triển và bộ máy tổ chức.35

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh đông đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi nhánh; Đồng thời 37 giúp Ban giám đốc tổng hợp kết quả và phân giao chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh tới các ph ng kinh doanh. - Ph ng quản trị tín dụng: Thực hiện rà soát hồ sơ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp, phát vay, giải ngân, hạch toán bảo lãnh; Quản lý các khoản vay trong quá trình trả nợ, định giá lại tài sản bảo đảm và thực hiện các báo cáo lên Trụ sở chính, Ngân hàng nhà nước; Kiểm toán theo yêu cầu từng thời kỳ; Lưu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ thông tin khách hàng mở tài khoản, đăng ký các dịch vụ phi tín dụng, quét chữ ký, mẫu dấu của khách hàng lên hệ thống SVS. - Ph ng quản lý rủi ro: Kiểm soát rủi ro tín dụng, phân loại nợ hàng kỳ, định giá tài sản bảo đảm và phê duyệt các hồ sơ tín dụng trong thẩm quyền; Thực hiện các báo cáo lên Trụ sở chính, Ngân hàng nhà nước; Kiểm toán theo yêu cầu từng thời kỳ. - Ph ng giao dịch khách hàng: Thực hiện các giao dịch tài khoản tại quầy đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đến giao dịch tại trụ sở chi nhánh; Quản lý kho tiền, xuất nhập tài sản bảo đảm, tiếp quỹ tiền mặt cho các ph ng giao dịch của chi nhánh. - Ph ng tổ chức hành chính: Thực hiện các công việc hành chính tổng hợp, kế hoạch nhân sự. - Ph ng giao dịch: Thực hiện huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quy định của giám đốc chi nhánh Đông Đô. 38 Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, 2020)  Về chất lượng cán bộ Năm 2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô có 165 cán bộ, trong đó: + Trên đại học là: 33 người, chiếm tỉ lệ 20%; + Đại học là: 122 người, chiếm tỉ lệ 74%; + Cao đẳng, trung cấp: 10 người, chiếm tỉ lệ 6%; Nhìn chung cán bộ nhân viên đều có trình độ học vấn; có khả năng tiếp thu và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của ngành; Có năng lực trong công tác chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt, quan điểm PHÒNG KHDN 2 PHÒNG KHDN 1 PHÕNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PGD KHÁCH HÀNG PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI KHDN PHÕNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PGD VĨNH HỒ PHÒNG KHCN 2 PGD HÀNG BÔNG PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI BÁN LẺ PHÒNG KHCN 1 PGD TRUNG HÒA PGD BẮC THÀNH CÔNG PGD GRAND PLAZA PGD KIM LIÊN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI HỖ TRỢ PHÕNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH 39 lập trường tư tưởng vững vàng để vượt qua mọi khó khăn thách thức; Có đạo đức, lối sống lành mạnh; Có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết và trung thực.  Hoạt động kinh doanh chủ yếu - Huy động vốn + Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. + Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ... + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... - Cho vay, đầu tư + Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. + Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. + Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. + Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài + Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung + Góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. - Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. - Thanh toán và Tài trợ thương mại + Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. + Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). 