MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài: .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.3
3. Mục đích và nhiệm vụ .5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8
7. Kết cấu của luận văn .9
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC XÃ .10
1.1. Công chức xã .10
1.1.1. Khái niệm công chức xã. 10
1.1.2. Vai trò của công chức xã .11
1.1.3 Đặc điểm công chức xã .13
1.2. Công vụ cấp xã và năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã 14
1.2.1. Khái niệm công vụ cấp xã .14
1.2.2. Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã .15
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức xã .17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức xã 28
1.4.1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng của công chức .28
1.4.2. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức xã .29
1.4.3 Cơ hội thăng tiến .30
1.4.4. Định hướng giá trị nghề nghiệp .30
1.4.5. Môi trường, điều kiện làm việc của công chức xã .31
TIỂU KẾT CHưƠNG 1 .32
CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA
CÔNG CHỨC XÃ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ .33
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì và ảnh hưởng
của những điều kiện đó đến năng lực thực thi công vụ của công chức xã,
thành phố Việt Trì. .33
125 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức xã, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,5%
3
Tiếp nhận và xử lý
thông tin 8 20% 18 45% 10 25% 4 10%
4 Viết báo cáo 9 22,5% 18 45% 10 25% 3 7,5%
5
Phân tích và giải
quyết công việc 7 17,5% 20 50% 10 25% 3 7,5%
6 Làm việc nhóm 8 20% 19 47,5% 9 22,5% 4 10%
7
Lập kế hoạch công
tác cá nhân 7 17,5% 22 55% 9 22,5% 2 5%
8 Sử dụng máy tính 9 22,5% 21 52,5% 8 20% 2 5%
9 Tiếp công dân 10 25% 18 45% 9 22,5% 3 7,5%
Tỷ lệ trung bình 20 % 49,2% 23,3% 7,5%
47
Từ kết quả khảo sát đánh giá kỹ năng nghề nghiệp công chức xã của 2
nhóm đối tượng là cán bộ xã và công chức xã cho thấy, kỹ năng nghề nghiệp
của công chức xã thành phố Việt Trì mới ở mức trung bình khá (khoảng gần
70% công chức xã thành thạo kỹ năng nghề nghiệp), tỷ lệ công chức chưa
thành thạo kỹ năng nghề nghiệp là không nhỏ ( khoảng 30%) đặc biệt với
những kỹ năng thiết yếu trong quá trình thực thi công vụ như kỹ năng tin học
văn phòng, kỹ năng ứng dụng phần mềm giải quyết công việc, kỹ năng viết
báo cáo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phối hợp trong công tác còn hạn chế
và thiếu hụt. Nhiều công chức chưa hiểu rõ quy trình làm việc, hoặc hiểu
nhưng làm chưa đúng quy trình, do vậy mà hiệu quả công việc chưa cao, tính
chuyên nghiệp thấp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực
thi công vụ của công chức xã thành phố Việt Trì.
Mặc dù, trong những năm gần đây, công chức xã thành phố Việt Trì đã
được đào tạo, bồi dưỡng nhiều, trình độ chuyên môn được nâng lên đáng kể,
tỷ lệ công chức có trình độ đại học trở lên chiếm đại đa số, tuy nhiên năng lực
thực thi công vụ chưa cao, một bộ phận không nhỏ công chức làm việc đạt kết
quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công việc. Công chức xã khi
triển khai thực thi công vụ vẫn còn nhiều lúng túng, chưa chủ động, vẫn để
xảy ra tình trạng chậm trễ, không giải quyết được thỏa đáng những vấn đề bức
xúc trong dân, xử lý tình huống và giải quyết công việc chưa khách quan,
nhiều khi còn dựa trên kinh nghiệm công tác cá nhân, cảm tính; quá trình ra
quyết định, nghiệp vụ kỹ thuật hành chính còn lạc hậu, chậm đổi mới, kém
hiệu quả. Có tình trạng này một phần nguyên nhân xuất phát từ việc công
chức xã thành phố Việt Trì mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước và lý luận chính trị nhưng chưa chú trọng đến tính thực tiễn, còn
nặng về lý luận chung chung, đào tạo mang tính hình thức, do vậy mà kết quả
làm việc không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ trong điều
kiện hiện nay.
