PHẦN MỞ ĐẦU.7
1. Tính cấp thiết của đề tài.7
2. Tình hình nghiên cứu.9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .11
5. Phương pháp nghiên cứu .12
6. Bố cục của đề tài.13
7. Các nguồn tài liệu tham khảo .14
8. Đóng góp của đề tài .15
ChƯơng 1 .17
KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ.17
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH .17
1.1. Các khái niệm .17
1.1.1. Hành chính.17
1.1.2. Vi phạm hành chính.18
1.1.3. Xử phạt vi phạm hành chính.22
1.2. Hệ thống các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính .24
1.2.1. Các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính .24
1.2.2. Nội dung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành.26
ChƯơng 2 .
XÁC ĐỊNH CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
CÔNG TÁC LƯU TRỮ Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
2.1. Quy định của nhà nước Việt Nam về vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ
2.1.1. Quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ trong công tác lưu trữ. .
2.1.2. Các hành vi bị nghiêm cấm.
2.2. Quy định của một số nước trên thế giới xử phạt vi phạm hành chính
2.2.1. Trung Quốc .
2.2.2. Pháp .
2.2.3. Hàn Quốc .
2.2.4. Nga.
2.2.5. Slovenia .
2.3. Một số vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ từ thực tế hoạt động của các cơ quan
nhà nước cấp tỉnh.
2.3.1.Vi phạm hành chính do các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện.
2.3.2.Vi phạm hành chính do các cá nhân, tổ chức khác thực hiện.
2.4. Xác định các hành vi vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ
2.4.1. Vi phạm trong công tác thu thập tài liệu lưu trữ
2.4.2. Vi phạm trong công tác xác định giá trị tài liệu lưu trữ.
2.4.3. Vi phạm trong công tác bảo quản tài liệu lưu trữ .
40 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ ở các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu, tỉnh Hải Dương, Yên Bái, Cao Bằng,
Sơn La, Cần Thơ, Hưng Yên, Hà Nam.
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống: áp dụng phương pháp này để tổng
hợp hiện nay tại Việt Nam đã có quy định nào về xử phạt vi phạm trong công
tác lưu trữ; tổng hợp các quy định về hành vi vi phạm hành chính trong công
tác lưu trữ của một số nước trên thế giới.
- Phương pháp phân tích, so sánh: áp dụng phương pháp này để so
sánh, đối chiếu mức xử phạt vi phạm hành chính giữa những hành vi tương tự
nhau của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu, tác giả
đề xuất quy định chung về việc xử phạt vi phạm trong công tác lưu trữ.
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: áp dụng phương pháp này trong
những lần kiểm tra thực tế công tác lưu trữ tại các địa phương, trong các buổi
Hội thảo, Hội nghị về ngành, lĩnh vực lưu trữ. Tác giả đã có cơ hội trao đổi
với lãnh đạo Chi cục Văn thư - Lưu trữ các tỉnh, công chức, viên chức là
những người trực tiếp làm công tác lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức để thấy
được sự thấu hiểu, quan tâm của các lãnh đạo đối với công tác lưu trữ, thực
trạng công tác lưu trữ hiện nay, việc thực hiện các quy định của nhà nước về
14
lưu trữ còn nhiều vấn đề bất cập, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên
chức và các cá nhân, tổ chức có liên quan đối với công tác lưu trữ và sự cần
thiết phải có một văn bản quy định về chế tài xử phạt những hành vi vi phạm
trong công tác lưu trữ.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 phần:
Chƣơng 1: Khái quát các quy định của nhà nƣớc Việt Nam về xử
phạt vi phạm hành chính
Nội dung Chương 1 tác giả làm rõ một số vấn đề về vi phạm hành
chính, đối tượng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính. Đồng
thời tác giả cũng làm rõ quy định chung hiện nay về xử phạt vi phạm hành
chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đây là nội dung tiền đề làm cơ sở
cho việc xác định những vi phạm hành chính, việc xử phạt vi phạm hành
chính trong công tác lưu trữ ở Chương tiếp theo.
