Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục sơ đồ

Mục lục

MỞ ĐẦU . . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu .3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .11

5. Phương pháp nghiên cứu 12

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .13

7. Kết cấu luận văn .13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG

VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ . .14

1.1. Công chức cấp xã .14

1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã . 14

1.1.2. Tiêu chuẩn công chức cấp xã . .15

1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã . 16

1.2.1. Khái niệm về công vụ, thực thi công vụ . .16

1.2.2. Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã. .21

1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chức

cấp xã .24

pdf158 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức QLNN không đồng đều giữa các xã, phường, và cũng như những khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí nhân lực giải quyết công việc tại UBND cấp xã đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn, cử CCCX tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở Nội vụ tổ chức. Đây là một mặt hạn chế đối với năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CCCX tại thành phố Tây Ninh. 59 2.2.1.4. Về kiến thức quốc phòng - an ninh Bảng 2.9. Số lượng công chức cấp xã của thành phố Tây Ninh tham gia bồi dưỡng quốc phòng - an ninh năm 2017 Tổng số Bồi dưỡng 114 An ninh Quốc phòng 30 34 26,32% 29,82% Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Tây Ninh Tỉnh Tây Ninh là tỉnh có đường biên giới quốc gia, có 02 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát), 04 cửa khẩu quốc gia (Chàng Riệc, Tống Lê Chân, Kà Tum, Phước Tân) và 12 cửa khẩu phụ. Đường biên giới tiếp giáp với Campuchia dài khoảng 240 km. Do đó, việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức an ninh - quốc phòng đối với đội ngũ CCCX trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh Tây Ninh cần phải quan tâm không những kiến thức an ninh - quốc phòng mà còn phải rèn luyện tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng cho đội ngũ CCCX. Qua Bảng 2.9. cho thấy, việc bồi dưỡng kiến thức an ninh - quốc phòng đối với CCCX của thành phố Tây Ninh vẫn còn rất thấp. 2.2.1.5. Về trình độ ngoại ngữ, tin học Trong xu hướng hội nhập, quốc tế hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, yêu cầu về ngoại ngữ trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Ngoại ngữ trở thành một môn thi tuyển, xét tuyển bắt buộc trong tuyển dụng công chức cho dù đó là ngạch chuyên viên hay ngạch cán sự. 60 Bảng 2.10. Trình độ ngoại ngữ của công chức cấp xã tại thành phố Tây Ninh năm 2017 Tổng số Ngoại ngữ 114 Anh văn Ngoại ngữ khác 77 1 67,54% 0,88% Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Tây Ninh Qua số liệu tại Bảng 2.10. cho thấy trình độ ngoại ngữ của CCCX tại thành phố Tây Ninh vẫn còn rất thấp. Đây chỉ mới là số liệu xem xét trên khía cạnh chứng chỉ, bằng cấp, trên thực tế số CCCX có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc thì tỷ lệ này còn thấp hơn rất nhiều. CCCX có khả năng sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế - một mặt hạn chế đối với năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CCCX tại thành phố Tây Ninh. Bảng 2.11. Trình độ tin học của công chức cấp xã tại thành phố Tây Ninh năm 2017 Tổng số Tin học 114 Chứng chỉ Trung cấp, ĐH 84 11 73,68% 9,65% Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Tây Ninh Cùng với kỹ năng ngoại ngữ, tin học cũng trở thành một kỹ năng bắt buộc trong tuyển dụng CCCX. Đây là một trong những yêu cầu của CCCX trong nền hành chính hiện đại. CCCX cần có trình độ tin học để hỗ trợ tích cực