Lời Cam Đoan.i
Lời Cảm ơn .ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .viii
MỤC LỤC BẢNG.viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 1
1.1 GIỚI THIỆU .1
1.1.1 Đặt vấn đề.1
1.1.2 Sự cần thiết của đề tài. 2
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát. 3
12.2 Mục tiêu cụ thể. 3
1.2.3 Nội dung nghiên cứu. 3
1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU . 4
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu. 4
1.3.2 Giả thiết nghiên cứu. 4
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 5
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN. 11
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 12
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ. 12
2.1.1 Khái quát về dịch vụ . 12
2.1.2 Khái quát về dịch vụ viễn thông. 14
2.1.2.1 Khái niệm dịch vụ viễn thông . 14
2.1.2.2 Đặc trưng chủ yếu của dịch vụ viễn thông: . 15
2.1.2.3 Chất lượng dịch vụ. 19
2.1.2.4 Nhận thức chung về chất lượng dịch vụ: . 20
133 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ truyền hình mytv tại viễn thông Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 30; 30; 40.
2.3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập, toàn bộ các bảng phỏng vấn được xem xét và loại đi những
bảng không đạt yêu cầu. Sau đó dữ liệu sẽ được mã hóa, nhập liệu và xử lý bằng
phần mềm thống kê SPSS 20.
- Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua Cronbach’s Alpha: Phương pháp
này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến
rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total-
correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở
lên có thể chấp nhận.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật
được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho
việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để
tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ
số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị
42
trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ
hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Một phần quan trọng trong bảng kết qủa phân tích nhân tố là ma trận nhân tố
(component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated
component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa
bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố
(factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho
biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Các hệ số tải nhân tố phải có
trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yên cầu.
- Phân tích hồi qui đa biến: Mục tiêu phân tích của phương pháp này là xét
mối liên hệ tuyến tính giữa một hay nhiều biến độc lập Xi (còn gọi là biến giải
thích) đến một biến phụ thuộc Y (còn gọi là biến được giải thích).
Mục tiêu của mô hình này giải thích biến phụ thuộc Y bị ảnh hưởng bởi
nhiều biến độc lập Xi. Một cách tổng quát phương trình có dạng:
Y = α + β1X1 + β2X2 + + βnXn + ε
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc (Sự hài lòng của khách hàng).
α: Hệ số chặn
β1, β2 ,, βn : Hệ số hồi quy.
X1, X2,..., Xn : Là các biến độc lập (kết quả phân tích nhân tố EFA)
ε: Sai số.
Điều kiện để mô hình hối qui đặt yêu cầu trong nghiên cứu: Giá trị Sig. của
kiểm định Anova phải nhỏ hơn 0,05 thể hiện sự phù hợp của mô hình. Giá trị WIF
nhỏ hơn 10 thể hiện mô hình không bị đa công tuyến. Giá trị R2 phải lớn hơn 0,6 và
giá trị Sig của thống kê t phải nhỏ hơn 0,05.
43
Tóm lại trong chương này tác giả đã nêu lên các cơ sỡ lý thuyết để xây dựng
mô hình nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó trong chương
này tác giả còn nêu lên mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như thang đo cho mô hình
và các phương pháp phân tích số liệu.
44
Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ MYTV CỦA
VNPT VĨNH LONG
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông
Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL, vị trí giáp giới như sau:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
Phía Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp;
Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;
Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và T. phố Cần Thơ.
Tọa độ địa lý tỉnh Vĩnh Long 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ
104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông.
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ,
Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh
Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).
Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nông nghiêp
118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiêp 33.050,5ha, chiếm 21,74%. Trong
đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm 47,73% diện tích tự
nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4ha,
chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2ha, chiếm 0,62%.
