Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu . 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

5. Phương pháp nghiên cứu . 3

6. Đóng góp của đề tài 3

7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

8. Kết cấu của đề tài . 4

B. NỘI DUNG . 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC . 6

1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX 6

1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học . 7

1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học 7

1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật . 9

1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình . 10

CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN . 12

2.1. Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực . 12

2.1.1. Cuộc đời . 12

2.1.2. Quan điểm sáng tác 13

2.1.3. Sự nghiệp văn học . 14

2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen (Le Rouge et le Noir) . 15

2.2.1. Sự ra đời . 15

2.2.2. Chủ đề 15

2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen 16

2.2.4. Ý nghĩa nhan đề 16

2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật . 17

2.2.6. Hệ thống nhân vật “vỡ mộng” trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal 17

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL 20

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Juyliêng Xôren . 20

3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp 20

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật . 20

3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật . 22

3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động . 23

3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm . 26

3.1.6. Juylien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 30

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal 38

3.2.1. Ngoại hình . 38

3.2.2. Tính cách . 38

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole . 41

3.3.1. Ngoại hình . 41

3.3.2. Ngôn ngữ . 41

3.3.3. Tính cách . 43

C. KẾT LUẬN 44

Tài liệu tham khảo 46

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
… Có thể nói, đôi mắt đó chứa đựng tất cả sự khát khao cháy bổng địa vị, quyền lực và cả sự căm hận, bất đồng sâu sắc với xã hội, thời đại. Stendhal đã sử dụng thủ pháp đối lập trong cách xây dựng ngoại hình của Julien. So với ông bố và hai anh trai, Julien như chú vịt con xấu xí, bị tất cả mọi người trong nhà khinh rẽ, xem là gánh nặng cho gia đình. Julien đã sống trong gia đình như thế. Trong cái gia đình thợ xẻ thuộc loại đưa sức ra mà kiếm sống khiến cho kẻ thiếu sức như anh càng bị lún xuống một cách nhục nhã. Và ta sẽ không ngạc nhiên vì anh coi bố và các anh như những kẻ thù, anh đã học được ngay trong gia đình anh cái thói giả dối, che đậy mọi ý nghĩ và tình cảm của mình để không bị ăn đòn và được yên thân. Ở đây, còn có sự đối lập giữa ngoại hình và tính cách nhân vật Julien. Bên trong chàng thanh niên mười chín tuổi có bề ngoài như đứa trẻ rụt rè, yếu đuối ấy lại sôi sục một nghị lực lớn lao. Đó chính là sức mạnh của đầu óc mẫn tuệ, của tính cách kiêu hãnh và tâm hồn nhạy cảm. Julien thông minh, dũng cảm, có ý chí. Anh may mắn gặp được người