trong công việc. 61 Qua số liệu tại Bảng 2.11. Hiện có 83,33% CCCX được qua đào tạo về tin học. Bên cạnh đó, có không ít CCCX mặc dù chưa qua đào tạo về tin học nhưng qua quá trình công tác họ cũng có thể sử dụng được máy tính nhưng kỹ năng này chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ của họ. Trong tương lai, UBND thành phố Tây Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng về tin học cho số CCCX còn lại. 2.2.2. Kỹ năng Kỹ năng trong hoạt động thực thi công vụ của CCCX là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một lĩnh vực nào đó vào thực tế công tác. Trong hoạt động thực thi công vụ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Mỗi công việc, mỗi chức trách đòi hỏi có những kỹ năng khác nhau, ở những mức độ khác nhau. Để khảo sát kỹ năng của CCCX trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tổng số có 94 lượt CCCX được khảo sát. Đồng thời, cũng đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 10 Chủ tịch UBND cấp xã tại 7 phường và 3 xã để đánh giá về mức độ thành thạo các kỹ năng trong thực thi công vụ của CCCX. Kết quả khảo sát được được thể hiện trong Bảng 2.12. Bảng 2.12. Khảo sát các kỹ năng cơ bản do công chức cấp xã tự đánh giá Stt Kỹ năng thực thi công vụ Thành thạo Chưa thành thạo Không thể thực hiện 1 Kỹ năng tư duy 86 8 0 2 Kỹ năng giao tiếp 75 19 0 3 Kỹ năng lập kế hoạch 66 20 8 4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất 62 25 7 5 Kỹ năng soạn thảo văn bản 79 15 0 6 Kỹ năng phối hợp 84 8 2 7 Kỹ năng xử lý và giải quyết công việc 81 13 0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 62 Bảng 2.13. Khảo sát các kỹ năng cơ bản do Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá Stt Kỹ năng thực thi công vụ Thành thạo Chưa thành thạo Không thể thực hiện 1 Kỹ năng tư duy 6 4 0 2 Kỹ năng giao tiếp 7 3 0 3 Kỹ năng lập kế hoạch 2 7 1 4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất 3 6 1 5 Kỹ năng soạn thảo văn bản 7 3 0 6 Kỹ năng phối hợp 3 5 2 7 Kỹ năng xử lý và giải quyết công việc 6 4 0 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 Đối chiếu cả hai kết quả khảo sát, có thể nhận thấy rằng: Kết quả CCCX tự đánh giá ở các kỹ năng đều cao hơn kết quả của Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá, kết quả này phản ánh mức độ thành thạo các kỹ năng của CCCX vẫn còn có vấn đề. Việc tự đánh giá của CCCX ở đây chỉ có tính chất tham khảo, kết quả đánh giá của những Chủ tịch UBND cấp xã mới thực sự khách quan, vì công chức cấp xã thành thạo và thuần thục các kỹ năng thì mới thực thi công việc hiệu quả được. Chất lượng, hiệu quả công việc đều thông qua Chủ tịch UBND cấp xã xem xét và đánh giá. Từ kết quả khảo sát của Chủ tịch UBND cấp xã, cũng như kết quả tự đánh giá của CCCX, có thể đánh giá những kỹ năng của CCCX tại thành phố Tây Ninh như sau: - Kỹ năng tư duy: Kỹ năng tư duy giúp cho công chức cấp xã nắm bắt, phán đoán, dự liệu tình hình và đề xuất, lựa chọn đúng đắn các giải pháp phù hợp trong công 63 việc. Kết quả khảo sát cho thấy có 86 công chức, chiếm tỉ lệ 91.5% CCCX tự khẳng định họ sử dụng thành thạo kỹ năng tư duy trong thực thi công vụ. Chỉ có 8 công chức, chiếm 8.5% CCCX tự nhận mình chưa thành thạo kỹ năng tư duy và cũng không có CCCX nào tự nhận mình không thể thực hiện kỹ năng tư duy trong công việc. Trong khi đó Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá chỉ có 60% CCCX thành thạo kỹ năng tư duy (thấp hơn 31.5%) và có 40% CCCX chưa thành thạo kỹ năng này. - Kỹ năng giao tiếp: Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 75 công chức, chiếm tỉ lệ 79.78% CCCX tự nhận mình thành thạo kỹ năng giao tiếp và có 19 công chức, chiếm tỉ lệ 20.21% CCCX tự nhận mình chưa thành thạo kỹ năng giao tiếp. Trong khi đó, Chủ tịch UBND cấp xã thì nhận xét chỉ có 70% CCCX tự nhận mình thành thạo kỹ năng giao tiếp và 30% còn lại chưa thành thạo kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng lập kế hoạch: Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo kỹ năng lập kế hoạch của CCCX tại thành phố Tây Ninh cho thấy, có 66 công chức, chiếm tỉ lệ 70.21% CCCX khẳng định họ thành thạo, 21.27% CCCX nhận mình chưa thành thạo và chỉ có 08 công chức, chiếm tỉ lệ 8.5% CCCX không thể thực hiện kỹ năng lập kế hoạch trong công tác. Đối chiếu với kết quả đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã thì nhận xét chỉ có 20% CCCX thực hiện thành thạo kỹ năng lập kế hoạch, 70% CCCX chưa thành thạo và chỉ có 10% CCCX không thể thực hiện kỹ năng lập kế hoạch. - Kỹ năng tham mưu, đề xuất: Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo kỹ năng tham mưu, đề xuất của CCCX tại thành phố Tây Ninh cho thấy, có 65.96% CCCX tự cho rằng mình 64 đã thực hiện tốt việc tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo, 26.59% CCCX tự nhận mình chưa thành thạo và còn lại 7.45% CCCX tự nhận mình không thực hiện được kỹ năng tham mưu, đề xuất. Đối chiếu với kết quả đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã thì chỉ có 30% CCCX thực hiện thành thạo kỹ năng tham mưu, đề xuất, có tới 60% công chức cấp xã chưa thành thạo và có đến 10% CCCX không thể thực hiện kỹ năng này. - Kỹ năng soạn thảo văn bản: Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản của CCCX tại thành phố Tây Ninh cho thấy, có 84.04% CCCX tự cho rằng mình thành thạo về kỹ năng soạn thảo văn bản và còn lại chỉ có 15.96% CCCX tự nhận là mình chưa thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản. Đối chiếu kết quả đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã thì nhận xét chỉ có 70% CCCX thành thạo và có tới 30% CCCX là chưa thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản trong hoạt động công vụ. - Kỹ năng phối hợp: Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo kỹ năng phối hợp của CCCX tại thành phố Tây Ninh cho thấy, có 89.36% CCCX tự nhận mình thành thạo kỹ năng phối hợp trong công việc, 8.51% CCCX chưa thành thạo và 2.13% CCCX không thể thực hiện kỹ năng này trong công việc. Đối chiếu kết quả đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã thì nhận xét chỉ có 30% CCCX đã thực hiện thành thạo kỹ năng phối hợp trong công việc, có tới 50% CCCX chưa thực hiện thành thạo kỹ năng này và còn lại 20% CCCX không thể thực hiện kỹ năng phối hợp trong công tác. - Kỹ năng xử lý và giải quyết công việc: Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo kỹ năng xử lý và giải quyết công việc của CCCX tại thành phố Tây Ninh cho thấy, có 86.17% CCCX thấy 65 mình thành thạo kỹ năng xử lý và giải quyết công việc, còn lại 13.83% CCCX chưa thành thạo kỹ năng này. Đối chiếu với kết quả đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã thì nhận xét chỉ có 60% CCCX thành thạo kỹ năng xử lý và giải quyết công việc, có tới 40% CCCX vẫn chưa thành thạo kỹ năng này. - Kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng để xử lý công việc: Đa số đội ngũ CCCX tại thành phố Tây Ninh đã sử dụng tin học tương đối thành thạo trong giải quyết công việc. Theo kết quả khảo sát về trình độ tin học cũng như khả năng ứng dụng tin học trong giải quyết công việc được thể hiện trong Bảng 2.14. Bảng 2.14. Trình độ, khả năng sử dụng tin học trong giải quyết công việc Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%) Trình độ B 33/94 35.11 Trình độ A 35/94 37.23 Sử dụng thông thường 18/94 19.15 Chưa sử dụng được 8/94 8.51 Tổng số 94/94 100 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 Qua Bảng 2.14. cho thấy, số lượng CCCX có trình độ A, B chiếm 72.34% nhưng vẫn còn 8.51% CCCX hiện nay vẫn chưa có khả năng ứng dụng tin học trong giải quyết công việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy in, máy photocopy cũng được sử dụng thường xuyên, nên CCCX cũng cần biết sử dụng thành thạo. Về kỹ năng nghiên cứu, tìm tòi giải pháp tối ưu để cải tiến công việc, kết quả khảo sát đội ngũ CCCX được thể hiện trong Bảng 2.15. 