MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: Tổng quan tài liệu 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lạc 5
1.3. Yêu cầu về đất đai của cây lạc 6
1.4. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây lạc 7
1.4.1 Vai trò và sự hấp thu đạm (N) 7
1.4.2. Vai trò và sự hấp thu lân (P) 7
1.4.3. Vai trò và sự hấp thu kali (K) 8
1.4.4. Vai trò và sự hấp thu canxi (Ca) của lạc 9
1.4.5. Vai trò và sự hấp thu Magiê (Mg) của lạc 10
1.4.6. Vai trò và sự hấp thu lưu huỳnh (S) của lạc 10
1.4.7. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với lạc 10
1.5. Những nghiên cứu về Silic 11
1.5.1. Giới thiệu chung về Silic 11
1.5.2. Tình hình sử dụng phân bón Silica 11
1.5.3. Những nghiên cứu về Silic ở nước ngoài 12
1.5.3.1. Silic với dinh dưỡng của con người 12
1.5.3.2. Silic trong đất 13
1.5.3.3. Silic trong nước 15
1.5.3.4. Vai trò của Silic đối với cây trồng 16
1.5.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón Silica ở Việt Nam 25
1.6. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 26
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 26
1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 28
1.6.3. Tình hình sản xuất lạc ở Vĩnh Phúc 32
Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện 34
2.1.4. Vật liệu nghiên cứu 34
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 34
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.2.1. Công thức nghiên cứu 35
2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36
2.2.2.3. Các biện pháp kỹ thuật 36
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 37
2.2.3.1. Đối với cây lạc 37
2.2.3.2. Đất trồng 39
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 39
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu 40
3.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến một số chỉ tiêu sinh trưởngcủa cây lạc 42
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến chiều cao cây 42
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến số cành cấp 1/cây 43
3.3. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc45
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến tổng số quả/cây 45
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến số quả chắc/cây 47
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến khối lượng 100 quả 49
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến khối lượng 100 hạt 51
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến tỷ lệ hạt/quả 52
3.4. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến năng suất lạc 53
3.5. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến mức độ nhiễm bệnh của lạc 56
3.5.1. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh ghỉ sắt 56
3.5.2. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm đen 58
3.5.3. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm nâu 58
3.6. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến chất lượng lạc 60
3.7. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến một số chỉ tiêu hoá học đất 61
3.8. Hiệu quả kinh tế của bón phân Silica 63
3.9. Hiệu lực tồn dư của phân Silica 64
3.9.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đối với các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lạc65
3.9.1.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đến chiều cao cây 65
3.9.1.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới số cành cấp 1 66
3.9.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica đối với các yếu tố cấu thành năng suất lạc66
3.9.2.1. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới tổng số quả/cây 67
3.9.2.2. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới số quả chắc/cây 68
3.9.2.3. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới khối lượng 100 quả 68
3.9.2.4. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới khối lượng 100 hạt 69
3.9.2.5. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới tỷ lệ hạt/quả 69
3.9.3. Hiệu lực tồn dư của phân Silica tới năng suất lạc 70
3.9.4. Hiệu quả kinh tế tồn dư của phân Silica 71
Kết luận và đề nghị 73
1. Kết luận 73
2. Đề nghị 74
Tài liệu tham khảo 75
Phụ lục 77
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3435 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhờ thúc đẩy việc hấp thụ lân mạnh hơn dẫn
đến cấu trúc bộ rễ phát triển mạnh do đó việc hấp thụ nước, dinh dưỡng và
phân bón của cây trồng cũng tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Làm tăng chất lượng các loại nông sản như: Làm giảm ảnh hưởng của
nấm mốc, giảm hàm lượng các kim loại nặng trong các loại nông sản, kéo dài
khả năng tươi của hoa,...[16]
Đối với đất trồng
- Làm giảm độ chua của đất (tăng giá trị pH của đất).
- Tăng hàm lượng Si, Ca, Mg hữu hiệu trong đất.
- Khử hoạt tính của các kim loại nặng có trong đất.
- Làm tăng hiệu lực của phân lân trong đất chua thông qua khả năng
làm giảm sự rửa trôi của lân và đồng thời lại làm tăng lân dễ tiêu.
