MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục hình ảnh, sơ đồ
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2
3. Mục đích nghiên cứu .6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
5. Phương pháp nghiên cứu .7
6. Đóng góp của đề tài .7
7. Bố cục luận văn .7
CHƯƠNG I - NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ SỰ
DU NHẬP CÂY CÀ PHÊ VÀO ĐẮK LẮK .9
1.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê .9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.9
1.1.1.1. Vị trí địa lý .9
1.1.1.2. Địa hình.10
1.1.1.3. Đất đai và sự phân bố.11
1.1.1.4. Khí hậu .13
1.1.1.5. Thuỷ văn.15
1.1.2. Dân cư và nguồn lao động .17
1.1.2.1. Dân cư .17
1.1.2.2. Nguồn lao động.20
1.1.3. Điều kiện kinh tế .24
1.1.3.1. Hoạt động kinh tế của đồng bào Đăklak từcổ truyềnđến hiện đại .24
1.1.3.2. Cà phê Đắk Lắk biến thành hàng hóa .29
1.2. Quá trình du nhập cây cà phê và phát triển cây cà phê ở Đắk Lắk .34
Tiểu kết chương 1.43CHƯƠNG II - HOẠT ĐỘNG TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY .44
2.1. Hoạt động trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỷ XX đến nay .44
2.1.1. Chọn đất trồng và các điều kiện khác .44
2.1.2. Khâu chọn giống .47
2.1.3. Kỹ thuật trồng cà phê .54
2.1.4. Quy trình chăm sóc .56
2.1.5. Quy trình thu hoạch.63
2.2. Quy trình chế biến cà phê .65
2.2.1. Quy trình và các phương pháp chế biến cà phê nhân.66
2.2.2. Các phương pháp chế biến cà phê rang xay.71
2.3. Khâu bảo quản và thị trường tiêu thụ cà phê Đắk Lắk.79
2.3.1. Bảo quản cà phê .79
2.3.2. Thị trường tiêu thụ .81
2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ trong nước.81
2.3.2.2. Thị trường tiêu thụ ngoài nước .83
Tiểu kết chương 2.85
CHƯƠNG III - TÁC ĐỘNG CỦA CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI
ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY .86
3.1. Tác động về kinh tế .86
3.1.1. Tác động đến hoạt động kinh tế cổ truyền của đồng bào dân tộc tỉnh Đắk
Lắk(1904 - 1945).86
3.1.2. Gia tăng diện tích và quy hoạch lại vùng trồng cà phê (giai đoạn 1946 –1986).88
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk (từ năm 1986 đến nay) .90
3.2. Tác động về xã hội.104
3.2.1. Phân hóa xã hội (thời Pháp thuộc) .104
3.2.2. Chuyển biến dân cư (sau cách mạng tháng Tám đến năm 1986) .105
3.2.3. Thay đổi đời sống dân cư (từ năm 1986 đến nay) .107
3.3. Tác động về văn hóa.111
3.4. Tác động về môi trường.116
3.5. Thuận lợi và thách thức của nghề trồng và chế biến cà phê trong bối cảnh
hiện nay .118
3.5.1. Những thuận lợi .1183.5.2. Những thách thức.120
Tiểu kết chương 3.121
KẾT LUẬN .123
TÀI LIỆU THAM KHẢO .128
PHỤ LỤC.134
150 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghề trồng và chế biến cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỷ XX đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t người Pháp không tiến hành
đào bồn, do việc canh tác của họ theo lối trồng tôn trọng tự nhiên, họ giữ độ ẩm
bằng cách giữ rừng, mưa tự nhiên điều hòa không phải tưới nên việc đào bồn là
không cần thiết.
Trong kỹ thuật đào bồn, sáng tạo của người trồng cà phê chính là việc kết
hợp trồng âm tức là khi trồng phần cỗ rễ đặt thấp hơn mặt đất xung quanh từ 15 đến
20 cm.
- Tưới nước: Tác dụng của khâu tưới rất quan trọng nhất là khi cây cà phê ra
hoa. Đây là điều kiện tiên quyết vì giai đoạn nở hoa cây cà phê cần rất nhiều nước,
nếu thiếu nước hoa cà phê sẽ không thụ phấn được, thậm chí gây khô cành. Từ
những năm 1960 trở đi, việc tưới nước chủ động ở một số đồn điền do diện tích phá
rừng để trồng cà phê ngày càng tăng lên, thêm vào đó là sự thay đổi của khí hậu
phần nào làm thay đổi việc tưới nước của các đồn điền trồng cà phê. Đối với khu
vực bắc Tây Nguyên, tưới là kỹ thuật bắt buộc vì hạn kéo dài suốt mùa rụng lá sang
thời kỳ ra hoa còn hạn hơn1 tháng. Còn ở Buôn Ma Thuột, nơi đại diện cho khí hậu
của Tây Nguyên khí hậu nhiệt đới gió mùa nên 2 mùa (khô và mưa) tương phản rõ
rệt. Mùa khô thường bắt đầu vào tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, gió mùa đông
bắc đổ bộ vào đất liền khi gặp dãy Trường Sơn gây mưa ở các tỉnh ven biển miền
Trung, sau đó trở thành khô hanh ở Đắk Lắk tạo thành mùa khô với những đặc
trưng: ít mây nhiều nắng, gió mạnh bốc hơi nhiều, khô hạn kéo dài và trầm trọng.