Chƣơng 2: Xác định các hành vi vi phạm hành chính trong công
tác lƣu trữ ở cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh
Nội dung Chương 2 tác giả tìm hiểu quy định của nhà nước hiện nay về
xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ; đồng thời tham khảo quy
định của một số quốc gia trên thế giới về vi phạm hành chính trong công tác
lưu trữ. Trên cơ sở đó tác giả xác định được các hành vi vi phạm hành chính
trong công tác lưu trữ. Các hành vi vi phạm được xác định ở chương này, sẽ
là cơ sở để xác định hình thức xử phạt, mức độ xử phạt đối với từng hành vi
vi phạm cụ thể tại Chương 3.
Chƣơng 3. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính trong công tác lƣu trữ
Trên cơ sở các quy định chung tại Chương 1, các hành vi vi phạm hành
chính trong công tác lưu trữ tại Chương 2 và nghiên cứu các hình thức, biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi thuộc ngành, lĩnh
vực khác nhưng có liên quan, có những điểm giống với các hành vi vi phạm
quy định trong công tác lưu trữ, tác giả đề xuất các hình thức, biện pháp, thẩm
15
quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm tiêu biểu,
phổ biến trong công tác lưu trữ. Từ đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị
đối với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương và địa phương, đối
với cơ quan, tổ chức ở địa phương để công tác lưu trữ ở địa phương ngày
càng phát triển.
7. Các nguồn tài liệu tham khảo
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã tham khảo
các nguồn tư liệu sau:
- Các giáo trình về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, giáo trình Luật
Hành chính.
- Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Việt Nam.
- Tài liệu dịch hiện đang được bảo quản tại Thư viện của Trung tâm
Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
- Các văn bản của Nhà nước quy định về xử phạt vi phạm hành chính
nói chung, xử phạt vi phạm hành chính các ngành, lĩnh vực khác và các văn
bản quy định về công tác lưu trữ;
- Báo cáo về công tác lưu trữ của các tỉnh; Báo cáo thống kê cơ sở công
tác lưu trữ của các tỉnh; Báo cáo tại các cuộc Hội nghị, Hội thảo của Cục Văn
thư và Lưu trữ nhà nước.
- Website:
8. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của Đề tài nếu được thực hiện tốt sẽ có những đóng
góp sau:
- Giúp Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nhìn nhận, đánh giá đúng thực
trạng vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ hiện nay tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
- Là cơ sở cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý ngành lưu trữ tham
mưu và giúp cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
16
về xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức có hành vi vi phạm trong công tác lưu trữ.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả cũng nhận được sự đồng
tình ủng hộ và giúp đỡ của các lãnh đạo, công chức của Cục Văn thư và Lưu
trữ Nhà nước nơi tác giả công tác; các lãnh đạo, công chức, viên chức lưu trữ
tại các sở, ban, ngành nơi tác giả đến khảo sát và các thầy, cô Khoa Lưu trữ
học và Quản trị văn phòng. Đặc biệt là sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình của NGƯT.PGS.TS Vũ Thị Phụng. Qua đây cho phép tác giả gửi lời cảm
ơn chân thành sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã hết sức cố gắng
nhưng do khả năng có hạn nên luận văn không tránh khỏi những sơ suất, thiếu
sót. Tác giả mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và
các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Thùy Dung
17
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VỀ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Hành chính
Hiện nay, thuật ngữ hành chính được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau.
Theo nghĩa rộng, “Hành chính là một thuật ngữ chỉ một hoạt động
hoặc tiến trình chủ yếu có liên quan tới những biện pháp để thực thi những
mục tiêu, nhiệm vụ đã vạch sẵn. Khi có hai người trở lên cùng hợp tác để
thực hiện một mục tiêu chung mà một cá nhân không làm nổi thì ở đó xuất
hiện thể thức thô sơ của quản lý nói chung và hành chính là một dạng của
quản lý” [15; tr5]. Như vậy, theo nghĩa rộng, hành chính có thể được định
nghĩa như những biện pháp tổ chức và điều hành của các tổ chức, các nhóm,
các đoàn thể hợp tác trong hoạt động của mình để đạt được mục tiêu chung.
Vì quản lý liên quan tới nhiều thể thức hoạt động hợp tác vì vậy tất cả những
ai tham gia vào hoạt động hợp tác đều có nghĩa là tham gia vào một dạng hoạt
động của quản lý - đó là công việc hành chính. Tất cả các cơ quan, tổ chức,
18
các hiệp hội, trường học và cả gia đình đều cần đến hành chính để đạt được
mục tiêu chung.
Như vậy, với nghĩa rộng nhất, có thể định nghĩa hành chính như là loại
hoạt động quản lý chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn
thành các mục đích chung.
Theo nghĩa hẹp, Hành chính được nhiều học giả xem là hoạt động quản
lý các công việc của Nhà nước, xuất hiện cùng với Nhà nước. Ở Trung Quốc,
thuật ngữ hành chính có một lịch sử lâu dài. Trong bộ “Tả truyện” viết cách
đây hơn 2000 năm đã có ghi “hành kỳ chính sự”, “hành kỳ chính mệnh” để
chỉ những hoạt động có liên quan đến nhà nước và quyền lực nhà nước. Theo
nghĩa này hành chính thường đi kèm với khái niệm hành chính công [15; tr 6].
Trong từ điển Pháp - Việt, Pháp luật và hành chính có định nghĩa hành
chính công như sau: “...là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ
máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do
các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn bản
dưới luật để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu
hàng ngày của công dân” [41; tr26]
- Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "Hành chính" được hiểu như sau:
+ Thuộc phạm vi chỉ đạo quản lý việc chấp hành luật pháp, chính sách
của Nhà nước, cơ quan hành chính các cấp.
+ Thuộc về những công việc sự vụ như: văn hoá, tổ chức, kế toán...
trong cơ quan Nhà nước; Công tác hành chính, cán bộ hành chính; Có tính
chất giấy tờ, mệnh lệnh khác với giáo dục, thuyết phục; Biện pháp hành
chính.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Hành chính là lĩnh vực hoạt
động của chính phủ thực thi quyền hành pháp, thi hành những chính sách và
pháp luật của nhà nước” [16, tr215]
Tóm lại, hiện nay có 03 cách hiểu về hành chính:
1- Hành chính là hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành;
19
2- Hành chính là hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành của các cơ
quan nhà nước;
3- Hành chính là hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành của các cơ
quan thuộc khối Hành pháp.
Trong phạm vi luận văn này, hành chính được hiểu theo nghĩa thứ 2,
tức là hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước
trong lĩnh vực lưu trữ được thể hiện qua những quy định của cơ quan quản lý
nhà nước, trong đó quy định nhiều việc được phép và không được phép,
những chuẩn mực cần tuân thủ và thực hiện.
1.1.2. Vi phạm hành chính
1.1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính
Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu được nêu ra trong Pháp lệnh xử
phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989. Điều 1 Pháp lệnh này
đã chỉ rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính”.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 không trực tiếp đưa ra
quy định về vi phạm hành chính nhưng Khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh này đã
quy định gián tiếp như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý
nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Tại Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính năm 2002
quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ
quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô
ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
20
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng quan điểm về vi phạm
hành chính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất về dấu hiệu
bản chất của loại vi phạm pháp luật này. Trên cơ sở những nội dung đã được
nêu ra trong các văn bản quy phạm pháp luật trên, có thể khái quát vi phạm
hành chính như sau: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, do cá nhân, tổ chức
thực hiện, với lỗi cố ý hoặc vô ý và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính.
Như vậy, vi phạm hành chính có 4 dấu hiệu sau:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại hay tính nguy hiểm do
hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và
hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính.