- Cải thiện sự hấp thu các chất vi lượng như: Bo, đồng, sắt, mangan,
kẽm và làm giảm sự hấp thu các kim loại độc tố như: nhôm và natri [16].
1.5.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón Silica ở Việt Nam
Năm 2005, được sự đồng ý của Cục Nông nghiệp, Vụ khoa học công
nghệ, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá – Viện Thổ
nhưỡng Nông hoá đã tiến hành khảo nghiệm phân bón Silica đối với cây lúa
trên 03 loại đất là: Đất phù sa, đất bạc màu, đất phèn, kết qủa khảo nghiệm đã
rút ra một số kết luận như sau:
Đối với sinh trƣởng và phát triển của lúa
- Bón phân Silic lúa sinh trưởng tốt, cây xanh và cứng cáp, lá vươn
thẳng, cây cao hơn, bông dài hơn, trọng lượng 1.000 hạt cao hơn, khi chín hạt
màu vàng sáng đẹp hơn so với đối chứng.
- Bón phân Silic làm giảm tỷ lệ lúa bị đổ: Trên nền không có phân
chuồng giảm tỷ lệ lúa đổ từ 15,6 – 46,7%; Trên nền có phân chuồng giảm từ
16,7 – 52,2%.
- Bón phân Silic làm giảm tỷ lệ bông bạc: Trên nền không bón phân
chuồng giảm tỷ lệ bông bạc 36,1 – 62,5%; Trên nền có phân chuồng giảm từ
38,7 – 62,5%.
- Bón phân Silic lúa ít bị nhiễm bệnh khô đầu lá hơn so với đối chứng [11].
Đối với năng suất lúa
- Trên đất phèn: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic
năng suất lúa tăng 6,9 – 7,9 tạ/ha, tương ứng 17,1 – 22,8%; Trên nền có phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,2 – 9,8 tạ/ha, tương ứng 15,9 –
22,9%.
- Trên đất phù sa: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic
năng suất lúa tăng 7,4 – 7,6 tạ/ha, tương ứng 14,0 – 15,6%; Trên nền có phân
chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,0 – 8,1 tạ/ha, tương ứng 12,0 –
15,2%.
- Trên bạc màu: Trên nền không bón phân chuồng, bón phân Silic
năng suất lúa tăng 7,5 – 9,0 tạ/ha, tương ứng 19,9 – 22,1%; Trên nền có phân
chuồng, bón phân Silic năng suất lúa tăng 7,4 – 7,8 tạ/ha, tương ứng 16,8 –
18,3% [11].
Về hiệu quả kinh tế
- Trên đất phèn, bón 1 tấn phân Silic thương phẩm làm tăng 345 – 490
kg thóc, tương đương 1.185.000 – 1.470.000đ.
- Trên đất bạc màu, bón 1 tấn phân Silic thương phẩm làm tăng 370 –
450 kg thóc, tương đương 1.110.000 – 1.350.000đ.
- Trên đất phù sa, bón 1 tấn phân Silic thương phẩm làm tăng 350 –
405 kg thóc, tương đương 1.050.000 – 1.215.000đ.
Sử dụng phân bón Silic có hiệu quả nhất trên đất phèn, sau đó là trên
đất bạc màu và cuối cùng là trên đất phù sa [11].
Đối với chất lƣợng gạo
Tuỳ theo từng loại đất và kết hợp có bón phân chuồng hay không bón
phân chuồng, sử dụng phân bón Silic bón lót có thể cải thiện tốt một số chỉ
tiêu chất lượng gạo như: Tăng tỷ lệ gạo nguyên, giảm tỷ lệ amylose, ổn định
nhiệt độ hoá hồ [11].
1.6. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao.
Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do
được gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử
dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp [5]. Nhu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
cầu sử dụng, tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước
đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng lớn (bảng 2.1)
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc trên thế giới
và một số nƣớc
Nước
Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2006/07 2007/08 2008/09 2006/07 2007/08 2008/09 2006/07 2007/08 2008/09
Thế giới 20,27 20,83 20,99 1,51 1,55 1,59 30,53 32,24 33,29
Trung Quốc 3,80 3,80 3,90 3,35 3,43 3,49 12,74 13,02 13,60
Ấn Độ 5,91 6,40 6,30 0,91 1,03 1,02 5,39 6,60 6,40
Nigiêria 1,24 1,25 1,25 1,23 1,25 1,25 1,52 1,55 1,55
Inđônêxia 0,75 0,72 0,75 1,60 1,60 1,67 1,20 1,15 1,25
Mỹ 0,49 0,48 0,61 3,21 3,44 3,57 1,57 1,67 2,16
Xênêgan 0,59 0,65 0,65 0,77 0,65 0,72 0,46 0,42 0,47
Xuđăng 1,00 1,00 1,00 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85
Camơrun 0,31 0,31 0,31 0,76 0,77 0,77 0,24 0,24 0,24
Việt Nam 0,26 0,26 0,26 1,77 1,77 1,77 0,46 0,46 0,46
(Ghi chú: Niên vụ 2008/2009 tính đến tháng 9/2008)
Nguồn: World agricultural production - fas.usda.gov [22]
Về diện tích: Diện tích trồng lạc toàn thế giới dao động từ 20,27 –
20,99 triệu ha/năm. Trong đó, khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục
địa Á Phi (ở Châu Á 60% và châu Phi 30%). Các nước có diện tích trồng lạc
lớn là Ấn Độ với diện tích trồng từ 5,91 – 6,30 triệu ha/năm, Trung Quốc với
diện tích trồng từ 3,8 – 3,9 triệu ha/năm, Nigiêria có diện tích trồng từ 1,24 –
1,25 triệu ha/năm [22].
Về năng suất: Năng suất lạc trung bình của thế giới đạt từ 1,51 – 1,59
tấn/ha. Nước có năng suất lạc cao nhất là Mỹ năng suất trung bình đạt 3,21 –
3,57 tấn/ha, tiếp đến là Trung Quốc năng suất trung bình đạt 3,35 – 3,49
tấn/ha. Nhìn chung, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Một số nước
sản xuất lạc chính có mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 13%,
Xênêgan, Trung Quốc năng suất hầu như không tăng. Tình trạng chênh lệch
năng suất giữa các nước rất đáng kể. Trong khi năng suất lạc của Ixraen trong
20 năm vẫn luôn ổn định ở mức trên dưới 35tạ/ha (trên diện tích nhỏ đạt tới
65tạ/ha) thì nhiều nước ở châu Phi và châu Á chỉ đạt năng suất 5 – 6 tạ/ha [5].
Về sản lƣợng: Trên 60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất lạc
chính, gồm: Trung Quốc chiếm khoảng 18,58%, Ấn Độ 30,01%, Mỹ 2,90%,
Nigiêria 5,96%, Inđônêxia 3,57 %. Các nước sản xuất lạc còn lại chỉ chiếm
dưới 40% sản lượng lạc của toàn thế giới [22].
1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất nên năng suất, sản lượng lúa không ngừng tăng, không chỉ đáp ứng nhu
cầu lương thực trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Do đã cơ bản giải
quyết được vấn đề lương thực nên các địa phương có điều kiện chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển những diện tích trồng lúa khó khăn, năng
suất thấp và bấp bênh sang trồng các loại cây rau, màu, cây công nghiệp có
giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, cây lạc nhờ ưu thế về khả năng thích nghi
rộng, yêu cầu kỹ thuật canh tác và đầu tư không quá cao, giá trị và thị trường
tiêu thụ khá ổn định, có nhiều giống lạc có tiềm năng năng suất cao nên đã có
một vai trò quan trọng trong định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hoá của các vùng sản xuất.