Lượng mưa trong các tháng mùa khô chỉ chiếm từ 10 – 12% tổng lượng mưa của cả
năm, vì vậy mùa khô là một trở ngại không chỉ trong sản xuất nông nghiệp, mà còn
đối với cây cà phê, đòi hỏi phải tưới nước trong mùa khô. Tuy nhiên, đây lại là một
59
yếu tố hết sức cần thiết để cây cà phê phân hóa mầm hoa tối đa tạo tiền đề hình
thành năng suất cao ở khu nực này [42. Tr11].
Khi được tưới nước đầy đủ theo yêu cầu sinh lý của giai đoạn nở hoa, hoa nở
sẽ tập trung và đây là yếu tố thuận lợi cho các cây thụ phấn chéo bắt buộc như cây
cà phê vối. Sau khi thụ phấn, quả cà phê vối sẽ trải qua một giai đoạn “ngủ nghỉ”
kéo dài 4 tháng, quả hầu như không tăng trưởng về kích thước và trọng lượng. Sau
giai đoạn ngủ nghỉ, quả bắt đầu phát triển nhanh, cây đòi hỏi nhiều nước và dinh
dưỡng để nuôi quả.
Rễ cà phê phân phối ở lớp đất sâu 30 cm, nên cung cấp nước để làm ẩm ở lớp
đất sâu 30 cm với đất độ ẩm cho cà phê là 70-100%. Nhưng sau khi tưới độ ẩm mất
dần do bốc hơi mặt lá cho nên độ ẩm giảm dần. Do đó cần tưới phun sẽ giảm một
phần bệnh gỉ sắt do các bào tử nấm phát tán và có thể tưới tới khi có trận mưa đầu
tiên khoảng trên 30 mm.
Nguyên tắc tưới nước phải tuân thủ hai điều kiện: Thứ nhất phải tưới đúng
lúc, nếu tưới muộn cây không còn đủ sức sống, rụng lá, khô cành còn tưới quá sớm
sẽ dẫn đến hoa cà phê ra sớm, không tập trung ảnh hưởng đến quy trình thu hoạch.
Thứ hai là tưới đủ nước để đảm bảo ra hoa đồng loạt.
Tưới gốc là kỹ thuật tưới truyền thống của người trồng cà phê. Gốc tưới từ
40-60 lít nước/lần tưới. Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 20-30 ngày. Nếu không có
tủ gốc, thiếu cây che gió, che bong tạm thời thì khoảng cách giữa 2 lần tưới sẽ ngắn
hơn. Khi cà phê đã bắt đầu vào giai đoạn ra hoa thì lượng nước tưới ở trên không
còn đủ nữa. Tối thiểu một lần tưới là 100 lít trở lên, thời gian giữa 2 lần tưới sẽ
ngắn hơn. Mặc dù vậy nhưng tưới gốc có hạn chế đó là tốn công sức của người
trồng cà phê.
Cà phê ở vụ ra hoa bói rộ (thường sau khi trồng 16-18 tháng) và khi chuyển
vào thời kỳ thu hoạch thì cần áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa. Đối với các vùng
khô hạn, sau khi các mầm hoa đã phân hóa và phát triển hoàn chỉnh (hoa đã ở dạng
mỏ sẻ nhỏ có màu xanh hoặc xám xanh) thì tiến hành tưới lần đầu với lượng nước
700-800m3/ha. Các lần sau tưới từ 500-600m3/ha. Khoảng cách giữa các lần tưới
60
tùy thuộc vào mức độ che phủ, chắn gió và loại đất mà biến động từ 15-20 ngày.
Thông thường trong một mùa khô ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng
cần có số lần tưới từ 3-6 lần. Lượng nước tưới cần cho một ha trong một vụ tưới
thông thường cần từ 3.200-3.800m3. Tưới phun mưa sẽ tạo được tiểu khí hậu trong
lô, tăng độ ẩm không khí, vì vậy rất thuận lợi cho quá trình nở hoa của cà phê, [45,
tr. 11]
- Trồng cây che bóng: Giúp điều tiết ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu sinh
lý của các giống cà phê, điều hòa nhiệt độ, ẩm độ trong không khí, giảm lượng bốc
hơi từ trong đất, bảo vệ cấu tạo của đất, nâng cao độ phì của đất, hạn chế sinh
trưởng của cỏ dại.
