MỞ ĐẦU.1
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
1.1. Lược sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể người.3
1.2. Các cơ chế gây rối loạn nhiễm sắc thể người.4
1.2.1. Rối loạn số lượng.4
1.2.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể.8
1.3. Tình hình nghiên cứu vô sinh.10
1.3.1. Một số khái niệm về vô sinh.10
1.3.2. Nguyên nhân vô sinh do người vợ.10
1.3.2.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền.10
1.3.2.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền.13
1.3.3. Nguyên nhân vô sinh do người chồng .13
1.3.3.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền.13
1.3.3.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền.16
1.4. Tình hình nghiên cứu nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên
phát .17
1.4.1. Trên thế giới.17
1.4.1.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên
phát.17
1.4.1.2. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng.19
1.4.1.3. Các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ và người chồng .20
1.4.2. Ở Việt Nam.25
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
2.1. Đối tượng nghiên cứu.27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng .27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.28
2.2.1. Lập hồ sơ bệnh án.28
94 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do người vợ là 50%, do người chồng là 40% và do cả hai vợ chồng là
10% [7]
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cs. tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh
từ năm 1993-1997 cho thấy vô sinh nữ giới chiếm 54,5%, vô sinh nam giới chiếm
35,6%, vô sinh không rõ nguyên nhân là 10% [8]
Theo nhận xét của Trần Quán Anh, hiện nay cứ 100 cặp vợ chồng thì có khoảng
15 cặp vợ chồng không thể có con, trong đó trên 50% nguyên nhân là do nam giới, tỷ
lệ này đang có chiều hướng gia tăng mạnh [13]
Theo báo cáo của Trần Thị Phương Mai (2001), vô sinh nguyên nhân do nữ giới
thường chiếm khoảng 30% các trường hợp. Khoảng 20% các trường hợp tìm thấy
nguyên nhân vô sinh ở cả hai vợ chồng. Bên cạnh đó, có khoảng 20% các cặp vợ chồng
sẽ không tìm thấy nguyên nhân gây vô sinh [9]
Theo Nguyễn Bửu Triều (2002) thì hội chứng Klinefelter chiếm 1% các cá thể
vô sinh, 13-20% các trường hợp KCTT [13]
Trung Thị Hằng (2007) khi nghiên cứu đặc điểm karyotyp của những người
nam không có tinh trùng đã phát hiện 9/37 bệnh nhân có karyotyp bất thường, chiếm tỷ
lệ 24% [6]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhự (2009), trong 125 trường hợp nam giới
bị vô sinh đã phát hiện ra có 26 trường hợp bất thường NST, chiếm tỷ lệ 20,8%. Trong
các bất thường đó thì hội chứng Klinefelter thể thuần và thể khảm chiếm tỷ lệ cao
(18/26 trường hợp) [11]
Nhìn chung, theo thống kê của các tác giả nghiên cứu ở Việt Nam đều cho rằng
nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm tỷ lệ gần bằng với vô sinh do nữ giới. Với các
số liệu nêu trên, rõ ràng vô sinh đang là một vấn đề lớn về y học và toàn xã hội ở Việt
Nam.
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 27 Cao học K18-Sinh học
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2012, tổng số 187 cặp vợ chồng (374
trường hợp) trong đó tuổi ở người vợ thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 44 tuổi và tuổi
của người chồng thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 51 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng là
vô sinh nguyên phát từ các bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
Khoa sản bệnh viện Bạch Mai đã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di truyền, trường đại
học Y Hà Nội yêu cầu xét nghiệm NST.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Các cặp vợ chồng kết hôn ít nhất trong vòng 1 năm (≥1 năm) mà chưa có con
lần nào.
- Có sức khỏe bình thường và rất mong muốn có con.
- Quan hệ tình dục bình thường và không dùng biện pháp tránh thai nào.
