Luận văn Nghiên cứu biến động giá đất ở tại huyện Thanh oai, TP Hà nội trước và sau khi thay đổi địa giới hành chính

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ ĐẤT VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT 4

1.1 Cơ sở lý luận về giá đất ởvà định giá đất 4

1.1.1 Đất đai, sở hữu đất đai, địa tô và giá đất 4

1.1.2. Giá đất ở và định giá đất 10

1.2 Giá đất ởvà định giá đất ởở Việt Nam 16

1.2.1 Quá trình hình thành chính sách pháp luật đất đai liên quan đến định giá đất 16

1.2.2 Cơ sở pháp lý về giá đất ở và định giá đất 20

1.2.3 Tình hình thi hành pháp luật đất đai về giá đất 24

1.3 Định giá đất ở một số nước trên thế giới 26

1.3.1 Định giá đất ở Thụy Điển 26

1.3.2 Định giá đất ở Liên Bang Úc 27

1.3.3 Định giá đất ở Malaysia 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁ ĐẤT Ở VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỚC VÀ SAU KHI THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH 35

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Oai 35

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 35

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 41

2.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 48

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai năm 2014 48

2.2.2 Tình hình quản lý đất đai 50

2.3. Thực trạng giá đất ở tại huyện Thanh Oai theo khung giá do UBND TP Hà Nội ban hành 51

2.3.1 Các văn bản pháp quy áp dụng ở địa bàn trong giai đoạn nghiên cứu 51

 

