Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
- Khả năng sinh trưởng
+ Sinh trưởng tích luỹ
+ Sinh trưởng tuyệt đối
+ Sinh trưởng tương đối
- Khả năng chuyển hoá thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
+ Tiêu tốn Protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng
+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) Kcal/kg tăng khối lượng
+ Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg)
- Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm
- Xác định chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sasso thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo ra con lai có năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi
sống cao và phù hợp với mọi điều kiện chăn nuôi.
+ Hãng ISA đã lai tạo ra giống gà S457 nuôi thả vƣờn rất tốt, lông màu
vàng hoặc trắng nâu chân vàng, hãng Hubbard ISA Pháp năm 2002 đã sử dụng
trống dòng S44 x mái dòng JA57 tạo con lai ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể
2209g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng 2,24 - 2,30kg.
Các nƣớc có ngành chăn nuôi gà thả vƣờn phát triển sau Pháp còn có Nhật
Bản, Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Mehico...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Ở Israel, Công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà
địa phƣơng Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth. Hiện
nay, công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu trong
đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400,
K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44, K25, K123 (Lông
trắng) và K156 (Lông nâu).
Công ty Kabir chickens L. td Israel, 1999 [80] sử dụng trống GGK x mái
K277 tạo con thƣơng phẩm ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 2460g, tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lƣợng là 2,28 kg…
Ngày nay, trên thế giới xu hƣớng tiêu dùng sản phẩm thịt gà sạch đang
ngày càng tăng, nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà chăn nuôi phải không
ngừng cải tiến về mặt di truyền, phƣơng pháp chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có
chất lƣợng. Vấn đề này đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm, để tạo ra
những giống gà có năng suất cao, chất lƣợng tốt.
Trung Quốc là nƣớc có nghề chăn nuôi gà từ lâu đời, nên có một tập đoàn
giống gà địa phƣơng phong phú. Gần đây, Trung Quốc là nƣớc có định hƣớng
khá rõ ràng về việc bảo tồn quỹ gen gà địa phƣơng và sử dụng chúng để gây tạo
gà có chất lƣợng thịt thơm ngon. Gà địa phƣơng thƣờng có đặc điểm sau: Lông
vàng hoặc nâu, khối lƣợng vừa phải, mức độ tăng khối lƣợng không cao, thân
thịt thƣờng hình chữ nhật, ngực đầy đặn nhƣng ít mỡ, da vàng, thành phần hoá
học của cơ thể (Vitamin, axit amin, khoáng) cao, mùi vị tốt. Để có đƣợc những
tiêu chí này, Trung Quốc đã tiến hành lai pha máu gà Broiler nhập nội với giống
gà địa phƣơng, sản phẩm cuối cùng là gà lai có tỷ lệ máu gà địa phƣơng cao. Đó
cũng là loại sản phẩm có chất lƣợng thịt ngon, giá bán cao, nhƣng năng suất đã
đƣợc cải tiến nhiều. Dòng gà lai này đƣợc dùng để sản xuất trực tiếp sản phẩm
cuối cùng hoặc dùng làm dòng trống để tham gia vào các công thức lai tạo khác.
Ở các nƣớc chậm phát triển, chăn nuôi gia cầm còn phổ biến hình thức
chăn thả tự nhiên, nuôi tận dụng, nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chƣa cao.