- Không tiếp xúc với các loại hóa chất (chất độc hóa học và các hóa chất bảo vệ
thực vật), các chất đồng vị phóng xạ
- Không nghiện rượu, thuốc lá.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các cặp vợ chồng mắc các bệnh mãn tính (viêm gan siêu vi trùng, bệnh đái
tháo đường) và các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục: ở người vợ (viêm lộ tuyến cổ
tử cung, viêm tắc vòi trứng, tử cung dị dạng); ở người chồng (viêm tinh hoàn, giãn
tĩnh mạch tinh)
- Dị dạng về cơ quan sinh dục và tuyến sinh dục: ở người chồng như tinh hoàn
không xuống bìu, tắc nghẽn ống sinh tinh bẩm sinh; ở người vợ như tắc vòi trứng
bẩm sinh, tử cung hai sừng, buồng trứng đa nang
- Các cặp vợ chồng thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, thuốc
bảo vệ thực vật, các chất đồng vị phóng xạ
- Các cặp vợ chồng có vợ hoặc chồng hoặc cả hai nghiện rượu, thuốc lá
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 28 Cao học K18-Sinh học
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Lập hồ sơ bệnh án
Các cặp vợ chồng được chẩn đoán là vô sinh nguyên phát được thăm khám lâm
sàng, khai thác tiền sử gia đình (có người nào bị vô sinh không), tiền sử bản thân (có
mắc các bệnh mãn tính như viêm gan siêu vi trùng, bệnh đái tháo đường và có bị
chấn thương bộ phận sinh dục hay không), khai thác về tuổi, nghề nghiệp, môi trường
làm việc, tiền sử mắc bệnh, nhiễm độc, quai bị, nghiện rượu, thuốc lá.
2.2.2. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp
2.2.2.1. Nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của
Hungerford D.A. (1960) [55]
- Lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống li tâm đã được tráng bằng heparin và đậy
nút cao su kín
- Các bước nuôi cấy phải được thực hiện trong buồng nuôi cấy tế bào trong điều
kiện vô trùng.
- Dùng ống hút nhỏ giọt pipet Pasteur cho từ 6 – 8 giọt máu toàn phần vào tuýp
nuôi cấy có chứa 6ml môi trường nuôi cấy F10 hoặc F12, 2ml huyết thanh bê và 0,1ml
PHA ( phytohemagglutinin).
- Đậy nắp rồi để tuýp nuôi cấy trong tủ ấm 37oC thời gian 72 giờ.
2.2.2.2. Phương pháp làm tiêu bản nhiễm sắc thể
* Xử lý colchicine
- Tế bào nuôi cấy trong tủ ấm đến giờ thứ 70 thì bổ sung vào tuýp nuôi cấy 1ml
dung dịch colchicine với nồng độ 1µg/1ml để tích lũy nhiều cụm kỳ giữa
- Tuýp nuôi cấy được li tâm với tốc độ 800 – 1000 vòng/1 phút thời gian 10
phút.
- Sau khi ly tâm dùng pipet pasteur loại bỏ dịch nổi ở phía trên giữ lại phần cặn
lắng chứa các tế bào
* Xử lý nhược trương
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 29 Cao học K18-Sinh học
- Cho từ từ 30ml dung dịch nhược trương KCl 0,075 M vào tuýp nuôi cấy
- Lắc nhẹ và để trong tủ ấm 37oC thời gian khoảng 45 phút.
- Li tâm, loại bỏ phần dịch phía trên, giữ lại phần cặn chứa nhân tế bào và các
cụm NST ở kỳ giữa.
* Cố định tế bào
- Nhỏ từ từ dung dịch cố định Carnoy (3 methanol : 1 acid acetic ) vào tuýp nuôi
cấy
- Sau đó li tâm loại bỏ dịch nổi ở phía trên (3 lần).
- Lần cuối cùng sau khi nhỏ dung dịch carnoy đem li tâm và loại bỏ dịch ở phía
trên giữ lại khoảng 0,5ml dung dịch để nhỏ tiêu bản.
* Lên tiêu bản
- Dùng ống hút nhỏ giọt pipet Pasteur hút lấy phần cặn chứa nhân tế bào và các
cụm kỳ giữa và dàn tế bào đều lên lam kính sạch đã được để lạnh.
