Luận văn Nghiên cứu áp dụng hệ thống quán lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .3

1.1. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .3

1.1.1. Lịch sử ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .3

1.1.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000.3

1.1.3. Mục đích và phạm vi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000.4

1.2. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trờng ISO 14001.5

1.2.1. Các yếu tố trong tiêu chuẩn ISO 14001 .5

1.2.2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.7

1.3. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam .8

1.3.1. Trên thế giới .8

1.3.2. Tại Việt Nam.13

1.4. Giới thiệu công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex .16

1.4.1. Chức năng của công ty.16

1.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty.17

1.4.3. Sản phẩm của công ty cổ phần Hóa dầu Petrolmex.19

1.4.4. Công nghệ sản xuất .20

1.4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TỢNG VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.23

2.1. Đối tợng nghiên cứu.23

2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .23

2.2.1. Mục tiêu .23

2.2.2. Nhiệm vụ của đề tài.23

2.3. Phơng pháp nghiên cứu.24

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu .24

2.3.2. Phương pháp phân tích tài liệu.24

2.3.3. Phương pháp điều tra .25

pdf120 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu áp dụng hệ thống quán lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 tại công ty cổ phần hóa dầu petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định hỗ trợ doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.3. Thuận lợi và khó khăn xây dựng hệ thống QLMT theo ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex: Trên cơ sở 50 phiếu điều tra được gửi đến đối tượng là cán bộ người lao động hiện đang làm việc tại công ty PLC bao gồm cán bộ quản lý và cán bộ, công nhân thông qua email nội bộ, kết quả thu được như sau: Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về môi trƣờng tại PLC STT Câu hỏi Các lựa chọn Tỷ lệ % 1 Bạn đã từng nghe nói đến ISO 14001? Có 29 58% Chưa 21 42% 2 Bạn có muốn tham gia các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về môi trường? Có 34 68% Không 16 32% 3 Triển khai xây dựng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001? Có 39 78% Không 11 22% (Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra ) 3.3.1 Thuận lợi: Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9000 từ năm 1998 nên có kinh nghiệm khi triển khai áp dụng ISO, điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty đến việc áp dụng các công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, khi 39 xây dựng và được chứng nhận chứng chỉ ISO 9000, công ty đã có sẵn một số thủ tục và chuyên gia cần thiết giúp cho việc triển khai ISO 14001 trở nên dễ dàng hơn. Chính sách chất lượng của công ty là “chất lượng phải đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cán bộ, người lao động quan tâm đến công tác môi trường muốn tham gia các lớp tập huấn về kiến thức môi trường chiếm tỷ lệ 68% và ý kiến đồng ý triển khai xây dựng Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 chiếm 78%. Công ty PLC chỉ sản xuất dầu mỡ nhờn nên khi triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ ít phức tạp và không tốn nhiều thời gian. Bởi cơ cấu sản phẩm đều thuộc nhóm dầu nhờn, hoạt động sản xuất là hoàn toàn giống nhau giữa 2 nhà máy thuộc công ty nên tác động đến môi trường là giống nhau. Vì vậy khi xem xét đánh giá hệ thống QLMT tại một nhà máy sẽ cung cấp đồng thời một kết quả tương tự ở nhà máy thứ 2, do đó rút ngắn thời gian đánh giá chung trong toàn hệ thống công ty. 3.3.2. Khó khăn: Tỷ lệ người chưa từng nghe nói đến hay hiểu về ISO 14001 tại công ty còn chiếm tỷ lệ cao (42%), điều đó gây khó khăn cho việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty. Vấn đề đầu tư công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung điều hành quản lý chất lượng vẫn được quan tâm hơn. Kết quả điều tra cho thấy, có tới 32% người lao động được điều tra không muốn tham gia các lớp tập huấn về môi trường. Xây dựng và duy trì Hệ thống QLMT theo ISO 14001 đòi hỏi kinh phí lớn. Các chi phí này liên quan đến việc xây dựng và duy trì Hệ thống QLMT, chi phí tư vấn và đăng ký với bên thứ ba. Trong hệ thống quản lý tổng thể của công ty chưa xem vấn đề triển khai xây dựng Hệ thống QLMT như một việc làm cấp thiết. 