Thứ hai, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực
hiện.
Thứ ba, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện,
phải là một việc đã xảy ra thật, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc
mới chỉ là dự định.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận
thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm
nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu
quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả
và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi
phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có
thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải
thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm.
21
Trên đây là 04 dấu hiệu cơ bản để xác định vi phạm đó có phải là vi
phạm hành chính hay không. Tuy nhiên, các vi phạm hành chính phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trong các văn bản pháp luật, có chế
tài xử phạt cụ thể, chủ thể vi phạm có nguy cơ phải gánh chịu các hình thức
xử phạt vi phạm hành chính.
Từ các đặc điểm, dấu hiệu của vi phạm hành chính nói chung, có thể
xác định đặc điểm của vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ như sau:
Thứ nhất, vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ là hành vi trái
pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật trong công tác lưu trữ; tác hại
hay tính nguy hiểm do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu
thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ hai, hành vi vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ do một cá
nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện.
Thứ ba, hành vi vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ đã được
thực hiện. Hiện nay, việc vi phạm các quy định về nhà nước trong công tác
lưu trữ diễn ra khá phổ biến và đã gây ra những hậu quả nhất định như việc
không bảo quản tài liệu theo đúng quy định dẫn đến việc cháy kho tài liệu
hoặc mất tài liệu.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận
thức được vi phạm của mình. Hiện nay, hầu hết các cá nhân, cơ quan, tổ chức
đều nhận thức được việc thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về
công tác lưu trữ là không đúng. Tuy nhiên, vì các lí do khác nhau nên các cá
nhân, cơ quan, tổ chức không có biện pháp hoặc không tìm biện pháp để khắc
phục, xử lý các vi phạm đang diễn ra.
1.1.2.3. Đối tượng vi phạm hành chính
Căn cứ vào các dấu hiệu vi phạm hành chính trên, có thể xác định đối
tượng vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách
nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
22
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính được quy như sau:
- Đối với cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người
không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều
khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành
chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định
người ở độ tuổi này có vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi
trong mặt chủ quan của họ vì thông thường người thực hiện hành vi với lỗi cố
ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp
luật cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính
trong mọi trường hợp.
- Đối với tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định
của pháp luật; cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Như vậy, đối tượng vi phạm hành chính ở đây bao gồm tất cả cá nhân,
tổ chức, không phân biệt đối tượng, có hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy
định của pháp luật về quản lý nhà thì đều là vi phạm hành chính.
1.1.3. Xử phạt vi phạm hành chính
1.1.3.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 2, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính”.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có những đặc điểm sau đây:
23
- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành
chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Luật xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 và các Nghị định hướng dẫn thi hành của
Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử phạt
hành chính áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan
trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật. Luật xử lý vi phạm pháp luật và các văn
bản pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ
thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ
xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc,
trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết
định xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt
áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Việc quyết định áp
dụng biện pháp xử phạt vi phạm đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của
Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi
phạm hành chính còn hướng tới mục đích giáo dục cho mọi người ý thức tuân
thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói chung, ý thức tôn trọng
các quy tắc của đời sống cộng đồng, phòng ngừa các vi phạm pháp luật có thể
xảy ra.
1.1.3.2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Như đã đề cập ở trên, đối tượng vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức
nào vi phạm hành chính đều bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành
24
chính. Theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm
hành chính có quy định: Đối với trường hợp cá nhân là các cán bộ, công
chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm
vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử
phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, đối với các
cán bộ, công chức, viên chức, nếu vi phạm hành chính thì bị xử lý kỷ luật
theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Về mặt bản chất thì đã có hành vi vi phạm hành chính thì đều bị xử
phạt vi phạm hành chính. Nhưng việc xử phạt đối với cán bộ, công chức, viên
chức vi phạm hành chính không gọi là xử phạt vi phạm hành chính mà gọi là
xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Còn đối với các cá nhân, tổ chức khác khi vi phạm hành chính thì bị xử phạt
theo quy định xử phạt vi phạm hành chính.