66 Bảng 2.15. Mức độ tìm tòi giải pháp cải tiến công việc Nội dung Số phiếu/tổng số Tỉ lệ (%) Rất cố gắng 34/94 36.17 Cố gắng 44/94 46.81 Bình thường 11/94 11.70 Không cần cố gắng 5/94 5.32 Tổng số 94/94 100 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 Từ kết quả thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy vẫn còn nhiều CCCX xã chưa hiểu rõ và chưa nắm bắt được các kỹ năng cần có để thực hiện tốt chức danh mà công chức đang đảm nhiệm. Ví dụ với câu hỏi: “Để thực hiện tốt chức danh là công chức Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, theo anh/chị cần phải được đào tạo, bồi dưỡng từ chuyên môn, nghiệp vụ nào và cần thiết phải có những kỹ năng nào để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao”. Câu trả lời đa số là “Nếu được đào tạo đúng chuyên môn đang công tác càng tốt, nếu không sẽ tham gia một vài khóa bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cũng được. Công việc ở xã không có gì nặng nề lắm”. Thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ CCCX thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, vì thế hiện nay nhiều công chức đã có cố gắng tìm tòi các giải pháp cải tiến công việc chiếm tỉ lệ 82.98% để hoàn thiện các kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Từ việc khảo sát, đánh giá mức độ thành thạo các kỹ năng thực thi công vụ của CCCX tại thành phố Tây Ninh cho thấy phần lớn CCCX đều thực hiện thành thạo các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ, theo đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã thì trung bình có trên khoảng 65% CCCX thực hiện thành thạo các kỹ năng trên, chỉ có khoảng 25% CCCX chưa thực hiện thành thạo các kỹ năng này và có khoảng 10% CCCX không thể thực hiện được các kỹ năng trong thực thi công vụ. 67 Những tồn tại, hạn chế này là do, một bộ phận CCCX mới được tuyển dụng nên chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng CCCX phần lớn tập trung vào kiến thức lý luận, chưa đề cập nhiều đến việc trang bị các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu công tác. Mặt khác, một bộ phận CCCX không được đào tạo bài bản, kiến thức mang tính chấp vá, không hệ thống, không được trang bị kỹ các kỹ năng; do vậy trong công tác vẫn còn dựa vào kinh nghiệm là chính. Trong hoạt động thực thi công vụ đòi hỏi CCCX phải thường xuyên thực hiện các công việc hành chính cụ thể như: giao tiếp, tiếp nhận hồ sơ, xử lý thông tin, thu thập tài liệu, soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước, . Các tác nghiệp hành chính này ít mang tính chuyên nghiệp, do đó thường có nhiều sai sót. Đặc biệt trong xử lý thông tin, nhiều công chức không phân biệt thông tin gốc với thông tin phát sinh, không đánh giá được thông tin có cơ sở pháp lý hay không. Công tác quản lý hồ sơ, lưu trữ văn bản còn quá nhiều hạn chế, nhiều trường hợp văn bản lưu trong hai năm là không thể truy xuất văn bản cần tìm. Trong hoạt động soạn thảo văn bản, hầu hết các CCCX làm việc theo “tiền lệ”, làm theo mẫu văn bản đã ban hành trước, mặc dù không biết văn bản đó đúng hay sai về mặt hình thức. Trong số các kỹ năng hiện có của CCCX, kỹ năng tin học là kỹ năng thành thục nhất (83,33% công chức có trình độ tin học). Lý do chủ yếu là do đội ngũ CCCX chủ yếu lớp trẻ chiếm số đông, có điều kiện để tiếp cận với công nghệ thông tin từ sớm. Đối với các chức danh CCCX, kỹ năng làm việc theo kế hoạch còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng tùy tiện, chạy theo các công việc sự vụ, thụ 68 động ứng phó trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh cụ thể mà thiếu quan tâm đến công việc tổng thể. Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền cấp xã. Việc phân tích, tổng hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đánh giá các nguồn lực, tính toán cho sự phát triển riêng của địa phương, đòi hỏi các bộ phận chuyên môn đóng vai trò tích cực trong việc tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo địa phương đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tối ưu, hợp lý nhất. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tại các xã, phường công tác lập kế hoạch còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Các xã, phường chưa xác định được thế mạnh cần tập trung đầu tư, chưa phân tích được lợi thế so sánh về các điều kiện tự nhiên, xã hội của mình so với các địa phương khác. Phương hướng nhiệm vụ công tác hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các xã, phường thường chỉ gói gọn trong 3 - 5 trang giấy, nội dung không thể hiện được khả năng dự báo và định hướng, dẫn dắt các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. 2.2.3. Thái độ Thái độ trong thực thi công vụ của CCCX được khảo sát theo: thái độ phục vụ nhân dân, thái độ đối với công vụ được giao. Việc khảo sát được tiến hành thông qua bảng câu hỏi do CCCX tự nhận xét, do Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá, do người dân đánh giá. - Về thái độ phục vụ nhân dân Thái độ của công chức nói chung, của CCCX nói riêng đối với người dân và khách đến liên hệ công tác được quy định trong quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ. Chuẩn mực xử sự của CCCX khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải 69 thực hiện đầy đủ và đúng quy định về nghĩa vụ của công chức. Khi giải quyết yêu cầu công việc của tổ chức công dân phải hướng dẫn công khai, giải quyết đúng quy trình, đúng luật, đúng thời gian quy định; phải có trách nhiệm hướng dẫn người dân tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực mình được giao đúng quy định của pháp luật và có trách nhiệm phát hiện, thông báo với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, tại một số chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Tây Ninh vẫn còn những hạn chế về thái độ của CCCX. Nhiều công dân ngại khi đến chính quyền cấp xã một phần do thái độ của công chức như: “Có việc gì không?”, “Đi đâu đấy?”, “Đến có việc gì?”. Tại sao không bắt đầu một cuộc tiếp dân bằng câu chào và hỏi xem có giúp được gì hay không thay vì những câu nói trên. Trong giao tiếp hành chính, CCCX ít thể hiện sự niềm nở, phục vụ mà thường hạch họe, quan cách, trịch thượng, thái độ ban ơn, gây khó khăn, ức chế cho người dân. Trong khi đó, kết quả làm việc của CCCX thường chậm, hẹn nhưng chưa làm. Đặc biệt một số CCCX tại bộ phận làm việc theo cơ chế “một cửa” thường có thái độ cư xử không mấy thân thiện với người dân. Một số nơi CCCX chưa chấp hành thời gian làm việc, thực hiện các quy chế công sở chưa tốt. Bảng 2.16. Thái độ của công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân Nội dung Sốphiếu/tổngsố Tỉ lệ (%) Ân cần 112/142 78.9 Chưa ân cần 30/142 21.1 Không trả lời 0 0 Tổng số 142/142 100 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 70 Về cơ bản, đa số công chức làm việc tại chính quyền cấp xã có thái độ vui vẻ, ân cần, hòa nhã trong giải quyết công việc cho người dân (112/142 phiếu khảo sát, chiếm tỉ lệ 78.9%). Việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại bộ phận một cửa tương đối đúng quy trình, thủ tục và thời gian quy định, giải quyết công việc cho người dân đa số đúng hẹn. Theo kết quả