MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.3
1.1. Vi khuẩn lactic (LAB) .3
1.1.1. Đặc điểm hình thái.3
1.1.2. Quá trình lên men lactic.5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn lactic.6
1.2. Ứng dụng của vi khuẩn lactic.8
1.2.1. Ứng dụng của vi khuẩn lactic nói chung .8
1.2.2. Ứng dụng của vi khuẩn L. plantarum .9
1.3.Bacteriocin.10
1.3.1. Định nghĩa .10
1.3.2. Phân loại .10
1.3.3. Cơ chế hoạt động của bacteriocin.11
1.3.4. Đặc điểm của bacteriocin ở các nhóm vi khuẩn.12
1.3.5. Các đặc tính của bacteriocin.13
1.3.6. Bacteriocin từ vi khuẩn lactic .14
1.3.7. Phương pháp tinh sạch bacteriocin.17
1.4. Tình hình nghiên cứu bacteriocin từ vi khuẩn lactic.19
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới.19
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước.21
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .24
2.1. Nguyên liệu.24
2.1.1. Chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum.24
2.1.2. Chủng vi khuẩn kiểm định.24
2.1.3. Môi trường, hóa chất và thiết bị .24
2.2. PhƯơng pháp nghiên cứu.26
2.2.1. Nghiên cứu điều kiện thích hợp cho khả năng sinh tổng hợp bacteriocin
.27
2.2.2. Một số tính chất của bacteriocin.28
2.2.3. Tinh sạch bacteriocin bằng hệ thống AKTA.29
37 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu bacteriocin của vi khuẩn lactobacillus plantarum phân lập từ mẫu chao tại huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vòng có chứa 3.308.274 cặp base, % GC của nhiễm sắc thể là 44,5%
và các plasmid có % GC thấp hơn. L. plantarumWCFS1 có ba plasmid là
pWCFS101, pWCFS102, và pWCFS103 với kích thước tương ứng là 1.917 bp,
2.365 bp và 36.069 bp. Trình tự gen trên nhiễm sắc thể có tính có tính đa dạng di
truyền giúp vi khuẩn L. plantarum thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác
nhau[39].
1.1.2. Quá trình lên men lactic
Lên men lactic là quá trình chuyển hóa đường trong điều kiện kị khí với sản
phẩm là axit lactic tích lũy trong môi trường. Quá trình này có thể tóm tắt theo
phương trình sau:
6
Các loài vi khuẩn lactic khác nhau về cơ chế chuyển hóa glucozơ. Một vài
loài vi khuẩn lactic trải qua quá trình đường phân trong điều kiện kị khí tạo axit
lactic và nhóm này được gọi là lên men đồng hình. Một số nhóm khác ngoài axit
lactic còn tạo ra rượu, CO2 và nhóm này được gọi là lên men dị hình [19,21].
1.1.2.1. Lên men lactic đồng hình
Các vi khuẩn lactic lên men đồng hình phân giải đường theo con đường EMP
(Embden - Meyerhof – Parnas Pathway) và tạo ra sản phẩm chủ yếu là axit lactic
(hơn 85%). Phương trình tóm tắt của quá trình lên men đồng hình như sau:
C6H12O6 + 2ADP + 2Pi 2CH3CHOHCOOH + 2ATP
GlucozơAxit lactic
Một số vi khuẩn lactic lên men đồng hình thường gặp là Lactococus lactis,
L.casei, L. delbrueckii,[19,21].
1.1.2.2. Lên men lactic dị hình
Ngoài axit lactic (chiếm đến 50%), quá trình lên men lactic dị hình còn có
các sản phẩm phụ khác như etanol, axetat, CO2,. Phương trình tóm tắt của quá trình lên
men dị hình như sau:
C6H12O6CH3CHOHCOOH + CH3CH2OH + CO2 + xKcal
GlucozơAxit lactic Etanol
Một số vi khuẩn lactic lên men dị hình thường gặp là L. amylovorus, L.
reuteri, L. manihotivorans,... [19,21].
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn
lactic.