Địa hình , thời tiết – khí hậu – thủy văn
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình
khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện
tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có
độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa
45
sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2
hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Nhìn
chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc
xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn,
Với điều kiện địa hình nầy, trong tương lai khi biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh
hưởng đến khu vực đồng bằng sông cửu long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói
riêng, biến đổi khí hậu với kịch bản mực nước biển dâng 1m, qua tính toán sẽ có
các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn bị ảnh hưởng do nhiễm mặn và có khoảng 606
km2(gần 40% diện tích) đất ở khu vực trung tâm tỉnh bị ngập, ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, ảnh hưởng đến cơ sở
hạ tầng (hệ thống đường giao thông, các công trình xây dựng, nhà cửa,..); ảnh
hưởng đến môi trường sống của người dân và môi trường sinh thái của địa phương.
Thời tiết - khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh
năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với sông Mang
Thít và hệ thống kênh rạch.
3.1.2 Tiềm năng về kinh tế
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long,
giữa sông Tiền và sông Hậu; có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu nên
tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Trong nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng đã được
đầu tư xây mới hoặc nâng cấp với nhiều công trình hữu ích, góp phần không nhỏ
trong việc thay đổi diện mạo cảnh quan và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất
của cư dân tỉnh nhà. Trên con đường phát triển, để sớm trở thành một tỉnh khá,
giàu, thế mạnh đặc trưng của Vĩnh Long sẽ được khai thác một cách có hiệu quả, đó
là:
- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu
Long. Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy và
46
đường hàng không (có quốc lộ 1A, 80; 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu được
nối liền bởi sông Mang Thít; gần cảng và sân bay Cần Thơ...), gần thành phố Cần
Thơ - Trung tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất có chất lượng cao, độ phì khá lớn, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ
thống sông rạch dày, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.
Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả
nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng
sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển cây lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Vĩnh Long có tiền năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch
lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại...)
- Lao động dồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nông nghiệp có nhiều
kinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn. Có truyền thống và tiềm
năng về đào tạo với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt. Nhân dân Vĩnh Long có truyền
thống cách mạng, luôn luôn đi đầu trong đấu tranh chống ngoại xâm trước kia và
trong phát triển kinh tế.
Dân số tỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm
trên 80% nhưng bình quân đất canh tác thấp. Đây là nguồn lao động cho hoạt động
sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn không đòi hỏi tay
nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương.
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ này
khá cao so với bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Đây vừa là tiềm năng, song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn
đề xã hội khác trên địa bàn.
Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 03 trường đại học,
03 trường cao đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp. Mạng lưới dạy nghề có
trường trung cấp dạy nghề và công nhân kỹ thuật là trường Trung cấp Nghề Vĩnh
47
Long và Trung cấp Nghề số 9 cùng với nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện,
thị, thành phố có khả năng đào tạo được số lượng khá lớn học sinh, sinh viên cho
tỉnh và các tỉnh trong vùng.
Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu
đến năm 2020 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 65-66%. Đây là
nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ VIỄN THÔNG VĨNH LONG
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VNPT Vĩnh Long
Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được thành
lập ngày 01/01/2006 theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào
ngày 26/03/2006, trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại VNPT, định hướng phát triển
kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế và Bưu chính – Viễn thông – Công
nghệ thông tin giữ vai trò nòng cốt. Bên cạnh đó, VNPT hoạt động theo đơn vị trực
thuộc, tại mỗi tỉnh/thành phố sẽ hình thành 2 đơn vị đó là Bưu điện và Viễn thông.
Tuy nhiên, theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến
ngày 24/06/2010 Công ty mẹ - tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển
sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu. Trụ sở chính của VNPT đặt tại số 57 Huỳnh Thúc Kháng,
Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84-437741091- Fax: 84-437741093.
Website: www.vnpt.com.vn và Email: vanphong@vnpt.vn.
