Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. i

DANH MỤC BẢNG. ii

DANH MỤC HÌNH. ii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . iii

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN .12

1.1 Tính thanh khoản trên TTCK .12

1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản trên TTCK .12

1.1.2 Các đặc trưng của tính thanh khoản trên TTCK.13

1.2 Các thước đo tính thanh khoản.17

1.2.1 Những thước đo tính thanh khoản một chiều .17

1.2.2 Những thước đo tính thanh khoản đa chiều.24

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán .28

1.3.1 Các nhân tố vĩ mô .28

1.3.2 Các nhân tố vi mô .32

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH THANH KHOẢN

CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM .35

2.1 Thực trạng tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam từ năm 2010 đến nay .35

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yểt trên TTCK

Việt Nam.47

2.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu và xác định tiêu chí chọn mẫu .47

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu .48

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả sản xuất kinh doanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, theo lý thuyết đại diện (agency theory) thì các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các công ty có hiệu quả quản trị mạnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là những công ty có tính thanh khoản cổ phiếu cao như nghiên cứu của Maug (1988), nghiên cứu của Palimeter (2002). Thêm vào đó, nghiên cứu của Coffe (1991), Bhide (1993), Fang và các cộng sự (2009) đã chứng minh được mối quan hệ hai chiều giữa tính thanh khoản của cổ phiếu thường và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo các nghiên cứu này, một công ty có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao sẽ phát các tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư bên ngoài, tăng cường uy tín tài chính, tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu và kết quả là tính thanh khoản của cổ phiếu tăng. Ngược lại, các công ty có tính thanh khoản cổ phiếu cao là những công ty rất tích cực trong việc công bố các thông tin về hiệu quả sản suất kinh doanh. Điều này tạo áp lực ngược lại cho các nhà quản trị cần cải thiện và cải thiện hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy, tính thanh khoản của cổ phiếu lại có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) và đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. 34 1.3.2.3 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu - EPS (Earnings per Share) EPS là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Một nhà đầu tư có lý trí sẽ yêu cầu một mức bảo hiểm cho việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản kém hơn. Như vậy, bằng trực giác, có một mối quan hệ thuận chiều giữa tính kém thanh khoản và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Ngược lại, mối quan hệ giữa tính thanh khoản và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là ngược chiều (Dalgaard, 2009). Amihud, Mendelson (1986) và Dalgaard (2009) lập luận rằng cổ phiếu có lợi suất nhạy cảm với những thay đổi trong tính thanh khoản sẽ mang lại một lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho các nhà đầu tư đối với rủi ro tăng thêm này. Các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng một lợi nhuận cao hơn cho các cổ phiếu có tính thanh khoản kém (Dalgaard, 2009). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm như Narayan và Xinwei (2011) đã kiểm tra tác động của thanh khoản và thu nhập của cổ phiếu trên TTCK Thượng Hải và Thâm Quyến; Brennan và Subrahmanyam (1996) cho cổ phiếu NYSE và Nasdaq; Omri cùng cộng sự (2004) và Salehi cùng cộng sự (2011) trên sàn chứng khoán Tehran tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa tính thanh khoản và lợi nhuận. Do đó, theo những nghiên cứu trước, thu nhập trên mỗi cổ phiếu có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của thị trường. 1.3.2.4 Tỷ lệ đòn bẩy tài chính - FLR (Financial Leverage Ratio) Đòn bẩy tài chính là công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu. Lý thuyết tài chính coi đòn bẩy là một trong những nguồn gốc rủi ro, và do đó nêu lên rằng một công ty vay nợ nhiều sẽ có rủi ro cao hơn cho cổ đông. Cũng như các cổ đông chấp nhận rủi ro tiếp xúc với dòng tiền chưa chắc chắn hơn, họ sẽ yêu cầu một tỷ lệ cao hơn lợi nhuận trên khoản đầu tư của họ (Penman và cộng sự, 2007). Cai và Zhang (2011) lưu ý rằng khi một công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao, nếu tăng thêm tỷ lệ đòn bẩy của công ty có thể làm tăng khả năng vỡ nợ và chi phí dự kiến của nó (Acheampong và Shibu, 2014). Vì vậy, theo các nghiên cứu trước đây, có mối quan hệ nghịch biến giữa thanh khoản trên TTCK và tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK. 35 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Thực trạng tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam từ năm 2010 đến nay Để đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế quốc doanh, TTCK ở Việt Nam ra đời. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM tiền thân là Trung tâm GDCK TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-thị trường ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. SGDCK Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-thị trườngg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-thị trường và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, SGDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu. Ngày 7/1/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của Đề án là Thành lập Sở GDCK Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), nhằm thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch; tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia thị trường; góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam; nâng cao sức cạnh tranh và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Qua 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngày càng phát huy vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, gia tăng thu nhập cho người dân. Góp phần dần hình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng. 36 KLGD trên TTCK Việt Nam và ở cả hai SGDCK HOSE, HNX từ năm 2009 đến năm 2019: Bảng 2.1: KLGD trên TTCK Việt Nam 2009-2019 Đơn vị: Cổ phiếu Năm HOSE HNX Thị trường 2009 10,552,214,020 5,589,833,300 16,142,047,320 2010 10,636,493,602 8,269,930,400 18,906,424,002 2011 6,577,966,277 7,051,185,580 13,629,151,857 2012 11,642,533,137 11,194,584,900 22,837,118,037 2013 14,833,110,640 9,984,572,744 24,817,683,384 2014 28,372,359,280 15,987,236,877 44,359,596,157 2015 25,358,974,000 10,372,401,521 35,731,375,521 2016 28,327,163,820 10,191,289,835 38,518,453,655 2017 42,481,386,190 12,840,256,654 55,321,642,844 2018 42,111,883,510 11,788,441,024 53,900,324,534 2019 35,483,585,910 6,377,370,998 41,860,956,908 Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Từ bảng 2.1 ta thấy, biến động Khối lượng giao dịch trên các SGDCK TP Hồ Chí Minh, trên SGDCK Hà Nội qua các năm giai đoạn 2009-2019 nhìn chung có xu hướng tăng. Sau 11 năm trên thị trường, KLGD tăng hơn 2.5 lần. KLGD trên toàn TTCK và trên cả hai SGDCK trong giai đoạn 2009-2019 đạt giá trị lớn nhất vào năm 2017, đạt giá trị nhỏ nhất vào năm 2011 đối với sàn HOSE và cả thị trường. KLGD trên SDGCK trên sàn HNX đạt giá trị lớn nhất vào năm 2014 và đạt giá trị nhỏ nhất vào năm 2009, năm 2019 KLGD trên sàn HNX giảm theo diễn biến của nền kinh tế. 37 Hình 2.1: KLGD trên TTCK Việt Nam qua các năm 2009-2019 Nguồn: Tự tổng hợp KLGD năm 2014 trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, KLGD trên hai sàn tăng vọt, đẩy tổng khối lượng giao dịch của thị trường lên cao. Tuy nhiên, với những diễn biến bất thường và có dấu hiệu xấu đi của giá dầu cùng tỷ giá vào cuối năm 2014 và năm 2015 đã làm giảm thanh khoản thị trường, kéo theo KLGD trên thị trường giảm xuống. Sau năm 2015, TTCK hoạt động sôi động trở lại và kết quả này thể hiện qua KLGD tăng mạnh vào năm 2017-2018 khi có sự tham gia của TTCK phái sinh. Sau đó, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài từ năm 2017 và đỉnh điểm vào năm 2018-2019. GTGD trên TTCK Việt Nam và ở cả hai SGDCK HOSE, HNX từ năm 2009 đến năm 2019: - 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 KLGD QUA CÁC NĂM 2009-2019 HOSE HNX Thị trường 38 Bảng 2.2: GTGD trên TTCK Việt Nam 2009-2019 Đơn vị: Triệu VNĐ Năm HOSE HNX Thị Trường 2009 408,076,384.06 190,828,964.95 598,905,349.01 2010 337,053,458.18 228,356,660.48 565,410,118.66 2011 118,458,227.80 84,809,553.09 203,267,780.89 2012 162,889,222.01 95,768,498.24 258,657,720.25 2013 219,596,127.58 76,910,965.05 296,507,092.63 2014 466,398,838.00 191,752,262.74 658,151,100.74 2015 414,120,590.00 135,842,072.59 549,962,662.59 2016 496,710,792.71 112,138,933.89 608,849,726.60 2017 855,685,690.81 139,465,846.85 995,151,537.65 2018 1,056,494,044.00 177,464,145.20 1,233,958,189.20 2019 734,905,330.00 79,194,870.58 814,100,200.58 Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Từ bảng thống kê 2.2 giai đoạn 2009-2019, GTGD trên toàn TTCK và trên sàn HOSE đạt giá trị lớn nhất vào năm 2018, giá trị nhỏ nhất vào năm 2011; sàn HNX đạt giá trị lớn nhất vào năm 2010 và đạt giá trị nhỏ nhất năm 2013. Trải qua thời gian dài phát triển, SGDCK Hồ Chí Minh vẫn nắm giữ vai trò chủ đạo của cả TTCK Việt Nam. Với GTGD luôn chiếm trên 60% tổng GTGD trên toàn thị trường. Giai đoạn năm 2016-2019, luôn chiếm trên 80% tổng GTGT trên toàn TTCK. Đặc biệt, năm 2019, sàn HOSE chiếm tới 90% tổng GTGD. Đầu năm 2020 TTCK Việt Nam cũng đang trải qua những phiên suy giảm mạnh, từ ảnh hưởng của dịch cúm virus corona mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. 39 Thống kê chỉ số VN-Index và HNX-Index ở cuối mỗi năm từ năm 2009 đến năm 2019: Bảng 2.3: Các chỉ số Việt Nam-Index và HNX-Index từ năm 2009 đến 2019 VN- Index HNX-Index 2009 494.77 168.17 2010 484.66 114.24 2011 351.55 58.74 2012 413.73 57.09 2013 504.63 67.84 2014 545.63 82.08 2015 579.03 79.96 2016 664.87 80.12 2017 984.24 116.86 2018 892.54 104.23 2019 960.99 102.51 Nguồn: Ủy ban Chứng khoán nà nước Dựa vào các số liệu đã thu thập được, thực trạng thanh khoản TTCK Việt Nam qua các năm 2010-2019 như sau: Năm 2010, KLGD trên thị trường tăng khoảng 17.1% tăng so với năm 2009 với GTGT là 565.4 nghìn tỷ đồng. KLGD trên sàn HOSE là 10.6 triệu cổ phiếu, tăng 0.7% so với năm 2009 tương đương với GTGT khoảng 337 nghìn tỷ đồng. Trên sàn HNX, KLGD năm 2010 là 8.2 triệu cổ phiếu tăng gần 48% so với năm 2009 với GTGD 565.4 tỷ đồng KLGD tăng lên nhưng GTGD năm 2010 của cả thị trường giảm (6%) so với năm 2009. Nguyên nhân chính ở đây là việc ban hành Thông tư 13 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng hồi đầu tháng 10/2010. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng được tăng từ 8% lên 9%. Chính sách khiến các TCTD bán ra khối lượng lớn chứng khoán làm cho giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm 40 trọng. Kéo theo đó là các chỉ số Index giảm điểm, Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng năm 2010, Việt Nam-Index tăng 3,26 điểm lên 484,66 điểm (+0,68%), giảm 10,1 điểm so với năm 2009, tương đương giảm 2%. HNX-Index tăng 1,6 điểm lên 114,24 điểm (+1,42%); giảm 32% so với mức đóng cửa năm 2009 là 168,17 điểm. Năm 2011, KLGD trên thị trường đạt khoảng 13.6 triệu cổ phiếu giảm 28% so với năm 2010 và GTGD đạt 203.2 nghìn tỷ đồng (giảm mạnh 65.1% so với năm 2010). Trong đó tổng KLGD trên sàn HOSE giảm 38.2% với GTGD là 118.4 nghìn tỷ đồng (giảm 64.9%) trên sàn HNX giảm 15.7% tương đương với GTGD là 84.8 nghìn tỷ đồng (giảm 14.8%) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự lao dốc và tính thanh khoản kém của TTCK năm 2011 là do lạm phát tăng cao (từ 12% trong tháng 1, cao nhất là 23% vào tháng 8 và giảm về 18% vào cuối năm) đã tác động xấu đến TTCK, khiến giá trị của hai chỉ số chính và các cổ phiếu lao dốc không phanh, ngày 15/12/2011 chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm. Thêm vào đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao (từ 18 – 20%) khiến tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Những biện pháp thu hẹp tín dụng trong các lĩnh vực phi sản xuất, bao gồm cả cho vay chứng khoán. Dòng tiền vào chứng khoán bị thu hẹp, khiến cho thanh khoản thị trường sụt giảm. Năm 2012, thanh khoản TTCK đã hồi phục sau năm 2011. Cụ thể, KLGD năm 2012 trên thị trường đạt gần 22.8 tỷ cổ phiếu (tăng 60,98% so với năm 2011), GTGD đạt 326,6 nghìn tỷ đồng (tăng 28,6% so với năm 2011). Trong đó, sàn HOSE chiếm 50.1% KLGD và 62.9% GTGD, tăng 77% về KLGD và 37.5% về GTGD, sàn HNX có KLGD tăng 58.7%, GTGD tăng lên 12.9% so với năm 2011. Kết thúc năm 2012, Việt Nam-Index tăng 17,7% so với cuối năm 2011 đạt 413,73 điểm; HNX-Index phá đáy 2011, giảm 2,8% xuống còn 57,09 điểm. Sự tăng trưởng thanh khoản trở lại một cách nhanh và mạnh của TTCK là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nửa đầu năm 2012 với các thông tin đẩy thị trường tăng vọt: sự ra đời của chỉ số Việt Nam30-Index, kiềm chế được làm phát giúp cắt giảm lãi suất mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm, tỷ giá cũng được cam kết 41 giữ ổn định và thời gian giao dịch buổi chiều được kéo dài. Tuy nhiên nửa cuối năm 2012 lại kìm hãm sự phát triển của TTCK do nợ xấu tăng cao, theo UBCKNN tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng lên tới 10% thay vì 4% như các NHTM báo cáo. Sự kiện những ông chủ ngân hàng lần lượt bị bắt, ngày 21/8/2012 ông Nguyễn Đức Kiên, phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng ACB bị bắt, vốn hóa thị trường bị mất 1 tỷ đô trong ngày (20.800 tỷ đồng trên hai sàn), ngày 27/8/2012, ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB bị bắt, vốn hóa thị trường giảm 1 tỷ đô trong ngày, ngày 27/9/2012, ông Trần Xuân Giá và 3 thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng ACB bị truy tố khiến niềm tin của nhà đầu tư trên TTCK ngày càng giảm sâu. Có 21 cổ phiếu bị niêm yết trên cả hai sàn giao dịch do thua lỗ ba năm