Các nhà chọn giống đã nghiên cứu tạo các giống gà có sức chống chịu cao với
stress môi trƣờng, dễ thích nghi với vùng khí hậu khắc nghiệt, nóng và ẩm, dễ
nuôi, ít bệnh tật lại phù hợp với các phƣơng thức chăn nuôi khác nhau (nuôi
công nghiệp, bán công nghiệp, chăn thả tự nhiên). Nhƣ các giống gà thả vƣờn
Sasso, Isa JA 57 (Pháp), Kabir (Israel), Tam Hoàng 882, Jangcun vàng, Lƣơng
Phƣợng hoa (Trung Quốc)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Bên cạnh những thành tựu về công tác giống, những thành tựu về khoa
học công nghệ đã giúp nghành chăn nuôi gà Broiler có đƣợc bƣớc nhảy vọt lớn
nhất về các chỉ tiêu năng suất. Trong vòng 40 năm (1950 – 1990) để đạt đƣợc
khối lƣợng xuất chuồng 1,82 kg của gà Broiler, ngƣời ta đã giảm một nửa thời
gian cần nuôi và giảm đƣợc 40% lƣợng thức ăn tiêu tốn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng có những bƣớc
phát triển đáng khích lệ, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây. Những năm gần
đây, nhiều giống gà thả vƣờn lông màu, dễ nuôi, khả năng cho thịt cao, khả năng
sinh sản tốt, thịt thơm ngon đã dƣợc nhập vào nƣớc ta và đƣợc ngƣời chăn nuôi
ƣa chuộng, nhƣ gà Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng, Kabir, Sasso…đồng thời cũng
đƣợc các nhà khoa học chăn nuôi quan tâm.
Nguyễn Minh Hoàn, 2003 [13] khi nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng
của gà Kabir và Lƣơng Phƣợng nuôi bán chăn thả ở nông hộ cho biết: Tỷ lệ nuôi
sống của gà Kabir đạt 96,60%, gà Lƣơng Phƣợng đạt 93,33%; Tiêu tốn hết 2,49
kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng.
Khi nghiên cứu trên gà Lƣơng Phƣợng Hoa, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn
Thành Đồng, 2001 [4] cho biết gà Lƣơng Phƣợng Hoa nuôi nhốt và bán nuôi
nhốt đều có sức sống cao ở tất cả các giai đoạn từ 98,5 đến 99,3%. Khả năng
tăng khối lƣợng tƣơng đối nhanh, 5 tuần tuổi bình quân trống, mái đạt 627g (gà
trống đạt 725 gam, gà mái đạt 524 gam), tiêu tốn thức ăn 1,71 kg thức ăn/1 kg
tăng khối lƣợng.
Theo kết quả của tác giả Nguyễn Khánh Quắc và các cộng sự, 1998 [37],
cho biết giống gà Kabir nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên nhƣ sau: Khả năng
sinh trƣởng của gà Kabir cao, lúc 63 ngày tuổi đạt 1783,00g và lúc 91 ngày tuổi
đạt 2515,20g. Tỷ lệ thịt xẻ con trống là 78,03%, con mái đạt 77,52%. Tỷ lệ cơ
đùi + ngực là 37,67%, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng là 3,09 kg, tỷ lệ
nuôi sống đạt 99%.
Theo Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh,
2001 [7] đã đƣa ra kết luận về ảnh hƣởng của phƣơng thức nuôi nhốt và bán nuôi
nhốt đến khả năng sản xuất của gà lai F1 (♂ Mía x ♀ Kabir) (MK):
- Gà lai F1 - MK có màu lông phong phú, chân, da, mỏ vàng, gà rắn chắc,
ham chạy nhảy. Gà lai có tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối cao nhất ở giai đoạn 8 - 9
tuần tuổi, đạt 33,92 g/con/ngày ở phƣơng thức nuôi bán chăn thả và đạt 35,49
g/con/ngày ở phƣơng thức nuôi nhốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
- Sinh trƣởng tƣơng đối cao nhất ở tuần 0 - 1 đạt 67,35% ở phƣơng thức nuôi
bán chăn thả và 67,02% ở phƣơng thức nuôi nhốt, thấp nhất là ở 11 - 12 tuần tuổi
đạt 6,74% ở phƣơng thức bán chăn thả và 6,41% ở phƣơng thức nuôi nhốt.
- Trong phƣơng thức bán chăn thả, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ cơ
đùi, và tỷ lệ mỡ bụng đạt tƣơng ứng là: 76,51%; 17,73%; 18,52% và 1,84%.
Trong phƣơng thức nuôi nhốt tƣơng ứng là: 75,51%; 18,86%; 17,53% và 2,38%.