40 3.4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex: Hệ thống QLMT tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex được xây dựng theo TCVN ISO 14001 phiên bản 14001:2004 với quy trình các bước cần tiến hành từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành và được cấp chứng chỉ được mô tả như sau: Hình 3.1: Quá trình xây dựng và xin chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 Lãnh đạo công ty đưa ra cam kết thực hiện Thành lập ban ISO Tìm hiểu yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Đánh giá sơ bộ công tác QLMT hiện tại Xác định khía cạnh môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, chính sách môi trường Xây dựng chương trình QLMT Xác định cơ cấu trách nhiệm Xây dựng hệ thống văn bản về hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Thực hiện chương trình QLMT Đánh giá nội bộ Đánh giá của bên thứ 3 Cấp chứng chỉ 41 Bảng 3.7: Đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex T T Nội dung Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 Tháng thứ 5 Tháng thứ 6 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 - Đưa ra cam kết thực hiện. - Lập ban ISO. 2 - Tìm hiểu yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001. - Đánh giá thực trạng công ty. 3 - Xây dựng chương trình QLMT theo ISO 14001. - Phân công trách nhiệm. 4 Xây dựng hệ thống văn bản theo ISO 14001 5 Ban hành và thực hiện. 6 Đánh giá nội bộ, khắc phục cải tiến. 7 Đánh giá của bên thứ 3. 8 Cấp chứng chỉ. 42 Xây dựng Hệ thống QLMT tại công ty cổ phần Hóa dẩu Petrolimex theo TCVN ISO 14001 phiên bản 14001:2004 gồm 6 nội dung phải thực hiện. Cách thức xây dựng được trình bày cụ thể như sau: 3.4.1. Chính sách môi trƣờng:  Yêu cầu chung: Một Hệ thống QLMT tốt phải đảm bảo có chính sách môi trường do lãnh đạo công ty thiết lập. Đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công của hệ thống bởi chính sách môi trường được xem như kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Do vậy chính sách môi trường cần phản ánh sự cam kết của ban lãnh đạo và đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: - Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. - Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm. - Có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình. - Đề ra khuôn khổ để đề xuất và soát xét các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. - Được lập thành văn bản, thực hiện và được duy trì. - Được thông báo cho tất cả nhân viên của tổ chức. - Sẵn sàng phục vụ cộng đồng. [10]  Đề xuất chính sách môi trƣờng tại công ty PLC: Luôn xem xét các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường, lập phương án bảo vệ môi trường và ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường. - Xác định rõ những ảnh hưởng của sản phẩm đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường tự giác, tích cực. - Xác định mục đích bảo vệ môi trường và duy trì công tác bảo vệ môi trường. - Tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến môi trường, thực hiện tốt các yêu cầu liên quan đến bảo vệ môi trường. 43 - Cùng nhau truyền đạt thông tin, hướng dẫn cán bộ công nhân viên trong công ty thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường. - Nắm bắt những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường, thực hiện tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Công ty lấy chính sách môi trường làm cơ sở để xây dựng và duy trì các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.Chính sách môi trường là cơ sở cho việc đề xuất và soát xét lại mục tiêu, chỉ tiêu môi trường. Chính sách môi trường phải được lập thành văn bản, được áp dụng và duy trì trong công ty. Chính sách và mục tiêu, chỉ tiêu môi trường sẽ được lãnh đạo xem xét, đánh giá và xác định tại các cuộc họp xem xét định kỳ của Ban lãnh đạo công ty. Chính sách môi trường được ban hành toàn công ty phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty (kể cả nhân viên hợp đồng) hoặc các bên liên quan (các nhà cung cấp , nhà thầu xây dựng) và phải sẵn sàng đưa ra công luận. 3.4.2. Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là bước quan trọng tiếp theo khi thực hiện ISO 14001. Quá trình lập kế hoạch được bắt đầu với việc xác định các khía cạnh môi trường và sau đó là xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Đồng thời phải xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cần tuân thủ, sau đó thiết lập một chương trình QLMT đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. 3.4.2.1. Khía cạnh môi trƣờng:  Các định nghĩa: Khía cạnh môi trường được định nghĩa là: “yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường”. [10] Khía cạnh môi trường có ý nghĩa được định nghĩa: “là một khía cạnh có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường”. [10] Tác động môi trường được định nghĩa: “bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường dù là có hại hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức gây ra”. [10] 44  Đề xuất quy trình xác định khía cạnh môi trƣờng tại PLC: Xác định nội dung các hoạt động: Các đơn vị bao gồm văn phòng công ty, nhà máy và kho có trách nhiệm xác định đầy đủ nội dung các quá trình, hoạt động của đơn vị mình. Xác định khía cạnh môi trường tương ứng: Với mỗi hoạt động, xem xét đầu vào đầu ra và xác định khía cạnh môi trường tương ứng. Việc xác định các khía cạnh môi trường dựa vào các thông tin như: lượng phát thải vào không khí, nước, đất, hay mức độ sử dụng năng lượng: điện, nước. Hoạt động của nhà máy và kho được xác định từ sơ đồ công nghệ pha chế dầu nhờn ở hình 1.7. Mỗi hoạt động phát sinh các thành phần chất thải tương ứng được trình bày trong hình 3.4. Hình 3.2: Hoạt động sản xuất và các thành phần chất thải phát sinh Quy trình công nghệ Phân phối Nhập nguyên liệu dầu gốc, phụ gia Pha chế, đóng rót Tồn chứa Đóng gói sản phẩm Dầu rơi vãi, giẻ lau dính dầu, hơi hữu cơ Dầu rơi vãi, giẻ lau, găng tay dính dầu, hơi hữu cơ, tiếng ồn Thùng carton, can nhựa, dầu rơi vãi, giẻ lau, găng tay dính dầu Cặn dầu, hơi hữu cơ Bụi, khí thải, tiếng ồn Chất thải phát sinh 45  Xác định khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa: Sau khi xác định các khía cạnh môi trường, sử dụng các tiêu chí được đề cập trong bảng 3.8 để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Bảng 3.8: Tiêu chí xác định khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa STT Tiêu chí Ký hiệu Điểm 1 Tác động của khía cạnh môi trường tới môi trường A 1.1 Ô nhiễm đất Đ 1 1.2 Ô nhiễm nước N 1 1.3 Ô nhiễm không khí K 1 1.4 Ô nhiễm tiếng ồn Ô 1 1.5 Mất mỹ quan M 1 1.6 Suy thoái tài nguyên T 1 2 Phạm vi ảnh hưởng của khía cạnh môi trường B 2.1 Phạm vi người vận hành, sử dụng 1 2.2 Tổ, phòng ban 2 2.3 Đơn vị 3 2.4 Ngoài Công ty 4 3 Các yêu cầu Pháp luật & yêu cầu khác C 3.1 Không có các yêu cầu liên quan 0 3.2 Có yêu cầu liên quan 5 4 Tần suất xảy ra khía cạnh môi trường D 4.1 Trên 1 năm 1 4.2 Trên 1quí 2 4.3 Trên 1 tháng 3 4.4 Hằng tuần 4 4.5 Hằng ngày 5 5 Mức độ nghiêm trọng E 5.1 Không nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng rất hạn chế đến môi trường và con người (hoặc số lượng thải ra không đáng kể) 0,5 5.2 Ảnh hưởng đáng kể tại nơi xảy ra sự cố và các khu vực lân cận, và có ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến môi trường và con người 1 5.3 Rất nghiêm trọng, ảnh hưởng toàn bộ công ty, khu vực bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người (Hoặc thải ra với số lượng lớn). 2 Tổng điểm đƣợc tính theo công thức: (T= (A + B + C + D)*E)) Nếu T ≥ 10 : khía cạnh môi trƣờng đƣợc xem là có ý nghĩa (Nguồn: Tài liệu đào tạo của trung tâm năng suất Việt Nam) 46 Bảng 3.9: Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trƣờng tại PLC Hoạt động Khía cạnh Môi trƣờng Tình Trạng Tiêu chí đánh giá Tổng điểm A B C D E Đ N K Ô M T Σ Văn phòng trụ sở chính Văn phòng (thắp sáng, điều hòa, thiết bị văn phòng) Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8 Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7 CTNH văn phòng: bóng đèn, hộp mực in, pin. KBT 1 1 1 3 3 5 3 1 14 Tiêu thụ nước BT 1 1 2 4 5 5 0.5 8 Phát sinh nước thải BT 1 1 2 4 5 5 0,5 8 Cháy nổ KC 1 1 1 1 4 3 5 1 1 13 Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý, Nhà Bè Văn phòng Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8 Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Tiêu thụ nước BT 1 1 2 4 5 5 0.5 8 Phát sinh CTNH KBT 1 1 1 3 3 5 3 1 14 Phát sinh nước thải BT 1 1 2 4 5 5 1 16 Cháy nổ KC 1 1 1 1 4 4 5 1 2 28 Nhập nguyên vật