40 + Chuyển tiền trong nước và quốc tế + Chuyển tiền nhanh Western Union + Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. + Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM + Chi trả Kiều hối - Ngân quỹ + Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap) + Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu) + Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... + Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. - Thẻ và ngân hàng điện tử + Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD) + Internet Banking, SMS Banking, BIDV Smart Banking. - Hoạt động khác + Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ + Tư vấn đầu tư và tài chính + Cho thuê tài chính + Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán + Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: + Phát triển nguồn nhân lực 41 + Phát triển công nghệ + Phát triển kênh phân phối. 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2017 – 2019 Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chỉ tiêu kinh doanh do Trụ sở chính giao. Trong đó, hoạt động ngân hàng bán lẻ cũng có những phát triển vượt trội. Đặc biệt trong ba năm 2017 – 2019, chi nhánh đã đạt sự tăng trưởng toàn diện như bảng sau: Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: tỷ đồng STT T Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Lợi nhuận trước thuế 252 186 291 2 Tổng Huy động vốn cuối kỳ 15.304 17.072 18.182 3 Tổng Dư nợ cuối kỳ 8.473 9.558 10.561 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, 2020) Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019 của Chi nhánh Đông Đô cho thấy: Năm 2019 chi nhánh đạt huy động vốn cuối kỳ là 18.182 tỷ đồng và huy động vốn (HĐV) bình quân đạt 17.163 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2018. Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng điều hành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Dư nợ tín dụng cuối kỳ 31/12/2019 đạt 10.561 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5% so với năm 2018. Trong đó, Dư nợ tín dụng bán lẻ (loại trừ dư nợ cầm cố giấy tờ có giá, thấu chi cầm cố và thẻ) đạt 2.316 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2018. Từ năm 2017 đến năm 2019, hai chỉ tiêu quan trọng là huy động vốn và dư nợ tín dụng đều tăng trưởng đều đặn 10 – 12% mỗi năm góp phần đưa chênh lệch thu chi và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng ổn định. 42 Hoạt động dịch vụ trong năm 2019 tiếp tục được chú trọng theo mục tiêu chuyển đổi cơ cấu thu nhập: Kết quả về thu dịch vụ r ng (không bao gồm thu dịch vụ bảo lãnh và thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh) năm 2019 đạt 48 tỷ đồng; Thu nhập r ng từ hoạt động bán lẻ đạt 198 tỷ đồng, tăng trưởng 31,7% so với năm 2018; Thu nhập r ng từ hoạt động thẻ đạt 43,28 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2018; Thu r ng hoạt động KDNT&PS đạt 31,4 tỷ đồng, tăng trưởng 182% so với năm 2018 và đứng trong TOP 10 chi nhánh có hiệu quả hoạt động Kinh doanh ngoại tệ và phái sinh cao nhất hệ thống; Doanh thu phí Bảo hiểm đạt 13,3 tỷ đồng. 2.2 Thực trạng về phát triển hoạt động bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2017 – 2019 2.2.1 Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trước hết ở việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ về số lượng và chất lượng. Một số sản phẩm dịch vụ tiêu biểu như sau: 2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích luỹ của người dân trên địa bàn cũng như nghiên cứu các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng và linh hoạt. Bên cạnh các sản phẩm tiết kiệm thông thường, các sản phẩm tiết kiệm lãi suất linh hoạt theo số dư, theo thời gian, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm thả nổi đã được ứng dụng, những khoản tiết kiệm với thời hạn ngắn theo tuần giúp khách hàng tối ưu hoá nguồn tiền nhàn rỗi của mình để có những chuẩn bị, dự trù kế hoạch tài chính thích hợp cho mỗi giai đoạn của cuộc sống. Kết quả công tác huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện ở số liệu sau: 43 Bảng 2.2. Quy mô và hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô năm 2017 - 2019 Đơn vị: tỷ đồng,% STT Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 % 2019 so với 2018 Cơ cấu HĐV năm 2019 I Huy động vốn cuối k 15.304 17.072 18.182 107% * Theo loại tiền 1 Huy động vốn VND 14.456 16.310 17.272 106% 95% 2 Huy động vốn ngoại tệ 848 762 940 123% 5% * Theo kỳ hạn 1 Huy động vốn KKH 1.783 1.646 2.064 125% 11% Huy động vốn KKH BQ 1.173 1. 