FE thuộc phân nhóm 2 trong Hệ thống phân loại sinh dược học gồm những
chất ít tan trong nước và rất thấm, vì vậy độ tan là yếu tố hạn chế tốc độ hấp thu
[4]. Bên cạnh đó, do hàm lượng viên nhỏ (5 mg) nên nồng độ FE hấp thu trong
huyết tương thấp. Ngoài ra, với lượng mẫu ít, nền mẫu phức tạp, nên phương pháp
phân tích sinh học dùng để định lượng FE trong huyết tương đòi hỏi phải đặc hiệu
và có độ nhạy cao. Căn cứ vào kết quả tổng hợp tài liệu tham khảo và dựa trên
nguyên lý hoạt động của phương pháp sắc ký lỏng - khối phổ, nghiên cứu đã lựa
chọn phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ
(UPLC-MS/MS) để định lượng FE trong HT người trong điều kiện Việt Nam. Hệ
UPLC sử dụng hạt nhồi kích thước nhỏ (1,8m) làm tăng hiệu suất tách, độ nhạy và
độ phân giải so với hệ HPLC thông thường sử dụng cột phân tích nạp hạt 3 - 5 m
[78]. Điều kiện sắc ký và khối phổ đã được lựa chọn cho thấy có thể tách DC tốt,
không lẫn pic tạp, phù hợp với việc phân tích mẫu. Phương pháp phân tích được
thẩm định theo các hướng dẫn về thẩm định phương pháp định lượng thuốc trong
dịch sinh học của FDA cùng một số tài liệu trong và ngoài nước với các chỉ tiêu:
Độ đặc hiệu - chọn lọc, ảnh hưởng của nền mẫu, độ nhiễm chéo, giới hạn định
lượng dưới, khoảng tuyến tính, xây dựng đường chuẩn trong HT người và hàm
đáp ứng, độ đúng, độ chính xác, tỷ lệ thu hồi và độ ổn định của mẫu [58], [65], [84]
139 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu bào chế viên felodipin 5 mg giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu đã chuyển logarit) theo thời gian, lấy tối thiểu 3 điểm trong pha thải trừ.
- t1/2: Là thời gian cần thiết để một nửa lượng (nồng độ) DC đào thải khỏi
cơ thể, tính theo mô hình DĐH tuyến tính, không ngăn theo công thức:
eK
t
693,0
2/1 =
- AUC0-t từ thời điểm 0 đến thời điểm t (t là điểm lấy mẫu cuối cùng có thể
xác định được nồng độ thuốc trong HT của từng cá thể): Tính theo phương pháp
hình thang:
2
)(
)( 11
1
0
0
ii
i
n
i
it
tt
CCAUC
−
+= ++
−
=
−
Trong đó, Ci là nồng độ DC trong HT tại thời điểm lấy mẫu thứ i.
- AUC0-: Ngoại suy từ giá trị AUC0-t, ước tính đến vô cùng theo mô hình
DĐH tuyến tính, không ngăn, theo công thức:
59
e
n
t
K
C
AUCAUC += −− 00
Trong đó, Cn là nồng độ DC tại thời điểm lấy mẫu cuối cùng có thể định
lượng được.
* Đánh giá kết quả:
- Phân tích thống kê và đánh giá TĐSH: Thực hiện theo hướng dẫn của
Dược điển Việt Nam IV [30] và tài liệu thống kê của Sanford Bolton [85]:
+ So sánh giá trị Cmax và AUC: Phân tích ANOVA, xác định khoảng tin cậy
90 % (CI) cho tỷ lệ thuốc thử so với thuốc đối chiếu, tính trên số liệu đã chuyển
logarit.
+ So sánh giá trị tmax: Theo phương pháp phân tích phi tham số của
Wilcoxon (Wilcoxon signed-rank test), dựa trên việc xác định tổng giá trị xếp
hạng dương và âm hoặc xác định mức ý nghĩa p của phương pháp theo giá trị Z
theo cách sau:
12/)1)(2/1(
4/)1(
++
+−
=
NNN
NNR
Z
Trong đó, R là tổng xếp hạng (dương hoặc âm); N là số cặp giá trị Tmax của
thuốc thử và thuốc đối chiếu có sai khác.
Từ giá trị Z, tra bảng Cumulative normal distribution để xác định giá trị
Area, giá trị p = 1- Area.
- Tiêu chuẩn chấp nhận:
+ Khoảng tin cậy 90 % của thuốc thử so với thuốc đối chiếu nằm trong giới
hạn 70,00 - 143,00 % đối với giá trị Cmax trung bình và nằm trong giới hạn 80,00 -
125, 00 % đối với giá trị AUC trung bình.
+ Giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc đối chiếu khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (Giá trị tổng xếp hạng dương và giá trị tổng xếp hạng âm (sum of
possitive/negative rank) đều lớn hơn giá trị tra bảng theo N hoặc giá trị p > 0,05).
2.2.4. Xử lý và biểu thị kết quả nghiên cứu
Xác định mô hình động học GP DC bằng phần mềm Mathcad phiên bản
60
14.0.0.163.
Xử lý các số liệu thống kê và tính toán các thông số DĐH bằng phần mềm
Microsoft Excel 2007.
Các kết quả nghiên cứu được xử lý và biểu thị trong luận án dưới dạng: Giá
trị trung bình ± độ lệch chuẩn, n là số lần lặp lại thí nghiệm và RSD (%) là độ lệch
chuẩn tương đối.
61
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN FELODIPIN GIẢI PHÓNG
KÉO DÀI THEO CƠ CHẾ BƠM THẨM THẤU KÉO - ĐẨY
3.1.1. Đánh giá một số đặc tính hóa lý của nguyên liệu
3.1.1.1. Kích thước tiểu phân và tỷ trọng
Kích thước tiểu phân của nguyên liệu được kiểm tra bằng phương pháp rây.
Khối lượng riêng biểu kiến được đo thông qua xác định thể tích biểu kiến. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kích thước tiểu phân và khối lượng riêng biểu kiến
của felodipin nguyên liệu
Phân bố kích thước tiểu phân (%) Khối lượng riêng
biểu kiến (g/mL) > 180 m 180 - 125 m 125 - 90 m 90 - 75 m < 75 m
0,25 10,86 3,39 41,96 43,54 0,90
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: Bột FE khá mịn, chủ yếu dưới 90 m. Tuy
nhiên, phân bố kích thước chưa đều, còn một tỷ lệ nhỏ bột có kích thước lớn. Do
vậy, để đảm bảo độ đồng nhất trong quá trình bào chế, cần nghiền mịn và kiểm soát
kích thước tiểu phân. Trong bào chế ở quy mô phòng thí nghiệm, FE được nghiền
và rây qua rây 180.
Khối lượng riêng biểu kiến FE khá lớn, khả năng nén chặt tốt. Tuy nhiên,
hàm lượng DC trong viên nhỏ nên ảnh hưởng này không đáng kể.
3.1.1.2. Độ tan của felodipin trong các môi trường có pH khác nhau
Tiến hành xác định độ tan của FE trong các môi trường có pH khác nhau
như trong phần c mục 2.2.2.1. Pha loãng để đưa về khoảng nồng độ tuyến tính (0,5
- 10 g/mL). Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Độ tan của felodipin trong các môi trường có pH khác nhau
Môi trường
Acid
pH 1,2
Đệm phosphat
pH 4,5
Đệm phosphat
pH 6,5
Đệm phosphat
pH 6,5 + 1 % SLS
Nước
RO
Độ tan (μg/mL) 18,2 22,5 27,9 647,8 19,8
62
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: FE rất ít tan trong nước. Độ tan tăng không
khác nhau đáng kể khi thay đổi pH. Nếu thêm chất diện hoạt vào môi trường, độ
tan tăng nhiều. Thực tế, để mô phỏng điều kiện in vivo tốt hơn, môi trường thử
hòa tan cũng cần thêm chất diện hoạt.
3.1.1.3. Đánh giá tương tác giữa dược chất và tá dược bằng phương pháp phân
tích năng lượng nhiệt vi sai (DSC) và phổ hồng ngoại (IR)
Kiểm tra nguyên liệu với phổ DSC và phổ hồng ngoại được trình bày ở
hình 3.1 và 3.2.
Hình 3.1. Phổ DSC của felodipin nguyên liệu và hỗn hợp với PEO 200.000
Hình 3.2. Phổ hồng ngoại của felodipin nguyên liệu và hỗn hợp với PEO 200.000
63
Kết quả ở hình 3.1 và 3.2 cho thấy: FE nguyên liệu xuất hiện một đỉnh ở
145,59 °C; có điểm hấp thụ tại bước sóng 3371 cm-1 (có thể là của nhóm N-H tự
do); chủ yếu ở trạng thái kết tinh. Không có sự tương kỵ giữa FE và PEO 200.000.
3.1.2. Định lượng felodipin bằng phương pháp quang phổ UV-Vis trong thử
độ hòa tan
- Xác định bước sóng cực đại (λmax): Tiến hành quét phổ dung dịch FE nồng
độ 5 µg/mL trong dung dịch đệm phosphat 0,1 M pH 6,5 có 1 % SLS, dải sóng
200 - 500 nm. Kết quả trong hình 3.3.