khảo sát từ người dân về việc giải quyết công việc cho người dân: khi sai hẹn có xin lỗi; cũng còn trường hợp chưa xin lỗi khi sai hẹn; việc chấp hành giờ giấc làm việc của công chức cấp xã cũng tương đối tốt, có 126/142 ý kiến cho rằng CCCX trên địa bàn thành phố Tây Ninh làm việc đảm bảo giờ giấc, chiếm tỉ lệ 88.7%. Tuy vậy, bên cạnh những công chức tận tụy, hết mình vì công việc, đâu đó vẫn còn một bộ phận công chức có những biểu hiện chưa tốt. Trong đội ngũ CCCX của thành phố Tây Ninh hiện nay, một số nơi người dân còn than vãn do một số biểu hiện như thiếu công bằng trong giải quyết một số công việc, giải quyết hồ sơ không theo thứ tự đã nộp, tư vấn để định mức thuế, thiếu tôn trọng người dân, hách dịch, chưa thực sự lắng nghe ý kiến dân, tự đặt ra một vài quy định không cần thiết để kéo dài thời gian giải quyết công việc,Theo kết quả khảo sát vẫn còn 10/142 phiếu khảo sát từ người dân cho rằng CCCX có biểu hiện nhũng nhiễu khi giải quyết công việc, chiếm tỉ lệ 7.04%, 13/142 phiếu chưa hài lòng với kết quả giải quyết công việc, chiếm 9.2%; về việc tuân thủ giờ làm việc: thường đến cơ quan trễ: 04/142 phiếu khảo sát, chiếm 2.8%; thường về sớm 04/142 phiếu khảo sát, chiếm 2.8%. Vẫn còn tình trạng sai hẹn và quên cả việc xin lỗi khi sai hẹn 04/142 phiếu khảo sát, chiếm 2.8%. Đây là những con số rất đáng quan tâm. Và cũng chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền cấp xã. 71 Bảng 2.17. Kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã Nội dung Số phiếu/tổng số Tỉ lệ (%) Rất hài lòng 50/142 35.2 Hài lòng 50/142 35.2 Bình thường 29/142 20.4 Không trả lời 13/142 9.2 Tổng số 142/142 100 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 Đa số CCCX có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, trung thực, không có biểu hiện tham nhũng, cơ hội hay vụ lợi cá nhân, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm (với 50/142 phiếu khảo sát từ người dân cho rằng họ cảm thấy rất hài lòng với kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã, chiếm 35.2%; có 50/142 phiếu khảo sát cho rằng họ hài lòng, chiếm 35.2%; có 29/142 phiếu khảo sát cho rằng họ cảm thấy bình thường, chiếm 20.4%) thể hiện qua Bảng 2.17. - Về thái độ đối với công vụ được giao Trong quá trình thực thi công vụ tại chính quyền cấp xã thì thái độ làm việc là rất quan trọng tác động trực tiếp tới năng lực thực thi công vụ của người CCCX, cũng như hình ảnh của cơ quan công vụ với người dân. Nhiều công chức có trình độ tốt, kỹ năng vững vàng nhưng không hoàn thành nhiệm vụ do có thái độ không đúng. Vì vậy, thái độ khi thực thi công vụ của CCCX cần phải có tác phong nghề nghiệp chuẩn mực, có ý thức, trách nhiệm cao đối với công việc, sự cố gắng, mức độ nhiệt tình đối với công việc được giao. Thái độ tích cực với công việc của công chức liên quan đến đạo đức công vụ và trách nhiệm công vụ, gắn liền với các yếu tố ảnh hưởng tới công chức cả về đời sống vật chất và tinh thần. 72 Theo kết quả khảo sát người dân ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Tây Ninh, trong tổng số 142 phiếu thu về có đến 70/142 phiếu trả lời CCCX tận tụy, nhiệt tình trong giải quyết công việc chiếm tỉ lệ 49.3%, có 36/142 ý kiến trả lời CCCX có trách nhiệm cao trong công việc chiếm tỉ lệ 25.4%. Đây cũng là những tiến bộ rất đáng khích lệ của đội ngũ CCCX trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CCCX chưa ứng xử đúng mực với người dân. Theo số liệu khảo sát thì có 13/142 ý kiến chưa hài lòng với kết quả giải quyết công việc, cách ứng xử của CCCX với các biểu hiện như một bộ phận CCCX có thái độ phục vụ dân chưa tốt, chưa thực sự tôn trọng người dân trong quan hệ giải quyết các thủ tục hành chính, để người dân phải đi lại nhiều lần mặc dù trên thực tế có