Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa BT13 tại Tam dương – Vĩnh Phúc

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục từ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và trong nước 3

2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 3

2.1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam 4

2.2 Đặc điểm sinh học của cây lúa 10

2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa 10

2.2.2 Đặc điểm hệ rễ của cây lúa 11

2.2.3 Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hạt giống của cây lúa 12

2.3 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam 17

2.3.1 Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa. 17

2.3.2 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam 18

2.3.3 Phương pháp bón phân cho lúa 18

2.3.4 Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa 22

2.4 Những nghiên cứu về mật độ cấy của lúa 22

 

doc179 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa BT13 tại Tam dương – Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh ở độ tin cậy 95%. Xét trên cùng một nền phân bón: Trong vụ mùa 2012, công thức cấy với mật độ M1 (30 dảnh/m2) cho số dảnh hữu hiệu cao hơn mật độ M2 (36 dảnh/m2), mật độ M2 cho số dảnh hữu hiệu cao hơn M3 (40 dảnh/m2) và mật độ M3 có số dảnh hữu hiệu cao hơn công thức cấy M4 (50 dảnh/m2) với số dảnh hữu hiệu lần lượt là : 8,2(M1); 7,7(M2); 6,7(M3); 6,2(M4) ở độ tin cậy 95% và LSD là 0,37. Trong thí nghiệm vụ xuân 2013, cũng cho kết quả tương tự với số dảnh hữu hiệu của các công thức cấy lần lượt là 8,9(M1); 8,1(M2); 7,4(M3); 6,7(M4). Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa BT13 (nhánh/khóm) Công thức Vụ Mùa 2012 Vụ Xuân 2013 2TSC 4TSC 6TSC 8TSC 10TSC NHH 2TSC 4TSC 6TSC 8TSC 10TSC NHH P1M1 5,6 12,2 11,4 11,1 8,8 8,1ab 2,6 6,7 12,5 11,1 9,8 8,9ab P1M2 6,2 12,6 11,3 10,9 8,5 7,5b 3,2 7,2 12,4 11,6 10,5 8,3b P1M3 5,7 11,5 12,6 10,4 8,3 6,5cd 2,5 6,9 11,8 10,3 9,3 7,2cd P1M4 5,8 11,1 9,6 9,5 8,1 6,1d 3,4 7,0 11,3 10,7 8,9 6,7d P2M1 5,5 13,4 11,3 10,7 8,3 8,2ab 2,7 6,5 13,2 11,6 10,2 9,0a P2M2 5,3 14,2 12,1 11,5 9,0 7,7b 2,9 6,7 12,7 11,3 9,6 8,3b P2M3 5,3 13,3 11,4 10,6 9,3 6,6cd 2,8 6,4 12,2 11,6 9,3 7,4cd P2M4 5,7 13,1 11,7 10,3 8,7 6,1d 2,5 6,6 10,5 9,8 8,4 6,7d P3M1 5,6 14,5 12,4 11,1 9,3 8,3a 2,4 6,9 14,6 12,6 11,2 8,8ab P3M2 4,8 13,4 11,5 10,6 8,8 7,8ab 2,8 6,1 14,9 12,7 11,1 7,8bc P3M3 5,2 14,4 12,3 11,8 8,7 6,8c 3,2 7,2 13,8 11,5 10,4 7,5c P3M4 5,0 12,5 10,7 10,4 8,2 6,5cd 3,0 6,4 12,3 11,2 10,0 6,8d CV% 5,6 5,4 LSD0.05(M&P) 0,68 0,71 LSD0.05(M) 0,39 0,41 LSD0.05(P) 0,34 0,36 Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa Xét trên cùng một mật độ cấy: Trong thí nghiệm vụ mùa 2012, số dảnh hữu hiệu của các công thức P1 (80N), P2 (100N) và P3 (120N) lần lượt là 7,1, 7,2 và 7,3 kết quả này sai khác không có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Ở thí nghiệm vụ xuân 2013 kết quả đạt được cũng giống với thí nghiệm vụ mùa 2012 khi số dảnh hữu hiệu đạt được của các công thức P1, P2, P3 lần lượt là 7,6, 7,9 và 7,7 với LSD là 0,34. Như vậy có thể thấy với các mật độ cấy thưa, khả năng đạt được số dảnh hữu hiệu của cây lúa cao hơn so với các mật độ cấy dày, điều này có thể giải thích do cây lúa có khả năng tự điều chỉnh mật độ Hình 4.