- Để tiêu bản khô tự nhiên rồi tiến hành nhuộm tiêu bản.
2.2.2.3. Phương pháp nhuộm tiêu bản bằng băng G theo phương pháp của
Seabright M. ( 1971) [73]
Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất:
Dụng cụ: 5 cốc thủy tinh loại 100ml để đựng hóa chất và thuốc nhuộm, 2 cốc
mỏ thủy tinh loại 500ml đựng nước rửa tiêu bản.
Hóa chất: NaCl 0,15N, Trypsin 1: 250 (Difco) KH2PO4, Na2HPO42H2O,
Giemsa.
Cách pha hóa chất:
Dung dịch Trypsin mẹ 5%
Dung dịch Trypsin sử dụng: 1 ml dung dịch Trypsin mẹ
49 ml dung dịch NaCl 0,15N
Dung dịch đệm photphat KH2PO4 : 3,56g/1 lít
Na2HPO42H2O: 7,22g/1 lít H2O
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 30 Cao học K18-Sinh học
Dung dịch Giemsa 4%: 2 ml dung dịch Giemsa mẹ
48 ml dung dịch đệm photphat pH 6,8
Các bước tiến hành được thực hiện trong điều kiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm:
Nhúng tiêu bản vào cốc đựng dung dịch NaCl 0,15N thời gian khoảng 25 – 30
giây.
Sau đó tiêu bản được cho vào một cốc khác đựng dung dịch Trypsin 0,1%
(Difco 1: 250).
Rửa tiêu bản lặp lại 2 lần trong một cốc đựng dung dịch NaCl 0,15N.
Tiêu bản được nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa 4% pH = 7, thời gian 10 phút.
Tất cả các tiêu bản sau khi nhuộm xong được rửa trong 2 cốc đựng nước máy
hoặc dưới vời nước máy chảy nhẹ. Kiểm tra độ phân vùng của NST dưới kính hiển vi
quang học, rồi sau đó để tiêu bản khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp: theo tiêu chuẩn
ISCN (2009) [74]
Phân tích NST được thực hiện dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại
1000 lần. Mỗi cặp vợ chồng được phân tích NST:
- Với tiêu bản nhuộm băng G, chúng tôi phân tích 20 cụm kỳ giữa bao gồm:
đếm số lượng NST, phát hiện những bất thường cấu trúc và số lượng của NST. Trường
hợp thể khảm có thể phân tích 100 cụm kỳ giữa.
- Tiêu chuẩn đánh giá: quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học với độ
phóng đại x1000, tìm các cụm NST của tế bào đang phân chia ở kỳ giữa. Sau đó chọn
các cụm có các NST trải đều trên một diện tích và tạo thành một đám tròn tương đối
đều đặn, các NST không chồng chất lên nhau có thể phân biệt được từng chiếc và đếm
chính xác số lượng NST của từng cụm. Quan sát kỹ và phát hiện những bất thường về
cấu trúc và số lượng NST
Lập karyotyp: Mỗi bệnh nhân được chọn 3 cụm kỳ giữa và lập karyotyp trên
phần mềm của vi tính theo tiêu chuẩn ISCN – 2009 (An International System for
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 31 Cao học K18-Sinh học
Human Cytogenetic Nomenclature) .
Tổng hợp các số liệu đã quan sát rồi kết luận về số lượng và cấu trúc của bộ
NST.
2.2.3. Xử lý số liệu
Các số liệu phân tích NST và lập karyotyp ở 187 cặp vợ chồng được mã hóa
nhập vào máy vi tính, xử lý và kiểm tra độ chính xác bằng các phương pháp thống kê
Y học. Số liệu được xử lý và phân tích bằng chương trình Microsoft Excel 2007.
Các ứng dụng:
- Các hàm tính toán: SUM, AVERAGE, STDEV, MIN, MAX.
- Vẽ đồ thị và biểu đồ.