1.1.3.1. Cacbonhydrat
Cacbonhydrat là nguồn cung cấp cacbon và năng lượng thiết yếu cho sự sinh
trưởng của vi khuẩn lactic. Ngoài ra, cacbon cũng có thể được lấy từ protein, axit
aminvà glyxerol. Vi khuẩn lactic sử dụng được hầu hết các loại đường, song
7
glucozơ là nguồn cacbon thích hợp nhất và tùy từng loại LAB khác nhau mà nguồn
cacbon phù hợp được lựa chọn. Chẳng hạn như L. acidophilus sinh trưởng mạnh
hơn khi thay thế glucozơ bằng mantozơ, salicin, raffinozơ hoặc melibiozơ; L.
fermentum sinh trưởng tốt nhất với nguồn cacbon là maltozơ; S. thermophilus phát
triển mạnh trong môi trường có lactozơ, [21].
1.1.3.2. Axit amin và peptit
Nitơ ở dạng axit amin hoặc peptit là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho
quá trình phát triển sinh khối của vi khuẩn lactic. Axit amin và peptit có thể thu
nhận qua các hoạt động của enzym proteaza hoặc sự phân giải protein. Theo đó,
các peptit sẽ được chuyển hóa thành các axit amin tự do và một số hợp chất khác.
Quá trình sinh trưởng của LAB phụ thuộc vào nguồn cung cấp nitơ hữu cơ do vi
khuẩn này ít có khả năng sinh tổng hợp axit amin từ nguồn nitơ vô cơ. Nhu cầu
axit amin của LAB khác nhau tùy theo chủng, loài. Ví dụ, chỉ có 3 axit amin cần
thiết cho sự phát triển của vi khuẩn L. plantarum trong khi L. acidophilus cần tới
14 axit amin [21].
1.1.3.3. Vitamin
Nhu cầu vitamin của vi khuẩn lactic có thể phân chia thành 3 nhóm: vitamin
thiết yếu, vitamin kích thích và vitamin không thiết yếu. Sự sinh trưởng và phát
triển của vi khuẩn lactic có thể giảm từ 34 – 67% nếu không có các nhóm vitamin
này trong môi trường dinh dưỡng. Trong đó, axit pantothenic (vitamin B5), axit
riboflavin (vitamin B2) và axit nicotinic (vitamin B3 hay vitamin PP) là những loại
vitamin rất cần thiết cho hầu hết các chủng LAB.Khi thiếu riboflavin, sự sinh
trưởng L. plantarum bị ức chế hoàn toàn. Một số vitamin (chẳng hạn như vitamin H,
vitamin C,) có thể là yếu tố kích thích cho sự tăng trưởng của một số chủng LAB
nhưng lại không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của một số chủng LAB khác [21].
1.1.3.4. Khoáng chất
Các khoáng chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn lactic là hỗn hợp
chứa các ion như kali, natri, magiê, mangan, sắt, clo và photphat. Trong đó, Mn2+
có tác động tích cực đến sự phát triển và quá trình sản sinh ra axit lactic. Ngoài ra,
Mg
2+ còn tham gia vào trung tâm hoạt động của một số enzym hoặc đóng vai trò
hoạt hóa các enzym xúc tác trong quá trình lên men lactic, nhờ đó hỗ trợ vi khuẩn
8
sử dụng tốt hơn các loại đường. Mg2+ là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển
của các vi khuẩn L. casei, L. lactis, L. delbrueckii, L. helveticus và L. acidophilus .
Ngoài ra, nó đảm nhiệm chức năng là cofactor đối với nhiều enzym liên quan đến
quá trình vận chuyển và trao đổi chất như fructokinaza, photphoketolaza và axetat
kinaza [21].
1.1.3.5. Nhiệt độ
Khoảng nhiệt độ phát triển của vi khuẩn lactic khá rộng, trải dài từ 15oC –
40
o
C. Trong đó, 24 – 30oC là khoảng nhiệt độ tối ưu nhất cho sự phát triển của LAB
cũng như quá trình lên men để tạo ra axit lactic. Các loài có nhiệt độ phát triển tối
ưu trong khoảng 40oC – 45oC được gọi là vi khuẩn ưa nhiệt; các loài có nhiệt độ
phát triển tối ưu trong khoảng 20oC - 40oC được gọi là vi khuẩn ưa ấm. Những loài
vi khuẩn lactic sống trong đường ruột của người và động vật hầu hết thuộc loại ưa
ấm[50].