- Tiêu tốn thức ăn, năng lƣợng trao đổi và protein thô cho 1kg tăng khối
lƣợng gà trong phƣơng thức nuôi bán chăn thả lần lƣợt là 2,99 kg; 9269 Kcal;
538,2g CP và nuôi nhốt là 2,82 kg; 8742 Kcal; 507,6g CP.
Theo Đào Văn Khanh, 2000 [17], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà
broiler giống Tam Hoàng ở các mùa vụ khác nhau có kết luận nhƣ sau:
- Tỷ lệ nuôi sống của gà Tam Hoàng đến 84 ngày tuổi ở các mùa vụ đạt từ
93,91% đến 97,11%. Tỷ lệ nuôi sống cao nhất là ở mùa Thu 97,11%; tiếp sau đó
là mùa Đông 95% và thấp nhất là mùa Hè đạt 93,91%.
- Sinh trƣởng của gà broiler Tam Hoàng cả trống và mái vào mùa Thu là
tốt nhất, tiếp sau đó là mùa Đông, thấp nhất ở mùa Hè. Khối lƣợng cơ thể của gà
mái và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa Thu, thấp nhất ở mùa Hè. Sự chênh
lệch về khối lƣợng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà mái. Ở 84
ngày tuổi chênh lệch về khối lƣợng giữa mùa Thu so với mùa Hè: gà trống là
296,72g, gà mái là 261,76g; chênh lệch mùa Đông so với mùa Hè: gà trống là
233,16g, gà mái là 93,1g; chênh lệch giữa mùa Thu so với mùa Đông: gà trống là
63,58g, gà mái là 252,45g.
Nhƣ vậy, mùa vụ và phƣơng thức chăn nuôi có ảnh hƣởng lớn đến khả
năng sinh trƣởng và sản xuất của gà, đồng thời ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi gà. Về vấn đề này có nhiều ý kiến và kết quả khác nhau
do vậy cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn các kết quả đó.
1.3. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của giống gà Sasso
Gà Sasso do hãng Sasso (Selection Avicole de La sarthe et du Sud Ouset)
của Pháp tạo ra. Mục tiêu của hãng là nhân giống, chọn lọc, lai tạo và cung cấp
các tổ hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh thả vƣờn. Gà Sasso có khả
năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức đề kháng tốt, chất
lƣợng thịt thơm ngon, giữ đƣợc hƣơng vị vốn có của các dòng gà địa phƣơng.
Hiện nay hãng đƣa ra 18 dòng gà giống với mục đích sử dụng khác nhau:
Dòng nặng cân hay nhẹ cân; lông đỏ, đen, xám hoặc trắng; da vàng hoặc trắng,
chân đen; xám hoặc vàng; trụi cổ hay có lông cổ. Các dòng đƣợc sử dụng rộng
rãi nhƣ dòng ông là X44 và X44N, T55 và T55N, T77 và T77N, T88 và T88N,
X40. Về dòng mái, hãng Sasso có 6 dòng nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Lùn hoặc chắc khoẻ, nặng cân hay nhẹ cân, tự phân biệt giới tính hay không
phân biệt giới tính. Trong đó có 2 dòng đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ dòng bà hiện
nay là 2 dòng mái SA31 và SA51 (Sasso, France, 2002 [92])
Gà Sasso đƣợc ƣa chuộng tại hơn 30 nƣớc trên thế giới, trong đó đƣợc
nuôi nhiều nhất ở Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ, Nhật, Malayxia và gà
SA31 đã đƣợc nhập vào nƣớc ta từ 4 năm trở lại đây. Ở Việt Nam, xí nghiệp gà
giống thịt dòng thuần Tam Đảo – Vĩnh Phúc và Trung tâm nghiên cứu gia cầm
Vạn Phúc đã nhập dòng ông bà và bố mẹ SA31L để tạo ra gà thịt từ Công ty
Sasso của Pháp năm 2002.