Trước đây khi lập các đồn điền người Pháp đã trồng xen cây che bóng và cây
chắn gió để trái cà phê có độ lớn và hương vị đậm nhất, cây cho bóng là những cây
trồng xung quanh gốc cà phê hay trồng thành một vòng cung phía hướng gió chính,
khoảng cách từ gốc cây che bóng, che gió tạm thời đến gốc cây cà phê ít nhất phải
xa từ 70 cm đến 80 cm.
Thông thường người ta sử dụng các loại cây che bóng lâu dài. Ở Tây Nguyên
nói chung và Đắk Lắk nói riêng thường dùng cây keo dậu gồm 2 chủng Leucaena
glauca (thường gọi là cây táo nhơn hay cây bồ kết dại) và Leucaena leucocephala
(thường gọi là keo Cu-ba). Cây muồng hoa vàng (Cassia seamia) là loại cây che
bóng chủ yếu được trồng ở Đắk Lắk. Muồng hoa vàng rất thích hợp để che bóng và
che gió cho cây cà phê, hơn nữa loại cây che bóng này dễ trồng, ít cạnh tranh ánh
sáng và dinh dưởng với cây trồng chính, một số nơi như ở Lâm Đồng còn dùng cây
keo tây. [42, tr. 297]
- Cây trồng xen: Mục đích trồng xen cây vào vườn cà phê để giảm rủi ro khi
có biến đổi về thời tiết hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Trước đây cây trồng xen
chủ yếu là cây họ đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu tương. Hiện nay, thực tế ở Đắk
Lắk, cây trồng xen trong các vườn cà phê là trồng xen quế, trồng xen cây sầu riêng.
Đây còn là những cây có giá trị kinh tế cao đem lại lợi nhuận cho một số hộ gia
đình ở huyện Đăk Mil, Buôn Hồ, Đoàn Kết. [72, tr. 21]
61
- Phòng sâu bệnh: Cây cà phê là một trong những cây công nghiệp dài ngày
có giá trị kinh tế cao nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển thường bị sâu
bệnh phá hoại. Trong bảo vệ cây cà phê, vấn đề diệt sâu bệnh rất quan trọng, cà phê
thường gặp các loại bệnh phổ biến như: bệnh gỉ sắt, khô cành, khô quả, bệnh lỡ cổ
rễ, sâu đục thân, các loại rệp, mọt đục cành, mối.Với mỗi loại bệnh người trồng cà
phê sẽ có biện pháp phòng trừ riêng để đảm bảo vườn cà phê phát triển tốt.
- Bón phân: Yêu cầu dinh dưỡng đối với cây cà phê rất cao nên cần bón phân
đầy đủ, hai loại phân bón sử dụng chủ yếu cho loại cây trồng này là phân hữu cơ và
phân hóa học.
+ Phân hữu cơ là loại rất tốt đối với cây trồng, có tác dụng cung cấp dinh
dưỡng cho cây, cải thiện môi trường, tăng tỷ lệ keo đất. Phân hữu cơ gồm phân
chuồng, phân than bùn, vỏ cà phê. Cà phê mới trồng được bón phân hữu cơ bằng
cách tiến hành đào rãnh ở hai bên mép bồn sau đó bón phân hữu cơ, lần tiếp theo
đào rãnh và bón phân ở hai mép bồn còn lại. Bón phân hữu cơ nên tiến hành vào
đầu cho đến giữa mùa mưa.
- Phân hóa học: Sử dụng phân hóa học chăm bón cây cà phê để tăng năng
suất. Các loại phân hóa học thường dùng bón cho cây cà phê là phân đạm, lân, kali;
trong đó phân đạm và kali là hai loại quan trọng. Theo nghiên cứu của Viện Nông
lâm nghiệp Tây Nguyên, cà phê vối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể áp dụng năm
thứ nhất bón 130 kg urê và 50 kg kali. Năm thứ 2 bón 220 kg urê, 180 kg kali và
650 kg lân. Năm thứ 3 bón 260 kg urê và 220 kg kali, 650 kg lân.Mỗi năm có thể
bón từ 3 đến 4 lần, để hạn chế sự rửa trôi, nên bón phân vào đầu mùa mưa, giữa
mùa mưa và gần cuối mùa mưa [72, tr. 22]
Trước khi bón phân cần làm sạch cỏ để cây hấp thụ được dễ dàng. Cây cà
phê năm thứ nhất rãi phân xung quanh tán, sang năm thứ hai trở đi rãi phân theo
hình vành khăn, xới trộn đều với lớp đất mặt.