Hình 3.3. Phổ UV của dung dịch felodipin 5 µg/mL
trong dung dịch đệm phosphat 0,1 M pH 6,5 có 1 % SLS
Hình ảnh phổ ở hình 3.3 cho thấy: FE có 2 đỉnh hấp thụ cực đại ở bước
sóng 362 nm và 238 nm. Đỉnh hấp thụ ở bước sóng 362 nm thấp, do đó bước sóng
hấp thụ cực đại 238 nm được lựa chọn để khảo sát tương quan giữa độ hấp thụ với
nồng độ dung dịch FE tương ứng trong dung dịch đệm phosphat 0,1 M pH 6,5 có
1 % SLS (môi trường thử hòa tan). Trong khi đó, phổ của hỗn hợp TD (Phụ lục 1 -
Phần Phụ lục) không xuất hiện đỉnh hấp thụ tại bước sóng 238 nm. Điều đó chứng
tỏ TD viên không ảnh hưởng đến độ hấp thụ DC khi đo quang.
64
- Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa độ hấp thụ với nồng
độ dung dịch FE tương ứng: Pha các dung dịch FE chuẩn có nồng độ khoảng từ
1 - 10 µg/mL trong dung dịch đệm phosphat 0,1 M pH 6,5 có 1 % SLS và tiến
hành đo quang ở bước sóng cực đại 238 nm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và
hình 3.4.
Bảng 3.3. Sự phụ thuộc độ hấp thụ vào nồng độ felodipin đo ở bước sóng 238 nm
STT Nồng độ C (µg/mL) Độ hấp thụ (A)
1 1 0,0569
2 2 0,1066
3 4 0,2119
4 6 0,3161
5 8 0,4144
6 10 0,5409
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ felodipin
và độ hấp thụ tại bước sóng 238nm
65
Kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.4 cho thấy: Nồng độ FE trong dung dịch đệm
phosphat 0,1M pH 6,5 có 1 % SLS và độ hấp thụ tương ứng đo ở bước sóng 238 nm
có sự tương quan tuyến tính trong khoảng nồng độ khảo sát từ 1 - 10 µg/mL với hệ
số tương quan r = 0,9993. Như vậy, có thể sử dụng phương pháp quang phổ UV
tại bước sóng 238 nm để định lượng hàm lượng FE GP ra môi trường hòa tan là
đệm phosphat 0,1 M pH 6,5 có 1 % SLS. Tuy nhiên, do hàm lượng viên nhỏ và độ
tan của FE thấp nên tại những thời điểm ban đầu của quá trình GP DC, xác định
nồng độ FE bằng phương pháp thêm chuẩn với nồng độ chính xác khoảng 5 µg/mL.
3.1.3. Thử hòa tan viên đối chiếu
Thử hòa tan viên đối chiếu Felutam CR theo phương pháp ghi ở mục
2.2.2.3 để làm cơ sở xây dựng công thức viên nghiên cứu. Kết quả được trình bày
ở bảng 3.4 và hình 3.5.
Bảng 3.4. Tỷ lệ (%) felodipin giải phóng từ viên đối chiếu Felutam CR (n = 6)
Thời gian (giờ) % dược chất giải phóng (% SD)
1 24,2 1,6
2 28,6 1,7
3 34,6 3,3
4 42,4 4,3
5 52,9 4,3
6 64,6 3,7
7 76,4 5,0
8 85,3 6,4
9 92,8 5,0
10 96,9 4,7
11 97,6 4,4
12 97,9 4,3
66
Hình 3.5. Đồ thị giải phóng dược chất của viên đối chiếu Felutam CR
trong dung dịch đệm phosphat 0,1 M pH 6,5 có 1 % SLS (n = 6)
Kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.5 cho thấy: Viên Felutam GP 24,2 % DC
trong giờ đầu, sau đó GP DC theo động học bậc không từ 2 - 10 giờ. Tham khảo
về yêu cầu chỉ tiêu độ hòa tan viên FE GP kéo dài theo Test 1 – USP 36 (Bảng
2.3) cho thấy viên đối chiếu đạt yêu cầu USP. Trong các nghiên cứu bào chế, viên
sẽ được thử trong 12 giờ.
