Luận văn Nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI, GIAI ĐOẠN

TIỀN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN

GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI.9

1.1. Hợp đồng thương mại .9

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm .9

1.1.2. Phân loại hợp đồng thương mại .12

1.1.3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thương mại.14

1.2. Giai đoạn tiền hợp đồng thương mại.22

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm .22

1.2.2. Điều chỉnh pháp luật giai đoạn tiền hợp đồng thương mại .23

1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại.26

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm .26

1.3.2. Điều chỉnh pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền

hợp đồng thương mại .31

1.3.3. Nội dung nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương

mại .37

CHƯƠNG 2. NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP

ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VÀ VĂN BẢN QUỐC TẾ.41

2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật

một số nước .41

2.1.1. Pháp luật của nước Anh.41

2.1.2. Pháp luật của nước Pháp .43

2.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng trong một số văn

bản quốc tế. .46

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểu Civil law. Theo hệ thống Common Law, các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng không có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc trung thực, thiện chí đối với bên còn lại. Do đó, họ được quyền tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi thương lượng mà không phải chịu trách nhiệm đối với chi phí của các bên còn lại. Một ngoại lệ của sự tự do đàm phán này là thuyết promissory estoppel. Lý thuyết này bảo vệ bên đàm phán có niềm tin hợp lý về các bên sẽ đạt đến thỏa thuận cuối cùng. Vì vậy, Common Law không ghi nhận nghĩa vụ thiện chí, trung thực trong đàm phán hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng, do đó không tồn tại nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng trong hệ thống Common Law. Luật Anh Quốc: Không thừa nhận sự tồn tại của nguyên tắc thiện chí “good faith” trong quan hệ hợp đồng.16 Mỗi bên đều có quyền theo đuổi các mục tiêu của riêng mình với điều kiện không đưa ra những lời tuyên bố sai. Trong khi đó, theo pháp luật của Anh, để áp dụng quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, một hệ thống đồ sộ các án lệ liên quan, với chức năng như là giá đỡ, là giải thích cho các thuật ngữ được quy định trừu tượng trong văn bản luật. Việc xem xét khái niệm thiện chí và trung thực (hiểu theo nghĩa khách quan) thường là một trong những yếu tố bất đồng giữa các nước civil law và các nước common law. Tuy nhiên, không nên cho rằng các nước common law và đặc biệt là pháp luật Anh, vẫn còn khép kín đối với sự phát triển của Châu Âu hiện đại về ý tưởng của một “công lý hợp đồng”. Cũng tương tự, để thay thế nghĩa vụ thiện chí và 16 Nguyễn Minh Tuấn, Tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và pháp luật Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2007 43 trung thực nói riêng, án lệ và học thuyết đã sử dụng các cơ chế khác để đạt được thành công trong việc thúc đẩy một pháp luật hợp đồng đầy đủ về tính trung thực. Tính mềm dẻo của các học thuyết về thiện chí và trung thực có thể làm suy yếu các mục đích về tính rõ ràng và khả năng có thể dự kiến. Khái niệm thiện chí và trung thực có thể được chấp nhận, nhưng theo một cách cẩn trọng và không phải như một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong lĩnh vực hợp đồng. Ngoài ra, việc đưa vào trong pháp luật Anh nguyên tắc thiện chí và trung thực được coi như một thách thức đối với các nguyên tắc tự do ý chí hợp đồng, nó hạn chế các bên giao kết hợp đồng trong việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Đây có thể là lí do tại sao pháp luật Anh không thừa nhận khái niệm thiện chí trung thực để thay thế các cơ chế trước đó. Chúng ta có thể tìm thấy trong án lệ17 mà trong một bản án Director General of Fair Trading v. First national Bank plc đã nêu rằng: “thiện chí và trung thực không phải là một khái niệm giả tạo hoặc kỹ thuật, nhưng gợi nên một thực tế chân thực và cởi mở về thương mại, một mặt nó có nghĩa là các điều khoản phải được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng không có bất cứ trở ngại nào, với một tầm quan trọng thích đáng đối với những trường hợp có thể chứng minh là bất lợi cho người sử dụng, mặt khác, nó yêu cầu các nhà cung cấp, cho dù không cố ý hoặc vô thức, không được tận dụng lợi thế từ các yếu tố cho thấy vị trí yếu hơn của người tiêu dùng trong việc đàm phán.18 2.1.2. Pháp luật của nước Pháp Pháp là một nước có pháp luật thuộc hệ thống Civil law. Đây là hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây dựng trên nền tảng di sản của Luật La Mã (ius civile), phát triển ở các nước Pháp, Đức và một số nước lục địa Châu Âu19. Trong đó pháp luật của Pháp, Đức là quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật này. Hệ thống pháp luật của các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, luật vật chất được coi trọng 17 Lê Hồng Hải, Tìm hiểu về một số pháp luật hiện nay trên thế giới, tại địa chỉ: 18 Lê Nguyễn Gia Thiện, Những nguyên tắc cơ bản của các Bộ luật dân sự trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, tại địa chỉ https://wikiluat.com/2017/11/03/nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-cac-bo-luat-dan-su-tren- the-gioi-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam/, truy cập ngày 03/10/2018 19 Nguyễn Anh Tuấn, Hai hệ thống pháp luật Commont Law và Civil Law năm 2016, tại địa chỉ nguyen-minh-tuan-a393.html 44 hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực pháp luật được chú trọng hơn cả. Họ pháp luật này coi trọng văn bản quy phạm pháp luật và đã thoát ly khỏi tôn giáo, luân lý, đề cao tự do cá nhân. Ngày nay, phạm vi ảnh hưởng của hệ thống Civil Law tương đối rộng bao gồm các nước Châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia), Quebec (Canada), Louisiana (Mỹ), Nhật Bản và một số nước Châu Mỹ Latinh (Brazin, Vênêduêla). Trong tư pháp quốc tế Pháp, bản án Lizardi đã quy định rằng một người Pháp giao kết hợp đồng tại nước Pháp với một người nước ngoài mà người này “không bắt buộc phải biết pháp luật của các quốc gia khác nhau, đặc biệt là khi các quy định này liên quan đến thực hiện bởi người nước ngoài trong phạm vi năng lực dân sự của họ; do đó hợp đồng có đầy đủ hiệu lực khi mà người Pháp đã giao kết không có khinh suất, thận trọng và với tinh thần thiện chí”. Do vậy, niềm tin nhận thức và lỗi có thể dung thứ được coi như “một nguồn đem lại giá trị cho một số tình huống pháp lý mà không tuân theo cách áp dụng thông thường các quy phạm xung đột pháp luật”20. Thiện chí và trung thực do đó giữ một vai trò đặc biệt trong việc đơn giản hóa các mối quan hệ pháp luật: nếu không có giải pháp này, “các thương nhân sẽ sẽ phải tìm hiểu quốc tịch của tất cả các đối tác giao kết hợp đồng với họ và đối với những bên giao kết được xác nhận là nước ngoài, phải tìm hiểu về nội dung pháp luật quốc gia đó”. Điều 11 của Công ước Rôm ngày 19/6/1980 về xác định luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng “áp dụng giải pháp này bằng cách song phương hóa nó”21 Điều khoản này quy định: “Trong một hợp đồng ký kết giữa các chủ thể của cùng một quốc gia, một cá nhân có năng lực pháp luật theo pháp luật của nước đó chỉ được viện dẫn việc không có năng lực pháp luật theo luật pháp khác khi, vào thời điểm giao kết hợp đồng, bên giao kết đã biết việc không có năng lực pháp luật, hoặc không biết điều này do sơ suất từ phía họ”. Sự hợp thức hóa một hành động, bằng việc loại trừ áp dụng luật pháp quốc gia hủy bỏ hành động vì lý do thiếu năng lực pháp luật, mang lại lợi ích không chỉ đối với bên giao kết người Pháp, mà còn đối 20 Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế năm 2018, tại dịa chỉ: http: //tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/pham-vi-ap-dung-cua-cong-uoc-cisg- cho-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te, truy cập ngày 08/11/2018. 