48
2.3.5. Về thái độ
Năng lực thực thi công vụ của công chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó có thái độ của người công chức, bởi lẽ bất kỳ công việc nào muốn
đạt được hiệu quả đều phải được thực hiện bởi những con người có thái độ
làm việc đúng mực, nghiêm túc và có trách nhiệm.
Để đánh giá thái độ làm việc của công chức xã thành phố Việt Trì, tác
giả đã tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo xã và công
dân, tổ chức đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn 10 xã thuộc
thành phố Việt Trì. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát cán bộ xã về mức độ đáp ứng các yêu cầu về thái
độ, hành vi của công chức trong thực thi công vụ:
STT Thái độ, hành vi
Mức độ đáp ứng các yêu cầu
Rất tốt Tốt Trung bình Yếu
SN % SN % SN % SN %
1
Chấp hành giờ giấc làm
việc 5 25% 10 50% 3 15% 1 10%
2 Tác phong làm việc 4 20% 8 40% 5 25% 2 15%
3
Tinh thần trách nhiệm
trong công việc 5 25% 7 35% 5 25% 2 15%
4
Tinh thần phối hợp
trong công tác 5 25% 6 30% 4 20% 2 15%
Tỷ lệ trung bình 23,8% 38,8% 21,2% 13,7%
Qua khảo sát 20 cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã trên địa
bàn Thành phố về thái độ làm việc của công chức xã cho thấy: Về việc chấp
hành nội quy, giờ giấc làm việc, có 62,6% ý kiến cán bộ xã đánh giá công
chức chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc, 21,2% đánh giá ở mức độ trung
bình và 13,7% đánh giá yếu.
Về kết quả khảo sát trên nhóm đối tượng là tổ chức, công dân đến liên
hệ giải quyết thủ tục hành chính như sau:
49
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát tổ chức và công dân về mức độ đáp ứng các yêu
cầu về thái độ, hành vi của công chức trong thực thi công vụ:
ST
T
Thái độ, hành vi
Mức độ đáp ứng các yêu cầu
Rất tốt Tốt Trung bình Yếu
SN % SN % SN % SN %
1
Chấp hành giờ giấc
làm việc 7
23,3
% 12 40% 7 23,3% 5 16,6%
2 Tác phong làm việc
8
26,6
% 12 40% 6 20% 4 13,3%
3
Tinh thần trách nhiệm
trong công việc 7
23,3
% 14
46,6
% 6 20% 3 10%
4
Tinh thần phối hợp
trong công tác 6 20% 14
46,6
% 5 16,6% 5 16,6%
Tỷ lệ trung bình 23,3% 43,3% 20% 14,1%
Theo kết quả đánh giá của tổ chức, công dân về thái độ làm việc của
công chức xã, về tác phong làm việc, có 23,3% ý kiến đánh giá công chức xã
có tác phong làm việc rất tốt, 43,3% đánh giá tác phong làm việc ở mức tốt,
20% đánh giá ở mức bình thường và 14,1% đánh giá ở mức yếu.
Như vậy, theo ý kiến của cả 2 nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo xã và tổ
chức, công dân thì đa số công chức xã có thái độ làm việc tốt, chấp hành nội
quy, giờ giấc làm việc, có trách nhiệm với công việc, tác phong làm việc ở mức
khá trở lên. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận công chức có ý thức tổ chức kỷ luật
chưa cao, chưa chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế, giờ giấc làm việc.
Điều này cho thấy, một bộ phận công chức xã còn thiếu tính tích cực
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm chưa cao, vẫn còn biểu hiện né tránh, thoái
thác công việc, đùn đẩy công việc gây ảnh hưởng đến tiến độ thực thi công
vụ, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của
công chức xã.
2.3.6. Về kết quả thực thi công vụ
Một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực thực thi công vụ của
công chức là kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, xác định những tồn tại
50
hạn chế để đưa ra giải pháp thích hợp. Hàng năm UBND các xã đều triển khai
việc đánh giá, phân loại công chức theo các tiêu chí:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân.