doc101 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu biến động giá đất ở tại huyện Thanh oai, TP Hà nội trước và sau khi thay đổi địa giới hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀNH CHÍNH HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỶ LỆ 1/25.000 (Nguồn: Bản đồ quy hoạch 1/10.000 huyện Thanh Oai phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Oai) Hình 2.1 Bản đồ huyện Thanh Oai Thành phố Hà Nội 2.1.1.2 Địa hình, địa mạo Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển. Với đặc điểm địa hình như vậy, huyện có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng thâm canh tăng vụ. 2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều, mùa khô lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.700 giờ. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,80C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 có ngày lên tới 38 - 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng có ngày chỉ có 10 - 120C. - Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600 - 1.800 mm, cao nhất có năm đạt 2.200 mm, song có năm thấp nhất chỉ đạt 1.300 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 với cường độ lớn (chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ, gây thiệt hại cho mùa màng. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng, cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 80%. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm 700 - 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12 và tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 - 6. Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cho phép đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận. 2.1.1.4 Thủy văn Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sông Đáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương ... Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình từ 100 - 125m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng. Tuy nhiên kể từ năm 1971 trở về đây, việc sinh hoạt và sản xuất của người dân trong phạm vi phân lũ không bị ảnh hưởng bởi việc phân lũ, nhưng trong những năm tới xem xét mối quan hệ giữa các vùng sản xuất, bố trí sử dụng hợp lý đất đai để đảm bảo cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng được ổn định và bền vững. Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động... và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê. (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Oai) 2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau: Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Loại đất này có màu nâu thẫm, diện tích 618,90 ha được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn. Đất phù sa không được bồi (P): Loại đất này có màu nâu tươi, diện tích 6.445,64 ha có phản ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa - màu, lúa - cá và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi ở các xã: Cao Viên, Kim An, Thanh Mai... Đất phù sa glây (Pg): Diện tích 1.264,85 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông. Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa - cá, lúa - cá - vịt, nuôi trồng thủy sản... Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. (Nguồn : Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai) b) Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông Hồng và sông Nhuệ qua hệ thống thủy nông La Khê và sông Đáy. Ngoài ra còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha) đặc biệt là đầm Thanh Cao - Cao Viên. Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng. Còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới nước cho cây trồng vùng bãi. - Nguồn nước ngầm: Tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30-60 m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn. - Chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông. (Nguồn : Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai) c) Tài nguyên du lịch Thanh Oai là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 88 di tích đã được xếp hạng với nhiều di tích gắn liền với sự phát triển của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong đó chủ yếu là đình chùa, đền thờ cổ, làng nghề truyền thống; đây là những tiềm năng to lớn có thể quy hoạch thành các trung tâm du lịch như: du lịch văn hoá làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái Hơn thế nữa, Thanh Oai còn nằm chủ yếu trên tuyến du lịch Chùa Hương nên rất thuận lợi cho việc quảng bá, phát huy tiềm năng du lịch của huyện. (Nguồn : Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai) 2.1.1.6 Thực trạng môi trường Môi trường không khí, tiếng ồn: Ô nhiễm không khí do giao thông ngày càng tăng. Trên địa bàn huyện có tuyến đường 21B chạy qua, đây là tuyến đường huyết mạch nối giao thông của huyện với các vùng lân cận. Hiện tại ô nhiễm về bụi ngày càng lớn do tốc độ phát triển các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và vùng giáp ranh, nồng độ bụi đều lớn hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép. Môi trường nước: Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư nông thôn hiện nay phần lớn chưa được qua xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt tiếp nhận là sông, hồ, kênh mương; nhiều sông, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải do vậy đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp có xu hướng tăng cả về khối lượng và hàm lượng do các hệ thống xử lý nước thải chưa được lắp đặt hoặc có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Nước thải nguy hại từ bệnh viện, nước ngầm từ các bãi rác đều được đổ trực tiếp xuống sông, hồ. Nhìn chung ô nhiễm nước sông chủ yếu biểu hiện về ô nhiễm chất hữu cơ. Môi trường khu vực sản xuất nông nghiệp và làng nghề. Các hoạt động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tuy đã làm tăng năng xuất cây trồng nhưng ở một khía cạnh nào đó cũng gây hậu quả tiêu cực tới môi trường. Điển hình nhất là việc sử dụng các hoá chất từ phân bón hoá học đến thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng,.. Vấn đề sử dụng nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa được xử lý trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay và trong những năm tiếp theo. Nguồn rác thải, nước thải từ các làng nghề cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường nước do hầu hết các làng nghề không được quy hoạch, hoặc có quy hoạch nhưng đến nay đã lạc hậu, vị trí không còn phù hợp, sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu vì vậy các chất thải và nước thải hầu như chưa có biện pháp xử lý trước khi đổ ra ao hồ, sông ngòi. 