- Tạo hình: Trong nghề trồng cà phê, tạo hình là một kỹ thuật bắt buộc để
duy trì hay gia tăng các cành mang quả. Kỹ thuật tạo hình tốn nhiều công lao động
và đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhưng đạt nhiều mục đích:
62
+ Tạo cho cây có hình dáng thích hợp để sử dụng hợp lý khoảng không gian
giữa các cây.
+ Tạo môi trường thuận lợi khiến cây có thể cho năng suất cao nhưng hạn
chế được sự phát triển của sâu bệnh bằng cách loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già
yếu, cành có khả năng cho quả ít.
+ Tạo điều kiện cho các cành còn lại mọc khỏe, có đầy đủ ánh sáng để tiến
hành quang hợp thuận lợi.Hạn chế được hiện tượng ra quả cách năm và giảm nguy
cơ khô cành, khô quả.
+ Tạo sự cân bằng cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt [43, tr. 320].
Có hai kiểu tạo hình là: Tạo hình đa thân và tạo hình đơn thân. Tạo hình đa
thân là phương pháp tạo hình mà người trồng cà phê để nhiều thân chính trên một
hố trồng cà phê, ngược lại, tạo hình đơn thân, trong quá trình tạo hình chỉ để lại một
thân chính. Đối với cà phê vối ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, tạo
hình đơn thân có hiệu quả hơn so với tạo hình đa thân thường gặp ở các quốc gia
trồng cà phê trên thế giới. Sự khác biệt về kỹ thuật tạo hình này là do ở Đắk Lắk cây
cà phê có khả năng phát sinh cành thứ cấp mạnh, cây 2 năm tuổi đã có cành thứ cấp
[42, tr. 28].
Kỹ thuật tạo hình được tiến hành như sau:
+ Nuôi thân: Tiến hành nuôi thêm thân phụ vào năm đầu tiên ở vị trí sát mặt
đất càng tốt.
+ Hãm ngọn: Khi cây cao 1,3mtiến hành hãm ngọn ở độ cao 1,2m vào lần
thứ nhất. Lần thứ 2 hãm ngọn là khi có từ 50 đến 70% cành cấp 1 và cành cấp 2
người trồng cà phê tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán cũ. Mỗi thân nuôi chồi
cao 0,4m, các chồi vượt phải được vặt bỏ thường xuyên.
+ Cắt cành: Được tiến hành 2 lần trong năm, lần đầu được tiến hành khi vừa
thu hoạch xong người trồng cà phê ở Đắk Lắk cắt bỏ các cành khô, sâu bệnh, cắt
ngắn các cành già để tập trung nuôi dưỡng các cành thứ cấp bên trong. Đồng thời
cắt bỏ các cành mọc sát mặt đất. Lần thứ hai được thực hiện vào giữa mùa mưa để
tán cây được thoáng tỉa thưa các cành mọc chen nhau, mọc ngược. Cắt cành có ý
63
nghĩa quan trọng vì nếu làm không tốt sẽ dẫn đến cây cà phê vối thiếu cặp cành cơ
bản, dễ gây ra hiện tượng cà phê mới nhưng nhanh già cỗi.
+ Cưa đốn phục hồi: Mục đích là để phục hồi vườn cà phê sau một thời gian
trồng, để nâng hiệu quả kinh tế. Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng cưa
đốn phục hồi tiến hành vào giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Thân cà phê được cưa
cách mặt đất từ 30 đến 35 cm. sau khi cưa khoảng 2 đến 3 tháng sẽ có nhiều chồi
vượt trên gốc chỉ giữ lại mỗi gốc 3 thân tốt nhất [72, tr. 29].
2.1.5. Quy trình thu hoạch
Thời vụ thu hoạch của các loại cà phê khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố
khác nhau như vùng sinh thái,giống cà phê, điều kiện khí hậu từng năm, chế độ
nước tưới.Riêng tỉnh Đắk Lắk, chủ yếu trồng cà phê vối nên thời vụ thu hoạch bắt
đầu từ trung tuần tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. [42, tr. 349]. Để cung
cấp thêm thông tin chi tiết về thời gian thu hoạch cà phê xin liệt kê dưới đây thời vụ
của cả nước và ở Đắk Lắk.
