Luận văn Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU. 4

Chương I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY KHU VỰC CHÂU Á. 6

I. Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường 6

II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trong

khu vực châu á 10

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy 10

2. Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy 17

2.1. Thị trường bột giấy 17

2.2. Thị trường giấy loại 19

2.3. Thị trường giấy thành phẩm 20

III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy

trong thời gian tới 21

1. Thị trường giấy 21

2. Thị trường bột giấy 24

 

 

Chương II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY

VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC. 26

I. Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam 26

1. Nghề làm giấy cổ truyền và những tiền đề để phát triển ngành giấy ở

Việt Nam 26

2. Vài nét về công nghiệp giấy nước ta 30

II. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong

những năm gần đây 33

1. Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam 33

2. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng giấy của Việt Nam 38

2.1.Tình hình tiêu thụ trong nước 38

2.2. Tình hình xuất khẩu ra nước ngoài 40

3. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng giấy từ nước ngoài 41

3.1. Thị trường nhập khẩu 41

3.2. Kim ngạch nhập khẩu 42

III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

ngành giấy Việt Nam 44

1. Khó khăn 44

1.1. Còn quá nhiều bất cập trong việc cung cấp nguyên liệu cho

ngành giấy 44

1.2. Công nghệ lạc hậu 48

1.3. Trình độ quản lý yếu kém 49

1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp 50

1.5. Thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phức tạp và kéo dài 53

1.6. Quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp 54

2. Thuận lợi 55

2.1. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đối lớn 55

2.2. Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn 56

2.3. Đây là ngành được Nhà nước quan tâm đầu tư 59

 

 

 

Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA

NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC. 61

I. Các cơ hội và thách thức đối với ngành giấy Việt Nam trong điều kiện

hội nhập kinh tế khu vực 61

1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam 61

2. Các cơ hội 64

3. Các thách thức 66

II. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 67

1. Về phía Nhà nước 67

1.1. Xây dựng phương án chủ động về nguyên liệu cho ngành giấy 67

1.2. Xúc tiến việc triển khai các dự án đầu tư cho ngành giấy 74

1.3. Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường 75

1.4. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy 77

2. Về phía doanh nghiệp 78

2.1. Nâng cao trình độ công nghệ 78

2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 83

2.3. Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 85

2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại 86

KẾT LUẬN . 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.90

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giá thường cao hơn giấy trong nước khoảng 15% và có thể hơn do chất lượng "quá cao", trong khi người dân chỉ yêu cầu chất lượng sản phẩm vừa phải và giá cả hợp túi tiền. Ví dụ như các sản phẩm khăn giấy của Công ty giấy Bãi Bằng có chất lượng tương đối tốt với giá phải chăng đang dần dần được người tiêu dùng chấp nhận. Một hộp khăn giấy 150 tờ x 2 lớp có giá bán trên thị trường khoảng từ 5.500 đến 7.000 đồng, trong khi một hộp tương tự của hãng Puppy có bán trên thị trường là 12.000-15.000 đồng. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, các sản phẩm khăn giấy sản xuất thủ công với giá thành cực rẻ cũng được rất nhiều các cửa hàng ăn uống, nhất là các cửa hàng bình dân ưa chuộng vì khách hàng thường ít chú ý và không quá khó tính khi dùng mặt hàng này. Như vậy bằng mọi giá chúng ta phải giảm giá thành các mặt hàng giấy vệ sinh, khăn giấy xuống để có thể duy trì được khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, một mặt hàng giấy nữa cũng không gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ là giấy vàng mã. Nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này tương đối lớn do thói quen đốt vàng mã là một thói quen lâu đời của người dân Việt Nam. Hơn nữa, phú quý sinh lễ nghĩa, mức sống ngày một cao, công việc làm ăn ngày càng phải chịu nhiều áp lực cũng khiến cho người dân trở nên "mê tín" hơn kéo theo nhu cầu tiêu thụ giấy vàng mã ngày càng tăng. 2.2. Tình hình xuất khẩu ra nước ngoài Tình hình tiêu thụ sản phẩm giấy trong nước tương đối khó khăn nên việc xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn và còn rất hạn chế là điều không tránh khỏi. Các sản phẩm như giấy viết, giấy in hầu như không có khả năng xuất khẩu do sức cạnh tranh kém. Các sản phẩm khác như giấy bao bì công nghiệp cao cấp, giấy couché, giấy duplex tráng phấn, giấy ảnh,... sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng nổi nhu cầu nội địa, hàng năm phải nhập khẩu rất nhiều thì nói gì đến xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là bột giấy và giấy vàng mã. Thị trường xuất khẩu bột giấy lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, có thể nhập 1 triệu tấn bột giấy của Việt Nam mỗi năm. Năm 2001, nước ta xuất khẩu được 74.278 tấn giấy vàng mã còn năm 2002 xuất khẩu được 80.000 tấn. Tuy nhiên, sản phẩm này mới chỉ được sản xuất thủ công, chứ chưa được sự quan tâm của các công ty lớn. Hi vọng rằng với những thay đổi hợp lý, trong tương lai ngành giấy Việt Nam sẽ tăng cường được hoạt động xuất khẩu trước mắt là sang những thị trường trong khu vực. 3. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng giấy từ nước ngoài 3.1. Thị trường nhập khẩu Trong nhiều năm trở lại đây, lượng giấy nhập khẩu vào nước ta chủ yếu có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực như Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan... Trong đó, đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất của Việt Nam là Inđônêxia, nước sản xuất giấy lớn nhất ở Đông Nam Á. Từ ngày 1/7/2003, khi mức thuế nhập khẩu giảm xuống còn 20%, cuộc cạnh tranh giữa giấy nội và giấy ngoại đã thật sự diễn ra không cân sức. Nhiều người cho rằng thực chất đây là cuộc chiến giữa các nhà máy giấy trong nước với ngành giấy của hai nước Inđônêxia và Thái Lan. Lượng giấy nhập khẩu từ riêng hai nước này đã chiếm khoảng trên 80% kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm giấy của Việt Nam trong 5 năm qua. Ông Lin Po Chung, trưởng đại diện của công ty giấy APP tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong những doanh nghiệp giấy hàng đầu của Inđônêxia, cho biết: "Thật ra, ngay từ đầu năm 2003, kế hoạch của chúng tôi là phải tăng gấp ba lần so với năm trước. Tuy nhiên, thời điểm điều chỉnh giảm thuế đã được thay đổi đến 1-7 vừa qua, nên công ty sẽ phải xem xét động thái thị trường thêm một thời gian nữa..." Nhiều công ty giấy lớn khác của Thái Lan, Inđônêxia,... có thị phần tại Việt Nam cũng không giấu giếm chiến lược chiếm lĩnh thị trường giấy Việt Nam trong những tháng sắp tới, đặc biệt là đối với thị trường giấy phía Bắc. Như vậy, có thể thấy trong những năm qua, các sản phẩm giấy từ các nước trong khu vực đã chiếm thị phần rất lớn trên thị trường Việt Nam và theo dự đoán tỷ lệ này sẽ còn tăng lên trong những năm tới. Trong đó, các sản phẩm giấy của Inđônêxia và Thái Lan sẽ còn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường giấy chất lượng cao trong thời gian tới. 3.2. Kim ngạch nhập khẩu Lượng giấy nhập khẩu hiện nay chiếm khoảng 50% thị phần trong nước không những ở các mặt hàng giấy trong nước chưa sản xuất được mà cả ở những mặt hàng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh như giấy bao bì công nghiệp, giấy in, giấy viết,... Năm 2002, lượng giấy nhập khẩu vào khoảng 340.000 tấn, bằng 80% sản lượng giấy sản xuất trong nước. Do các cơ sở đầu tư một số loại giấy mới nên kết cấu các loại giấy nhập khẩu đã thay đổi. Giấy tráng1, 2 mặt được nhập nhiều nhất tới 39% (145.251 tấn) trong tổng số, các loại giấy chuyên dụng cũng được nhập với số lượng lớn tới 25% (94.470 tấn), lượng giấy làm lớp mặt hộp cáctông nhiều lớp đã giảm mạnh, giấy vệ sinh và khăn giấy đã không còn được nhập khẩu chính ngạch. Sau đây là những con số cụ thể về tình hình nhập khẩu các sản phẩm giấy trong năm 2002. Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm giấy năm 2002 Sản xuất Nhập khẩu Tổng cộng So sánh 1 (tấn) 2 (tấn) 3 (tấn) 2/3 (%) Giấy in báo 35.335 29.364 63.699 46 Giấy in & viết 135.120 29.833 164.953 18 Giấy làm bao bì cáctông 233.318 72.636 305.954 24 Giấy vệ sinh, khăn giấy 24.000 24.000 Giấy tráng 145.251 145.251 100 Giấy vàng mã xuất khẩu 80.000 80.000 Giấy vàng mã dùng trong nước 18.000 18.000 Khác 12.556 94.470 107.928 88 Tổng cộng 538.231 371.554 909.785 41 (Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy số 125 tháng6/2003) Liên tiếp trong thời gian qua, thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại, qua đổi hàng, gian lận thương mại,... giấy ngoại đã nhập vào khá nhiều. Những nguồn giấy này do không phải chịu thuế đã làm hàng rào bảo hộ đối với ngành giấy trong nước ít nhiều mất đi tác dụng trước khi được dỡ bỏ một cách chính thức vào tháng 7/2003. Trong 7 tháng đầu năm 2003, lượng giấy nhập khẩu vào Việt Nam là 256.000 tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chỉ riêng tháng 7 đã nhập 40.000 tấn. Hàng rào thuế quan trong khu vực đang dần được tháo bỏ. Trước ngày1/7/2003, thuế suất nhập khẩu mặt hàng giấy in là 50%, giấy in báo là 40%. Kể từ khi lộ trình gia nhập AFTA được thực hiện, mức thuế suất và phụ thu giấy nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 20% khiến cho lượng hàng nhập về tăng mạnh. Theo tính toán của các nhà quản lý, sau khi chịu thuế nhập khẩu