liệu (dầu gốc, phụ gia) Phát sinh CTNH (dầu rơi vãi, giẻ lau dính dầu) KBT 1 1 1 1 4 4 5 5 1 18 Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5 Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 5 2 40 Tràn dầu KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 3 2 36 Pha chế đóng rót Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8 CTNH (dầu rơi vãi, giẻ lau, găng tay dính dầu) KBT 1 1 1 1 4 4 5 5 1 18 Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5 Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 5 2 40 Tồn chứa CTNH (cặn dầu thải) KBT 1 1 1 3 4 5 2 1 14 Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5 Phương tiện vận tải Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 5 0.5 7.5 Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7 47 Gia công, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 2 0.5 6.5 Phát sinh cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 2 2 34 Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5 Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5 Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5 Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 2 0.5 6 Phát sinh hồ quang điện BT 1 1 2 3 5 2 1 12 Kho dầu nhờn Đức Giang Văn phòng Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 5 0.5 8 Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Tiêu thụ nước BT 1 1 2 4 5 5 0.5 8 Phát sinh CTNH KBT 1 1 1 3 3 5 3 1 14 Phát sinh nước thải BT 1 1 2 4 5 5 1 16 Cháy nổ KC 1 1 1 1 4 4 5 1 2 28 Tồn chứa CTNH (cặn dầu thải) KBT 1 1 1 3 4 5 2 1 14 Phát sinh hơi hữu cơ BT 1 1 4 5 5 0.5 7.5 Vận chuyển của xe Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 5 0.5 7.5 Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 5 0.5 7 Gia công, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị Phát sinh CTR BT 1 1 1 3 3 5 2 0.5 6.5 Phát sinh cháy nổ KC 1 1 1 1 1 1 6 4 5 2 2 34 Tiêu thụ điện BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5 Phát sinh tiếng ồn BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5 Phát sinh khí thải BT 1 1 3 5 2 0.5 5.5 Phát sinh bụi BT 1 1 2 3 5 2 0.5 6 Phát sinh hồ quang điện BT 1 1 2 3 5 2 1 12 Ghi chú: CTNH: chất thải nguy hại; CTR: chất thải rắn; BT: Bình thường; KBT: Không bình thường; KC: khẩn cấp. 48 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp các khía cạnh môi trƣờng đáng kể tại PLC TT Khía cạnh môi trƣờng đáng kể Điểm của các khía cạnh môi trƣờng Tác động môi trƣờng Đối sách Văn phòng Nhà may Kho 1 Phát sinh CTNH (văn phòng, giẻ lau, găng tay dính dầu, cặn dầu thải) 14 18 14 - Ảnh hưởng đến nguồn nước. - Ảnh hưởng đến môi trường đất. - Ảnh hưởng sức khỏe con người. - Đăng ký chủ nguồn thải nguy hại. - Phân loại rác thải tại nguồn. - Ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị chức năng. 2 Phát sinh nước thải 0 16 16 - Ảnh hưởng nguồn nước tiếp nhận. - Ảnh hưởng đến môi trường đất. - Nộp phí nước thải. - Đo đạc, quan trắc chất lượng nước thải đầu ra. 3 Cháy nổ 13 40 34 - Ảnh hưởng đến tính mạng con người - Thiệt hại đến tài sản công ty, mỹ quan - Ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. - Tập huấn, diễn tập PCCC - Trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC. 4 Sự cố tràn dầu 0 36 0 - Tác động môi trường - Thiệt hại tài sản - Lập phương án ứng phó sự cố tràn dầu. 5 Phát sinh hồ quang điện 0 12 12 - Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. - Trang bị các kính bảo hộ - Khoanh vùng và dùng các thiết bị che chắn thích hợp trong trường hợp tiến hành sửa chữa. 3.4.2.2. Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác: Yêu cầu này đòi hỏi PLC phải xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ đảm bảo hoạt động, sản phẩm của mình. Đồng thời thiết lập và duy trì thủ tục để tiếp cận với các yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác. Yêu cầu pháp luật: bao gồm luật liên quan đến việc đảm bảo môi trường và các văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị định,... Các yêu cầu khác: - PLC là thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trực thuộc Bộ Công Thương, do đó cần thường xuyên cập nhật và thực hiện các quy định, văn bản, yêu cầu do Bộ hay Tổng công ty ban hành. - Các đơn vị của công ty đều nằm trong khuôn viên của Tổng kho xăng dầu tại các địa bàn tương ứng nên cần tuân thủ các yêu cầu của Tổng