thầy đầu tiên là một viên thiếu tá quân y già trong quân đội Napoléon dạy bảo anh theo tinh thần cách mạng và lý tưởng anh hùng thế kỷ XVIII lẫn lộn với sự sùng bái cá nhân Napoléon. Con người bé nhỏ ở cuối bậc thang xã hội ấy cảm thấy mình có đủ tài năng, nghị lực, có khả năng vươn tới những tình cảm lớn lao, lý tưởng anh hùng. Ngay từ ngày thơ ấu, Julien không có một phút nào trong đời sống của anh mà không tự nhủ rằng Bônapactơ, “một gã trung úy vô danh và nghèo xác, đã làm nên sự nghiệp bá chủ hoàn cầu nhờ thanh gươm của mình”. Và anh mơ màng khoái trá rằng một ngày kia, anh sẽ được giới thiệu với những người đàn bà đẹp của Pari, anh sẽ biết cách làm cho họ phải chú ý bằng một hành động oanh liệt. Ý nghĩ đó an ủi anh về nỗi khổ cực mà anh cho là lớn lắm, và tăng gấp bội niềm vui của anh, khi nào anh được vui. Khi ông thiếu tá quân y chết đã để lại cho anh những tác phẩm của Rutxô (là những sách nói về sự vô lý của tình trạng bất bình đẳng trong xã hội) anh càng căm thù về sự bất bình đó, mà anh là nạn nhân. Một thầy tu tốt bụng trong vùng là ông Chélan thương anh yếu đuối bèn dạy chữ Latinh để mong làm nghề tôn giáo cho nhẹ sức để sống. Nhờ thông minh nên anh chóng giỏi tiếng La-tinh và thuộc lòng cả bộ Nói về Giáo hoàng của ông Mextrơ, tuy “chẳng tin gì bộ sách này cũng chẳng tin gì bộ sách kia”. Julien quyết dùng tài năng, nghị lực của mình giành cho được một địa vị ngay trong xã hội mà anh rất mực căm thù đó. Đối lập với vẻ ngoài yếu ớt là một quyết tâm không gì lay chuyển nổi: “Thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn là không đạt tới giàu sang!” 3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu… Đồng thời, đằng sau mỗi câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: “Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện… Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đằng sau lại không có một lịch sử riêng“. Quả là trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ hoặc một số câu mà nhân vật thích (câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), có thể để nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ nước ngoài, cách phát âm sai… nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật cũng phải có sự chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng thời cũng phải phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật. Trong Đỏ và đen, sự miêu tả ngôn ngữ nhân vật làm cho nhân vật hiện lên rất sống động. Lời nói của nhân vật chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện, nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khiêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Tuy đã dứt khoát quyết định là đi theo con đường thực hiện các mơ ước của mình, nhưng Julien Sorrel, bắt cái xã hội đương thời, cái xã hội mà anh rất mực căm ghét đó, phải công nhận tài năng và nghị lực của anh, chứ không phải bằng hai đầu gối để tiến thân. Chính vì vậy mà ngay khi nghe bố anh báo tin anh sẽ đến nhà ông de Rênal làm gia sư thì anh đã phản ứng rất mạnh: “Tôi không muốn làm thằng ở”. Và hỏi lại: “Tôi sẽ ăn ở với ai?”. Cho rằng phải cùng ăn ở với bọn người ở là điều kinh tởm. Hay khi bà de Rênal, cảm động trước nỗi nghèo của anh chàng gia sư trẻ tuổi, đã có nhã ý tặng anh vài đồng luy để may áo lót mình nhưng không muốn cho ông de Rênal biết, Julien đã nghiêm nghị mà nói với bà de Rênal rằng: “Tôi bé mọn, thưa bà, nhưng tôi không thấp hèn, điều đó bà chưa nghĩ kỹ. Tôi sẽ không bằng một tên đầy tớ nếu tôi tự đặt vào cái thế phải giấu giếm ông de Rênal bất cứ điều gì có liên quan đến đồng tiền của tôi”. Julien là một người có lòng tự trọng, tuy ước mơ giàu sang, nhưng không chấp nhận kẻ khác thương hại, bố thí cho mình, những tên nhà giàu không thể làm nhục người khác rồi tưởng có thể đền bù mọi chuyện bằng một vài trò khỉ như thế được! Anh có gan bênh vực ý kiến phát biểu của mình. Đôi khi không kiềm chế được sự căm ghét đối với bọn quý tộc, anh trả lời chúng một cách thẳng thắn, không khoan nhượng: Mathilde, trong những ngày buồn bực đã dùng với anh cái giọng bà lớn, nhưng điều bị Julien đánh lui thẳng cánh: “Cô de La Mole có cần ra lệnh gì cho viên thư ký của cha cô không? Y phải lắng nghe mệnh lệnh của cô, và thi hành kính cẩn; nhưng ngoài ra, y không có một lời nào để nói với cô hết. Y được trả lương, không phải là để tỏ bày với cô những ý nghĩ của y”. Khi tiếp xúc với mọi người, lời nói của Julien vô cùng cẩn trọng. Trước khi nói điều gì, anh luôn suy nghĩ cẩn thận. Điều này xuất phát từ sự căm ghét, lòng hoài nghi của nhân vật đối với môi trường sống. Lời nói đôi lúc giảo quyệt nhằm che đậy mối tham vọng của mình. Mặc dù không yêu bà de Rênal, nhưng anh vẫn nói với bà: “Tôi cần phải đi, vì tôi yêu bà mê đắm, đó là một điều lỗi… và điều lỗi lớn biết bao đối với một thầy tu trẻ!”… Khi nói chuyện với ông cha xứ Chélan, “kể về lời lẽ, thì anh nói rất giỏi, anh tìm được những lời đúng với khẩu khí của một anh sinh đồ sùng tín và trẻ tuổi của chủng viện; nhưng cái giọng của anh khi nói những lời đó, như ngọn lửa che giấu vụng về nó bừng sáng trong đôi mắt anh”. Anh bịa lời lẽ rất giảo quyệt, tinh ranh và khôn ngoan. Stendhal có một phong cách nghệ thuật riêng, qua việc dùng từ ngữ. Qua khảo sát các đối thoại của Julien với các nhân vật khác, ta thấy tác giả thường cho nhân vật sử dụng loại từ ngữ là “từ cay nghiệt” (mot fatal) (TS Thái Thu Lan, 2002 : 136). Đó là loại từ được ném đúng tâm lý đối phương khiến nhân vật chuyển từ thế bại sang thắng. Như khi nghe Julien nói: “Thưa ông, tôi biết phải đi đâu khi ra khỏi nhà ông” thì ông de Rênal phải đổi ý, không cho Julien thôi việc vì sợ Valenod sẽ chiếm cứ người gia sư giỏi, làm mình lép vế. Hay khi bà de Rênal quyết định tạm xa Julien thì nhận được câu trả lời của anh chàng: “Vâng, thưa bà, tôi sẽ xa bà mãi mãi. Chúc bà hạnh phúc, xin vĩnh biệt!” làm cho bà đau đớn không dám quyết định nữa… Như vậy, ta thấy ngôn ngữ nhân vật không sang trọng kiểu cách như văn chương lãng mạn, mà nó thể hiện sự tự nhiên, giản dị như những lời nói hàng ngày. Qua ngôn ngữ nhân vật, ta cũng biết được thái độ của nhân vật đối với người đối thoại và tính cách nhân vật: nó vừa thể hiện sự khôn khéo trong giao tiếp vừa thể hiện sự cương trực, lòng tự trọng của Julien. 