Gà SA31 đƣợc hãng Sasso chọn tạo vào năm 1985, để sản xuất gà Broiler
nuôi bán công nghiệp. Có 3 loại gà SA31: Bình thƣờng, nặng cân, mini (lùn). Gà
SA31 có lông màu đỏ hoặc nâu đỏ, có sức chịu đựng cao với môi trƣờng khắc
nghiệt, thích nghi với môi trƣờng nhiệt đới nóng ẩm. Do gà SA31 mang gen lặn
hoàn toàn về màu sắc lông, nên toàn bộ số gà lông màu broiler sản xuất ra đều
mang đặc điểm ngoại hình của dòng bố (về màu chân, màu lông, có lông cổ hay
không có lông cổ).
Gà Sasso bƣớc đầu nuôi thử nghiệm ở Việt Nam đã cho kết quả rất khả
quan, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tốc độ sinh trƣởng cũng nhƣ khả năng thích
nghi chống đỡ bệnh tật và đặc biệt đƣợc thị trƣờng Việt Nam chấp nhận. Trong
tƣơng lai đây sẽ là giống gà đƣợc nuôi phổ biến ở Việt Nam.
* Sơ đồ lai tạo của giống gà Sasso thƣơng phẩm ABCD:
Gà ông bà: Dòng A Dòng B Dòng C Dòng D
Gà bố mẹ: Trống AB Mái CD
Gà thƣơng phẩm: ABCD
(Trống+Mái)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là gà Sasso thƣơng phẩm ABCD từ 1 - 63 ngày
tuổi, nuôi ở 2 vụ: Xuân - Hè và Thu - Đông; 2 phƣơng thức nuôi: Nuôi nhốt
hoàn toàn và bán nuôi nhốt.
2.1.2. Địa điểm, thời gian thí nghiệm
- Địa điểm: Gà thí nghiệm đƣợc nuôi tại xã Quyết Thắng - thành
phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ 10/2007 - 07/2008
2.2. Nội dung, phƣơng pháp và các chỉ tiêu theo dõi
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng thức và mùa vụ nuôi đến khả năng
sản xuất thịt của gà Sasso thƣơng phẩm nuôi tại Thái Nguyên.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp phân lô so sánh đảm bảo độ
đồng đều về các yếu tố nhƣ giống, tính biệt, thức ăn, quy trình nuôi dƣỡng, mỗi thí
nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần nuôi ở 2 mùa vụ khác nhau. Kết quả thí nghiệm là trung
bình của 3 lần nuôi nhắc lại. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo sơ đồ 2.1
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Lô 1A Lô 1B Lô 2A Lô 2B
Số lƣợng (con) 75 x 3 75 x 3 75 x 3 75 x 3
Thời gian nuôi (ngày) 63
Phƣơng thức nuôi Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt
Mùa vụ Thu - Đông Xuân - Hè
Mật độ nhốt (con/m2) 9
Vƣờn (m2/con) - 2 - 2
Thức ăn thí nghiệm Proconco
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Ghi chú:
- Ở thí nghiệm 1: Lô 1A gồm 3 lô lặp lại (A1, A2, A3), lô 1B gồm 3 lô lặp
lại (B1, B2, B3) mỗi lô nhỏ nuôi 75 con - thời gian nuôi 63 ngày. Lô 1A nuôi
nhốt hoàn toàn 63 ngày, lô 1B nuôi bán chăn thả từ (1 - 21) ngày nuôi nhốt, từ
(22 - 63) ngày nuôi thả vƣờn. Nuôi ở vụ Thu – Đông.
- Ở thí nghiệm 2: Lô 2A gồm 3 lô lặp lại (A4, A5, A6), lô 2B gồm 3 lô lặp
lại (B4, B5, B6) mỗi lô nhỏ nuôi 75 con - thời gian nuôi 63 ngày. Lô 2A nuôi
nhốt hoàn toàn 63 ngày, lô 2B nuôi bán chăn thả từ (1 - 21 ngày) nuôi nhốt, từ
(22 - 63) ngày nuôi thả vƣờn. Nuôi ở vụ Xuân – Hè.