12. P.MAYER, V.HEUZE, Droit international prive’ – Tư pháp quốc tế, sđd, n0 525. 45 với bên giao kết người nước ngoài, bất kể hợp đồng được ký kết tại quốc gia nào, miễn là hai bên giao kết ở đó. Dường như bên giao kết hợp đồng, nếu muốn thể hiện việc không có năng lực pháp luật của mình có bổn phận chứng minh rằng tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên kia đã biết việc không co năng lực pháp luật của bên này, hoặc không biết điều này do sơ suất từ phía họ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự viện dẫn đến “thiện chí và trung thực” trong giả định này hoàn toàn xuất phát từ học thuyết: nó không xuất hiện trong các quy định của Công ước. Đáng lưu ý, theo pháp luật của Pháp, đối với một số hợp đồng chuyên biệt, bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin còn phải tìm kiếm thông tin mà người thực hiện công việc kinh doanh thông thường của mình biết và phải biết để cung cấp cho đối tác của mình. Như vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin không chỉ giới hạn ở cung cấp thông tin đã có, mà còn phải tìm kiếm thông tin cần thiết khác để cung cấp cho đối tác. Tuy nhiên, ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil law, có hai luồng quan điểm khác nhau về cơ sở pháp lý cho việc quy trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Thứ nhất, theo pháp luật của Pháp, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin được xác định theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi vì, giữa hai bên chưa hình thành hợp đồng, nên việc xác định trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng phải dựa trên các nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thứ hai, theo pháp luật của Đức, dựa trên nguyên tắc culpa in contrahendo, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là trách nhiệm theo hợp đồng. Theo nguyên tắc này, một bên không có quyền tạo ra niềm tin về một hợp đồng sẽ được hình thành, nếu như bản thân họ không mong muốn như vậy22. Bên có lỗi trong việc đàm phán phải chịu trách nhiệm bồi thường do việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu hoặc làm cho hợp đồng không được thực hiện. Các bên tham gia đàm phán có nghĩa vụ đàm phán với tinh thần trung thực và thiện chí. Đi cụ thể vào nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng thương mại tại một số hợp đồng cụ thể, ta thấy rằng: theo quy định của pháp luật Pháp về vấn đề nhà ở 22 F. Kessler and E. Fine, “Culpa in contrahendo, bargain in good faith and freedom of contract: a comparative study”, (1964) 77 Harv.L.Rev. 401 46 hình thành trong tương lai, nếu hợp đồng mua bán quy định rõ kích thước, diện tích bất động sản đem bán thì bên bán phải giao bất động sản đúng với số liệu nêu trong hợp đồng, nếu bên mua yêu cầu. Nếu bên bán không thể giao đúng kích thước và diện tích quy định hoặc nếu bên mua không yêu cầu giao đúng số liệu này và chấp nhận hiện trạng bất động sản được giao thì bên bán phải giảm giá tương ứng với tỷ lệ thiếu hụt. Nếu kích thước và diện tích bất động sản lớn hơn số liệu đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên mua có thể lựa chọn giữa việc trả thêm tiền hoặc rút khỏi hợp đồng nếu phần phụ trội bằng hoặc lớn hơn 1/20 số liệu đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua rút khỏi hợp đồng thì bên bán phải hoàn lại cho bên mua tiền bán vật nếu đã nhận và mọi chi phí liên quan đến hợp đồng. Như vậy, BLDS Pháp cho phép bên bán được hưởng ngoại lệ về trách nhiệm nếu kích thước và diện tích bất động sản tăng lên nhưng phần phụ trội nhỏ hơn 1/20 số liệu đã thỏa thuận. Thiết nghĩ, trong các lĩnh vực kinh doanh hàm chứa nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản, pháp luật cũng nên xem xét vấn đề trách nhiệm của bên bán khi có sự thay đổi do hoàn cảnh một cách hợp lý để có cơ chế đảm bảo thực hiện hợp đồng công bằng, hiệu quả. Bởi khi mở rộng quy định cũng là một cách để các bên khi giao kết hợp đồng vẫn đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng được dựa trên nguyên tắc thiện chí, trung thực. 2.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng trong một số văn bản quốc tế. 2.2.1. Bộ nguyên tắc pháp luật Châu Âu Hơn cả việc áp dụng cho các điều ước nói chung, khái niệm thiện chí và trung thực còn giữ một vai trò điều hòa rõ nét khi các điều ước quốc tế đã đề cập ấn định chính xác về mục tiêu, ít nhiều rõ ràng, thể hiện sự thiện chí trong các mối quan hệ giữa các cá nhân23. Những dự thảo học thuyết pháp điển hóa quốc tế hoặc của châu Âu, đều sử dụng nguyên tắc thiện chí và trung thực cho mục đích này. Như M.Ole LANDO đã viết: “Dưới ảnh hưởng của nhiều hệ thống luật, nhất là luật của Hà Lan, 23 Đỗ Văn Đại, Cần khôi phục lại phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc “thiệc chí, trung thực” năm 2015, Báo điện tử Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại địa chỉ: ve-du-thao-Bo-luat-dan-su-sua-doi/Can-khoi-phuc-lai-pham-vi-dieu-chinh-cua-nguyen-tac-thien-chi-trung- thuc/218047.vgp, truy cập ngày 25/10/2018 47 Đức, Bộ nguyên tắc UNIDROIT đã dành một vị trí rất quan trọng cho nguyên tắc thiện chí và trung thực. Trong mỗi văn bản này, nó được xếp vào vị trí của nguyên tắc chung, bao trùm lên tất cả các giai đoạn của hợp đồng”. Như vậy, đối với bất kỳ giai đoạn nào của hợp đồng, kể cả giai đoạn tiền hợp đồng, thì các hệ thống pháp luật này đều quy định rõ về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Bộ luật châu Âu về hợp đồng, biên soạn bởi Viện Hàn lâm tư pháp châu Âu Pavie trung thành với quan niệm thiện chí và trung thực, đồng thời như vậy ta cũng có thể hiểu rằng nghĩa vụ cung cấp thông tin không chỉ có giá trị xuyên suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn giá trị đối với giai đoạn tiền hợp đồng. Điều 10 của Hiệp ước Liên minh châu Âu (điều 5 cũ của Hiệp ước Cộng đồng chung châu Âu) quy định các nước thành viên đồng thời một nghĩa vụ phủ định – không áp dụng mọi biện pháp có thể gây tổn hại đến việc thực hiện những mục tiêu của Hiệp ước. Chúng ta xem xét đến việc từ chối nghĩa vụ thông tin của Ủy ban châu Âu quy định đối với các nước thành viên ở Điều 10: Tòa án cho rằng sự từ chối hoặc thiếu thận trọng trong việc cung cấp những thông tin mà Ủy ban yêu cầu, hoặc bỏ qua việc chuyển giao những chỉ dẫn cần thiết cho việc Ủy ban kiểm tra sự tuân thủ những nghĩa vụ của các nước thành viên, là vi phạm nghĩa vụ hợp tác được quy định tại Điều 5 của Hiệp ước. Mặc dù thuật ngữ thiện chí và trung thực không được sử dụng một cách rõ ràng, mặc dù nguyên tắc này chỉ áp dụng cho mối quan hệ giữa các nước thành viên và các cơ quan xét xử của Cộng đồng chung, điều khoản này cũng đã tạo cho thiện chí và trung thực một cơ sở pháp lý đáng kể trong cách nhìn nhận của Cộng đồng chung châu Âu. Nó cho phép thừa nhận ý nghĩa gán cho nghĩa vụ chung này: đòi hỏi sự hợp tác trung thực giữa các thành viên và sự trung thành với những cam kết đã ký. Mặt khác, về mặt học thuyết, đôi khi người ta cũng nói đến việc áp dụng ở phạm vi châu Âu khái niệm của Đức: “sự trung thành ở mức độ liên bang”. Do