3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện… Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật. Trong Đỏ và đen, cốt truyện được sắp xếp theo trật tự thời gian xuôi chiều, trọng tâm của truyện xoay quanh hành động và suy nghĩ của Julien – nhân vật chính của tác phẩm. Hành động của nhân vật chính vì vậy cũng đi theo trật tự thời gian, có thể chia hành động nhân vật gắn liền với các khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời Julien: ở Verrières, làm gia sư ở nhà ông de Rênal và cuộc chinh phục bà de Rênal; vào chủng viện ở Bensancon; làm thư ký riêng cho Hầu tước de La Mole ở Pari và chinh phục tiểu thơ Mathilde; cuối cùng là hành động bắn bà de Rênal, lên án xã hội trước tòa và chấp nhận cái chết. Hành động nhân vật gắn liền với các thời điểm, khoảng thời gian cụ thể. Stendhal thường sử dụng các cụm từ thời gian như “mấy hôm rồi”, “từ xưa đến nay”, “vài ngày sau”, “đã bao nhiêu năm rồi”… Đặc biệt là trong những phút gây cấn đầu kịch tính, nhà văn chú ý miêu tả chính xác từng chi tiết của hành động: “Sau giây phút chờ đợi lo âu, chuông đồng hồ điểm mười giờ ngay trên đầu anh. Mỗi tiếng đếm của cái chuông số mệnh đó rền vang trong lòng ngực anh… Sau cùng, khi tiếng điểm cuối cùng của mười giờ còn ngân vang, anh đưa bàn tay ra và cầm lấy bàn tay bà de Rênal…anh siết chặt bàn tay đó với một sức mạnh run bần bật, người ta cố gắng lần cuối cùng để rút tay ra, nhưng sau chót bàn tay đó nằm yên lại trong tay anh…”. Hay “Anh sắp viết một bức thư phản lệnh cho Fukê thì chuông điểm mười một giờ. Anh vặn lách cách ổ khóa cửa buồng anh, ra điều anh đóng cửa ngồi yên trong buồng đây. Rồi anh rón rén đi quan sát mọi sự việc trong khắp nhà…Sau cùng, anh đến nấp ở một xó tối trong vườn… Khoảng mười một giờ, trăng lên, đến mười hai giờ rưỡi, ánh trăng chiếu thẳng vào bề mặt tòa dinh thự trông ra vườn… Anh đi lấy cái thang lơn mênh mông, chờ đợi năm phút, anh đặt cái thang kề vào cửa sổ của Mathilde. Anh thong thả leo lên, súng cầm tay, ngạc nhiên không thấy bị tấn công…”. Khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật của Stendhal. Toàn bộ câu chuyện tập trung phản ánh hành động thực hiện khát vọng của nhân vật Julien. Ở đây ta sẽ tập trung phân tích một số hành động nổi bật của nhân vật này. Julien từ nhỏ đã say mê nghề võ bị đến điên người, khi trông thấy một vài người kỵ binh trung đoàn số 6 (lính kỵ mã chiến đấu, tổ chức lúc đầu để chiến đấu đi bộ và cưỡi ngựa), mặc áo choàng dài màu trắng, và đội mũ có tua đen dài, từ bên Ý trở về, và Julien thấy buộc ngựa ở cửa sổ có chấn song ở nhà bố, anh đã say mê nghề võ bị đến điên người. Về sau anh lắng nghe vui sướng những chuyện của ông cụ thiếu tá quân y kể về các trận cầu Lôđi, Arcôlơ, Rivôli. Anh để ý nhận thấy những tia mắt bừng bừng nảy lửa của ông già rọi vào tấm huân chương. Anh ao ước có thể gây dựng một sự nghiệp anh hùng như Napoléon. Nhưng rồi cuộc sống, sự vận động mãnh liệt, không gì kiềm hãm nổi của nó, đã có tác động sâu sắc tới tư tưởng của Julien, làm anh quyết định thay đổi con đường tương lai của mình. Khi Julien mười bốn tuổi, người ta bắt đầu xây ở Verrières một ngôi nhà thờ tráng lệ với bốn cái cột bằng đá hoa đã gây ra mối tử thù giữa ông thẩm phán tạp tụng với ông