MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .1
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài .2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu . 5
1.7. Kết cấu của đề tài .5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN.6
2.1. Một số 3 9 Tkhái niệm liên quan .6
3 9 T2.1.1. 3 9 TQuyết định .6
3 9 T2.1.2. Ngôn ngữ .8
2.1.3. Ngoại ngữ .8
2.1.4. Trung tâm ngoại ngữ .9
2.2. Tổng quan lý thuyết .11
2.2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler & Gary Amstrong
(2012) .11
2.2.2. Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hợp
lý của George Homans (1961) và John Elster (1986) .18
2.2.3. Thuyết động cơ của Gardner0 T 0 Tvà Lambert (1972) .19
2.2.4. Thuyết tự chủ của Deci và Ryan (1985) .20
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường qua các bằng chứng thựcnghiệm .21
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài .21
2.3.2. Nghiên cứu trong nước.23
2.3.3. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan .25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .28
3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .28
3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .28
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .29
3.2. Quy trình nghiên cứu . 32
3.3. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ .33
130 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học Tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác trung tâm ngoại ngữ có nhiều cơ sở đào tạo
với số lượng học viên theo học đông, có yếu tố nước ngoài (ILA có 100% vốn nước
ngoài, VUS, ILA, trung tâm ngoại ngữ ĐHSP TP. HCM có liên kết với tổ chức giáo
dục quốc tế) được nhiều học viên biết đến với mức học phí từ trung bình (trung tâm
ngoại ngữ của trường ĐHSP TP. HCM và trường ĐH Sài Gòn) đến mức học phí
khá cao (trung tâm Hội Việt Mỹ (VUS), ILA, Không Gian). Việc phỏng vấn được
tiến hành bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng khảo sát ý kiến học
viên.
42
3.4.2. Kích thước mẫu
Có rất nhiều công thức kinh nghiệm để tính ra kích cỡ mẫu khảo sát cho phù
hợp. Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích. Đối với đề tài sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), Hair & cộng sự (2009) cho
rằng kích thước mẫu là n ≥104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc),
hoặc n ≥ 50 + m nếu m < 5. Theo Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 415 thì tỉ lệ quan
sát/biến đo lường là 5:1. Mô hình nghiên cứu có 39 biến đo lường. Nếu tính theo
qui tắc 5 mẫu/biến đo lường thì cỡ mẫu tối thiểu là 195 dựa vào các công thức trên,
tác giả chọn kích thước mẫu là 320 đủ đảm bảo được phân tích EFA (5 x 39 = 195)
và cả phân tích hồi quy bội (8 x 5 + 50 = 90). Kích thước mẫu nên lấy hơn mức tối
thiểu để trừ hao các hao hụt xảy ra khi khảo sát.
3.4.3. Bảng khảo sát định lượng
Bảng khảo sát định lượng được thực hiện qua hai bước. Đầu tiên, dựa trên cơ
sở lý thuyết, tham khảo các tài liệu, nghiên cứu trước đó và căn cứ vào mục tiêu
nghiên cứu hình thành nên bảng khảo sát sơ bộ. Sau đó bảng này được đem đi khảo
sát khoảng 50 cá nhân bằng cuộc khảo sát sơ bộ định lượng (Nguyễn Đình Thọ,
2013, trang 300).
Tác giả tiến hành tổng hợp và đúc kết những ý kiến đóng góp của các chuyên
gia những người được khảo sát, tác giả đã hình thành bảng hỏi chính thức, trình bày
ở Phụ lục 2, trang 85.
3.4.4. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỷ thuật phỏng vấn trực tiếp
những học viên đang theo học ở các trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM được chọn ra
từ phần thiết kế mẫu nghiên cứu.
Sau khi tiến hành phỏng vấn thông qua 320 bảng câu hỏi được phát, tổng số
bảng câu hỏi thu về là 300, tác giả gạn lọc được 283 bản trả lời hoàn chỉnh của học
viên. Kết quả này được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 22 và được
làm sạch trước khi sử dụng để thống kê và phân tích dữ liệu.