liên tiếp. Những sự kiện trên đã khiến cho thanh khoản TTCK nửa cuối năm 2012 bị sụt giảm, ảnh hưởng xấu lên kết quả hoạt động trên thị trường của cả năm 2012. Năm 2013, TTCK Việt Nam năm đã đạt những kết quả khả quan. Ngày cuối năm 2013, chỉ số VN-Index đạt 504,6 điểm tăng gần 23%; HN-Index đạt mức 67 điểm tăng trên 13% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam năm 2013 được đánh giá là một trong những thị trường có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Trong năm 2013, tổng KLGD của thị trường đạt gần 24.8 tỷ cổ phiếu tăng 8.6% so với năm 2012 với GTGD đạt 296.5 nghìn tỷ đồng tăng 14.6% so với năm trước. KLGD trên sàn HOSE đạt 14.8 tỷ cổ phiếu (tăng 27.4%), GTGD đạt gần 219.6 nghìn tỷ đồng (tăng 34.8%). Ngược lại với đà tăng trưởng của HOSE thì sàn HNX lại sụt giảm, KLGD trên sàn HNX giảm 10.9% so với năm 2012 với 9.9 tỷ cổ phiếu, GTGD cũng giảm đi 19.7% và chỉ đạt 76.9 nghìn tỷ đồng. TTCK Việt Nam 2013 tăng trưởng nhanh nhờ những nguyên nhân sau: ổn định được chỉ số giá tiêu dùng khiến lãi suất giảm, giảm thuế chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50, việc tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch quỹ hoán đổi danh mục đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. 42 Năm 2014, Chỉ số VN-Index tăng 8,13%, chỉ số HNX-Index tăng 23,85% so với cuối năm 2013. Tổng KLGD của thị trường năm 2014 đạt 44.3 tỷ cổ phiếu (tăng 78.7%), GTGD của thị trường 658.1 nghìn tỷ đồng (tăng 121.9%) so với năm 2013. KLGD của sàn HOSE chiếm 63.9% cả thị trường với 28.3 tỷ cổ phiếu, tăng 91.2% so với KLGD năm 2013. Tổng GTGD trên sàn HOSE chiếm 70.8% cả thị trường (466.3 nghìn tỷ đồng), tăng 112.3% so với năm 2013. So với năm 2013, KLGD và GTGD trên sàn HNX cũng tăng lên lần lượt là 60,1% và 149,3%. Nguyên nhân của việc thanh khoản thị trường năm 2014 tăng nhanh và mạnh đó là nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đạt kết quả tốt. Quyết tâm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước được hiện thực bằng Nghị quyết Nghị quyết 15/NQ-CP và Quyết định 51/2014/QĐ-thị trường với những giải pháp cụ thể và đột phá đã tạo nên sự sôi động chưa từng có. Hình thức quỹ hoán đổi danh mục nội ra đời làm tăng thêm sự lựa chọn cho dòng vốn đầu tư dài hạn ưa thích chiến lược đầu tư thụ động. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có cơ hội gián tiếp đầu tư vào các cổ phiếu đã hết room thông qua hình thức quỹ này. Năm 2015, tổng KLGD trên thị trường đạt gần 35.7 tỷ cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 549.9 nghìn tỷ đồng, giảm 19.5% về khối lượng và 16.5% về GTGD so với năm 2014. VN-Index tăng 6,12% so với cuối năm trước, tổng KLGD trên sàn HOSE đạt hơn 25.3 tỷ cổ phiếu (giảm 10.7%) tương ứng GTGD đạt trên 414.1 nghìn tỷ đồng (giảm 11.2%). Ngược lại với Việt Nam-Index, HN-Index giảm 3,64% so với thời điểm cuối năm 2014, tổng KLGD trong năm 2015 đạt trên 10.3 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 35.2% so với năm 2014), tổng GTGD cũng giảm 29.2% xuống mức hơn 135.8 nghìn tỷ đồng. Năm 2015 nền kinh tế vĩ mô có sự hồi phục và tăng trưởng tích cực, tuy nhiên KLGD và GTGD trong năm 2015 sụt giảm so với năm 2014. Thanh khoản trên TTCK Việt Nam trong năm 2015 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự kiện biển Đông lần 2, giá dầu và vấn đề tỷ giá. Giá dầu thế giới đã giảm mạnh vào tháng 6-7 và tháng 12, khiến cổ phiếu dầu khí niêm yết mất giá trầm trọng. Sự phá giá bất thường của đồng Nhân dân tệ và việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh tỷ 43 giá VND/USD đã dẫn đến những phản ứng tiêu cực trên TTCK Việt Nam, khiến tăng trưởng rất thấp. Năm 2016, KLGD trên thị trường đạt khoảng 38.5 triệu cổ phiếu tăng 7.8% so với năm 2015 và GTGD đạt 608.8 nghìn tỷ đồng (tăng 10.7% so với năm 2015). Trong đó tổng KLGD trên sàn HOSE là 28.3 tỷ cổ phiếu với GTGD là 496.7 nghìn tỷ đồng (tăng lên gần 20%), ngược lại sàn HNX giảm 1.8% tương đương với GTGD là 112 nghìn tỷ đồng (giảm 17.5%) so với năm 2015. Ngày cuối năm 2016, chỉ số VN-Index đạt 664.87 điểm tăng 14.8%; HN-Index đạt mức 80.12 điểm tăng 2% so với cuối năm 2015. Năm 2016, TTCK Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn. Đà phục hồi kinh tế thế giới vẫn còn chậm, nền kinh tế Mỹ có sự hồi phục nhưng sự sụt giảm của nền kinh tế Trung Quốc, cùng với vấn đề giá dầu sụt giảm khiến lo lắng về sự phục hồi kinh tế nói chung trong bối cảnh Mỹ có thể tiếp tục nới lãi suất vẫn còn lớn. Mức vốn hóa thị trường đạt 1.923 nghìn tỷ đồng, tương đương 46% GDP, tăng 40%; thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt 6.888 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015. Kết quả hoạt động tích cực của TTCK trong năm 2016 còn thể hiện qua nhiều con số: trên thị trường có 695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết, 377 cổ phiếu đăng ký giao dịch. Tổng giá trị niêm yết đạt 712 nghìn tỷ đồng (tăng 22%); tổng mức vốn huy động trên TTCK ước đạt 348 nghìn tỷ đồng, tăng 54% so với cuối năm 2015. Năm 2017, TTCK Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cao nhất khu vực châu Á, ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị thế trong nền kinh tế và trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index tăng 48%, chỉ số HN-Index tăng 45.8% so với cuối năm 2016, đạt mức cao nhất 10 năm trở lại đây, mức vốn hóa thị trường đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. TTCK phái sinh cũng hấp dẫn các nhà đầu tư với tổng khối lượng giao dịch đạt 946.326 hợp đồng tương ứng với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng, đạt 80.8 tỷ đồng. 44 Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên, tăng 63% so với bình quân năm 2016. Quy mô TTCK ngày càng được mở rộng, trong năm 2017, có 731 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sàn và 679 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM, nâng tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt gần 959 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, năm 2017, TTCK đã thu hút được nhiều doanh nghiệp quy mô lớn lên niêm yết như: Petrolimex, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vincom Retail, VPBank, VIB, Kido Foods, Lộc Trời Group, Pymepharco Năm 2018, KLGD trên thị trường giảm 3% đạt 53.9 triệu cổ phiếu nhưng GTGD tăng 63.4% (1233.9 tỷ đồng) so với năm 2017. Trên sàn HOSE và sàn HNX tương tự trên thị trường, KLGD trên cả hai sàn giảm nhẹ tuy nhiên GTGD trên cả 2 sàn tăng mạnh lần lượt 23.4% và 27.2% so với năm trước. Đây là một năm ấn tượng của TTCK Việt Nam. VN-Index lần đầu chạm đỉnh 1204.3 điểm trong phiên ngày 09/04/2018, thị trường cực kỳ hưng phấn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng bùng nổ đã kéo Vn-Index tăng 22,4% chỉ trong vòng hơn 4 tháng. Tuy nhiên, 3 lần tăng lãi suất của FED cùng hành động leo thang của Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn vào thị trường chứng khoán toàn cầu. Bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó đến Mỹ giảm điểm mạnh đã ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục khiến