Kết quả đánh giá, phân loại được chia thành các mức: hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn
chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá công chức xã năm 2015 tại 10 xã thuộc thành phố
Việt Trì như sau:
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá, xếp loại công chức xã thành phố Việt Trì
năm 2015
Số
TT
Chức danh
Tổng
số
Đánh giá xếp loại
HT xuất
sắc nhiệm
vụ
HT tốt nhiệm
vụ
HT nhiệm
vụ nhƣng
còn hạn
chế về
năng lực
Không
hoàn
thành
nhiệm vụ
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL
Tỷ
lệ
1 Tài chính - Kế toán 15 1 6,67 13 0,96 1 6,67
2 Tư pháp - Hộ tịch 10 1 6,67 9 0,94 0 0,00
3
Văn phòng - Thống
kê 18 2 13,33 14 0,82 2 0,09
4 Địa chính - Xây dựng 19 18 0,91 1 0,04
5 Văn hoá - Xã hội 19 3 20,00 16 0,83 0,08
Tổng cộng 81 7 8,6% 70 86,4% 4 4,9%
(Nguồn: phòng Nội vụ thành phố Việt Trì)
51
Kết quả đánh giá hàng năm khi đánh giá, xếp loại công chức cho thấy
công chức xã thành phố Việt Trì đều hoàn thành tốt thậm chí hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2015, có 8,6% công chức xã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, 86,4% công chức xã hoàn thành tốt nhiệm vụ, và chỉ có 4,9%
công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực tập trung chủ
yếu ở nhóm công chức Văn phòng – thống kê, Tài chính – Kế toán, Địa chính
– Xây dựng.
Tuy nhiên việc đánh giá công chức hàng năm thường mang tính chất
chung chung, tiêu chí mang tính chất định lượng, “nể nang”, hình thức. Để
đảm bảo khách quan trong việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của công
chức xã tác giả xem xét kết quả thu được từ 20 phiếu điều tra lấy ý kiến của cán
bộ xã đánh giá trên 3 tiêu chí: khối lượng công việc được giao hoàn thành, chất
lượng công việc hoàn thành và tiến độ thực hiện công việc và chia theo 4 mức
độ: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành trung bình và kém.
Bảng 2.11. Đánh giá của cán bộ xã về kết quả thực hiện công việc của
công chức xã
STT Tiêu chí đánh giá
Xuất sắc Tốt
Trung
bình
Kém
SL
Tỷ
lệ
SL
Tỷ
lệ
SL
Tỷ
lệ
SL
Tỷ
lệ
1
Khối lượng công việc
được giao hoàn thành 2 10,00 11 55,00 5 25,00 2 10,00
2
Chất lượng công việc
hoàn thành 1 5,00 10 50,00 8 40,00 1 0,04
3
Tiến độ thực hiện công
việc 2 10,00 12 60,00 4 20,00 2 0,08
Tỷ lệ trung bình 8,3% 55% 28% 8,3%
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của tác giả quý 3 năm 2017)
52
Tổng hợp số liệu bảng trên cho thấy: kết quả đánh giá của cán bộ xã về
mức độ hoàn thành công việc của công chức xã ở mức xuất sắc là 8,3%, có
55% ý kiến đánh giá công chức xã hoàn thành công việc ở mức tốt trong đó
đánh giá ở tiêu chí khối lượng công việc được giao và tiến độ thực hiện công
việc hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ cao (55% và 60%), có 28% ý kiến đánh giá
công chức xã hoàn thành công việc ở mức trung bình, trong đó tiêu chí chất
lượng công việc hoàn thành ở mức trung bình chiếm tới 40% cho thấy chất
lượng công việc hoàn thành của công chức xã thành phố Việt Trì chưa cao.
Đặc biệt, có một số ý kiến cho rằng vẫn còn một bộ phận công chức xã chưa
hoàn thành công việc, tiến độ chậm, chất lượng kém, không có tinh thần phối
kết hợp với đồng nghiệp trong thực hiện công việc chung thể hiện ở chỗ có
8,3% ý kiến lãnh đạo xã đánh giá kết quả thực hiện công việc ở mức kém.