3.4.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
43
Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
Bước 1 – Chuẩn bị dữ liệu: thu nhận các bản trả lời, tiến hành làm sạch dữ liệu, mã
hóa các dữ liệu cần thiết trong bảng câu hỏi vào phần mềm SPSS 22;
Bước 2 – Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được;
Bước 3 – Phân tích độ tin cậy: tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo bằng
Cronbach’s Alpha;
Bước 4 – Phân tích nhân tố khám phá EFA;
Bước 5 – Phân tích tương quan Pearson;
Bước 6 – Phân tích hồi quy bội;
Bước 7 – Kiểm định mô hình & kiểm định giả thuyết;
Bước 8 – Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học.
3.4.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Phân tích độ tin cậy thông qua nhận xét hệ số Cronbach’ Alpha để loại
những biến không phù hợp. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương
pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng
lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp Cronbach’s
Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì
các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai
Trang, 2011).
Hệ số tin cậy chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không,
nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ. Do đó, kết hợp sử
dụng hệ số tương quan biến tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho
khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Các tiêu chí đánh giá
− Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.8 là thang đo lường tốt; 0.7 đến 0.8 là sử
dụng được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008);
− Hệ số tương quan biến – tổng: các biến quan sát có tương quan biến – tổng
nhỏ (< 0.3) được xem là biến rác thì sẽ bị loại ra và thang đo được chấp nhận
44
khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu. Đối với nghiên cứu này, các
biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha > 0,7 đạt yêu cầu thì thang đo giữ lại và đưa vào phân tích
nhân tố bước tiếp theo.
− 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 (Hoàng
Trọng, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 353, trang 404).
3.4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố
quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo
(gọi là các nhân tố). Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn
chứa đựng hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố
khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo:
− Phương pháp: Đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố
điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp
này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng Principal Components
với phép quay Varimax (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Đối với thang đo đơn hướng
thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Components. Thang đo chấp
nhận được khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50%.
− Tiêu chuẩn đánh giá: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo
mức ý nghĩa thiết thực của EFA (theo Gerbing & Anderson 1998, trong phân
tích nhân tố khám phá các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại).
− Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0.3 là mức tối thiểu chấp nhận
được; lớn hơn 0.4 là quan trọng; lớn hơn 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn.
− Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: Cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có
thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ
số tải nhân tố lớn hơn 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn
hơn 0.75 (Hair Jr, Black, Babin 2009).
3.4.5.3. Phân tích hồi quy bội
Phân tích tương quan
45
Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan
Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm
định các giả thuyết. Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Phân
tích tương quan còn giúp cho việc phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa
các biến độc lập, vì những tương quan như vậy sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến,
ảnh hưởng lớn đến kết quả hồi quy (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
Phân tích hồi quy bội
Việc lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy có thể thực hiện theo một
trong các phương pháp sau:
- Phương pháp đưa dần từng biến độc lập;
- Phương pháp loại dần từng biến độc lập;
- Phương pháp chọn từng bước (kết hợp giữa đưa vào dần và loại trừ dần)
- Phương pháp Enter (SPSS xử lý tất cả các biến đưa vào cùng một lượt).
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp Enter: tất cả các biến đưa vào
một lần và xem xét các kết quả thống kê có liên quan.
• Kiểm định các giả thuyết
Quy trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau:
− Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua hệ số xác định R bình
phương và R bình phương có hiệu chỉnh.
− Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
− Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của từng hệ số hồi quy.
− Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tìm được.
− Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định chọn
trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM: hệ số bêta
của nhân tố nào càng lớn thì có thể nhận xét nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng
cao hơn các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.
46
• Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ thông qua
kiểm định ANOVA.
Kết luận chương 3
Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích
thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Một cách tổng quát, những
tiêu điểm quan trọng trong chương 3 như sau:
Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật
tham vấn các giáo viên có kinh nghiệm, uy tín trong ngành giáo dục và thảo luận
nhóm; phương pháp định lượng với khảo sát sơ bộ, cỡ mẫu 50. Sau khi khảo sát sơ
bộ, tác giả đã hình thành thang đo sơ bộ gồm 39 biến quan sát đo lường 8 khái niệm
nghiên cứu trong mô hình.