thị trường biến động với biên độ lớn, thanh khoản thị trường sụt giảm rất mạnh. Bên cạnh đó Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 9/2017 nhưng phải đến giữa năm 2018 thị trường này mới bùng nổ cả về số lượng tài khoản mở mới và quy mô giao dịch. Khối lượng vị thế mở OI (mua và nắm giữ qua phiên sau) tăng liên tục kể từ tháng 4 và đạt 22,000 hợp đồng vào tháng 12/2018 cho thấy sức hấp dẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với TTCKPS ngày càng tăng lên. Năm 2019, không nằm ngoài xu thế chung của thị trường thế giới, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng nới lỏng thông qua động thái cắt giảm lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nửa cuối năm 2019 nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các cân đối vĩ mô và giảm thiểu tác động từ các nhân tố tiêu cực của bối cảnh kinh tế quốc tế. Ngày 12/9/2019, NHNN đã 45 cắt giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6.25% xuống 6%/ năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4.25% xuống 4%/ năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giảm từ 7.25%/năm xuống 7,0%/năm. Tiếp đó ngày 19/11/2019, NHNN quyết định giảm 0.5%/năm đối với các loại lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng; Đồng thời, cắt giảm 0.5% đối với các loại lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ngày 1/12/2019, lần đầu tiên sau 14 năm, NHNN quyết định hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng từ mức 1.2%/năm về mức 0.8%/năm. Lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc về mốc 0%/năm. Đối với ngoại tệ, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là 0%/năm, còn vượt dự trữ bắt buộc 0.05%/năm. Ngoài ra, NHNN hạ lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi, quỹ tín dụng, tổ chức tài chính vi mô là 0.8%/năm. TTCK phái sinh phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến ngày 31/11/2019 có 88.724 tài khoản giao dịch và ký quỹ và được đăng ký trên hệ thống của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, tăng hơn 55,2% so với thời điểm cuối năm 2018. Điều này cho thấy, sau 2 năm đi vào hoạt động, TTCK phái sinh đã được các nhà đầu tư đón nhận và thể hiện tốt vai trò là công cụ phòng vệ rủi ro hiệu quả, góp phần tích cực vào việc duy trì dòng vốn trên TTCK cơ sở. Những biến động của kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam được xem là những nhân tố tác động đa chiều lên TTCK cơ sở và tạo ra những diễn biến phức tạp trên thị trường trong năm 2019. Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2019 nhằm tạo nền tảng pháp lý ngày càng minh bạch cho thị trường. Trên TTCK cơ sở, trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù có những tháng sôi động, song nhìn chung thị trường chỉ phục hồi nhẹ khi VN -Index ngày 30/6 dừng ở mức 949.94 điểm, tăng 6.4% so với cuối năm 2018. Đến đầu tháng 12, mặc dù thị trường có xu hướng đi xuống so với những tháng trước đó, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng cao hơn 6 tháng đầu năm. Chốt phiên giao dịch ngày cuối năm 2019, VN- 46 Index đạt 960.99 điểm, tăng 7.6% so với cuối năm 2018. Như vậy, mặc dù chỉ số VN-Index có những diễn biến phức tạp, song nhìn chung TTCK Việt Nam phục hồi tương đối so với thời điểm cuối năm 2018. Hình 2.2: Chỉ số VN-Index và HNX-Index từ 2009-2019 Nguồn: Tự tổng hợp Nửa đầu năm 2020, diễn biến của TTCK Việt Nam trong quý I/2020 có nhiều nét tương đồng với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_toi_tinh_thanh_kho.pdf
Tài liệu liên quan