Bảng 2.1. Thời vụ thu hoạch cà phê ở Việt Nam(Nguồn:[43, tr.350])
VÙNG
THU HOẠCH CÀ PHÊ
CHÈ
THU HOẠCH CÀ PHÊ
VỐI
Sơn La
Phủ Quỳ
Khe Sanh (Quảng Trị)
Đắc Uy (Kontum)
Ia sao (Gia Lai)
Đắk Lắk:
Viện nghiên cứu
cà phê
NT 52
Đắc Lấp
Đoàn Kết
Lâm Đồng:
Đà Lạt
Di Linh
Đức Trọng
Đồng Nai:
Xuân Lộc
Xuân Thanh
Tháng 11 – 12
Tháng 11 – 1
Tháng 11 – 12
Tháng 8 – 10
Tháng 8 – 10
Tháng 8 – 10
Tháng 8 – 10
Tháng 8 – 10
Tháng 8 – 10
Tháng 9 – 11
Tháng 11 – 4 (Rải rác)
Tháng 10 – 12
Tháng 10 – 12
Tháng 11 – 1
Cuối tháng 10 – 2
Tháng 11 – 1
Tháng 11 – 2
Tháng 11 - 1
Tháng 11 – 1
Tháng 11 – 1
Tháng 10 – 1
Tháng 10 – 1
64
Trước khi thu hoạch nông dân tiến hành làm sạch cỏ, dọn lá cành xung quanh
gốc để tận thu quả rơi xuống đất. Trước đây và hiệnnay thu hoạch cà phê vẫn chỉ
hái bằng tay là chính.Cà phê là loại sản phẩm để uống, vì vậy cần rất cẩn thận trong
thu hoạch để đảm bảo cà phê sạch sẽ, có chất lượng tốt, hái những quả cà phê chín
có màu đỏ, chín tự nhiên trên cây mà phần chín quả không nhỏ hơn 2/3 diện tích
quả (thử bằng cách bóp quả cà phê chín giữa 2 ngón tay và trỏ thấy quả cà phê mềm
và 2 nhân cà phê vọt ra khỏi vỏ một cách dễ dàng; nếu còn cứng và nhân chưa vọt
ra khỏi vỏ thì chưa đúng độ chín). Về nguyên tắc, người ta không hái cà phê xanh
non, thu hoạch quả chín,không để quả chín khô trên cây và rụng, khôngtuốt cả
chum, không làm gẫy cành, rụng lá, hoa, nụ vì sẽ ảnh hưởng rất lớn phẩm chất hạt
sau khi thu hoạch và ảnh hưởng tới năng suất vụ sau.[42, tr. 351]
Việc thu hoạch cà phê tươi ở trên cây hoàn toàn nhờ trực tiếp vào bàn tay
con người, quá trình hái mất thời gian do phải di chuyển vị trí nhiều, khó khăn khi
hái ở những cành ở cao và xa, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả thu hoạch. Nên
hiện nay đã đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp,đó là đã có máy tuốt cà phê đem lại
nhiều thuận lợi, giảm sức lao động của con người tuy nhiên nhược điểm lớn nhấtlà
hái luôn cả quả xanh nên người trồng cà phê đến nay vẫn duy trì cách thu hoạch
bằng tay là chủ yếu. Thu hoạch làm nhiều đợt trong 1 vụ, chín đến đâu thu hoạch
đến đó.
Cà phê quả sau khi thu hoạch được chyên chở ngay về nhà máy để chế biến
kịp thời, không để quá 24–36 tiếng. Đa phần trong dân cư ở Đắk Lắk nói riêng và
các khu vực trồng cà phê trong nước nói chung không vận chuyển về xưởng kịp
hoặc không chế biến kịp, nên tiến hành bảo quản cà phê bằng cách đổ cà phê trên
nền khô ráo, thoáng mát. Người ta không đổ đống dày quá 40cm, để cà phê khỏi bị
bốc nóng, vỏ quả bị nẫu, lên men, hấp hơi, chảy nước. Nếu để cà phê quả như thế
khi đem chế biến ra cà phê nhân sẽ có nhiều hạt bị lên men quá, hạt bị nâu, bị đen,
bị chua, có mùi hôi thối khi thử nếm do có sự hiện diện của este và xeton. Tuy
nhiên vì điều kiện thực tế của sản xuất là quy mô hộ gia đình, một số điều kiện trên
65
vẫn không được đảm bảo dẫn đến chất lượng cà phê thương phẩm còn nhiều hạn
chế [42, tr. 353]
Hiện nay ở Đắk Lắk thu hoạch cà phê đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ở
quy mô sản xuất hộ gia đình đó là: giá cà phê tăng cao, an ninh đối với cà phê sau
khi hái đem về nhà phơi không được đảm bảo, mức độ chín không đồng đều giữa
các vườn cà phê buộc chủ vườn phải hái xanh, hái ép dẫn đến phẩm chất hạt rất
kém.
