Luận văn Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH

DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI. 8

1.1. Những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi. 8

1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi 21

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH

DOANHTHỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT

NAM . 30

2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt

Nam . 30

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở

Việt Nam 41

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỨC ĂN

CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM . 577

3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn

nuôi ở Việt Nam..7

3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn

chăn nuôi ở Việt Nam . 65

KẾT LUẬN . 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 69

pdf77 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người, khi sử dụng thực phẩm có từ các vật nuôi này. Mặt khác, vì mục đích lợi nhuận mà các doanh nghiệp dễ thực hiện các hành vi gian dối như sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa dối khách hàng và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ép giá, độc quyền sản phẩm. Quá trình kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng giống như các ngành kinh doanh khác, đều tác động đến môi trường xung quanh. Việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào là các hóa chất các vi sinh vật gây bệnh để sản xuất thành các thức ăn chăn nuôi có khả năng gây ra những sự cố môi trường, gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những người trực tiếp sản xuất cũng như cộng đồng xung quanh. Đồng thời, chất thải của quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng là một nguồn gây ô nhiễm nếu không được quản lý tốt. 28 Thực tế nêu trên đã nảy sinh nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Ngược lại, pháp luật cũng có những vai trò, tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, từ đó giúp hoạt động này đi vào quỹ đạo quản lý của nhà nước, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh trên thương trường. Ở mức độ khái quát, có thể nhận thấy vai trò của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi được thể hiện ở một số khía cạnh sau đây: - Thứ nhất, tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi một cách bình đẳng và thuận lợi: Với các quy định của pháp luật về quá trình sản xuất, đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi và các tiêu chuẩn, điều kiện quy định trong văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để các nhà sản xuất đối chiếu và thực hiện, đồng thời cũng là căn cứ quản lý, giám sát và xử lý các sai phạm trong hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi của các nhà sản xuất. Các quy định pháp luật chính là công cụ giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm mình đang sử dụng có đảm bảo chất lượng hay không, từ đó, sẽ có sự lựa chọn và có tiêu chí để phân biệt đượcthức ăn chăn nuôi thật và thức ăn chăn nuôi kém chất lượng. - Thứ hai, tạo hành lang pháp lý cho việc đảm bảo lợi ích của các nhà sản xuấtthức ăn chăn nuôi ở trong và ngoài nước. Các quy định về xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đảm bảo kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của thức ăn chăn nuôi trên thị trường, ngăn chặn tình trạng thức ăn chăn nuôichưa được phép lưu hành, thức ăn chăn nuôi không đúng nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, cũng tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trên cơ sở đó, pháp luật góp phần tạo nên một hệ thống phân phối thức ăn chăn nuôi quy mô, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng; đảm bảo chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu 29 hành trên thị trường; hạn chế tình trạng nâng giá, độc quyền sản phẩm. Bên cạnh đó, pháp luật cũng góp phần mở rộng, xã hội hóa một số các hoạt động từ trước mang tính độc quyền của nhà nước như phân tích, kiểm nghiệm, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Quy định điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động này, huy động được nguồn vốn trong xã hội, giảm thiểu gánh nặng cho các cơ quan kiểm nghiệm của Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối nhanh chóng đưa các sản phẩm lưu thông trên thị trường. Tiểu kết chương Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận kinh doanh thức ăn chăn nuôi có thể rút ra một số kết luận sau: - Kinh doanh thức ăn chăn nuôi là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các tổ chức cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới được phép sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. - Thức ăn chăn nuôi là một trong những hàng hóa nhóm 2 có khả năng gây khả năng gây mất an toàn, gây hại cho người, động vật, môi trường. Do đó, quản lý chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi không chỉ để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn là yếu tố đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo nghiên cứu toàn diện cả 02 vấn đề trên. 30 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 2.1.1. Các quy định về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi Như đã đề cập ở chương 1 của luận văn này, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi bao gồm: (i) các cơ quan quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi; và (ii) Cáccơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi,cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận sự phù hợp, khảo nghiệmthức ăn chăn nuôi. Khi tham gia quan hệ pháp luật này, các chủ thể nói trên phải tuân thủ quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quá trình kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Cụ thể là: Thứ nhất, về quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Theo Điều 23, Nghị định số 39/2017/NĐ-CP, nhà làm luật đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi của các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể là: - Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung, có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước. - Bộ Nông nghiệp và PTNT– với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm: 31 a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước. b) Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi. c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi. d) Quy định số lượng tối thiểu các chỉ tiêu phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng. đ) Quản lý công tác khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi mới. e) Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi. g) Ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và công bố các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam. h) Ban hành danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm. Hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm. i) Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi. k) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi. l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. m) Quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định. n) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. o) Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. 