So sánh số liệu đánh giá của cán bộ xã về kết quả thực hiện công việc
của công chức xã với số liệu đánh giá, xếp loại công chức xã hàng năm có sự
chênh lệch khá lớn. Trong khi kết quả đánh giá, xếp loại cuối năm có 95,5%
công chức xã hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì theo đánh giá
thực tế của cán bộ xã con số này chỉ ở mức 63,3%. Tỷ lệ công chức xã hoàn
thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực theo kết quả đánh giá, xếp
loại cuối năm chỉ ở mức 4,9% thì theo đánh giá của cán bộ xã có tới 36,3%
công chức chỉ hoàn thành công việc ở mức trung bình và kém. Điều này cho
thấy, việc đánh giá, xếp loại công chức xã hàng năm còn mang tính hình thức,
chưa phản ánh đúng thực chất kết quả thực thi công vụ của công chức xã.
2.3.7. Về sự hài lòng của công dân
Công dân, tổ chức được coi là khách hàng thực hiện các dịch vụ hành
chính công do công chức xã cung cấp. Vì vậy, để đánh năng lực thực thi công
vụ của công chức xã không thể không xem xét đến sự hài lòng của người dân
đối với các dịch vụ công do công chức xã cung cấp.
53
Qua khảo sát đối với công dân, tổ chức khi đến liên hệ công việc tại 10
xã cho kết quả như sau:
Bảng 2.12. Đánh giá của tổ chức, công dân về việc thực hiện các giao dịch
hành chính của công chức xã
STT Tiêu chí
Rất hài
lòng
Hài lòng
Bình
thƣờng
Không hài
lòng
SL
Tỷ
lệ
SL
Tỷ
lệ
SL Tỷ lệ SL
Tỷ
lệ
1 Thái độ, tinh thần phục vụ 3 10,00 4 13,33 20 66,67 3 10,00
2 Giao tiếp hành chính
2 6,67 5 16,67 20 66,67 3 10,00
3
Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính 4 13,33 3 10,00 19 63,33 4 13,33
Tỷ lệ trung bình 10% 13,3% 65,6% 11,1%
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của tác giả quý 3 năm 2017)
Mức độ hài lòng của tổ chức và công dân về thái độ, tinh thần phục vụ,
kết quả làm việc của công chức xã thành phố Việt Trì nhìn chung còn thấp cụ
thể như: Thái độ, tinh thần phục vụ của một số công chức còn vô cảm, mang
tính kể cả, ban ơn, mức độ rất hài lòng và hài lòng chỉ đạt 23,3%, không hài
lòng là 10%, mức độ bình thường chiếm tỷ lệ cao 66,7%. Trong giao tiếp
hành chính còn ít niềm nở, bình đẳng, phức tạp hóa quy trình, hạnh họe, đòi
hỏi, gây khó khăn, mức độ rất hài lòng và hài lòng chỉ đạt 23,3%, không hài
lòng là 10%, mức độ bình thường chiếm tỷ lệ cao 66,7%. Kết quả làm việc
thường chậm, lần lữa không thực hiện đúng theo phiếu hẹn trả kết quả, ở tiêu
chí này mức độ không hài lòng chiếm tỷ lệ cao hơn (13,3%). Điều này phần
nào khiến cho nhiều người dân có tâm lý ngại tiếp xúc với công chức, ảnh
hưởng đến niềm tin của người dân vào chính quyền.
54
2.3.8. Về kinh nghiệm công tác
Kinh nghiệm công tác là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực thực
thi công vụ của công chức xã. Kinh nghiệm góp phần vào việc hình thành
năng lực thực tiễn của công chức xã và làm tăng hiệu quả thực thi công vụ
của công chức xã. Kinh nghiệm phụ thuộc vào thời gian công tác nói chung
và thời gian đảm nhiệm vị trí, chức danh cụ thể nào đó nói riêng của công
chức xã.