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 2.1.2.1. Phát triển kinh tế Trong giai đoạn 2010 - 2014 huyện Thanh Oai có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 10.722 tỷ đồng, đạt 105,6% so với kế hoạch, bằng 111,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.823 tỷ đồng, đạt 95% so với kế hoạch, bằng 103,2% so với cùng kỳ năm 2013; Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 5.811 tỷ đồng, đạt 105,3% so với kế hoạch, bằng 112,8% so với cùng kỳ năm 2013; Giá trị sản xuất dịch vụ đạt 3.088 tỷ đồng, đạt 113,7% so với kế hoạch, bằng 113,5% so với cùng kỳ năm 2013. Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 18,3%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 52,5%; Thương mại, dịch vụ chiếm 29,2%. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện các ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2014 huyện Thanh Oai) Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai giai đoạn 2010 - 2014 Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành ần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể, giảm dần tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể, tăng dần tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, đồng thời xuất hiện thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 2.1 Đánh giá kết quả thực hiện các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 (Theo chỉ tiêu đánh giá nhiệm kỳ 2010 - 2015) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 7,444 7,771 8,459 9,640 10,722 Trong đó: Dịch vụ Tỷ đồng 2,133 2,314 2,483 2,721 3,088 Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 3,586 3,756 4,217 5,153 5,811 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Tỷ đồng 1,725 1,701 1,759 1,766 1,823 2 Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (giá so sánh 2010) % 4.39 8.85 13.96 11.22 Trong đó: Dịch vụ % 8.49 7.30 9.59 13.49 Công nghiệp và xây dựng % 4.74 12.27 22.20 12.77 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản % -1.39 3.41 0.40 3.23 3 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (giá thực tế) Tỷ đồng 7,444 9,187 9,969 11,477 12,631 Trong đó: Dịch vụ Tỷ đồng 2,133 2,590 2,827 3,256 3,688 Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 3,586 4,414 4,920 5,965 6,631 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Tỷ đồng 1,725 2,183 2,222 2,256 2,311 4 Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (giá thực tế) % 100 100 100 100 Trong đó: Dịch vụ % 28.65 28.19 28.36 28.37 29.20 Công nghiệp và xây dựng % 48.17 48.05 49.35 51.97 52.50 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản % 23.17 23.76 22.29 19.66 18.30 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 (Theo chỉ tiêu đánh giá nhiệm kỳ 2010 – 2015) huyện Thanh Oai) Huyện Thanh Oai có 51 làng nghề (tính đến 31/12/2007), việc duy trì hoạt động của các làng nghề đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Huyện có nhiều làng nghề truyền thống, tiêu biểu như các làng nghề: làm nón lá làng Chuông (xã Phương Trung), điêu khắc ở Võ Lăng (xã Dân Hoà), Dư Dụ (xã Thanh Thuỳ), tương, miến Cự Đà (xã Cự Khê), giò chả xã Tân Ước, lồng chim xã Dân Hòa... Ngoài ra, các thôn, làng trên địa bàn huyện đều có từ 01 nghề (ngoài sản xuất nông nghiệp) trở lên góp phần tạo việc làm trong thời gian nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, các cụm, điểm công nghiệp mở ra trên địa bàn huyện đã thu hút nhiều lao động địa phương. Ngoài ra, đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía Nam với các khu đô thị như: Thanh Hà, Mỹ Hưng, dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Bích Hòa - Cao Viên - Bình Minh Huyện có 17 chợ loại 2, loại 3 để phục vụ giao thương, cung cấp nông sản, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Tính đến ngày 31/12/2013 dân số toàn huyện là 185.355 người, với 52.781 hộ, mật độ dân số 1.496 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,4%, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 106.526 người, trong đó lao động tham gia trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 29.512 người (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Oai). Ngoài ra, số người ngoài độ tuổi lao động thực tế và lao động ở các ngành nghề khác cũng trực tiếp tham gia vào phát triển kinh tế nông nghiệp chiếm khoảng trên 10.000 người. Chính vì vậy, mà lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm gần 40% lực lượng lao động của huyện. Đây là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp bởi người lao động của huyện rất cần cù, chăm chỉ, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, hầu hết lao động có trình độ học vấn phổ thông, được tập huấn và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Với điều kiện là huyện ngoại thành và có nhiều làng nghề, nên hầu hết người lao động của huyện Thanh Oai đều có việc làm. Đối với lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, trong thời gian nông nhàn đều tham gia lao động ở các ngành nghề khác. Chính vì vậy, thu nhập người dân ngày càng tăng, tính đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 25 triệu đồng. 2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng a) Giao thông Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh. - Quốc lộ Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 01 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 21B. Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đường bộ hành hành lang Cửa Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16,5 km theo hướng Bắc - Nam, chạy qua các xã Bích Hòa, Bình Minh, thị trấn Kim Bài, Kim Thư, Phương Trung, Dân Hòa, Hồng Dương. Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Đối với Thanh Oai, Quốc lộ 21B có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Đây là tuyến giao thông trục dọc hướng Bắc - Nam đóng vai trò xương sống, huyết mạch giao thông của Thanh Oai, kết nối Thanh Oai với mạng lưới giao thông của Hà Nội. - Tỉnh lộ Đường tỉnh lộ 427 đoạn qua huyện Thanh Oai có chiều dài 8,0 km, chạy theo hướng Đông - Tây của huyện, từ ngã ba Bình Đà qua các xã Bình Minh, Tam Hưng, Thanh Thùy. Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Đây là tuyến trục giao thông từ đường trục chính sang phía Đông của huyện, nối Thanh Oai với Thường Tín, là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế xã hội của Thanh Oai. Đường tỉnh 429 đoạn qua địa phận Thanh Oai có chiều dài khoảng 5,0 km từ ngã tư Vác (xã Dân Hòa) chạy về hướng Tây nối vào tuyến đê tả sông Đáy đến ranh giới Thanh Oai - Ứng Hòa (xã Xuân Dương). Đây là tuyến trục giao thông hướng Đông - Tây nối các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia (Quốc lộ 21A - đường Hồ Chí Minh). Đường Trục phát triển kinh tế phía Nam: Đoạn qua Thanh Oai dài 16,3 km, mặt cắt ngang khoảng 40m, đang được triển khai xây dựng. Tuyến đường có vai trò giảm tải cho tuyến Quốc lộ 21B, hỗ trợ phát triển các huyện phía Nam Hà Nội. - Hệ thống đường giao thông nông thôn Tuyến Bích Hòa - Cự Khê: có chiều dài 3,5 km đây chính là tuyến đường trục phát triển kinh tế xã hội mang tính chất chiến lược đối với 2 xã với gần 14.000 dân và 7 làng nghề. Tuyến Tam Hưng - Mỹ Hưng: có chiều dài 4,0 km xuất phát từ đường tỉnh lộ 427 đến đê sông Nhuệ, đây là tuyến đường nối đường tỉnh lộ 429 với trung tâm 2 xã Tam Hưng, xã Mỹ Hưng, đóng vai trò như tuyến trục phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuyến thị trấn Kim Bài - Tam Hưng: có chiều dài 4,0 km kết nối xã trực tiếp với Quốc lộ 21B phục vụ nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa của thị trấn Kim Bài và xã Tam Hưng với dân số hơn 16.000 người và 02 làng nghề. Tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động: tuyến này có chiều dài 1,5 km có vai trò kết nối trực tiếp xã Đỗ Động và xã Thanh Văn (với hơn 11.000 dân và 01 làng nghề) với trung tâm huyện và Quốc lộ 21B. + Tuyến Bích Hòa - Cao Viên: có chiều dài 1,7 km. Đây là tuyến đường ngang nối tuyến liên xã Thanh Cao - Cao Viên với Quốc lộ 21B. Trong thời gian tới khi dự án du lịch khu vực đầm Thượng Thanh được đầu tư xây dựng, tuyến giao thông này cùng tuyến trục xã Thanh cao sẽ là những tuyến giao thông có ý nghĩa đối với phát triển du lịch. Tuyến Hồng Dương - Liên Châu: có chiều dài 5,6 km đóng vai trò kết nối 02 xã Hồng Dương, Liên Châu (với gần 19.000 dân và 07 làng nghề) với Quốc lộ 21B và tuyến Tân Ước - Liên Châu. Tuyến Tân Ước - Liên Châu: có chiều dài 2,8 km là tuyến đường trục phát triển kinh tế - xã hội của xã Liên Châu và một phần xã Tân Ước nối Liên Châu , đường tỉnh 427, Quốc lộ 21B hoặc qua sông Nhuệ sang huyện Thường Tín. + Tuyến Dân Hòa - Thanh Văn (Vác - Thanh Văn): có chiều dài 8,8 km lớn nhất trong các tuyến đường huyện đi qua 4 xã phía Đông Quốc lộ 21B là Dân Hòa, Tân Ước, Thanh Văn và Thanh Thùy. Tuyến Dân Hòa - Thanh Văn đóng vai trò quan trọng đối với huyện Thanh Oai như trục giao thông hướng Đông Bắc - Tây Nam nối liền 3 tuyến giao thông Quốc lộ 21B, đường tỉnh 429 và đường tỉnh 427 phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách của 04 xã. Tuyến Thanh Cao - Cao Viên: có chiều dài 3,8 km là tuyến đường bao của đầm Thượng Thanh do đó sẽ có vai trò là tuyến giao thông phục vụ du lịch khi dự án đầm Thượng Thanh đi vào hoạt động. Ngoài ra, tuyến đường trục phát triển phía Nam (tỉnh Hà Tây trước đây) nằm trên địa bàn các xã: Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Thanh Thùy, Thanh Văn, Tân Ước, Liên Châu. Hiện nay, đã đưa vào sử dụng 10,0 km, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. b) Thuỷ lợi Hệ thống kênh La Khê có chiều dài khoảng 20,0 km, phục vụ tưới nước cho hầu hết các xã trên địa bàn huyện, tất cả 21 xã, thị trấn đều có trạm bơm tưới tiêu nước và hàng trăm km kênh mương chính lớn, nhỏ. Trong năm 2014, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão úng được Thành phố và huyện đầu tư như: Trạm bơm tưới tiêu kết hợp Thạch Nham, xã Mỹ Hưng với 5 máy, công suất 8.000m3/giờ, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2015; kiên cố hóa kết hợp giao thông kênh chính La Khê; kiên cố hóa kênh tiêu Só Én (Cao Viên), cải tạo, nạo vét các tuyến kênh nội đồng...; xử lý cấp bách 7 vị trí xung yếu như: Sụt sạt mái thượng lưu đê tả Đáy thuộc địa bàn xã Cao Dương, Xuân Dương chiều dài 672m; Sụt sạt 300m bờ tả sông cụt Thanh Nham, xã Mỹ Hưng; Sụt sạt 200m bờ hữu đê sông Nhuệ thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê. Đang xử lý kè chống sạt lở Kim Thư - Phương Trung 386m, bờ tả sông Đáy thôn Ngọc Liên, xã Kim An 684m. 2.1.2.3. Phát triển văn hóa - xã hội a) Văn hóa thông tin: Hiện nay, huyện có 01 nhà văn hóa, 01 trung tâm thể dục thể thao với các công trình sân