Diện tích
Sản xuất lạc được phân bố trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp
của Việt Nam, diện tích lạc chiếm khoảng 40% tổng diện tích gieo trồng các
cây công nghiệp ngắn ngày và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2001-2006
[21]. Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích lạc cả nước đạt 246.700 ha,
phân bố ở 8 vùng sản xuất chính (bảng 2.2 ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 1.2: Diện tích trồng lạc của các vùng sản xuất chính trong nƣớc
(giai đoạn 2001 – 2006)
Đvt: ha
Vùng
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nƣớc 244.600 246.700 243.856 258.689 269.600 246.700
Đồng bằng Sông Hồng 30.900 30.600 31.452 33.625 34.600 30.300
Đông Bắc 32.500 31.500 31.335 34.501 37.200 35.700
Tây Bắc 7.000 7.300 7.625 8.021 8.600 8.600
Bắc Trung Bộ 74.900 74.300 74.005 79.090 82.700 75.200
Duyên Hải Nam Trung Bộ 26.100 24.100 23.122 24.413 24.900 24.600
Tây Nguyên 23.000 25.400 24.304 24.787 24.500 23.100
Đông Nam Bộ 42.100 43.300 41.792 41.271 73.200 37.200
Đồng bằng Sông Cửu Long 8.100 10.200 10.221 12.981 13.900 12.000
Nguồn: Mard.gov.vn [23]
- Vùng đồng bằng Sông Hồng: Lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh: Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình,..với diện tích 30.300 ha, chiếm
12,28 % diện tích trồng lạc của cả nước.
- Vùng Đông Bắc: Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang,...với diện tích trồng 35.700 ha,
chiếm 14,47 % diện tích trồng lạc cả nước.
- Vùng Tây Bắc: Diện tích trồng tập trung ở Hoà Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu với diện tích trồng 8.600 ha, chiếm 3,49 % diện tích trồng lạc
của cả nước.
- Vùng Bắc Trung Bộ: Đây là vùng trồng lạc lớn nhất cả nước tập trung
chủ yếu ở 3 tỉnh là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, với diện tích trồng 75.200
ha, chiếm 30,48 % diện tích trồng lạc của cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Diện tích trồng 24.600 ha, chiếm
9,97 % diện tích trồng lạc của cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vùng Tây Nguyên: Diện tích trồng 23.100 ha, chiếm 9,36 %, tập
trung ở các tỉnh Đăk lắk, Đắc nông và Gia Lai.
- Vùng Đông Nam Bộ: Diện tích trồng 37.200 ha, chiếm 15,08 %, tập
trung ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước.
- Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: Diện tích trồng 12.000 ha, chiếm
4,86 %, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Long An và Trà Vinh.
Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước (23.300ha), tiếp
đến là Tây Ninh (20.900 ha) và Hà Tĩnh (20.300 ha)
Năng suất
Tuy chưa phải là nước có năng suất cao trong số các nước trồng lạc
trên thế giới, nhưng năng suất lạc của nước ta luôn cao bằng và cao hơn năng
suất trung bình của toàn thế giới [6]. Trong những năm gần đây, do thị trường
tiệu thụ sản phẩm khá ổn định, các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lạc như
giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến được triển khai áp dụng rộng rãi, điều
kiện phục vụ sản xuất như hệ thống tưới, tiêu được cải thiện, đầu tư thâm
canh trong sản xuất được chú trọng, nên năng suất lạc của nước ta không
ngừng được cải thiện và nâng cao.
Theo số liệu thống kê, năng suất lạc cả nước năm 2006 đạt trung bình 18,7
tạ/ha, tăng 3,89 % so với năm 2005 và tăng 26,35 % so với năm 2001 (bảng 2.3).