32 - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: a) Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương. b) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. c) Ban hành các chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi. d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi. đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.[12, tr.25-27] Với các quy định trên đây, rõ ràng nhà làm luật chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi của mỗi cơ quan nhà nước. Điều này có thể khiến cho các quy định của pháp luật trở nên chưa rõ ràng, dẫn tới những khó khăn, vướng mắc cho quá trình thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Thứ hai, về nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Theo quy định tại các Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28 của Nghị định số 39, nhà làm luật đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của từng loại chủ thể là tổ chức, cá nhân tham gia vào các loại hình hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Cụ thể: 33 Một là, đối với tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chủ thể này có trách nhiệm công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi và lưu 01 bộ hồ sơ tại cơ sở; công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có) đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định và lưu 01 bộ hồ sơ tại cơ sở. Ngoài ra, chủ thể này phải xây dựng quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp;ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 02 năm sau khi sản phẩm hết hạn sử dụng; tiến hành kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm đối với nguyên liệu và thức ăn thành phẩm đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và truy xuất xử lý các vi phạm sau này. Lưu kết quả kiểm nghiệm 02 năm và lưu, bảo quản mẫu thử nghiệm đến sau khi sản phẩm hết hạn sử dụng 30 ngày. Hơn thế nữa, chủ thể này còn phải thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì hoặc tài liệu kèm theo, trong đó phải ghi rõ các chất chính, kháng sinh (nếu có) theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện sản xuất và chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật; chỉ được sản xuất sau khi đã công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi; chỉ được sản xuất thức ăn chăn nuôi được lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Chương IV Nghị định số 39; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi do cơ sở sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng, an toàn và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi. Mặt khác, pháp luật cũng quy định chủ thể này phải định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi về Bộ Nông nghiệp và PTNT và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi. Hai là, đối với tổ chức, cá nhân mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, các chủ thể này cótrách nhiệm:Chỉ được mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 34 được lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Chương IV Nghị định số 39; kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của hàng hóa thức ăn chăn nuôi; chú ý dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy (nếu có); áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi; niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật; chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng, an toàn theo quy định của pháp luật và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi. Riêng các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm premix kháng sinh phải báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT để giám sát việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm đúng mục đích và quy trình. Ba là, đối với tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi, các chủ thể này cótrách nhiệm: Tuân thủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi,không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi; chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi của các cơ quan quản lý. Ngoài ra, chủ thể này phải phối hợp xử lý tiêu hủy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật; ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh theo quy định. Bốn là, đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, chủ thể này có trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chỉ định về kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; báo cáo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi cho cơ quan chỉ định theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu; lưu mẫu và bảo quản mẫu trong 35 thời gian ít nhất 90 ngày kể từ ngày thông báo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân; lưu hồ sơ chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trong thời gian ít nhất 05 năm; chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về hoạt động chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của các cơ quan quản lý. Năm là, đối với tổ chức khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, chủ thể này có trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi; lưu hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong thời gian ít nhất 03 năm; chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi của các cơ quan quản lý.[12, tr.27-29] 2.1.2. Các quy định hiện nay của pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi Tương tự như việc quy định về trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nhà làm luật cũng quy định về điều kiện kinh doanh đối với từng loại hình chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong mỗi lĩnh vực. Cụ thể là: Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh đối với chủ thể là cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi. Theo quy định hiện hành tại Điều 7 Nghị định số 39 và Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018, các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi; (ii) Địa điểm sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; (iii) Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; (iv) Đáp ứng yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị, chẳng hạn như: - Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, 36 có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo; có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm); - Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có nơi pha trộn riêng, đảm bảo không phát tán nhiễm chéo ra bên ngoài; - Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường; có giải pháp về thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm...) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào; có giải pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật và phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác; có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định. (v) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học. (vi) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất, gia công. Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chi tiết và cụ thể các quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi.[12, tr.5,6] Thứ hai, về điều kiện kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh mua, bán thức ăn chăn nuôi. Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân mua bán thức ăn chăn nuôi bao gồm: - Thức ăn chăn nuôi tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc 37 bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác. - Cơ sở kinh doanh mua, bán thức ăn chăn nuôi phải có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp. - Cơ sở kinh doanh mua, bán thức ăn chăn nuôi phải có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác. Thứ ba, về điều kiện kinh doanh đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.[12, tr.7] Thứ tư, về điều kiện kinh doanh đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi. Theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm: - Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi, có chuồng trại, cơ sở vật chất phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm. - Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, công nghệ sinh học. [12, tr.7, 8] 2.1.3. Các quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi Theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước các cấp. Cụ thể là: Thứ nhất, việc kiểm tra các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi đối với các chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc thẩm quyền và trách nhiệm 38 của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước như: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành hữu quan và Ủy ban nhân dân các cấp. Trên nguyên tắc, các cơ quan này thực hiện chức năng kiểm tra và xử lý vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo sự phân cấp quản lý hành chính nhà nước. Thậy vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP, nhà làm luật quy định Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi. Mặt khác, cơ quan này cũng có trách nhiệm quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24 của Nghị định nói trên, nhà làm luật cũng quy định các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Riêng đối với tổ chức cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi, pháp luật quy định các chủ thể này có trách nhiệm chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về điều kiện sản xuất và chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật; đồng thờichỉ được sản xuất sau khi đã công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi. Thứ hai, việc thanh tra các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi đối với các chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành như: Thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT, thanh tra các Bộ ngành hữu quan và cơ quan thanh tra nhà nước cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hiện nay, thẩm quyền và thủ tục thanh tra hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có việc thanh tra điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi được quy định tại Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 39 Theo các văn bản pháp luật này, việc thanh tra đối với hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói chung và thanh tra việc tuân thủ điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói riêng sẽ do các cơ quan thanh tra chính phủ hoặc cơ quan thanh tra chuyên ngành thực hiện. Về nguyên tắc, các cơ quan thanh tra tuy có thẩm quyền đưa ra kết luận thanh tra và đề xuất, kiến nghị cơ quan nhà nước khác áp dụng biện pháp xử lý để khắc phục hậu quả vi phạm nhưng không trực tiếp xử lý đối với hành vi vi phạm. Thứ ba, việc giám sát và xử lý vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi đối với các chủ thể kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước như: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành hữu quan và Ủy ban nhân dân các cấp. Các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi hiện nay được quy định chủ yếu là xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, trường hợp các hành vi vi phạm này cấu thành một tội danh trong Bộ luật hình sự thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nếu hành vi vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi là nguyên nhân gây thiệt hại cho người bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07/5/2018 của Chỉnh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi như sau: (i) Đối với hành vivi phạm về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, người vi phạm bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm không xây dựng tường, rào ngăn cách giữa khu sản xuất với bên ngoài. 40 - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp; b) Không có hoặc không thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất, gia công; c) Không có giải pháp phòng chống chuột, chim, động vật gây hại khác; d) Không có các thiết bị, dụng cụ đo lường giám sát chất lượng đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường; đ) Không có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; e) Không có thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm...) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào; g) Không có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về địa điểm sản xuất, gia công nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm về nhà xưởng, trang thiết bị sau đây: a) Không sắp xếp và bố trí theo quy tắc một chiều, không có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo; b) Không có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất; c) Cơ sở sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh không có nơi pha trộn riêng. 41 - Hình thức xử phạt bổ sung:Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 64/2018/NĐ-CP. (ii) Đối với hành vi vi phạm về điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, người vi phạm bị xử lý như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi sau: a) Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp; b) Không có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm để chung thức ăn chăn nuôi với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dieu_kien_kinh_doanh_thuc_an_chan_nuoi_theo_phap_lu.pdf
Tài liệu liên quan