VNPT Vĩnh Long là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 697/QĐ-TCCB/HĐQT ngày
06/12/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh
doanh dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của
Bưu điện tỉnh Vĩnh Long sau khi thực hiện phương án chia tách Bưu chính Viễn
thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Tổ chức và hoạt động được quy định cụ thể theo
điều lệ tổ chức và hoạt động được phê chuẩn tại quyết định số 698/QĐ-
48
TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam ban hành (nay là hội đồng thành viên)
Viễn thông Vĩnh Long sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu của VNPT,
số điện thoại 070 3829999. Trụ sở chính tại số 03 Trưng Nữ Vương, phường 1, Tp
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Viễn thông Vĩnh Long là đơn vị chủ lực cung cấp các dịch vụ viễn thông trên
địa bàn của tỉnh gồm các dịch vụ như: Điện thoại cố định, Gphone /Fax.VoIP (171,
1717); Điện thoại di động (Trả trước, trả sau, thuê bao ngày) Kinh doanh các loại
thẻ, thiết bị đầu cuối; Internet (Mega VNN/ADSL, FTTH); Truyền số liệu (Kênh
thuê riêng, Leased Line, Frame Relay, Mega Wan, truyền hình hội nghị) ,
Dịch vụ MyTv . Cho thuê cơ sở hạ tầng để lắp thiết bị viễn thông (phòng máy, cột
anten), Các dịch vụ gia tăng trên nền mạng thế hệ sau NGN (1900, 1800, 1719...),
Hộp thư thông tin (1080, 1088. 801xxx, 8xxx) và các dịch vụ nội dung khác như
VNPT-CA, SMS Brandname, tổng đài MEG, VnEdu
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của VNPT Vĩnh Long
VNPT Vĩnh Long là một đơn vị kinh tế trực thuộc và hạch toán phụ thuộc
vào VNPT Việt Nam, được đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng theo tên gọi và
được mở tài khoản ngân hàng. Chức năng của VNPT Vĩnh Long là hoạt động sản
xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin
(CNTT) như: Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng,
sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh; Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung
cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin; Sản xuất, kinh doanh, cung ứng,
đại lý vật tư, thiết bị viễn thông công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh
doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo
dưỡng các công trình viễn thông công nghệ thông tin; Kinh doanh dịch vụ quảng
cáo, dịch vụ truyền thông; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tổ chức
phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương
và cấp trên; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.
49
Nhiệm vụ của Viễn thông Vĩnh Long là sử dụng có hiệu quả nguồn lực của
Nhà Nước được Tập đoàn giao nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ, bảo toàn,
phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao; Có nghĩa vụ trả các khoản nợ mà
đơn vị trực tiếp vay theo quy định của pháp luật; Đăng ký kinh doanh và kinh doanh
đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về kết quả
họat động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và luật pháp về sản phẩm, dịch vụ do
đơn vị cung cấp.
Viễn thông Vĩnh Long trình Tập đoàn phương án giá cước liên quan tới các dịch
vụ do đơn vị kinh doanh; Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho các đơn vị
khác thuộc Tập đoàn để đạt các mục tiêu kế hoạch chung về kinh doanh và phục vụ
trong toàn Tập đoàn; Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà
Nước, phục vụ quốc phòng an ninh, các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp, đảm
bảo các dịch vụ viễn thông cơ bản trên địa bàn được giao quản lý với thẩm quyền
theo quy định; Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng thông tin viễn thông thống nhất
trên toàn lãnh thổ của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Xây dựng, quy
hoạch và phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược, quy hoạch của Tập đoàn và phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trên địa bàn và trong lĩnh vực viễn thông, công
nghệ thông tin; Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phù hợp với mục tiêu, phương
hướng và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển toàn Tập đoàn; Chấp hành các quy định
của Nhà nước, của Tập đoàn về điều lệ, thể lệ thủ tục nghiệp vụ, về các quy trình,
quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, về giá, cước và các chính sách về giá, cước các sản
phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin; Đổi mới, hiện đại hóa thiết bị mạng
lưới, công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển đơn
vị trên cơ sở phương án đã được Tập đoàn phê duyệt; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và
quyền lợi đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho
người lao động tham gia quản lý đơn vị; Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Nhà
nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia; Thực hiện
nghiêm chỉnh luật kế toán và các chế độ tài chính kế toán thống kê hiện hành đối
với doanh nghiệp nhà nước; Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ kịp thời nghĩa vụ
50
thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, các khoản
phải nộp về Tập đoàn theo quy định tại quy chế tài chính của Tập đoàn Bưu chính
viễn thông Việt Nam.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long
Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long gồm: bộ máy quản lý (Ban Giám đốc
và các phòng chức năng), các đơn vị kinh tế trực thuộc, theo đó để thực hiện được
hoạt động kinh doanh thì gồm có giám đốc, phó giám đốc, chuyên viên, phòng chức
năng và các trung tâm trực thuộc với hơn 300 cán bộ công nhân viên (CBCNV)
trong phạm vi toàn tỉnh. Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long được phát họa trong
hình 3.1 bên dưới:
Giám đốc, có 1 giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt
động của VNPT Vĩnh Long, cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
hoạt động của doanh nghiệp.