đó, thiện chí và trung thực “là một minh họa cho mô hình liên bang và chính xác hơn là của nước Đức, nơi mà nguyên tắc này không chỉ được hiểu như một nghĩa vụ đơn phương của những người xứ Lande đối với chính quyền trung ương mà như một sự trung thành có nguồn gốc từ chính quyền trung ương cũng như từ các bang đối với nguyên tắc của chính liên bang”. Sự 48 bắt buộc hợp tác áp dụng không chỉ đối với các quốc gia mà còn đối với các mối quan hệ giữa các thể chế trong Liên minh châu Âu. Như vậy, ở các nước châu Âu, nghĩa vụ cung cấp thông tin đã được quy định rõ ràng hơn, đặc biệt nó được quy định cụ thể ngay trong giai đoạn đàm phán hợp đồng, nghĩa là ở giai đoạn tiền hợp đồng. Tại điều 17 của Chỉ thị 93/13/CEE ngày 05 tháng 4 năm 1993 của Cộng đồng kinh tế châu Âu đã quy định rõ rằng: “cho rằng việc đánh giá tính chất lạm dụng của những điều khoản, theo những tiêu chí chung đã được quy định, nhất là trong các hoạt động nghề nghiệp mang tính cộng đồng cung cấp các dịch vụ tập thể, có tính đến tính liên đới giữa những người tiêu dùng, cần thiết phải được bổ sung bởi một phương tiện đánh giá tổng quát những lợi ích khác nhau kéo theo, điều này tạo nên đòi hỏi về thiện chí và trung thực; trong đánh giá sự thiện chí và trung thực cần đặc biệt chú ý đến vị trí của các bên trong đàm phán, đến câu hỏi liệu người tiêu dùng có bị thúc đẩy để chấp nhận một điều khoản bởi một lý do nào đó hay không, hoặc liệu hàng hóa và dịch vụ đã bán hoặc cung cấp có phù hợp với yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng hay không, hoặc liệu hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán hoặc cung cấp có phù hợp với yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng hay không, yêu cầu về thiện chí và trung thực có thể được thỏa mãn bởi một người chuyên nghiệp trong việc giải quyết theo một cách trung thực và công bằng với bên kia, trong đó phải tính đến những lợi ích hợp pháp của họ”. Như vậy, trong pháp luật châu Âu, ngay từ giai đoạn đàm phán, để tránh thiệt hại tối thiểu nhất cho hai bên khi giao kết hợp đồng, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể, dựa trên nguyên tắc thiện chí, trung thực và công bằng. Trong các quy định chung về hợp đồng dịch vụ của Nguyên tắc luật Châu Âu, tại Điều 1:103[4] ghi nhận cụ thể về nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng của bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ. Nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng bao gồm các nội dung: Thứ nhất, quy định về nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng của bên cung ứng dịch vụ, trường hợp miễn không áp dụng nghĩa vụ này đối với bên cung ứng dịch vụ cũng như hậu quả pháp lý khi bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ này của mình. Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng trong 49 các trường hợp cụ thể nhất định. Tại khoản (1) của Điều luật ghi nhận rằng bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ cảnh báo khi bản thân chủ thể này biết hoặc phải biết những rủi ro khi cung ứng dịch vụ trong ba trường hợp cụ thể: Không đạt được kết quả như đã thỏa thuận hoặc dự liệu đối với khách hàng; có thể gây thiệt hại khác cho lợi ích của khách hàng; hoặc có thể làm tăng chi phí hoặc tăng thời gian so với dự kiến hợp lý ban đầu đã thỏa thuận với khách hàng. Xuất phát từ bản chất của dịch vụ là các công việc được thực hiện chuyên nghiệp, mang tính chất ngành nghề kinh doanh, ngành nghề hoạt động hoặc nghề nghiệp của cá nhân, nên khi trở thành người cung ứng dịch vụ, chủ thể này được kỳ vọng và tin tưởng là người thực hiện công việc chuyên nghiệp và có chuyên môn. Chính vì thế nên bên cung ứng dịch vụ được coi là có kinh nghiệm trong việc dự đoán, nắm bắt và xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, nhà làm luật của