1.1.3.6. pH
Vi khuẩn lactic hoạt động trong dải pH rộng. Khả năng điều chỉnh pH trong
tế bào chất là một trong những đặc điểm sinh lý quan trọng nhất giúp cho vi khuẩn
này có khả năng chịu axit thấp hơn so với nhiều loài vi khuẩn khác. Đa số các vi
khuẩn lactic có dải pH tối ưu cho sự phát triển là 5,5 - 6,2 (Lactobacilus); 6 – 6,5 (L.
plantarum); 5,5 - 6,5 (Pediococcus) và 6,3 - 6,5 (Leuconostoc)[50].
1.2. Ứng dụng của vi khuẩn lactic
1.2.1. Ứng dụng của vi khuẩn lactic nói chung
Vi khuẩn lactic được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
công nghiệp, nông nghiệp, chế biến bảo quản thực phẩm, y học, để sản xuất các
chế phẩm sinh học phục vụ đời sống. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, vi
khuẩn này được sử dụng để lên men các sản phẩm từ sữa, từ thịt và tạo ra các phụ
gia thực phẩm. Đáng kể nhất hiện nay là việc ứng dụng vi khuẩn lactic trong sản
xuất các chế phẩm sinh học để phục vụ nông nghiệp, chống ô nhiễm và bảo vệ môi
trường [36].
Trong quá trình lên men, ngoài axit lactic, vi khuẩn lactic còn sản sinh nhiều
hoạt chất có giá trị như chất thơm, vitamin, bacteriocin, Do đó, chúng được sử
dụng trong ủ chua thức ăn gia súc nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng và năng suất
9
trong chăn nuôi. Một số chủng vi khuẩn lactic được ứng dụng nhiều nhất là L.
plantarum, Leuconostoc mesenteroides [36].
1.2.2. Ứng dụng của vi khuẩn L. plantarum
Rất nhiều ứng dụng gắn liền với L. plantarum trong quá trình sản xuất các chế
phẩm probiotic đã được công bốtrên các tạp chí khoa học uy tín. Hầu hết các nghiên
cứu đều cho rằng, vi khuẩn lactic nói chung và L. plantarum nói riêng có vai trò bảo
vệ, tăng cường chức năng đường ruột và cải thiện các triệu chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, L. plantarum còn tác động tích cực đến hệ vi sinh vật trong đường ruột, quá
trình chuyển hóa lipit và làm giảm hội chứng viêm[36].
Vi khuẩn L. plantarum có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin hiện diện tự
nhiên trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, do vậy nó góp phần cải thiện đặc
tính cảm quan và đóng một vai trò thiết yếu trong việc kéo dài thời hạn sử dụng
thực phẩm. Nhờ đó, những phương pháp xử lý vật lý sử dụng trong quá trình bảo
quản thực phẩm có khả năng được giảm thiểu. Do vậy, L. plantarum đáp ứng các
yêu cầu của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm tươi sống và thực phẩm
đóng gói chứa ít hàm lượng chất bảo quản. Trong lĩnh vực y học, các ứng dụng của
L. plantarum được các nhà khoa học quan tâm nhờ khả năng bảo vệ bề mặt da và
điều trị nhiễm trùng vết thương gây ra do bỏng [36].
Một ứng dụng khác của L. plantarum liên quan đến việc xử lý mùi phân của
heo, đặc biệt là ở các trang trại lớn. Bình thường, chế độ ăn uống có thể giảm bớt
mùi hôi này nhưng lại tốn kém và hạn chế khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng.
Trong khi đó, việc bổ sung vi khuẩn L. plantarum vào chế độ ăn của heo, có hoặc
không bổ sung insulinlàm giảm đáng kể mùi phân của heo mà không ảnh hưởng đến
quá trình tiêu hóa thức ăn [36].
Nhờ khả năng ngăn chặn sự bám dính của E.coli vào màng nhầy, L.
plantarum làm giảm hoạt động của nội độc tố do E.coli tiết ra, đồng thời đóng vai
trò quan trọng trong việc chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, L.
plantarum cũng hỗ trợ tiêu hóa các chất xơ có trong lúa mì, lúa mạch đen, men
bia, Do đó, những vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng được cải thiện
đáng kể. L. plantarum còn được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol
khi chúng hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với Lactobacillus paracasei trong khẩu
10
phần ăn của chuột. Bên cạnh vai trò là giống khởi động trong quá trình lên men
thực phẩm, vi khuẩn L. plantarum và bacteriocin của nó cũng được ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất các sản phẩm probiotic [18,36].