kho. 49 Danh sách luật và các yêu cầu khác cần nhận biết và tiếp cận liên quan tới các khía cạnh môi trường phát sinh tại công ty PLC có thể được xác định như sau: Bảng 3.11: Danh sách luật và các yêu cầu khác tại PLC STT Luật và các yêu cầu khác Hành động tuân thủ 1 Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 - Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. - hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường. - Đảm bảo nước thải, khí thải, tiếng ồn,... không vượt tiêu chuẩn. - Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động sản xuất. - Báo cáo định kỳ và khi có yêu cầu. 2 Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12. - Không xây dựng công trình trong khu vực cần bảo vệ. - Hoạt động không làm thay đổi môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học. 3 Luật PCCC 27/2001/QH10 ngày 26/09/2001 Quy định về việc phòng cháy chữa cháy. - Xây dựng phương án phòng cháy (thiết bị, đội phòng cháy, phương án thoát hiểm, ...). - Trang bị thiết bị, phương tiện phòng cháy. - Xây dựng các sơ đồ thoát hiểm. - Đào tạo nhân viên chuyên trách về phòng cháy. - Diễn tập phòng cháy chữa cháy. - Quản lý hồ sơ. 4 Luật lao động số 84/2007/QH11 ngày 02/04/2007. - Kiểm tra định kỳ các thiết bị sản xuất đảm bảo an toàn lao động. - Đo kiểm các chỉ tiêu môi trường, đảm bảo môi trường lao việc. 5 Nghị định thư Kyoto – công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. - Sử dụng công nghệ phát triển sạch, hạn chế phát thải các chất ô nhiễm. 6 Nghị định 149/2004/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Xin cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước ngầm. - Cấp giấy phép xả thải. 7 Thông tư 12/2011/TT-BTNM Quy định về quản lý chất thải nguy hại Quyết định 23/2006/QD-BTNMT về Danh mục chất thải nguy hại. - Lập sổ chủ nguồn thải nguy hại - Lập danh sách quản lý và báo cáo định kỳ cho Sở tài nguyên môi trường địa phương. - Thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo quy định và chuyển giao cho đơn vị có chức năng. 8 Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn việc thực hiện một số điều khoản của luật bảo vệ môi trường. - Lập "Đánh giá tác động môi trường" (nếu có) - Quản lý chất thải thải. 50 9 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. - Tuân thủ cam kết nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết. 10 Thông tư số 3370/TT-MTg/BKHCN- MT về việc hướng dẫn khắc phục sự môi trường do cháy nổ xăng dầu. - Xây dựng phương án PCCC. - Thành lập ban chỉ đạo ứng phó sự cố nguy hiểm. - Xây dựng phương án ứng phó sự cố tràn dầu. 11 Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Công nghệ sản xuất hiện đại, hạn chế ô nhiễm. - Kiểm soát chất lượng môi trường tại đơn vị. 12 Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. - Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. - Hoạt động đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn để ngăn ngừa sự cố. 13 - QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - TCVS 3733 – 2002/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. - TCVN 5508-2009 Không khí vùng làm việc - điều kiện vi khí hậu. - QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH. - QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công. nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ - QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp. - Định kỳ quan trắc chất lượng môi trường. - Đảm bảo các thông số đo đạc đạt tiêu chuẩn môi trường và báo cáo cho sở tài nguyên môi trường . - Thực hiện các biện pháp xử lý, phòng chống để giảm thiểu ô nhiễm.  Quy trình tiếp cận luật môi trƣờng và các yêu cầu khác:  Tiếp cận luật và các yêu cầu khác: Đối với luật: - Khi công ty nhận được công văn hay thông báo liên quan đến vấn đề môi trường, chuyển tới bộ phận quản lý môi trường để xử lý. - Nhân viên được chỉ định trong bộ phận quản lý môi trường kiểm tra nội dung của công báo có các thông tin về pháp luật liên quan đến môi trường hay không. Nếu có thì cập nhật vào danh sách luật môi trường. - Công tác cập nhật các văn bản luật liên quan đến môi trường phải được thực hiện một cách chủ động và thường xuyên. 51 Đối với các yêu cầu khác: Bộ phận chuyên trách thuộc Hệ thống QLMT kiểm tra nội dung của các yêu cầu khác xem có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của công ty hay không. Nếu có thì cập nhật vào danh sách các yêu cầu khác.  