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 32 Cao học K18-Sinh học
Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong thời gian từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2012, tổng số 187 cặp vợ chồng đã
được khám lâm sàng tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
Khoa sản bệnh viện Bạch Mai đã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di truyền, trường Đại
học Y Hà Nội yêu cầu xét nghiệm NST, phân tích và lập karyotyp, chúng tôi thu được
kết quả như sau:
3.1. Tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát
Tổng số 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) bị vô sinh nguyên phát. Trong đó:
- Tuổi của người vợ thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 44 tuổi, trung bình 29,78±5
- Tuổi của người chồng thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 51 tuổi, trung bình 32,65±5,34
Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát
Tuổi
Vợ Chồng
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
20-24 19 10,16 5 2,67
25-29 77 41,18 49 26,20
30-34 61 32,62 69 36,90
35-39 25 13,37 41 21,93
≥40 5 2,67 23 12,30
Tổng 187 100 187 100
Nhận xét:
Tỷ lệ vô sinh ở người vợ chiếm tỷ cao ở nhóm tuổi từ 25-29 có 77 trường hợp
(41,18%) và thấp nhất ở nhóm tuổi ≥40 có 5 trường hợp (2,67%)
Người chồng vô sinh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tuổi 30-34 có 69 trường hợp
(36,90%) và thấp nhất là nhóm tuổi 20-24 có 5 trường hợp (2,67%).
Trong một số nghiên cứu của các tác giả trước trên thế giới khi phân tích
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 33 Cao học K18-Sinh học
karyotyp ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát đã cho thấy tuổi của người vợ
hoặc người chồng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:
Menken và cs (1986) cho rằng: Khả năng sinh sản của nữ giới giảm dần theo
tuổi, đặc biệt sau tuổi 35. Tỷ lệ vô sinh ở các nhóm tuổi tăng dần như sau: Nhóm tuổi
20-24 là 7%; 25-29 là 9%; 30-34 là 15%; 35-39 là 22% và 40-44 là 29% [49]
Stovall và cs (1991), đã chứng minh khả năng sinh sản của vợ chồng phụ thuộc
vào tuổi của nữ giới hơn nam giới, tỷ lệ nữ giới đã lập gia đình mà không có con tăng
lên đều đặn: 6% ở nhóm tuổi 20-24; 9% ở nhóm tuổi 25-29; 15% ở nhóm tuổi 30-34;
30% ở nhóm tuổi 35-39 và 64% ở nhóm tuổi 40-44 [80]
Franco và cs (2002) cho biết, trong 251 cặp vợ chồng vô sinh thì vô sinh nam
giới chiếm 45%, vô sinh nữ giới chiếm 48%, vô sinh do cả nam và nữ là 7%. Trong đó,
vô sinh nguyên phát chiếm 74% và vô sinh thứ phát chiếm 26%. Tuổi trung bình của
nữ giới là 34±4,2 và của nam giới là 36,8±6,5 [26]
Theo S.L. Yu và C. Yap (2003) thì ước tính tỷ lệ vô sinh ở độ tuổi từ 25-29 là
5,5%; độ tuổi từ 30-34 là 9,5% và từ 35-39 tăng cao chiếm 19,7% [91]
David và cs (2004) nghiên cứu 782 cặp vợ chồng ở 7 trung tâm Châu Âu. Kết
quả cho thấy có các cặp vợ chồng càng lớn tuổi thì tỷ lệ vô sinh càng cao, tỷ lệ vô sinh
ở nhóm tuổi từ 19-26 chiếm 8%, từ 27-34 chiếm 13-14% và nhóm tuổi 35-40 chiếm tỷ
lệ cao 18%.
Maheshwari và cs (2007) nghiên cứu 7172 phụ nữ, 26,9% đã qua tuổi 35, tuổi
trung bình là 31,2±5,2 cho thấy có 51,4% vô sinh nguyên phát và vô sinh không rõ
nguyên nhân ở phụ nữ trên 35 tuổi cao hơn so với phụ nữ dưới 30 tuổi [45].
Roupa và cs (2009) đã nghiên cứu 110 phụ nữ vô sinh, về độ tuổi cho thấy: 71
trường hợp (64,5%) ở độ tuổi từ 20-29; 22 trường hợp (20%) ở độ tuổi từ 30-39; 13
trường hợp (11,8%) ở độ tuổi từ 40-49; 4 trường hợp (3,7%) có độ tuổi lớn hơn 50 tuổi
[72].