Châu Âu cũng đã dự liệu trường hợp không áp dụng nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng cho bên cung ứng dịch vụ. Theo ghi nhận tại khoản (2) của Điều luật này, nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng sẽ không được áp dụng khi khách hàng: Hoàn toàn biết các rủi ro có thể xảy ra trong các trường hợp áp dụng nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng; và có cơ sở để biết về những rủi ro có thể gặp phải khi dịch vụ được thực hiện. Như vậy, khi bản thân khách hàng bằng nhận thức của mình hoặc có cơ sở để khẳng định rằng họ nhận thức được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ cảnh báo của mình. Điều đó cho thấy, nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng của Bên cung ứng dịch vụ nhằm bảo vệ khách hàng trong trường hợp mặc định hiểu rằng, khách hàng là người không có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để nhận biết trước các rủi ro khi so sánh với bên cung ứng dịch vụ - người thực hiện dịch vụ chuyên nghiệp. Khi bên cung ứng dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình dẫn đến những rủi ro xảy ra thì bên thuê dịch vụ có quyền: Không chấp nhận thay đổi dịch vụ theo như nguyên tắc được quy định tại Điều 1:111. Tuy nhiên, bản thân trường hợp này cũng có ngoại lệ. Khi bên cung ứng dịch vụ chứng minh được khách hàng đã được cảnh báo đầy đủ nhưng vẫn chấp nhận tham gia vào hợp 50 đồng; và khách hàng có quyền tự mình khắc phục thiệt hại như tại trường hợp đã được ghi nhận trong Điều 4:117 (2) và (3) của hợp đồng dịch vụ trong Nguyên tắc luật Châu Âu. Như vậy, các quy định chung của hợp đồng dịch vụ trong Nguyên tắc luật Châu Âu đã tạo nên thế chủ động đối phó của bên thuê dịch vụ đối với các tình huống có thể xảy ra và nguyên nhân sâu xa là sẽ giảm thiểu được thiệt hại cho bản thân mình. Thứ hai, hợp đồng dịch vụ trong Nguyên tắc luật Châu Âu quy định nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng của bên thuê dịch vụ và những hậu quả pháp lý đặt ra khi chủ thể này có hành vi phạm nghĩa vụ của mình. Khi bên thuê dịch vụ biết và phải biết được các sự kiện bất thường mà sự kiện này là nguyên nhân tăng chi phí dịch vụ hoặc kéo dài thời gian thực hiện dịch vụ thì phải có nghĩa vụ cảnh báo cho bên cung ứng dịch vụ. Trường hợp này thường áp dụng khi điều kiện khách quan có thay đổi bất thường mà chỉ có bên thuê dịch vụ mới biết. Nội dung này được ghi nhận tại khoản (4) của Điều luật 1:103. Bên thuê dịch vụ khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng thì bên thuê dịch vụ cũng phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý bất lợi cho mình. Tại khoản (5) của Điều 1:103, nhà làm luật quy định: (a) Bên cung ứng dịch vụ không phải gánh chịu thiệt hại xảy ra khi dịch vụ không thể thực hiện được do sự kiện bất thường mà Bên cung ứng dịch vụ không được cảnh báo đầy đủ; (b) Bên cung ứng dịch vụ có quyền điều chỉnh thời gian thực hiện dịch vụ trên cơ sở yêu cầu thực tế. Điều đó có thể hiểu, khi thiệt hại xảy ra do lỗi của bên thuê dịch vụ không thông báo sự kiện bất thường ảnh hưởng trực tiếp thực hiện dịch vụ thì chính chủ thể này sẽ phải gánh chịu thiệt hại, không được bên cung ứng dịch vụ bồi thường hoặc chịu sự điều chỉnh thời gian từ phía chủ thể này. Thứ ba, hợp đồng dịch vụ trong Nguyên tắc luật Châu Âu đưa ra căn cứ để xác định nghĩa vụ tiền hợp đồng của Bên cung ứng dịch vụ và Bên thuê dịch vụ. Theo đó, tại khoản (6) Điều 1:103, bên cung ứng dịch vụ khi có đầy đủ ba yêu cầu: Biết về những rủi ro rõ ràng trong trường hợp những rủi ro đấy được xác định trên cơ sở kinh nghiệm cung ứng dịch vụ trong cùng điều kiện, hoàn cảnh của mình hoặc những nhà cung ứng cùng loại; thông tin được thu thập từ yêu cầu kết quả của 51 khách hàng; và điều kiện cụ thể để thực hiện dịch vụ thì bên cung ứng