1.3.Bacteriocin
Công trình đầu tiên và lâu đời nhất về bacteriocin là công trình của Gratia và
cộng sự vào năm 1925. Họ đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của colicin V
được sinh tổng hợp bởi E. coli. Định nghĩa về bacteriocin đầu tiên đã dựa trên đặc
tính của colicin. Đó là một chất có khả năng gây chết nhiều vi sinh vật, có phổ hoạt
động hẹp và phổ hoạt động này bị giới hạn ở những loài tương tự như vi khuẩn sản
xuất. Các loài vi khuẩn Gram dương được nghiên cứu về khả năng sản sinh
bacteriocin lúc bấy giờ là: Bacillus sp.; Listeria sp. và Staphylococcus sp. Số lượng
công bố nghiên cứu về bacteriocin trong những năm 1980 đã có sự gia tăng đáng kể.
Từ thời điểm này những nghiên cứu về bacteriocin với định hướng như một chất
kháng khuẩn an toàn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm đã bắt đầu phát triển [15].
1.3.1. Định nghĩa
Bacteriocin là chất kháng khuẩn có bản chất peptit hoặc protein được tổng
hợp theo con đường riboxom ở cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương để chống lại
các vi khuẩn khác có quan hệ gần gũi với chúng. Bacteriocin không gây dị ứng và
không gây hại cho sức khỏe con người (do nó bị phân hủy bởi proteinaza, lipaza ở
đường ruột) [10].
1.3.2. Phân loại
Cho đến nay có khoảng 200 loại bacteriocin đã được xác định. Các
bacteriocin rất đa dạng về cấu trúc và chức năng. Tuy nhiên, việc phân loại
bacteriocin hiện vẫn chưa được rõ ràng và đang còn tranh cãi. Các bacteriocin
thường được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, phương pháp
phân loại được chấp nhận và sử dụng phổ biến là dựa trên trọng lượng phân tử, cấu
trúc và một số đặc tính của bacteriocin. Theo đó, bacteriocin được chia thành 4 lớp:
lớp I, lớp II lớp III và lớp IV. Bacteriocin lớp I và lớp II là đối tượng được tìm hiểu
và nghiên cứu nhiều hơn hơn hai lớp còn lại [31].
11
1.3.2.1. Lớp I
Bacteriocin lớp I hay còn gọi là Lanbiotic là những peptit nhỏ (< 5 kDa), bền
nhiệt và tác động lên cấu trúc màng. Một bacteriocin tiêu biểu và được nghiên cứu
sâu của nhóm này là nisin. Các lantibiotic được chia thành 2 phân lớp là Ia, Ib dựa
trên cấu trúc hóa học và phương thức hoạt động [31,47].
1.3.2.2. Lớp II
Lớp II còn được gọi là lớp Non-Lanbiotic, bao gồm các bacteriocin có trọng
lượng phân tử <10 kDa, bền nhiệt và không chứa lanthionine. Các bacteriocin lớp II
có thể chia thành 3 phân lớp là IIa, IIb và IIc [31,47].
1.3.2.3.Lớp III
Lớp III bao gồm những peptit lớn, có trọng lượng phân tử > 30 kDa và
không bền nhiệt. Hầu hết các bacteriocin lớp này được phân lập từ các vi khuẩn
thuộc chi Lactobacillus. Đại diện cho lớp III là helveticin J được sản xuất bởi vi
khuẩn L. helveticus 481, lactacin B được sản xuất bởi L. acidophilus [31,47].
1.3.2.4. Lớp IV
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về lớp này. Một cách tổng quát, các bacteriocin
lớp IV được định nghĩa là các bacteriocin phức tạp có chứa các nhóm chức lipit
hoặc cacbonhydrat. Ví dụ về bacteriocin của lớp này là các glycoprotein (lactocin
27), lipoprotein (lacstrepcins),[31,47].
1.3.3. Cơ chế hoạt động của bacteriocin
Bacteriocin đóng vai trò như một hệ thống miễn dịch tự nhiên của vi khuẩn.