Trong các vùng sản xuất lạc chính của cả nước thì vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long là vùng có năng suất lạc cao nhất (31,8 ta/ha), tiếp đến là vùng
Đông Nam Bộ (24,3 ta/ha) và vùng đồng bằng Sông Hồng (23,2 tạ/ha). Vùng
có năng suất lạc thấp nhất cả nước là vùng Tây Bắc (13,5 tạ/ha). Trong các tỉnh
có diện tích trồng lạc > 5.000 ha, thì Nam Định là tỉnh có năng suất lạc cao
nhất (36,6 tạ/ha), tiếp đến là Tây Ninh (30,6 ta/ha) và Hưng Yên (30,0 ta/ha).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 1.3: Năng suất lạc của các vùng sản xuất chính trong nƣớc
(giai đoạn 2001-2006)
Đvt: tạ/ha
Vùng
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nƣớc 14,8 16,2 16,7 17,4 18,0 18,7
Đồng bằng Sông Hồng 18,3 19,1 20,5 22,5 21,9 23,2
Đông Bắc 12,5 12,5 13,4 14,9 15,5 14,6
Tây Bắc 10,1 9,9 10,2 11,8 12,7 13,1
Bắc Trung Bộ 14,0 16,4 16,0 17,5 16,2 17,6
Duyên Hải Nam Trung Bộ 13,5 14,6 15,9 15,7 17,4 18,5
Tây Nguyên 12,5 10,9 13,9 9,8 12,8 14,3
Đông Nam Bộ 17,4 20,1 18,8 19,1 21,4 22,0
Đồng Bằng sông Cửu Long 20,5 23,2 23,3 26,5 29,0 29,8
Nguồn:Mard.gov.vn [23]
Sản lƣợng
Do diện tích trồng và đặc biệt là năng suất lạc liên tục tăng trong những
năm gần đây nên sản lượng lạc của cả nước không ngừng tăng. Theo số liệu
thống kê, sản lượng lạc của cả nước năm 2006 đạt 462.500 tấn, tăng 27,38 %
so với năm 2001 (bảng 2.4)
Trong các vùng sản suất của cả nước thì vùng Bắc Trung Bộ là vùng có
sản lượng cao nhất cả nước (132.000 tấn), tiếp đến là các vùng Đông Nam Bộ
(81.7000 tấn) và Đồng Bằng Sông Hồng (70.300 tấn). Vùng có sản lượng lạc
thấp nhất là Tây Bắc (11.300 tấn). Trong các tỉnh thì tỉnh Tây Ninh có sản
lượng cao nhất trong các tỉnh sản xuất lạc (64.000 tấn), tiếp đến là tỉnh Nghệ
An (46.100 tấn) và tỉnh Hà Tĩnh (37.300 tấn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 1.4: Sản lƣợng lạc của các vùng sản xuất chính trong nƣớc
(giai đoạn 2001-2006)
Đvt: tấn
Vùng
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nƣớc 363.100 400.400 406.181 451.095 489.300 462.500
Đồng bằng Sông Hồng 56.400 58.300 64.627 75.717 75.200 70.300
Đông Bắc 40.700 39.500 42.105 51.357 57.800 52.200
Tây Bắc 7.100 7.200 7.803 9.504 10.700 11.300
Bắc Trung Bộ 105.000 121.600 118.771 138.478 133.600 132.500
Duyên Hải Nam Trung Bộ 35.300 35.100 36.850 38.404 43.700 45.600
Tây Nguyên 28.800 27.800 33.804 24.273 33.800 33.100
Đông Nam Bộ 73.200 87.200 78.399 78.902 94.100 81.700
Đồng Bằng sông Cửu Long 16.600 23.700 23.822 34.460 40.400 35.800
Nguồn: Nguồn:Mard.gov.vn [23]
1.6.3. Tình hình sản xuất lạc ở Vĩnh Phúc
Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng nhưng Vĩnh Phúc lại
bao gồm cả vùng trung du và miền núi. Trong cơ cấu cây trồng của tỉnh thì
cây lạc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, đặc biệt là với các địa phương vùng trung du và miền núi,
nhờ vậy diện tích, năng suất, sản lượng lạc của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trong
những năm gần đây (bảng 2.5) [4].
- Về diện tích: Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có diện tích trồng
lạc lớn của vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Theo số liệu thống kê, diện tích tích
trồng lạc toàn tỉnh năm 2007 đạt 4.109,9 ha, tăng 9,76 % ( 365,5 ha) so năm
2001. Diện tích trồng lạc tập trung chủ yếu ở các huyện Lập Thạch (1.802,8
ha), Yên Lạc (400,0 ha), Vĩnh Tường (400,2 ha).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc tỉnh Vĩnh Phúc
(giai đoạn 2001-2007)
Năm Diện tích (ha) Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng (tấn)
2001 3.744,4 12,0 4.497,0
2002 3.827,9 11,23 4.300,1
2003 3.858,8 12,20 4.706,2
2004 3.862,5 15,39 5.944,7
2005 4.118,1 15,12 6.227,2
2006 2.748,2 15,76 4.330,4
2007 4.109,9 16,03 6.588,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [4]
- Về năng suất: Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năng
suất lạc của tỉnh Vĩnh Phúc đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2001 –
2007, tuy vậy năng suất lạc của Vĩnh Phúc vần còn thấp hơn so với năng suất
lạc trung bình của cả nước và thấp hơn rất nhiều so với năng suất lạc trung
bình của vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Năm 2007, năng suất lạc trung bình
toàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 16,03 tạ/ha, tăng 33,58 % (4,03 tạ/ha) so năm 2001.