Tóm lại thu hoạch cà phê là một trong những quy trình quan trọng quyết định
chất lượng của cà phê nhân. Do đó cần thu hoạch cà phê đúng mùa vụ, đúng tầm
chín để có sản phẩm đạt chất lượng cao.
2.2. Quy trình chế biến cà phê
Hạt cà phê sau khi được thu hái và chuyển về nơi tập kết sẽ được chế biến để
phục vụ nhu cầu của con người. Chế biến cà phê có thể xếp thành hai nhóm là chế
biến thô để cho ra hạt cà phê thương phẩm và chế biến tinh cho ra các sản phẩm cà
phê để thưởng thức.
Dù có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại sản phẩm cà phê, nhưng tổng
quát nhất có thể phân loại các sản phẩm cà phê hiện nay tại Đắk Lắk thành hai
nhóm như sau.
Nhóm sản phẩm cà phê nhân thô: Nhóm sản phẩm cà phê này bao gồm các
sản phẩm cà phê nhân của các chủng loại cà phê khác nhau, đây là sản phẩmcà phê
chủ yếu dùng để cung cấp nguyên liệu cho ngành rang xay cà phê trong nước và
xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài mang về ngoại tệ cho tỉnh nhà và đất nước
Nhóm sản phẩm cà phê đặc dụng: Nhóm sản phẩm này bao gồm các sản
phẩm cà phê được sản xuất theo các công nghệ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu
thưởng thức cà phê của con người. Dù có rất nhiều các sản phẩm các phê của các
công ty sản xuất cà phê khác nhau nhưng nhìn chung lại có thể chia nhóm sản phẩm
này thành hai nhóm nhỏ là cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Hiện nay có thêm loại
cà phê mới là cà phê tươi đóng chai.
66
Vào thời kỳ Pháp thuộc, cà phê sau khi thu hoạch hầu hết đều mang về chính
quốc cho nên các phương pháp chế biến cà phê chỉ tồn tại trong quy mô hộ gia đình
để tạo ra các sản phẩm tự tiêu dùng và biếu tặng. Còn sản phẩm nhân thô sử dụng
phương pháp chế biến khô.
2.2.1. Quy trình và các phương pháp chế biến cà phê nhân
Để tiện cho việc theo dõi xin giới thiệu dưới đây sơ đồ “ Quy trình chế biến
cà phê nhân”
67
Sơ đồ 2.1 – Quy trình chế biến cà phê nhân
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất cùng
với việc sản lượng sản xuất ngày một tăng đòi hỏi phải có các phương pháp chế
biến mới nhằm nâng cao chất lượng hạt cà phê sau thu hoạch đồng thời tiết kiệm chi
phí sản xuất.
68
Hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp chế biến cà phê, đó là chế biến
ướt (cà phê rửa, được gọi là cà phê “dịu” (milds), chủ yếu cho cà phê chè Arabica
và một số ít Robusta; và chế biến khô (cà phê không rửa “Hard Coffee”), chủ yếu là
cà phê chè của Brasil và cà phê vối.[ 42, tr.353]
Ở nước ta, phần lớn sản lượng cà phê hàng năm được chế biến chủ yếu theo
phương pháp chế biến khô, phương pháp này rất đơn giản: chỉ cần phơi nguyên quả
cà phê tươi cho đến khi độ ẩm trong nhân cà phê còn 12-13%.
Một số lượng cà phê rất ít được chế biến theo phương pháp ướt, một số nông
trường và công ty cà phê Đắk Lắk chế biến theo phương pháp ướt cải tiến (chế biến
nửa ướt) tức là dùng máy xát tươi giống như kiểu Raoeng (Aquapulpa), đánh sạch
nhớt khoảng 40–60% (có nơi sạch nhớt đến 80%) rồi mang phơi, không ủ lên men
và rửa sạch nhớt hoàn toàn như phương pháp chế biến ướt cổ điển [42, tr. 353].
Ngoài ra, trong nhân dân còn có phương pháp xay cà phê thủ công bằng cách
đập dập cà phê quả tươira xay để phơi cho mau khô. Cách làm này cà phê không đạt
được chất lượng cao.
Có thể khái quát các phương pháp chế biến được sử dụng hiện nay như sau:
- Phương pháp chế biến ướt: Đây là loại công nghệ tiên tiến cho cà phê chất
lượng cao, có tác dụng khuyến khích nông dân trồng trọt, thu hái, bảo quản cà phê
đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên lại đòi hỏi phải đầu tư đồng bộ,
chất lượng nguyên liệu đầu vào khá khắt khe, tỉ lệ quả chín phải trên 90% và cà phê
sau thu hái không được để quá 3 ngày.