Theo đó, các vi khuẩn Gram dương và Gram âm có thể sinh tổng hợp nhiều loại
bacteriocin nhằm kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn khác.
12
Hình 1.1: Cơ chế hoạt động của bacteriocin [51]
Bacteriocin là chất kháng khuẩn có bản chất là protein hay peptit được tổng
hợp theo con đường riboxom. Khi được sinh tổng hợp bởi vi khuẩn sản xuất,
bacteriocin có thể kết hợp với các thụ thể tương ứng trên bề mặt tế bào của các vi
khuẩn nhạy cảm để tiêu diệt vi khuẩn. Các bacteriocin có thể tạo thành các kênh
làm thay đổi tính thấm của màng tế bào; nó cũng có thể đóng vai trò như một loại
nucleazavới chức năng phân giải ADN, ARN hoặc tấn công vào lớp peptidoglycan
để làm suy yếu thành tế bào (Hình 1.1) [51].
1.3.4. Đặc điểm của bacteriocin ở các nhóm vi khuẩn
Bacteriocin được sinh tổng hợp ở cả vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram
dương với những đặc điểm sau:
Bacteriocin của vi khuẩn Gram âm: Gồm nhiều loại khác nhau về kích
thước, kiểu tác động và cơ chế miễn dịch. Bacteriocin của vi khuẩn Gram âm có
phổ kháng khuẩn hẹp hoặc có hoạt độ yếu hơn bacteriocin của vi khuẩn Gram
dương [43].
Bacteirocin của vi khuẩn Gram dƣơng: Các bacteriocin này rất đa dạng.
Tuy nhiên, quá trình sinh tổng hợp bacteriocin ở vi khuẩn Gram dương không gây
chết vi sinh vật chủ và quá trình này cần nhiều gen hơn ở vi khuẩn Gram âm [43].
13
1.3.5. Các đặc tính của bacteriocin
1.3.5.1. Tính chất hóa học
Bacteriocin có bản chất là protein, nhưng cũng có thể là hỗn hợp của protein
với các chất khác. Các enzym đặc trưng như proteinaza, lipaza,được sử dụng để
kiểm tra bản chất protein. Phân tích hóa học cho thấy, bacteriocin là loại protein
đơn giản, có trọng lượng phân tử thấp. Tuy nhiên, bacteriocin đã được tinh sạch
từmột số vi khuẩn như Staphylococcus, Clostridium và Lactobacillus cho thấy
chúng là những phân tửphức tạp (ngoài cấu trúc protein chúng còn có thêm nhóm
chức lipit hoặccacbonhydrat)[12,41].
1.3.5.2. Tính chất vật lý
Các đặc tính lý học về độ bền nhiệt, pH hoạt động và khả năng bị thủy
phân bởi enzym của một số bacteriocin được sinh tổng hợp bởi vi khuẩn lactic được
thể hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Độ bền nhiệt, pH và enzym thủy phân của một số bacteriocin sinh
tổng hợp bởi vi khuẩn lactic [22]
Bacteriocin Độ bền nhiệt pH hoạt động Enzym thủy phân bacteriocin
Megacin A-216 60
0C, 30 phút 2 – 7 Chymotrypsin, Pepsin, Trypsin
Clostosin A 100
0C, 30 phút 4 – 9 Trypsin,Chymotrypsin, Dnaza,
Pronaza P, Rnaza
Clostosin B 80
0C, 10 phút 4 – 9 Trypsin, Chymotrypsin, Dnaza,
Pronaza P, Rnaza
Clostosin C 80
0C, 10 phút 4 – 9 Trypsin, Chymotrypsin, Dnaza,
Pronaza P, Rnaza
Clostosin D 100
0C, 30 phút 4 – 9 Trypsin, Chymotrypsin, Dnaza,
Pronaza P, Rnaza
Boticin E-S5 100
0C, 10 phút 1,1 – 9,5 Trypsin, Chymotrypsin, Dnaza,
Pepsin
Bioticin P 60
0C, 30 phút 6,5 – 7,5 Trypsin, Rnaza,
Alkalinphotphataza,
Photpholipaza C, D
Butyricin 7423 100
0C, 10 phút 2 – 12 Trypsin
Perfringocin 11105 100
0
C, 30 phút 2 – 12 Trypsin
14
1.3.6. Bacteriocin từ vi khuẩn lactic
1.3.6.1. Bacteriocin từ vi khuẩn lactic nói chung
Ngày nay, các chủng vi khuẩn lactic sinh bacteriocin được nghiên cứu nhiều
hơn do tính ưu việt của chúng trong bảo quản thực phẩm cũng như tính an toàn với
người sử dụng như không độc với tế bào nhân chuẩn và ít ảnh hưởng đến quần xã
sinh vật trong đường ruột. Thêm vào đó, bacteriocin hoạt động trong khoảng pH
rộng, có khả năng chống lại nhiều vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm, có cơ chế hoạt
động dựa trên màng tế bào vi khuẩn nên không gây ra tính kháng chéo với các
kháng sinh và thường được mã hóa bởi các gen nằm trên plasmid nên thuận tiện cho
thao tác di truyền là các ưu điểm của vi khuẩn lactic sinh bacteriocin[23,43].