- Ở cả hai thí nghiệm giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi gà ở các lô đều nuôi nhốt,
từ 22 – 63 ngày ở các lô bán nuôi nhốt, diện tích bãi thả 2m2/con, mật độ chuồng
nuôi là 9 con/m2. Sử dụng thức ăn proconco C28A, C28B, C29.
* Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng gà thí nghiệm:
Gà đƣợc nhập về và đƣa vào chuồng nuôi lúc 1 ngày tuổi. Trƣớc khi gà
đƣợc đƣa vào nuôi, chuồng trại và các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã đƣợc
vệ sinh sát trùng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, khu vực sử dụng để thả gà
cũng đƣợc rào cẩn thận.
Trong 3 tuần đầu gà thí nghiệm đƣợc nuôi nhốt hoàn toàn với điều kiện
nhƣ nhau. Đến tuần thứ 4, gà nuôi theo phƣơng thức bán chăn thả đƣợc thả ra
ngoài khu vực bãi thả (diện tích 2m2/con) vào ban ngày và nhốt chuồng vào buổi
tối.
Bãi chăn thả có rào để cách ly không cho ngƣời và các gia súc, gia cầm
khác tới xâm phạm, dễ thoát nƣớc, khô sạch có bóng râm. Kết hợp lán trú mƣa
và bố trí máng ăn, máng uống cho gà sử dụng ban ngày ngoài bãi, ban đêm gà
đƣợc lùa về chuồng. Thức ăn gà kiếm đƣợc trong bãi chăn thả không tính vào
lƣợng thức ăn chi phí.
Mật độ chuồng nuôi 9 con/m2. Đệm lót: Dùng trấu trải lần đầu dày 8 – 10
cm, sau đó bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế để giữ luôn khô sạch.
Nhiệt độ: Các lô thí nghiệm đều có hệ thống cung cấp nhiệt vào những
thời gian nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi dƣới chụp sƣởi
30 – 330C. Các lô đều có hệ thống thông gió, quạt mát đƣợc sử dụng vào những
ngày nhiệt độ cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1 - 14 ngày tuổi sử dụng khay ăn: Khay
quy chuẩn – dùng cho 100 gà và cho uống bằng máng uống tròn 1,5 lít (50
con/máng). Giai đoạn 15 ngày trở đi thay bằng máng ăn tròn với 2 cm/gà và
cho uống bằng máng uống tròn với 1cm/gà.
Thức ăn và cách cho ăn của gà thí nghiệm đƣợc chia ra làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn từ 1 - 14 ngày tuổi, sử dụng thức ăn Proconco C28A. Giai đoạn từ 15 -
21 ngày tuổi, sử dụng thức ăn Proconco C28B. Giai đoạn từ 22 - 70 ngày tuổi sử
dụng thức ăn Proconco C29.
Bảng 2.2: Chế độ dinh dƣỡng của gà thí nghiệm
Các giai đoạn
Phân tích dinh dƣỡng
Đơn vị
tính
Giai đoạn (ngày tuổi)
1 - 14 15 - 21 22 - 70
Năng lƣợng trao đổi (ME) Kcal/kg 2900 3000 3000
Protein thô (CP) % 22 21 18
Ca % 0,7 - 1,2 0,7 - 1,2 0,7 - 1,2
P % 0,5 0,5 0,4
NaCl % 0,2 - 0,5 0,2 - 0,5 0,2 - 0,5
Ẩm độ % 13 13 13
Xơ thô % 5 6 6
Thức ăn và nƣớc uống đƣợc cung cấp tự do theo nhu cầu của gà thí nghiệm.