367 1.493 109% 2 Huy động vốn ngắn hạn 10.376 10.973 9.610 88% 53% 3 Huy động vốn TDH 3.145 6.099 6.508 109% 36 % * Theo đối tượng KH 1 Huy động vốn ĐCTC 2.177 1.821 1.448 80% 7,96% 2 Huy động vốn KHDN 6.128 7.753 8.191 106% 45,05% 3 Huy động vốn KHCN 6.999 7.498 8.552 114% 47,04% II Huy động vốn b nh quân 14.145 15.572 17.163 110% 1 Huy động vốn BQ ĐCTC 2.201 1.643 1.498 91% Nim HĐV ĐCTC 1,35% 1,48% 2,73% 184% 2 Huy động vốn BQ KHDN 5.459 6.820 8.960 131% 44 2.1 Huy động vốn BQ KHDNL 4.283 5.572 6.033 108% Nim HĐV KHDNL 0,95% 0,79% 1,24% 157% 2.2 Huy động vốn BQ KHDNNVV 901 983 1.213 123% Nim HĐV KHDNVVN (SMEs) 2,38% 2,43% 2,32% 95% 2.3 Huy động vốn BQ KHDNSN 33 29 30 103% Nim HĐV KHDNSN (ME) 4,08% 4,25% 3,98% 94% 2.3 Huy động vốn BQ KH FDI 240 234 184 79% Nim HĐV KH FDI 1,5% 1,78% 2,22% 125% 3 Huy động vốn BQ KHCN 6.485 7.109 8.203 115% Nim HĐV KHCN 1,55% 1,44% 1,59% 110% 4 Huy động vốn BQ vốn ủy thác 2.0 1.8 0 0% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2019 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, 2020) Từ năm 2017 đến năm 2019, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Đông Đô đa dạng về loại tiền: VND và ngoại tệ; kỳ hạn huy động: không kỳ hạn, ngắn, trung và dài hạn; đối tượng khách hàng: định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Quy mô huy động vốn tăng trưởng trung bình 10%. Tỷ trọng tăng ở huy động vốn không kỳ hạn và huy động vốn đối với khách hàng cá nhân theo đúng định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ. Về chất lượng, Nim huy động vốn (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, phản ánh mức độ hưởng lợi ích chênh lệch giữa lãi 45 suất huy động đầu vào và lãi suất tín đụng đầu ra) tăng ở tất cả các phân khúc khách hàng, góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn. Cụ thể như sau: *Về cơ cấu HĐV: - Theo loại tiền: Huy động vốn VND vẫn chiếm chủ yếu đến 95%; tuy nhiên huy động vốn ngoại tệ quy đổi có mức tăng trưởng khá hơn VND, năm 2019 tăng 23% so với năm 2018. - Theo kỳ hạn: Trong năm 2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai nhiều cơ chế gia tăng nguồn tiền gửi ổn định với chi phí thấp, khuyến khích gia tăng tiền gửi không kỳ hạn ổn định. Từ năm 2017 đến năm 2019, HĐV không kỳ hạn bình quân của chi nhánh năm sau tăng lên so với năm trước. Tuy nhiên, mức tăng trưởng như năm 2019 chỉ tăng 9% và tăng chậm hơn số dư HĐV không kỳ hạn cuối kỳ là 25%; + Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn giảm 12% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 53% tổng huy động vốn. + HĐV trung dài hạn tăng trưởng 9%, chiếm tỷ trọng 36% tổng huy động vốn. - Theo đối tượng khách hàng: Huy động vốn bình quân khối KHDN đạt 8,960 tỷ đồng, tăng trưởng tốt so với năm 2018 là 31%, chủ yếu tăng từ nhóm KHDNL (tăng 57%); nhóm SMEs (tăng 25%); HĐV cuối kỳ của khối KHDN đạt 8,191 tỷ đồng, và mức tăng trưởng chỉ đạt 6% do nguồn huy động tăng ở các thời điểm trong năm nhưng bị sụt giảm ở thời điểm tháng cuối năm; + HĐV ĐCTC cuối kỳ đạt 1.448 tỷ đồng tỷ, giảm 20% tương đương giảm 373 tỷ đồng so với năm 2018; HĐV khối bán lẻ đạt 8.552 tỷ đồng tỷ, tăng trưởng 14%, tương đương tăng 1.054 tỷ đồng so với năm 2018. HĐV bán lẻ năm 2018 cũng tăng 7% so với năm 2017 cho thấy tăng trưởng tốt và chiếm tỷ trọng 47% tổng quy mô HĐV theo đúng định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. *Về hiệu quả HĐV: Bên cạnh kết quả đạt được về chỉ tiêu quy mô HĐV thì hiệu quả HĐV cũng rất quan trọng. Năm 2019, Nim HĐV của chi nhánh đạt 1,54%, tăng hơn so với năm 2018 tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với địa bàn (xếp thứ 26/34). Trong đó Nim HĐV 46 đối với nhóm khách hàng cá nhân đạt 