Hiện tại, hệ thống thiết bị của các nhà máy chế biến ướt là không hoàn toàn
giống nhau, do bố trí hệ thống máy móc trong dây chuyền và sử dụng các kiểu máy
có cấu tạo, nguyên lý vận hành khác nhau, điển hình là các khâu tách bỏ tạp chất,
xát cà tươi và phơi sấyNguyên nhân chủ yếu của việc này là do điều kiện khác
nhau của từng đơn vị về vốn và kỹ thuật mà việc đầu tư thường tiến hành thành
nhiều giai đoạn với các chủng loại máy do nhiều nơi chế tạo.
69
Phương pháp chế biến ướt gồm nhiều các công đoạn, cà phê sau khi thu
hoạch được rửa và phân loại quả sau đó tiến hành xát tươi, tách lớp nhớt, rửa lại
một lần nữa, làm ráo, phơi sấy, sấy khô để cho ra hạt cà phê thương phẩm.
+ Rửa là công đoạn vừa rửa và phân loại quả,người ta dùng bể xiphông hoặc
máy rửa để tách tạp chất (cành, lá, đất, đá, kim loại) và phân loại quả khô, lép ra
khỏi khối cà phê trước khi đưa vào máy xát tươi [42, tr. 357]
+ Xát tươi là công đoạn dùng các loại máy xát tươi như máy xát đĩa, máy xát
hình trống. Hai loại này chỉ tách vỏ, không đánh nhớt. Hiện nay người ta còn dùng
máy xát kiểu Roeng (Aquapulpa), loại này vừa tách vỏ quả vừa đánh lớp nhớt bao
quanh vỏ thóc để hỗ trợ tốt hơn cho giai đoạn tách lớp nhớt. Nhược điểm là loại
máy này không thể đánh sạch nhớt 100% [42, tr.359].
+ Sau khi xát tươi sẽ tiến hàn tách lớp nhớt. Có thể dùng phương pháp sinh
học, phương pháp hóa học và phương pháp cơ học cho giai đoạn này, đối với mỗi
phương pháp có những ưu nhược điểm nhất định:
Đối với phương pháp sinh học (len men tự nhiên) phương pháp này nhằm
làm cho các chất pectin bám xung quanh vỏ thóc cà phê chuyển hóa thành các dạng
động của men lactic, tránh hoạt động của các loại men khác(axetic, butyric, men
thối) làm giảm phẩm chất cà phê.
Đối với phương pháp hóa học, có thể dùng các loại hóa chất để làm tan
lớp nhớt. Kết quả cho thấy thời gian lên men được rút ngắn, nhưng nếu không cẩn
thận sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Theo các nhà nghiên cứu cà phê lên men
bằng phương pháp hóa học có hương vị nhạt, không đậm đà bằng cà phê lên men tự
nhiên.Trên thực tế phương pháp này không được áp dụng vì rất tốn kém.
Đối với phương pháp cơ học, người ta dùng máy xát tươi kiểu Raoeng,
dưới tác dụng ma sát và áp lực nước phun từ ngoài vào và từ trong ra, cà phê được
tách lớp vỏ quả đồng thời được đánh sạch nhớt (loại máy này cũng không đánh sạch
nhớt 100% như phương pháp len men tự nhiên) [42, tr. 360]
+ Sau khi ủ lên men, tiến hành rửa cà phê lần nửa để loại bỏ các chất được
phân hủy ra và vỏ quả còn lẫn trong khối cà phê thóc. Người ta sẽ dùng bể ủ để rửa
70
cà phê, xả nước vào đầy bể, dùng bàn trang gỗ đánh lộn đống cà phê cho các tạp
chất và lớp nhớt còn bám ở lớp vỏ thóc tách rời khỏi hạt cà phê. Ở đáy bể có các
miệng xả, chắn bằng các tấm lưới có nhiều lỗ nhỏ để giữ hạt cà phê lại, cho các tạp
chất cuốn theo nước chảy ra ngoài, tiếp tục xả nước sạch vào cho đến khi nào cà
phê thóc sạch thì mang ra làm ráo rồi phơi, sấy.
+ Sau khi rửa, người ta tiến hành làm ráo, mục đích của giai đoạn này là để
giảm độ ẩm xuống phục vụ cho quá trình phơi sấy và sấy tạo hạt thương phẩm mà
không làm biến tính sản phẩm. Cà phê thóc ướt sau khi rửa có ẩm độ 55-60% và có
lớp nước bao bọc xung quanh lớp vỏ thóc. Giai đoạn làm ráo là làm cho lớp nước
xung quanh vỏ thóc và lớp nước ở lớp vỏ lụa bốc hơi đi, hạ độ ẩm xuống còn
khoảng 45%. Có nhiều cách làm ráo khác nhau như phơi trên bàn phơi thép không
gỉ hoặc dùng máy li tâm.