Nghiên cứu chính thức: thực hiện thông qua phương pháp định lượng với
bảng khảo sát; lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu 320. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
là thang đo Likert 05 mức độ. Dữ liệu cho nghiên cứu chính thức được thu thập
thông qua bảng 320 học viên đang tham gia các khóa học ở 05 trung tâm ngoại ngữ
tại TP. HCM. Dữ liệu sau khi thu thập, gạn lọc được 283 bản sẽ được đưa vào phần
mềm SPSS 22 phân tích.
Kết quả nghiên cứu chính thức phân tích dữ liệu bao gồm: kiểm định độ tin
cậy, phân tích EFA, phân tích tương quan, hồi quy và thảo luận sẽ được trình bày cụ
thể ở chương 4.
47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Có tất cả 320 bản khảo sát định lượng được gửi đi, thu về được 300 bản (đạt
tỷ lệ 90,56%), sau khi gạn lọc còn lại 283 bản hợp lệ. Toàn bộ mẫu hợp lệ sẽ được
xử lý bằng phần mềm SPSS 22.
4.1. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát
Thông tin mẫu Tần số Tỷ lệ %
Giới tính Nam 131 46.3
Nữ 152 53.7
Tổng 283 100
Tuổi 18 tuổi – dưới 22 tuổi 76 26.9
22 tuổi – dưới 30 tuổi 155 54.8
30 tuổi – dưới 40 tuổi 45 15.9
Trên 40 tuổi 7 2.5
Tổng 283 100
Nghề nghiệp Sinh viên 90 31.8
Nhân văn văn phòng 143 50.5
CNV, Cán bộ nhà nước 35 12.4
Doanh nhân/Cấp quản lý 15 5.3
Tổng 283 100
Thu nhập Dưới 3 triệu 73 25.8
3 triệu – dưới 5 triệu 37 13.1
5 triệu – dưới 10 triệu 142 50.2
Trên 10 triệu 31 11.0
Tổng 283 100
Trung tâm Hội Việt Mỹ (VUS) 58 20.5
ILA 49 17.3
Không Gian 64 22.6
ĐH Sư Phạm TP. HCM 60 21.2
ĐH Sài Gòn 52 18.4
Tổng 283 100
Chương GE 38 13.4
trình TOEIC 101 35.7
IELT 38 13.4
TOEFL 36 12.7
Khác 70 24.7
48
Tổng 283 100
Thời gian Dưới 1 năm 157 55.5
học ở trung 1năm – dưới 3 năm 104 36.7
tâm 3 năm – 5 năm 20 7.1
Trên 5 năm 2 0.7
Tổng 283 100
Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 22 của tác giả
Về giới tính: Dựa vào thống kê ở bảng 4.1, đối tượng được khảo sát được là
283, trong đó tỷ lệ nữ giới là 53,7%, nam giới là 46,3%.
Về độ tuổi: độ tuổi được khảo sát từ 18 tuổi trở lên (tác giả đã xác định trong
ph6àn đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu), trong đó độ tuổi từ 18 tuổi đến
dưới 30 tuổi có tỷ lệ 81,7%, chiếm đa số trong mẫu khảo sát. Từ 30 tuổi trở lên
chiếm tỷ lệ 18,3%.
Về nghề nghiệp: Do đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng khảo sát phần
lớn là nhân viên văn phòng và sinh viên, vì tác giả cho rằng hai đối tượng này có
nhu cầu học tập tiếng Anh cao. Số liệu thể hiện trên bảng 4.1 chỉ ra có 283 đối
tượng được khảo sát, trong đó sinh viên chiếm 31,8%, nhân viên văn phòng chiếm
50,5%, các ngành nghề khác lần lượt là: Công nhân viên, cán bộ nhà nước 12,4%,
Doanh nhân/cấp quản lý chiếm 5,3%.
Về thu nhập: Tập trung phần lớn vào nhóm thu nhập trung bình từ 5 triệu –
dưới 10 triệu có 142 người (50,2%), nhóm thu nhập dưới 3 triệu, đa số là sinh viên,
có 73 người (25,8%), nhóm thứ hai từ 3 triệu – dưới 5 triệu có 37 người (13,1%),
cuối cùng là nhóm trên 10 triệu có 31 người (11%).