Thực hiện đáp ứng luật và các yêu cầu khác: - Khi có văn bản luật hoặc các yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ, bộ phận QLMT báo cáo lên Tổng giám đốc để xem xét mức độ quan trọng. Các yêu cầu mới cần được thông báo cho toàn công ty hoặc các bộ phận liên quan để mọi người có thể tiếp cận đồng thời tiếp nhận ý kiến về các quy định đó và sẵn sàng cho những sửa đổi của chương trình môi trường để có thể đáp ứng được các yêu cầu này. - Hình thức thông báo: thông qua mạng nội bộ, bảng tin hoặc qua văn bản. - Sau khi thông báo các yêu cầu phải tuân thủ, bộ phận chuyên trách cần phải xem xét, đánh giá sự tuân thủ trong công ty. 3.4.2.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chƣơng trình quản lý môi trƣờng : Mục tiêu môi trường: là mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường mà công ty tự đặt ra nhằm đạt tới và được lượng hóa khi có thể [10] Chỉ tiêu môi trường: là yêu cầu chi tiết về kết quả thực hiện, lượng hóa được khi có thể, áp dụng cho đơn vị, bộ phận, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường cần phải đề ra để đáp ứng nhằm đạt được những mục tiêu đó. [10]  Thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trƣờng: Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu tại PLC: - Phù hợp với “Chính sách môi trường” bao gồm cả việc ngăn ngừa ô nhiễm, được định lượng hóa khi có thể và thực hiện cải tiến liên tục khi thấy cần thiết. - Phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật. - Phản ánh được các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. - Xem xét dây chuyền công nghệ, yêu cầu về hoạt động kinh doanh, tài chính. - Quan điểm của bên hữu quan. - Đáp ứng với tiêu chuẩn quản lý do công ty quy định. 52 Trong đó bên hữu quan được định nghĩa là: “cá nhân hoặc nhóm liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động về môi trường của một tổ chức” như: các cơ quan lân cận, nhóm môi trường, cư dân, các nhà chính trị, người lao động, cổ đông, khách hàng. [11] Cách xác định quan điểm của bên hữu quan: - Đại diện của công ty tham dự các cuộc hội họp tại khu vực. - Đại diện của công ty thường xuyên tham gia vào kế hoạch đáp ứng với tình trạng khẩn cấp của địa phương. - Có một kênh thông tin để thu thập ý kiến từ cộng đồng. - Công ty tạo điều kiện cho những cơ quan có chức năng, các nhà môi trường và các bên quan tâm thăm quan công ty. - Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng như trao đổi thông tin, các hoạt động quản lý chất thải tại địa phương. - Điều tra khách hàng.  Lập chƣơng trình quản lý môi trƣờng: Sau khi công ty đã thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu phải xây dựng và duy trì một chương trình quản lý môi trường để thực hiện những mục tiêu đã nêu ra. Những mục cần đề cập khi thiết lập chương trình quản lý môi trường: - Phải chỉ rõ người chịu trách nhiệm; - Đề ra các biện pháp và lập kế hoạch cơ bản để thực hiện; - Có thể đối chiếu với mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. [10] Trong đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 tại công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, xây dựng chương trình quản lý môi trường đề cập đến các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã được thiết lập và nội dung về người chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động đó. Chương trình QLMT tại PLC được đề xuất cụ thể trong bảng 3.12. 53 Bảng 3.12: Đề xuất chƣơng trình quản lý môi trƣờng tại PLC Mục tiêu Chỉ tiêu Nội dung thực hiện Trách nhiệm Quản lý môi trường hướng tới sự phát triển bền vững Thực hiện, duy trì và cải tiến Hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 và yêu cầu đánh giá chứng nhận 1. Phổ biến chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho các phòng ban. 2. Đánh giá tác động môi trường : - Nhận diện, đánh giá các khía cạnh môi trường. - Đánh giá tác động môi trường khi có kế hoạch mở rộng hay thay đổi hoạt động của công ty. - Thực hiện các biện pháp quản lý đối với các khía cạnh môi trường. 3. Cập nhật, tuân thủ luật môi trường và các quy định liên quan. 4. Thực hiện đào tạo: - Đào tạo chuyên viên môi trường. - Đào tạo nhân viên đánh giá môi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvan_vothithanhthuy_2011_3433_1869503.pdf
Tài liệu liên quan