Các huyện có năng suất lạc cao là Vĩnh Tường (16,89 tạ/ha), Bình Xuyên
(16,83tạ/ha), Lập Thạch (15,30 tạ/ha).
- Về sản lượng: Năm 2007, sản lượng lạc toàn tỉnh đạt 6.588,2 tấn,
tăng 46,50 % (2.091,2 tấn) so năm 2001. Các huyện có sản lượng lạc nhiều là
Lập Thạch (2.759,0 tấn), Yên Lạc (931,0 tấn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Chƣơng 2
Đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân Silica đối với cây lạc.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thí nghiệm được thực hiện trên đất phù sa cũ bạc màu của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện
Địa điểm thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành tại đồng Trại Lớn – xã Tam Hồng - Huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian thực hiện
Từ tháng 1/2007 – tháng 6/2008
2.1.4. Vật liệu nghiên cứu
- Giống lạc làm thí nghiệm: QĐ9
- Phân Silica làm thí nghiệm: Do công ty POS CERRAMICS (Hàn
Quốc) sản xuất và Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá
- Viện Thổ nhưỡng Nông hoá cung cấp. Phân có thành phần chính như sau:
CaO = 40%; SiO2 = 25%; MgO = 2% và một số nguyên tố vi lượng khác.
- Đất làm thí nghiệm:
Bảng 2.1: Kết quả phân tích đất trƣớc thí nghiệm
Mẫu đất pHKCl OM%
Chất tổng số (%) Chất dễ tiêu (mg/100gđ)
N P2O5 K2O SiO2 P2O5 K2O Ca
++
Mg
++
Trước thí nghiệm vụ xuân 4,37 1,57 0,13 0,11 0,45 86,39 21,2 6,6 3,64 0,79
Trước thí nghiệm vụ đông 4,43 1,62 0,15 0,12 0,51 85,7 23,6 9,4 3,67 0,65
Ghi chú: Đơn vị tính của Ca và Mg trao đổi: lđl/100gđất
2.2. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phân bón Silica tới sinh trưởng,
phát triển, năng suất, chất lượng đối với cây lạc vụ xuân và vụ đông trên đất
phù sa cũ bạc màu.
- Nghiên cứu, đánh giá hiệu lực tồn dư của phân bón Silica tới sinh
trưởng, năng suất đối với cây lạc vụ thứ 2 trên đất phù sa cũ bạc màu.
- Nghiên cứu, đánh giá tác động của phân bón Silica đến một số chỉ tiêu
hoá tính của đất.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm đồng ruộng (ô thửa nhỏ).
2.2.2.1. Công thức nghiên cứu
Thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của bón phân Silica tới sinh
trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng lạc
Công thức nghiên cứu chung cho cả vụ xuân và vụ đông
CT1: Nền 1 (40 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha)
CT2: Nền 1 + 500 kg CaO/ha
CT3: Nền 1 + 1.000kg Silica/ha
CT4: Nền 1 + 3.000kg Silica/ha
CT5: Nền 1 + 5.000kg Silica/ha
CT6: Nền 2 (8 tấn P/C + 40 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha)
CT7: Nền 2 + 500 kg CaO/ha
CT8: Nền 2 + 1.000kg Silica/ha
CT9: Nền 2 + 3.000kg Silica/ha
CT10: Nền 2 + 5.000kg Silica/ha
Thí nghiệm đánh giá hiệu lực tồn dƣ (vụ 2) của bón phân Silica tới
sinh trƣởng, phát triển và năng suất lạc.