1,59% và xấp xỉ bằng mức trung bình của địa bàn Hà Nội cho thấy hoạt động huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh khá tốt so với tình hình chung trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đông Đô. Nim huy động vốn của chi nhánh đạt mức khiêm tốn so với bình quân cụm các chi nhánh địa bàn Hà Nội chủ yếu do: (i) Nguồn tiền gửi tập trung vào nhóm 10 khách hàng lớn là đối tác chiến lược, bình quân đạt 7.280 tỷ (gồm KHDNL và KH ĐCTC), chiếm tỷ trọng 42,4%/tổng HĐV BQ năm 2019 nhưng Nim HĐV của nhóm 10 khách hàng này lại thấp do chi nhánh phải áp dụng mức lãi suất cạnh tranh với các các ngân hàng khác, (ii) Chìa khóa để tối ưu Nim HĐV của chi nhánh chính là tỷ trọng TGKKH BQ/tổng HĐV BQ lại đạt rất thấp 8,9% (xếp thứ 26/34 chi nhánh địa bàn), do vậy hiệu quả HĐV thu được tại chi nhánh chưa được cải thiện so với các năm. Vì vậy, chi nhánh Đông Đô đang tích cực gia tăng huy động vốn bán lẻ và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để kéo Nim HĐV tăng lên trong những năm tới. 2.2.1.2 Hoạt động tín dụng Từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô đã chuyển đổi mạnh mẽ từ phát triển tín dụng bán buôn sang phát triển tín dụng bán lẻ nhằm phân tán rủi ro và hướng đến nguồn thu ổn định. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân rất đa dạng như: Cho vay mua nhà, mua xe, cho vay sản xuất kinh doanh, vay du học tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng trẻ tuổi và thu nhập trung bình khá. Ngoài ra, chi nhánh cũng liên kết với các chủ đầu tư bất động sản để cho vay khách hàng mua nhà tại các dự án chung cư, biệt thự liền kề. Chi nhánh cũng rất linh hoạt sử dụng chi phí hoa hồng môi giới dành cho các công ty bất động sản để phát triển sản phẩm cho vay mua nhà – sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ. Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên đang công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng được thiết kế chi tiết đến từng phân đoạn nhỏ theo nơi công tác, vị trí công tác, thu nhập hàng năm giúp gắn kết lâu dài với người lao động bằng nhiều ưu đãi về lãi suất, phí so với cho vay tín chấp khách hàng thông thường. 47 Bảng 2.3. Quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô năm 2017 - 2019 Đơn vị: tỷ đồng,% STT Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 % 2019 so với 2018 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng 2019 I Dƣ nợ tín dụng cuối k 8.473 9.558 10.561 110% 1 * Theo loại tiền - Dư nợ tín dụng VND 7.998 9.151 10.248 112% 97,03% - Dư nợ tín dụng ngoại tệ 474.8 407 314 77% 2,97% 2 * Theo kỳ hạn - Dư nợ tín dụng ngắn hạn 4.772 5.801 6.880 119% 65,15% - Dư nợ tín dụng TDH 3.701 3.757 3.681 98% 34,85% 3 * Theo đối tượng KH - Dư nợ tín dụng Doanh nghiệp 6.650 6.992 6.993 100% 66,21% - Dư nợ tín dụng cá nhân 1.823 2.566 3.568 139% 33,79% 4 * Theo nhóm nợ - Dư nợ nhóm 2 460 302 161 - Dư nợ xấu 130 77.5 75 - Dư nợ ngoại bảng 411 746 805 108% - Dư nợ bán VAMC 182 180 180 100% II Dƣ nợ tín dụng b nh quân 7.809 8.566 9.559 112% 1 Dư nợ tín dụng BQ KHDN 6.303 6.529 7.000 107% 73,23% 48 Nim TD KHDN 1,92% 1,88% 2,20% 117% 1.1 Dư nợ tín dụng BQ KHDNL 4.868 4.716 4.721 100% 49,39% Nim TD KHDNL 1,91% 1,79% 2,14% 120% 1.2 Dư nợ tín dụng BQ KHDNNVV 1.197 1.548 2.011 130% 21,04% Nim TD KHDNVVN (SMEs) 1,87% 2,33% 2,37% 102% 1.3 Dư nợ tín dụng BQ KHDNSN 25 27 27 100% 0,28% Nim TD KHDNSN (ME) 1,29% 2,72% 2,15% 79% 1.4 Dư nợ tín dụng BQ KH FDI 216 238 241 101% 2,52% Nim TD KH FDI 2,56% 0,73% 1,94% 266% 2 Dư nợ tín dụng BQ KHCN 1,503 2,037 3,003 147% 31,42% Nim TD KHCN 1,16% 1,49% 1,39% 93% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2019 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, 2020) Từ năm 2017 đến năm 2019, quy mô dư nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô liên tục tăng. Trong đó, tốc độ gia tăng tín dụng bán lẻ lớn hơn tốc độ tăng dư nợ chung. Cho vay bằng VND vẫn chiếm