3.1.4. Xây dựng công thức viên felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm
thẩm thấu kéo - đẩy
3.1.4.1. Lựa chọn tá dược lớp chứa dược chất và lớp đẩy
Để phân phối DC ít tan như FE dưới dạng hỗn dịch, cần thêm TD phân tán
và polymer trương nở [25]. Sau khi tham khảo tài liệu [37], [41], [42], [43], kết
hợp với các loại polymer kiểm soát GP có sẵn tại phòng thí nghiệm, tiến hành
khảo sát các mẫu viên bào chế dưới dạng PPOP như trong bảng 3.5 lần lượt sử
dụng natri croscarmelose, crospovidon, natri starch glycolat hoặc PEO 200.000
làm TD phân tán trong lớp chứa DC và gôm xanthan, PEO 5.000.000 hay PEO
7.000.000 với vai trò TD trương nở trong lớp đẩy. Để đảm bảo đồ thị GP mong
67
muốn, tất cả các công thức đều sử dụng natri clorid làm TD thẩm thấu trong cả hai
lớp vì nó có khả năng tạo ASTT cao qua màng bán thấm [37]. Lactose
monohydrat được lựa chọn làm TD độn trong viên nhân vì nó cũng là một TD tạo
ASTT nên có thể cùng natri clorid duy trì chênh lệch áp suất trong và ngoài màng
hằng định, giúp GP DC ổn định và kéo dài. Magnesi stearat với tác dụng giảm ma
sát, chống dính được sử dụng làm TD trơn trong cả hai lớp. Oxyd sắt đỏ là chất
màu không tan được dùng để nhuộm màu cho lớp đẩy, giúp phân biệt hai lớp.
Bảng 3.5. Thành phần công thức các mẫu viên từ M1 đến M6
Thành phần 1 viên (mg) M1 M2 M3 M4 M5 M6
Lớp DC
FE 5 5 5 5 5 5
Natri croscarmelose 40 0 0 0 0 0
Crospovidon 0 40 0 0 0 0
Natri starch glycolat 0 0 40 0 0 0
PEO 200.000 0 0 0 90 90 90
Natri clorid 30 30 30 15 15 15
Lactose monohydrat 40 40 40 45 70 45
Avicel PH101 0 0 0 25 0 25
Magnesi stearat 0,6 0,6 0,6 0,9 0,9 0,9
Lớp đẩy
Gôm Xanthan 60 60 60 0 0 0
PEO 5.000.000 0 0 0 0 50 50
PEO 7.000.000 0 0 0 50 0 0
Natri clorid 20 20 20 15 15 15
Lactose monohydrat 0 0 0 30 45 30
Avicel PH101 40 40 40 15 0 15
Magnesi stearat 0,6 0,6 0,6 0,55 0,55 0,55
Oxyd sắt đỏ 0,6 0,6 0,6 0,55 0,55 0,55
Khối lượng màng bao so với viên nhân 8,5 ± 0,15 %
Kích thước miệng GPDC 0,8 ± 0,025 mm
Tiến hành thử hòa tan các mẫu viên theo phương pháp ở mục 2.2.2.3. Kết
quả được trình bày trong hình 3.6 (số liệu chi tiết trong Phụ lục 2 - Phần Phụ lục).
68
Hình 3.6. Đồ thị giải phóng dược chất từ các mẫu viên từ M1 đến M6 (n = 6)
Kết quả thử hòa tan ở hình 3.6 cho thấy: Thành phần lớp DC, lớp đẩy khác
nhau sẽ cho kết quả GP DC khác nhau.
Mẫu M3 sử dụng natri starch glycolat trong lớp DC làm cản trở quá trình
GP DC, chỉ GP được 72,5 % DC sau 12 giờ. Nguyên nhân do natri starch glycolat
khi gặp nước trương nở thành dạng keo dính lấy miệng GP, khó bị trôi ra nên cản
trở quá trình GP DC.
Mẫu M5 chỉ GP 82,9 % DC sau 12 giờ, có thể do không có Avicel nên tốc độ
dẫn nước vào khối polymer chậm, do đó thời gian trương nở của polymer kéo dài.
Các mẫu viên M1, M2, M4, M6 đều GP hơn 90 % DC sau 12 giờ, nhưng
mẫu M1, M2 có động học GP khác so với mẫu M4, M6. Đồ thị GP DC của mẫu
M1, M2 chứa khoảng tuyến tính ngắn, không đặc trưng cho tính chất của viên
thẩm thấu là GP theo động học bậc không. Mẫu M4 và M6 phần lớn DC được GP
theo động học bậc không, có khoảng tuyến tính trong đồ thị GP:
- Mẫu M4: phương trình động học GP y = 11,06x – 6,29; hệ số R2 = 0,994
69
trong khoảng 1 - 10 giờ.
- Mẫu M6: phương trình động học GP y = 10,88x – 8,941; hệ số R2 = 0,998
trong khoảng 1 - 10 giờ.
So sánh M4 và M6 cho thấy sử dụng loại PEO khác nhau trong lớp đẩy thì
khả năng GP DC cũng khác nhau nhưng không nhiều. PEO 7.000.000 có MW cao
hơn PEO 5.000.000 nên tốc độ trương nở mạnh hơn, dẫn đến tốc độ đẩy nhanh
hơn, do đó GP DC nhanh hơn. Tuy nhiên, PEO 7.000.000 dễ hút ẩm hơn PEO
5.000.000 nên PEO 5.000.000 được lựa chọn là TD trương nở trong lớp đẩy. Vì
vậy, mẫu M6 được lựa chọn để nghiên cứu tiếp theo.