Phó giám đốc, hiện tại VNPT Vĩnh Long có 3 phó giám đốc, đây là những
người hỗ trợ cho giám đốc trong các lĩnh vực về kinh doanh, kỹ thuật nghiệp vụ và
kế hoạch đầu tư.
Chuyên viên, hiện có 3 chuyên viên chuyên trực tuyến phụ trách thanh tra
bảo vệ nội bộ, tổng hợp và thi đua cho VNPT Vĩnh Long.
Phòng chức năng, hiện tại VNPT Vĩnh Long có 6 phòng trực thuộc chức năng gồm
có, Phòng Tổ chức Lao động, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Mạng và Dịch
vụ, Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Đầu tư Xây dựng cơ bản, Phòng Tài
chính Kế toán . Các phòng chức năng có nghĩa vụ phải tham mưu cho Ban Giám
đốc trong việc quản lý và điều hành công việc chuyên môn theo từng lĩnh vực, chịu
trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và nôi dung công việc được giao.
51
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Viễn thông Vĩnh Long
Các Trung tâm trực thuộc, VNPT có 9 đơn vị bao gồm Trung tâm Kinh
doanh và 8 Trung tâm khu vực, các đơn vị kinh tế trực thuộc Viễn thông Vĩnh Long
có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân
hàng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và phân cấp quản lý của Giám đốc Viễn thông
Vĩnh Long.
BAN GIÁM ĐỐC
- Giám đốc
- 3 Phó giám đốc
Phòng
HCTH
Phòng
KH-KD
Phòng
Tài chính
Kế toán
Phòng
TCCB
LĐ
Phòng
đầu từ
XDCB
Phòng
mạng
và DV
TT
Kinh
doan
h
TTV
T
Vĩnh
Long
TTV
T
Bình
Tân
TTV
T
Bình
Minh
TTV
T
Vũng
Liêm
TTV
T
Long
Hồ
TTV
T
Tam
Bình
TTV
T
Mang
Thít
TTV
T Trà
Ôn
52
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VIỄN THÔNG VĨNH
LONG
3.3.1 Phát triển hạ tầng mạng lưới:
Hiện nay, Viễn Thông Vĩnh Long có một cơ sở hạ tầng thông tin hết sức hiện
đại, quy mô, không chỉ phục vụ cho khu vực trung tâm mà cho cả nông thôn, vùng
sâu vùng xa trên toàn tỉnh. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản
như dịch vụ điện thoại cố định, di động, fax, Viễn Thông Vĩnh Long còn cung cấp
thêm rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ IP tiên tiến để đáp
ứng được nhu cầu khách hàng cũng như có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác trong cùng ngành.
Mạng di động: Đến cuối năm 2015 Viễn Thông Vĩnh Long có 04 trạm BSC
và được đặt ở 02 địa điểm là TP Vĩnh Long và Thị xã Bình Minh , đã phát sóng
244 trạm BTS 2G và 229 NodeB (3G) mạng di động Vinaphone, năng lực mạng
lưới cơ bản đáp ứng được nhu cầu dịch vụ thông tin di động Vinaphone và dịch vụ
cố định Gphone trên toàn tỉnh.