* Chƣơng trình sử dụng vắc-xin đƣợc thực hiện đúng theo quy trình:
Ngày tuổi Loại vắc-xin Phƣơng pháp dùng
7 ngày tuổi
Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt
Gumboro lần 1 Nhỏ mồm 4 giọt
14 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ mồm 4 giọt
21 ngày tuổi
Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt
Gumboro lần 3 Nhỏ mồm 4 giọt
35 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dƣới da màng cánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
- Khả năng sinh trƣởng
+ Sinh trƣởng tích luỹ
+ Sinh trƣởng tuyệt đối
+ Sinh trƣởng tƣơng đối
- Khả năng chuyển hoá thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng
+ Tiêu tốn Protein thô (CP) g/kg tăng khối lƣợng
+ Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi (ME) Kcal/kg tăng khối lƣợng
+ Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng (đ/kg)
- Đánh giá năng suất và chất lƣợng thịt của gà thí nghiệm
- Xác định chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN
2.2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
.2.2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống:
Hàng ngày theo dõi cụ thể tình trạng sức khoẻ và tỷ lệ sống ở tất cả các
lô thí nghiệm, ghi chép chính xác, tính kết quả trong tuần và cộng dồn.
gà cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
gà đầu kỳ (con)
2.2.4.2. Khả năng sinh trưởng
+ Sinh trƣởng tích luỹ:
Cân gà trƣớc khi đƣa vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà vào ngày
cuối hàng tuần, thời gian cân buổi sáng trƣớc khi cho ăn. Ở các lô quây ngẫu
nhiên khoảng 50 con một lô, cân từng con một cho đến hết gà trong quây. Ngƣời
và dụng cụ cân đƣợc cố định, từ tuần 1 đến tuần 2 đƣợc cân bằng cân Ohaus
(Mỹ) với độ chính xác 0,1g. Từ tuần thứ 3 trở đi dùng cân bằng đồng hồ Nhơn
Hoà (Việt Nam) có độ chính xác 2g đến 5g.
+ Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày):
Sinh trƣởng tuyệt đối đƣợc tính theo công thức (TCVN 2-39-77, 1977 [46])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
A =
P2 – P1
t
Trong đó:
A: Sinh trƣởng tuyệt đối
P1: Khối lƣợng gà đầu kỳ (g)
P2: Khối lƣợng gà cuối kỳ (g)
t: Khoảng cách giữa 2 lần cân (ngày)
+ Sinh trƣởng tƣơng đối (%)
Sinh trƣởng tƣơng đối là tỷ lệ % của khối lƣợng gà thí nghiệm tăng lên giữa 2
lần khảo sát. Sinh trƣởng tƣơng đối đƣợc tính theo công thức (TCVN 2 – 40 -
77, 1977 [47])
R (%) = x 100
P2 + P1
Trong đó :
R: Sinh trƣởng tƣơng đối (%)
P1: Khối lƣợng cân đầu kỳ (g)
P2: Khối lƣợng cân cuối kỳ (g)
2.2.4.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
Hàng tuần cân thức ăn ở các lô thí nghiệm để theo dõi về khối lƣợng
thức ăn mà gà ăn hết trong tuần từ đó tính:
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (trong tuần và cộng dồn):
Tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)
TTTĂ/kg tăng khối lƣợng trong kỳ =
Tổng khối lƣợng gà tăng trong kỳ (kg)
+ Tiêu tốn Protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng:
P2 - P1
2
Tiêu tốn Protein thô/kg tăng
khối lƣợng trong kỳ (g)
=
Tổng số protein tiêu thụ trong kỳ (g)
Tổng khối lƣợng gà tăng trong kỳ (kg)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)Kcal/kg tăng khối lượng:
+ Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg):
Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x giá thành 1 kg thức ăn (đ/kg)
=
Khối lƣợng gà tăng (kg)
+ Chi phí trực tiếp/ kg gà thịt
Chi phí trực tiếp =
Tổng chi phí trực tiếp (đ)
Khối lƣợng gà xuất bán (kg)
2.2.4.4. Đánh giá năng suất và chất lượng thịt:
Tiến hành mổ khảo sát ở tại thời điểm 63 ngày tuổi theo phƣơng pháp của
Wilke. R và Auas. R, 1978 và Bùi Quang Tiến, 1993 [42].