Vi khuẩn lactic từ lâu đã được sử dụng trong thực phẩm vì chúng có hoạt
tính kháng các loại vi sinh vật khác. Đặc tính này là do vi khuẩn lactic sinh axit hữu
cơ và bacteriocin kháng khuẩn, kháng nấm. Rất nhiều bacteriocin đã và đang được
nghiên cứu ứng dụng trong bảo quản thực phẩm để chống lại các vi khuẩn tạp
nhiễm như Listeria, Clostridia, Bacilli,[11].
Các bacteriocin phổ biến nhất do các chủng vi khuẩn lactic sinh tổng hợp
được tóm tắt trong Bảng 1.2[52].
Bảng 1.2: Các bacteriocin phổ biến đƣợc tổng hợp bởi vi khuẩn lactic [52]
Bacteriocin Vi khuẩn lactic sản sinh bacteriocin
Lactacin F L. johnsonii spp.
Lactocin 705 L. casei spp.
Lactoccin G L. lactis spp.
Lactococcin MN Lactococcus lactis var cremoris
Nisin Lactococcus lactis spp.
Leucocin Leuconostoc spp.
Plantaricin EF, Plantaricin W
Plantaricin JK, Plantaricin S
L. plantarum spp.
15
1.3.6.2. Bacteriocin từ vi khuẩn L. plantarum
Rất nhiều bacteriocin sinh tổng hợp từ L. plantarum đã được phát hiện và
nghiên cứu. Bảng 1.3 thể hiện các đặc điểm của một số bacteriocin được sản sinh
bởi vi khuẩn L. plantarum phân lập từ các sản phẩm lên men khác nhau [36].
Bảng 1.3: Một số bacteriocin sản xuất bởi L. plantarum đƣợc phân lập từ các
mẫu thực phẩm khác nhau [36]
Mẫu
phân
lập
Chủng vi
khuẩn
Bacteriocin Đặc điểm cấu trúc Vi sinh vật bị ức chế
Thịt
L.plantarum
UG1
Plantaricin
UG1
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử từ 3 – 10
kDa
L. monocytogenes, B. cereus,
C. perfringens,
C. sporogenes
L.plantarum
LT154
Plantacin 154
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử nhỏ hơn
hoặc bằng 3 kDa
S. aureus, L.monocytogenes,
A. hydrophila
L.plantarum
SA6
Plantaricin SA6
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử khoảng
3,4 kDa
L. plantarum,
Lactobacillus brevis,
Leuconostoc spp.,
Listeria grayi
L.plantarum
ST202Ch
ST216Ch
BacSt202Ch,
bacST216
Chuỗi peptit đơn với
khối lượng phân tử
tương ứng là 3,5 kDa và
10 kDa
Enterococcus faecium,
E. coli, L.monocytogenes
Pseudomonas spp.,
S. aureus
Cá
L.plantarum
PMU 33
ST28MS,
ST16MS
Chuỗi peptit đôi ( và
peptit), khối lượng phân
tử tương ứng là 3,2 kDa
và 3 kDa
L. monocytogenes, B. cereus,
S. aureus, E. faecium, E.
faecali
L.plantarum
BF001
Plantaricin F
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử tương
ứng là 0,4 kDa và 4,6
kDa
S. aureus, S. typhimurium, L.
monocytogenes, P.
aeruginosa
16
Rau
quả
L.plantarum
ST28MS
ST16MS
ST28MS
ST16MS
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử tương
ứng là 5,5 kDa và 2,8
kDa
L. sakei, S. aureus
E. faecalis, P. aeruginosa, E.
coli, A. baumanii
L.plantarum
C11
Plantaricin EF
Plantaricin JK
Plantaricin A
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử chưa
được xác định
Lactobacillus sp.,
Pediococcus sp.,
Leuconostoc sp.,
Streptococcus sp.