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến động thái đẻ nhánh của giống lúa BT13 trong vụ mùa 2012 Trong thí nghiệm vụ xuân năm 2012 số dảnh tối đa của giống BT13 đạt được tại thời điểm 4 tuần cấy, càng về sau số dảnh càng giảm dần, điều này sảy ra là do khi cây bước vào giai đoạn đứng cái, chiều cao của cây tăng mạnh, những dảnh đẻ muộn không thể cạnh tranh được về ánh sáng sẽ bị chết đi. Hình 4.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến động thái đẻ nhánh của giống lúa BT13 trong vụ xuân 2013 Kết quả của thí nghiệm trong vụ xuân năm 2013 cho thấy, số dảnh tối đa đạt được tại thời điểm 6 tuần sau khi cấy, và sau đó thì giảm dần. Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm | đến hệ số đẻ nhánh của giống BT13 (nhánh/khóm). Công thức Vụ Mùa 2012 Vụ Xuân 2013 Số nhánh tối đa (N/K) Số nhánh hữu hiệu (N/K) Hệ số đẻ nhánh Hệ số đẻ nhánh có ích Số nhánh tối đa (N/K) Số nhánh hữu hiệu (N/K) Hệ số đẻ nhánh Hệ số đẻ nhánh có ích P1M1 12,2 8,1 6,1 4,05 12,5 8,9 6,25 4,45 P1M2 12,6 7,5 6,3 3,75 12,4 8,3 6,2 4,15 P1M3 11,5 6,5 5,75 3,25 11,8 7,2 5,9 3,6 P1M4 11,1 6,1 5,55 3,05 11,3 6,7 5,65 3,35 P2M1 13,4 8,2 6,7 4,1 13,2 9,0 6,6 4,5 P2M2 14,2 7,7 7,1 3,85 12,7 8,3 6,35 4,15 P2M3 13,3 6,6 6,65 3,3 12,2 7,4 6,1 3,7 P2M4 13,1 6,1 6,55 3,05 10,5 6,7 5,25 3,35 P3M1 14,5 8,3 7,25 4,15 14,6 8,8 7,3 4,4 P3M2 13,4 7,8 6,7 3,9 14,9 7,8 7,45 3,9 P3M3 14,4 6,8 7,2 3,4 13,8 7,5 6,9 3,75 P3M4 12,5 6,5 6,25 3,25 12,0 6,8 6,0 3,4 Liên quan tới động thái đẻ nhánh của giống BT13: - Với số dảnh tối đa trên khóm: các công thức cấy thưa cho số dảnh cao hơn so với các công thức cấy dày, cụ thể: trong vụ mùa công thức cấy M1 (30 dảnh/m2) cho số dảnh tối đa lần lượt trên 3 nền phân đạm là 12,2; 13,4 và 14,5 trong khi công thức cấy dày nhất M4 (50 khóm/m2) cho số dảnh tối đa lần lượt trên 3 nền phân đạm là 11,1; 13,1 và 12,5. Ở thí nghiệm vụ xuân năm 2013 cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, số dảnh tối đa không quyết định trực tiếp tới năng suất, mà số dảnh hữu hiệu mới là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất. - Về hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh có ích: Trên cùng nền phân bón hệ số đẻ nhánh có ích của các công thức cấy thưa bao giờ cũng cao hơn các công thức có mật độ cấy dày. VíĐó là dụ: trong vụ mùa năm 2012, trên nền phân bón P1 (80N) công thức cấy mật độ thưa nhất là công thức M1 (30 khóm/m2) hệ số đẻ nhánh có ích là 4,05 trong khi đó công thức M4 (5 khóm/m2) hệ số đẻ nhánh có ích chỉ đạt 3,05. Tương tự ở ở vụ xuân 2013, hệ số đẻ nhánh có ích của 2 mật độ cấy M1 và M4 trên nền phân bón P1 lần lượt là 4,45 và 3,35. Điều này hoàn toàn hợp với quy luật đẻ nhánh của cây lúa, cây lúa có khả năng tự điều chỉnh mật độ quần thể, nếu cấy dày cây lúa đẻ ít, cấy thưa lúa đẻ nhiều hơn. Nếu xét trong cùng mật độ, ở các nền phân bón thì nhìn chung hệ số đẻ nhánh có ích của nền phân bón P3 từ 3,25 – 4,15 có xu hướng cao hơn hệ số đẻ nhánh có ích của nền phân bón P2 và P1 lần lượt là 3,05 – 4,1; 3,05 – 4,05 (thí nghiệm vụ mùa 2012). Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn. Như vậy hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh có ích ở các công thức cấy thưa ít dảnh với nền phân bón cao hơn thì cao hơn. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này để đạt số dảnh hữu hiệu cao thì phải bố trí theo công thức P3M2 là hợp lý giữa mật độ và lượng phân bón cho lúa BT13. 4.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống lúa BT13 4.6.1 Chỉ số diện tích lá – LAI Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá khả năng phát triển bộ lá và cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa. Chỉ số diện tích lá là một chỉ số có khả năng thay đổi theo từng lượng phân bón và mật độ cấy. Do đó cần phải điều chỉnh các yếu tố đó cho hợp lý để chỉ số diện tích lá sớm đạt trị số tối ưu nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp đạt tối đa và tạo thành các chất hữu cơ. Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến chỉ số diện tích lá – LAI của giống BT13 (m2lá/m2đất). Công thức Vụ Mùa 2012 Vụ Xuân 2013 Đẻ nhánh rộ Trỗ 10% Chín sáp Đẻ nhánh rộ Trỗ 10% Chín sáp P1M1 1,11 4,26 3,83b 1,47 4,35 3,87c P1M2 1,20 4,97 4,46b 1,45 5,23 4,88ab P1M3 1,26 5,04 4,23b 1,45 5,35 4,57b P1M4 1,42 5,51 4,98ab 1,33 5,64 5,11ab P2M1 1,48 5,02 3,95b 1,41 5,08 4,17bc P2M2 1,34 5,37 4,73ab 1,54 5,43 5,00ab P2M3 1,54 5,33 4,46b 1,37 5,42 5,28a P2M4 1,49 5,38 5,02ab 1,42 5,44 5,29a P3M1 1,51 4,52 4,14b 1,38 4,38 3,81c P3M2 1,25 5,13 4,83ab 1,24 5,32 4,60b P3M3 1,60 5,32 5,00ab 1,45 5,61 5,30a P3M4 1,55 5,55 5,24a 1,39 5,68 5,48a CV% 9,5 7,5 LSD0.05(M&P) 0,73 0,61 LSD0.05(M) 0,42 0,35 LSD0.05(P) 0,37 0,30 Kết quả xác định ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá của giống lúa BT13 trongsố liệu hai thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.9 và Hình 4.5 và 4.6 cho .thấy rằng: Diễn biến của chỉ số diện tích lá qua 3 giai đoạn theo dõi (đẻ nhánh tối đa, trỗ 10% và chín sáp) có sự khác nhau nhưng đều tuân theo quy luật: Nhìn chung, LAI ở cả 3 giai đoạn đều có giá trị khá cao, phù hợp với khả năng đẻ nhánh khá cao của BT13 trong quá trình theo dõi. LAI của các công thức ở nền phân bón cao thì cao hơn LAI của các công thức trên nền phân bón Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: Diễn biến của chỉ số diện tích lá qua 3 giai đoạn theo dõi: đẻ nhánh tối đa, trỗ 10% và chín sáp đều có sự khác nhau nhưng dều tuân theo quy luật. Nhìn chung LAI ở cả 3 giai đoạn đều có giá trị khá cao phù hợp với khả năng đẻ nhánh khá cao của BT13 trong quá trình theo dõi. LAI của các công thức trên nền phân bón cao thì cao hơn LAI của các công thức trên nền phân bón thấp ở cả 3 giai đoạn. Lý do là vì nền trên nền phân bón cao khả năng đẻ nhánh và phát triển lá cũng cao hơn mặt khác lá xanh lâu hơn, tuổi thọ lá cũng cao hơn do vậy LAI cao hơn, cụ thể như sau: Xét tại giai đoạn chính sáp, trong thí nghiệm ở vụ mùa 2012, công thức P3M4 có LAI cao nhất