Bảng 2.13. Thống kê thời gian công tác công chức xã thành phố Việt Trì
tính đến thời điểm 31/12/2015
Thời gian công tác
Dƣới 5
năm
Từ 6-10
năm
Từ 11 -15
năm
Từ 16-20
năm
Trên 20
năm
Tài chính - Kế toán 6 4 1 2
Tư pháp - Hộ tịch 3 4 3 1 2
Văn phòng - Thống kê 4 2 6 2 5
Địa chính - Xây dựng 6 4 3 2 3
Văn hoá - Xã hội 6 5 4 2 1
Tổng 25 19 17 9 11
Tỷ lệ 30,9% 23,5% 21% 11% 13,6%
(Nguồn: phòng Nội vụ thành phố Việt Trì)
Theo thống kê cho thấy, công chức xã thành phố Việt Trì có thời gian
công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao 30,9%, từ 6 – 15 năm chiếm tỷ lệ 44,5%,
trên 16 năm chiếm 24,6%. Có điều này là do công chức xã thành phố Việt Trì
đại đa số nằm trong độ tuổi từ 30 – 45 tuổi (64,3%) nên thâm niên công tác
vào khoảng từ 6 – 15 năm chiếm phần lớn. Đây là khoảng thời gian đủ dài để
công chức xã có thể tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong thực thi công vụ ở
địa phương, cơ sở. Thâm niên, kinh nghiệm công tác cũng là nền tảng để công
chức xã giải quyết nhanh chóng, chính xác những tình huống thực thi công
vụ, nâng cao hiệu quả công tác.
55
2.4. Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ
của công chức xã thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Trong những năm qua nhìn chung năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ công chức xã thành phố Việt Trì đã được nâng lên rõ rệt, góp phần quan
trọng trong việc tổ chức, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng,
chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng tại địa phương.
Về cơ bản, đến nay đội ngũ công chức xã thành phố Việt Trì ngày càng
được tiêu chuẩn hóa cả về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị,
trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ và dần thay đổi theo xu
hướng tích cực hơn, nâng cao hơn. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của
thành phố Việt Trì tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho công chức.
Mặt khác, cũng nói lên sự nỗ lực của công chức đã vươn lên để tiếp thu
những cái mới. Đến nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức xã
thành phố Việt Trì khá cao, 84% có trình độ đại học và sau đại học. Trình độ
lý luận chính trị, quản lý nhà nước ngày càng được nâng lên, từng bước đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Đội ngũ công chức xã không ngừng được củng cố, đa số được rèn
luyện, thử thách qua thực tiễn trong quá trình công tác, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức và tinh thần trách nhiệm,
gắn bó mật thiết với nhân dân, góp phần nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân đến các cấp có thẩm quyền, tích cực tuyên truyền, vận
động, giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu và tuân theo chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhiều công chức xã có ý thức trách nhiệm tốt, có thái độ cầu thị, khắc
phục khó khăn về điều kiện làm việc, mức tiền lương và thu nhập còn hạn chế
để nỗ lực phấn đấu công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao và học tập, rèn
56
luyện nâng cao trình độ. Thái độ giao tiếp với nhân dân có chuyển biến, có ý
thức trách nhiệm, tận tình, chu đáo, ứng xử đúng mực.
Bên cạnh những ưu điểm, công chức xã thành phố VIệt Trì còn có
nhiều hạn chế, yếu kém nhất là trước yêu cầu đổi mới trong cải cách hành
chính và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Công chức xã thành phố Việt Trì phần lớn có phẩm chất tốt, lối sống
lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của
Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận công chức yếu kém về
phẩm chất, đạo đức, chưa gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Một bộ phận công chức xã khi triển
khai thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao còn chưa chủ động, chưa làm tròn trách
nhiệm, còn tình trạng chờ văn bản giao việc hoặc đôn đốc mới triển khai thực
hiện, công tác tham mưu còn kém, hiệu quả chưa cao, việc phối hợp với các
ban, ngành, bộ phận trong thực thi công vụ còn chưa chặt chẽ. Một bộ phận
công chức còn vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, thờ ơ trước những
yêu cầu bức xúc chính đáng của nhân dân.
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận
chính trị và quản lý nhà nƣớc
+ Trình độ chuyên môn của công chức xã thành phố Việt Trì tương đối
cao, 67,9% có trình độ đại học và trên đại học, chỉ có 4,9% có trình độ cao
đẳng, 27,2% trình độ trung cấp. Tuy nhiên, xét về hình thức đào tạo thì chỉ có
33% công chức xã được đào tạo theo hình thức chính quy, 59% theo hình
thức vừa làm vừa học, 6% theo hình thức đào tạo từ xa và 2% theo hình thức
liên thông. Việc đào tạo chủ yếu thông qua hình thức tại chức vừa làm vừa
học, từ xa nên kiến thức của công chức xã còn mang tính chắp vá, không có
57
hệ thống, chất lượng đào tạo chưa cao. Hiện nay, các trường lớp đào tạo
chuyên môn mở ra rất nhiều song chất lượng đào tạo thấp, chi phí cao, kết
hợp với tâm lý công chức xã ngại học hành và xã hội trọng bằng cấp dẫn đến
một thực tế là hiện tượng chạy đua bằng cấp để đạt chuẩn theo quy định, kiến
thức mà học viên theo học không đạt yêu cầu, chất lượng kém, ảnh hưởng
chung đến năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung và công chức
xã thành phố Việt Trì nói riêng.
+ Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức xã thành phố Việt Trì còn
hạn chế. Theo thống kê vẫn còn tới 18,5% công chức xã chưa có chứng chỉ
đào tạo tin học và 24,7% công chức xã chưa có chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ.
+ Số lượng công chức được đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước
còn thấp. Có 24,6% công chức xã chưa qua chương trình sơ cấp chính trị.
Những số liệu trên cho thấy hạn chế của công chức xã thành phố Việt
Trì là còn thiếu và yếu về kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật, lý luận
chính trị, ngoại ngữ, tin học. Điều này dẫn tới việc nắm bắt đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tế còn nhiều
hạn chế, thiếu sáng tạo, linh hoạt. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào
tạo, bồi dưỡng cho công chức xã.
- Về kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp của công chức xã thành phố Việt Trì còn
nhiều hạn chế nhất là các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ứng dụng
phần mềm giải quyết công việc, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng phối hợp trong công tác. Bên cạnh đó, việc phát triển các
kỹ năng mềm trong công tác của công chức xã còn hạn chế đặc biệt trong
các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, giải quyết xung độtdo đó còn
tình trạng giải quyết tình huống không thỏa đáng, gây bức xúc trong nhân
dân. Một số công chức xã sức ỳ khá lớn, chậm tiếp thu những kiến thức
58
chuyên môn mới, làm việc một cách máy móc, thiếu sáng tạo, thao tác
chậm, không biết khai thác các phần mềm công nghệ thông tin, không biết
ứng dụng công nghệ tin học trong công việc nên chưa đáp ứng được yêu
cầu của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.
- Về thái độ của công chức xã
Bên cạnh những công chức xã được đánh giá là có thái độ, phẩm chất
đạo đức tốt vẫn còn tồn tại những công chức có ý thức công vụ kém, tác
phong làm việc chưa khoa học, thiếu tính tích cực nghề nghiệp, tinh thần
trách nhiệm chưa cao, vẫn còn biểu hiện né tránh, thoái thác công việc, đùn
đẩy công việc gây ảnh hưởng đến tiến độ thực thi công vụ , thái độ phục vụ
nhân dân chưa tốt, thiếu nhiệt tình, thân thiện, còn có biểu hiện thờ ơ, khó gần
thậm chí cửa quyền, hách dịch gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và làm
mất niềm tin của nhân dân đối với công chức xã.
- Về kết quả thực hiện công việc
Đa số công chức xã đều hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng có
nhiều trường hợp chỉ hoàn thành một phần công việc hoặc có hoàn thành
đúng tiến độ nhưng không đảm bảo về chất lượng. Tinh thần trách nhiệm với
công việc của một bộ phận công chức xã chưa cao, chưa thực sự tâm huyết,
tinh thần phối kết hợp trong công việc với đồng nghiệp, với các ban, ngành,
đoàn thể liên quan còn thấp, đùn đẩy nhau. Hiện tượng lãng phí thời gian, đi
muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ hành chính như chơi game, đọc mạng,
tán chuyệnvẫn tồn tại gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung
của toàn cơ quan, đơn vị và của địa phương. Có công chức sau một thời gian
công tác rơi vào trạng thái “an phận”, thiếu sự say mê và động lực làm việc.
Tính tích cực nghề nghiệp của một bộ phận công chức còn hạn chế, kết quả
thực hiện công việc chỉ ở mức hoàn thành khối lượng và đúng thời gian, tiến
độ còn chất lượng công việc chỉ ở mức trung bình.