L.plantarum
LPC010
Plantaricin S
Plantaricin T
Chuỗi peptit đôi với
khối lượng phân tử 2,5
kDa (đối với plantaricin
S) và chưa xác định
khối lượng (đối với
plantaricin T)
Propionibacterium sp.,
Clostridium tyrobutyricum,
E. faecalis
L.plantarum
ST16Pa
ST16Pa
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử 6,5 kDa
E. faecalis, E. faecium,
L. monocytogenes,
Listeria innocua, S. aureus,
Streptococcus
spp.,Pseudomonas spp.
L.plantarum
163
Plantaricin 163
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử 3,5 kDa
S. aureus, L. monocytogenes,
B. pumilus, B. cereus, M.
luteus, L. thermophilus, L.
rhamnosus, E. coli, P.
aeruginosa , P. fluorescens
Các
sản
phẩm
từ sữa
L.plantarum
AMA-K
AMA-K
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử 2,9 kDa
Enterococcus spp., E. coli,
Klebsiella pneumonia,
Listeria spp.
L.plantarum
WHE92
AcH
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử 4,6 kDa
L. monocytogenes
L.plantarum
LB-B1
LB-B1
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử từ 2,5 –
6,5 kDa
Listeria, Lactobacillus spp.,
Streptococcus spp.
Enterococcus spp.,
Pediococcus spp. , E. coli
L.plantarum
ST8KF
BacST8KF
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử khoảng
3,5 kDa
L. casei, Lactobacillus
salivarus, Lactobacillus
curvatus, L. innocua
17
Ngũ
cốc
L.plantarum
ST13BR
ST13BR
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử khoảng
10 kDa
P. aeruginosa, E. faecalis,
K. pneumonia, E. coli
L.plantarum
ST194BZ
ST194BZ (α)
ST194BZ (β)
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử tương
ứng là 3,3kDa và 14
kDa
E. faecalis, E. coli,
Enterobacter cloacae, P.
aeruginosa
L.plantarum
423
Plantaricin 423
Chuỗi peptit đơn, khối
lượng phân tử là 3,5
kDa
B. cereus, C. sporogenes, E.
faecalis, Listeria spp.,
Staphylococcus spp.
Như vậy, bacteriocin từ vi khuẩn L. plantarum có cấu trúc là chuỗi peptit
đơn hoặc đôi với khối lượng phân tử nằm trong khoảng 0,4 – 14 kDa và có khả
năng ức chế nhiều vi sinh vật gây hại như S. aureus, E. faecalis, P. aeruginosa,
L.monocytogenes,
1.3.7. Phương pháp tinh sạch bacteriocin
Quá trình tinh sạch là bước cần thiết để nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc phân
tử, trình tự amino axit, cơ chế hoạt động, các đặc tính của bacteriocin cũng như xác
định những thông tin về trọng lượng phân tử. Một số phương pháp tinh sạch
bacteriocin được sinh tổng hợp từ vi khuẩn lacticlà chiết dung môi, siêu lọc, hấp
phụ - giải hấp phụ, sắc ký trao đổi ion, sắc ký lọc gel, kết tủa bằng muối, sắc ký
lỏng hiệu năng cao HPLC,Trong đó, HPLC là kỹ thuật được áp dụng phổ biến
nhất bởi mức độ tinh sạch cao và chính xác. Kết quả tinh sạch một số bacteriocin
sinh tổng hợp bởi vi khuẩnLactobacillus plantarum được trình bày trong Bảng 1.4.
18
Bảng 1.4: Tinh sạch một số bacteriocin đƣợc sinh tổng hợp bởi vi khuẩn
Lactobacillus plantarum[36].