đạt 5,24 (m2lá/m2đất), công thức P1M1 đạt 3,83 (m2lá/m2đất) là công thức có LAI thấp nhất. Kết quả này cũng được lặp lại ở vụ xuân năm 2013 khi LAI của P3M4 và P1M1 lần lượt là 5,48 và 3,87(m2lá/m2đất). Xét trên cùng một nền phân bón: - Ở vụ mùa năm 2012, công thức cấy với mật độ M4 (50 khóm/m2) đạt LAI cao nhất với 5,08 (m2lá/m2đất) và công thức cấy với mật độ M2 (36 khóm/m2) cho LAI cao thứ 2 với 4,67 (m2lá/m2đất), tuy nhiên sự sai khác giữa 2 công thức trên không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức tin cậy 0,05. Các công thức còn lại M3 đạt LAI là 4,43 (m2lá/m2đất); . Công thức M1 có chỉ số diện tích lá thấp nhất là 4,00 (m2lá/m2đất). - Ở thí nghiệm vụ xuân năm 2013, cũng cho kết quả tương tự khi M4 đạt LAI cao nhất là 5,29 (m2lá/m2đất), các mật độ cấy M3, M2 cho các kết quả lần lượt là 5,05 và 4,83 (m2lá/m2đất). công thức cấy với mật độ M1 vẫn cho LAI thấp nhất ở mức 3,95 (m2lá/m2đất). Như vậy có thể thấy, nếu trên cùng một nền phân bón, các công thức cấy dày đạt được chỉ số diện tích lá cao hơn so với các công thức cấy thưa. Điều này được giải thích là do tuy hệ số đẻ nhánh của các công thức cấy dày tuy thấp hơn so với các công thức cấy thưa nhưng khi xét đến số dảnh/m2 thì vẫn cao hơn và cho LAI cao hơn. Xét trên cùng một mật độ cấy: Tại vụ mùa 2012, các mức phân bón P3 (120N), P2 (100N) và P1 (80N) cho LAI lần lượt là 4,70; 4,55 và 4,37 (m2lá/m2đất), như vậy có thể thấy công thức bón nhiều đạm hơn sẽ đạt được LAI cao hơn, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong thí nghiệm vụ xuân năm 2013, công thức được bón với mức phân đạm P2 đạt được LAI cao nhất với 4,94 (m2lá/m2đất), công thức bón với mức phân đạm P3 đạt 4,80 (m2lá/m2đất) và công thức bón với mức phân đạm P1 cho LAI đạt 4,61 (m2lá/m2đất). Từ kết quả trên có thể thấy, các mức phân đạm cao sẽ cho LAI cao hơn, tuy nhiên việc bón nhiều phân đạm sẽ làm cho bộ lá của cây rậm rạm, tạo điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại, nên có khi việc bón nhiều đạm vô hình lại làm giảm LAI của giống BT13. Hình 4.5 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến chỉ số diện tích lá – LAI của giống lúa BT13 trong vụ mùa 2012 Hình 4.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến chỉ số diện tích lá – LAI của giống lúa BT13 trong vụ xuân 2013 Qua Hình 4.5 và 4.6 cho thấy chỉ số diện tích lá tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thường đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ từ đẻ nhánh rộ đến trước trỗ, sau đó giảm dần do các nguyên nhân: Các lá phía dưới lụi dần đi đẻ tập trung dinh dưỡng vào cơ quan sinh sản, một số lá chết đi do sâu bệnh 4.6.2 Lượng chất khô tích lũy Chất khô là chất hữu cơ tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa là khả năng tích lũy các chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả nãng tích lũy chất khô của cây lúa càng cao thì cho tiềm năng năng suất càng lớn và ngược lại. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.10 dưới đây.Kết quả ở bảng 4.10 thu được từ hai thí nghiệm cho thấy, công thức P1M2 và P2M2 ở cả 2 thí nghiệm đều có lượng chất khô tích lũy cao nhất là 57,7 và 58,1 g/khóm trong vụ mùa; 61,2 và 60,8 g/khóm trong vụ xuân. Còn lại khi tăng mật độ cấy hoặc tăng lượng phân bón thì lượng chất khô tích lũy cũng giảm dần. Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến lượng chất khô tích lũy của giống BT13 (g/khóm) Công thức Vụ Mùa 2012 (g/khóm) Vụ Xuân 2013 (g/khóm) Đẻ nhánh rộ Trỗ 10% Chín sáp Đẻ nhánh rộ Trỗ 10% Chín sáp P1M1 3,6 28,3 43,0ab 3,8 29,8 47.4ab P1M2 3,2 28,3 41,3bc 3,4 29,8 45.5bc P1M3 2,8 24,5 38,3cd 2,9 25,7 42.1cd P1M4 3,2 21,9 36,4d 3,9 23,1 40.1d P2M1 4,0 31,4 43,3ab 4,2 33,1 47.7ab P2M2 3,9 28,6 42,0b 4,1 30,1 46.2b P2M3 3,1 27,4 39,1cd 3,3 28,9 43.0cd P2M4 2,9 28,3 36,7d 3,1 29,8 40.4d P3M1 4,5 35,5 44,5a 4,8 37,4 49.0a P3M2 4,5 31,9 43,1ab 4,7 33,6 47.4ab P3M3 3,9 32,3 39,5c 4,1 34,0 43.4c P3M4 3,7 26,7 37,7cd 3,9 28,1 41.5d CV% 3,5 2,8 LSD0.05(M&P) 2,38 2,11 LSD0.05(M) 1,37 1,22 LSD0.05(P) 1,19 1,05 Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa Kết quả thu được từ hai thí nghiệm cho thấy, công thức P3M1 và P3M2 ở cả 2 thí nghiệm đều có lượng chất khô tích lũy cao nhất là 58.1 và 57.7 g/khóm trong vụ mùa; 61.2 và 60.8 g/khóm trong vụ xuân. Còn lại khi tăng mật độ cấy hoặc giảm lượng phân bón thì lượng chất khô tích lũy cũng giảm dần. Xét trên cùng một nền phân bón: Ở thí nghiệm vụ mùa năm 2012, công thức cấy với mật độ M1 có lượng chất khô tích lũy là 43,62 (g/khóm), cao hơn công thức cấy với mật độ M2, M3, M4 với lượng chất khô tích lũy lần lượt là 42,16; 38,94 và 36,66 (g/khóm). Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%, kết quả đạt được trong thí nghiệm vụ xuân 2013 cũng cho kết quả tương tự. Điều này có nghĩa là trên cùng 1 nền phân bón, công thức cấy với mật độ M1 có lượng chất khô tích lũy cao hơn so với các công thức còn lại. Xét trên cùng một mật độ cấy: Trong vụ mùa năm 2012, công thức bón với mức phân đạm P3 có lượng chất khô tích lũy đạt 40,97.00 (g/khóm) cao hơn so với mức phân bón P1 đạt 39,77 (g/khóm) nhưng sai khác không có ý nghĩa với công thức P2 đạt 40,30 (g/khóm). Còn trong vụ xuân 2013, công thức có mức đạm bón P3 cũng đạt lượng chất khô tích lũy cao nhất là 45,41 (g/khóm), cao hơn so với 2 công thức P2 với 44,33 (g/khóm) và công thức P1 đạt thấp nhất ở mức 43,75 ((g/khóm)). Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, nếu tăng lượng đạm bón từ P1 (80N) lên P3 (120N) thì lượng chất khô tích lũy của các công thức sẽ tăng lên. 4.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến tình hình sâu bệnh hại đối với giống BT13 Sâu bệnh có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, cây lúa bị sâu bệnh phá hoại làm thiệt hại năng suất, giảm hiệu quả sản xuất. Trong thực tế sâu bệnh có liên quan chặt chẽ tới các yếu tố bên ngoài đồng ruộng như: thời tiết, khí hậu, mật độ, phân bón,... Vì thế có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh tình hình sâu bệnh trên quần thể ruộng lúa. Qua quá trình điều tra sâu bệnh ở đồng ruộng (chỉ tiêu đánh giá xem ở phần phụ lục) chúng tôi thu được một số kết quả như sau. Bảng 4.11. Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh chính đối với giống lúa BT13 Công thức Vụ Mùa 2012 Vụ Xuân 2013 Sâu đục thân Bệnh khô vằn Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh khô vằn Sâu cuốn lá con/m2 cấp sâu hại (điểm) tỷ lệ (%) cấp bệnh hại (điểm) con/m2 cấp sâu hại (điểm) con/m2 cấp sâu hại (điểm) tỷ lệ (%) cấp bệnh hại (điểm) con/m2 cấp sâu hại (điểm) P1M1 0 0 6 1 3 1 0 0 4 1 0 0 P1M2 0 0 15 1 4 1 0 0 12 1 0 0 P1M3 4 1 10 1 9 1 1 1 14 1 0 0 P1M4 5 1 12 3 7 1 0 0 9 2 1 1 P2M1 3 1 10 1 4 1 1 0 8 1 0 0 P2M2 0 0 9 0 7 1 0 0 9 1 0 0 P2M3 5 1 18 3 16 2 1 1 22 2 0 0 P2M4 5 1 25 3 10 2 0 0 27 3 0 0 P3M1 3 1 11 1 8 1 1 1 7 1 0 0 P3M2 4 1 15 3 8 1 0 0 10 2 0 0 P3M3 5 1 20 3 16 2 1 1 22 3 0 0 P3M4 7 1 40 3 11 2 1 1 35 3 1 0 Ghi chú: Sâu cuốn lá điều tra ở thời kỳ đẻ nhánh tối đa; . Khô vằn điều tra ở giai đoạn làm đòng. Sâu đục thân điều tra ở thời kỳ trỗ. Từ kết quả trong bảng 4.11 cho thấy, với mỗi công thức khác nhau thì mức độ nhiễm sâu bệnh cũng khác nhau, cụ thể: Xét trên cùng một nền phân bón: trong cả 2 thí nghiệm, các công thức cấy dày luôn có mức độ nhiễm sâu bệnh cao hơn so với các công thức cấy thưa, điển hình là bệnh khô vằn, trên nền phân đạm P3 trong vụ xuân năm 2013, mức độ nhiễm của các mật độ cấy M1, M2, M3 và M4 lần lượt là 7, 10, 22, 35 %. Xét trên cùng một mật độ cấy: Khi tăng lượng đạm bón thì mức độ nhiễm sâu bệnh của giống BT13 cũng tăng lên, ví dụ: trong thí nghiệm vụ mùa năm 2012, xét trên đối tượng sâu cuốn lá trong mật độ cấy M3, mật độ sâu của các mức phân đạm P1, P2, P3 lần lượt là 9, 16, 16 (con/m2). Từ đó có thể thấy, để đạt được năng suất cao, ngoài các yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển chung ta quan tâm đến mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, cần phải bón phân hợp lý và cấy với mật độ vừa phải kế hợp với chế độ canh tác tốt. 4.8 Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống BT13 4.8.1 Các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm và là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá một kết quả trong nghiên cứu cũng như sản suất lúa. Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố: Số bông trên một đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ưu thì sẽ cho năng suất lúa cao nhất. Qua nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đối với giống BT13 chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng 4.12 và 4.13chúng tôi có một số nhận xét như sa): - Đối với tính trạng bông/m2: Trong vụ mùa năm 2012, công thức P3M4 đạt kết quả cao nhất là 307,7 (bông/m2), 2 công thức P1M1 và P2M1 có kết quả thấp nhất lần lượt là 240,3 và 241,8 (bông/m2); Thí nghiệm trong vụ mùa 2013 cũng cho kết quả tương tự khi công thức P3M3, P2M4, P1M4 đạt được số bông/m2 cao nhất ở các mức 324,8; 321,1 và 318,6 (bông/m2) còn công thức P1M1 là thấp nhất với 263 (bông/m2). Nếu xét trên cùng một nền phân bón: Ở vụ mùa 2012, công thức cấy với mật độ M4 có số bông/m2 cao nhất là 297,01, tiếp theo là M3 và M2 lần lượt là 257,61 và 264,50 còn công thức cấy với mật độ M1 có số bông thấp nhất là 