59
- Về kinh nghiệm công tác
Đa số công chức xã thành phố Việt Trì được rèn luyện qua thực tiễn
công tác, thời gian công tác chủ yếu từ 6-15 năm giúp công chức tích lũy
được nhiều kinh nghiệm trong giải quyết công việc, thực thi công vụ. Tuy
nhiên, cũng vì đã có kinh nghiệm thực tế nên nhiều công chức rơi vào tình
trạng lười đọc văn bản, lười cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, tư duy và giải
quyết công việc theo cảm tính, thói quen, lối mòn, mà không theo quy định
pháp luật. Đây là một thực tế cần được xem xét nghiêm túc bởi nhiệm vụ của
công chức là thực thi hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật. Nếu
công chức chỉ thực thi công vụ dựa trên kinh nghiệm công tác mà không theo
đúng quy định của pháp luật sẽ dẫn tới tình trạng sai sót, vi phạm quyền và lợi
ích chính đáng của công dân, gây bức xúc trong dân, làm ảnh hưởng đến niềm
tin của nhân dân vào chính quyền.
- Về sự hài lòng của công dân
Qua kết quả khảo sát ở trên, có thể thấy, đối với thái độ phục vụ, kết
quả giải quyết thủ tục hành chính của công chức xã thành phố Việt Trì, mức
độ hài lòng của công dân là chưa cao. Có không ít công chức tỏ ra thiếu tinh
thần tự giác, giọng điệu quan quyền, hách dịch, còn nhiều hoạt động vụ lợi cá
nhân. Cũng vì thế mà làm ảnh hưởng đến năng lực và uy tín của công chức
xã, làm cho người dân chưa hài lòng, ngại tiếp xúc với công chức, mất niềm
tin vào chính quyền.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về năng lực thực thi công vụ của công
chức xã thành phố Việt Trì có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, Cơ chế tuyển dụng và sử dụng công chức còn chưa hợp lý,
việc lựa chọn được những người giỏi, năng lực thực sự vào làm việc tại cơ
quan hành chính nhà nước còn hạn chế.
Kể từ năm 2011 tới nay, để đảm bảo thực hiện chính sách tinh giản biên
chế, tinh gọn bộ máy, thành phố Việt Trì không tổ chức tuyển dụng công chức
60
phường, xã. Tuy nhiên do những hạn chế từ công tác tuyển dụng trước đó mà
năng lực thực thi công vụ của công chức xã hiện nay cũng bị ảnh hưởng.
Việc tuyển dụng vẫn bị ảnh hưởng bởi cơ chế “xin – cho”, “thân quen” nên
một bộ phận công chức chuyên môn mặc dù trình độ, chuyên ngành đào tạo
không đúng quy định song vẫn được nhận vào làm, sau đó được cử đi đào tạo,
bồi dưỡng chủ yếu theo hình thức tại chức, vừa làm vừa học.
Công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức xã thành phố Việt Trì còn
nhiều bất cập dẫn tới năng lực thực thi công vụ của công chức xã bị hạn chế.
Theo thống kê của Phòng Nội vụ thành phố Việt Trì có 62% số công chức xã
được bố trí công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, 38% công chức xã
chưa được được bố trí hoặc không có chuyên ngành phù hợp với công việc
được giao. Việc bố trí công chức xã chưa đúng với chuyên môn đào tạo, sắp
xếp sai vị trí chức danh công việc, vẫn còn tình trạng có chức danh thừa người
nhưng lại có chức danh thiếu người, phải tuyển thêm lao động hợp
đồngNhững bất cập này khiến cho công chức xã không vận dụng được hết
những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo, không phát huy được hết năng lực,
sở trường trong thực thi công vụ.
Thứ hai: Việc đào tạo bồi dưỡng cho công chức còn thiên về lý thuyết,
thiếu tính ứng dụng, chưa chú trọng đặc thù riêng biệt của từng vị trí việc làm.
Nhiều công chức còn tâm lý học để có bằng cấp, chứng chỉ để chuẩn hóa,
thăng tiến chứ không phải phục vụ cho quá trình thực thi công vụ.
Đến nay, thành phố Việt Trì chưa xây dựng được chương trình đào
tạo công chức xã một cách khoa học, lâu dài, thiếu kế hoạch toàn diện,
thiếu chủ động đào tạo mới, đào tạo lại số công c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_xa_thanh_ph.pdf