3.1.4.2. Nghiên cứu tỷ lệ PEO 200.000 và PEO 5.000.000 trong viên nhân
Tiến hành bào chế các mẫu viên có tỷ lệ PEO 200.000 trong lớp chứa DC
và PEO 5.000.000 trong lớp đẩy khác nhau theo công thức trong bảng 3.6 để đánh
giá ảnh hưởng của tỷ lệ PEO đến khả năng GP DC, sau đó thử hòa tan các mẫu
viên theo phương pháp ghi ở mục 2.2.2.3, so sánh với mẫu M6. Kết quả được
trình bày trong hình 3.7 (số liệu chi tiết trong Phụ lục 2 - Phần Phụ lục).
Bảng 3.6. Thành phần công thức các mẫu viên có tỷ lệ PEO khác nhau
Thành phần 1 viên (mg) M7 M8 M9
Lớp DC
FE 5 5 5
PEO 200.000 90 70 70
Natri clorid 15 15 15
Lactose monohydrat 45 45 45
Avicel PH101 25 45 45
Magnesi stearat 0,9 0,9 0,9
Lớp đẩy
PEO 5.000.000 40 50 40
Natri clorid 15 15 15
Lactose monohydrat 30 30 30
Avicel PH101 25 15 25
Magnesi stearat 0,55 0,55 0,55
Oxyd sắt đỏ 0,55 0,55 0,55
Khối lượng màng bao so với viên nhân 8,5 ± 0,15 %
Kích thước miệng GPDC 0,8 ± 0,025 mm
70
Hình 3.7. Đồ thị giải phóng dược chất từ các mẫu viên có tỷ lệ PEO khác nhau (n = 6)
Kết quả thử hòa tan ở hình 3.7 cho thấy: Khi thay đổi tỷ lệ PEO 200.000
trong lớp DC và/hoặc PEO 5.000.000 trong lớp đẩy thì khả năng GP DC thay đổi.
- Mẫu M6 (tỷ lệ PEO 200.000 / PEO 5.000.000 tương ứng là 90/50 mg) có
Tlag khoảng 1 giờ, GP 100,3 % DC sau 12 giờ, đồ thị GP tuyến tính trong khoảng
1 - 10 giờ theo phương trình động học bậc không: y = 10,88x – 8,941; R2 = 0,998.
- Mẫu M7 (tỷ lệ PEO 200.000 / PEO 5.000.000 tương ứng là 90/40 mg) có
Tlag khoảng 1 giờ, GP 95,4 % DC sau 12 giờ, đồ thị GP tuyến tính trong khoảng 1
- 12 giờ theo phương trình động học bậc không: y = 9,086x – 6,65; R2 = 0,991.
- Các mẫu M8 (tỷ lệ PEO 200.000 / PEO 5.000.000 tương ứng là 70/50 mg)
và M9 (tỷ lệ PEO 200.000 / PEO 5.000.000 tương ứng là 70/40 mg) có Tlag khoảng
2 giờ và GP DC rất chậm (chỉ GP 39,8 % và 32,7 % DC tương ứng sau 12 giờ),
nguyên nhân do lớp DC có ít PEO 200.000 hơn nên khả năng trương nở của lớp
DC kém hơn.
Như vậy, tỷ lệ PEO ở hai lớp có ảnh hưởng lớn đến Tlag và tốc độ GP DC.
Trong phạm vi khảo sát, lượng PEO 200.000 ở lớp DC tăng, trong khi lượng PEO
71
5.000.000 ở lớp đẩy không đổi thì tốc độ GP tăng nhiều do khả năng trương nở
của lớp DC lớn hơn. Lượng PEO 5.000.000 ở lớp đẩy tăng, trong khi lượng PEO
200.000 ở lớp DC không đổi thì tốc độ GP DC cũng tăng nhưng không nhiều.
Trong các mẫu khảo sát, mẫu M6 với tỷ lệ GP DC cao nhất là thích hợp để sử
dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.
3.1.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ natri clorid đến tốc độ giải phóng dược
chất
ASTT trong viên nhân có vai trò rất quan trọng để kéo nước qua màng bán
thấm vào viên, do đó quyết định cơ chế cũng như tốc độ GP DC. Để đánh giá ảnh
hưởng của tỷ lệ natri clorid trong viên nhân đến tốc độ GP DC, tiến hành bào chế
các mẫu viên có tỷ lệ natri clorid khác nhau theo công thức trong bảng 3.7, sau đó
thử hòa tan theo phương pháp ở mục 2.2.2.3, so sánh với mẫu M6. Kết quả được
trình bày trong hình 3.8 (số liệu chi tiết trong Phụ lục 2 - Phần Phụ lục).