CT1: 40 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha
CT2: 8 tấn P/C + 40 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha
Thí nghiệm được thực hiện trên đất đã tiến hành thí nghiệm vụ đông
2007. Giữ nguyên vị trí ô của các lần nhắc lại của các công thức. Không bón
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
phân Silica, chỉ bón phân nền. Từ CT1 - CT5 của vụ đông 2007 bón phân nền
theo CT1, từ CT6 - CT10 bón phân nền theo CT2.
2.2.2.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi
công thức gồm 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô là 10 m2 (9m x 1,1m)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau
D
ải
b
ảo
v
ệ
Dải bảo vệ
D
ải b
ảo
v
ệ
CT3 CT10 CT5
CT8 CT6 CT1
CT2 CT5 CT6
CT7 CT2 CT9
CT1 CT7 CT2
CT4 CT4 CT10
CT9 CT9 CT3
CT6 CT3 CT7
CT5 CT8 CT4
CT10 CT1 CT8
Dải bảo vệ
2.2.2.3. Các biện pháp kỹ thuật
(Thực hiện theo quy trình trồng lạc không che phủ ninon) [2]
Mật độ gieo
Gieo 15 khóm/m2 (hàng cách hàng 35cm, khóm cách khóm 18cm, gieo
2 hạt/khóm).
Phƣơng pháp bón phân
- Bón lót: Toàn bộ phân lân, phân chuồng và phân Silica (nếu có), 50%
phân đạm, 50% phân kali và 50% vôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
- Bón thúc lần 1 (khi lạc có 3 lá thật, sau gieo khoảng 15 - 20 ngày):
Bón 50% phân đạm và 50% phân kali.
- Bón thúc lần 2 (khi lạc ra hoa rộ): Bón 50% vôi.
Xới xáo, làm cỏ
- Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật. Xới nông đều khắp mặt luống, kết hợp
bón phân thúc lần 1 và làm cỏ.
- Lần 2: Khi cây có 6 – 8 lá (chuẩn bị ra hoa). Xới gần gốc sâu 3 – 5
cm, kết hợp làm cỏ.
- Lần 3: Khi lạc ra hoa rộ. Xới và vun nhẹ vào gốc. Kết hợp bón thúc
vôi lần 2.
Tƣới nƣớc
Giữ đất ẩm thường xuyên ( 70 –75 % độ ẩm tối đa).
2.2.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi, nghiên cứu
2.2.3.1. Đối với cây lạc
Các chỉ tiêu về sinh trƣởng
- Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân
chính của 10 cây mẫu/ô lúc thu hoạch.
- Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành hữu hiệu (cành có quả) mọc từ thân
chính của 10 cây mẫu/ô lúc thu hoạch [2].
Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất
- Số cây thực thu/ô: Đếm số cây thu hoạch thực tế mỗi ô.
- Số quả/cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô lúc thu hoạch. Tính
trung bình 1 cây.
- Số qủa chắc/cây: Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô lúc thu
hoạch. Tính trung bình 1 cây.
- Tỷ lệ quả 1 hạt (%): Số quả có 1 hạt/tổng số quả của 10 cây mẫu/ô lúc
thu hoạch.
- Tỷ lệ quả 3 hạt: Số quả có 3 hạt/tổng số quả của 10 cây mẫu/ô lúc thu
hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
- Khối lượng 100 quả (gam): Cân 3 mẫu (bỏ qua quả lép, quả non, chỉ
lấy quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt khoảng 10%, lấy 1 chữ số
sau dấu phẩy.
- Khối lượng 100 hạt (gam): Cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu
bệnh được tách từ 3 mẫu quả (tính khối lượng 100 quả), mỗi mẫu lấy 100 hạt
ở độ ẩm khoảng 10%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.
- Tỷ lệ hạt/quả (%): Tỷ lệ hạt/quả (%) = KL hạt khô/KL quả khô của
100 quả mẫu (KL hạt ở độ ẩm khoảng 10%).
- Năng suất quả khô (tạ/ha): Thu riêng từng ô, bỏ qua quả lép, non chỉ
lấy quả chắc, phơi khô (độ ẩm hạt khoảng 10%), cân khối lượng (gồm cả hạt
của 10 cây mẫu) để tính năng suất trên ô, sau đó qua ra năng suất tạ/ha [2].