phải thực hiện nghĩa vụ cảnh báo. Việc quy định minh thị về điều kiện xác định phải có nghĩa vụ cảnh báo của bên cung ứng dịch vụ là một bước tiến lớn bởi theo quan niệm truyền thống thông thường, các yếu tố như kinh nghiệm, chuyên nghiệp, chuyên môn, trách nhiệm của nhà cung ứng dịch vụ đều là các vấn đề khó định lượng, khó xác định. Những điều kiện này sẽ cơ sở pháp lý trong việc xác định nghĩa vụ cảnh báo tiền hợp đồng của bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ trong Nguyên tắc luật Châu Âu làm rõ điều kiện “có cơ sở để nhận thức” của bên thuê khách hàng khi chủ thể này có nghĩa vụ cảnh báo tới bên cung ứng dịch vụ. Người thuê dịch vụ không được coi là biết hoặc buộc phải biết về rủi ro chỉ đơn thuần do người đó có chuyên môn, trình độ hoặc được tư vấn bởi người có chuyên môn, trình độ trong lĩnh vực có liên quan, trừ trường hợp người đó là đại diện cho khách hàng trong trường hợp sử dụng dịch vụ tương tự. Từ quy định này cho thấy, yêu cầu đối với bên thuê dịch vụ trong nghĩa vụ cảnh báo đặt ra thấp hơn so với Bên cung ứng dịch vụ. Điều này xuất phát từ quan niệm của các nhà làm luật về tính chất dịch vụ cũng như trách nhiệm của bên thực hiện công việc chuyên nghiệp, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm là bên cung ứng dịch vụ. Nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu nói chung và Hợp đồng dịch vụ trong Nguyên tắc luật Châu Âu nói riêng được đánh giá là bộ nguyên tắc về hợp đồng tiên tiến theo kịp hơi thở hiện đại của các giao dịch kinh tế hiện nay. Những quy định nằm trong bộ nguyên tắc này có giá trị tham khảo lớn đối với pháp luật của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 2.2.2. Công ước Viên Trong nguồn luật quốc tế áp dụng đối với hợp đồng, chủ yếu là trong công ước Viên ngày 11 tháng 4 năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế xuất hiện khái niệm “thiện chí và trung thực”. Khái niệm này được sử dụng rất nhiều trong Công ước. Tuy vậy, vai trò của nó có tính hai chiều: Công ước không bao gồm điều khoản quy định nghĩa vụ thiện chí và trung thực trong việc thực hiện hợp đồng. Công ước Viên không nhìn nhận một cách rõ ràng khái niệm thiện chí và trung thực như là một 52 nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng. Nếu điều 7 trong Công ước quy định rằng trong việc giải thích Công ước, thiện chí và trung thực phải được ưu tiên, điều khoản này không bắt buộc các bên một nghĩa vụ thiện chí thực sự. Dường như điều khoản này là kết quả của một thỏa thuận giữa đại diện các nước civil law, khuyến khích việc thừa nhận nghĩa vụ thiện chí và trung thực, và đại diện các nước common law, đối lập một cách mạnh mẽ với giải pháp này. Như vậy có thể hiểu, đối với một số người, nếu không có một quy định rõ ràng cho các bên về nghĩa vụ thiện chí và trung thực, hiểu một cách đơn giản rằng nghĩa vụ này không tồn tại. Ngược lại, với một số khác, nguyên tắc này không cần phải thể hiện trong văn bản để được chấp nhận: nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực sẽ được hiểu một cách ngầm định. Giữa hai quan điểm này, một xu hướng chung cho rằng một nghĩa vụ như vậy được ngầm ẩn trong một số điều khoản cụ thể của Công ước, đến mức có thể coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản mà dựa trên đó Công ước được thành lập24. Cách giải thích sau cùng rất được quan tâm. Thực tế khái niệm thiện chí và trung thực xuất hiện một cách không chính thức trong rất nhiều điều khoản của Công ước. Ví dụ ở Điều 29.2: “một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác”. Tuy nhiên hành vi của các bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ vào hành vi này. Nó cũng được đề cập trong Điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghia_vu_cung_cap_thong_tin_giai_doan_tien_hop_dong.pdf
Tài liệu liên quan