242,34 (bông/m2). Kết quả trong thí nghiệm vụ xuân 2013 cũng cho kết quả tương tự khi công thức cấy với mật độ M4 đạt số bông cao nhất với 321,50 (bông/m2), công thức cấy với mật độ M1 cho kết quả thấp nhất là 265,87 (bông/m2). Như vậy có thể thấy, tuy hệ số đẻ nhánh có ích của các công thức cấy thưa cao hơn so với các công thức cấy dày nhưng xét trên cùng một đơn vị diện tích số bông của các công thức cấy dày vẫn cao hơn. Tuy nhiên, không phải cứ công thức nào có số bông trên một đơn vị diện tích cao nhất thì cho năng suất cao nhất, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Bảng 4.12: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT13 vụ mùa 2012 Công thức Số bông/m2 Số hạt/bông TL hạt chắc (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) P1M1 240,3d 212,8ab 90,3a 20,8 96,0 63,9ab P1M2 259,4cd 210,8ab 89,7ab 20,8 102,0 69,0a P1M3 250,5cd 212,7ab 87,6ab 20,6 96,1 62,8c P1M4 286,6b 199,4c 79,3bc 20,4 92,3 59,8bc P2M1 241,8d 209,4b 84,1b 20,5 87,3 60,4bc P2M2 265,1c 218,7a 81,6bc 20,7 97,9 66,3ab P2M3 255,7cd 209b 81,5bc 20,4 88,9 62,8b P2M4 296,9ab 198,6c 75,2c 20,3 90,0 56,8bc P3M1 244,9cd 214,2ab 79,2bc 20,8 86,4 60,1bc P3M2 268,9bc 219a 76,6c 20,9 94,3 60,2bc P3M3 266,6bc 206,7bc 73,6c 20,6 83,5 57,7bc P3M4 307,7a 193,6c 73,7c 20,5 90,0 56,7c CV% 4,5 2,5 4,2 5,3 LSD 0.05 (MxP) 20,34 8,83 5,78 5,5 LSD 0.05 (P) 10,17 4,42 2,89 2,75 LSD 0.05 (M) 11,74 5,09 3,34 3,17 Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa Bảng 4.13: Ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT13 vụ xuân 2013 Công thức Số bông/m2 Số hạt/bông TL hạt chắc (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) P1M1 263,0c 236,6ab 93,0a 21,2 122,7 66,9ab P1M2 282,4bc 238,6ab 92,4ab 20,9 130,1 72,2a P1M3 278,3bc 234,4b 90,2ab 20,8 122,4 66,1b P1M4 318,6a 220,0cd 81,7bc 20,6 118,0 63,1bc P2M1 266,4bc 235,3ab 86,6b 20,8 112,9 63,7bc P2M2 275,7bc 241,6ab 84,0bc 20,8 116,4 69,8ab P2M3 287,6b 230,5bc 84,0bc 20,6 114,7 68,5ab P2M4 321,1a 221,3cd 77,5c 20,6 113,4 59,9c P3M1 268,2bc 238,8ab 81,6bc 21,0 109,7 63,8bc P3M2 272.6bc 242,3a 78,9c 21,2 110,5 63,8bc P3M3 287,4b 227,7bc 75,8c 20,9 103,7 60,8bc P3M4 324,8a 215,6d 75,9c 20,7 110,0 60,2c CV% 4,5 2,0 4,4 4,9 LSD 0.05 (MxP) 21,76 7,68 6,13 5,4 LSD 0.05 (P) 10,88 3,84 3,07 2,7 LSD 0.05 (M) 12,56 4,44 3,54 3,09 Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa Xét trên cùng một mật độ cấy: trong thí nghiệm vụ mùa 2012, mức phân đạm P3 đạt được số bông cao nhất với 272,03 (bông/m2), tuy nhiên không có sự sai khác về mặt thống kê so với mức phân đạm P2 với 264,91 (bông/m2). Mức phân đạm P1 cho số bông thấp nhất là 259,20 (bông/m2) với mức ý nghĩa 95%. Trong vụ xuân năm 2013, số bông của các công thức P1, P2 và P3 thu được lần lượt là 285,58; 287,73 và 288,25 (bông/m2), kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ đó có thể thấy, yếu tố phân bón có sự ảnh hưởng không lớn tới số bông trên một đơn vị diện tích, mà mật độ cấy mới là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự sai khác về số bông trên cùng một đơn vị diện tích của các công