vận động, bể bơi, sân tennit, 118 nhà văn hóa thôn, làng, trong đó có 48 nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Xây dựng 08 sân khấu ngoài trời tại các cụm dân cư công cộng, 100% đài truyền thanh xã, thị trấn đã được nâng cấp, đáp ứng kịp thời công tác tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thường xuyên được quan tâm. Trên địa bàn huyện hiện có 144/246 di tích được xếp hạng, trong đó có 68 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 76 di tích được xếp hạng cấp Thành phố. Đến nay, đã có trên 12% các di tích được tu bổ, tôn tạo với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Đầu năm 2014, đã triển khai đề án nâng cấp lễ hội Bình Đà từ cấp xã tổ chức lên quy mô cấp huyện và đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với lễ hội Bình Đà thờ Thánh tổ Lạc Long Quân. Các loại hình du lịch sinh thái gắn với làng nghề, di tích lịch sử văn hóa từng bước được đưa vào khai thác. Hơn thế nữa Thanh Oai còn nằm trên tuyến du lịch Chùa Hương nên rất thuận lợi cho việc quảng bá, phát huy tiềm năng du lịch của huyện. Đến nay, toàn huyện có 163 thôn, xóm, cụm dân cư, 93 đơn vị đạt danh hiệu văn hóa, trên 86% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đã có 26,5% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Với đặc điểm là một huyện ven đô, có nhiều làng nghề và nghề phụ khác nhau, nhân dân trong huyện có đức tính cần cù lao động, có tinh thần và truyền thống đoàn kết đấu tranh anh dũng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và lao động sản xuất. Tôn giáo trên địa bàn huyện chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo. b) Giáo dục và đào tạo: Quy mô giáo dục và mạng lưới trường lớp phát triển với 75 cơ sở giáo dục (24 trường Mầm non, 24 trường Tiểu học, 21 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ thông, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên) với 3.654 cán bộ, giáo viên và nhân viên, 39.064 học sinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân. Số trường học đạt chuẩn quốc gia đến năm 2014 chiếm 43,47%. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. c) Y tế: Toàn huyện có 01 Bệnh viện Đa khoa và 01 Trung tâm Y tế (gồm 01 Phòng khám đa khoa và 21 Trạm y tế). Tính đến năm 2012 cả 21 trạm y tế của xã, thị trấn đều được công nhận chuẩn quốc gia về y tế. Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, trạm y tế của các xã, thị trấn đều được xây dựng khang trang, thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ y, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh, bước đầu tạo được lòng tin trong nhân dân. Trên địa bàn huyện có 71 cơ sở hành nghề y dược tư nhân hoạt động theo Luật và phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. d) Thực hiện các chính sách xã hội và công tác giảm nghèo: Các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm, năm 2014 có 75 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Hàng năm, cấp trên 10.000 lượt thẻ BHYT cho người nghèo, hỗ trợ chi phí học tập cho 11.158 lượt em học sinh hộ nghèo với kinh phí 6 tỷ đồng, tặng trên 150 triệu đồng tiền sách vở cho trên 1.500 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Triển khai có hiệu quả cuộc vận động thu quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" hàng năm vận động được trên 500 triệu đồng đạt từ 125% đến 150% kế hoạch. Đến năm 2014, toàn huyện có 821 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,0%. 2.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai năm 2014 Năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của toàn huyện Thanh Oai là 12.314,78 ha. (Hình 2.3, Bảng 2,2) Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất huyện Thanh Oai TP Hà Nội năm 2014 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 12.314,78 100 1 Đất nông nghiệp NNP 8.326,89 67,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.044,19 96,6 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.099,27 97,0 1.1.2 Đất trông cây hàng năm khác CHK 219,14 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 725,78 9,0 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 332,59 4,0 1.3 Đất nông nghiệp còn lại NCL 20,86 6,3 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.852,8 31,3 2.1 Đất ở 982,09 25,5 2.1.1 Đất ở đô thị ODT 185,92 18,9 2.1.2 Đất ở nông thôn ONT 796,17 20,7 2.2 Đất chuyên dùng 2015,7 52,3 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 55,23 29,7 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQT 51,99 6,5 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp SKC 137,51 6,8 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 1.770,96 46,0 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 51,53 1,3 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 153,11 15,6 2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng SMN 647,11 16,8 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PCL 3,3 0,1 3 Đất chưa sử dụng CSD 135,09 1,1 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, KHSDĐ 5 năm kỳ đầu 2011-2015 huyện Thanh Oai) a. Diện tích đất nông nghiệp là 8.326,89 ha chiếm 67,6% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất trồng lúa diện tích 7.099,27ha, chiếm 97,0% diện tích đất nông nghiệp, tập trung nhiều ở xã: Tam Hưng, Bình Minh, Cao Dương - Đất trồng cây lâu năm diện tích là 725,78ha, chiếm 9,0%, tập trung tại các xã: Kim An, Cao Viên, Thanh Cao. - Đất nuôi trồng thủy sản diện tích 332,59ha, chiếm 4,0%, phân bổ dải rác ở các xã, diện tích đất nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ, chủ yếu là các ao hồ xen kẹp trong khu dân cư. - Đất nông nghiệp còn lại diện tích là 20.86 ha, chiếm 6,3% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_153_9122_1869833.doc
Tài liệu liên quan