trợ tế trẻ tuổi từ Bensancon tới. Ông thẩm phán tạp tụng suýt nữa thì mất chức vì đã dám cả gan có chuyện xích mích với một vị giáo sĩ. Việc xây dựng ngôi nhà thờ và những án quyết của ông thẩm phán tạp tụng bổng làm anh bừng sáng: “Khi Bônapactơ nổi tiếng, nước Pháp đang lo sợ bị ngoại xâm; tài thao lược khi đó là cần thiết và được hâm mộ. Ngày nay, người ta thấy các giáo sĩ bốn mươi tuổi có một nghìn quan lương bổng, nghĩa là ba lần hơn các trung tướng của Napoléon. Những giáo sĩ đó cần có người phò tá. Đấy, ông thẩm phán tạp tụng kia, đầu óc tốt như thế, tuổi tác như thế, mà đi làm phí cả danh giá của mình vì sợ mất lòng một anh trợ tế trẻ ba mươi tuổi”. Cái ý kiến đó làm anh như điên cuồng trong một tuần lễ, và sau cùng xâm chiếm anh với tất cả sức mạnh vô địch của cái ý kiến đầu tiên mà một tâm hồn cuồng nhiệt đã tưởng là phát minh ra. Anh thôi không nhắc đến Napoléon nữa và tuyên bố ý định muốn làm giáo sĩ. Anh cương quyết “Phải làm giáo sĩ mới được”! Anh đúc kết thành khẩu hiệu hùng dũng: “Cầm võ khí xông lên!”. Và người ta luôn luôn thấy anh, trong xưởng cưa của bố, mãi miết đọc thuộc lòng một quyển kinh bằng tiếng La-tinh mà ông cha xứ đã cho anh mượn. Dù chẳng tin đạo, tin Chúa, dù căm ghét bọn thầy tu, anh cũng học thuộc lòng được bộ sách Về giáohoàng của Jôdep de Mextơrơ để được lòng cha xứ Chélan, vì anh biết tương lai của anh tùy thuộc vào ông cụ này. Thế là, che đậy hết mọi ý nghĩ thầm kín của mình, trước mặt ông, Julien chỉ biểu lộ những tình cảm ngoan đạo. Chàng thanh niên có bộ mặt con gái đó, rất xanh xao và rất dịu dàng, lại che dấu cái quyết tâm không gì lay chuyển nổi là “thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn không đạt tới giàu sang!”. Thế giới trong đó anh sống là thế giới của tội ác và sa đọa, dù ở Verrières, Bensancon hay Pari. Nhìn lại cuộc đời khi sắp lìa bỏ, Julien thốt lên kinh tởm “Ta đã yêu sự thật… Nó ở đâu?… Đâu đâu cũng là giảo quyệt, hay ít ra cũng bịp bợm, ngay cả ở những người đạo đức nhất, ngay cả ở những kẻ quyền thế nhất”. Vì vậy, muốn tiến thân trong xã hội thì không gì khác hơn, Julien phải học cách thích nghi với xã hội đó. Có ý thức rất rõ rằng mình sống trong môi trường thù địch, anh tự ra lệnh phải lạnh lùng, cảnh giác; độc thoại nội tâm cho biết anh luôn cố tìm hiểu ý nghĩa bí ẩn, thực sự của mọi sự kiện, mọi con người mà anh va chạm, luôn tự chỉ trích rút ra phương châm xử sự. Muốn thắng địch thủ phải hiểu thấu chúng, trong khi chúng không đoán nổi mình, bởi vậy không được tin ai, yêu ai, phải tàn nhẫn và che đậy. Khẩu hiệu của anh là “Hãy cầm vũ khí xông lên!”, anh sẽ sử dụng vũ khí của kẻ thù chống lại chúng, lấy giả dối đấu tranh với bọn giả dối. Napoléon là thần tượng của lòng anh tượng trưng cho thời đại anh hùng không trở lại, còn trong hành động hiện tại thì Táctuýp là “vị thầy mà anh học thuộc vai trò”. Cách nhận thức về thế giới xung quanh và ý thức về thân phận mình đã hòa nhập với những cội nguồn sâu thẳm nhất của bản chất Julien. Nó trở thành một động lực thầm kín chi phối hành động và tiềm thức Julien, kiến anh – gần như được trời phú bẩm cho sự nhạy cảm khác thường – hiểu rằng phải tính toán, phải đeo