Bảng 3.7. Thành phần công thức các mẫu viên có tỷ lệ natri clorid khác nhau
Thành phần 1 viên (mg) M10 M11 M12 M13
Lớp DC
FE 5 5 5 5
PEO 200.000 90 90 90 90
Natri clorid 0 0 15 30
Lactose monohydrat 45 45 45 45
Avicel pH101 40 40 25 10
Magnesi stearat 0,9 0,9 0,9 0,9
Lớp đẩy
PEO 5.000.000 50 50 50 50
Natri clorid 0 15 0 15
Lactose monohydrat 30 30 30 30
Avicel PH101 30 15 30 15
Magnesi stearat 0,55 0,55 0,55 0,55
Oxyd sắt đỏ 0,55 0,55 0,55 0,55
Khối lượng màng bao so với viên nhân 8,5 ± 0,15 %
Kích thước miệng GP DC 0,8 ± 0,025 mm
72
Hình 3.8. Đồ thị giải phóng dược chất từ các mẫu viên
có tỷ lệ natri clorid khác nhau (n = 6)
Từ kết quả thử hòa tan ở hình 3.8, ta thấy các mẫu có sự khác nhau rõ rệt về
Tlag và tốc độ GP DC:
- Mẫu M10 không có natri clorid trong cả hai lớp nên chênh lệch ASTT
giữa 2 bên màng bán thấm thấp, nước được hút vào bên trong viên nhân chậm nên
tốc độ trương nở của các polymer chậm, dẫn đến Tlag kéo dài khoảng 2 giờ và tốc
độ GP DC chậm hơn nhiều so với mẫu M6 (chỉ GP 41,9 % DC sau 12 giờ).
- Mẫu M11 không có natri clorid ở lớp DC dẫn đến Tlag kéo dài khoảng 2 giờ
và tốc độ GP DC chậm hơn nhiều so với mẫu M6 (chỉ GP 47,4 % DC sau 12 giờ).
- Mẫu M12 không có natri clorid trong lớp đẩy cho thấy đồ thị GP DC
không bị ảnh hưởng nhiều so với M6, nhưng lại chứa khoảng tuyến tính ngắn,
không đặc trưng cho tính chất của viên thẩm thấu và chỉ GP 95,7 % DC sau 12 giờ.
- Mẫu M13 tăng tỷ lệ natri clorid trong lớp DC sau 11 giờ đã GP 100,2 %
DC, đồ thị GP tuyến tính trong khoảng 1 - 10 giờ theo phương trình y = 11,25x –
73
7,278; hệ số R2 = 0,992.
Như vậy, TD tạo ASTT có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến Tlag và tốc
độ GP DC cũng như độ tuyến tính của đồ thị GP. TD tạo ASTT ở lớp DC có ảnh
hưởng lớn đến Tlag và tốc độ GP DC. Nếu công thức lớp DC không sử dụng TD
tạo ASTT sẽ làm Tlag kéo dài và tốc độ GP DC chậm lại. Sự có mặt TD tạo ASTT
trong lớp DC ảnh hưởng nhiều đến Tlag, cho thấy sự trương nở của lớp DC là
nguyên nhân đẩy phần DC ban đầu ra ngoài qua miệng GP. Trong khi đó, TD tạo
ASTT trong lớp đẩy chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến GP DC, tuy nhiên GP DC không
hoàn toàn và độ tuyến tính giảm đi khi không có mặt natri clorid trong lớp đẩy.
Để quá trình GP DC ổn định theo động học bậc không cần duy trì ASTT
trong viên nhân đạt giá trị hằng định, do đó phải duy trì nồng độ bão hòa của chất
tạo ASTT. Tuy vậy, nếu sử dụng tỷ lệ natri clorid nhiều quá sẽ khó khăn trong quá
trình bào chế vì natri clorid hút ẩm mạnh, khả năng chịu nén kém. Kết quả thí
nghiệm chứng tỏ tỷ lệ natri clorid trong mẫu M6 phù hợp để sử dụng cho các
nghiên cứu tiếp theo.
3.1.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày màng bao đến tốc độ giải phóng
dược chất
Màng bao có vai trò rất quan trọng trong kiểm soát GP DC từ viên thẩm
thấu. Do đặc điểm là màng bán thấm nên độ dày màng bao ảnh hưởng đến tốc độ
hút nước từ môi trường vào viên nhân. Đồng thời, độ dày màng bao tỷ lệ thuận với
khối lượng màng bao nên có thể theo dõi khối lượng màng bao tăng lên để kiểm
soát quá trình bao.