Sau khi làm ráo vỏ, cà phê chuyển ra phơi ở các bàn phơi hay trên sân xi
măng.Trong thời gian phơi trên sân, phải cào đảo cà phê ít nhất 4 lần/ ngày để cà
phê khô đồng đều và lớp cà phê trên bề mặt khỏi bị nóng quá nứt vỏ thóc, ngược lại
các lớp dưới còn ẩm. Đảo thường xuyên còn làm cho các lớp tế bào trong hạt cà phê
khô dần từ ngoài vào trong, tránh tình trạng phơi khô đột ngột, lớp trong còn ẩm,
khi bảo quản, độ ẩm ngấm ra ngoài làm cà phê loang lỗ, bạc bụng.
Sau khi phơi khô, cầm hạt cà phê bóp nhẹ, thấy vỏ thóc tróc ra khỏi nhân một
cách dễ dàng và cắn thử mấy hạt cứng, cắn không bị bẹp, ẩm độ trong nhân cà phê
lúc đó có thể bảo đảm còn 12 – 13% thìmới dồn lại cho vào kho bảo quản.Trong
điều kiện thời tiết không thuận lợi, có thể làm khô chủ động sau khi làm ráo bằng
cách sấy chủ động trong các thiết bị chuyên dụng [42, tr. 357, 358]
- Phương pháp chế biến nửa ướt: Là loại công nghệ chế biến chủ yếu tồn tại
trong các hộ nông dân, sử dụng các máy xát dập cà phê quả tươi. Để phơi khô
nhanh cà phê, đây là công nghệ có thể gây nguy hại cho chất lượng cà phê do bỏ thịt
và nhớt vẫn còn giữ lại nên dễ sinh nấm mốt và đen hạt nếu gặp mưa, hiện nay
nhiều hộ nông dân đang sử dụng loại thiết bị xát trống được cải tiến có thể loại bỏ
toàn bộ vỏ, thịt, quả và không dùng nước đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước
71
thải. Tuy nhiên, sử dụng loại máy này cũng yêu cầu nguyên liệu có tỉ lệ quả chín
cao và nếu đầu tư thiếu đồng bộ thì chất lượng cà phê cũng bị ảnh hưởng.
- Phương pháp chế biến khô: Là phương pháp chế biến truyền thống và đơn
giản nhất. Tuy vậy, nhược điểm của kiểu chế biến này là chi phí cho phơi, sấy cao,
thời gian phơi dài nên phụ thuộc vào thời tiết, tạp chất chưa được tách bỏ ngay từ
đầu làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng. Đặc biệt là các hộ nông dân do thiếu
sân phơi và các thiết bị sấy nên chất lượng cà phê thường rất kém [23, tr.4].
Trong điều kiện hiện nay, khi cây cà phê được trồng không chỉ bởi các doanh
nghiệp chuyên kinh doanhmà còn được trồng bởi các hộ nông dân nhỏ lẻ thì tính
đồng bộ trong chế biên cà phê gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp
thương mại đều đầu tư hệ thống tái chế cà phê nhân xô mua của dân, hệ thống thiết
bị này bao gồm các công đoạn tách bỏ tạp chất, sấy, phân loại, đánh bóng, đóng bao
cà phê nhân.
Cà phê nhân sau khi chế biến được bảo quản trong các kho để tiếp tục cung
ứng ra thị trường. Các kho chứa cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu về độ ẩm, nhiệt độ
và nhiệt độ môi trường để tránh sự hủy hoại chất lượng hạt.Thông thường người
dân phơi khô hạt, sau đó đo bằng các máy chuyên dụng của các thương lái đến độ
ẩm khoảng dưới 13% thì tiến hành bảo quản trong các kho của hộ gia đình hoặc
nhập cho các thương lái, nhà máy có kho chuyên dụng hơn.
2.2.2. Các phương pháp chế biến cà phê rang xay
Bên cạnh việc chế biến cà phê thương phẩm phục vụ cho xuất khẩu, hạt cà
phê còn được chế biến trong giai đoạn tiếp theo thành các sản phẩm cà phê rang xay
phục vụ nhu cầu thưởng thức cà phê. Ngay từ giai đoạn đầu của quá hình hình
thành, phát triển nghề trồng và chế biến cà phê thì công đoạn rang xay cà phê ở quy
mô gia đình đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Buôn Ma Thuột.
Có thể nói, việc rang xay cà phê không có một công thức chung hoàn hảo
nào có thể áp dụng, tùy theo gu của mỗi người và tùy t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_07_6120150792_4262_1872273.pdf