Về trung tâm: Đề tài tập trung vào nghiên cứu khảo sát 283 học viện tại 5
trung tâm ngoại ngữ có qui mô lớn tại TP. HCM, trong đó Hội Việt Mỹ tỷ lệ 20,5%,
ILA chiếm 17,3%, Không Gian chiếm 22,6%, Trung tâm ngoại ngữ ĐH Sư Phạm
TP. HCM chiếm 21,2%, Trung tâm ngoại ngữ ĐH Sài Gòn chiếm 18,4%.
Về chươngtrình học: Kết quả thống kê ở bảng 4.1 cho thấy có 38 học viên
theo học GE chiếm 13,4%, đa số học viên theo học chương trình TOEIC, có 101
học viên chiếm 35,7%, học IELT 38 học viên chiếm 13,4%, học TOEFL có 36 học
viên (12,7%) và chương trình khác có 70 chiếm 24,7%.
49
Về thời gian học tại trung tâm: Đa số học viên có thời gian học tại trung
tâm dưới 1 năm chiếm 55,5%, từ 1 năm – dưới 3 năm chiếm 36,7%, còn lại từ 3
năm trở lên là 7,8%.
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Tác giả chọn tiêu chuẩn đánh giá thang đo là 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95
và tương quan biến – tổng > 0,3 (Hoàng Trọng, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2013,
trang 353, trang 404).
Bảng 4.2: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Ký hiệu mã
hóa
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Alpha nếu
loại biến này
Thang đo Danh tiếng: Cronbach’s Alpha = 0,789
DT1 11.1484 3.141 .617 .727
DT2 11.1519 3.073 .648 .711
DT3 11.1201 3.276 .634 .721
DT4 11.1661 3.401 .499 .787
Thang đo Cơ sở vật chất: Cronbach’s Alpha = 0,873
VC1 19.5866 9.626 .652 .856
VC2 19.6926 10.207 .607 .863
VC3 19.7456 9.651 .727 .843
VC4 19.5972 9.383 .802 .830
VC5 19.7951 9.717 .711 .845
VC6 19.7456 10.346 .564 .870
Thang đo Đội ngũ giáo viên: Cronbach’s Alpha = 0,871
GV1 20.5548 9.418 .693 .845
GV2 20.6572 8.645 .778 .829
GV3 20.7067 9.520 .586 .865
GV4 20.6113 9.487 .723 .841
GV5 20.4417 9.439 .674 .849
50
GV6 20.3852 9.819 .587 .863
Thang đo Học phí: Cronbach’s Alpha = 0,888
HP1 10.6537 6.709 .713 .872
HP2 10.7633 6.110 .790 .843
HP3 10.4099 6.966 .718 .870
HP4 10.4912 6.208 .803 .837
Thang đo Nỗ lực giao tiếp với học viên của trung tâm:
Cronbach’s Alpha = 0,748
GT2 12.1625 5.144 .510 .707
GT3 12.0601 5.234 .491 .717
GT4 11.6502 4.732 .623 .646
GT5 12.0954 4.292 .561 .684
Thang đo Ảnh hưởng của xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,857
XH1 10.2792 4.805 .761 .794
XH2 10.5230 5.179 .640 .843
XH3 10.3675 4.921 .770 .793
XH4 10.3958 4.595 .656 .844
Thang đo Động cơ: Cronbach’s Alpha = 0,884
DC2 11.0212 4.269 .788 .834
DC3 10.9576 4.580 .687 .873
DC4 11.0636 4.145 .837 .814
DC5 10.8551 4.692 .679 .876
Thang đo Quyết định: Cronbach’s Alpha = 0,854
QD1 11.7668 3.619 .633 .839
QD2 11.5936 3.632 .644 .835
QD3 11.7986 3.161 .758 .786
QD4 11.6219 3.179 .750 .790
Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 22 của tác giả
Kết quả phân tích được: Dựa vào tiêu chí đánh giá Cronbach’s Alpha ≥ 0,6
và tương quan biến – tổng ≥ 0,3, có 1 biến quan sát có tương quan biến – tổng <
51
0,3, đó là: HP5 và 2 biến GT1 và DC1 có Cronbach’s Alpha lớn hơn Cr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_chon.pdf