khả năng giải quyết được, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc của CCCX chưa cao, còn thờ ơ (20/142 ý kiến, chiếm tỉ lệ 14.1%), thiếu trách nhiệm (16/142 ý kiến, chiếm tỉ lệ 11.3%). Theo đánh giá của người dân, hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của CCCX chưa thật nghiêm, chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, còn vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng thời gian làm việc như đi trễ, về sớm, chơi games, trong giờ làm việc và được thể hiện qua kết quả khảo sát. Bảng 2.18. Tình hình giải quyết công việc của công chức cấp xã Nội dung Số phiếu/tổng số Tỉ lệ (%) Đúng hẹn 98/142 69.01 Thỉnh thoảng chưa đúng hẹn 22/142 15.5 Thường xuyên không đúng hẹn 12/142 8.45 Có xin lỗi khi sai hẹn 6/142 4.23 Không xin lỗi 4/142 2.81 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 73 Bảng 2.19. Khảo sát thái độ đối với công vụ được giao của công chức cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá Thái độ đối với công vụ được giao Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ 4 5 1 Tích cực nghiên cứu, tham mưu 5 3 2 Hoàn thành công việc đúng tiến độ 5 4 1 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 Bảng 2.19. cho thấy, thái độ của CCCX đối với công vụ được giao chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động công vụ, chỉ có 50% CCCX thường xuyên hoàn thành công việc đúng tiến độ và chất lượng, còn lại có tới 50% CCCX chỉ thỉnh thoảng và chưa bao giờ hoàn thành công việc đúng tiến độ. Trong công việc, chỉ có 50% CCCX tích cực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo, còn lại tới 50% CCCX thỉnh thoảng và chưa bao giờ chủ động tham mưu, đề xuất chỉ thực hiện theo nhiệm vụ được giao. Phối hợp giữa các CCCX trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chung cũng không thường xuyên, chỉ có 40% CCCX thường xuyên phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhìn chung, thái độ của CCCX đối với công vụ được giao chưa thực sự tốt. Lãnh đạo chính quyền cấp xã vẫn cần có biện pháp cải thiện thái độ của CCCX đối với các công việc được giao, giúp cho CCCX hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. 2.2.4. Kết quả thực thi công vụ Kết quả thực thi công vụ của CCCX là việc ghi nhận kết quả thực thi công vụ trong một năm của CCCX. Với kết quả tổng hợp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CCCX năm 2016, có thể đánh giá năng lực thực thi công vụ của CCCX của thành phố Tây Ninh. 74 Bảng 2.20. Kết quả tự đánh giá thực thi công vụ của công chức cấp xã Nội dung Số phiếu/tổng số Tỉ lệ (%) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 10/94 10.64 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 51/94 54.25 Hoàn thành nhiệm vụ 33/94 35.11 Chưa hoàn thành nhiệm vụ 0/94 0 Tổng số 94/94 100 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 08/2017 Kết quả tự đánh giá của công chức cấp xã cho thấy, số lượng công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ có 51/94 phiếu chiếm tỉ lệ cao nhất là 54.25%, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có 10/94 phiếu chiếm tỉ lệ 10.64%, số lượng công chức hoàn thành nhiệm vụ có 33/94 phiếu, chiếm tỉ lệ 35.11%. Bảng 2.21. Kết quả đánh giá thực thi công vụ đối với công chức cấp xã năm 2016 của Chủ tịch UBND cấp xã Đơn vị Số lượng Kết quả thực thi công vụ Công chức chưa được đánh giá Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ UBND Phường 1 11 1 8 1 1 UBND Phường 2 11 1 8 1 1 UBND Phường 3 13 2 8 1 2 UBND Phường 4 9 7 1 1 UBND Phường Ninh Sơn 12 1 7 2 1 1 UBND Phường Hiệp Ninh 12 1 9 1 1 UBND Phường Ninh Thạnh 13 2 9 1 1 UBND xã Bình Minh 10 6 2 1 1 UBND xã Tân Bìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_cap_xa_tai.pdf
Tài liệu liên quan