chủ yếu là 97%. - Về cơ cấu tín dụng/tổng dư nợ: + Theo đối tượng khách hàng: Tỷ trọng cho vay KHDN đến 31/12/2019 chiếm 66,2%, cho vay KHCN là 33,8% tiếp tục xu hướng tăng trưởng tín dụng bán lẻ cao hơn tăng trưởng bán buôn đúng theo định hướng của Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và cũng là thực hiện đúng mục tiêu của chi 49 nhánh. Dư nợ khách hàng bán lẻ luôn ưu tiên tập trung đẩy mạnh, tăng dần tỷ trọng/tổng dư nợ. + Theo kỳ hạn: Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2019 có sự dịch chuyển an toàn theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhằm đảm bảo rủi ro. Đến 31/12/2018 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh từ 60,7% tăng lên 65,2% năm 2019 và tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn giảm từ 39,3% năm 2018 xuống 34,8%. - Về chất lượng dư nợ: + Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2019 đạt 0,7%, tiếp tục giảm nhẹ so với cuối năm 2018. Việc xử lý rủi ro kịp thời đã góp phần quan trọng vào việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh, đồng thời các ph ng quyết liệt thu hồi nợ xấu của một số khách hàng cá nhân và đang tiếp tục khẩn trương làm việc với các bên liên quan để thu nợ đã bán VAMC đảm bảo chỉ tiêu nợ xấu gộp ở mức <2%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm từ 3,16% năm 2018 xuống c n 1,5% năm 2019. + Năm 2019, Nim tín dụng đạt 1,94% cao hơn năm 2018 và xếp thứ 10/34 chi nhánh địa bàn, trong đó Nim tín dụng của khối KHDN đạt 2,2% và Nim của khối KHCN đạt 1,39%. Chi nhánh đang tập trung các biện pháp nhằm gia tăng Nim tín dụng bán lẻ hơn nữa trong những năm tiếp theo đảm bảo tăng lợi nhuận tín dụng bán lẻ trong tổng lợi nhuận tín dụng chung của chi nhánh Đông Đô. Bảng 2.4. Dƣ nợ cho vay cá nhân và cơ cấu dƣ nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô năm 2017 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dƣ nợ cho vay cá nhân 1.823 2.566 3.568 1. Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 556 677 910 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 30,5% 26,4% 25,5% - Trung dài hạn 1.267 1.889 2.658 50 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 69,5% 73,6% 74,5% 2. Phân theo mục đích sử dụng vốn vay - Vay tiêu dùng 1.604 2.284 3.247 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 88% 89% 91% - Vay sản xuất kinh doanh 219 282 321 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 12% 11% 9% (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân 1 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, 2020) Như vậy, có thể thấy, tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Đông Đô chủ yếu tập trung vào cho vay tiêu dùng chiếm đến 90% tổng dư nợ bán lẻ và kỳ hạn cho vay chủ yếu là trung dài hạn chiếm 25%. Địa bàn Hà Nội là đô thị lớn phát triển nhiều dự án nhà ở, chung cư cao tầng, đối tượng khách hàng trẻ tuổi, thu nhập khá và có nhu cầu mua nhà ở, mua ô tô ổn định cuộc sống chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô đã tập trung phát triển tín dụng bán lẻ hướng đến nhóm khác hàng cá nhân vay tiêu dùng với kỳ hạn cho vay dài từ 3 – 20 năm và tài sản bảo đảm là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, Đăng ký xe ô tô đầy đủ, hợp pháp. Đây cũng là định hướng phát triển tín dụng của Chi nhánh để ổn định nguồn thu nhập từ tín dụng, giảm thiểu rủi ro. Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng như sau: Bảng 2.5. Dƣ nợ cho vay cá nhân phân theo sản phẩm cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô năm 2019 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Dƣ nợ 31/12/2019 Tỷ lệ trên tổng dƣ nợ (%) Vay sản xuất kinh doanh 321 9 Vay cầm cố Giấy tờ có giá 143 4 51 Vay mua nhà đất 1.142 32 Vay mua chung cư, nhà dự án 892 25 Vay mua ô tô 357 10 Vay cán bộ công nhân viên 178 5 Vay tiêu dùng khác 535 15 Tổng 3.568 100,00 (Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân 1 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, 2020) Trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đông Đô thì chiếm tỷ trọng chủ yếu là cho vay mua nhà đất 32% và cho vay mua nhà dự án, chung cư 25%. Cho vay mua ô tô ở các ngân hàng khác khá phát triển nhưng ở chi nhánh Đông Đô chưa có cơ chế hợp tác sâu rộng với các showroom xe nên sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 10% dư nợ. Cho vay cán bộ công nhân viên cũng là một nguồn dư nợ ổn định của chi nhánh chiếm 5%. Cho vay tiêu dùng khác đảm bảo bằng bất động sản khá linh hoạt với hình thức vay thấu chi hoặc vay món. Ngoài ra, chi nhánh cũng thường xuyên cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để hỗ trợ khách hàng tiền gửi. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô khá phát triển đồng đều, đa dạng nhưng mới chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống mà chưa triển khai các sản phẩm mới như: Cho vay du học, cho vay tiền bán chứng khoán, cho vay đi xuất khẩu lao động nước ngoài đã đặt ra những hướng đi mới về mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân trong thời gian tới. 2.2.1.3 Hoạt động thanh toán  Thanh toán trong nước Để phù hợp với quá trình hội nhập và đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Đông Đô nói riêng liên tục triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch thanh toán. Những năm gần đây, ngân hàng chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán lương cho doanh nghiệp, dịch vụ thu chi hộ tại quầy hoặc qua 52 internet banking trên nền tảng Thanh toán và quản lý tiền tệ do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng từ năm 2012. Dịch vụ này cho phép các tổ chức như trường học, bệnh viện, công ty chứng khoán, bảo hiểm... dễ dàng quản lý các khoản phải thu do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thu hộ trên chương trình giúp tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro phát sinh trong giao dịch tiền măt, giảm bớt nhân sự kiểm đếm. Năm 2019, Dịch vụ Thu hộ học phí của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được vinh danh trong top 10 sản phẩm dịch vụ Tin & Dùng do khách hàng bình chọn trên Chương trình Tin & Dùng Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam khởi sướng. Cũng trong năm 2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trở thành Ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai hệ thống Thanh toán điện tử song phương với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trên toàn quốc. Theo đó, các doanh nghiệp và cá nhân có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam như internet banking, thanh toán hóa đơn online, trích nợ tự động, thanh toán tại quầy... để phục vụ công tác nộp các loại bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp giúp tiết kiệm thời gian và góp phần phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Trên nền tảng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán do Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp, chi nhánh Đông Đô là một trong những chi nhánh tiên phong phát triển đa dạng các dịch vụ thanh toán, cung cấp cho khách hàng cá nhân nhiều kênh thanh toán thuận tiện, tích cực bán chéo các sản phẩm cho khách hàng hiện hữu. Theo số liệu từ ph ng Khách hàng cá nhân 1 của Chi nhánh, năm 2019, chi nhánh đã và đang thực hiện dịch vụ đổ lương, thu chi hộ cho khoảng 300 khách hàng là các công ty, trường học trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Nhờ vậy góp phần ổn định nguồn thu dịch vụ cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô và mở rộng phát triển sản phẩm nhờ bán chéo thẻ ATM, thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử, vay tín chấp qua lương... 53 Bảng 2.6. T nh h nh thu dịch vụ r ng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô năm 2019 Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_hoat_dong_ngan_hang_ban_le_tai_ngan_hang_tmcp_dau.pdf
Tài liệu liên quan