+ Khối lượng sống
Chọn ở mỗi lô thí nghiệm lấy 3 trống và 3 mái có khối lƣợng tƣơng đƣơng
với khối lƣợng trung bình của mỗi lô. Cho nhịn ăn, chỉ cho uống nƣớc 12 giờ,
cân lên ta đƣợc khối lƣợng sống.
Sau đó tiến hành mổ khảo sát để xác định khối lƣợng thịt xẻ.
+ Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ:
Khối lƣợng thịt xẻ đƣợc xác định nhƣ sau :
Sau khi cắt tiết vặt lông, rạch bụng theo lƣờn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá
lách, tách mật khỏi gan, lấy thức ăn và lớp màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan
vào bụng. Cắt bỏ đầu ở đoạn xƣơng chẩm ở đốt xƣơng cổ đầu tiên, cắt chân ở
đoạn khuỷu (bỏ bàn chân) cân khối lƣợng ta xác định đƣợc khối lƣợng thịt xẻ
Khối lƣợng thịt xẻ (g)
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100
Khối lƣợng sống (g)
Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg
tăng khối lƣợng trong kỳ
=
Tổng số năng lƣợng tiêu thụ (Kcal ME)
(kg) (g)
Tổng khối lƣợng gà tăng trong kỳ (kg)
(kg) (g)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
+ Tỷ lệ cơ đùi:
Khối lƣợng cơ đùi : Đƣợc xác định bởi cơ đùi trái nhân đôi.
Cách làm: Rạch một đƣờng cắt từ khớp xƣơng đùi trái song song với
xƣơng sống dẫn đến chỗ xƣơng đùi gắn vào xƣơng mình. Lột da đùi, da bụng
theo đƣờng phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đƣờng cho
tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xƣơng chày, xƣơng mác để lấy 2 xƣơng
này ra cùng với xƣơng bánh chè và xƣơng sụn, cân khối lƣợng cơ đùi và nhân
đôi ta đƣợc khối lƣợng cơ đùi.
Khối lƣợng cơ đùi (g)
Tỷ lệ cơ đùi (%) = x 100
Khối lƣợng thịt xẻ (g)
+ Tỷ lệ cơ ngực:
Khối lƣợng cơ ngực: Đƣợc tính bằng cơ ngực trái nhân đôi.
Cách làm: Rạch một đƣờng dọc theo xƣơng ức, cắt tiếp từ xƣơng đòn đến
xƣơng vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xƣơng vai. Lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé
ra khỏi xƣơng, cân khối lƣợng và nhân đôi ta đƣợc khối lƣợng cơ ngực.
Khối lƣợng cơ ngực (g)
Tỷ lệ cơ ngực (%) = x 100
Khối lƣợng thịt xẻ (g)
+ Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi:
Khối lƣợng cơ ngực + khối lƣợng cơ đùi (g)
Tỷ lệ cơ ngực+cơ đùi (%) = x 100
Khối lƣợng thịt xẻ (g)
- Xác định thành phần hoá học của cơ đùi, cơ ngực, tại Phòng Thí nghiệm
Trung tâm, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo các phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng vật chất khô theo TCVN.43.26-86 [48]
+ Xác định hàm lƣợng protein thô theo TCVN.43.28-86 [49] bằng phƣơng
pháp Kieldahl trên máy Gerhard. Xác định hàm lƣợng N trong mẫu và nhân với
yếu tố hiệu chỉnh là 6,25.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
+ Xác định hàm lƣợng mỡ thô theo TCVN.43.31-86 [50] bằng phƣơng
pháp Soxhlet trên máy Gerhard.
+ Xác định hàm lƣợng khoáng tổng số theo TCVN.43.27-86 [51].
- Xác định chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN.
+ Chỉ số sản xuất : Chỉ số sản xuất PI (Performance – Index) đƣợc tính
theo công thức của Ing J.M.E, Whyte, 1995 [78].
Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) x Sinh trƣởng tuyệt đối cộng dồn (g/con/ngày)
PI =
TTTA/kg tăng khối lƣợng cộng dồn x 10
+ Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)
Chỉ số sản xuất (PI)
EN = x 1000
Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lƣợng
2.2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu thu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê sinh vật học của
Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 2002 [41] và phần mềm Excel.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng cần đƣợc quan tâm
đầu tiên, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ khả năng chống chịu bệnh tật,
khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu
tố di truyền. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dƣỡng, vệ
sinh thú y. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả
kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống
tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo
cho con giống phát huy hết đƣợc tiềm năng di truyền. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí
nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 3.1.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy: Gà ở tất cả các lô thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống
đạt khá cao, tuy nhiên trong các mùa vụ và các phƣơng thức nuôi khác nhau thì
khả năng thích nghi của gà Sasso thƣơng phẩm cũng có sự khác nhau:
- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 9 tuần tuổi tính chung cho vụ Xuân -
Hè là 96,44% và vụ Thu - Đông là 97,55%. Nhƣ vậy, gà thí nghiệm có khả năng
thích nghi tốt ở cả 2 mùa vụ. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm sau 9 tuần tuổi
tính chung cho phƣơng thức nuôi nhốt là 96,89%; phƣơng thức bán nuôi nhốt là
97,11%. Vậy ở đây gà Sasso thƣơng phẩm nuôi trong phƣơng thức bán nuôi nhốt
có tỷ lệ nuôi sống cao hơn trong phƣơng thức nuôi nhốt.
- So sánh tỷ lệ nuôi sống của các lô thí nghiệm qua 3 lần nuôi cho thấy:
Lô thí nghiệm nuôi nhốt vụ Thu - Đông cho kết quả cao nhất , tiếp đến là lô bán
nuôi nhốt vụ Thu - Đông, lô bán nuôi nhốt vụ Xuân - Hè và cuối cùng là lô nuôi
nhốt vụ Xuân Hè, với kết quả lần lƣợt nhƣ sau: 97,78%, 97,33%, 96,89% và
96,00%. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống còn cho thấy vụ Thu - Đông có tỷ lệ
nuôi sống cao hơn khoảng 1% (96% so với 97%) so với vụ Xuân - Hè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (n=3 đàn)
Đơn vị: %
Tuần
Tuổi
Vụ Xuân - Hè Vụ Thu - Đông
Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt
X
X
X
X
1 97,78
98,22
98,67
98,67
2 97,78
97,78
98,67
98,67
3 97,78
97,78
98,67
98,67
4 97,33
97,33
98,22
97,78
5 97,33
97,33
98,22
97,33
6 96,89
97,33
98,22
97,33
7 96,00
96,89
97,78
97,33
8 96,00
96,89
97,78
97,33
9 96,00
96,89
97,78
97,33
So sánh tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đến 9 tuần Theo mùa vụ và Phƣơng thức nuôi
TB Theo mùa vụ TB Theo phƣơng thức nuôi
Xuân - Hè Thu - Đông Nhốt Bán nuôi nhốt
96,44 97,55 96,89 97,11
Theo chúng tôi có thể là do thời tiết vụ Xuân - Hè có mƣa phùn, ẩm độ
cao nên gà chết nhiều hơn vụ Thu - Đông. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Thực, 2006 [52] trên đàn gà Sasso bố
mẹ (96,44% so với 93% ở vụ Xuân - Hè và 97,55% so với 95% ở vụ Thu -
Đông). Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân,
2002 [57] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 1,56% ở vụ Xuân - Hè
(96,44% so với 98%) và 1,29% ở vụ Thu - Đông (97,11% so với 99%).
So với kết quả nuôi gà Sasso vụ Xuân – Hè và vụ Thu – Đông của Trần
Thanh Vân và cộng sự , 2007 [59] có tỷ lệ nuôi sống là (95 - 96% và 97 - 98%)
thì kết quả của chúng tôi là tƣơng đƣơng.
Qua các thí nghiệm trên chúng tôi nhận thấy rằng gà thƣờng bị chết ở các
g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc279.pdf