Aflatoonian và cs (2009), đã nghiên cứu 5200 cặp vợ chồng và phát hiện có 277
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 34 Cao học K18-Sinh học
cặp vợ chồng (5,52%) vô sinh, trong đó có 170 trường hợp (3,48%) vô sinh nguyên
phát và 107 trường hợp (2,04%) vô sinh thứ phát. Tuổi trung bình của nam giới vô sinh
là 45,38±15,18, tuổi trung bình của nữ giới là 39,90±14,20 [14]
George và Kamath (2010), cho rằng tuổi sinh sản bắt đầu giảm từ tuổi 32 và
giảm đáng kể ở tuổi 37 [27]
Bushnik và cs (2011), nghiên cứu các cặp vợ chồng đã lập gia đình ở Canada từ
năm 2009-2011 trong độ tuổi ở nữ giới từ 18 đến 44 tuổi. Ước tính tỷ lệ vô sinh hiện
nay dao động từ 11,5% đến 15,7%. Và tỷ lệ vô sinh cao hơn ở nhóm tuổi 35-44 so với
nhóm tuổi 18-34 [17]
Theo Punam Nagvenkar, nghiên cứu trên 88 bệnh nhân vô sinh nam giới ở
Mumbai (Ấn Độ) có tuổi từ 26 đến 50 thì tuổi trung bình là 34,5 [53] . Jon L. Pryor và
cs., nghiên cứu trên 200 bệnh nhân vô sinh nam giới có tuổi từ 24 đến 52, tuổi trung
bình là 34 [63]. Robert và cs., nghiên cứu trên 42 bệnh nhân KCTT và ITT có tuổi từ
24 đến 53, tuổi trung bình là 34 [56]. Comhair và cs., lại thấy rằng tuổi trung bình của
nhóm bệnh nhân vô sinh nam giới do KCTT và ITT là 31,1 [21].
Nhìn chung theo thống kê của các tác giả trên thế giới thì độ tuổi trung bình của
vô sinh ở nam giới thường là từ 30 đến 35, còn ở nữ giới là từ 20 đến 30 tuổi. Theo
chúng tôi, tuổi trung bình của các bệnh nhân vô sinh khác nhau ở từng nghiên cứu có
thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có tiêu chuẩn lựa chọn khoảng giới hạn tuổi bệnh
nhân khác nhau của mỗi tác giả hoặc phụ thuộc vào số người đến khám và làm xét
nghiệm NST, do sự phân bố giới hạn của tuổi khác nhau và do phong tục, tập quán ở
mỗi vùng khác nhau... Ngoài ra, ở nhiều nước phương Tây, độ tuổi xây dựng gia đình
thường cao hơn ở Việt Nam, do đó độ tuổi trung bình của các cặp vợ chồng vô sinh
cũng cao hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi người vợ chiếm tỷ lệ cao nhất ở
nhóm 25-29 tuổi có 77 trường hợp chiếm tỷ lệ 41,18%, còn tuổi ở người chồng chiếm
tỷ lệ cao là 30-34 tuổi có 69 trường hợp (36,90%). Tiếp theo nhóm chiếm tỷ lệ cũng
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 35 Cao học K18-Sinh học
tương đối cao ở người vợ là nhóm từ 30-34 có 61 trường hợp (32,62%) và nhóm tuổi
25-29 ở người chồng có 49 trường hợp (26,20%). Nhóm tuổi đứng thứ 3 ở người vợ là
từ 35-39 tuổi (13,37%) và người chồng là nhóm 35-39 tuổi (21,93%). Nhóm tuổi có tỷ
lệ thấp thứ 4 là nhóm 20-24 ở người vợ (10,16%), còn ở người chồng là nhóm ≥40 tuổi
(12,30%). Và nhóm có tỷ lệ thấp nhất ở người vợ là nhóm ≥40 chiếm tỷ lệ 2,67%, còn
ở người chồng là nhóm 20-24 cũng chiếm tỷ lệ 2,67%. Theo chúng tôi kết quả trên là
hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ở Việt Nam độ tuổi nữ từ 25-29 là độ tuổi xây dựng gia đình
phổ biến nhất ở nữ giới hiện nay. Hơn nữa bình thường các cặp vợ chồng ở độ tuổi này
sau khi xây dựng gia đình thường muốn có con ngay nên sau một, hai năm không có
con là họ đi khám vô sinh và chỉ định xét nghiệm NST, do đó các cặp vợ chồng vô sinh
thường được phát hiện ở nhóm tuổi này. Nhóm tuổi 30-34 ở người chồng chiếm tỷ lệ
cao, theo chúng tôi, ngày nay theo xu hướng càng nhiều người xây dựng gia đình muộn