mặt nạ mới sống nổi giữa môi trường mới, nó cũng vẫn là xa lạ đối với anh. Chính điều này đã khiến cho hai mối tình của anh – với bà de Rênal với Mathilde La Mole sau này – đều có những lúc, đặc biệt là lúc đầu tiên, mang dạng thái của hằn thù. Còn cách nào khác, bởi anh là “một người có khí phách” nhưng bọn thống trị “chỉ cần một tâm hồn đầy tớ”. Tác giả nói rõ “Cái thông lệ của thế kỷ XIX là, khi một người quyền thế và cao sang gặp một con người có khí phách thì y sẽ giết đi, bỏ tù hoặc làm nhục đến nỗi con người kia đau đớn mà chết một cách ngu dại. Vô phúc cho anh nào lỗi lạc khác người”. Tính cách Julien biểu hiện rõ nhất qua tình yêu với hai người đàn bà. Đối với bà de Rênal, anh có ý nghĩ táo bạo rằng anh có bổn phận làm cho kỳ được bà không rụt tay về khi anh đụng phải. Ý nghĩ phải làm một bổn phận, một cuộc chiến đấu của bổn phận chống lại sự rụt rè nhút nhát của mình. Và dự định điều gì thì anh sẽ cố gắng hết sức để thi hành cho kỳ được. Đến nỗi, mãi lo đến cái việc anh sắp mưu toan, Julien chẳng còn bụng dạ nào nhận xét những người xung quanh mình. Khi bàn tay đó nằm yên trong tay anh, tâm hồn anh tràn ngập hạnh phúc, chẳng phải vì anh yêu bà de Rênal, nhưng vì anh đã làm bổn phận của anh, và một bổn phận anh hùng. Tình yêu của anh vẫn còn là tham vọng; đó là nỗi vui mừng được chiếm hữu một người đàn bà cao sang đến thế và đẹp đến thế, mà anh chỉ là một người nghèo khổ và bị khinh bỉ biết bao. Khi bà de Rênal đẩy tay anh ra trong phút ngượng ngập đầu tiên hoặc bởi ghen tuông sau này (với tấm ảnh Napoléon mà bà tưởng là ảnh một người đàn bà!) ý nghĩ đầu tiên của anh là “anh chỉ nhìn thấy ở bà de Rênal một người đàn bà giàu có”. Rồi khi phải chiều lòng cô chủ Mathilde de La Mole, bước đầu anh không thể nào hiểu được tình cảm kỳ quái của cô, chính vì cái ý thức trên nó thường trực trong lòng anh. Nhưng khác xa các nhân vật Rastignac và Lucien Chardon của Banzac, dùng tình yêu đối với phụ nữ để leo lên bậc thang danh vọng, Julien, cũng như những nhân vật khác của Sendhal như Fabrice và Lucien Leurwen lại khác. Nhân vật được phụ nữ yêu và họ yêu lại say đắm với một mối tình đam mê nhiều khi tưởng như không giải thích nổi. Trong ngục tử hình, vào những ngày cuối đời anh, Julien ngày càng trở nên lặng lẽ và bình thản đúng với tính cách của một tâm hồn cao thượng. Anh bắt đầu hiểu được ý nghĩa của tình yêu tuyệt đối, mối tình chân thật và đẹp đẽ của anh với bàde Rênal. Anh từ chối việc chống án và chấp nhận bị tử hình. Biết bao giấy mực người ta đã sử dụng để bàn về hành động Julien bắn bà de Rênal. Có người cho rằng anh bắn vào bà Rênal là “bắn vào cái thư khốn kiếp kia, mang đủ cái tội ác của một giai cấp tích lũy trong trí nhớ của anh ta từ lâu” (Đặng Anh Đào), hay “bắn vào bản chất thứ hai của mình, bản chất xấu xa, giả tạo được phản ánh trong bức thư để khôi phục hình ảnh đúng đắn về mình. Đó chính là sự trả thù của cái tự nhiên với cái giả tạo” (Đỗ Đức Dục). Rõ ràng Julien nhằm giết bà de Rênal vì cái thư kinh khủng đầy phản trắc độc ác kia đã viết từ tay bà de Rênal đến giữa lúc Julien đang nắm được dịp duy nhất may mắn trong đời anh ta để bay vút lên cao, để vượt khỏi