1.2. Hệ thống các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính
1.2.1. Các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động
quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của
Nhà nước. Đến nay, hệ thống những quy định về xử phạt vi phạm hành chính
nói chung đã từng bước đươc̣ hoàn thiêṇ góp phần quan trọng trong công tác
phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính ở nước ta,
bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể các văn bản: Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946 của Chủ tịch Hồ Chí
Minh quy định việc truy tầm các sự phạm pháp; Sắc lệnh số 175/SL ký ngày
18/8/1953 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định các biện pháp quản chế hành
chính; Nghị quyết số 49/NQ-TVQH năm 1961 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội về tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành vi nguy hại xã hội;
Quyết định số 123/CP năm 1961 của Hội đồng Chính phủ về cấm cư trú ở
những khu vực quan trọng xung yếu về chính trị, kinh tế, quốc phòng; Pháp
25
lệnh xử phạt vi phạm hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
ngày 28 tháng 11 năm 1987 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1990. Đây là văn
bản đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam về xử lý vi
phạm hành chính. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính được nâng lên một tầm
mới với nhận thức về một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các văn bản thay thế, sửa đổi Pháp lệnh ngày 28/11/1987 bao gồm:
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 07/12/1989 thay thế Pháp lệnh
1987; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 thay thế cho
Pháp lệnh 1989; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 thay
thế cho Pháp lệnh năm 1995; Năm 2007, Pháp lệnh này được sửa đổi bằng
Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH sửa đổi một số điều Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh số 44/2008/PL-UBTVQH12 ngày
02/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính năm 2002.
Đến ngày 20 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Côṇg
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Xử lý vi phạm
hành chính. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực, ngày 19
tháng 7 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành
chính. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp đều đã ban hành Nghị định xử phạt vi
phạm hành chính trong các ngành, lĩnh vực. Theo số liệu thống kê tính đến
tháng 6 năm 2015, có 51 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và
Nghị định sửa đổi bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính của 46
ngành, lĩnh vực, bao gồm: an ninh trật tự và an toàn xã hội, kế toán, thống kê,
quản lý tài sản nhà nước...đã được ban hành và có hiệu lực thi hành.
Đối với các cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, thì việc xử lý kỷ
luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức. Cụ thể,
hệ thống các văn bản bao gồm: Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02
năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công
26
chức ngày 28 tháng 4 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003; Nghị định số
35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức và Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08 tháng 02 năm 2006
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày
17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, năm 2008 Luật Cán bộ, Công chức
được ban hành thay thế hệ thống Pháp lệnh cán bộ, công chức trước đây. Sau
đó, một loạt các Nghị định quy định chi tiết những nội dung của Luật Cán bộ,
công chức được ban hành, trong đó về vấn đề xử lý kỷ luật đối với cán bộ,
công chức được quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của
Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. Ngoài ra, năm 2010,
Luật viên chức cũng được ban hành để quy định riêng cho đối tượng là viên
chức và năm 2012, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012
của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường,
hoàn trả của viên chức cũng được ban hành.
Nhìn chung đến nay, hệ thống các văn bản quy định về xử phạt vi phạm
hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm, không phân biệt đối tượng
là cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước hay các cá nhân, tổ chức
khác cơ bản đầy đủ và hoàn chỉnh, góp phần lớn trong công cuộc đảm bảo trật
tự, an toàn xã hội.
1.2.2. Nội dung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện
hành
1.2.2.1. Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
a) Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Theo quy định tại Điều 78 Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ vi phạm
quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có
liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những
hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách; cảnh cáo; cách chức và bãi nhiệm. Đối
với công chức vi phạm quy định thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật
27
sau: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi
việc (Điều 79 Luật Cán bộ, công chức). Nội dung cụ thể từng hình thức kỷ
luật được quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính
phủ quy định về xử lý k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004312_1_0764_2002776.pdf