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh
- Bệnh ghỉ sắt: Điều tra ước lượng diện tích lá bị hại của 10 cây mẫu/ô
trước lúc thu hoạch theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
+ Rất nhẹ: < 1% diện tích lá bị hại.
+ Nhẹ: 1 – 5% diện tích lá bị hại.
+ Trung bình: > 5 – 25% diện tích lá bị hại.
+ Nặng: > 25 – 50% diện tích lá bị hại.
+ Rất nặng: > 50% diện tích lá bị hại.
- Bệnh đốm đen: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5
điểm chéo góc.
+ Rất nhẹ: < 1% diện tích lá bị hại.
+ Nhẹ: 1 – 5% diện tích lá bị hại.
+ Trung bình: > 5 – 25% diện tích lá bị hại.
+ Nặng: > 25 – 50% diện tích lá bị hại.
+ Rất nặng: > 50% diện tích lá bị hại.
- Bệnh đốm nâu: (Phương pháp điều tra và mức độ đánh giá tương tự
như đối với bệnh đốm đen [2].
Các chỉ tiêu về chất lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
- Hàm lượng Lipid (chất béo thô) trong hạt (độ ẩm khoảng 10%): Phân
tích tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi - Viện chăn nuôi theo tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN-4331-2001 [3].
2.2.3.2. Đất trồng
Lấy mẫu đất phân tích trước và sau khi tiến hành thí nghiệm (lấy ở độ
sâu 0 - 15cm). Đất được phân tích tại Phòng phân tích trung tâm -Viện Thiết
kế và Quy hoạch nông nghiệp Hà Nội, Trung tâm Thổ nhưỡng Nông hoá tỉnh
Vĩnh Phúc. Các chỉ tiêu phân tích được phân tích theo tiêu chuẩn ngành số 10
TCN Ban hành theo Quyết định số 1894 – NN.KHCN/QĐ ngày 5 tháng 8
năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể:
- Độ chua pHKCl: Chiết bằng KCl, đo bằng pH metter
- Chất hữu cơ tổng số (OC%): Phương pháp Walley Black
- Đạm tổng số: Phương pháp Keldal
- Lân tổng số: Phương pháp so màu
- Kali tổng số: Chiết bằng axit H2SO4 và HClO4, đo bằng quang kế
ngọn lửa
- Silic tổng số (%): Phương pháp trọng lượng (Nung chảy bằng
Na2CO3, tách Si bằng HClO4)
- Lân dễ tiêu: Phương pháp Oniani
- Kali dễ tiêu: Chiết bằng axetat amôn, đo bằng máy quang kế ngọn lửa
- Canxi, Magiê trao đổi: Chiết bằng axetat amôn, đo trên máy hấp thụ
nguyên tử AAS [12]
2.3.3. Hiệu quả kinh tế
(Trên cơ sở tham khảo giá bán phân Silica tại Hàn Quốc)
- Giá trị thu nhập (đ/ha) = Năng suất thương phẩm x giá bán (tại thời
điểm thu hoạch).
- Chi phí (đ/ha): Bao gồm tổng chi phí phân bón, giống, thuốc BVTV
(tại thời điểm chi phí).
- Lãi ròng (đ/ha) = Giá trị thu nhập - Chi phí
3.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp, xử lý theo phương pháp thống
kê hiện hành. Sử dụng phần mềm IRRISTAT 4.0 để xử lý thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Chƣơng 3
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu
Điều kiện khí hậu, thời tiết có liên quan chặt chẽ đến đời sống của cây
trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Điều kiện khí hậu, thời tiết tác động trực
tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và các quá trình sinh lý, sinh hoá của
cây. Nói cách khác, điều kiện khí hậu thời tiết không chỉ ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu về sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất cây
trồng, và như vậy điều kiện khí hậu thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến việc
đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất cây trồng. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện
thời tiết, khí hậu của khu vực làm thí nghiệm trong thời gian thực hiện thí
nghiệm, kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Qua số liệu thống kê và theo dõi, chúng tôi có nhận xét về ảnh hưởng
của điều kiện khí hậu, thời tiết đến sinh trưởng, phát triển của lạc trong thời
gian làm thí nghiệm như sau:
Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lạc. Nhiệt độ thích hợp g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc13.pdf