thức trong thí nghiệm. - Đối với tính trạng số hạt/bông: Công thức P3M2 và P2M2 đạt được số hạt/bông cao nhất lần lượt là 219 và 218,7; công thức P1M4, P2M4 và P3M4 có số hạt/bông thấp nhất ở các mức 199,4; 198,6 và 193,6 hạt/bông (vụ mùa 2012). Còn trong vụ xuân 2013, công thức P3M2 có số hạt/bông cao nhất là 242,3 trong khi công thức P3M4 đạt 215,6 hạt/bông, là công thức thấp nhất. Xét trên cùng một nền phân bón: trong vụ mùa 2012, công thức cấy với mật độ M2 đạt số hạt/bông cao nhất là 216,14 (sai khác không có ý nghĩa với công thức cấy M1 : 212,14 hạt/bông), cao hơn công thức cấy với mật độ cấy M3 với 209,44 hạt/bông; công thức M4 có số hạt/bông thấp nhất ở mức 197,21. Còn trong vụ xuân 2013 kết quả thu được như sau: Công thức M2 đạt số hạt/bông cao nhất với 240,82, tiếp theo là đến M1 và M3 (236,91 và 230,89 hạt/bông), Công thức M4 có số hạt/bông thấp nhất ở mức 218,93. Từ đó có thể thấy, các công thức cấy thưa có số hạt/bông cao hơn so với các công thức cấy dày, điều này được giải thích do cùng một lượng phân bón các công thức cấy thưa sẽ ít phải cạnh tranh dinh dưỡng hơn so với các công thức cấy dày và sẽ đạt được số hạt trên bông cao hơn. Xét trên cùng một mật độ cấy: Ở cả hai thí nghiệm số hạt trên bông thu được giao động từ 208,36 – 208,94 (vụ mùa 2012) và 231,10 – 232,41 (vụ xuân 2013). Qua đó chúng tôi có nhận xét, Việc bón thúc lần 2 (bón đón đòng) cho giống BT13 đúng thời điểm quyết định nhiều hơn so với lượng phân bón đối với chỉ tiêu hạt trên bông. - Đối với tính trạng tỷ lệ hạt chắc (%): Trong cả 2 thí nghiệm thu được đều có kết quả giống nhau khi công thức P1M1 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là 90,3 % (vụ mùa) và 93 % (vụ xuân) trong khi các công thức P2M4, P3M2, P3M3, P3M4 cho tỷ lệ hạt chắc thấp nhất (thấp nhất trong vụ mùa 2012 là P3M3 với 73,6%, vụ xuân là 75,8%). Xét trên cùng một nền phân bón: Trong thí nghiệm vụ mùa năm 2012, Công thức cấy M1 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là 84,54% ( sai khác không có ý nghĩa với M2 là 82,64%), tiếp theo là công thức M3 với 80,91% và công thức cấy M4 có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất ở mức 76,04 %. Thí nghiệm trong vj xuân 2013 cũng cho kết quả tương tự khi công thức cấy M1 cao nhất với 87,07% (sai khác không có ý nghĩa với M2 là 85,10 %) công thức M3 với 83,33% xếp thứ 2 còn M4 thấp nhất với 78,37%. Từ đó có thể thấy, với cùng một nền phân bón, các công thức cấy thưa hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn, khả năng vận chuyển, tích lũy vật chất khô cao hơn hẳn so với các công thức cấy dày. Xét trên cùng một mật độ cấy: Ở cả hai thí nghiệm, nền phân đạm P1 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là 86,73% (vụ mùa) và 87,02% (vụ xuân), tiếp đến là nền phân bón P2 với 80,62% (vụ mùa) và 83,03% (vụ xuân) còn nền phân đạm P3 cho thu được tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là 75,77% trong vụ mùa và 78,05% trong vụ xuân. Sự sai khác này có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_mat_do_cay_va_cac_muc_phan.doc
Tài liệu liên quan