Bacteriocin Các bƣớc tinh sạch
Hoạt độ riêng
(AU/mg)
Độ sạch
Plantaricin ZJ008
Dịch nuôi cấy thô 14,9 1
Cột hạt nhựa Macroporous 37,5 2,5
Trao đổi cation 369,9 24,8
Lọc gel 8556,7 573,1
Plantaricin từ
L. plantarum LP31
Dịch nuôi cấy thô 85,5 1
Sắc ký lọc gel 5900 689,5
RP – HPLC 506.000 5914,6
Plantaricin C19 Dịch nuôi cấy thô 455 1
RP – HPLC 409.600 900,2
Plantaricin MG
Dịch nuôi cấy thô 0,37 1
Kết tủa bằng muối amonium
sunphat
5,35 14,9
Lọc gel 44,64 20,0
RP – HPLC 9333,33 25,2
BacTN635
Dịch nuôi cấy thô 2083 1
Kết tủa bằng muối amonium
sunphat
9904 4,7
Lọc gel 146.104 70,1
HPLC 197.368 94,7
Plantaricin ASM1
Dịch nuôi cấy thô 253 1
Kết tủa bằng muối amonium
sunphat
1850 7,3
Trao đổi cation 11.900 47,0
HPLC 10.700 42,3
19
1.4. Tình hình nghiên cứu bacteriocin từ vi khuẩn lactic
Bacteriocin mang lại nhiều lợi ích và ứng dụng trong cuộc sống của con
người nhờ các tính chất đặc trưng của chúng. Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều vấn đề
liên quan đến bacteriocin vẫn cần được làm sáng tỏ. Điều này đã thôi thúc các
nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu và đã có rất nhiều công trình đã được ứng
dụng thành công vào thực tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Bacteriocin từ vi khuẩn lactic nói chung
Budu-Amoako E. cùng cộng sự thuộc trung tâm Công nghệ thực phẩm PEI,
Canada đã nghiên cứu hiệu quả tiêu diệt Listeria monocytogenes trong các thùng
chứa bảo quản tôm hùm khi kết hợp nisin và nhiệt độ.Năm 2006, Marcinowski,
giám đốc điều hành nghiên cứu tại BASF cho biết, công ty hoá chất BASF của Đức
đã phát triển kẹo cao su có chứa chủng vi khuẩn Lactobacillus có lợi. Đây là sản
phẩm giúp người dùng loại trừ các bệnh về răng miệng. Chủng Lactobacillus mới
(có tên là Lanti-caries) có khả năng sinh bacteriocin làm cho vi khuẩn gây sâu răng
kết thành khối không thể dính trên bề mặt răng và bị loại bỏ dễ dàng khi súc
miệng.Nhóm tác giả Todorov và Dicks K. M. thuộc khoa vi sinh, đại học
Stellenbosch, Nam Phi đã nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng
Lactobacillus pentosus ST712BZ được phân lập từ boza (một loại đồ uống ngọt lên
men từ lúa mì ở Thổ Nhỹ Kỳ). Bacteriocin ST712BZ (kích thước 14 kDa) ức chế sự
phát triển của Lactobacillus casei, E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Enterococus
faecalis, Klebsiellapneumoniae và Lactobacillus curvatus[48]. Một nghiên cứu
khác của Satish Kumar R, Arul V thuộc khoa Công nghệ sinh học trường đại học
Pondicherry, Ấn Độ đã tách chiết một loại bacteriocin, phocaecin PI80, sinh tổng
hợp từ chủng Streptococus phocae PI80 phân lập từ tôm thẻ chân trắng Ấn Độ. Chất
kháng khuẩn này nhạy cảm với trypsin, proteinaza, pepsin, chymotrypsin và ức chế
một số tác nhân gây bệnh quan trọng như: Listeria monocytogenes, Vibrio
parahaemolyticus, V.fischeri [26]. Năm 2011, Ozdemir cùng cộng sự thuộc khoa
Công nghệ sinh học, trường đại học Adnan Menderes, Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng một
bộ sưu tập gồm 57 chủngEnterococcalphân lậptừ các nguồnkhác nhau(bao
gồmnướcsông, nước thải, đất, động vật,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003456_1_1946_2002752.pdf