cái thân phận thấp hèn đói khổ vô lí, trong lúc anh đủ tài năng và tầm lớn của tâm hồn xứng đáng với bước tiến như vậy. Nhưng khi ra tòa, anh ta còn nhận bà de Rênal là một tâm hồn “đáng kính như một người mẹ” và hành động giết người của anh ta đã “tính toán trước” làm cho nhiều người thấy sự lựa chọn cái chết của anh gần giống như một vụ tự sát. Bởi anh bị kết án không phải bởi “những người cùng đẳng cấp”, một tòa án của dòng tu Jêzuyt hay của Charles X – ông vua mà có lúc bà de Rênal đã định tới quỳ xin miễn tội cho Julien – mà bởi tòa án của phái tự do có nghĩa là bọn của Valenod. Bởi vì cả bảo hoàng, cả Jêzuyt lúc này, cũng đều phải biết ngã theo chiều gió. Đối với anh, cái chết này không chỉ đơn giản là một giải thoát mà là tố cáo việc xét xử bất công của tòa án thời Trung hưng và khẳng định phẩm cách của mình. Anh ta cảm thấy dường như sự thành đạt, sự bình đẳng đối với những kẻ có quyền thế, cuộc sống hào nhoáng bên ngoài của “những ông chủ” của đất nước cũng như của nhiều giá trị khác của đời sống không còn đáng hấp dẫn nữa! “Ở khắp nơi – Julien suy nghĩ – chỉ rặt thói đạo đức giả hoặc chí ít là trò lang bâm, thậm chí ngay cả ở những người đức hạnh nhất, những người vĩ đại nhất”. Mô tả những trở ngại và bế tắc trên con đường của nhân vật Julien, làm nổi bật nhân cách độc đáo, các khả năng của nhân vật, nhà văn hạ uy thế nền văn hóa tinh thần của xã hội đặc quyền đặc lợi, gỡ bỏ vòng hào quang uy nghi vây quanh xã hội đó, đó là xã hội Pháp, dưới thời Trung hưng cũng như thời Quân chủ tháng Bảy. Cái hơi lạnh chết chóc của chế độ phản động phong kiến và nhà thờ cũng như sự chiến thắng của thói danh lợi đê tiện và chủ nghĩa con buôn của giai cấp tư sản đã phá hoại, thủ tiêu mọi khả năng xuất hiện tình cảm lớn, những tính cách anh hùng. Trong điều kiện đó bất cứ một con người nào có phẩm chất, tâm hồn, bất cứ ai khao khát sự nghiệp anh hùng dù chỉ là chủ nghĩa anh hùng cá nhân, không thể không đi vào con đường chống đối lại cái thực tại tư sản tầm thường, hèn kém. Đó chính là tấn bi kịch của Julien Sorrel, bi kịch mâu thuẩn giữa cá nhân và xã hội. 3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời. Việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Engels đã khẳng định: “đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở những sự việc mà cá nhân ấy làm, mà còn ở cái cách mà cá nhân ấy làm việc ấy nữa” (M. Gorki). Văn học nghệ thuật không chỉ nhắm vào kết quả của việc làm, vào những biểu hiện bên ngoài của hành động, mà chủ yếu là soi rọi vào tình cảm và động cơ, vào diễn biến bên trong, vào các quá trình tâm lý đã đưa đến việc làm ấy. Đối tượng thể hiện của văn học không phải chỉ là bản thân sự việc, mà cốt phát hiện ra con người đằng sau những việc làm của họ. Sự việc về cơ bản có thể là giống nhau, nhưng biểu hiện bên ngoài và động cơ bên trong của sự việc thì lại có muôn ngàn cách khác nhau, và làm nổi lên những chổ khác nhau trong những sự việc vốn cùng một loại hay gần gũi với nhau, đó cũng là nét đặc trưng của văn học. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L. Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật… là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được“. Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động. Trong văn học phương Tây, độc thoại nội tâm xuất hiện trong văn xuôi thời Phục hưng, các tác phẩm của các tác giả cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX. Nhưng trong các sáng tác đó độc thoại nội tâm phần nhiều mang tính chất lời tự thú của nhân vật về các công việc, tình cảm và suy nghĩ của mình. Stendhal đã từng nghiên cứu tâm lý con người sâu sắc trong tác phẩm nghiên cứu Về tình yêu, trở thành bậc thầy về phân tích tâm lý, ông mở đầu cho một dòng tiểu thuyết gọi là tiểu thuyết tâm lý. Tâm lý nhân vật Julien luôn vận động và phát triển. Quá trình nhận thức của nhân vật được chuyển thành quá trình tự nhận thức, điều này giúp nhà văn mở rộng, đi sâu vào đời sống tâm lý và nội tâm nhân vật, đã tạo một chiều sâu tâm lý cho tác phẩm. Người ta còn gọi tác phẩm này là tiểu thuyết hướng tâm, bởi sự mô tả đời sống nội tâm nhân vật được thể hiện như một quá trình tâm lý nội tại, đã tái hiện được “biện chứng của tâm hồn“. Đây là một ưu điểm của tác phẩm về mặt nội dung cũng như về mặt nghệ thuật. Nói đến chiều sâu tấm lý của tác phẩm, chúng ta nhấn mạnh vào sự chuyển hóa từ quá trình nhận thức sang quá trình tự nhận thức của nhân vật. Nhưng mặt khác, lại phải thấy rằng sự tự nhận thức ở nhân vật Julien gắn liền với sự nhận thức những người khác, sự hiểu biết của đời sống xung quanh và đời sống xã hội. Julien rất mực căm ghét cái xã hội mà anh ta đương sống. Thái độ đó chính là kết quả của quá trình tự nhận thức và quá trình nhận thức sự thay đổi của cuộc sống xung quanh và xã hội nói chung. Anh ta chết chưa tròn hai mươi ba tuổi, nhưng đoạn đời ngắn ngủi ấy đã trải qua một số kinh nghiệm xã hội, một số ấn tượng và mặc cảm nặng nề về sự bế tắc, sỉ nhục do tệ bất bình đẳng. Ngay trong gia đình, anh đã thấy mình bị hắt hủi vì thiếu sức khỏe không làm được gì cả. Nhưng anh ta thông minh, dũng cảm, tự tin và có chí quyết vươn lên. Thì mỗi lần anh tiến tới là tức khắc chạm trán với sự coi thường của những kẻ quý tộc quả tình thấp kém hơn mình. Đến làm gia sư dù anh ta giỏi nhất trong cái nhà quý tộc vốn từ chủ đến khách lớn đều chửi Napoléon vì gốc từ nông dân. Khi lên ngựa, anh đứng oai vệ trên hàng đầu cận vệ, thì bọn quý tộc tài chính phỉ nhổ là “sinh ra từ phân ngựa”. Trong khi một tay quý tộc oai vệ đã ngã ngựa giữa đường trước mặt vua, chắn lối đi oai vệ của Ngài thì không ai nói gì. Làm thư ký cho ông lớn de La Mole là kẻ vừa lười biếng vừa phải nhờ vả vào trí tuệ và tháo vát xuất sắc của anh ở các sứ quán, mà anh vẫn vấp phải sự phẫn nộ của quý tộc khi dám đặt một lời cầu hôn với người yêu. Khi de La Mole hòa hoãn bằng việc cấp chức cho anh chẳng qua vì quá thương đứa con gái của ông ta mà thôi. Ở lá thư bà Rênal viết dưới chỉ thị của tên cha xứ địa phương gởi cho Julien có câu: “đó là một kẻ giả đạo, gốc từ hạ đẳng hòng dùng thủ đoạn chiếm lĩnh tình yêu con cái quý tộc để leo lên danh lợi…”. Bà cực kì ân hận khi lỡ viết cái thư độc ác đó, nê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNHN V7852T 8220V7904 M7896NG8221 TRONG TI7874U THUY7870T 8220amp272.doc
Tài liệu liên quan