Để đánh giá ảnh hưởng của bề dày màng bao đến tốc độ GP DC từ viên
thẩm thấu, tiến hành bào chế các mẫu viên có công thức viên nhân như M6, bao
màng bán thấm theo phương pháp trong mục 2.2.1.2 với khối lượng màng bao
tăng lên so với viên nhân tương ứng là 7 % (M14), 8,5 % (M6) và 10 % (M15) và
có cùng kích thước miệng GP DC 0,8 mm. Tiến hành thử hòa tan theo phương
pháp ở mục 2.2.2.3. Kết quả được trình bày trong hình 3.9 (số liệu chi tiết trong
Phụ lục 2 - Phần Phụ lục).
74
Hình 3.9. Đồ thị giải phóng dược chất từ các mẫu viên
có độ dày màng bao khác nhau (n = 6)
Kết quả thử hòa tan các mẫu viên có độ dày màng bao khác nhau ở hình 3.9
cho thấy độ dày màng bao ảnh hưởng tới Tlag và tốc độ GP DC. Khối lượng màng
bao càng lớn thì Tlag càng dài, tốc độ GP DC càng chậm và ngược lại. Thứ tự về
tốc độ GP DC các mẫu nghiên cứu: M14 > M6 > M15. Nguyên nhân là do khối
lượng màng bao càng lớn thì màng bán thấm càng dày dẫn đến tốc độ hút nước
vào viên nhân càng giảm, thời gian hòa tan, trương nở các thành phần trong viên
nhân tăng lên, do đó DC bị đẩy ra ngoài chậm hơn.
+ Mẫu M14 sau 10 giờ GP 99,9 %, khoảng tuyến tính từ 1 - 7 giờ có
phương trình y = 14,66x – 8,757; hệ số R2 = 0,999.
+ Mẫu M15 GP 83,5 % sau 12 giờ, có khoảng GP tuyến tính từ 1 - 12 giờ
theo phương trình y = 7,858x – 11,15; hệ số R2 = 0,996.
Như vậy, sau Tlag khác nhau, tất cả các mẫu viên đều GP theo động học bậc
không, chỉ khác nhau về tốc độ GP DC. Do đó, có thể thấy màng bán thấm CA có
khả năng kiểm soát GP rất tốt, tốc độ hút nước qua màng ổn định. So sánh với
75
mẫu M6 thì M14 GP quá nhanh, không kéo dài được 12 giờ, mẫu M15 kéo dài GP
hơn 12 giờ nhưng màng bao dày, khó phân biệt hai lớp để khoan miệng GP DC.
Như vậy, nếu chọn công thức viên nhân như M6, với kích thước miệng GP 0,8
mm, muốn kiểm soát GP DC 12 giờ thì có thể chọn tỷ lệ tăng khối lượng màng
bao so với viên nhân là 8,5 % cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.1.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước miệng giải phóng đến tốc độ
giải phóng dược chất
Để đánh giá ảnh hưởng của kích thước miệng GP đến khả năng GP DC từ
viên thẩm thấu, tiến hành bào chế các mẫu viên có công thức viên nhân như M6,
có cùng độ dày màng bao với tỷ lệ tăng khối lượng 8,5 ± 0,15 % so với viên nhân,
nhưng kích thước miệng GP thay đổi 0,8 mm (M6), 0,6 mm (M16) và 1,0 mm
(M17). Tiến hành thử hòa tan theo phương pháp ở mục 2.2.2.3. Kết quả thử hòa
tan được trình bày trong hình 3.10 (số liệu chi tiết trong Phụ lục 2 - Phần Phụ lục).
Hình 3.10. Đồ thị giải phóng dược chất từ các mẫu viên
có kích thước miệng giải phóng khác nhau (n = 6)
Kết quả thử hòa tan các mẫu viên có kích thước miệng GP khác nhau ở
76
hình 3.10 cho thấy: Kích thước miệng GP ít ảnh hưởng đến Tlag, nhưng ảnh hưởng
nhiều đến tốc độ GP DC. Đường kính miệng GP càng lớn thì DC được GP càng
nhanh. Vì cùng một tốc độ hút nước vào viên nhân, cùng một tốc độ trương nở của
polymer thì miệng GP càng lớn, DC được đẩy ra càng nhiều, do đó tốc độ GP DC
càng tăng lên. Thứ tự về tốc độ GP DC từ các mẫu nghiên cứu: M16 < M6 < M17.
+ Mẫu M16 GP 92,5 % sau 12 giờ, đồ thị GP tuyến tính trong khoảng 1 -
12 giờ theo phương trình y = 8,687x – 5,637; hệ số R2 = 0,993.