và các chi phí khác thì giá giấy ngoại nhập của Inđônêxia và Thái Lan hiện đang rẻ hơn giấy cùng loại trong nước từ 0,5-1 triệu đồng/tấn. Theo nhận xét của một số cơ sở in, giấy ngoại không chỉ có giá bán thấp hơn mà còn rất "dôi trang", cùng trọng lượng nhưng số trang của giấy ngoại thường nhiều hơn giấy nội 5-7%. Chất lượng giấy ngoại cũng hơn hẳn giấy trong nước về độ sáng trắng hơn, hút ẩm thấp hơn,... Với những lợi thế này, giấy in báo và giấy viết gần như thống lĩnh thị trường trong nước. Giấy nhập về chủ yếu là các loại giấy bao bì công nghiệp cao cấp như giấy couché, giấy duplex tráng phấn, giấy ảnh và hơn 8.000 tấn giấy in báo. Theo Tổng Công ty Giấy Việt Nam, sở dĩ giấy in và giấy viết nhập về chưa nhiều là do giá giấy trong khu vực lại tăng khoảng 70 USD/tấn, trong khi các doanh nghiệp trong nước đã phải giảm giá bán tối đa, thậm chí bằng giá thành và bán trả chậm. Nếu so sánh với Inđônêxia, nước có công suất 10 triệu tấn giấy/năm, công nghệ hiện đại nhất khu vực ASEAN, sản phẩm giấy hiện bán khoảng 650-680 USD/tấn, trong khi đó giá thành của giấy Bãi Bằng rẻ nhất Việt Nam thì cũng cao hơn bình quân 100 USD/tấn. Chỉ có những sản phẩm như giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy làm bao bì cáctông, giấy vàng mã là không vấp phải sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Các sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy từ trước đến nay cũng đã được nhập khẩu vào trong nước nhưng do đặc thù của sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm ngoại nhập không lớn nên lượng nhập khẩu rất nhỏ. Đặc biệt, sản phẩm giấy vàng mã hoàn toàn không phải nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu giấy từ Thái Lan và Inđônêxia đều cho rằng mức giá trên thị trường sắp tới sẽ giảm nhưng chắc chắn không lớn. Theo tính toán của họ, mức thuế khi chưa áp theo lộ trình AFTA đối với loại giấy in báo, giấy viết, giấy photocopy trước đây là 50% + phụ thu + thuế VAT 10%= 76% sẽ giảm xuống theo lộ trình AFTA còn 20%. Song với việc Bộ Tài chính điều chỉnh mức tăng giá tối thiểu để tính thuế thay vì căn cứ mức giá trên hợp đồng đã giữ mức giá một số mặt hàng giấy vẫn còn khá cao. Các công ty giấy lớn của Thái Lan, Inđônêxia,... có thị phần tại Việt Nam cũng không giấu giếm chiến lược chiếm lĩnh thị trường giấy Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là đối với thị trường giấy khu vực phía Bắc, khi có tin nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam là Bãi Bằng phải ngưng sản xuất từ 1-7 tháng để thay đổi thiết bị đã quá lạc hậu. Trong 6 tháng đầu năm 2003, giá bột giấy nhập khẩu tăng 16-19% so với cùng kỳ năm ngoái và có chiều hướng sẽ còn tăng trong những tháng cuối năm. Giá bột giấy chế biến từ gỗ mềm đã tẩy trắng có xuất xứ từ Bắc Mỹ được chào bán ở mức 440-450 USD/tấn vào thời điểm giữa tháng 7/2003. Giá bột giấy chế biến từ gỗ bạch đàn Braxin được chào bán ở mức 430-450 USD/tấn (giá C&F giao dịch tại các cảng châu Á). Trong năm 2003, dự kiến lượng giấy thải loại nhập khẩu sẽ tăng 20%, lượng bột giấy nhập khẩu vào khoảng 50-60.000 tấn, lượng gỗ sợi dài phục vụ cho sản xuất giấy phải nhập khoảng 50.000 m3. III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam 1. Khó khăn 1.1. Còn quá nhiều bất cập trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy Thiếu... Theo tính toán, toàn ngành giấy bình quân mỗi năm sản xuất được trên 800.000 tấn giấy các loại nhưng năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đạt trên 100.000 tấn/năm nên bị mất cân đối nghiêm trọng. Nguyên liệu sản xuất giấy luôn trong tình trạng căng thẳng, đe doạ kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước. Trung bình mỗi năm ngành giấy mới chỉ tự đáp ứng được khoảng 25-30% nhu cầu bột giấy cho sản xuất trong nước, phần còn lại từ 70-75% phải nhập từ nước ngoài. Như vậy là ngành giấy nước ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng này chính là vấn đề công nghệ. Thứ nhất, chất lượng nguyên liệu trong nước, tình trạng thiết bị cũng như phương pháp nấu có nhiều hạn chế nên chất lượng bột giấy không cao và thiếu ổn định. Do đó, để đảm bảo độ bền, độ dai của giấy thành phẩm, chúng ta phải pha trộn một tỷ lệ bột ngoại thích hợp vào bột giấy sản xuất trong nước. Chất lượng bột giấy ổn định đã làm tăng tốc độ máy xeo lên đáng kể, nâng cao công suất và sản lượng giấy sản xuất ra. Năm 1995, cũng nhờ có tỷ lệ pha trộn hợp lý bột ngoại và bột nội mà Công ty giấy Bãi Bằng đã tăng được tốc độ của máy xeo từ 360-380 m/phút lên 520 m/phút, và lần đầu tiên nâng được sản lượng giấy lên trên 50.000 tấn, đạt trên 90% công suất thiết kế. Giá bột nhập ngoại tuy có cao hơn khoảng 30-40% so với giá thành sản xuất trong nước, nhưng bù lại chất lượng giấy thành phẩm tốt hơn hẳn và sản lượng tăng 30-40% so với sử dụng hoàn toàn bột sản xuất trong nước. Hơn nữa, trong khi ở nhiều nước, tỷ lệ chất độn trong giấy lên đến 40% thì ở Việt Nam, do công nghệ kém, giấy gần như được sản xuất từ bột giấy loại tốt. Điều này cũng khiến cho nhu cầu bột giấy tăng lên nhiều. Thứ hai, công suất thiết bị giữa hai khâu nấu bột và xeo giấy của ta luôn ở trong tình trạng không đồng bộ. Ví dụ như ở Công ty giấy Bãi Bằng, thiết bị nấu bột giấy công suất thiết kế chỉ có 48.000 tấn/năm, nay đã xuống cấp nên chỉ đạt 40.000 tấn/năm, trong khi công suất máy xeo lại tăng, có khả năng sản xuất 60.000 tấn giấy/năm. Vì vậy, việc nhập bột ngoại để bổ sung sự thiếu hụt công suất là một giải pháp tình thế đúng đắn. Nguyên nhân thứ hai không kém phần quan trọng là vấn đề quỹ đất cho rừng nguyên liệu. Trên văn bản giấy tờ thì quỹ đất đủ cho quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng trên thực tế, quỹ đất dành cho trồng rừng lại không tập trung. Địa hình phức tạp khiến cho việc vận chuyển khai thác, quản lý và nâng cao năng suất nguyên liệu rất khó khăn. Nếu chỉ sử dụng gỗ theo cách trồng rừng như hiện nay với chu kỳ khai thác thông 15 năm, bạch đàn và keo 6 - 7 năm, năng suất dưới 10 m3/ha, thì 7 năm tới ngành giấy Việt Nam rất có thể sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng. Đầu năm 2002, phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã đồng ý cho tỉnh Tuyên Quang xây dựng nhà máy bột giấy 130.000 tấn/năm. Tỉnh Yên Bái cũng đang dự tính xây dựng nhà máy bột giấy từ 50.000 đến 100.000 tấn/năm. Nhưng với diện tích, năng suất và tiến độ trồng nguyên liệu giấy như hiện nay, đến năm 2006, nguyên liệu của ba tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái chưa đủ cung cấp nguyên liệu cho Công ty giấy Bãi Bằng chứ chưa nói đến Yên Bái, Tuyên Quang cũng có nhà máy bột giấy. Các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Sơn La cũng hầu như không thể trợ giúp nguyên liệu cho các nhà máy trên. Tình hình ở Kon Tum còn bi đát hơn. Chính phủ đã phê duyệt dự án khả thi nhà máy bột giấy Kon Tum giai đoạn I là 130.000 tấn bột giấy/năm, giai đoạn II là 260.000 tấn/năm. Nhưng do điều tra quy hoạch không sát, rất nhiều diện tích đất đã được trồng các cây khác nên diện tích đất quy hoạch vùng nguyên liệu giấy không đủ, không tập trung nên sẽ phải mua nguyên liệu từ Đắc Lắc, Lào và Campuchia. Trong năm qua, vùng nguyên liệu giấy Kon Tum chỉ trồng được 15.000 ha, trong đó có 5.000 ha keo và 10.000 ha thông. Với diện tích vùng nguyên liệu như vậy, chỉ hoạt động được 3 năm, nhà máy có vốn đầu tư 3,412 tỷ đồng này sẽ phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu. Tình hình nhiều nhà máy chưa hoạt động đã thiếu nguyên liệu cũng đang đặt ra gay gắt ở Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An. ...Và thừa Nhưng một nghịch lý đang diễn ra trong ngành giấy, đó là "thiếu thì vẫn thiếu nhưng thừa thì vẫn cứ thừa". Như đã phân tích ở trên, trong những năm tới, nếu các dự án xây dựng các nhà máy bột giấy hoàn tất thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhưng hiện tại, do không chuẩn bị tốt quy hoạch các vùng rừng trồng và đầu ra hợp lý nên đang xảy ra tình trạng thừa nguyên liệu giấy, trong khi các nhà máy vẫn tiếp tục khuyến khích người dân vay tiền Nhà nước để trồng rừng, khiến cho người trồng rừng hoang mang. Tại tỉnh Phú Thọ, hưởng ứng chương trình trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, đồng thời mong muốn phát triển kinh tế gia đình, trong những năm qua, hàng nghìn hộ dân, thông qua Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú đã vay hàng chục triệu đồng/hộ để trồng rừng nguyên liệu. Qua 7 - 8 năm chăm sóc, đợi chờ để được khai thác tre, gỗ để bán cho nhà máy giấy, nhằm trả nợ vốn và lãi suất cho ngân hàng thì lại bất ngờ lâm vào tình cảnh không thể bán được nguyên liệu vì các nhà máy từ chối mua. Lý do các nhà máy đưa ra là đã đủ nguyên liệu sản xuất. Khi tình trạng thừa nguyên liệu xảy ra ở các tỉnh trên, Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Giấy đã đưa ra giải pháp là phân chỉ tiêu bán gỗ hàng năm cho các tỉnh, các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các ban ngành chức năng sẽ phân chỉ tiêu bán cho từng hộ dân. Hậu quả là rất nhiều vấn đề tiêu cực đã nảy sinh khiến người dân mất lòng tin đối với Nhà nước. Một bất cập nữa trong việc giải quyết vấn đề nguyên liệu cho ngành giấy là cơ chế tiêu thụ nguyên liệu hiện nay. Ngay ở tỉnh Phú Thọ, trước đây đã từng tồn tại hình thức tư thương cùng Công ty nguyên liệu giấy cùng thu mua. Sau đó một thời gian lại là Công ty giấy Bãi Bằng trực tiếp đứng ra thu mua. Hiện nay, công việc này được giao cho một đơn vị duy nhất là Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú. Chi cục phát triển lâm nghiệp Phú Thọ cho rằng những sự thay đổi liên tiếp đối tượng thu mua này là nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, tránh tình trạng ép cấp, ép giá, nhưng thực tế cho thấy quyền lợi của người trồng rừng vẫn không được bảo đảm. Chồng chéo trong quy hoạch Năm 2002, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã hoàn tất việc xây dựng nhà máy ván sợi ép cường đặt tại Gia Lai với tổng vốn đầu tư 515 tỷ đồng, sử dụng 17.000 ha rừng nguyên liệu tập trung. Đây là nhà máy mở đầu cho hàng loạt nhà máy ván ép, ván dăm, ván ghép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các nhà máy ván nhân tạo có cùng nguyên liệu với ngành công nghiệp giấy. Với việc quy hoạch 400.000 ha rừng sản xuất tại các tỉnh, vùng đã quy hoạch nguyên liệu cho ngành giấy, đã dẫn tới một cuộc giành giật nguyên liệu giữa giấy và ván là điều không tránh khỏi. Trong chương trình chế biến gỗ và lâm sản đến 2010 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Chính phủ, hầu như bất cứ tỉnh nào Bộ Công nghiệp dự định đặt nhà máy giấy thì cũng xây thêm nhà máy ván nhân tạo. Chẳng hạn, Bắc Giang chỉ có 37.000 ha nguyên liệu nhưng Bộ Công nghiệp dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất 200.000 tấn bột giấy/năm, còn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bố trí nhà máy sản xuất ván sợi 30.000 m3. Hơn nữa, tiến độ trồng rừng sản xuất hàng năm vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Thử hỏi với những quy hoạch chồng chéo như trên, các nhà máy sẽ tìm đâu ra nguồn nguyên liệu đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. 