Mạng cố định: Mạng cố định bao gồm 01 Host trung tâm và 104 vệ tinh
EWSD với tổng dung lượng lắp đặt toàn mạng là 52,704 số. Dung lượng thuê bao
hiện có là 32,685 số. Hiệu suất sử dụng là 73.40%. Đây là dịch vụ truyền thống lâu
đời nhất mà đơn vị cung cấp, tuy nhiên hiện tại phải đối mặt với việc khách hàng
đang rời mạng ồ ạt do ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin di động cũng như các
giới hạn về kỹ thuật cung cấp các dịch vụ mới trên hệ thống mạng dây cáp đồng.
Mạng băng rộng: Toàn tỉnh hiện có 175 IPDSLAM, tổng dung lượng lắp
đặt toàn mạng như sau : Dịch vụ MegaWan dung lượng lắp đặt 41,376 port , hiện
đang sử dụng là 18,747 port, hiệu suất sử dụng là 45.31% , Dịch vụ Fiber dung
lượng lắp đặt 40,704 port , hiện đang sử dụng là 2,380 port, hiệu suất sử dụng là
5.85%. Dịch vụ Gpon dung lượng lắp đặt 13,312 port , hiện đang sử dụng là
2,038 port, hiệu suất sử dụng là 15.31%.. Tổng số thiết bị Switch Layer 2 là 193 ,
sử dụng 2.293 trên 4.632 cổng FE lắp đặt, tỷ lệ sử dụng là 49.5%. Do bị phụ
53
thuộc vào hạ tầng khá lớn, Internet là mãng dịch vụ chỉ được ba nhà mạng đủ
năng lực khai thác là Viễn Thông Vĩnh Long ,Viettel và FPT, với tổng thuê bao là
55,282 thuê bao. Do lợi thế về hạ tầng phát triển phủ khắp và lâu năm nên Viễn
Thông Vĩnh Long chiếm lợi thế rất lớn trong việc cung cấp dịch vụ Internet trên
địa bàn với hơn 66 % thị phần (Nguồn: Sở Thông tin Truyền thông Vĩnh Long ).
3.3.2 Hoạt động tài chính:
Bảng 3.1 Tình hình tài chính của Viễn thông Vĩnh Long
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2013 2014 2015
I Kết quả hoạt động kinh doanh
1 Doanh thu được hưởng Triệu đồng 252,498 246,127 241,463
2 Giá vốn bán hàng Triệu đồng 226,423 224,584 228,497
3 Doanh thu hoạt động tài chính Triệu đồng 60 21 17
4 Chi phí Tài chính Triệu đồng 1,106 86 38
5 Chi phí bán hàng Triệu đồng 3,568 6,147 4,423
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu đồng 17,986 15,230 8,566
7
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh Triệu đồng 3,475 101 (44)
8 Lợi nhuận khác Triệu đồng 4,143 98 134
9 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7,618 199 90
II Nghĩa vụ với ngân sách
1 Thuế Triệu đồng 12,535 12,138 12,012
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Do là doanh nghiệp nhà nước, nhân viên doanh nghiệp hưởng lương theo quỹ
lương được phân bố theo kế hoạch của Tập Đoàn nên việc tính đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp đã bị xem nhẹ so với mục tiêu doanh số hằng năm tại đơn
vị. Điển hình là tình hình tài chính của doanh nghiệp đã xấu đi rất nhiều vào năm
2015, kết quả của việc cạnh tranh của nhà nhà mạng viễn thông khác , từ việc đạt
54
được lợi nhuận là 7,618 triệu năm 2013, doanh nghiệp giảm lợi nhuận xuống rất
thấp chỉ còn 90 triệu vào năm 2015, tương ứng với việc giảm 4.4% doanh thu từ
252,498 triệu năm 2013 xuống 241,463 triệu năm 2015. Tác động đã kéo dài qua
năm 2014 , 2015 , mặc dù chiến lược kinh doanh đã được thay đổi, tuy nhiên trong
giai đoạn kinh doanh khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp cần có những bước đi
có tính toán kỹ lưỡng để không phạm các sai lầm.
3.3.4 Các loại hình dịch vụ do Viễn Thông Vĩnh Long cung cấp:
3.3.4.1 Dịch vụ viễn thông cơ bản
Là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của người sử dụng dưới dạng ký
hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc
internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận
qua mạng. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
Dịch vụ viễn thông cố định:
♦ Dịch vụ điện thoại:
+ Dịch vụ điện thoại nội hạt.
+ Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước.
+ Dịch vụ điện thoại quốc tế.
. Dịch vụ gọi điện thoại trực tiếp đi quốc tế.
. Dịch vụ điện thoại quốc tế có điện thoại viên trợ giúp.
. Dịch vụ gọi điện thoại quốc tế mạng cố định và thông tin di động sử dụng
công nghệ VoIP.
♦ Dịch vụ truyền số liệu:
Là dịch vụ được sử dụng để truyền số liệu giữa máy tính với máy tính; giữa
máy tính với mạng máy tính (mạng LAN); giữa các mạng máy tính với nhau; giữa
máy tính (hoặc mạng máy tính) với các cơ sở lưu trữ dữ liệu (database) để tìm tin.
55
Dịch vụ này giúp truyền số liệu đi trong nước và nước ngoài một cách nhanh
chóng, chính xác. Có hai kiểu truyền số liệu: Truyền đồng bộ hoặc truyền không
đồng bộ.
♦ Dịch vụ truyền hình hội nghị:
Là dịch vụ thực hiện truyền đưa các chương trình truyền hình quảng bá hoặc
truyền tín hiệu đến một số điểm nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Các
chương trình này thường là cầu truyền hình tường thuật tại chỗ các sự kiện đang diễn
ra như các lễ hội, các cuộc mittinh lớn có tính toàn quốc, các chương trình giao lưu,
hội thảo. Các dịch vụ này gọi chung là dịch vụ truyền hình hội nghị.
♦ Dịch vụ thuê kênh:
Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cung cấp một kênh hoặc nhiều kênh thông
tin cho các tổ chức, cơ quan, đoàn thể hoặc doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích
thông tin nội bộ như truyền thoại, số liệu, trong phạm vi những kênh thông tin
thuê riêng đó.
♦ Dịch vụ thông tin vệ tinh VSAT:
Thông tin vệ tinh VSAT được sử dụng như một hình thức mở rộng mạng viễn thông
trong nước cho những vùng mà mạng viễn thông hiện tại chưa thể vươn tới đáp ứng
được các yêu cầu về dịch vụ của khách hàng. Hệ thống mạng VSAT Việt Nam có
thể cung cấp các dịch vụ:
+ Kênh VSAT thuê riêng, điểm đối điểm cho bất kỳ thuê bao nào trên
lãnh thổ Việt Nam và khu vực Châu Á.
+ Trạm VSAT thuê riêng.
+ VSAT chuyên thu phục vụ truyền số liệu quảng bá.
+ VSAT truyền hình (phục vụ hội nghị, thi đấu thể thao,).
+ Cho thuê thiết bị VSAT.
56
+ Làm phương tiện truyền dẫn cho mạng công cộng đối với những nơi xa
xôi chưa có bưu cục.
♦ Dịch vụ tổng đài riêng:
Tổng đài riêng còn gọi là tổng đài cơ quan hoặc PABX, là tổng đài phục
vụ thông tin nội bộ (cơ quan, doanh nghiệp, chung cư, bệnh viện,) và thường
có một hoặc nhiều trung kế nối với tổng đài trung tâm để thực hiện các cuộc
gọi vào ra với mạng công cộng.
Dịch vụ viễn thông di động:
♦ Dịch vụ viễn thông di động mặt đất:
Hệ thống thông tin di động GSM là hệ thống thông tin di động vô tuyến hai
chiều tiêu chuẩn toàn cầu, cho phép máy điện thoại di động có thể nhận được cuộc
gọi đến và gọi đi của bất kỳ máy nào thuộc mạng GSM hoặc mạng cố định. Phạm vi
sử dụng phụ thuộc vào vùng phủ sóng.
Hệ thống điện thoại di động GSM với thiết bị kỹ thuật số hiện đại, có độ bảo
mật cao, chất lượng âm thanh tốt. Mỗi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_hai_long_cu.pdf