nhất là ở khu vực thành thị và thường sau một, hai năm họ mới đi khám và được chỉ
định xét nghiệm NST. Ở người vợ nhóm có tỷ lệ thấp nhất đó là nhóm ≥40 tuổi, theo
chúng tôi, tỷ lệ này thấp vì đa số ở lứa tuổi này người vợ thường đã có thời gian xây
dựng gia đình nhiều năm, có thể vô sinh nhưng đã được điều trị nhiều lần nhưng không
có kết quả hoặc đã nản chí vì nhiều tuổi nên không đi xét nghiệm nữa. Còn ở người
chồng nhóm tuổi 20-24 có tỷ lệ thấp, điều này phản ánh thực tế ở Việt Nam hiện nay
ngày càng có ít nam giới lấy vợ trong độ tuổi này, nhất là ở khu vực thành thị. Ngoài
ra, những nam giới lấy vợ độ tuổi này cũng có thể chưa muốn có con ngay và chưa
phát hiện vô sinh nên chưa đi khám và làm xét nghiệm.
Như vậy, tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh liên quan đến độ tuổi xây dựng gia
đình. Tuổi tác ở người vợ có liên quan đến số lượng và chất lượng trứng, còn ở người
chồng có liên quan đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Các cặp vợ chồng vô sinh
cần đi khám, xét nghiệm và được tư vấn di truyền càng sớm càng tốt để phát hiện
nguyên nhân vô sinh cũng như quyết định hướng điều trị thích hợp.
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 36 Cao học K18-Sinh học
3.2. Nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại phòng xét nghiệm Bộ môn Y sinh
học – Di truyền, Đại học Y Hà Nội, vì vậy các đối tượng chủ yếu là người khu vực Hà
Nội và các tỉnh Miền Bắc gần Hà Nội.
Trong tổng số 187 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát đã được xét nghiệm, phân
tich NST và lập karyotyp bao gồm: cán bộ viên chức (CBVC), công nhân, làm ruộng,
bộ đội, lao động tự do..
Bảng 2. Sự phân bố về nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát
Nghề nghiệp Vợ Chồng
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
CBVC 90 48,13 63 33,69
Công nhân 36 19,25 56 29,94
Làm ruộng 29 15,51 23 12,30
Bộ đội 2 1,07 12 6,42
Tự do 30 16,04 33 17,65
Tổng 187 100 187 100
Nhận xét:
Nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh là CNVC chiếm tỷ lệ cao cả ở người
vợ và người chồng, người vợ có 90 trường hợp (48,13%), người chồng có 63 trường
hợp (33,69%)
Nhóm chiểm tỷ lệ thấp nhất ở cả người vợ và người chồng là nghề bộ đội, người
vợ có 2 trường hợp (1,07%) và người chồng có 12 trường hợp (6,42%)
Như vậy, theo nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng đến xét nghiệm NST là
cán bộ viên chức, làm nghề có tính chất văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất; sau đó đến
nhóm công nhân lao động ở người vợ có 36 trường hợp (19,25%) và người chồng có
56 trường hợp (chiếm 29,94%). Điều này là do các đối tượng sống chủ yếu ở Hà Nội
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 37 Cao học K18-Sinh học
và các tỉnh xung quanh do thuận tiện về thông tin, đi lại, tài chính nên đi khám vô
sinh và làm xét nghiệm. Ngoài ra các nhóm đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như:
nhóm người làm nghề tự do, kinh doanh người vợ có 30 trường hơp (16,04%), người
chồng có 33 trường hợp (17,65%), nhóm người làm ruộng người vợ có 29 trường hợp
(15,51%), người chồng có 23 trường hợp (12,3%) và nhóm ít nhất là nhóm đối tượng
bộ đội người vợ có 2 trường hợp (1,07%) và chồng có 12 trường hợp (6,42%).
Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bái (2002) có
38,5% đối tượng xét nghiệm vô sinh nam là công chức, 23,2% là công nhân và lái xe,
10,6% là làm ruộng, 7,5% là lao động và 20,2% là nghề tự do [2]. Kết quả nghiên cứu
của Hà Xuân Anh cũng cho thấy nhóm cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất (39,4%),
lao động trong công nghiệp (35,5%), làm ruộng (9,2%), viên chứa quân sự (9%) và
nghề tự do (6,9%) [1].
Nhìn chung các bệnh nhân theo nghiên cứu của chúng tôi đa số thuộc những
nhóm nghề ít phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, các thuốc bảo vệ thực vật
được coi là nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam và nữ. Những bệnh nhân này đã được
chỉ định xét nghiệm di truyền để xác định xem họ có bị rối loạn NST hay không, mà
các bất thường này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh trong các cặp vợ
chồng.
3.3. Tần số rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát
Trong số 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) vô sinh nguyên phát được xét
nghiệm NST, phân tích và lập karyotyp chúng tôi phát hiện có 41 cặp vợ chồng (vợ
hoặc chồng) có biểu hiện rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 10,96%), 146 cặp vợ chồng (chiếm
tỷ lệ 89,04%) có karyotyp bình thường (46, XX hoặc 46, XY).
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 38 Cao học K18-Sinh học
Karyotyp bình thường
Karyotyp bị rối loạn
Hình 1. Tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát
Khi nghiên cứu vai trò của rối loạn NST gây nên vô sinh một số tác giả đã nhận
xét rằng: rối loạn NST sẽ làm giảm khả năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Rối
loạn NST ở nam giới gây vô sinh do không sản xuất được tinh trùng hoặc có rất ít tinh
trùng, còn ở nữ giới do buồng trứng không sản sinh ra trứng. Cơ chế chính xác về bất
thường NST gây vô sinh ở các cặp vợ chồng cũng còn nhiều vấn đề đang tranh luận,
nhưng các tác giả đều cho rằng bất thường NST có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh
trùng ở nam giới và quá trình tạo trứng ở nữ giới [36], [76], [50]
Mặc dù có nhiều tác giả nghiên cứu về rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô
sinh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khác nhau. Dưới đây chúng tôi
xin trình bày thống kê kết quả của một số tác giả nghiên cứu trước so sánh với kết quả
nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3
41 (10,96%)
146 (89,04%)
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 39 Cao học K18-Sinh học
Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát của một
số tác giả trên thế giới
Tác giả Năm Số cặp vợ chồng Tỷ lệ rối loạn NST
Raczkiewicz B và cs [64] 1983 311 4,18%
Hens và cs [32] 1988 500 1,3%
Testart và cs [81] 1996 261 2,68%
Maschede & cs [50] 1998 434 3,8%
Peschka & cs [62] 1999 781 13,1%
Nazmy [54] 2001 376 9,04%
Clementini và cs [20] 2004 2078 1,47%
Kayed & cs [36] 2006 2650 3,06%
Marchina và cs [46] 2007 470 2,55%
Smogavec & cs [76] 2009 290 15%
Rosenbusch [70] 2010 340 3,26%
Butnariu và cs [18] 2010 80 12,5%
G.M Tiboni và cs [84] 2011 1146 1,53%
Trần Cúc Ánh 2012 187 10,96%
Như vậy, bảng thống kê kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy tỷ lệ bất
thường NST mà chúng tôi phát hiện được là 10,96% , ở nhóm tương đối cao, tương tự
như kết quả nghiên cứu của Peschka (13,1%), Nazmy (9,04%), Smogavec (15%),
Butnariu (12,5%) Kết quả của chúng tôi ở mức cao hơn so với các nghiên cứu của
Raczkiewicz B, Hens, Testart, Maschede, Clementini, Kayed, Marchina, Rosenbusch,
G.M Tiboni
Nhìn chung qua nghiên cứu của các tác giả trước cho thấy tỷ lệ rối loạn NST ở
những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ở từng nghiên cứu là khác nhau, tỷ lệ này
thay đổi từ 1,3% đến 15%. Theo chúng tôi, tỷ lệ thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 40 Cao học K18-Sinh học
tố như khác nhau về thời gian nghiên cứu, kích thước mẫu nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn
bệnh nhân của từng tác giả nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu di truyền tế bào, nhưng
cũng có thể phụ thuộc vào quần thể dân cư nghiên cứu khác nhau.