1.2. Công nghệ lạc hậu Ngoài hai dây chuyền sản xuất giấy ở công ty giấy Cầu Đuống và công ty giấy Việt Trì mới lắp đặt trong năm 2002, hầu hết các nhà máy giấy hiện vẫn sử dụng công nghệ quá lỗi thời từ thập kỷ 1980, thậm chí là từ thập kỷ1970. Chỉ có 3 nhà máy Bãi Bằng, Tân Mai và Đồng Nai công nghệ được coi là hiện đại nhưng tuổi thọ cũng đã 20-30 năm. Do đó, năng suất cán giấy của nước ta đương nhiên là ở mức thấp. Chẳng hạn, nhà máy Đồng Nai chỉ cán khổ rộng tối đa 2,6 m và tốc độ cán chỉ đạt 200 m/phút, trong khi máy xeo giấy thế hệ mới của các nước trong khu vực ASEAN sản xuất giấy khổ rộng 10 m, tốc độ cán 2.000 m/phút, nên trong cùng một thời gian các nhà máy trong ASEAN cán được 20.000 m2 thì nhà máy giấy của Đồng Nai chỉ cán được 520 m2 giấy, công suất kém hơn 38,5 lần. Quy trình sản xuất của nhiều nhà máy giấy trong khu vực, nhất là các nhà máy giấy ở Thái Lan, Inđônêxia đã được tự động hoá ở nhiều công đoạn. Công nhân vận hành gần như chỉ đóng vai trò giám sát, dự đoán và ngăn ngừa sự cố trục trặc của hệ thống điều khiển. Trong khi đó, tại Việt Nam, hầu như các công đoạn đều là thủ công, người công nhân phải trực tiếp đứng máy nên năng suất lao động rất thấp. Hơn nữa, sau nhiều năm vận hành, máy móc trang thiết bị đã bị xuống cấp, hoạt động kém ổn định, thường bị hư hỏng đột xuất, vì vậy thời gian ngừng máy để bảo dưỡng, sửa chữa tăng. Vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế của nhà máy hầu hết phải nhập ngoại nên đã phát sinh rất nhiều khó khăn trong quá trình mua sắm và sử dụng. Thứ nhất, không chủ động cho công tác sửa chữa bảo dưỡng. Thứ hai, phải nâng mức dự trữ tồn kho do thời gian mua sắm kéo dài, thường từ 4-6 tháng, hoặc do nhà cung cấp không chịu bán với số lượng ít. Thứ ba, giá cả cao do bản thân giá xuất xưởng cao và chi phí vận chuyển lớn hoặc bị nhà cung cấp ép giá. Thứ tư, mất nhiều thời gian, công sức do phải thương thảo, trao đổi nhiều lần bằng thư từ, điện tín. Nhiều khi chỉ vì thông tin trao đổi không rõ ràng, có những sai sót nhỏ trong quá trình đặt hàng đã dẫn đến những sai lệch lớn trong quá trình nhận hàng, gây thiệt hại không nhỏ cho các công ty giấy Việt Nam. Thứ năm, do máy móc thiết bị được cung cấp từ nhiều nước khác nhau nên rất khó khăn trong việc tìm nhà cung cấp để mua phụ tùng hoặc không tìm được. 1.3. Trình độ quản lý yếu kém Hiện nay, ở hầu hết các doanh nghiệp giấy Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức lực lượng lao động thường rất cồng kềnh, hiệu quả hoạt động rất thấp là tình trạng khá phổ biến. Ở Inđônêxia, một nhà máy giấy sản xuất đến 500.000 tấn bột giấy/năm nhưng chỉ có hơn 300 công nhân. Hay ở Thái Lan, một nhà máy có công suất 160.000 tấn giấy/năm chỉ có khoảng 300 nhân viên, trong đó chỉ có hơn 100 nhân viên trực tiếp đứng máy, số nhân viên còn lại phụ trách các công việc khác như quảng cáo, tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường... Còn ở Việt Nam thì sao? Lấy công ty giấy Bãi Bằng làm ví dụ. Đây là một trong những doanh nghiệp được đánh giá là kinh doanh có hiệu quả trong ngành giấy, vậy mà mỗi năm chỉ sản xuất 50.000 tấn bột giấy và 70.000 tấn giấy nhưng lại có đến 3.500 công nhân. Công ty giấy Tân Mai có khá hơn nhưng vẫn cần đến 1000 công nhân. Số lượng công nhân như vậy là quá dư thừa so với công suất của nhà máy. Tại các công ty giấy của Inđônêxia hay Thái Lan, mặc dù chỉ có vài trăm nhân viên nhưng hiệu quả hoạt động lại cao hơn rất nhiều, nếu không nói là quá nhiều so với Việt Nam. Một phần nguyên nhân là do ở các nước này, quy trình sản xuất đã được tự động hoá cao, ngay cả các thao tác như bắt giấy lại cho máy sau khi giấy bị đứt, nhặt sạch giấy rách trước khi giấy được cuộn vào lô hay thao tác thay lô cuộn giấy cũng được tự động hoàn toàn. Công nhân vận hành chỉ còn phải trực tiếp thao tác rất ít, chỉ còn đóng vai trò giám sát, dự đoán và ngăn ngừa sự cố trục trặc của hệ thống điều khiển. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cách sắp xếp, quản lý nhân sự của ta chưa khoa học và hiệu quả. Có quá nhiều cấp quản lý trong một doanh nghiệp nên thông tin từ trên xuống hay thông tin phản hồi từ dưới lên phải mất rất nhiều thời gian, qua rất nhiều công đoạn mới tới được nơi cần đến. Nhiều khi thông tin tới nơi thì đã không còn hữu ích, làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí còn gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm nữa, các phòng ban của đa phần các doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn mức cần thiết nên thường có tình trạng đi sớm về muộn, làm việc cầm chừng, đùn đẩy công việc cho nhau... Còn về đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật - những người trực tiếp tham gia sản xuất - thì thường không được đào tạo chính quy, chuyên sâu nên khả năng làm việc rất hạn chế, làm giảm năng suất lao động. Hiện tại, ở trong nước, chỉ có một số doanh nghiệp như công ty giấy Bãi Bằng, Tân Mai,... là đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ người lao động, nhưng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, am hiểu về chuyên môn vẫn còn rất mỏng. Do đó, các doanh nghiệp này đã phải dùng nhiều bù ít, nghĩa là để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp phải huy động một đội ngũ lao động đông đảo thay vì sử dụng vừa đủ số nhân viên có trình độ cao. Trình độ quản lý kém đã khiến cho chi phí tiền lương và quản lý doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp lên tới 15-20% giá thành sản phẩm. Đây là một khó khăn rất lớn mà mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải giải quyết triệt để nếu muốn tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hiện nay. 1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp Về chủng loại, mẫu mã Chủng loại, mẫu mã của các sản phẩm giấy sản xuất trong nước mặc dù có đa dạng, phong phú hơn trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của thị trường. Sản phẩm chủ yếu vẫn là giấy in, giấy viết có chất lượng chưa cao, trong khi nhu cầu của thị trường về các sản phẩm này dường như đã bão hoà. Các sản phẩm như giấy bao bì chất lượng cao, giấy in tráng các loại và các loại giấy cao cấp khác hiện đang có nhu cầu rất cao, hàng năm vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn thì chưa được chú ý đầu tư. Chính sự mất cân đối trong đầu tư, trong việc đa dạng hoá sản phẩm này đã cho thấy tính ì rất lớn trong tư duy kinh doanh của các doanh nghiệp giấy. Sự thiếu linh hoạt trong sản xuất kinh doanh đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam. Về chất lượng Máy móc trang thiết bị hạn chế khiến cho sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng như độ bền của giấy chưa cao, độ đồng đều và định lượng không ổn định,... Vì thế các sản phẩm giấy chưa phù hợp với các hệ thống máy gia công hiện đại, gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Đối với các sản phẩm giấy cao cấp, chất lượng hàng Việt Nam thua hàng ngoại là điều dễ nhận thấy và rất dễ lý giải. Đó là do Việt Nam đi sau về công nghệ, bởi Việt Nam hiện nay mới bước đầu đầu tư vào sản xuất các mặt hàng này nên còn nhiều bỡ ngỡ,... Nhưng với các mặt hàng được đánh giá là mặt hàng truyền thống của ngành giấy Việt Nam như giấy in, giấy viết thì tại sao chất lượng vẫn đi sau hàng ngoại? Không thể đổ lỗi cho việc thiếu kinh nghiệm, cho việc không chủ động về nguồn nguyên liệu hay do máy móc thiết bị cũ kỹ được. Đương nhiên là những yếu tố này cũng là những tác nhân làm giảm chất lượng sản phẩm nhưng những nguyên nhân này đều có thể khắc phục hoàn toàn hoặc phần nào nhờ những cải tiến về mặt kỹ thuật và quản lý. Chất lượng sản phẩm quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Với chất lượng như vậy, các sản phẩm của Việt Nam bị lấn át ngay trên "sân nhà" là điều khó tránh khỏi. Về giá cả Công nghệ lạc hậu nên mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng để sản xuất ra một tấn giấy của Việt Nam rất cao. Ví dụ, ở công ty giấy Việt Trì, một tấn giấy sản xuất trên dây chuyền thiết bị mới chỉ tốn 30 m3 nước, trong khi dây chuyền cũ tốn gấp 3-4 lần. Mức tiêu thụ năng lượng ở dây chuyền mới chỉ chiếm 7% giá thành, bằng 1/3 đến 1/2 mức tiêu hao của các dây chuyền cũ. Cũng vì công nghệ lạc hậu nên nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgành giấy việt nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực.doc
Tài liệu liên quan