+ Mẫu M17 GP 100,3 % sau 10 giờ, đồ thị GP tuyến tính trong khoảng 1 -
8 giờ theo phương trình y = 13,229x – 10,719; hệ số R2 = 0,998.
So sánh các mẫu M16, M17 với mẫu M6 thì mẫu M16 sau 12 giờ chưa GP
hết DC còn mẫu M17 GP nhanh quá, không kéo dài được 12 giờ. Do đó, mẫu M6
với kích thước miệng GP 0,8 mm được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.
Mẫu viên lựa chọn M6 đạt yêu cầu về độ hòa tan viên FE GP kéo dài theo
Test 1 - USP 36. Kết quả phân tích dữ liệu hòa tan trong khoảng thời gian 1 - 10 giờ
sử dụng phần mềm Mathcad khớp mô hình động học được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả phân tích dữ liệu đánh giá khả năng giải phóng dược chất của
mẫu viên lựa chọn (M6) trong 1 - 10 giờ
Mô hình động học Phương trình động học GP
2
adjR AIC
Bậc không 544,0446,0 +−= tQt 0,998 30,925
Wagner ( )tt eQ −−= 152,01100 0,856 74,475
Bậc hai ( )ttQt += − 077,010383,2100 23 0,989 49,687
Higuchi tQt 299,1= 0,748 80,093
Hixson - Crowell ( ) 3044,011100 tQt −−= 0,903 70,500
Korsmeyer - Peppas
181,1655,6 t
Q
Qt =
0,993 45,234
Weibull
−=
−
−
925,32
905,1
1100
t
t eQ 0,992 45,955
Hopfenberg ( )
−−=
−
510112,1610366,111100 tQt 0,838 76,475
77
Kết quả phân tích dữ liệu hòa tan bằng phần mềm Mathcad ở bảng 3.8 cho
thấy: Mô hình động học bậc không có giá trị AIC nhỏ nhất. Do đó, mô hình động
học bậc không là phù hợp nhất cho quá trình GP DC từ mẫu viên đã lựa chọn [63].
3.1.4.6. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện hòa tan đến khả năng giải phóng
dược chất
Quá trình GP DC từ hệ thẩm thấu có ưu điểm là không phụ thuộc vào các
yếu tố môi trường bên ngoài như pH và nhu động đường tiêu hóa, tuy nhiên lại bị
ảnh hưởng bởi ASTT môi trường. Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường bên ngoài, tiến hành thử hòa tan mẫu viên M6 trong các môi trường có pH,
tốc độ khuấy và ASTT khác nhau.
a. Ảnh hưởng của pH môi trường hòa tan
So sánh kết quả thử hòa tan mẫu viên bào chế ở các môi trường có pH khác
nhau: pH 1,2; 4,5 và 6,5. Kết quả được trình bày trong hình 3.11 (số liệu chi tiết
trong Phụ lục 3 - Phần Phụ lục).
Hình 3.11. Đồ thị giải phóng dược chất của mẫu viên M6
trong các môi trường có pH khác nhau (n = 6)
78
Từ kết quả thử hòa tan M6 trong các môi trường pH khác nhau, ta có giá trị
2 tương quan giữa các đồ thị là: 2 (pH 1,2/4,5) = 62,51, 2 (pH 1,2/6,5) = 65,50,
2 (pH 4,5/6,5) = 88,36. Các giá trị 2 đều trong khoảng 50 - 100, chứng tỏ các đồ
thị GP DC giống nhau. Do đó, khi có mặt chất diện hoạt để mô phỏng điều kiện in
vivo, pH môi trường hòa tan không ảnh hưởng đến tỷ lệ GP DC từ viên thẩm thấu.
b. Ảnh hưởng của tốc độ cánh khuấy
So sánh kết quả thử hòa tan mẫu viên M6 với tốc độ khuấy khác nhau: 50,
75 và 100 vòng/phút. Kết quả được trình bày trong hình 3.12 (số liệu chi tiết trong
Phụ lục 3 - Phần Phụ lục).
Hình 3.12. Đồ thị giải phóng dược chất của mẫu viên M6
trong các môi trường có tốc độ cánh khuấy khác nhau (n = 6)
Từ kết quả thử hòa tan, tính giá trị 2 tương quan giữa 2 đồ thị GP DC ta
có: 2 (50/75 rpm) = 78,71; 2 (50/100 rpm) = 61,95; 2 (75/100 rpm) = 72,83. Các
giá trị 2 nằm trong khoảng 50 - 100, do vậy các đồ thị GP trên là giống nhau.
79
Như vậy, tốc độ khuấy không ảnh hưởng đến tỷ lệ GP DC từ viên thẩm thấu.
c. Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu môi trường hòa tan
Để tạo các môi tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_bao_che_vien_felodipin_5_mg_giai_phong_k.pdf