3.4. Tần số rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở các cặp vợ
chồng vô sinh nguyên phát
Tổng số 41 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát có biểu hiện rối loạn NST (ở
người vợ hoặc ở người chồng), trong đó chúng tôi phát hiện có 13 trường hợp người vợ
(chiếm 3,48%) và 28 trường hợp người chồng (chiếm 7,48%).
0
5
10
15
20
25
30
Rối loạn NST ở người vợ Rối loạn NST ở người chồng
Số lượng
Số lượng
Hình 2. Tỷ lệ rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở những cặp vợ chồng
vô sinh nguyên phát
Theo Keyed và cs khi phân tích 2650 cặp vợ chồng cho thấy, bất thường NST
dẫn tới vô sinh xảy ra ở cả hai giới nhưng nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn, trong 162
13 (3,48%)
28 (7,48%)
Giới
Số lượng
Người chồng gười vợ Người chồng
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Trần Cúc Ánh 41 Cao học K18-Sinh học
trường hợp bất thường NST thì ở người chồng có 138 trường hợp (chiếm 85,19%) và
người vợ có có 24 trường hợp (chiếm 14,81%) [36]. Smogavec và cs phân tích NST
của 290 cặp vợ chồng vô sinh cũng cho thấy tỷ lệ nam giới mang bất thường NST cao
hơn nữ giới, có 11,8% trường hợp mang bất thường NST thì nam giới chiếm 6,8% và
nữ giới chiếm 4,8% [76]. Theo một báo cáo khác của Nazmy ở 21 cặp vợ chồng vô
sinh nguyên phát cũng cho thấy tỷ lệ rối loạn NST ở người chồng cao hơn ở người vợ
(9,52% người chồng mang rối loạn NST, trong khi đó ở người vợ là 4,76%) [54].
Pasinska và cs phân tích NST của các cặp vợ chồng vô sinh đã cho rằng: Các trường
hợp vô sinh nguyên phát rất phức tạp và khó khăn trong việc tìm ra các nguyên nhân
[61]. Nhìn chung, các rối loạn di truyền gây vô sinh nguyên phát ở các cặp vợ chồng
chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, trong các rối loạn đó thì rối loạn NST thường gặp hơn ở người
chồng và rối loạn NST tỷ lệ nghịch với nồng độ tinh trùng gây vô sinh ở nam giới [19].
Như vậy nhìn chung kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đều chỉ ra rằng sự
bất thường về NST phát hiện ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát thì rối loạn NST
ở người chồng là cao hơn ở người vợ. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện
trong số các cặp vợ chồng có biểu hiện rối loạn NST thì biểu hiện rối loạn gặp ở người
chồng cũng cao hơn ở người vợ. Pao-Lin Kuo (2002) đã có nhận xét rằng: Hậu quả của
rối loạn NST đối với sự sinh sản là khác nhau giữa người nam và người nữ: những tế
bào sinh dục của người nam mang những đoạn NST không ghép cặp được và không
thể hoàn thành quá trình giảm phâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_trancucanh_2012_329_1869479.pdf